Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm màng não người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất từ 01/11/2008 đến 31/11/2013

Trong nghiên cứu này sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt cận lâm sàng là số lượng bạch cầu trong dịch não tuỷ. Viêm màng não mủ có số lượng bạch cầu cao nhất trong các loại viêm màng não. Một số tác giả trên thế giới cũng ghi nhận là số lượng bạch cầu ở dịch não tuỷ trong viêm màng não mủ thường cao hơn 1000 tế bào/µl, và tỷ lệ neutrophil > 60% hoặc > 80%(1,6). Xét nghiệm procalcitonin chỉ được thực hiện trên 8 trường hợp viêm màng não mủ nên chúng tôi không thể so sánh với lao màng não hay viêm màng não do siêu vi. Nhưng đo lường ở 8 bệnh nhân viêm màng não mủ cho thấy có sự gia tăng nồng độ procalcitonin, phù hợp với kết quả của một nghiên cứu tại BV. Chợ Rẫy(5). Về xét nghiệm dịch não tuỷ, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa viêm màng não mủ, lao màng não và viêm màng não do siêu vi về tỷ số đường dịch não tuỷ/máu, tỷ lệ neutro, tỷ lệ lymphô và muối. Tỷ số đường dịch não tuỷ/máu ở các bệnh nhân viêm màng não mủ mà chúng tôi khảo sát là thấp (< 0,3) trong khi ở bệnh nhân viêm màng não do siêu vi lại cao (> 0,6). Điều này phù hợp với nhận xét của một số tác giả nước ngoài(1,6). Trong viêm màng não mủ thì tỷ lệ neutrophil cao, trong khi ở viêm màng não do lao và siêu vi thì chủ yếu là tế bào lymphô. Nồng độ muối trong viêm màng não mủ cũng cao hơn là ở trong lao màng não. Về kết quả điều trị, các bệnh nhân viêm màng não từ 60 tuổi trở lên có nhiều bệnh lý nền hơn nhóm bệnh nhân viêm màng não dưới 60 tuổi, và các bệnh lý nền này có ảnh hưởng ít nhiều đến việc điều trị, tỉ lệ nặng và tử vong cao hơn nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi (15% so với 10,5%) tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê, tỉ lệ kết quả điều trị có thể có thể phụ thuộc vào13 trường hợp phải chuyển đến bệnh viện khác (10 trường hợp là lao màng não).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm màng não người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất từ 01/11/2008 đến 31/11/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 163 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MÀNG NÃO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ 01/11/2008 ĐẾN 31/11/2013 Trần Thị Ánh Loan*, Lê Thị Kim Nhung* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm màng não. Đối tượng: Bệnh nhân người lớn nhập viện tại BV Thống Nhất do viêm màng não từ 01/11/2008 đến 31/11/2013. Phương pháp: Hồi cứu, tiến cứu và mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 52 bệnh nhân (34 viêm màng não mủ, 16 lao màng não và 2 viêm màng não do siêu vi), trong đó bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm 44,2%. Người cao tuổi mắc các bệnh lý nền (tăng huyết áp, lao, đái tháo đường) nhiều hơn người dưới 60 tuổi. Tỷ lệ vi khuẩn trong dịch não tuỷ đục ở nhóm trên 60 tuổi và dưới 60 tuổi thấp (21,7% và 8%) tương tự tỷ lệ dương tính khi cấy máu (9,1% và 36,4%). Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, đau đầu, môi khô, lưỡi dơ và thở hôi, hội chứng màng não, nôn ói, rối loạn tri giác và liệt vận động.Viêm màng não mủ thường khởi phát cấp tính, có số lượng bạch cầu trong máu cao nhất, tỷ số đường dịch não tuỷ/máu thấp nhất và tỷ lệ neutrophil cao nhất.Lao màng não thường khởi phát từ từ và có tỷ lệ lymphô cao trong dịch não tuỷ. Kết luận: Nhóm bệnh nhân viêm màng não từ 60 tuổi trở lên mắc các bệnh lý nền nhiều hơn nhóm dưới 60 tuổi. Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, đau đầu, môi khô, lưỡi dơ và thở hôi, hội chứng màng não, nôn ói, rối loạn tri giác và liệt vận động. Số lượng bạch cầu trong máu, tỷ số đường dịch não tuỷ/máu, tỷ lệ neutro, tỷ lệ lymphô và muối khác nhau có ý nghĩa giữa các nhóm viêm màng não mủ, lao và siêu vi. Từ khóa: viêm màng não mủ, lao màng não, viêm màng não siêu vi, dịch não tuỷ. ABSTRACT SOME CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF ELDERLY PATIENTS WITH MENINGITIS IN THONG NHAT HOSPITAL FROM 01/11/2008 TO 31/11/2013 Tran Thi Anh Loan, Le Thi Kim Nhung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 163-169 Objectives: To determine clinical and paraclinical characteristics of meningitis. Patients: Adult patients admitted to Thong Nhat hospital for meningitis from 01 Nov 2008 till 31 Nov 2013. Methods: Retrospective & prospective, observational and cross-sectional study. Results: Among 52 patients reviewed, there were 34 cases of bacterial meningitis, 16 cases of tuberculosis meningitis and 2 cases of viral meningitis. Elderly patients had more co-morbidity (hypertension, tuberculosis, and diabetes) than less than 60 year-old patients. Bacterial positivity’s in turbid cerebro-spinal fluid of more and less 60 years old. Patients were low (21.7% and 8%) as well as positivity’s in blood culture (9.1% and 36.4%). Most frequent symptoms were fever, headache, dry lips, dirty tongue and bad smell breath, meningismus, nausea and vomiting, altered mental status and motor paralysis. Bacterial meningitis usually occurred acutely with highest blood leukocytosis, lowest CSF/blood glucose ratio and highest percentage of neutrophils in CSF. Tuberculous meningitis was more progressive with highest percentage of lymphocytes in CSF. * Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Lê Thị Kim Nhung ĐT: 0918834211 Email: bskimnhung@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 164 Conclusions: Elderly patients had more co-morbidity. Most frequent symptoms were fever, headache, dry lips, dirty tongue and bad smell breath, meningismus, nausea and vomiting, altered mental status and motor paralysis. There were significant differences in blood leukocytosis, CSF/blood glucose ratio, percentages of neutrophils, lymphocytes and salt level in CSF among meningitis of different etiologies (bacterial, tuberculous and viral). Keywords: bacterial meningitis, tuberculous meningitis, viral meningitis, cerebro-spinal fluid. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm màng não là một bệnh cảnh nội khoa mang tính chất cấp cứu, cần được chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời và tích cực để hạn chế tử vong và các biến chứng hay di chứng. Viêm màng não người lớn hiện nay ít có báo cáo, các báo cáo chủ yếu ở trẻ em. Viêm màng não người lớn do nhiều nguyên nhân: siêu vi, vi khuẩn, lao, nấm, ký sinh trùng và dự hậu khác trẻ em. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm màng não người cao tuổi. Đối tượng Bệnh nhân người lớn điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất và được chẩn đoán là viêm màng não trong thời gian từ 01/11/2008 đến 31/11/2013. Phương phápnghiên cứu Hồi cứu, tiến cứu và mô tả cắt ngang. Xử lý kết quả theo phương pháp thống kê y học với phần mềm SPSS 11.5. Ngưỡng p < 0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Định nghĩa biến số viêm màng não Nghi ngờ viêm màng não khi bệnh nhân có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau đây: nhức đầu, sốt > 3705 C, cổ cứng hoặc rối loạn tri giác (điểm Glasgow < 14)(7). Có thể nghi ngờ nguyên nhân viêm màng não dựa vào một số đặc điểm sau của dịch não tuỷ khi chưa có kết quả cấy dịch não tuỷ(1): Do vi khuẩn: dịch não tuỷ đục, bạch cầu 1000-10000/mm3 với > 60% là neutrophil, protein > 0,5 g/L, đường < 2,5 mmol/L, tỷ số đường DNT/máu <0,3. Do siêu vi: dịch não tuỷ trong, bạch cầu 5- 1000/mm3, chủ yếu là lymphô, protein < 1g/L, đường bình thường, tỷ số đường DNT/máu > 0,5. Do vi khuẩn lao: dịch não tuỷ trong hoặc đục, bạch cầu 25-500/mm3, chủ yếu là lymphô, protein > 0,5 g/L, đường < 2,5 mmol/L, tỷ số đường DNT/máu < 0,5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Phân bố theo tuổi gồm có 52 bệnh nhân Nhóm bệnh nhân Namn(%) Nữn(%) Tổng Dưới 60 tuổi 18 (62,1%) 11(37,9%) 29 (55,7%) Trên 60 tuổi 20 (86,9%) 3 (13,3%) 23 (44,3%) Tổng số 38 (73,1%) 14 (26,9%) 52 11 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nam trong nhóm ≥ 60 tuổi cao hơn là trong nhóm <60 tuổi, khác nhau có ý nghĩa (p = 0,044). Bảng 2: Các bệnh lý nền ở bệnh nhân viêm màng não: BN < 60 tuổi (N = 29) BN ≥ 60 tuổi (N = 23) RR (95% CI)* p Có bệnh lý nền (%) 16 (55,2) 21 (95,5) 1,73 (1,23-2,43) 0,001 Loại bệnh lý nền Tăng huyết áp (%) 3 (10,3) 17 (73,9) 7,14 (2,38-21,43) 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 165 BN < 60 tuổi (N = 29) BN ≥ 60 tuổi (N = 23) RR (95% CI)* p Lao (%) 0 (0,0) 4 (17,4) ---------- 0,033 Đái tháo đường (%) 2 (6,9) 8 (34,8) 5,04 (1,18-21,49) 0,015 Di chứng TBMMN (%) 1 (3,4) 3 (13,0) 3,78 (0,42-34,00) 0,310 Suy tim (%) 1 (3,4) 0 (0,0) ---------- 1,000 Mổ bắc cầu mạch vành (%) 1 (3,4) 0 (0,0) ---------- 1,000 Suy thận (%) 1 (3,4) 2 (8,7) 2,52 (0,24-26,10) 0,577 Sỏi thận (%) 1 (3,4) 0 (0,0) ---------- 1,000 Bệnh tai-mũi-họng (%) 5 (17,2) 1 (4,3) 0,25 (0,03-2,01) 0,210 RR (95% CI) = nguy cơ tương đối (khoảng tin cậy 95%). Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi tỷ lệ mắc các bệnh tăng huyết áp, lao và đái tháo đường đều cao hơn là ở nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (P < 0.5) Bảng 3: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp Bệnh khởi phát VMN mủ (N=34) Lao MN (N=16) VMN siêu vi (N=2) p Cấp tính (%) 18 (52,9) 5 (31,3) 2 (100,0) 0,117 Từ từ (%) 16 (47,1) 11 (68,8) 0 (0,0) Triệu chứng VMN mủ (N=34) Lao MN (N=16) VMN siêu vi (N=2) p Sốt (%) 34 (100,0) 15 (93,8) 2 (100,0) 0,318 Đau đầu (%) 26 (76,5) 11 (68,8) 2 (100,0) 0,595 Môi khô, lưỡi đỏ, thở hôi (%) 24 (70,6) 12 (75,0) 1 (50,0) 0,757 Hội chứng màng não (%) 25 (73,5) 9 (56,3) 0 (0,0) 0,068 Nôn ói (%) 21 (61,8) 9 (56,3) 0 (0,0) 0,226 Có rối loạn tri giác (%) 