Một số đặc điểm hình thái của sò lông anadara antiquata (linnaeus, 1758) ở miền trung Việt Nam

Antique ark Anadara antiquata belongs to the phylum Mollusca, the class Bivalvia, has high economic value. At present, A. antiquata is a favorite dish in Viet Nam and some countries in the world. Specimens A. antiquata used in this study were collected from some localities in Central Viet Nam (viz. Thanh Hoa, Da Nang, Quang Nam, Phu Yen, Khanh Hoa and Binh Thuan). The mean shell width (SW), shell length (SL), height of right valve (HRV), height of left valve (HLV), ligament length (LL), umbo height of right valve (UHR), umbo height of left valve (UHL), symmetry of right valve (SRV) and symmetry of left valve (SLV) were 41.45 mm; 22.54 mm; 29.27 mm; 28.49 mm; 25.74 mm; 7.90 mm; 8.33 mm; 8.58 mm; 8.41 mm, respectively. The mean shell volume (SV) and shell cavity volume (SCV) were 4.45 ml and 11.11 ml, respectively. The mean dry shell weight (DSWT) was 11.17 g.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm hình thái của sò lông anadara antiquata (linnaeus, 1758) ở miền trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(48)/2018: tr. 68-74 Ngày nhận bài: 24/10/2018; Hoàn thành phản biện: 05/11/2018; Ngày nhận đăng: 06/11/2018 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA SÒ LÔNG Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM TRẦN THỊ KIM ANH1,*, TRẦN VĂN GIANG2,** Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế *Email: kimanhqt1112@gmail.com Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế **Email: vtran.giang@gmail.com Tóm tắt: Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, sò lông đang là món ăn được ưa thích tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các mẫu sò lông sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận). Chiều rộng (SW), chiều dài (SL), chiều cao vỏ phải (HRV), chiều cao vỏ trái (HLV), chiều dài dây chằng (LL), chiều sâu khoang mấu lồi phải (UHR), chiều sâu khoang mấu lồi trái (UHL), đối xứng của vỏ phải (SRV) và đối xứng của vỏ trái (SLV) của sò lông A. antiquata trung bình lần lượt là 41,45 mm; 22,54 mm; 29,27 mm; 28,49 mm; 25,74 mm; 7,90 mm; 8,33 mm; 8,58 mm; 8,41 mm. Thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (DSWT) trung bình lần lượt là 4,45 ml; 11,11 ml. Trọng lượng vỏ khô trung bình là 11,17 g. Từ khóa: Anadara antiquata, đặc điểm hình thái, Hai mảnh vỏ, sò lông, miền Trung Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Ngoài việc làm thực phẩm, thịt và vỏ sò lông còn được y học cổ truyền dùng làm thuốc. Đông y gọi thịt sò lông là mao kham nhục, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, nhuận ngũ tạng, tiêu khát, khai vị, trị lỵ kinh niên gây sốt lạnh, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Vỏ sò lông gọi là mao kham tử có thành phần chủ yếu là calcium carbonate (trên 97%), đây là dược liệu có vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hóa đàm, chữa vết máu tụ, tím bầm tê bại, đại tiện ra máu mủ, kiết lỵ, cam răng. Ở nước ta, sò lông tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận [4]. Ở Việt Nam những nghiên cứu về sò lông A. antiquata còn chưa nhiều, tập trung chủ yếu là các nghiên cứu về khả năng lọc, làm sạch môi trường, hạn chế ô nhiễm kim loại nặng (Lê Thị Mùi, 2007) [3]; Nguyễn Thị Phương Hiền và Nguyễn Chính, 2013) [1]; nghiên cứu sự thủy phân sò lông (Nguyễn Thị Mỹ Hương và Đặng Thi Thu Hương, 2013) [2] Bài báo này trình bày một số đặc điểm hình thái của A. antiquata ở miền Trung, Việt Nam làm cơ sở cho việc nghiên cứu đa dạng di truyền và phát sinh chủng loại bằng chỉ thị phân tử mà chúng tôi sẽ công bố trong các công trình tiếp theo. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA SÒ LÔNG... 69 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Các mẫu sò lông A. antiquata sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Hình 1 và Bảng 1). Thời gian thu mẫu được tiến hành từ tháng 4-8/2018. Sau khi nghiên cứu đặc điểm hình thái, mẫu được bảo quản trong cồn 98 % ở -20°C cho đến khi phân tích di truyền. Bảng 1. Mẫu sò lông A. antiquata thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam Địa điểm thu mẫu Số lượng (con) Ký hiệu mẫu Thanh Hóa 30 TH1-TH30 Đà Nẵng 30 ĐN1- ĐN30 Quảng Nam 13 QN1-QN13 Phú Yên 30 PY1-PY30 Khánh Hòa 30 NT1-NT30 Bình Thuận 30 BT1-BT30 Chú thích: Các mẫu được ký hiệu để phục vụ cho việc nghiên cứu phân tích di truyền về sau Hình 1. Các địa điểm thu mẫu sò lông A. antiquata sử dụng trong nghiên cứu 70 TRẦN THỊ KIM ANH, TRẦN VĂN GIANG 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái Đo các đặc điểm hình thái vỏ bằng thước kẹp (mm): chiều rộng (SW), chiều dài (SL), chiều cao vỏ phải (HRV), chiều cao vỏ trái (HLV), chiều dài dây chằng (LL), chiều sâu khoang mấu lồi phải (UHR), chiều sâu khoang mấu lồi trái (UHL), đối xứng của vỏ phải (SRV) và đối xứng của vỏ trái (SLV). Cân trọng lượng khô của vỏ (DSWT). Thể tích vỏ (SV) được tính bằng lượng nước thay thế. Thể tích khoang vỏ (SCV) được tính bằng cách đo thể tích cát lấp đầy khoang vỏ. Tỷ trọng vỏ là tỷ lệ trọng lượng vỏ khô/thể tích vỏ (DSWT/SV). 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái sò lông A. antiquata Vỏ sò lông có dạng hình bầu dục. Cấu trúc của vỏ không bằng nhau, vỏ trái ít nhiều lớn hơn vỏ phải, trên mặt có 31-35 gờ phóng xạ, trên gờ phóng xạ có nhiều hạt (ụ nhỏ), những hạt này trên gờ phóng xạ rất rõ nét. Vỏ thường có 3 màu sắc khác nhau nâu, kem và trắng (Hình 2). Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông). Bản lề hẹp và hướng về phía sau. A B Hình 2. Hình thái vỏ sò lông A. antiquata. A. Mặt ngoài; B. Mặt trong MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA SÒ LÔNG... 71 3.2. Kích thước vỏ Kết quả đo và tính toán các chỉ số về kích thước vỏ: chiều dài (SL), chiều rộng (SW), chiều cao vỏ phải (HRV), chiều cao vỏ trái (HLV), chiều dài dây chằng (LL), chiều sâu khoang mấu lồi phải (UHR), chiều sâu khoang mấu lồi trái (UHL), đối xứng của van phải (SRV) và đối xứng của van trái (SLV) của sò lông A. antiquata được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Kích thước vỏ sò lông A. antiquata (mm) Địa điểm Chỉ số Đà Nẵng Quảng Nam Phú Yên Khánh Hòa Bình Thuận Thanh Hóa Trung bình SL X ±SD 44,46 ±5,86 45,00 ±3,43 40,16 ±2,42 40,90 ±5,72 40,80 ±2,10 37,43 ±4,10 41,45±3,93 Min-Max 36-62 40-52 36-45 28-51 37-44 29-46 34,33±4,76 - 50,00±6,72 CV (%) 13,18 7,62 6,02 13,98 5,14 10,95 9,48±3,75 SW X ±SD 22,50 ±3,69 23,92 ±2,32 24,03 ±1,56 24,46 ±4,44 19,58 ±1,13 20,80 ±3,46 22,54±2,76 Min-Max 18-32 21-29 21-27 16-36 17,5- 22 15-28 18,08±2,5 - 29,00±4,73 CV (%) 16,4 9,7 6,49 18,15 5,77 16,63 12,19±5,53 HRV X ±SD 30,06 ±4,04 31,23 ±2,75 29,90 ±2,42 29,40 ±3,92 27,43 ±1,54 27,60 ±3,24 29,27±2,98 Min-Max 25-40 27,5-37 26-36 21-37 23-31 23-35 24,25±2,36 - 36,00±2,96 CV (%) 13,43 8,80 8,09 13,30 5,61 11,74 10,16±3,15 HLV X ±SD 29,86 ±4,00 30,50 ±2,72 29,10 ±2,01 28,90 ±3,95 26,26 ±1,43 26,36 ±3,40 28,49±2,92 Min-Max 25-40 27-36,5 26-34 20-36 22-29 21-33 