This article provided some evaluation methods of statistical analysis of
typhoons in Vietnam. The results indicated that there were a total of 696 storms in Vietnamese
sea for the period between 1951 - 2013, with the annual average more than 11 storms. Among
them 327 storm approached coastline, bringing an average of 5.2 storms per year.
Furthermore, hurricane season are likely to occur throught the month of July to September.
The number of landing points were divided by 7 zones, taking account of decreasing gradient
southward. The maximun, speed of storm was 58 metre per second and the maximum rainfall
was over 400 mm. The variation mechanism of Vietnam typhoons in the future were withdrawn
in order to support assurance of weather information and disaster prevention.
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đánh giá thống kê về tính chất của bão biển Đông và vùng bờ biển Việt Nam giai đoạn 1951-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
176
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 2; 2014: 176-186
ISSN: 1859-3097
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ THỐNG KÊ VỀ TÍNH CHẤT CỦA BÃO
BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BỜ BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1951-2013
Dƣ Văn Toán1*, Nguyễn Quốc Trinh2, Phạm Văn Tiến3,
Lƣu Thị Toán4, Lƣu Thành Trung5, Nguyễn Ngọc Tiến6
1
Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo
2Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
4Đại Học Quốc Gia Hà Nội
5Vụ Khoa học và Công nghệ-Bộ Tài nguyên và Môi trường
6Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*
Email: duvantoan@gmail.com
Ngày nhận bài: 10-1-2014
TÓM TẮT: Bài báo trình bày về phương pháp đánh giá phân tích thống kê bão biển Việt Nam
giai đoạn 1951-2013 và các kết quả thu được. Các kết quả cho thấy là tổng số bão Biển Đông là
695 cơn với trung bình năm là hơn 11 cơn và tại bờ biển Việt Nam là 327 cơn với trung bình là
5,2 cơn/năm. Tháng hoạt động chính của mùa bão là 7, 8 và 9, số lượng điểm đổ bộ vào Việt
Nam chia theo 7 vùng và có phân bố giảm dần từ vùng I phía Bắc đến vùng VII phía Nam, gió
có tốc độ cực đại trong các cơn bão là khoảng 53 m/s, đạt lớn nhất năm 2006 với 58 m/s,
lượng mưa cực đại trong bão khoảng trên 400 mm. Bài báo cũng đưa ra một số nhận định về
quy luật biến thiên của bão biển Việt Nam trong tương lai nhằm phục vụ cho công tác đảm bảo
thông tin thời tiết và phòng chống thiên tai.
Từ khóa: Bão biển Việt Nam, bờ biển, điểm đổ bộ, gió cực đại, mưa cực đại, tần suất bão.
MỞ ĐẦU
Bão trên thế giới có nhiều cách gọi khác
nhau: ở vùng châu Á Thái Bình Dương bão
được gọi là “Typhoon”; ở vùng Ấn Độ
Dương người ta gọi bão là “Cyclone”; ở vùng
Đại Tây Dương người ta gọi bão là “Uragan”
hay “Hurricane”; ở châu Úc người ta gọi bão là
“Villy-Villy”. Tất cả những tên gọi đó
được quy tụ lại dưới một tên cơ bản chung là
“Tropical Cyclone” - bão hay xoáy thuận nhiệt
đới (XTNĐ).
Với vùng biển Việt Nam, có các nghiên cứu
về bão và biến động bão biển giai đoạn 1980-
2000 của các nhà khoa học Liên Xô và quốc tế
[10-20] đã chỉ ra sự biến động khác thường về
tần suất và cường độ bão, xu thế bão và ảnh
hưởng tới dòng chảy-hoàn lưu, sóng biển vịnh
Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và toàn biển Đông. Các
nhà khoa học Việt Nam cũng đã có hàng loạt
nghiên cứu về khí hậu và bão biển [1-9] với các
kết quả tương đối khác nhau. Đặc biệt nghiên
cứu chi tiết mới nhất cho thấy có sự biến động
đáng kể của trường nhiệt độ nước mặt biển và
hoạt động của bão nhiệt đới trên khu vực Biển
Đông trong những thập kỷ gần đây [3]; số
lượng trung bình năm của bão và siêu bão dao
động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều
chục năm [4]. Trong năm thập kỷ gần đây, số
lượng bão ảnh hưởng trực tiếp đến ven bờ vịnh
Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ lại gia tăng. Nguyễn Văn Tuyên
(2007) [8] đã nghiên cứu sự phân bố của bão,
theo đó bão được phân loại theo vùng ảnh
hưởng và theo cường độ rồi phân tích xu hướng
hoạt động. Kết quả phân tích cho thấy, trong
thời kỳ 1951-2006, hoạt động của bão trên khu
vực Tây Bắc Thái Bình Dương (TBTBD) có xu
hướng giảm về số lượng, trong đó số cơn bão
Một số đánh giá thống kê về tính chất của bão
177
yếu và trung bình có xu hướng giảm, còn số
cơn bão mạnh lại có xu hướng tăng lên. Trên
khu vực Biển Đông, những cơn bão vào Biển
Đông nhưng không vào vùng ven biển và đất
liền nước ta lại có xu hướng tăng về số lượng.