11 (32,4) 3 (18,8) 0 (0,0) 0,409 Liệt vận động chi(%) 3 (9,1) 4 (25,0) 1 (50,0) 0,141 Bí tiểu, cầu bàng quang (%) 8 (23,5) 4(25,0) 0 (0,0) 0,832 Liệt mặt (%) 4 (11,8) 1 (6,3) 1 (50,0) 0,188 Ran phổi (%) 3 (8,8) 2 (12,5) 0 (0,0) 0,823 Táo bón (%) 2 (5,9) 2 (12,5) 0 (0,0) 0,656 Phổi thâm nhiễm/tràn dịch (%) 1 (2,9) 3 (18,8) 0 (0,0) 0,135 Viêm tai, viêm họng (%) 4 (11,7) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,577 Đau cột sống thắt lưng (%) 1 (2,9) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,763 Mụn mủ 2 chân (%) 1 (2,9) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,763 Nhận xét: Triệu chứng thường gặp là sốt, đau đầu, nôn ói, rối loạn tri giác, không có sự khác nhau giữa các thể viêm màng não. Lao màng não khởi phát từ từ, viêm màng não mủ khởi phát cấp tính hơn, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê. Bảng 4: Phân bố bệnh giữa 2 nhóm bệnh nhân dưới và trên 60 tuổi: Nhóm tuổi p < 60 tuổi (n, %) ≥ 60 tuổi (n,%) Viêm màng não mủ n=34 18 (62,1) 16 (69,6) 0,572 Lao màng não n=16 10 (34,5) 6 (26,1) 0,514 Viêm màng não do siêu vi n=2 1 (3,4) 1 (4,3) 1,000 Cộng 29 (100,0) 23 (100,0) Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm tuổi về tỷ lệ viêm màng não mủ hay lao màng não. Bảng 5: Kết quả xét nghiệm máu Xét nghiệm VMN mủ (N=34) Lao MN (N=16) VMN siêu vi (N=2) p Bạch cầu /µl (ngàn) 14,93 ± 6,50 9,12 ± 4,85 7,80 ± 2,96 0,008 Tỷ lệ % neutrophil 80,92 ± 12,45 72,47 ± 18,68 66,90 ± 20,64 0,121 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 166 Xét nghiệm VMN mủ (N=34) Lao MN (N=16) VMN siêu vi (N=2) p Hồng cầu /µl (triệu) 4,30 ± 0,59 4,15 ± 0,54 3,65 ± 0,63 0,267 Tiểu cầu /µl (ngàn) 232,24 ± 121,19 281,77 ± 100,61 195,00 ± 52,32 0,356 Na+ (mmol/L) 136,15 ± 5,40 131,64 ± 5,95 135,50 ± 0,70 0,046 K+ (mmol/L) 3,70 ± 0,85 3,87 ± 0,25 4,05 ± 0,77 0,651 Urê máu (mmol/L) 11,53 ± 18,96 4,42 ± 1,48 7,05 ± 6,85 0,372 Creatinin máu (µmol/L) 107,75 ± 111,38 77,71 ± 12,31 178,50 ± 154,85 0,327 Đường huyết (mmol/L) 12,25 ± 26,76 7,20 ± 2,31 6,10 ± 2,68 0,748 SGOT (U/L) 62,42 ± 68,45 33,36 ± 28,84 34,00 ± 29,69 0,286 SGPT (U/L) 47,44 ± 36,99 29,43 ± 26,58 11,00 ± 0,00 0,125 hsCRPa 39,48 ± 48,18 3,35* 153,00* 0,081 Procalcitonin (ng/ml)b 1,41 ± 1,71 ----- hsCRP chỉ đo lường trên 16 mủ, 1 BN BN VMN lao màng não và 1 BN VMN siêu vi. procalcitonin chỉ đo lường trên 8 BN VMN mủ. Không tính được độ lệch chuẩn vì chỉ có 1 trường hợp. Nhận xét: Trong viêm màng não mủ số lượng bạch cầu trong máu cao hơn. Natri trong máu ở lao màng não thấp hơn (P < 0,05) Bảng 6: Đặc điểm dịch não tuỷ trong viêm màng não: Đặc điểm VMN mủ (N=34) Lao MN (N=16) VMN siêu vi (N=2) p Màu sắc (n=33) (n=13) (n=2) Trong 12 (36,4) 7 (53,8) 2 (100,0) 0,565 Đục 14 (42,4) 1 (7,7) 0 (0,0) 0,018 Ánh vàng 4 (12,1) 4 (30,8) 0 (0,0) 0,248 Hồng 2 (6,1) 1 (7,7) 0 (0,0) 1,000 Đỏ 1 (3,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1,000 Albumin (mg%) (n=4)a 31,5 ± 16,3 55,1 ± 77,6 0,715 Protein (mg%) 290,3 ± 208,1 475,7 ± 708,1 45,0 ± 21,2 0,230 Đường (mmol/L) 2,18 ± 2,09 2,41 ± 1,98 3,70 ± 1,27 0,585 Đường huyết (mmol/L) 7,91 ± 3,21 8,15 ± 2,70 5,70 ± 0,71 0,563 Đường DNT/Đường máu 0,26 ± 0,19 0,27 ± 0,15 0,64 ± 0,14 0,024 Tế bào/mm3) 3799 ± 7341 1210 ± 3682 