23,50±2,88 - 34,75±3,71 CV (%) 13,4 8,92 6,90 13,67 5,44 12,90 10,21±3,59 LL X ±SD 25,85 ±4,06 27,30 ±2,4 26,33 ±2,41 24,71 ±3,1 25,36 ±1,49 24,90 ±1,9 25,74±2,56 Min-Max 20-37 24-32 20-32 18-32 22-28 21-29 20,83±2,04 - 31,67±3,14 CV(%) 15,7 8,8 9,15 12,54 5,87 7,63 9,94±3,57 UHR X ±SD 8,20 ±1,27 8,80 ±0,99 8,71 ±0,70 8,23 ±1,15 6,05 ±0,54 7,40 0±1,26 7,90±0,98 Min-Max 6-12 8-11 7,5-11 6-10,5 5-7 5,5-10 6,33±1,17 - 72 TRẦN THỊ KIM ANH, TRẦN VĂN GIANG 10,25±1,72 CV(%) 15,48 11,25 8,03 13,97 8,92 17,02 11,11±6,16 UHL X ±SD 8,21 ±1,14 8,96 ±1,10 8,71 ±0,55 8,23 ±1,08 6,00 ±0,54 7,36 ±1,46 8,33±0,98 Min-Max 7-11,5 8-12 7,5-9,5 6-10 5-7 4,5-10 6,33±1,40 - 10,05±1,74 CV(%) 13,88 12,27 4,88 13,12 9,00 19,83 12,16±5,01 SRV X ±SD 8,83 ±1,88 9,27 ±1,26 9,20 ±0,92 8,71 ±1,43 7,38 ±0,66 8,11 ±1,74 8,58±1,331 Min-Max 6-13,5 8-12 8-11 5-11,5 6-9 5,5-12 6,41±1,28 -11,5±1,48 CV(%) 21,30 13,60 10,00 16,41 8,94 21,45 15,28±5,41 SLV X ±SD 8,81 ±1,70 9,15 ±1,23 8,68 ±0,90 8,58 ±1,39 7,38 ±0,61 7,87 ±1,73 8,41±1,26 Min-Max 6-13 5,5-12 7-10 6-11,5 6,5-9 5,5-12 6,08±0,58 - 11,25±1,47 CV(%) 19,30 13,44 10,36 16,20 8,26 21,98 14,92±5,25 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy chiều dài (SL), chiều rộng (SW), chiều cao vỏ phải (HRV), chiều cao vỏ trái (HLV) của sò lông A. antiquata lần lượt là: 41,45 mm (biến thiên từ 34,33-50,00 mm); 22,54 mm (biến thiên từ 18,50-29,00 mm); 29,27 mm (biến thiên từ 24,25-36,00 mm); 28,49 mm (biến thiên từ 23,50-34,75 mm). Theo kết quả nghiên cứu của Siahainenia và cộng sự (2018) thì chiều dài vỏ biến thiên từ 15,87 mm đến 57,5 mm; chiều rộng vỏ từ 15,50 mm đến 48,60 mm và chiều cao vỏ là từ 9,36 mm đến 35,9 mm. Như vậy, kết quả này tương đối ổn định so với kết quả của Siahainenia và cộng sự (2018) [5]. Số liệu ở Bảng 2 còn cho thấy chiều dài dây chằng (LL), chiều sâu khoang mấu lồi phải (UHR), chiều sâu khoang mấu lồi trái (UHL), đối xứng của vỏ phải (SRV) và đối xứng của vỏ trái (SLV) của sò lông A. antiquata trung bình lần lượt là 25,74 mm (biến thiên từ 20,83-31,67 mm); 7,90 mm (biến thiên từ 6,33-10,25 mm); 8,33 mm (biến thiên từ 6,33-10,05 mm); 8,58 mm (biến thiên từ 6,41-11,50 mm); 8,41 mm (biến thiên từ 6,08- 11,25 mm). 3.3. Thể tích vỏ và thể tích khoang vỏ Thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (SCV) sò lông A. antiquata được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Thể tích vỏ và thể tích khoang vỏ của sò lông A. antiquata (ml) Mẫu SV SCV X ±SD Min-Max CV (%) X ±SD Min-Max CV (%) Đà Nẵng 5,44±1,95 3,4-11,6 35,84 12,21±4,56 6,9-24,5 37,34 Quảng Nam 6,03±1,42 4,2-8,5 23,55 12,92±3,38 8,9-21,4 26,16 Phú Yên 4,54±0,72 3,2-6,1 15,86 11,89±2,19 8,4-16,9 18,42 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA SÒ LÔNG... 73 Khánh Hòa 4,95±1,55 2,1-8,4 31,31 10,50±3,52 3,4-18,2 33,52 Bình Thuận 2,78±0,52 1,9-4,5 18,7 9,51 ±1,29 7-12,1 13,56 Thanh Hóa 2,99±0,89 1,8-5,1 29,76 9,65±2,86 5-15,2 29,63 Trung bình 4,45±1,17 2,76±0,97 -7,36±2,65 25,83±7,76 11,11±2,97 6,60±2,07 -18,05±4,42 26,43±9,04 Kết quả ở Bảng 3 cho thấy thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (SCV) của sò lông A. antiquata trung bình lần lượt là 4,45 ml (biến thiên từ 2,76-7,36 ml); 11,11 ml (biến thiên từ 6,60-18,05 ml). 