Cu Chinh Lake is a small-sized, shallow lake in the inner city of Hanoi, facing many water quality
problems, especially eutrophication. Understanding the characteristics of eutrophication in the lake
is one of the necessary scientific basis for proposing solutions to water quality management and
control.With that significance, this study gives some results on the assessment of eutrophication in
Cu Chinh Lake during the period from April 2017 to March 2018.The results show that the lake is
in a state of super-eutrofication and seasonal changes in which high levels in the rainy season. The
most prominent floating plants in the lake are green algae and cyanobacteria in which some types
such as Microcystis, Anabaena causing to bloom in water.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm phú dưỡng ở một hồ nông nội đô Hà Nội - Tạ Đăng Thuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 52
BÀI BÁO KHOA HỌC
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÚ DƯỠNG Ở MỘT HỒ NÔNG NỘI ĐÔ HÀ NỘI
Tạ Đăng Thuần1, Bùi Quốc Lập2
Tóm tắt: Hồ Cự Chính là một hồ nhỏ, nông nằm trong nội đô Hà Nội, đang phải đối diện nhiều
vấn đề chất lượng nước đặc biệt là hiện tượng phú dưỡng. Nắm bắt được các đặc điểm diễn biến
phú dưỡng trong hồ là một trong những cơ sở khoa học cần thiết cho việc đề xuất các giải pháp
quản lý, kiểm soát chất lượng nước. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu này đưa ra một số kết quả về việc
đánh giá phú dưỡng ở hồ Cự Chính trong thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018. Kết quả cho
thấy hồ Cự Chính đang ở trạng thái siêu phú dưỡng và có sự biến đổi theo mùa trong đóở mức cao
vào mùa mưa. Các thực vật nổi chiếm ưu thế trong hồ là tảo lục và vi khuẩn lam trong đó có một số
chi như Microcystis, Anabaena gây hiện tượng nở hoa trong nước.
Từ khóa: Phú dưỡng, chất lượng nước, vi khuẩn lam, chỉ số trạng thái phú dưỡng (TSI), hồ Cự
Chính, hồ Hà Nội.
1. GIỚI THIỆU CHUNG1
Với khoảng hơn 100 hồ lớn, nhỏ, hồ Hà Nội
đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa
nước mưa, tạo cảnh quan, điều hòa khí hậu và
còn là nơi cư trú của nhiều động, thực vật nước.
Đa số các hồ ở Hà Nội đều có kích thước vừa và
nhỏ và tương đối nông. Các hồ này đang đối
mặt với nhiều vấn đề chất lượng nước do ít có
sự trao đổi với các vùng nước bên ngoài, đặc
biệt là phú dưỡng. Phú dưỡng dẫn đến tăng
trưởng không kiểm soát của tảo, làm phát sinh
tảo lam, tảo độc, gia tăng chi phí xử lý nước,
làm cho các hồ dần trở nên nông hơn Nắm
được các đặc điểm phú dưỡng trong hồ là một
trong những cơ sở khoa học cần thiết để đề xuất
các giải pháp quản lý, kiểm soát chất lượng
nước. Trong nghiên cứu này đưa ra một số kết
quả khảo sát hiện tượng phú dưỡng ở hồ Cự
Chính thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội từ tháng
4/2017 đến tháng 3/2018.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Hồ Cự Chính nằm trong khu vực nội đô, ở
phía Tây Nam trung tâm thành phố Hà Nội. Vị
trí địa lý của hồ nằm ở 21000’ độ vĩ bắc, 105048’
1 Khoa Công nghệ hóa học & Môi trường, Đại học
Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
2 Khoa Môi trường, Đại học Thủy lợi
độ kinh đông. Là một hồ nhỏ, nông nằm giáp
ranh giữa hai phường Thượng Đình và Nhân
Chính (quận Thanh Xuân) có diện tích mặt nước
khoảng 3000 m2, độ sâu trung bình khoảng 1.5-
1.7m. Hồ có mục đích chính là điều hòa khí hậu
và vui chơi giải trí của người dân. Gần như ít có
sự trao đổi nước với bên ngoài do nước thải sinh
hoạt của khu vực được thu gom vào hệ thống
đường ống nước thải của thành phố và nguồn bổ
sung từ nước ngầm cũng rất hạn chế do xung
quanh hồ có kè bằng gạch chắc chắn. Chỉ có
nước mưa và một lượng nhỏ nước chảy tràn
trong khuôn viên đổ vào hồ. Hồ là môi trường
sinh sống một số loài động thực vật thủy sinh.