55 ± 21 0,340 Neutro (%) 73,4 ± 17,1 29,5 ± 25,0 21,0 ± 26,9 0,001 Lympho (%) 26,1 ± 17,0 70,0 ± 25,1 79,0 ± 26,9 0,001 Eosino (%) (n=4)b 6,5 ± 2,1 4,0 ± 0,0 0,238 Hồng cầu 1 trường hợp Không thấy Không thấy ----- Muối (n=23)c 115,2 ± 11,0 83,2 ± 48,1 0,013 LDH (n=34) 112,5 ± 134,4 159,0 ± 226,4 26,0 ± 5,6 0,540 Soi vi khuẩn (n=18) Không thấy Không thấy Không thấy ----- Các giá trị là trung bình ± độ lệch chuần (riêng Màu sắc là số trường hợp và tỷ lệ %). Chỉ đo lường trong 2 trường hợp VMN mủ và 2 trường hợp lao màng não. Chỉ đo lường trong 18 trường hợp VMN mủ và 5 trường hợp lao màng não. Nhận xét: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính cách đục của dịch não tuỷ, tỷ số đường dịch não tuỷ/máu, tỷ lệ tế bào neutrophilvà lymphocyte và nồng độ muối trong dịch não tuỷ của các loại viêm màng não. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 167 Bảng 7: Kết quả cấy vi khuẩn gây bệnh: Cấy vi khuẩn dịch não tuỷ BN < 60 tuổi (N=25) BN ≥ 60 tuổi (N=23) p Âm tính (%) 23 (92,0) 18 (78,3) 0,237 Streptococcus beta haemolyticus group C (%) 1 (4,0) 0 (0,0) Streptococcus beta haemolyticus group D (%) 1 (4,0) 1 (4,3) Enterococcus faecalis (%) 0 (0,0) 2 (8,7) Klebsiella pneumoniae (%) 0 (0,0) 2 (8,7) Cấy máu BN < 60 tuổi (N=11) BN ≥ 60 tuổi (N=11) p Âm tính (%) 7 (63,6) 10 (90,9) 0,137 Streptococcus beta haemolyticus group A (%) 2 (18,2) 0 (0,0) Staphylococcus epidermidis (%) 2 (18,2) 0 (0,0) Klebsiella pneumoniae (%) 0 (0,0) 1 (9,1) Nhận xét: Tỷ lệ dương tính khi nuôi cấy dịch não tuỷ ở 2 nhóm bệnh nhân viêm màng não dưới và trên 60 tuổi đều thấp (8% và 21,7%). Các trường hợp cấy dịch não tuỷ dương tính với vi khuẩn đều gặp ở dịch não tuỷ có đặc điểm đục. Chỉ có 22/52 bệnh nhân được cấy máu, tỷ lệ dương tính khi cấy máu cũng thấp(36,4% ở nhóm bệnh nhân viêm màng não dưới 60 tuổi, thuộc nhóm Gr (+) và 9,1% ở các bệnh nhân 60 tuổi trở lên, là trực khuẩn Gr (-)). Bảng 8: Kết quả điều trị các bệnh nhân viêm màng não: BN < 60 tuổi (N= 29) BN ≥ 60 tuổi (N= 23) p Ra viện (%) 17 (89,5%) 17 (85%) 0,248 Nặng xin về, tử vong (%) 2 (10,5) 3 (15,0) Tổng số điều trị tại bệnh viện 19 20 Chuyển viện (%) 10 (34,5) 3 (13,0) Nhận xét: Tỉ lệ nặng và tử vong của bệnh nhân trên 60 tuổi cao hơn nhóm dưới 60 tuổi (15% và 10,5%), tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Trong 52 bệnh nhân nghiên cứu có 29 bệnh nhân dưới 60 tuổi và 23 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, với tỷ lệ nam giới trong nhóm 60 tuổi trở lên nhiều hơn là trong nhóm dưới 60 tuổi. Về các bệnh lý nền mà có thể ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán, điều trị cũng như kết quả của việc điều trị thì những bệnh nhân viêm màng não từ 60 tuổi trở lên mắc nhiều bệnh lý nền hơn bệnh nhân viêm màng não dưới 60 tuổi (gấp 1,73 lần). Những bệnh lý nền mà nhóm bệnh nhân viêm màng não từ 60 tuổi trở lên mắc nhiều hơn là tăng huyết áp (7,14 lần), lao và đái tháo đường (5,04 lần).Tỷ lệ viêm màng não mủ trong nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi cao hơn là trong nhóm người dưới 60 tuổi (69,6% và 62,1%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ lao màng não trong nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi thấp hơn là trong