3.4 Trọng lượng vỏ khô và tỷ trọng vỏ Trọng lượng vỏ khô (DSWT) và tỷ trọng vỏ (DSWT/SV) của sò lông A. antiquata được trình bày ở Bảng 4. Kết quả ở Bảng 4 cho thấy trọng lượng vỏ khô (DSWT) và tỷ trọng vỏ (DSWT/SV) của sò lông A. antiquata lần lượt là 11,17 g (biến thiên từ 6,80-19,17 g) và 2,51 (biến thiên từ 1,89-3,00). Bảng 4. Trọng lượng vỏ khô (g) và tỷ trọng vỏ của sò lông A. antiquata Mẫu DSWT SD (DSWT/SV) X ±SD Min -Max CV (%) X ±SD Min -Max CV (%) Đà Nẵng 13,55±5,21 7,5-30,5 38,45 2,49±0,27 2,02-2,92 10,84 Quảng Nam 14,90±3,46 11-21,8 23,22 2,49±0,26 2,10-2,93 10,44 Phú Yên 11,18±1,97 8,2-16 17,62 2,46±0,24 2,00-2,96 9,75 Khánh Hòa 12,64±3,98 5,2-22,3 31,48 2,56±0,31 1,62-3,28 12,10 Bình Thuận 7,18±1,2 5,1-10,3 16,71 2,60±0,26 1,97-2,89 10,00 Thanh Hóa 7,57±2,78 3,8-14,1 36,72 2,48±0,34 1,68-2,97 13,70 Trung bình 11,17±3,10 6,80±2,60 -19,17±7,2 27,37±9,50 2,51±0,28 1,89±0,2 -3,00±0,14 11,13±1,50 4. KẾT LUẬN Sò lông A. antiquata ở miền Trung Việt Nam có chiều rộng vỏ (SW), chiều dài vỏ (SL), chiều cao vỏ phải (HRV), chiều cao vỏ trái (HLV), chiều dài dây chằng (LL), chiều sâu khoang mấu lồi phải (UHR), chiều sâu khoang mấu lồi trái (UHL), đối xứng của vỏ phải (SRV) và đối xứng của vỏ trái (SLV) của sò lông A. antiquata trung bình lần lượt là 41,45 mm; 22,54 mm; 29,27 mm; 28,49 mm; 25,74 mm; 7,90 mm; 8,33 mm; 8,58 mm; 8,41 mm. Thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (DSWT) trung bình lần lượt là 4,45 ml và 11,11 ml. Trọng lượng vỏ khô trung bình là 11,17 g. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Phương Hiền, Nguyễn Chính (2013). Tìm hiểu khả năng lọc tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata) của sò huyết (Anadara granosa) và sò anti (Anadara antiquata) tại Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản, 1, 115-119. 74 TRẦN THỊ KIM ANH, TRẦN VĂN GIANG [2] Nguyễn Thị Mỹ Hương, Đặng Thi Thu Hương (2013). Nghiên cứu thủy phân sò lông (Anadara antiquata) bằng sự kết hợp enzyme Protamex và Flavourzyme, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản, 1, 25-31. [3] Lê Thị Mùi (2008). Sự tích tụ chì, đồng trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 4(27), 52-53. [4] Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn (1996). Nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) chủ yếu ở biển Việt Nam, Tuyển tập Nghiên cứu biển, 7, 9-16. [5] Siahainenia L, Tuhumury SF, Uneputty PA, Tuhumury NC (2018). Pattern of relative growth in cockle Anadara antiquata in Ihamahu coastal water, Central Maluku, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 139(1), 116-122. Title: SOME MORPHOLOGICAL CHARATERISTICS OF ANTIQUE ARK Anadara antiquata IN CENTRAL VIETNAM Abstract: Antique ark Anadara antiquata belongs to the phylum Mollusca, the class Bivalvia, has high economic value. At present, A. antiquata is a favorite dish in Viet Nam and some countries in the world. Specimens A. antiquata used in this study were collected from some localities in Central Viet Nam (viz. Thanh Hoa, Da Nang, Quang Nam, Phu Yen, Khanh Hoa and Binh Thuan). The mean shell width (SW), shell length (SL), height of right valve (HRV), height of left valve (HLV), ligament length (LL), umbo height of right valve (UHR), umbo height of left valve (UHL), symmetry of right valve (SRV) and symmetry of left valve (SLV) were 41.45 mm; 22.54 mm; 29.27 mm; 28.49 mm; 25.74 mm; 7.90 mm; 8.33 mm; 8.58 mm; 8.41 mm, respectively. The mean shell volume (SV) and shell cavity volume (SCV) were 4.45 ml and 11.11 ml, respectively. The mean dry shell weight (DSWT) was 11.17 g. Keywords: Anadara antiquata, antique ark, Bivalvia, morphological characteristics, Central Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_hinh_thai_cua_so_long_anadara_antiquata_linn.pdf