Một số giải pháp cho vấn đề trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, cần nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, theo dõi, quản lý và giám sát công tác cán bộ, hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm, kiểm tra, giám sát và nâng cao khả năng đánh giá rủi ro trước và sau khi nhận bảo hiểm. áp dụng phương thức thanh toán điện tử qua ngân hàng, giảm bớt thu chi tiền mặt, áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính như hệ thống cảnh báo sớm EWS (Early Warning System)., đồng thời duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân và các tổ chức không tham gia trục lợi bảo hiểm.

doc42 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp cho vấn đề trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng.   4. Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm   Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất “hợp lý” (thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va). Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và những “con sâu” trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn như, một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!). Một cách làm khác là thay thế những thiết bị đắt tiền của tài sản được bảo hiểm bằng những đồ  “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Dĩ nhiên là số tiền bồi thường sẽ được tính cho đồ “xịn” như khi tham gia bảo hiểm. Cách trục lợi này thường xảy ra với các tài sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe chuyên dụng        5. Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng   Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm: 24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007.      6. Lập hồ sơ giả Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là giả.   7. Tạo dựng hiện trường giả Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như thật. Ví dụ: Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái kho bị dỡ ra Có trường hợp còn “đóng kịch” là bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản, thay hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm để lập sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ nhằm hợp lý hóa hồ sơ. Ví dụ như đánh tráo biển số của xe ôtô không tham gia bảo hiểm nhưng bị tai nạn bằng biển số của xe có tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn Trong bảo hiểm nhân thọ, đã xảy ra việc tự gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu sau khi đã tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ, phối  hợp với cảnh sát giao thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể gẫy chân, tay, vỡ đầu được vì khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một vết xây sát nào và khai thời gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để làm chứng.           ThÞ tr­êng b¶o hiÓm ngµy cµng ph¸t triÓn th× c¸c h×nh thøc trôc lîi b¶o hiÓm còng ngµy cµng ®a d¹ng h¬n, thñ ®o¹n trôc lîi b¶o hiÓm còng tinh vi h¬n theo thêi gian vµ sè tiÒn gian lËn trôc lîi b¶o hiÓm còng ngµy cµng nhiÒu h¬n. ThiÕt nghÜ r»ng cÇn ph¶i xö lý nghiªm minh nh÷ng tr­êng hîp gian lËn, trôc lîi b¶o hiÓm nh»m ®¶m b¶o cho quyÒn lîi cña nh÷ng ng­êi mua b¶o hiÓm trung thùc ®ång thêi còng lµ mét trong nh÷ng gi¶i ph¸p quan träng nh»m ph¸t triÓn thÞ tr­êng dÞch vô b¶o hiÓm n­íc ta mét c¸ch bÒn v÷ng. Chương II Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở thị trường bảo hiểm Việt Nam I. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 1. Tổng quan và thực trạng hoạt dộng của thị trường bảo hiểm Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam năm 2008 tiếp tục tăng trưởng nhưng đã chậm lại so với dự báo ban đầu, tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 6,52%. Nguồn vốn FDI trực tiếp vào Việt Nam lên đến trên 56,2 triệu USD. Ngành bảo hiểm cũng vẫn tăng trưởng mạnh và duy trì ở mức cao, 9 tháng đầu năm, toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 8.020 tỉ đồng tăng 35%  so với cùng kỳ năm 2007.  Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 2.431 tỉ đồng, tiếp đó là PVI 1.663 tỉ đồng, Bảo Minh 1.612 tỉ đồng, PJICO 737 tỉ đồng. Chiếm tỉ trọng lớn là nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới 2.391 tỉ đồng, bảo hiểm Con người 1.051 tỉ đồng, bảo hiểm Thân tàu và TNDS của chủ tàu 907 tỉ đồng. Toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 3.018 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 37%. Top 3 nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là bảo hiểm Xe cơ giới 51,6%, bảo hiểm Con người 47%, bảo hiểm Thân tàu và TNDS của chủ tàu 42%. Top 3 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Bảo Long 51,2%, Bảo Minh 45%, Bảo Việt 42%. Như vậy tỉ lệ bồi thường đã có nhiều khả quan chưa tính tới tổn thất đã phát sinh chưa giải quyết bồi thường. Còn vệ bảo hiểm nhân thọ thì trong 9 tháng năm 2008, tổng doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ đạt 7.514 tỉ đồng (trong đó phí bảo hiểm các sản phẩm chính đạt 7.243 tỉ đồng), tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2007. Về mặt tổng doanh thu phí, dẫn đầu thị trường lần lượt là Prudential với 3.102 tỉ, tiếp đến là Bảo Việt với 2.503 tỉ đồng, Manulife là 776 tỉ đồng.  Doanh thu phí khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm đạt 1.475 tỉ đồng (trong đó sản phẩm bổ trợ là 68 tỉ đồng), tăng 28,4 % so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm hỗn hợp vẫn là các sản phẩm được ưa chuộng với doanh thu gần 897 tỉ đồng. Một điểm đáng lưu ý là sản phẩm trả tiền định kỳ mới có 01 doanh nghiệp là Bảo Việt Nhân thọ cung cấp ra thị trường nhưng lại có tỉ trọng doanh thu phí khai thác mới 19.61%. Tỉ trọng khai thác mới của các sản phẩm trả tiền định kỳ cho thấy xu hướng xã hội Việt đang thay đổi: các cá nhân trong xã hội có xu hướng độc lập về thu nhập khi về hưu thay vì sống nhờ gia đình, con cái hoặc người thân.  Tuy nhiên, để đánh giá sâu sát thị trường, cần nhìn nhận và phân tích một cách toàn diện hơn. Cụ thể: Vấn đề trục lợi và hành vi tiêu cực hay gian lận có chiều hướng ngày càng gia tăng. Bàn về khía cạnh này, các nhà quản lý cả trong và ngoài DNBH đã rất không hài lòng, khi đưa ra một loạt các giải pháp nhằm chống trục lợi. Song điều đáng quan tâm hơn là có tới 80% số vụ gian lận hay trục lợi đã có sự tiếp tay của những người đang làm trong các DN BH hoặc đang cộng tác với các DN BH. Vấn đề này được xem là quản ngại lớn nhất không chỉ đối với những nhà quản lý VN, mà cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong cuộc chiến chống gian lận và trục lợi BH. Thực thi luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh BH còn có nhiều hạn chế. Mặc dù môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh BH đã được Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, song thực tế các văn bản pháp luật đã đi vào cuộc sống hay chưa lại là câu chuyện cần được các DN BH tham gia bình luận. Nếu như ở thời điểm năm 1996-1997, các nhà BH VN ngạc nhiên khi có một số khách hàng lớn yêu cầu các Cty BH đấu thầu hoa hồng tái BH (% phí BH mà Cty BH được hưởng từ các Cty nhận tái BH) nhằm giảm mức phí BH khách hàng phải trả, thì những năm gần đây cùng với sự "phát triển" của thị trường các nhà BH lại đang "dễ dàng" chấp nhận khách hàng yêu cầu "đấu thầu hoa hồng" hay nói nôm na "% phí BH Cty BH để lại cho khách hàng" là bao nhiêu? Tiết 3, Điều 20 của Nghị