Bão có xu hướng tăng lên ở hai vùng Trung Bộ
và Nam Bộ nhưng ở vùng Bắc Bộ lại có xu
hướng giảm. Cường độ bão có xu hướng giảm,
trong đó các cơn bão yếu có xu hướng giảm rõ
rệt nhất. Kết quả [5] đưa ra một số nhận định
về dao động chu kỳ nhiều năm và thập kỷ, số
lượng bão trên khu vực TBTBD có xu thế biến
đổi không như nhau đối với các cấp bão. Có sự
giảm nhẹ của bão từ cấp 10 trở lên, đây có thể
là nguyên nhân giảm nhẹ tổng số lượng bão và
áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên toàn khu vực.
Trên biển Đông tổng số bão và áp thấp nhiệt
đới có xu hướng tăng nhẹ. Xu thế này có sự
đóng góp của ATNĐ vào bão cấp 8 và 9. Các
loại bão có cường độ mạnh, đặc biệt bão cấp 10
và 11 lại có xu thế giảm. Theo [6] thì nhận định
bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và gây nên các
tác động lên đất liền ven biển Việt Nam tập
trung ở vùng biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
trong đó cực đại trên đoạn bờ Hà Tĩnh - Nam
Nghệ An. Dải ven bờ Bình Bịnh - Quảng Ngãi
có tần suất bão độ bộ lớn bờ biển Việt Nam,
tổng số bão và áp thấp nhiệt đới không có xu
thế rõ đối với vùng bờ phía bắc, trong khi tăng
lên tại Trung Bộ và phía Nam.
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung đánh
giá xu thế biến đổi cả về số lượng, cường độ và
quỹ đạo của những cơn bão (XTNĐ) trên khu
vực Biển Đông dựa trên những nguồn số liệu
mới và chi tiết nhất hiện có [13]. Những kết
quả phân tích chi tiết những đặc trưng thống kê
và phân bố số lượng và cường độ bão chi tiết
theo số liệu cập nhật đến hết năm 2013.
TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Số liệu sử dụng
Số liệu về bão sử dụng trong báo cáo được
thu thập từ dữ liệu lưu trữ trên các website của
RSMC (Regional Specialized Meteorological
Centre) từ năm 1951 đến 2013 [13]. Các chuỗi
số số liệu cơ bản về bão đã được thiết lập cho
từng khu vực theo quy mô ảnh hưởng đến Biển
Đông và bờ biển Việt Nam. Các khu vực được
lựa chọn bao gồm: Biển Đông (BĐ) và bờ biển
Việt Nam (BBVN).
Ảnh hưởng của bão đến khu vực bờ biển
Việt Nam được phân thành 7 vùng như trong
hình 1. Các vùng được phân chia dựa trên cơ sở
sau: khoảng cách từ bờ biển đến ranh giới phía
ngoài được lấy bằng bán kính vùng gió mạnh từ
cấp 6 trở lên (khoảng 300-350 km). Ranh giới
theo vĩ độ giữa các vùng được chia theo theo
hai tiêu chí: ranh giới phân định các tỉnh và bề
rộng tương đối của vùng theo hướng vĩ độ.
Hình 1. Sơ đồ phân vùng ảnh hưởng bão đến
khu vực ven bờ biển Việt Nam
Vùng I: Quảng Ninh - NinhBình, từ vĩ
tuyến tuyến 19,820N trở lên;
Vùng II: Thanh Hoá - Hà Tĩnh, từ
19,82
0N đến 17,950N;
Vùng III: Quảng Bình - Thừa Thiên Huế,
từ 17,950N đến 16,20N;
Vùng IV: Đà Nẵng - Bình Định, từ 16,20N
đến 13,70N;
Vùng V: Phú Yên - Khánh Hòa, từ 13,70N
đến 11,80N;
Vùng VI: Ninh Thuận - Bình Thuận từ
11,80
0N đến 10,570N;
Vùng VII: Nam Bộ từ vĩ tuyến 10,570N
trở xuống.
Dư Văn Toán, Nguyễn Quốc Trinh,
178
Các chuỗi số liệu cho 7 đoạn bờ được thiết
lập cho tất cả các nhóm cấp bão được phân tích
thống kê nhằm đưa ra những đặc điểm phân bố
và biến động của chúng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Các công thức tính toán dựa theo các công
thức của toán học thống kê, xác định các đặc
trưng thống kê thông dụng đối với từng loại
bão và từng khu vực biển cụ thể [12].
Giá trị trung bình được tính theo công thức
sau:
n
x
X
n
t
t
1
Trong đó X là giá trị trung bình của nhân
tố x, n là độ dài của chuỗi số liệu của nhân tố x.
Khi tính toán giá trị trung bình nhiều năm
(TBNN) từ năm 1951-2013, giá trị n=62, trung
bình từng thập niên 1951-1960, 1961-1970,
1981-1990,1991-2000 và 2001-2010, giá trị
n=10.