nhóm người dưới 60 tuổi (26,1% và 34,5%), nhưng sự khác biệt này cũng không ý nghĩa thống kê. Về nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ dương tính khi nuôi cấy dịch não tuỷ và khi cấy máu ở các bệnh nhân viêm màng não đều thấp và kết quả dương tính khi nuôi cấy dịch não tuỷ được thấy ở dịch não tuỷ đục. Một nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn và nấm gây viêm màng não tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2008 đến 2010 trên 3110 bệnh phẩm dịch não tủy chỉ phân lập được 192 chủng vi khuẩn và nấm, tỷ lệ dương tính là 6,2%(3). Như vậy, tỷ lệ dương tính cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó các yếu tố sau đây có ý nghĩa quan trọng: bệnh nhân đến sớm hay muộn, đã được hay chưa dùng kháng sinh. Bên cạnh đó, thời gian và cách bảo quản bệnh phẩm cũng rất quan trọng. Nếu bệnh phẩm bảo quản lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức sống của vi sinh vật hoặc bệnh phẩm để quá lâu không được vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm hoặc vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm nhưng chậm trễ trong khâu xử lý sẽ gây hiện tượng âm tính giả. Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các triệu chứng lâm sàng giữa các nhóm viêm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 168 màng não mủ, lao màng não và viêm màng não do siêu vi. Tuy nhiên tính cách khởi phát bệnh cũng gợi ý đến căn nguyên. Trong nghiên cứu này các bệnh nhân viêm nàng não mủ có bệnh khởi phát cấp tính (53%) trong khi ở các bệnh nhân lao màng não thì bệnh khởi phát từ từ nhiều hơn (69%). Trong viêm màng não mủ thì bệnh nhân có rối loạn tri giác nhiều hơn là trong lao màng não (32,4% so với 18,8%), nhưng trong lao màng não thì triệu chứng liệt vận động lại nhiều hơn (25% so với 9%). Trong tất cả các bệnh nhân viêm màng não dù với căn nguyên gì, thì các triệu chứng hay gặp nhất là sốt, đau đầu, môi khô, lưỡi dơ và thở hôi, hội chứng màng não, nôn ói, rối loạn tri giác và liệt vận động. Điều này cũng phù hợp với nhiều tác giả trên thế giới(2,8). Trong nghiên cứu này sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt cận lâm sàng là số lượng bạch cầu trong dịch não tuỷ. Viêm màng não mủ có số lượng bạch cầu cao nhất trong các loại viêm màng não. Một số tác giả trên thế giới cũng ghi nhận là số lượng bạch cầu ở dịch não tuỷ trong viêm màng não mủ thường cao hơn 1000 tế bào/µl, và tỷ lệ neutrophil > 60% hoặc > 80%(1,6). Xét nghiệm procalcitonin chỉ được thực hiện trên 8 trường hợp viêm màng não mủ nên chúng tôi không thể so sánh với lao màng não hay viêm màng não do siêu vi. Nhưng đo lường ở 8 bệnh nhân viêm màng não mủ cho thấy có sự gia tăng nồng độ procalcitonin, phù hợp với kết quả của một nghiên cứu tại BV. Chợ Rẫy(5). Về xét nghiệm dịch não tuỷ, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa viêm màng não mủ, lao màng não và viêm màng não do siêu vi về tỷ số đường dịch não tuỷ/máu, tỷ lệ neutro, tỷ lệ lymphô và muối. Tỷ số đường dịch não tuỷ/máu ở các bệnh nhân viêm màng não mủ mà chúng tôi khảo sát là thấp (< 0,3) trong khi ở bệnh nhân viêm màng não do siêu vi lại cao (> 0,6). Điều này phù hợp với nhận xét của một số tác giả nước ngoài(1,6). Trong viêm màng