định số 42/2001/NĐ-CP đã quy định không được trả hoa hồng cho khách hàng, nhưng thực tế điều này chưa được thực hiện nghiêm túc và có quá nhiều hình thức biến tướng, mà suy cho cùng đó chính là hoa hồng trả cho khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, khái niệm cạnh tranh lành mạnh chỉ là tương đối". Nhưng nhìn vào thực tế những gì đang diễn ra trên thị trường BH, còn có không ít những động thái trong hoạt động kinh doanh rất không lành mạnh và đi trái với nội dung thoả thuận đã được các bên cùng nhau cam kết... Phương thức cạnh tranh giữa các Cty BH hiện nay chắc chắn sẽ không tồn tại. Nhưng thời gian đó là bao nhiêu năm nữa? Vẫn còn là câu hỏi ngỏ dành cho chính các Cty BH đang hoạt động trên thị trường. Tất cả những nỗ lực nhằm bổ sung và hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh BH, tất cả những cố gắng của Hiệp hội BH VN, đều sẽ không mang lại hiệu quả thực sự, nếu mỗi Cty BH không thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật và những thoả thuận các Cty đã cùng nhauthống nhất. Nếu cứ kéo dài thực trạng cạnh tranh như hiện nay, ngay cán bộ của các Cty BH cũng sẽ "kiệt sức", và không thể không nảy sinh các hành vi tiêu cực. Tất nhiên, việc các Cty BH cùng nhau thống nhất thực hiện những cam kết để đi đến cạnh tranh lành mạnh không hề đơn giản chút nào. Nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện, khi tất cả các Cty đều quyết tâm để làm lành mạnh thị trường 2. Các nhân tố tác động đến hoạt động của thị trường Việt Nam - Sự tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động KDBH, - Sự xâm nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài - Đa dạng hóa của các kênh marketing: bán BH qua ngân hàng và internet - Tình trạng trục lợi bảo hiểm - Các nguyên nhân khác: thảm họa thiên nhiên, sự phát triển mạnh của xe cơ giới II. Trục lợi bảo hiểm - thực tế đáng buồn! 1. Trục lợi bảo hiểm gia tăng Mặc dù có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên một thị trường mới, năng động cũng tiềm ẩn nhiều bất trắc. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết. Bên cạnh những khó khăn như vốn nhỏ, rủi ro tiềm ẩn cao, phương pháp cạnh tranh chưa hiệu quả, kinh nghiệm quản lý non kém và cơ chế chính sách bảo hiểm chưa hoàn thiện ... thì sự gia tăng cả về số lượng, hình thức, và quy mô của các vụ trục lợi bảo hiểm cũng đang là vấn đề nhức nhối, một thách thức với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở nhiều nghiệp vụ bảo hiểm. Thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều vụ việc gây tranh cãi về vấn đề giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Nguyên nhân chủ yếu là do những yêu cầu đòi bồi thường của người tham gia bảo hiểm có những dấu hiệu của hành vi trục lợi bảo hiểm. Thực chất, tình trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam đã diễn ra như thế nào? Liệu đã đến lúc cần phải cảnh báo về vấn đề này hay chưa?... Ông Lê Song Lai, Vụ phó Vụ bảo hiểm, Bộ Tài chính, thừa nhận rằng cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, trục lợi bảo hiểm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ. Tại Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ tuy mới hình thành 8 năm, song đã có những dấu hiệu trục lợi và lừa đảo, mặc dù, số lượng chưa nhiều, thủ đoạn chưa tinh vi và mức độ chưa thật nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê sơ bộ của 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài (Prudential, Manulife, BM-CMG và AIA), trong tổng số 11.001 yêu cầu trả tiền bảo hiểm mà các Công ty này nhận được, số vụ đã xác định có dấu hiệu trục lợi và từ chối bồi thường chỉ chiếm tỷ lệ khoảng từ 2-3%. Hình thức và thủ đoạn trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam được diễn ra khá đa dạng, trong đó phổ biến nhất là 2 nhóm hành vi. Đó là cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc khai báo không trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc trong hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, cụ thể là: người được bảo hiểm đã mắc bệnh hiểm nghèo trước khi tham gia bảo hiểm nhưng không khai báo; thậm chí, có trường hợp người được bảo hiểm đã chết song người thân vẫn mua bảo hiểm; hoặc có những trường hợp không kê khai hoặc kê khai không chính xác mức độ tổn thất... Hành vi bị coi là trục lợi thường gặp hiện nay là cố ý huỷ hoại tài sản hoặc tự gây thương tích cho bản thân, dựng hiện trường tai nạn giả hay giả mạo hồ sơ y tế đòi bồi thường... Mặc dù, động cơ trục lợi bảo hiểm bao giờ cũng là nhằm thu về những đồng tiền bất chính thông qua việc tham gia bảo hiểm, nhưng đối tượng thực hiện hành vi trục lợi khác nhau. Thông thường, trong các vụ trục lợi bảo hiểm bao giờ cũng có sự tham gia của người tham gia bảo hiểm, cán bộ nhân viên đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, giám định y khoa... Trong việc cấp đơn bảo hiểm, do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia bảo hiểm có xu hướng muốn trục lợi. Do vô tình hay cố ý các nhân viên bảo hiểm có thể ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá được đầy đủ, chính xác mức độ trầm trọng của rủi ro. Cũng có thể nhân viên hoặc đại lý bảo hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm: đánh giá mức độ tổn thất cao hơn thực tế hoặc “vẽ đường...” cho khách hàng lợi dụng kẽ hở về giấy tờ, thủ tục giám định để trục lợi... Thêm vào đó hiện tượng kê khai thông tin không đầy đủ của khách hàng hay khai sai, khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm, bằng việc thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người liên quan như: y, bác sĩ, công an, những người làm chứng trong các vụ tổn thất... đang khá phổ biến ở Việt Nam. Từ đó làm nảy sinh những vấn đề không lành mạnh trong đánh giá rủi ro, giám định bồi thường. Tình trạng khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm tại cùng một thời điểm để trục lợi cũng không phải là hiếm (như vụ ông Nguyễn Văn U ở Hải Dương tham gia bảo hiểm nhân thọ tại hai doanh nghiệp bảo hiểm lớn với tổng số tiền bảo hiểm lên tới trên 1 tỷ đồng Việt Nam, khi biết mình có căn bệnh nan y không thể chữa khỏi... Đối với một số lĩnh vực bảo hiểm, nhiều khách hàng thường xuyên thực hiện hành vi trục lợi. Cụ thể trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, tình trạng trục lợi biểu hiện ở các hình thức tiêu biểu như: Hàng hóa được yêu cầu bảo hiểm trong hành trình vận chuyển, nhưng chưa đóng phí bảo hiểm. Khi biết hàng về đến nơi an toàn, khách hàng xin hủy đơn bảo hiểm hoặc hủy hợp đồng bảo hiểm để khỏi phải đóng phí. Thậm chí có chủ hàng biết thông tin hàng hóa của mình bị tổn thất rồi mới đến mua bảo hiểm hoặc thông đồng với cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm để mua bảo hiểm và nhận bồi thường cho tổn thất đó. Thực tế đã diễn ra và vụ việc đã được cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện, lập hồ sơ để đưa ra pháp luật xử lý. Cũng có trường hợp trục lợi bị phát hiện khi hàng hóa được mua bảo hiểm vận chuyển trên một con tàu ma tức là con tàu đó không tồn tại trên thực tế. Khách hàng lừa đảo mua bảo hiểm với mục đích quy cho tàu mất tích để trục lợi đòi bồi thường toàn bộ... Trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu thuyền, trục lợi bảo hiểm được thực hiện thông qua việc hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm. Trên thực tế còn có việc tạo hiện trường giả các