Phát hiện xu thế bằng phương pháp trung
bình trượt
Trung bình trượt được coi là công cụ phát
hiện sơ bộ tính xu thế bằng cách san bằng
những ảnh hưởng của biến đổi ngẫu nhiên đối
với các chuỗi số liệu quan trắc. Trong hoàn
cảnh dung lượng của chuỗi số liệu ngắn thường
dùng 2 dạng trượt: trung bình trượt với m = 5,
m = 11 (trọng lượng đồng đều). Trong nghiên
cứu này sử dụng dạng trung bình trượt thứ 2
với m=11.
Biến đổi chuỗi {xt}: x1, x2, xn thành
chuỗi tx
~ không có hoặc có rất ít thành phần
ngẫu nhiên:
2
1
1
2
1
2
1
~...~~
m
n
mm xxx
Bằng cách lấy trung bình của m thành phần
liên tiếp làm trị số của thành phần giữa với điều
kiện m lẻ,
10 3
n nm , khi đó trị số trung bình
trượt với m thành phần j là xj có dạng:
2
1
2
1
1~
m
j
m
jt
tt x
m
x
Trong chuỗi
~
jx không có
1
2
m thành viên
đầu và 1
2
m thành viên cuối.
Lập phương trình xu thế theo phương pháp
bình phương tối thiểu
xt = b0 +b1t
1
1
2
1
( )( )
( )
n
t
t
n
t
x x t t
b
t t
; 0 1b x bt
Các đặc trưng thu được từ phương trình xu
thế bao gồm:
Tốc độ xu thế: b1.
Gốc xu thế: b0.
Mức tăng hay giảm trong thời kỳ nghiên
cứu.
D = b1n
Hệ số tương quan (rxt).
2
1
1
2
1
2
1
)()(
))((
n
t
n
t
t
n
t
t
xt
ttxx
ttxx
r
Kiểm nghiệm xu thế
Kiểm nghiệm độ tin cậy của hệ số tương
quan rxt.
Độ tin cậy của rxt được kiểm nghiệm bằng
giả thiết H0:
H0: r = 0 (*)
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm ban đầu (*) là:
r 0 d r ®îc thõa nhËn l¯ ®¸ng kÓ r 0 0 r l¯ kh«ng ®¸ng kÓ
dα phải bảo đảm sao cho khi H0 đúng
0P r d
Một số đánh giá thống kê về tính chất của bão
179
Theo lý thuyết xác suất thống kê, biến t
với:
21
2
rt
r
n
Có phân bố Student nên tiêu chuẩn (*)
được thay thế bằng (**) sau đây:
t t r l¯ ®¸ng kÓ t t r l¯ kh«ng ®¸ng kÓ
Với: điều kiện khi H0 đúng ttP
Theo phương pháp nói trên, hệ số tương
quan với dung lượng mẫu n coi là đáng kể khi
thỏa mãn tiêu chuẩn tương ứng với α = 0,05 và
0,01được thể hiển trong bảng 1.
Bảng 1. Tiêu chuẩn tin cậy của r
n-2 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
α = 0,05 0,576 0,423 0,349 0,304 0,273 0,250 0,232 0,217 0,205 0,195
α = 0,01 0,708 0,537 0,449 0,393 0,362 0,325 0,302 0,283 0,267 0,254
Kiểm nghiệm sự tồn tại của xu thế trong
các chuỗi khí hậu theo phương pháp Spearman.
Từ chuỗi số liệu ban đầu {xt}
x1, x2, xn
Lập chuỗi trình tự {yi}
y1, y2, yn
Trong đó y1 < y2 < <yn
Chuỗi {xt} được coi là có xu thế khi {xt}
tương tự {yi}, nói cách khác, khi các trị số t của
xt gần đúng với i trong yi.
Lập hệ số tương quan hạng rs với:
2
1,
2
)()(
)1(
6
1
n
it
its yixt
nn
r
Theo Spearman, kỳ vọng của rs bằng không
(M(rs) = 0) và phương sai của rs được tính
bằng:
1
1
)(
n
rD s
Chuỗi {xt} coi là không có xu thế khi giả
thiết ban đầu H0: rs = 0 được chấp nhận với
mức tin cậy α.
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm:
sr , bác bỏ giả thiết
sr , chấp nhận giả thiết
d phải xác định sao cho khi H0 đúng
drP s
Đặt
)(
)(
s
ss
rD
rMr
u
và
)( srD
d
U
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm trở thành:
0uu , bác bỏ giả thiết
0uu , chấp nhận giả thiết
Bởi vì u có phân bố chuẩn chuẩn hóa
N(0,1) và do đó:
dte
t
e
u
2
0
2
1
2
1
2
Với α = 0,05, uα = 1,96
Như vậy, khi 96,1u chuỗi khí hậu được
coi là có xu thế rõ rệt và ngược lại. Khi
96,1u chuỗi được coi là không có xu thế.
KẾT QUẢ
Trong thời kỳ 1951 - 2013, trên khu vực
Tây Bắc Thái Bình Dương (TBTBD) có
1.619 cơn bão (XTNĐ) hoạt động, trung bình
có khoảng 26,1 cơn/năm. Khu vực Biển
Đông (BĐ) có 695 XTNĐ hoạt động, trung
bình có khoảng 11,03 cơn/năm. Năm có
nhiều XTNĐ nhất là năm 1964 với 21 cơn,
năm có ít XTNĐ nhất là năm 1969 với 5 cơn.
Khu vực ven biển Việt Nam (VBVN) có 327
XTNĐ hoạt động, trung bình có khoảng 5,2
Dư Văn Toán, Nguyễn Quốc Trinh,
180
cơn/năm. Năm có nhiều xoáy thuận hoạt
động nhất là 1973, với 11 cơn, ít nhất là các
năm 1957, 1958 và 2002, với 1 cơn
(bảng 2, 3, 4).
Bảng 2. Số lượng XTNĐ theo tháng thời kỳ 1951-2013 (cơn)
Khu
vực/Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
TBTBD 28 11 24 42 64 104 237 339 307 236 153 74 1619
BĐ 7 1 9 11 28 66 112 112 124 98 93 34 695
VBVN 1 1 3 4 8 22 40 46 61 70 54 17 327
Tỷ lệ
VBVN/BĐ
0,14 1,00 0,33 0,36 0,29 0,33 0,36 0,41 0,49 0,71 0,58 0,50 0,47
Bảng 3. Số lượng, tần suất và tỷ lệ bão Biển Đông theo tháng thời kỳ 1951-2013
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
BĐ 7 1 9 11 28 66 112 112 124 98 93 34 695
Trung bình 0,11 0,02 0,14 0,17 0,44 1,05 1,78 1,78 1,97 1,56 1,48 0,54 11,03
Tỷ lệ % 1,01 0,14 1,29 1,58 4,03 9,50 16,12 16,12 17,84 14,10 13,38 4,89 100,00
Bảng 4. Số lượng, tần suất và tỷ lệ % theo tháng bão vào vùng bờ Việt Nam
thời kỳ 1951-2013
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
VBVN 1 1 3 4 8 22 40 46 61 70 54 17 327
Trung
bình
0,02 0,02 0,05 0,06 0,13 0,35 0,63 0,73 0,97 1,11 0,86 0,27 5,19
Tỷ lệ 0,31 0,31 0,92 1,22 2,45 6,73 12,23 14,07 18,65 21,41 16,51 5,20 100
Trên các hình 2a, 2b, 2c dễ dàng nhận
thấy (đường nét đứt trung bình trượt 10 năm)
hai chu kỳ biến động về số lượng bão trên
khu vực TBTBD, BĐ và VBVN, mỗi chu kỳ
dài khoảng 30 năm. Phân tích hồi quy số
lượng cơn bão với mức độ tin cậy đạt 99%
theo số liệu trung bình trượt thập kỷ
(10 năm) cho thấy tốc độ suy giảm số lượng
theo xu hướng giảm khoảng 0,8 cơn/thập kỷ
trên khu vực TBTBD (hình 2a) và giảm
khoảng 0,2 cơn/thập kỷ trên khu vực BĐ
(hình 2b). Khu vực VBVN có xu thế giảm
khoảng 0,2 cơn/thập kỷ, với mức đảm bảo
95% (hình 2c).
Trong 6 thập kỷ, 1951-2010, trên khu vực
TBTBD số lượng bão biến đổi tăng và giảm
đan xen qua các thập kỷ, riêng thập kỷ cuối
số lượng bão giảm xuống ít hơn trung bình
nhiều năm (TBNN). Trên khu vực Biển
Đông, thập kỷ 6 - thập kỷ cuối 2001-2010 số
lượng bão cũng giảm xuống ít hơn TBNN,
các thập kỷ còn lại biến đổi theo xu hướng
tăng từ thập kỷ 1951-1960 sang thập kỷ
1961-1970, sau đó giảm dần qua các thập kỷ
tiếp theo, nhưng sự thay đổi này rất nhỏ so
với TBNN. Như vây cho thấy xu thế biến đổi
về số lượng bão qua các thập kỷ thể hiện
không thật sự rõ ràng.
Một số đánh giá thống kê về tính chất của bão
181
y = -0.0808x + 186.83
R
2
= 0.342
10
15
20
25
30
35
40
45
1951 1956 1961 1966 1971 1976 1981 1986 1991 1996 2001 2006 2011
C
ơ
n
Tổng cơn bão mỗi năm TB trượt 10 năm Linear (TB trượt 10 năm)
a. Khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
y = -0.0232x + 57.145
R
2
= 0.1305
0
5
10
15
20
25
1951 1956 1961 1966 1971 1976 1981 1986 1991 1996 2001 2006 2011
C
ơ
n
Tổng cơn bão mỗi năm TB trượt 10 năm Linear (TB trượt 10 năm)
b. Khu vực Biển Đông
y = -0.0208x + 46.403
R
2
= 0.0983
0
5
10
15
1951 1956 1961 1966 1971 1976 1981 1986 1991 1996 2001 2006 2011
C
ơ
n
Tổng cơn bão mỗi năm TB trượt 10 năm Linear (TB trượt 10 năm)
c. Khu vực ven biển Việt Nam (VBVN)
Hình 2. Biến thiên số lượng bão thời kỳ 1951-2013
Tần số XTNĐ trên TBTBD và Biển
Đông biến đổi trong các thập kỷ khác nhau
được trình bày trong hình 3. Trong thời kỳ
nghiên cứu, XTNĐ trên Biển Đông nhiều
nhất trong thập kỷ 1961 - 1970 và ít nhất
trong thập kỷ 1951 - 1960. Trên khu vực
TBTBD thập kỷ 1961-1970 có nhiều XTNĐ
nhất, ít nhất là thập kỷ 2001-2010.
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
1951-1960 1961-1970 1971-1980 1981-1990 1991-2000 2001-2010
C
ơ
n
TBTBD BĐ
Hình 3. Số lượng XTNĐ trung bình theo
thập kỷ
Dư Văn Toán, Nguyễn Quốc Trinh,
182
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1951-1960 1961-1970 1971-1980 1981-1990 1991-2000 2001-2010
Hình 4. Biến thiên số lượng bão trung bình
tháng trên Biển Đông qua từng thập kỷ
Trên hình 5 cho thấy, số XTNĐ trung
bình các thập kỷ hoạt động ven bờ biển Việt
Nam. Số XTNĐ này tăng dần và đạt cực đại
ở thập kỷ 1981-1990, sau đó giảm dần đến
thập kỷ 2001-2010.
VBVN
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
1951-1960 1961-1970 1971-1980 1981-1990 1991-2000 2001-2010
C
ơ
n
Hình 5. Số lượng XTNĐ trung bình theo thập
kỷ VBVN
Số lượng xoay thuận nhiệt đới hoạt động
trên Biển Đông phân phối không đồng đều
trong các tháng của năm. Thời gian từ tháng
5 đến tháng 12 được coi là mùa bão trên
Biển Đông. Trong mùa bão, XTNĐ xuất
hiện tập trung vào các tháng 7, 8, 9, 10 và
11. Tháng 9 là tháng có số tần suất xuất hiện
XTNĐ lớn nhất 1,97 cơn, tháng có ít XTNĐ
nhất là tháng 2, với tần suất 0,02 cơn, trong
63 năm mới xuất hiện 1 XTNĐ vào năm
1965 (xem bảng 2). Tháng 11 năm 1964 là
tháng có số lượng XTNĐ lớn nhất với 6
cơn, năm 2013 có 4 cơn. Mùa bão ở Biển
Đông cũng được thể hiện rõ thêm qua sự
biến động số lượng bão trên khu vực Biển
Đông theo tháng qua các thập kỷ như trình
bày trong hình 7. Số lượng bão trung bình
tháng trên khu vực Biển Đông qua 6 thập kỷ
cho ta thấy rõ mùa bão chính trong khu vực
kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 11. Tháng
có số lượng bão trung bình lớn nhất biến đổi
qua từng thập kỷ.
Mùa XTNĐ hay mùa bão ở Biển Đông
biến đổi nhiều từ năm này qua năm khác,
thập kỷ này sang thập kỷ khác, cả về thời
gian bắt đầu, thời kỳ cao điểm cũng như thời
gian kết thúc. Bảng 5 trình bày tần suất thời
điểm bắt đầu và kết thúc mùa bão theo thập
kỷ. Trong 60 năm, từ 1951 đến 2010, theo
thống kê thời gian bão bắt đầu hoạt động
theo tháng cho thấy mùa bão được bắt đầu
sớm nhất vào tháng 1 là có 7 năm chiếm
khoảng 1%. Thực tế này chỉ ra rằng đây
chính là mùa mưa bão của năm trước kéo dài
sang năm sau và như vậy tháng 1 chính thức
là tháng hoạt động muộn nhất của mùa bão.
Không có mùa bão nào bắt đầu vào tháng 2,
chứng tỏ đây là tháng giao mùa bão, thể hiện
phân cách rõ ràng giữa các mùa bão. Có 8
năm màu bã bắt đầu vào tháng 3 chiếm
khoảng 12,9%, thực tế tháng này là tháng bắt
đầu của mùa mưa bão mới, các cơn bão đầu
màu xuất hiện trong tháng này. Mùa bão bắt
đầu vào tháng 4 có 6 năm chiếm khoảng 9,7%,
tháng 5 và 6 có 17 năm có bão chiếm khoảng
27,4%. Mùa bão bắt đầu vào tháng 7 có 8 năm
chiếm 12,9% là tháng bắt đầu mùa mưa bão
muộn nhất trong năm. Tương tự như vậy,
thời gian kết thúc mùa mưa bão cũng được
thống kê và đưa ra kết quả như sau: Thời
điểm kết thúc mùa bão sớm nhất vào tháng 9
có 4 năm (1955, 1969, 1976 và 2002) chiếm
6,5%. Mùa bão kết thúc vào tháng 11 có tỷ
trọng lớn nhất, với 27 năm chiếm 43,5%, kế
tiếp đó là kết thúc vào tháng 12 với 25 năm
và chiếm 40,3%, vào tháng 10 có 6 năm
chiếm 9,7%.
Như vậy, mùa bão ở khu vực Biển Đông
bắt đầu sớm hất là tháng 3 và tập trung cao
vào tháng 5 và tháng 6, mùa bão kết thúc tập
trung vào tháng 11 và tháng 12 và muộn nhất
là sang tháng 1 năm sau. Trong cả thời kỳ dài
60 năm từ 1951-2010 luôn có bão trong 3
tháng liên tiếp 7,8 và 9, điều này cho thấy
thời gian hoạt động của XTNĐ trong khu
vực Biển Đông tối thiểu là 3/12 tháng, tương
đương 25%.
Một số đánh giá thống kê về tính chất của bão
183
Bảng 5. Tần suất tháng bắt đầu, kết thúc mùa bão (%) và mùa bão trung bình cho các thập kỷ,
khu vực Biển Đông
Thời điểm Thập kỷ
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bắt đầu mùa
bão
1951-1960 20 20 20 10 30
1961-1970 10 10 30 10 40
1971-1980 10 10 40 30 10
1981-9990 20 10 30 40
1991-2000 20 20 20 30 10
2001-2010 10 10 40 20 20
Kết thúc mùa
bão
1951-1960 10 20 20 50
1961-1970 10 10 50 30
1971-1980 10 50 40
1981-1990 50 50
1991-2000 10 60 30
2001-2010 10 20 40 30
Vùng ven biển Việt Nam
Đối với 7 vùng ven biển ven biển Việt
Nam (hình 1), một XTNĐ có thể hoạt động
trên nhiều vùng trong quá trình di chuyển và
biến đổi của nó. Số lượng XTNĐ hoạt động
có sự biến động mạnh giữa các vùng, và có
xu hướng chung là giảm dần từ Bắc vào Nam
(hình 6).
0
20
40
60
80
100
120
140
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Vùng V Vùng VI Vùng VII
C
ơ
n
Hình 6. Số lượng XTNĐ thời kỳ 1951-2013
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy xu
hướng biến đổi về số lượng XTNĐ qua các
năm của các vùng có sự khác nhau. Số lượng
XTNĐ trong các vùng I, IV và VII có xu
hướng giảm, trong khi các vùng II, III, V và
VI có xu hướng tăng lên. Hình 7 trình bày số
lượng XTNĐ từng năm trong 7 vùng.
Kết quả thống kê số lượng XTNĐ theo thập
kỷ cho thấy 3 nhóm xu thế rõ ràng. Nhóm thứ
nhất gồm các vùng I, II, III và IV, nhóm thứ hai
gồm vùng V và nhóm ba gồm vùng VI và VII
(hình 8). Nhóm một, số lượng XTNĐ tập trung
vào hai thập kỷ 1971-1980 và 1981-1990, hai
thập kỷ 1961-1970 và 1981-1990 có số lượng
XTNĐ nhỏ nhất. Nhóm 2, số lượng XTNĐ lớn
nhất trong thập kỷ 1971-1980. Nhóm 3, số
lượng XTNĐ phân bố thành hai đỉnh vào các
thập kỷ 1961-1970 và 1991-2000.
0
5
10
15
20
25
1
9
5
1
1
9
5
3
1
9
5
5
1
9
5
7
1
9
5
9
1
9
6
1
1
9
6
3
1
9
6
5
1
9
6
7
1
9
6
9
1
9
7
1
1
9
7
3
1
9
7
5
1
9
7
7
1
9
7
9
1
9
8
1
1
9
8
3
1
9
8
5
1
9
8
7
1
9
8
9
1
9
9
1
1
9
9
3
1
9
9
5
1
9
9
7
1
9
9
9
2
0
0
1
2
0
0
3
2
0
0
5
2
0
0
7
2
0
0
9
2
0
1
1
2
0
1
3
C
ơ
n
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Vùng V Vùng VI Vùng VII
Hình 7. Số lượng XTNĐ 7 vùng ven bờ
Việt Nam
0
5
10
15
20
25
30
Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Vùng V Vùng VI Vùng VII
C
ơ
n
1951-1960
1961-1970
1971-1980
1981-1990
1991-2000
2001-2010
Hình 8. Số lượng XTNĐ trung bình thập kỷ
của 7 vùng ven biển Việt Nam
Kết quả phân tích hồi quy chuỗi số liệu
trung bình trượt 10 năm vị trí đổ bộ trung bình
năm của bão theo vĩ độ cho thấy, điểm đổ bộ có
xu hướng dịch xuống phía Nam khoảng 0,015
độ/năm (hình 9).
Dư Văn Toán, Nguyễn Quốc Trinh,
184
y = -0.0151x + 47.166
R
2
= 0.1366
15
16
17
18
19
1951 1956 1961 1966 1971 1976 1981 1986 1991 1996 2001 2006 2011
Năm
V
ĩ
đ
ộ
T
B
(
đ
ộ
)
Vĩ độ đổ bộ TBNN
Trung bình trượt 10 năm vĩ độ đổ bộ
Linear (Trung bình trượt 10 năm vĩ độ đổ bộ)
Hình 9. Sự thay đổi vị trí đổ bộ trung bình
năm theo vĩ độ và xu thế biến đổi theo trung
bình trượt 10 năm
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đối
với chuỗi số liệu tốc độ gió (hình 10), của
các cơn bão cho thấy xu thế giảm rất nhỏ, với
mức đảm bảo 95%. Gió có tốc độ cực đại
trong các cơn bão là khoảng 53 m/s, đạt lớn
nhất năm 2006 với 58 m/s. Lượng mưa cực
đại trong bão biến đổi qua từng cơn bão, từng
năm, trung bình trong vào khoảng trên 400,
có xu thế tăng nhẹ (hình 11). Tuy nhiên, số
liệu về lượng mưa thu thập chưa đủ dài, xu
thế biến đổi của nó chưa đủ độ tin cậy theo lý
thuyết thống kê.
y = -0.0944x + 259.76
R
2
= 0.1948
45
55
65
75
85
95
1977 1982 1987 1992 1997 2002 2007 2012
(m
/s
)
Vận tốc gió cực đại
Vận tốc gió cực đại trung bình trượt 10 năm
Linear (Vận tốc gió cực đại trung bình trượt 10 năm)
Hình 10. Xu thế biến đổi của tốc độ gió cực
đại trong bão trên biển Đông
y = 5.5559x - 10693
R
2
= 0.0752
0.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
700.0
800.0
1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014
L
ư
ợ
n
g
m
ư
a
cự
c
đ
ại
(
m
m
)
Rmax (mm) Xu thế tuyến tính (Rmax(mm))
Hình 11. Xu thế lượng mưa cực đại trong
bão BBVN
KẾT LUẬN
Số lượng các cơn bão trong thời kỳ 1951-
2013 hoạt động trên Biển Đông là 695 cơn và
trung bình năm là hơn 11 cơn, và tại vùng
BBVN là khoảng 5,2 cơn/năm.
Gió có tốc độ cực đại trong các cơn bão là
khoảng 53 m/s, đạt lớn nhất năm 2006 với
58 m/s. Lượng mưa cực đại trong bão biến đổi
qua từng cơn bão, từng năm, trung bình trong
vào khoảng trên 400, có xu thế tăng nhẹ.
Tháng hoạt động chính của mùa bão là 7,
8 và 9, số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam theo
7 phân vùng giảm dần hướng Bắc Nam từ
vùng I đến vùng VII. Tổng hơn 120 cơn vùng
I gấp 4 lần so với vùng VII (khoảng 30 cơn).
Xu thế biến đổi về số lượng bão qua 6
thập niên theo số liệu hiện có từ 1951 đến
2010 thể hiện không thật sự rõ ràng với xu
thế chung là giảm nhẹ 0,1 cơn/thập kỷ. Như
vậy có thể nói chuỗi số liệu quan trắc các cơn
bão hay XTNĐ trong 60 năm chưa đủ dài để
mô tả hết sự biến động toàn diện của biến
động cơn bão nói riêng.
Vấn đề thống kê và phân tích số lượng
bão đến vùng biển Đông và ven bờ Việt Nam
cần được xem là vấn đề phải được liên tục
nghiên cứu và phân tích, đánh giá nhằm đảm
bảo thông tin cho công tác phòng chống thiên
tai bão đối với các hoạt động kinh tế biển và
ven bờ. Cần phải xây dựng và tự động hóa bộ
cơ sở dữ liệu thống kế đầy đủ về chuỗi dài số
liệu cơn bão cùng tần suất, tốc độ, hướng,
gió, mưa, điểm đổ bộ, vùng đổ bộ bão. Cần
có thêm nhiều nghiên cứu thống kê để phát
hiện ra được các quy luật - quy trình của bão
Biển Đông và ven bờ Việt Nam và các tác
động kinh tế xã hội môi trường của các địa
phương theo phân bố vùng nhằm đề xuất giải
pháp phòng chống thiên tai bão lũ hợp lý và
hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Âu, 2002. Địa lý tự nhiên biển
Đông. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002. 180 tr.
2. Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương,
Phan Văn Tân, 2010. Đặc điểm hoạt
động của bão ở vùng biển gần bờ Việt
Nam giai đoạn 1945-2007. Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ 26, Số 3S, 344-353.
Một số đánh giá thống kê về tính chất của bão
185
3. Nguyễn Văn Tuyên, 2007. Xu hướng hoạt
động của xoáy thuận nhiệt đới trên Tây
Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông theo
các cách phân loại khác nhau. Tạp chí
Khí tượng Thủy văn 559, 14-21.
4. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tấn Đắc, 1993.
Khí hậu Việt Nam. Nxb. KHKT. 350 tr.
5. Đinh Văn Ưu, Phạm Hoàng Lâm, 2005.
Biến động mùa và nhiều năm của trường
nhiệt độ mặt nước biển và sự hoạt động
của bão tại khu vực Biển Đông. Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ XXI 3PT, 12-19.
6. Đinh Văn Ưu, 2009. Đánh giá quy luật
biến động dài hạn và xu thế biến đổi số
lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu
vực Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và
ven biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ 25 3S, 542-550.
7. Đinh Văn Ưu, 2010. Sự biến động hoạt
động và đổ bộ của bão nhiệt đới vào bờ
biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, Tập 26, Số 3S, 479-455.
8. Đinh Văn Ưu, 2011. Đặc điểm biến động
bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực
tiếp đến đất liền Việt Nam. Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ 27, Số 1S, 266-272.
9. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
2009. Biển Đông. Tập 1. Nxb. KHTN&CN.
600 tr
10. C. W. Landsea, R. A. Pielke, A. M.
Mestas-Nunez, J. A. Knaff, 1999. Atlantic
basin hurricanes: Indices of climatic
changes, Climatic Change 42, 89-99.
11. M. Xu, M. Ying, Q. Yang, 2004. “Climate
variability of tropical cyclone activities in
Western North Pacific ocean”, the 26th
Conference on Hurricanes and Tropical
Meteorology, Miami, Florida, 3-7 May,
2004, p. 10A.4.
12. D. S. Wilks, Statistical methods in the
Atmospheric Sciences - Second Edition,
2006.
13.
14. Белоненко Т. В., Шевченко Г. В., 2011.
Методика оценки характеристик
штормовых нагонов в различных
районах океана. Спб, Гидрометеоиздат,
178 ctp
15. Григоркина Р. Г., Фукс В. Р., 1986.
Воздействие тайфунов на океан. Л.,
Гидрометеоиздат, 1986, 242 ctp.
16. Данченков М. А., Гаврилов Г. М., 2000.
Подъем вод у центральной части
побережья Вьетнама в 1979-1988 гг. //Тр.
ДВНИГМИ. 2000, вып. 140. С. 124-130.
17. Ластовецкий Е.И., Савельев А.В., 2000.
Особенности гидрологического режима
шельфовых вод Вьетнама осенью 1992 г.
//Тр. ДВНИГМИ. 2000, вып. 140. С. 118-
123.
18. Ластовецкий Е. И., Стерхов С. Н.,
Савельев А. В., 2000. Особенности
геострофической циркуляции вод на
шельфе Вьетнама и в прилегающих
районах. //Тр. ДВНИГМИ. 2000, вып.
140. С. 131-136.
19. Ластовецкий Е. И., Савельев А. В., 2000.
Особенности гидрологического режима
вод шельфа Вьетнама в летний сезон.
//Тр. ДВНИГМИ. 2000, вып. 140. С. 110-
117.
20. Юрасов Г. И., 1985. Исследование
гидрологических условий на шельфе в
районе дельты реки Меконг в период
юго-западного муссона.
//Океанологические исследования в
Тихом океане. Владивосток. ДВНЦ АН
СССР. 1985. С. 56-60.
Dư Văn Toán, Nguyễn Quốc Trinh,
186
A STATISTICAL ANALYSIS OF TYPHOONS IN THE PERIOD
1951 - 2013 IN VIETNAM’S COASTAL ZONES
Du Van Toan
1
, Nguyen Quoc Trinh
2
, Pham Van Tien
3
,
Luu Thi Toan
4
, Luu Thanh Trung
5
, Nguyen Ngoc Tien
6
1
Research Institute of Management of Sea and Islands
2
National Centre for Hydrometeorology Forecasting
3
Institute of Meteorology, Hydrology and Environment
4
Vietnam National University, Hanoi
5
Department for Science and Technology-Ministry of natural resources
and environment of the socialist republic of Vietnam
6
Institute of Marine Geology and Geophysics-VAST
ABSTRACT: This article provided some evaluation methods of statistical analysis of
typhoons in Vietnam. The results indicated that there were a total of 696 storms in Vietnamese
sea for the period between 1951 - 2013, with the annual average more than 11 storms. Among
them 327 storm approached coastline, bringing an average of 5.2 storms per year.
Furthermore, hurricane season are likely to occur throught the month of July to September.
The number of landing points were divided by 7 zones, taking account of decreasing gradient
southward. The maximun, speed of storm was 58 metre per second and the maximum rainfall
was over 400 mm. The variation mechanism of Vietnam typhoons in the future were withdrawn
in order to support assurance of weather information and disaster prevention.
Keywords: Vietnam typhoon, coastal zone, landing points, maximum wind speed, maximum
rainfall, frequenoy per storm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4485_16013_1_pb_3741_2079641.pdf