Hình 1. Ví trí của hồ Cự Chính - Hà Nội
2.2 Lấy mẫu nước
Thời gian lấy mẫu nước được thực hiện từ
tháng 4/2017 đến tháng 3/2018 được chia
khoảng thời gian từ mùa mưa (từ tháng 5-10) và
mùa khô (từ tháng 11-3). Mỗi tháng lấy mẫu từ
1-2 lần.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 53
Tiến hành lấy mẫu đại diện được trộn đều từ
3 điểm trong hồ với độ sâu khoảng 20 cm dưới
mực nước hồ (hình 1) và được lọc bằng giấy lọc
GF/F. Phần mẫu nước lọc được bảo quản riêng
biệt trong chai nhựa polyethylene để phân tích
các chất dinh dưỡng. Một lượng thể tích nước
nhất định được thu và cố định bởi dung dịch
Lugol nhằm xác định mật độ tế bào thực vật nổi
(Dương Thị Thủy và nnk, 2012 ).
2.3 Phương pháp phân tích và đánh giá
chất lượng nước
2.3.1 Phương pháp phân tích
- Các thông số pH, nồng độ oxy hòa tan (DO)
(mg/l), độ dẫn điện (EC) (µS/cm) và nhiệt độ
nước (0C) được đo trực tiếp tại hiện trường bằng
máy đo nhanh YSI 556-MPS. Các chỉ tiêu:
NH4-N, NO3-N, NO2-N, PO4-P, tổng phốt pho
(TP), tổng Nitơ (TN), Chlorophyll-a (Chl.a)
được xác định bằng phương pháp so màu trên
máy DR 2800 (Hach, Mỹ) và UV – V630 theo
các phương pháp của APHA (APHA, 2001),
tổng cacbon hữu cơ (TOC), cacbon hữu cơ hòa
tan (DOC) được phân tích trên máy TOC-VE
(Shimadzu, Nhật Bản). Số lượng tế bào được
đếm trên buồng đếm Sedgewick Rafter dưới
kính hiển vi đảo ngược. Xác định thành phần
loài được thực hiện dưới kính hiển vi Olympus
BX51 (Dương Thị Thủy và nnk, 2012).
2.3.2 Đánh giá chất lượng nước
- Việc đánh giá chất lượng nước được so sánh
với quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt
mức A1 - Dùng cho mục đích bảo tồn động thực
vật thủy sinh (QCVN 08:2015/BTNMT, 2015).
- Đánh giá mức độ phú dưỡng
+ Dựa vào tỷ số TN/TP, so sánh với tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2002),
xem xét chất dinh dưỡng nào là yếu tố hạn chế
với sự phát triển của tảo.
+ Tính toán chỉ số trạng thái dinh dưỡng
Carlson với chỉ số TSI (TP), TSI (Chl.a)
(Carlson, 1977) và TSI (TN) (Kratzer. C and
Brezonik. P, 1981)theo công thức:
TSI(TP) = 14.42 × ln(TP) + 4.15 (TP: g/l)
TSI(Chl.a) =9.81×ln(Chl.a)+30.6(Chl.a: g/l)
TSI(TN) = 14.43×ln(TN) + 54.45 (TN: mg/l)
và đánh giá trạng thái phú dưỡng của hồ theo
tiêu chuẩn của Carlson và Simpson (Carlson R
and Simpson J, 1996).
+ So sánh giá trị các thông số TP, TN và
Chl.a với phân loại dinh dưỡng theo tiêu chuẩn
của Hakanson (L.Hakanson et al., 2007).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các thông số chất lượng nước
Các thông số nhiệt độ, pH, DO, độ dẫn điện
(EC) đo đạc ở hồ Cự Chính được biểu diễn
trong hình 2, NH4-N, NO3-N,NO2-N TN, PO4-P,
TP, Chl.a,BOD5, TOC trong Hình 3, thống kê
mô tả các thông số chất lượng nước được chọn
thể hiện ở Bảng 2 và đánh giá mối liên hệ tuyến
tính thể hiện xu thế biến đổi các giá trị theo từng
cặp thông số chất lượng nước bằng hệ số tương
quan Spearman (Spearman C, 1906) và được thể
hiện trong Bảng 3.
Các chỉ tiêu hóa lý
Nhiệt độ trung bình trong hồ Cự Chính là
26.70C cao nhất trong tháng 8 là 31.20C và thấp
nhất trong tháng 1 là 17.50C. Giá trị nhiệt độ
quan trắc có sự tương quan nghịch với DO(r=-
0.55), NO3-N(r=-0.49)BOD5(r=-0.24) và tương
quan thuận với PO4-P (r=0.32), TP(r=-0.475).
pH ở hồ giá trị cao nhất vào tháng 1 là 9.1,
thấp nhất vào tháng 7 là 7.1 và giá trị trung bình
là 7.6. pH trong hồ chủ yếu ở trạng thái kiềm, đa
số đều phù hợp với quy chuẩn ở mức A1 (QCVN
08:2015 /BTNMT, 2015) và cho thấy đây là môi
trường thích hợp thúc đẩy sự phát triển của thực
vật nổi và gây nở hoa tảo (Zhao, 2004).
Giá trị DO trung bình ở hồ Cự Chính là 4.6
mg/l, cao nhất trong tháng 3 là 7.55 mg/l, thấp
nhất trong tháng 11 là 2.61mg/l và có độ biến
thiên lớn, đa số nhỏ hơn chỉ một số thời điểm
cuối mùa khô là phù hợp quy chuẩn cho phép ở
mức A1, có ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh
của động thực vật trong hồ. Sự gia tăng nhiệt độ,
đặc biệt là vào mùa hè gây sự sụt giảm của DO
bởi sự phụ thuộc của độ hòa tan oxy vào nhiệt độ
nước, trong đó tăng vào mùa hè.
EC có giá trị trung bình là 304 (µS/cm), cao
nhất vào tháng 3 là 464 (µS/cm) thấp nhất vào
tháng 7 là 216 (µS/cm). Dựa vào hình 1.d ta
thấy sự suy giảm nồng độ ion hòa tan trong hồ
vào mùa mưa và tăng dần về mùa khô.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 54
BOD5 có giá trị trung bình là 8.3(mg/l) cao
gấp 2.1 lần mức A1, đạt giá trị cao nhất vào
tháng 3 là 10.8 mg/l và thấp nhất vào tháng 7 là
2.0 mg/l cho thấy chất lượng nước hồ đang bị ô
nhiễm. BOD5 có xu thế giảm vào mùa mưa
nhưng tăng dần về mùa khô. Nguyên nhân do
thể tích nước hồ được tăng lên bởi nước mưa,
dẫn đến nồng độ BOD5 trong hồ được pha loãng
để đạt giá trị nhỏ nhất trong giai đoạn này.
BOD5 có tương quan thuận với DO (r=0.38).
Điều này được giải thích rằng, quá trình quang
hợp của tảo diễn ra mạnh khi sử dụng dinh
dưỡng với cường độ bức xạ mặt trời lớn làm
tăng DO dù BOD5 ở mức cao.
(a)
(b)
(c)
(d)
Hình 2. Biểu đồ thông số chất lượng nước ở hồ Cự Chính
(a. Nhiệt độ, b. pH, c.DO, d. Độ dẫn điện (EC)
Các chỉ tiêu dinh dưỡng
Theo hình 3 ta thấy NH4-N có xu thế tăng dần
từ mùa mưa sang mùa khô và đạt giá trị cao nhất
vào tháng 3 có giá trị là 0.682 (mg/l) và thấp nhất
vào tháng 6 là 0.17mg/l. Điều này cho thấy lượng
NH4-N bổ sung vào hồ trong mùa mưa không
đáng kể. Giá trị trung bình nồng độ NH4-N là
0.461(mg/l) không phù hợp với mục đích bảo tồn
động thực vật thủy sinh (mức A1) và chỉ phù hợp
với các mục đích cần chất lượng nước thấp.
NH4-N có tương quan thuận với TN(r=0.32) và
tương quan nghịch với Chl.a (r=-0.65). Điều này
cho thấy sự suy giảm nồng độ NH4-N có liên
quan đến sự phát triển của thực vật thủy sinh.
NO2-N có giá trị cao nhất trong tháng 12 và
thấp nhất trong tháng 5 và có giá trị trung bình là
0.23 (mg/l) phù hợp với quy chuẩn ở mức A1.
Tuy nhiên có một số thời điểm quan trắc vào cuối
mùa mưa vào đầu mùa khô (từ tháng 9-12) không
nằm trong giới hạn cho phép. NO2-N có mối
tương quan thuận đáng kể với TN (r=0.78).
Giá trị NO3-N có giá trị trung bình là 0.308
(mg/l), giá trị thấp nhất vào tháng 5 và cao nhất
vào tháng 1. Khoảng giá trị này vẫn trong giới
hạn cho phép của chất lượng nước mặt loại A1.
Tuy nhiên chúng có độ biến thiên lớn là 69.5 %,
có mối tương quan thuận với NO2-N (r=0.59),
TN (r=0.87), Chl.a (r=0.26) và tương quan
nghịch với nhiệt độ (r=-0.49).
Với thông số TN ta có: Nồng độ TN có dao
động từ 0.577 đến 1.996mg/l đến (giá trị trung
bình là 1.378mg/l). Các giá trị TN có xu thể
tăng dần từ mùa mưa sang các tháng mùa khô
(có mực nước thấp, thực vật phát triển chậm và
có sự tích lũy của các sản phẩm phân hủy).
Giá trị PO4-P có giá trị cao nhất vào tháng 7
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 55
là 0.156mg/l và thấp nhất vào tháng 5 là 0.01
mg/l. PO4-P có tương quan thuận TP (r=0.91),
Chl.a (r=0.12). Nồng độ PO4-P có sự biến động
lớn theo mùa có xu thế tăng vào mùa mưa và
đóng góp vai trò rất lớn trong sự phát triển thực
vật nổi nói chung và tảo nói riêng trong hồ.
Nồng độ TP của hồ Cự Chính có giá trị trung
bình là 0.2 mg/l, nằm trong khoảng giá trị biến thiên
lớn (0.043 - 0.567 mg/l) và có xu thế tăng trong mùa
mưa và giảm dần vào mùa khô. TP có mối tương
quan thuận với TN (r=0.39) và tương quan nghịch
đáng kể với pH (r=-0.33), DO(r=-0.46).
(a)
(b)
(c)
(d)
(e)
(f)
(g)
(h)
Hình 3. Sự biến đổi hàng tháng của các thông số chất lượng nước ở hồ Cự Chính
a. NH4-N,b. NO3-N, c. NO2-N, d.TN, e. PO4-P, f.TP, g.TOC, h.BOD5
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 56
Nồng độ TOC đạt giá trị trung bình là 9.5
mg/l gấp 2.4 lần giá trị cho phép ở mức A1.
Khoảng giá trị luôn ở mức cao từ 6.7 đến
17.2 mg/l.
So sánh với số liệu chất dinh dưỡng quan trắc
10 hồ trong nội đô Hà Nội từ tháng 3/2014 đến
2/2015 (Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk, 2017),
ta thấy nồng độ chất dinh dưỡng trong hồ Cự
Chính thấp hơn không đáng kể và cũng có quy
luật biến đổi theo mùa tương đối phù hợp.
Bảng 2. Thống kê mô tả các thông số chất lượng nước ở hồ Cự Chính
Thông số Số mẫu Trung
bình
Số trung vị Độ lệch
chuẩn
Độ biến
thiên (%)
Min Max
Nhiệt độ (0C) 16 26.6 28.3 4.4 16.5 17.5 31.2
pH 16 7.7 7.6 0.5 6.9 7.1 9.1
DO (mg/l) 16 4.6 4.3 1.2 25.5 2.61 7.55
EC(µS/cm) 16 304 254 79 26 216 464
BOD5(mg/l) 16 8.3 9.4 2.8 33.6 2.0 10.8
NH4-N (mg/l) 16 0.461 0.460 0.136 29.4 0.167 0.682
NO2-N (mg/l) 16 0.23 0.244 0.143 62.2 0.015 0.494
NO3-N (mg/l) 16 0.308 0.324 0.214 69.5 0.017 0.773
TN (mg/l) 16 1.378 1.481 0.445 32.3 0.577 1.996
PO4-P (mg/l) 16 0.047 0.034 0.045 95.8 0.011 0.156
TP (mg/l) 16 0.2 0.161 0.15 74.8 0.043 0.567
Chl.a (µg/l) 15 17.4 16.6 4.4 25.3 12.2 27.4
TOC (mg/l) 16 9.5 9.0 2.6 27.8 6.7 17.2
Bảng 3. Hệ số tương quan Spearman(r) giữa các thông số
Nhiệt độ pH DO BOD5 NH4+ NO2- NO3- TN PO4-P TP Chl.a
Nhiệt độ 1.00
pH -0.20 1.00
DO -0.55 0.38 1.00
BOD5 -0.24 0.35 0.38 1.00
NH4+ -0.34 0.15 0.57 0.13 1.00
NO2- -0.38 -0.10 0.06 0.16 0.23 1.00
NO3- -0.49 -0.08 0.02 -0.25 -0.02 0.59 1.00
TN -0.51 -0.20 0.16 -0.18 0.32 0.78 0.87 1.00
PO4-P 0.32 -0.39 -0.52 -0.80 -0.24 0.01 0.29 0.19 1.00
TP 0.25 -0.33 -0.46 -0.79 -0.19 0.06 0.49 0.39 0.91 1.00
Chl.a 0.07 -0.02 -0.24 0.15 -0.65 -0.19 0.26 -0.18 0.12 0.20 1.00
3.2 Đánh giá mức độ phú dưỡng trong hồ
Tính toán chỉ số phú dưỡng TN/TP
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO, 2002) phốtpho là chất dinh dưỡng giới
hạn khi tỷ lệ TN/TP lớn hơn 6, trong khi nitơ là
giới hạn dinh dưỡng khi tỷ lệ này là ≤ 4.5. Với
tỷ lệ TN/TP từ 4.5 đến 6 nghĩa là một trong hai
nguyên tố hoặc phốt pho hoặc nitơ có thể là chất
dinh dưỡng giới hạn hoặc cả hai. Dựa vào số
liệu quan trắc, xác định được tỷ lệ TN/TP ở hồ
Cự Chính và yếu tố giới hạn dinh dưỡng giữa các
mùa và được biểu thị trong Hình 4 và Hình 5. Ta
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 57
thấy tỷ lệ TN/TP ở hồ Cự Chính có giá trị trung
bình là 9.1, giá trị cao nhất là 17.4 vào tháng 5 và
thấp nhất là 2.5 vào tháng 6. Điều này cho thấy có
những thời điểm phốt pho là chất dinh dưỡng giới
hạn, có những thời điểm nitơ là chất dinh dưỡng
giới hạn sự phát triển của tảo đặc biệt trong những
khoảng thời gian có lượng mưa lớn từ tháng 6-8.
Điều này được lý giải do trong nước mưa có chứa
nồng độ các ion của nitơ trong khi với nồng độ
phốt pho thì rất thấp.
Dựa vào biểu đồ ta thấy khoảng biến thiên tỷ lệ
TN/TP vào mùa mưa cao (2.5-17.4) hơn mùa khô
(9.7-12.7). Điều này cho thấy phốt pho là chất
dinh dưỡng giới hạn vào mùa khô và nồng độ phốt
pho khuếch tán từ trầm tích đóng vai trò quan
trọng với sự phát triển của thực vật nổi, còn trong
mùa mưa thì cả nitơ (tháng 6,7,9) và phốt pho
(tháng 5,10) là chất dinh dưỡng giới hạn.
Hình 4. Giá trị TN/TP theo thời gian quan trắc
Điều này cho thấy việc cần thiết quan trắc
chất lượng nước hồ thường xuyên để có thể
đánh giá và có biện pháp quản lý phù hợp giá trị
nồng độ chất dinh dưỡng giới hạn, giảm thiểu
nguy cơ phú dưỡng.
Hình 5. Biểu đồ tỷ lệ TN/TP theo mùa
ở hồ Cự Chính
Tính toán chỉ tiêu phú dưỡng đối với nước hồ
theo chỉ số trạng thái phú dưỡng
Chỉ số TSI của hồ được tính toán là trị số
TSI(TP), TSI(TN), TSI(Chl.a) theo tháng
và được biểu thị trên Hình 6, trong đó
TSI(TN) được tính ở tháng 6,7,9 khi ni tơ là
chất dinh dưỡng giới hạn. Giá trị TSI(TP),
TSI(TN), TSI(Chl.a) trung bình ở hồ Cự
Chính lần lượt là 77.2, 59.8, 58.5. Giá trị
TSI(TN), TSI(Chl.a) cho thấy hồ ở trạng
thái phú dưỡng, trong khi đó với giá trị
TSI(TP) cho thấy hồ đang ở trạng thái siêu
phú dưỡng (Carlson R and Simpson J,
1996). Ở tất cả các thời điểm trong năm
trạng thái dinh dưỡng hồ luôn luôn ở mức
phú dưỡng thậm chí siêu phú dưỡng, trong
đó tăng mạnh vào thời điểm các tháng 6, 7
khi có nhiệt độ cao, số giờ nắng cũng như
cường độ bức xạ năng lượng mặt trời ở
mức cao qua đó thúc đẩy sự phát triển
mạnh của tảo và thực vật thủy sinh trong
hồ. Mức độ trạng thái phú dưỡng trong hồ
tương đương với trạng thái các hồ quan
trắc trong nội đô Hà Nội (Nguyễn Thị Bích
Ngọc và nnk, 2017).
Hình 6. Trạng thái phú dưỡng nước hồ theo
chỉ số dinh dưỡng Carlson(TSI <40, nghèo dinh
dưỡng;40-50, dinh dưỡngtrung bình; 50-70,
phú dưỡng; >70, siêu phú dưỡng
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 58
Bảng 4. Phân loại dinh dưỡng của hồ Cự Chính theo phương pháp của Hakanson
Thông số
Nghèo
dinh
dưỡng
Dinh dưỡng
trung bình
Phú
dưỡng
Siêu phú
dưỡng
Cự Chính
( TB năm)
Cự Chính
(mùa mưa)
Cự Chính
(mùa khô)
TP (mg/l) < 0.008 0.008 – 0.025
0.025 –
0.06 > 0.06
0.2
(siêu phú
dưỡng)
0.218
(siêu phú
dưỡng)
0.162
(siêu phú
dưỡng)
TN(mg/l) 0.43
1.378
(siêu phú
dưỡng)
1.12
(siêu phú
dưỡng)
1.78
(siêu phú
dưỡng)
Chl.a
(g/l) 20
17.72
(phú
dưỡng)
15.5
(phú dưỡng)
22.28
(siêu phú
dưỡng)
Tính toán phú dưỡng nước hồ theo nồng độ
tổng Phốt pho, Tổng Ni tơ và Chl.a.
So sánh kết quả tính toán giá trị trung bình
năm, theo mùa nồng độ TN, TP và Chl.a với
phân loại dinh dưỡng của hồ theo phương pháp
của Hakanson (L.Hakanson et al., 2007) và được
thể hiện trong Bảng 4 ta thấy:
Với nồng độ TP, TN thì trạng thái dinh dưỡng
của hồ ở luôn mức siêu phú dưỡng cả trong mùa
mưa và mùa khô. Tuy nhiên với nồng độ Chla. là
17.72 µg/l thì phân loại dinh dưỡng của hồ ở
mức phú dưỡng trong mùa mưa và siêu phú
dưỡng trong mùa khô. Qua đó cho ta thấy khác
biệt trong cách đánh giá dinh dưỡng ở cùng một
phương pháp với các thông số khác nhau.
Thông qua kết quả đánh giá mức độ phú
dưỡng trong hồ theo các phương pháp khác nhau
ta thấy hồ Cự Chính duy trì liên tục trạng thái
siêu phú dưỡng (dù nồng độ các chất có sự biến
đổi theo mùa). Chất dinh dưỡng giới hạn sự phát
triển của thực vật nổi chủ yếu là phốt pho còn
nitơ chỉ ở một số tháng có lượng mưa lớn trong
mùa mưa.
3.3 Quần xã thực vật nổi
Chl.a là thông số biểu thị sinh khối thực vật
phù du. Trong khoảng thời gian nghiên cứu giá
trị Chl.a nằm trong khoảng ở mức cao từ 12.2
µg/l đến27.4µg/l và có xuất hiện hiện tượng nở
hoa trong nước hồ.
Trong nghiên cứu, quần xã thực vật nổi (chủ
yếu là tảo) phân tích được trong hồ Cự Chính
bao gồm 5 nhóm tảo: Cyanobacteria (vi khuẩn
lam), Chlorophyta (tảo lục), Bacilariophyta (tảo
silic), Euglenophyta (tảo mắt) và Dynophyta
(tảo hai rãnh). Dựa vào số liệu phân tích, đưa ra
các chi điển hình của nhóm tảo được trình bày
trong bảng 6, tỷ lệ phần trăm các nhóm tảo trong
hình 7, mật độ tế bào các nhóm tảo trong hình 8
và mật độ của vi khuẩn lam trong thời gian quan
trắc trong hình 9.
Bảng 6. Nhóm tảo và các chi điển hình
Nhóm tảo Các chi điển hình
Cyanobacteria
Microcystis, Merismopedia,
Anabaena
Chlorophyta Scenedesmus,Pediastrum
Bacilariophyta Cyclotella
Euglenophyta Euglena
Dynophyta Glenodinium
Bảng 6 cho ta thấy, thành phần các nhóm tảo
trong hồ Cự Chính tương đối phổ biến trong hệ
sinh thái nước ngọt và một số chi là chỉ thị sinh
học của trạng thái phú dưỡng trong hồ như các
chi Microcystis, Anabaena của vi khuẩn lam (gây
hiện tượng nở hoa trong nước), chi Scenedesmus
của tảo lục (Trần Văn Tựa, 2011).
Hình 7 cho thấy trong thành phần thực vật
phù du có mặt tại hồ Cự Chính thì nhóm tảo lục
mật độ tế bào trung bình lớn nhất là 50.2% (cao
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 59
nhất là 67.7% trong tháng 10, thấp nhất là
37.2% trong tháng 8). Tiếp đến là vi khuẩn lam
có mật độ tế bào trung bình chiếm 46.55% (cao
nhất là 58.41% trong tháng 8 và thấp nhất là
29% trong tháng 10).
Hình 7. Tỷ lệ phần trăm của các nhóm tảo
ở hồ Cự Chính
Trong khi đó các nhóm tảo còn lại trong hồ
là tảo hai rãnh, tảo mắt và tảo silic chiếm tỷ lệ
thứ yếu trong hồ từ 0,32% đến 2,53%.
Dựa vào biểu đồ hình 8 cho thấy, mật độ tế
bào tảo trong hồ dao động từ 4.3x107 đến 18.6 x
107 tế bào/L. Nhìn chung, vào thời điểm mùa
mưa (tháng 6–9/2017) do lượng dinh dưỡng
trong hồ cao và nhiệt độ cao là điều kiện thích
hợp cho vi tảo phát triển mạnh đặc biệt trong
tháng 6 và tháng 9. Số lượng tế bào thực vật phù
du tăng cao trong hai tháng này có thể liên quan
đến sự có mặt của chi Microcystis trong thành
phần thực vật phù du gây hiện tượng nở hoa
(hình 9).
Hình 8. Biến động mật độ tế bào
các nhóm tảo theo thời gian
Trong nhóm vi khuẩn lam có chi Microcystis
sản sinh ra độc tố gan như microcystins và chi
Anabaena sản sinh ra độc tố thần kinh
(Neurotoxins), Saxitoxins (PSPs), Anatoxin–a,
Anatoxin–a(S), Homoanatoxin–a (Trần Văn
Tựa, 2011).
Hình 9 cho thấy nhóm vi khuẩn lam có chi
Microcystis chiếm ưu thế có mật độ tế bào từ
1.97 x 107 đến 9.18 x 107 tế bào/L (chiếm tỷ lệ
từ 28.6 – 75.5%) và có mặt ở tất cả các thời
điểm quan trắc đặc biệt vào các tháng mùa mưa.
Điều này cho thấy nguy cơ nhiễm độc cao cho
động, thực vật trong hồ.
Hình 9. Biến động mật độ tế bào
vi khuẩn lam tại hồ Cự Chính
4. KẾT LUẬN
Từ số liệu phân tích chất lượng nước, thực
vật nổi một vài kết luận được rút ra về phú
dưỡng ở hồ Cự Chính như sau :
1- Chất lượng nước ở hồ Cự Chính phù hợp
với tiêu chuẩn nước thấp, không phù hợp cho
mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh.
Nồng độ DO, BOD5 không phù hợp với
QCVN 08–2015,BTNMT ở mức A1. Nồng độ
các thông số NH4-N, NO2-N, PO4-P cao hơn
tiêu chuẩn cho phép, không thích hợp cho việc
bảo tồn động thực vật thủy sinh và có sự biến
đổi theo mùa, chủ yếu tăng về mùa mưa và
giảm về mùa khô.
2. Kết quả đánh giá mức độ phú dưỡng cho
thấy chất dinh dưỡng giới hạn sự phát triển của
tảo chủ yếu là phốt pho còn ni tơ chỉ có một số
thời điểm trong các tháng mùa mưa.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 60
Trạng thái phú dưỡng của hồ đánh giá theo
chỉ số TSI(TN), TSI(TP), TSI(Chl.a) và nồng độ
TN,TP cho thấy mức độ phú dưỡng trong hồ
luôn duy trì ở trạng thái siêu phú dưỡng, còn với
nồng độ Chl.a thì hồ ở mức độ phú dưỡng. Điều
này chứng tỏ hồ đang ở mức ô nhiễm hữu cơ rất
cao. Trên cơ sở đó có thể đưa ra một số biện
pháp kiểm soát nồng độ chất dinh dưỡng cho
phù hợp.
3. Thực vật nổi trong hồ chiếm ưu thế bởi tảo
lục và vi khuẩn lam với những chi điển hình là
chỉ thị sinh học của ô nhiễm hữu cơ như
Scenedesmusvà nở hoa trong nước như
Microcystis, Anabaena. Mật độ tế bào tảo trong
hồ có sự dao động lớn có giá trị cao hơn vào
mùa mưa. Hơn nữa mật độ tế bào của vi khuẩn
lam đặc biệt là chi Microcystis, Anabaena trong
thời gian quan trắc cho thấy nguy cơ gây độc
lên động thực vật trong hồ.
4. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ cung
cấp các số liệu đầu vào cho việc phát triển mô
phỏng phú dưỡng hồ mà sẽ được thực hiện trong
các nghiên cứu sau.
5. Nghiên cứu này mới chỉ phản ánh
nhữngkết quả bước đầu của động thái chất
lượng nước hồ trong thời đoạn một năm.
Để có kết quả đánh giá mang tính dài hạn
hơn, cần phải xem xét khảo sát, nghiên cứu
tiếp chất lượng nước hồ trong thời đoạn
nhiều năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Thị Thủy và nnk. (2012 ). Biến động hàm lượng độc tố microcystin trong môi trường nước hồ
Hoàn Kiếm. Tạp chí sinh học 34(1), 94-98.
Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk. (2017). Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 55 (1), 84-92.
Trần Văn Tựa. (2011). Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và tảo độc tại hồ Núi
Cốc (Thái Nguyên); đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp nước hồ. Đề tài độc lập cấp nhà nước
ĐTĐL. 2009T/08.
QCVN 08:2015/BTNMT. (2015). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
APHA. (2001). Standard Methods for the examination of water and waste water (21st ed). Washington.
Carlson R and Simpson J. (1996). A coordinator’s guide to volunteer lake monitoring methods. North
American Lake Management Society.
Carlson, R. (1977). A trophic state index for lakes. Limnol Oceanogr 22, 361-369.
Ji, Z.-G. (2008). Hydrodynamics and water quality modeling rivers, lakes and estuaries. John Wiley &
Sons, inc., Publication.
Kratzer. C and Brezonik. P. (1981). A Carlson-type trophic state index for nitrogen in Florida lakes.
WATER RESOURCES BULLETIN, 17(4), 713-715.
L.Hakanson et al. (2007). On the issue of limiting nutrient and predictions of cyanobacteria in aquatic
systems. Science of the Total Environment 379, 89-108.
Spearman C. (1906). Footrule’ for measuring correlation. Br J Psychol, 89–108.
WHO. (2002). Eutrophication and health. Office for Official Publications of the European
Communities.
Zhao, S. (2004). Mechanisms of Lake Eutrophication and technologies for controlling in China.
Advance in Earth Sciences, vol. 19, no. 1, 138-140.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 61
Abstract:
SOME CHARACTERISTICS OF EUTROPHICATION
IN A SHALLOW LAKE IN HANOI
Cu Chinh Lake is a small-sized, shallow lake in the inner city of Hanoi, facing many water quality
problems, especially eutrophication. Understanding the characteristics of eutrophication in the lake
is one of the necessary scientific basis for proposing solutions to water quality management and
control.With that significance, this study gives some results on the assessment of eutrophication in
Cu Chinh Lake during the period from April 2017 to March 2018.The results show that the lake is
in a state of super-eutrofication and seasonal changes in which high levels in the rainy season. The
most prominent floating plants in the lake are green algae and cyanobacteria in which some types
such as Microcystis, Anabaena causing to bloom in water.
Keywords: Eutrophication, Cyanobacteria, Trophic State Index, Cu Chinh Lake
Ngày nhận bài: 04/4/2018
Ngày chấp nhận đăng: 16/5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36470_117917_1_pb_7921_2070343.pdf