vụ tai nạn xe cơ giới, cháy hoặc chìm tàu, cố ý gây tai nạn trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm, gian lận đối với người thứ ba: không bồi thường cho người thứ ba. Như vậy, có thể thấy được rằng thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm. Theo các chuyên gia ngành bảo hiểm, hành vi này trước mắt gây bất lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến người mua bảo hiểm vì phải chịu khoản phí cao hơn từ các nhà kinh doanh bảo hiểm. 2. Thiếu cơ chế quản lý, chế tài xử phạt Mặc dù trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm, song nhìn chung các qui định về phòng chống trục lợi bảo hiểm còn bất cập và chưa theo kịp với thực tế, đặc biệt những chế tài còn chưa đủ sức răn đe đối với những kẻ giáp ranh phạm tội. Mặt khác các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chịu những hạn chế về mặt pháp luật khi mà giải quyết các yêu cầu bồi thường tiền bảo hiểm. Do đó, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp đã không có đủ quỹ thời gian cần thiết để điều tra đầy đủ về những vụ có dấu hiệu trục lợi hoặc có cơ sở để nghi ngờ trước khi quyết định việc trả tiền bảo hiểm. Ngoài ra, dưới góc độ đạo đức và dư luận xã hội, còn thiếu thái độ cương quyết của công luận trong việc lên án các hành vi trục lợi bảo hiểm cũng tạo tâm lý bất lợi cho cuộc đấu tranh chống những hành vi phạm pháp này. Điều đáng nói nhất ở nước ta là chế tài xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm còn quá yếu và thiếu. Có một thực tế đáng lo ngại là cho đến nay, mặc dù đã có không ít vụ trục lợi bảo hiểm đã được phát hiện, song chưa có một tổ chức cá nhân nào thực hiện hành vi trục lợi phải chịu bất kỳ một chế tài hành chính hay hình sự nào. Theo Nghị định về xử phạt hành chính, hành vi trục lợi bảo hiểm chỉ bị cảnh cáo hoặc phạt tối đa 10 triệu đồng. Bộ luật Hình sự chưa có điều luật nào quy định cụ thể về tội trục lợi bảo hiểm. Kẻ trục lợi bảo hiểm chỉ bị xử với các tội danh liên quan như tham ô, hối lộ, chiếm đoạt tài sản... Chính vì hành lang pháp lý chưa đầy đủ nên nhiều vụ trục lợi bảo hiểm chưa được điều tra và xét xử nghiêm khắc, do vậy không có tính răn đe. Điều này đã khuyến khích những kẻ làm ăn bất chính tìm cách thử vận may bằng cách gian dối, lừa đảo doanh nghiệp bảo hiểm để nhận tiền bảo hiểm mà không sợ bị trừng phạt. Nếu bị phát hiện, thì điều duy nhất mà họ mất đi là không được trả tiền bảo hiểm, trong khi nếu được thì họ sẽ thu được những khoản tiền rất lớn. Đây là một vấn đề mà chúng ta cần nhanh chóng giải quyết. Bên cạnh đó, sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận các cơ quan chức năng cũng tiếp tay cho tình trạng trục lợi gia tăng (ví dụ các giấy chứng từ giả mạo, giấy chứng nhận thương tật không đúng với tình trạng thương tật, xử lý không nghiêm các trường hợp có dấu hiệu trục lợi, lừa đảo...). Trong khi đó, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa có cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin hoặc phát động các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và tranh thủ sự ủng hộ của công luận. Theo nhận xét của giới kinh doanh bảo hiểm, sự hợp tác giữa các cơ quan công quyền với các doanh nghiệp bảo hiểm không được như mong muốn. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, song việc nhận thức chưa đầy đủ về nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của trục lợi bảo hiểm và những hạn chế khách quan về nguồn lực, các cơ quan bảo vệ pháp luật có xu hướng coi nhẹ hoặc thiếu sự quan tâm thoả đáng đến việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ trục lợi bảo hiểm là những nguyên nhân chính. Do đó, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp bảo hiểm cảm thấy đơn độc trong cuộc chiến chống trục lợi bảo hiểm. III. Một số vụ trục lợi bảo hiểm điển hình xảy ra ở Việt Nam Thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều hình thức trục lợi, gian lận bảo hiểm không những ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn gây tác động xấu tới xã hộ, gây thiệt hại trưc tiếp cho những khách hàng mua bảo hiểm trung thực khác. Theo cách phân loại ở trên thì có 3 nhóm hành vi trục lợi bảo hiểm chính, vì vậy ở đây chúng tôi xin đưa ra 3 ví dụ điển hình, mỗi ví dụ tương ứng với một hình thức trục lợi bảo hiểm với mục đích làm rõ hơn về thực trạng cũng như ảnh hưởng tiêu cực của trục lợi bảo hiểm tới xã hội. 1. Trục lợi bảo hiểm tại công ty bảo hiểm PJICO – “cháy hàng rồi mới mua bảo hiểm” Vụ này điển hình cho nhóm hành vi thứ nhất, cố ý cung cấp thông tin sai sự thật hoặc khai báo không trung thực các thông tin liên quan tới đối tượng bảo hiểm. “Cháy hàng rồi mới mua bảo hiểm” là hình thức trục lợi phổ biến, tổn thất thực tế đã xảy ra chủ sở hữu mới bắt đầu đi mua bảo hiểm. Kiểu trục lợi này thường nảy sinh khi tai nạn, sự cố đã xảy ra khi chủ tài sản chưa tham gia bảo hiểm cho tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các vụ trục lợi kiểu này chỉ có thể lừa dối thành công khi có sự tiếp tay của các cán bộ, nhân viên làm việc ở công ty bảo hiểm. Vụ việc được phát hiện ơ công ty cổ phần bảo hiểm PJICO mới đây tiêu biểu cho hình thức trục lợi này. Sau đây là diễn biến của vụ việc ở công ty PJICO: a. Từ “người xa lạ” thành “chủ hàng”: Bà Phan Hồng Thu, 45 tuổi trú tại 215 B6 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quận 2, Tp HCM là giám đốc công ty Việt Thái Phong (VTP). Bà Thu có chồng là ông Nguyễn Thượng hải, giám đốc công ty TAIFUN GmbH Thụy Sĩ. Ngày 9/10/2002, công ty PIZOLER Thụy Sĩ kí hợp đồng mua 2 lô tôm biển của công ty Sông Tiền, vận chuyển từ cảng TP HCM tới cảng Hamburg (Đức). Về phần thanh toán, công ty PIZOLER sẽ trae tiền lô hàng này cho công ty Sông Tiền qua công ty TAIFUN do ông Nguyễn Thượng Hải làm đại diện. Thực hiện hợp đồng bán tôm, ngày 6/11/2002, lô hàng 14.209,4 kg tôm đã từ cảng TP HCM đến cảng Harmburg an toàn. nhưng lô hàng 15.840 kg rời cảng TP HCM ngày 1/11/2002 thì gặp nạn. khi đến Singapore, hàng được chuyển sang tàu Hanjini Pensylvania vào 8h30 (giờ Việt nam) ngày 11/11/2002, khi đến Colombo thì tàu bị cháy khiến lô tôm bị thiết hại hoàn toàn. Thế nhưng, 14h cùng ngày (tức 6 tiếng sau khi tàu bị cháy), bà Phan Hồng Thu mới đề nghị một nhân viên của công ty Sông Tiền đến chi nhánh PJICO tại TP HCM để mua bảo hiểm cho 2 lô tôm ( trong đó có một lô đã bị cháy). Cho mãi đến chiều ngày 18/11/2002 (tức một tuần sau khi tàu bị cháy), nhân viên công ty Sông Tiền mới nộp phí bảo hiểm. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bích Hợp – nhân viên chi nhánh PJICO TP HCM vẫn ghi hoá đơn thu phí bảo hiểm ngày 11/11/2002 tức là trùng với ngày tàu bị cháy. Mặc dù không liên quan gì tới lô hàng tôm của công ty Sông Tiền nhưng bà Phan Hồng Thu đã bày trò gian lận để thụ hưởng lô hàng nói trên. Để chứng minh công ty VTP do bà ta làm giám đốc có đủ tư cách mua và thụ hưởng số tiền bảo hiểm, ngày 31/3/2003 tức là hơn 3 tháng kể từ ngày xảy ra vụ cháy, bà Thu đã cung cấp cho PJICO chi nhánh Tp.HCM hàng loạt các chứng từ gian dối do bà ta tự lập ra. Các chứng từ gian dối này nhằm thể hiện: công ty Sông tiền đã bán 2 lô tôm trên cho công ty TAIFUN của ông Nguyễn Thượng Hải mà công ty VTP đã ký hợp đồng dịch vụ đối với các hợp đồng mua hàng của công ty TAIFUN Việt nam. Ngoài ra, Thu còn tạo ra được một giấy uỷ quyền với nội dung công ty Sông Tiền uỷ quyền cho VTP được