não mủ thì tỷ lệ neutrophil cao, trong khi ở viêm màng não do lao và siêu vi thì chủ yếu là tế bào lymphô. Nồng độ muối trong viêm màng não mủ cũng cao hơn là ở trong lao màng não. Về kết quả điều trị, các bệnh nhân viêm màng não từ 60 tuổi trở lên có nhiều bệnh lý nền hơn nhóm bệnh nhân viêm màng não dưới 60 tuổi, và các bệnh lý nền này có ảnh hưởng ít nhiều đến việc điều trị, tỉ lệ nặng và tử vong cao hơn nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi (15% so với 10,5%) tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê, tỉ lệ kết quả điều trị có thể có thể phụ thuộc vào13 trường hợp phải chuyển đến bệnh viện khác (10 trường hợp là lao màng não). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 52 trường hợp viêm màng não cho thấy. Có 34 bệnh nhân (65,4%) viêm màng não mủ, 16 bệnh nhân (30,7%) lao màng não và 2 trường hợp (3,8%) viêm màng não do siêu vi. Bệnh nhân trên 60 tuổi nam nhiều hơn nữ (86,7% và 13,3%). Bệnh nhân trên 60 tuổi mắc các bệnh lý nền tăng huyết áp, lao, đái tháo đường nhiều hơn nhóm dưới 60 tuổi. Tỉ lệ nặng và tử vong nhóm trên 60 tuổi là 15%, dưới 60 tuổi là 10,5. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là sốt, đau đầu, môi khô, lưỡi dơ và thở hôi, hội chứng màng não, nôn ói, rối loạn tri giác và liệt vận động. Trong viêm màng não mủ số lượng bạch cầu trong máu cao hơn, tỷ số đường trong (dịch não tuỷ/máu) thấp hơn, tỷ lệ neutrophil trong dịch não tủy cao hơn các nguyên nhân khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chaudhuri A, Martinez-Martin P, Kennedy PG et al (2008), “EFNS guideline on the management of community-acquired bacterial meningitis: report of an EFNS Task Force on acute bacterial meningitis in older children and adults”. European Journal of Neurology 2008 15:649-659. 2. Honda H, Warren DK. (2009), “Central nervous System Infections: Meningitis and Brain Abscess”. Infect Dis Clin N Am 23 (2009) 609-623. 3. Khương Thị Doanh (2012), “Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn và nấm gây viêm màng não tại bệnh viện Bạch Mai từ năm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 169 2008 đến 2010”. Luận văn Thạc sĩ ngành Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 4. Lai et al.(2011), “Clinical characteristics and prognosis of acute bacterial meningitis in elderly patients over 65: a hospital- based study”. BMC Geriatrics 2011, 11:91 5. Lê Xuân Trường, Lê Thị Hồng Hạnh (2009), “Giá trị chẩn đoán của xét nghiệm procalcitonintrên bệnh nhân viêm màng não”. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh * Số. 13 – Phụ trương số 1 - 2009: 209 – 212 6. Mace SE. (2008), “Acute Bacterial Meningitis”. Emerg Med Clin N Am 38 (2008) 281-317. 7. TH Boyles et al. (2013), “Guidelines for the management of acute meningitis in children and adults in South Africa”. South Afr J Epidemiol Infect 2013;28(1): 5-15. 8. Thwaites G et al. (2009), “British Infection Society guidelines for the diagnosis and treatment of tuberculosis of the central nervous system in adults and children”. Journal of Infection (2009) 59, 167-187. Ngày nhận bài báo: 11-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_viem_mang_nao_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan