Sự tăng cao nhiệt độ nước biển và suy
thoái rạn do tẩy trắng san hô đang là vấn đề
toàn cầu. Cơ quan quản lý của các khu bảo
tồn biển cần quan tâm đến tính sống còn
của san hô tạo rạn thông qua xây dựng kế
hoạch quản lý với phân vùng chức năng và
hành động quản lý thích hợp. Theo tư vấn
của West & Sam (2003), việc phân vùng
chức năng phải chú trọng đến những yếu tố
mức độ trao đổi nước; sự che chắn san hô
khỏi hủy hoại của bức xạ; tiềm năng thích
nghi với nhiệt độ cao và các tác động khác;
khả năng sống sót của quần xã san hô, tiềm
năng tái tạo nhờ tiếp nhận ấu trùng của các
khu vực và tạo nền đáy phù hợp cho phục
hồi sau tai biến. Đối với biển Việt Nam, sự
tồn tại của một số vùng nước trồi là một lợi
thế như là những nơi “trốn tránh hủy diệt”
nhờ sự giảm nhiệt độ nước biển vào mùa hè
và qua đó tránh tác động tiêu cực của tăng
nhiệt độ trong thời gian dài đối với rạn san
hô. Theo Vo Si Tuan (2008), các khu bảo
tồn biển gồm vịnh Nha Trang, Núi Chúa và
Cù Lao Cau nằm trong khu vực chịu ảnh
hưởng tích cực của hiệu ứng nước trồi. Vì
vậy, cần có những đầu tư xứng đáng để
giữa gìn các khu vực này nhằm tạo nguồn
bổ sung cho sự phục hồi của các vùng rạn
khác nếu có tai biến do sự nâng cao nhiệt
độ nước biển.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ghi nhận về suy thoái rạn san hô do tai biến thiên nhiên ở nam Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
182
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2013, tập 19: 182-189
MỘT SỐ GHI NHẬN VỀ SUY THOÁI RẠN SAN HÔ DO TAI BIẾN
THIÊN NHIÊN Ở NAM VIỆT NAM
Võ Sĩ Tuấn
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo
sát gần đây ở vùng biển ven bờ Việt Nam đã cho phép ghi nhận một số sự cố
suy thoái rạn san hô mà nguyên nhân là do các tai biến thiên nhiên bất
thường. Đó là: nở hoa của tảo trên diện rộng ở vịnh Cà Ná vào năm 2002;
bùng nổ sao biển gai ở các vịnh Nha Trang, Vân Phong và vùng biển Cù Lao
Chàm (2002 – 2004); tác động tích lũy của nhiệt độ cao và độ muối thấp
trong một giai đoạn ngắn ở Côn Đảo (2005); nước lũ từ đất liền ảnh hưởng
đến vùng biển Cù Lao Chàm (2006); và tẩy trắng hàng loạt san hô ở vùng
biển Phú Quốc (2010). Những tác động này đã làm giảm độ phủ san hô một
cách nghiêm trọng do hàng loạt san hô bị tiêu diệt. Một số ghi nhận cho thấy
sự phục hồi diễn ra rất chậm và có sự thay đổi mật độ của các sinh vật khác
trên rạn. Suy thoái rạn san hô do tai biến thiên nhiên là vấn đề cần được các
khu bảo tồn biển quan tâm thông qua qui hoạch và thực thi quản lý nhằm
thích ứng và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học
biển.
NEGATIVE CHANGES OF CORAL REEFS DUE TO THE NATURAL
CATASTROPHES RECORDED RECENTLY IN SOUTH VIET NAM
Vo Si Tuan
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology
Abstract Coral reef monitoring has been implemented since the year of 2000 and
provided a series of data on the trend of 10 coastal coral reef locations in
South Viet Nam. Through this monitoring programme and supplementary
surveys, it was recorded a number of catastrophes which caused in serious
negative changes of coral reefs. They included: extensive algae bloom in Ca
Na bay (2002); Crown of Thorn Starfish bloom in Nha Trang, Van Phong
and Cam Ranh bays (2002 – 2004); combination of high water temperature
and low salinity in short period in Con Dao islands (2005); flooding
discharge from the mainland to Cu Lao Cham island (2007); and extensive
coral bleaching in Phu Quoc and Con Dao islands (2010). Under impacts of
these catastrophes, coral cover was seriously reduced and coral mass
mortality was hightly recorded. A number of observations indicated slow
recovery of hard corals and changes of reef communities following extensive
impacts. Degradation of coral reefs due to natural catastrophes should be
considered by MPA authorities via planning and management practices in
order to enhance ecological resilience and minimize impacts to marine
biodiversity.
183
I. MỞ ĐẦU
Ngăn ngừa suy thoái rạn san hô là vấn đề
được quan tâm lớn trong hoạt động bảo tồn
đa dạng sinh học nói chung và quản lý các
khu bảo tồn biển (KBTB) nói riêng. Hầu
hết kế hoạch quản lý các KBTB đều đã đề
cập khá đầy đủ các giải pháp và hành động
ngăn ngừa hoạt động có hại của con người
như khai thác quá mức và hủy diệt, du lịch
không kiểm soát và giảm thiểu tác động ô
nhiễm. Tuy nhiên, quản lý nhằm thích ứng
và giảm thiểu tai biến thiên nhiên là vấn đề
còn khá bất cập vì thiếu tư liệu khoa học và
lúng túng trong hành động thực tiễn. Bài
báo này điểm lại tình trạng suy thoái rạn
san hô do một số tai biến thiên nhiên trong
thời gian gần đây ở Việt Nam và thảo luận
các vấn đề liên quan đến quản lý thích ứng
nhằm góp phần tư vấn nâng cao hiệu quả
quản lý của các KBTB.
II. TÀI LIỆU
Tài liệu sử dụng cho việc phân tích đánh
giá trong nghiên cứu này là phần liên quan
trong các kết quả đánh giá hiện trạng và tác
động đối với rạn san hô ở Việt Nam đã và
chưa công bố, bao gồm:
- Kết quả giám sát rạn san hô ở vịnh Cà
Ná (1996 và từ 2003 - 2006); vịnh Nha
Trang (2002 – 2007), vịnh Vân Phong
(2003 - 2006 ); Cù Lao Chàm (2002 –
2004) đã công bố bởi Võ Sĩ Tuấn và cs.
(2008);
- Nghiên cứu hiện tượng san hô chết
hàng loạt ở Côn Đảo vào tháng 10 năm
2005 (Hoàng Xuân Bền và cs., 2008);
- Đa dạng sinh học và chất lượng môi
trường KBTB Cù Lao Chàm, 2004 – 2008
(đề tài cấp tỉnh do TS. Nguyễn Văn Long
chủ trì);
- Xây dựng chương trình quan trắc tài
nguyên và môi trường khu bảo tồn biển Phú
Quốc – Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2015
và định hướng đến năm 2020 (đề tài cấp
tỉnh do PGS. TS. Võ Sĩ Tuấn chủ trì).
Trong các nghiên cứu trên đây, việc
đánh giá hiện trạng rạn san hô được thực
hiện theo các phương pháp của mạng lưới
giám sát rạn san hô toàn cầu (English và
cs., 1997) và phương pháp kiểm tra rạn
Reefcheck (Hodgson & Waddell, 1997).
Mô tả chi tiết các phương pháp và kỹ thuật
tiến hành đã được giới thiệu kỹ trong Võ Sĩ
Tuấn và cs. (2008).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Nở hoa của tảo ở vịnh Cà Ná, tháng
7/2012
Hiện tượng nở hoa của tảo diễn ra trong
tháng 7 năm 2002 đã làm ô nhiễm nghiêm
trọng đối với vùng biển ven bờ vịnh Cà Ná,
trên một khu vực dài đến 15 km và rộng 5
km từ đường bờ. Sự ô nhiễm dễ dàng nhận
thấy bằng cảm quan; nước biển đen như
nước thải, mùi lưu huỳnh nồng nặc. Trong
điều kiện đó, không chỉ các sinh vật sống cố
định như san hô và sinh vật đáy mà cả cá
cũng bị tiêu diệt.
Nếu so sánh sự thay đổi về độ phủ san
hô giữa 2 thời kỳ trước (1995) và sau (từ
2003) tai biến thiên nhiên do hiện tượng nở
hoa (algal bloom) gây ra vào năm 2002 thì
các điểm rạn vùng ven bờ đất liền có sự suy
giảm lớn về giá trị độ phủ của san hô (trong
đó khu vực Bực Lở và Xóm Bảy san hô
chết hoàn toàn còn khu vực Cát Trắng bị
ảnh hưởng nhẹ hơn nên độ phủ san hô sống
chỉ giảm khoảng 14% giữa năm 1995 và
2003 (Hình 1). Theo dõi quá trình phục hồi
những năm sau đó cho thấy tốc độ phục hồi
diễn ra rất khác nhau giữa các khu vực tùy
theo mức độ ảnh hưởng của tai biến nở hoa.
Khu vực Cát Trắng ít bị ảnh hưởng hơn có
tốc độ phục hồi nhanh hơn (tăng 13,1%),
trong khi đó khu vực chịu ảnh hưởng năng
nề như Bực Lở (tăng 9,6%) và Xóm Bảy
(tăng 0,6%) sau 3 năm từ 2003 – 2006
(Hình 1). Điều đáng quan tâm ở đây là sự
thay đổi về thành phần và cấu trúc của rạn
san hô ở những khu vực này với sự hình
thành và chiếm ưu thế của các thảm đơn
loài thuộc giống Acropora ở khu vực Cát
Trắng và giống Pachyseris ở khu vực Bực
Lở và Xóm Bảy.
184
Đối với sinh vật đáy, đã ghi nhận mât độ
tương đối cao của ốc đụn hơn so với các
khu vực khác ven bờ Việt Nam với mật độ
trung bình dao động từ 2,1 – 4,2 con/100m2
(Hình 2). Các điểm rạn bị suy thoái nghiêm
trọng sau tai biến nở hoa của tảo và hiện có
nhiều rong như Xóm Bảy (6,8 – 16,5
con/100m2) và Bực Lở (2 – 8 con/100m2)
có mật độ cao hơn so với các khu vực khác
ít hoặc không chịu tác động của biến cố này
là Cát Trắng (0,4 – 1,8 con/100m2), Hòn
Cau I (0,6 – 1,3 con/100m2) và Hòn Cau II
(0,9 – 1,8 con/100m2).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Hòn Cau I Hòn Cau II Cát Trắng Bực Lỡ Xóm Bảy Trung bình
1995 2003 2004 2005 2006
Đ
ộ
ph
ủ
(%
)
Hình 1. Biến thiên độ phủ san hô sống tại các điểm giám sát ở vịnh Cà Ná
Figure 1. The cover of living coral at the study locations in Ca Na bay
0
5
10
15
20
25
30
Hòn Cau I Hòn Cau II Cát Trắng Bực Lỡ Xóm Bảy Trung bình
2003 2004 2005 2006
M
ậ
t đ
ộ
(co
n.
10
0m
-
2 )
Hình 2. Biến thiên mật độ ốc đụn tại các điểm giám sát ở vịnh Cà Ná
Figure 2. Density of trochus nail at the study locations in Ca Na bay
2. Bùng nổ sao biển gai ở Nam Trung
Bộ, giai đoạn 2002 – 2004
Số liệu giám sát từ năm 1998 đến 2007 cho
thấy sự bùng nổ sao biển gai Acanthaster
planci (trung bình > 0,15 con/100m2, theo
Morgan & De’ath, 1992) bắt đầu xảy ra trên
một số rạn ở Nam Việt Nam từ năm 2000
và tăng lên cao nhất vào năm 2004. Trong
đó, 3 khu vực có mật độ cao vịnh Vân
Phong, vịnh Nha Trang và Cù Lao Chàm
(Võ Sĩ Tuấn và cs., 2008).
Ở Cù Lao Chàm, mật độ trung bình của
sao biển gai tăng dần từ 0,1 con (2002) đến
0,9 con/100m2 (2004). Trong năm 2002 –
2003, chúng chỉ được ghi nhận tại một vài
điểm rạn nhưng đến năm 2004 thì đã xuất
hiện trên diện rộng ở hầu hết các điểm rạn
giám sát. Đối với vịnh Vân Phong, mật độ
trung bình của sao biển gai tại 4 điểm giám
sát có giá trị cao nhất vào năm 2003 (1,9
con/100m2) và giảm xuống 1,3 con/100m2
vào năm 2006, trong đó các điểm rạn có
mật độ cao là Bắc Hòn Mỹ Giang (2,6 – 6,5
con/100m2).
185
Sao biển gai ở vịnh Nha Trang có mật
độ trung bình khoảng 0,8 con/100m2 trong
năm 2002 và 2003. Điều đáng lo ngại là
sinh vật gây hại này hiện diện ở mật độ
bùng nổ ở hầu hết các điểm rạn (Hình 3),
trong đó, các điểm có mật độ cao Hòn Miễu
(2,9 con/100m2), TB.Hòn Mun (2,6
con/100m2) và tại một số điểm như Bãi
Nghéo và Hòn Vung sao biển gai tiếp tục
duy trì cho đến năm 2007.
0
1
2
3
4
5
6
ĐN.Hòn
Miễu
B.Hòn
Tằm
Bãi
Lận
TN.Hòn
Mun
TB.Hòn
Mun
Bãi
Bàng
Bãi
Nghéo
Hòn
Vung
Trung
bình
2002 2003 2004 2005 2006 2007
M
ật
độ
(co
n
.
10
0m
-
2 )
Hình 3. Biến thiên mật độ sao biển gai (Acanthaster planci) tại các điểm
giám sát ở vịnh Nha Trang
Figure 3. Density of crown of thorn starfish (Acanthaster planci) at the study locations
in Nha Trang bay
3. Tác động hỗn hợp của nhiệt độ cao và
độ muối thấp
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Bền và cs.
(2008) ở Côn Đảo, tháng 10/2005 khẳng
định rằng đã có một tai biến xảy ra ở Côn
Đảo và tập trung ở phía tây bắc quần đảo.
Tai biến này làm cho san hô ở đây chết
hàng loạt, đặc biệt tập trung ở vùng nước
nông ven bờ, trong đó có những vùng có
thể coi là chết hoàn toàn như bãi Ông Đụng
với tỷ lệ san hô mới chết trên tổng độ phủ
san hô sống và chết lên đến trên 90%. Còn
ở vùng nước sâu hơn và lân cận, tỷ lệ san
hô chết dao động trong khoảng 20-50%
(Hình 4). Trong khi đó, một số vùng phía
nam của Côn Đảo ít hoặc không bị ảnh
hưởng của tai biến này. Mật độ động vật
không xương sống đáy kích thước lớn cũng
suy giảm nhiều và nhiều sinh vật đáy chết
được bắt gặp trên rạn. Trong quá trình khảo
sát, rất nhiều sinh vật đáy chết đang bị thối
rửa như ốc đụn, trai tai tượng, cầu gai được
quan sát thấy... Bên cạnh đó, khảo sát lặn
điểm cũng cho thấy, một số sinh vật đáy
còn sống, đặc biệt là trai tai tượng có dấu
hiệu khác thường như: màu sắc nhợt nhạt,
độ nhạy khép vỏ rất chậm khi chúng ta
chạm tay vào. Toàn bộ 11 con trai tai tượng
thuộc loài Tridacna squamosa kích thước
rất lớn đang nuôi giữ tại bãi Ông Đụng chết
hoàn toàn.
Sau thời điểm xảy ra hiện tượng trên
đây các nghiên cứu đã được tiến hành và
bản chất của tai biến đã được xác định. Đó
là sự kết hợp của nhiệt độ cao và độ muối
thấp diễn ra trong cùng một khoảng thời
gian. Số liệu của Trạm Khí tượng Thủy
văn Côn Đảo cho thấy, nhiều ngày trong
tháng 10 có nhiệt độ cao hơn 300C, trong
đó hai ngày 10 và 11 có nhiệt độ nước biển
trên 310C. Tháng 10 cũng là thời kỳ có độ
muối trung bình thấp hơn nhiều so với các
tháng còn lại với độ muối xuống dưới 25‰
vào thời gian từ ngày 12 – 16. Theo kiến
thức cơ bản về sinh thái rạn, nhiệt độ cao
và độ muối thấp là những yếu tố bất lợi
cho san hô tạo rạn. Việc hội tụ điều kiện
cực đoan của hai yếu tố này, dù xảy ra
trong thời gian ngắn, chính là tai biến vượt
quá khả năng chống chịu của san hô và các
sinh vật đáy rạn sống cố định.
186
Điểm lại các nghiên cứu trước đây có
thể nhận thấy là vùng biển Côn Đảo khá
nhạy cảm với sự tăng cao nhiệt độ nước
biển. Các rạn san hô ở đây đã suy thoái
khá nghiêm trọng trong sự kiện tẩy trắng
san hô toàn cầu vào năm 1998 (Vo Si
Tuan, 2000). Vào năm 2010, tẩy trắng san
hô cũng được ghi nhận với tỷ lệ 40 – 50%
tổng độ phủ san hô (Nguyễn Trường
Giang, thông tin cá nhân). Tuy nhiên, sự
giảm độ muối xuống dưới 25‰ ở vùng
biển khá xa đất liền này là hiện tượng chưa
từng được ghi nhận. Với đặc điểm không
có sông suối lớn trên đảo và địa hình
không có đường phân thủy ở phía tây bắc
đảo, nguồn nước làm ngọt hóa và tiêu diệt
rạn san hô chỉ có thể là từ cửa sông Mê
Kông (cách Côn Đảo khoảng 79 km). Thực
địa vào tháng 8 năm 2008 đã ghi nhận sự
xuất hiện của bèo lục bình còn tươi trên bờ
phía bắc đảo lớn Côn Sơn. Đây có thể là
bằng chứng nữa cho thấy nguồn nước ngọt
tải từ sông Mê Kông đã ảnh hưởng ra đến
tận Côn Đảo.
Hình 4. Vị trí rạn san hô suy thoái nặng vào tháng 10 / 2005 tại Côn Đảo
Figure 4. Location of coral reef degraded seriously at Con Dao in October 2005
4. Ảnh hưởng của lũ từ đất liền đến Cù
Lao Chàm, năm 2006
Nghiên cứu so sánh về hiện trạng rạn san
hô giữa hai năm 2004 và 2008 cho thấy độ
phủ san hô cứng suy giảm khá nhiều với giá
trị trung bình giảm gần 7%. Số liệu độ phủ
san hô cứng thu được bằng phương pháp
Manta tow (English và cs., 1997) phản ánh
một thực tế là các rạn nằm ở hướng về phía
bờ đất liền (tây và tây bắc đảo lớn Cù Lao
Chàm) như xung quanh đảo Hòn Khô, Hòn
Lá và ven bờ tây bắc đảo lớn) suy giảm độ
phủ khá nghiêm trọng (Hình 5). Nghiên cứu
chi tiết cũng ghi nhận sự gia tăng độ phủ
của san hô vỡ vụn ở một số khu vực đối
sóng (tăng 17,8% ở Bãi Hương) tương ứng
với sự suy giảm của san hô cứng dạng cành
và dạng phiến với độ phủ trung bình giảm
tương ứng là 17,3% và 15,2%.
Vậy tai biến nào đã gây ra hiện trạng
suy giảm tương đối nghiêm trọng như trên?
Điểm lại tình hình bão lũ trong giai đoạn
2004 đến 2008 cho thấy cơn bão số 6 năm
2006 (tên quốc tế là Xangxane) đã gây gió
mạnh và lũ lớn ở vùng biển miền Trung,
bao gồm tỉnh Quảng Nam. Theo thông tin
San hô chết
phủ 20-50%
San hô chết phủ
90-95%
187
từ các ngư dân có kinh nghiệm tại địa
phương, vào thời kỳ bão lũ năm 2006 lượng
nước đục đỏ ngầu với rác thải bao phủ toàn
bộ khu vực, trong đó một số khu vực phía
tây của đảo lớn và một số khu vực nhỏ khác
lượng nước này lưu lại lâu hơn so với các
khu vực khác. Sự duy trì với thời gian dài
của lượng nước ngọt với hàm lượng phù sa
cao do mưa lũ sẽ làm ngọt hóa và tăng khả
năng lắng đọng trầm tích trên rạn, và điều
này là nguyên nhân tiêu diệt san hô ở Cù
Lao Chàm.Với đặc thù của vùng biển miền
Trung, có thể cho rằng việc một số rạn san
hô bị phá hủy bởi các cơn bão nhiệt đới là
hiện tượng thường xảy ra và san hô tạo rạn
tự chúng có đặc điểm phân bố phù hợp để
thích ứng và phục hồi. Tuy nhiên, sự tác
động của nước ngọt và lắng đọng trầm tích
đối với các rạn san hô ở Cù Lao Chàm có
thể được coi là một tai biến bất thường đe
dọa sự tồn tại và phát triển của rạn san hô ở
vùng biển này.
Hình 5. Thay đổi độ phủ san hô cứng (%) ở các khu vực khảo sát trong KBTB Cù Lao Chàm, 2004
và 2008 (TB: tây bắc, TN: tây nam, CLC: đảo Cù Lao Chàm)
Figure 5. The cover of hard coral (%) at the study areas in Cu Lao Cham in period of 2004 and
2008 (TB: northwest, TN: southwest, CLC: Cu Lao Cham island)
5. Tẩy trắng san hô nghiêm trọng ở Phú
Quốc, năm 2010
Tun và cs. (2010) với trích dẫn số liệu từ
chương trình NOOA’s Coral Reef Watch
chỉ ra rằng sự gia tăng nhiệt độ bề mặt nước
biển được ghi nhận từ tháng 3/2010 ở biển
Andaman và mở rộng đến vịnh Thái Lan,
Biển Đông và Philippines, tiếp tục duy trì 5
– 6 tháng sau đó với giá trị vượt ngưỡng
trên 2oC trong thời gian từ tháng 5 đến
tháng 7. Đây là nguyên nhân gây nên hiện
tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng ở
nhiều vùng biển ở Đông Nam Á trong năm
2010. Quần đảo Phú Quốc nằm trong vùng
bị tác động nghiêm trọng của đợt gia tăng
nhiệt độ nước biển ở Đông Nam Á này với
nhiệt độ tầng mặt ghi nhận ở Gành Dầu vào
tháng 5/2010 lên đến 32oC.
Kết quả quan trắc vào tháng 5/2010 ở
Phú Quốc (Bảng 1) cho thấy mức độ san hô
bị tẩy trắng ở các trạm quan trắc rất cao,
dao động trong khoảng 24,6 – 91,6% tổng
độ phủ san hô (trung bình 56,6%), trong đó
các khu vực rạn nông như Tây Hòn Thơm
và Gành Dầu có tỉ lệ san hô sống bị tẩy
trắng cao nhất (tương ứng 91,6% và
90,4%), tiếp đến là Hòn Dâm Trong
(86,9%). Các rạn ở phía nam thuộc quần
đảo An Thới (Hòn Xưởng, Hòn Móng Tay,
Hòn Gầm Ghì, Đông Hòn Vông và Đông
Nam Hòn Mây Rút Trong) với phân bố sâu
hơn ít bị tẩy trắng hơn nhiều (24,6 –
49,0%).
0
5
10
15
20
25
Hòn
Cụ
Hòn
Khô
Hòn
Lá
Hòn
Mô
Hòn
Dài
Hòn
Tai
TB
CLC
Đông
CLC
TN
CLC
Trung
bình
2004 2008
%
188
Số liệu quan trắc cũng cho thấy có sự
khác nhau về mức độ chống chịu với tẩy
trắng của các giống san hô, trong đó giống
Hydnophora và Montipora hầu như bị tẩy
trắng tại tất cả các trạm với mức độ bị tẩy
trắng tương ứng là 100% và 95,5%. Một số
giống có tỷ lệ bị tẩy trắng khá cao như
Acropora, Pavona và Porites với tỷ lệ bị
tẩy trắng trong khoảng 51 - 60%. Các giống
còn lại đều có tỷ lệ tập đoàn bị tẩy trắng rất
thấp, riêng hai giống Galaxea và
Turbinaria hầu như không bị tẩy trắng. Sự
chống chịu của san hô Galaxea cũng đã
được ghi nhận trong nghiên cứu hiện tượng
này ở Côn Đảo trước đây (Vo Si Tuan,
2000). So sánh với một số khu vực khác ở
vùng ven bờ Nam Trung Bộ thấy rằng san
hô ở Phú Quốc có mức độ tẩy trắng cao hơn
rất nhiều so với vịnh Nha Trang (5,5%) và
Ninh Thuận (16,5%) trong năm 2010 (Võ
Sĩ Tuấn và cs., số liệu chưa công bố).
Bảng 1. Mức độ tẩy trắng của san hô cứng ở Phú Quốc, tháng 5/2010
Table 1. The bleaching level of hard coral in Phu Quoc in May 2010
Điểm quan trắc Tổng độ phủ san hô cứng (%)
Độ phủ san hô bị
tẩy trắng (%)
Tỷ lệ san hô (%)
bị tẩy trắng
Hòn Dâm trong 42,8 37,2 86,9
Hòn Rỏi 30,0 20,0 66,7
Hòn Thơm 29,7 27,2 91,6
Hòn Vang 42,5 28,8 67,6
Hòn Xưởng 46,6 16,6 35,6
Hòn Móng Tay 48,4 23,8 49,0
Hòn Gầm Ghì 50,0 15,3 30,6
Hòn Vong 40,6 10,0 24,6
Hòn Mây Rút 58,4 18,1 31,0
Gành Dầu 69,2 62,5 90,4
Trung bình 45,8 25,9 56,6
IV. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
Những tai biến thiên nhiên ghi nhận trên
đây có thể xếp vào 3 nhóm, đó là: (1) bùng
nổ sinh vật gây hại; (2) sự ngọt hóa (có thể
kèm theo lắng đọng trầm tích) do tăng
nguồn tải từ đất liền và (3) gia tăng nhiệt độ
nước biển. Những tai biến này đã thực sự
gây ra những tác động tiêu cực cho đa dạng
sinh học trong các KBTB ở Việt Nam. Tuy
nhiên, kế hoạch quản lý các KBTB chưa
vạch ra được chiến lược để thích ứng và
giảm thiểu các tác động tiêu cực này.
Việc tìm hiểu nguyên nhân của sự bùng
nổ sinh vật gây hại như nở hoa của tảo ở
vịnh Cà Ná hay tăng đột biến số lượng sao
biển gai ở biển ven bờ miền Trung một
cách khoa học là việc đòi hỏi nhiều nghiên
cứu chuyên sâu và lâu dài. Trước mắt, các
khu bảo tồn biển cần quan tâm nhiều hơn
đến quản lý chất lượng nước, chú trọng
giảm thiểu các nguồn thải nhiều dinh dưỡng
và cần qui hoạch vùng lõi của khu bảo tồn ở
những khu vực ít nhạy cảm với tai biến này.
Các hoạt động giám sát, quan trắc cần được
tiến hành đều đặn nhằm nhanh chóng phát
hiện sự cố và áp dụng giải pháp quản lý
thích ứng. Thực tế cho thấy hoạt động thu
gom sao biển gai do Ban quản lý Khu bảo
tồn biển vịnh Nha Trang tiến hành liên tục
từ 2003 đến 2005 đã làm giảm nhanh mật
độ của sinh vật này và bảo vệ được san hô
tạo rạn ở nhiều khu vực, nhất là ở vùng lõi
xung quanh Hòn Mun.
Ảnh hưởng do gia tăng nguồn tải từ đất
liến đối với các rạn san hô xung quanh các
189
đảo là tai biến rất khó quản lý bởi nguyên
nhân đến từ các hoạt động bên ngoài và có
thể rất xa khu bảo tồn biển (ví dụ như phá
rừng, tăng cường độ lũ do xả đập nước hay
thời tiết cực đoan). Điều mà hoạt động quản
lý có thể làm là qui hoạch tránh các khu vực
nhạy cảm; giữ gìn cân bằng sinh thái để
tăng tính chống chịu của san hô tạo rạn và
tiến hành phục hồi sinh thái sau các tai biến
đột xuất.
Sự tăng cao nhiệt độ nước biển và suy
thoái rạn do tẩy trắng san hô đang là vấn đề
toàn cầu. Cơ quan quản lý của các khu bảo
tồn biển cần quan tâm đến tính sống còn
của san hô tạo rạn thông qua xây dựng kế
hoạch quản lý với phân vùng chức năng và
hành động quản lý thích hợp. Theo tư vấn
của West & Sam (2003), việc phân vùng
chức năng phải chú trọng đến những yếu tố
mức độ trao đổi nước; sự che chắn san hô
khỏi hủy hoại của bức xạ; tiềm năng thích
nghi với nhiệt độ cao và các tác động khác;
khả năng sống sót của quần xã san hô, tiềm
năng tái tạo nhờ tiếp nhận ấu trùng của các
khu vực và tạo nền đáy phù hợp cho phục
hồi sau tai biến. Đối với biển Việt Nam, sự
tồn tại của một số vùng nước trồi là một lợi
thế như là những nơi “trốn tránh hủy diệt”
nhờ sự giảm nhiệt độ nước biển vào mùa hè
và qua đó tránh tác động tiêu cực của tăng
nhiệt độ trong thời gian dài đối với rạn san
hô. Theo Vo Si Tuan (2008), các khu bảo
tồn biển gồm vịnh Nha Trang, Núi Chúa và
Cù Lao Cau nằm trong khu vực chịu ảnh
hưởng tích cực của hiệu ứng nước trồi. Vì
vậy, cần có những đầu tư xứng đáng để
giữa gìn các khu vực này nhằm tạo nguồn
bổ sung cho sự phục hồi của các vùng rạn
khác nếu có tai biến do sự nâng cao nhiệt
độ nước biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
English S., C. Wilkinson & V. Baker,
1997. Survey manual for tropical marine
resources. 2nd edition. Australian
Institute of Marine Science.
Hoàng Xuân Bền, Võ Sĩ Tuấn, Phan Kim
Hoàng, 2008. Nghiên cứu hiện tượng san
hô chết hàng loạt ở Côn Đảo vào tháng 10
năm 2005. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ biển, 8 (1): 59 -70.
Hodgson G. and S. Waddell, 1997.
International reefcheck core method.
University of California at Los Angeles.
Morgan P. J. & G. De’ath, 1992. Estimates
of the abundance of the crown-of-thorn
starfish Acanthaster planci in outbreaking
and non-outbreaking populations on reefs
within the Great Barrier Reef. Marine
Biology, 113: 509-516.
Tun K., L. M. Chou, J. Low, T. Yemin, N.
Phongsuwan, N. Setiasih, J. Wilson, A.
Y. Amri, K. A. Abdul Adzis, D. Lane, J.
W. van Bochove, B. Kluskens, V. L.
Nguyen, S. T. Vo, E. Gomez, 2010. A
regional overview on the 2010 coral
bleaching event in Southeast Asia. In
Status od Coral Reefs in East Asian Seas
Regiona: 2010. Ministry of Environment
Japan.
Vo Si Tuan, 2000. The corals at Con Dao
Archipelago (South Vietnam): Before,
during and after the bleaching event in
1998. Proceeding 9th International Coral
Reef Symposium, Bali, Indonesia 23-27
October 2000, vol. 2: 895-899.
Vo Si Tuan, 2008 Priorities for
establishment and management of marine
protected areas in Vietnam with
considerations of fisheries re-stock and
coral reef resilience. The 4th Global
Conference on Oceans, Coasts and
Islands: Pre-conference MPA workshop
proceedings, Ha Noi, April 4-5 2008: 92-
98.
Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long, Hoàng
Xuân Bền, Phan Kim Hoàng và Hứa Thái
Tuyến, 2008. Giám sát rạn san hô vùng
biển ven bờ Việt Nam: 1994-2007. Nhà
Xuất bản Nông nghiệp (108 trang với tóm
tắt bằng tiếng Anh)
West J. M. & R. V. Salm, 2003. Resistance
and resilience to coral bleaching:
Implications for coral reef conservation
and management. Conservation Biology,
17(4): 956-967.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23_vosituan_trang182_189_4474_2070894.pdf