toàn quyền quyết định để giải quyết mọi vấn đề liên quan tới lô hàng và được hưởng mọi quyền lợi phát sinh từ lô hàng đó. Về tấm giấy uỷ quyền này, bà Nguyễn Thị ánh-giám đốc công ty Sông Tiền đã khai nhận tại cơ quan điều tra rằng trên thực tế, công ty Sông Tiền không có quan hệ mua bán với VTP. Bà Nguyễn Thị Anh ký giấy uỷ quyền theo đề nghị của vợ chồng Thu chỉ với mục đích nhằm chứng minh việc ông Hải chồng bà Thu có mua hàng của công ty và còn cho công ty nợ tiền mà thôi. b. 1,9 tỉ đồng hối lộ và màn ảo thuật không thành có của các quan tham PJICO. Ngay sau khi công ty VTP có công văn đề nghị được bồi thường bảo hiểm hàng hoá, chi nhánh PJICO tại Tp.HCM đã báo cáo và fax toàn bộ hồ sơ ra Hà Nội cho Phòng Giám định bồi thường giải quyết theo thẩm quyền. Trần Nghĩa Vinh – tổng giám đốc và Hồ mạnh quân – phó tổng giám đốc là người có quyền quyết định giải quyết vụ việc. Với trình độ nghiệp vụ khá sắc sảo, ngay từ ban đầu Vinh và Quân đã nhận ra dấu hiệu trục lợi bảo hiểm của bà Thu trong vụ việc này. Vì thế, Vinh và Quân đã chỉ đạo phòng giám định bồi thường phải kiểm tra việc PJICO Sài Gòn thu phí đối với đơn bảo hiểm ngày 11/11/2002 mặc dù PJICO thu phí ngày 18/11 và điều này được thể hiện ở mặt sau của liên hoá đơn thu phí bảo hiểm, trên hoá đơn thu phí nội bộ và sổ quỹ tiền mặt. Tuy nhiên, Vũ Dương Quý – phó phòng giám định bồi thường vẫn có tờ trình gửi ban giám đốc PJICO xác nhận : “chủ hàng đã yêu cầu cấp đơn bảo hiểm và đã nộp phí bảo hiểm ngay sau khi nhận được đơn bảo hiểm”. Xác nhận này của Quý có nghĩa là chủ hàng đã nộp phí bảo hiểm ngày 11/11 chứ không phải là ngày 18/11 như trên thực tế, đồng nghĩa với việc PJICO không có tài liệu để xác định hợp đồng bảo hiểm là vô hiệu để từ từ chối việc chi trả tiền được bảo hiểm. Nhưng tờ trình này của Quý đã không được các sếp phê duyệt. Hồ Mạnh Quân và Tần Nghĩa Vinh đã đặt bút phê chỉ đạo với nội dung: “Vụ này có nhiều dấu hiệu của trục lợi bảo hiểm, do đó ta không cam kết thanh toán bồi thường mà sẽ chấp nhận ra toà và có biện pháp điều tra nhờ công an kinh tế hỗ trợ”. Đồng thời, Hồ Mạnh Quân cũng kí công văn gửi luật sư Trương Đình Tùng, người được công ty VTP uỷ quyền giải quyết khiếu nại với nội dung: “Công ty VTP không có quyền mua và thụ hưởng bảo hiểm”. Tiếp đó, ngày 22/4/2004 và ngày 30/7/2004, Ngô Hồng Khoa – trưởng phòng giám định bồi thường đã kí công văn gửi công ty VTP với nội dung chính thức từ chối trả tiền bảo hiểm với lí do công ty VTP mua bảo hiểm saukhi tổn thất đã xảy ra gần 6 tiếng. Hai tháng sau khi nhận được công văn từ chối chi trả bảo hiểm của PJICO, bà Thu đã tìm đến văn phòng luật sư Vietrust tại Tp.HCM và trao đổi với luật sư Nguyễn Chúng – trưởng văn phòng về việc Thu có thể chấp nhận chi cho các cán bộ PJICO số tiền tương ứng với 2/10 hoặc 3/10 hoặc 5/10 giá trị được PJICO chi trả. Ngày 21/2/2005, luật sư Nguyễn Chúng bay ra hà nội, gặp Hồ mạnh quân và đặt vấn đề công ty VTP và PJICO mỗi bên được hưởng một nửa tiền bảo hiểm. Sau đó, luật sư Chúng xin gặp Vinh nhưng Vinh nói rằng ông ta khong làm việc qua luật sư mà chỉ làm việc trực tiếp với bà Thu. Ngày hôm sau, bà Thu bay ra Hà Nội và trong cuộc gặp ngày 22/2/2005, Thu đã thống nhất được với Vinh và Quân mức chia 50/50. Thấy có hơi tiền, lập tức Vinh chỉ đạo phòng giám định bồi thường có báo cáo nhanh giải quyết vụ này. Ngày 1/3/2005, theo yêu cầu của phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân, Phan Hồng Thu bay ra Hà Nội. Khoảng 11h trưa cùng ngày, tại khách sạn Phú Gia, bà Thu đề nghị Quân trả tiền cho Thu để thu rút từ đó ra chi lại cho Vinh Và Quân nhưng Quân không đồng ý khiến Thu đành chấp nhận phương án Thu sẽ chuyển khoản 300 triệu từ Tp.HCM ra để cho cho PJICO trước ngày 3/3/2005. Ngày 2/2, PJICO tổ chức họp các phòng nghiệp vụ và tại cuộc họp này sự việcđã quay ngoắt 180 độ khi thống nhất bồi thường toàn bộ cho công ty VTP. Cũng vào lúc này Thu đã nhận được số tiền 320 triệu chuyển từ Tp.HCM ra qua Vietcombank. Đúng hẹn, chiều ngày 3/3/2005, Thu đã cùng luật sư ra ngân hàng rút tiền và đến giao cho Quân tại phòng làm việc của ông ta trong trụ sở của PJICO ở hà Nội. Số tiền giao cho Quân lần này là 316.200.000 đồng. Chiều 4/3, Thu lại cùng với luật sư mang 1.583.880.000 đồng đến phòng làm việc của Quân đê giao tiếp cho Quân. Như vậy, đúng theo thoả thuận chia 50/50, Thuu đã chuyển cho Quân tổng số tiền là 1,9 tỉ đồng. Về phần mình, công ty VTP ngay sau đó được PJICO chuyển khoản số tiền chi trả bảo hiểm cho lô hàng là 3,8 tỉ đồng. Sau khi nhận được 1,9 tỉ đồng “lại quả” của Thu, ngay cuối giờ chiều 4/3, Quân đã đem 1,1 tỉ đồng sang giao cho tổng giám đốc Trần Nghĩa Vinh tại phòng làm việc của Vinh. Số tiền còn lại Quân hưởng 600 triệu và chi cho một số cán bộ dưới quyền có liên qua mỗi người người 50 triệu. Sau khi điều tra, bộ công an đã khởi tố và bắt tạm giam: Phan Hồng Thu( về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đưa hối lộ), Trần Nghĩa Vinh (tội nhận hối lộ), Hồ Mạnh Quân (tội nhận hối lộ), Vũ Dương quý ( tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng). Hai bị can được tại ngoại là Ngô Hồng Khoa (tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng) và Nguyễn Thị Bích Hợp (tội cố ý làm trái pháp luật). Vụ việc trên cho thấy hành vi trục lợi bảo hiểm đã có những tác động rất xấu tới xã hội như thất thoát tài sản nhà nước, tạo điều kiện cho tham nhũng, hối lộ Tuy nhiên, trong phạm vi môn học, chúng tôi chỉ xin phân tích các vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm mà thôi. Kết quả giám định của Vụ bảo hiểm- Bộ Tài Chính cho biết về tính chất pháp lí đối với hồ sơ mua bảo hiểm hàng hoá của công ty VTP thì đơn bảo hiểm số 362 do PJICO TP HCM cấp cho đơn vị này là vô hiệu ngay từ thời điểm kí kết hợp đồng bảo hiểm” vì đã vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối và việc PJICO bồi thường cho công ty VTP là trái với quy định hiện hành. Theo luật thì công ty PJICO không phải bồi thường cho bà Thu vì theo Điều 22 của Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt nam thì hợp đồng này là vô hiệu: hợp đồng bảo hiểm được quy là vô hiệu khi: tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra hoặc tại thời điểm giao kết hợp đồng đối tượng bảo hiểm không còn tồn tại hoặc bên mua bảo hiểm có hành vi lừa dối hoặc bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể bảo hiểm.. Tuy nhiên, ở vụ việc này không những hàng đã bị cháy rồi mới mua bảo hiểm, nghĩa là đối tượng bảo hiểm đã không tồn tại, sự kiện bảo hiểm cũng xảy ra trước mà bà Thu còn không phải là chủ hàng nhưng vẫn mua bảo hiểm cho lô tôm đó. Đáng lo ngại hơn cả là có “bắt taybẩn” giữa các nhân viên công ty bảo hiểm với người tham gia bảo hỉêm để ghi ngày giao kết hợp đồng trước ngày hàng bị cháy. Trần Nghĩa Vinh trước vành móng ngựa.. 2. Tự đốt ô tô để trục lợi bảo hiểm Đây là hình thức tiêu biểu cho nhóm hành vi thứ hai, cố tình tạo sự kiện bảo hiểm. Nói cách khác, bên mua bảo hiểm cố ý gay tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm. Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định thì sự kiện bảo hiểm phải là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm này, kẻ trục lợi đã vạch ra kế hoạch từ trước, chuẩn bị rất công phu. Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất vì kẻ trục lợ bảo hiểm thường là những người am hiểu về kĩ thuật nghiệp vụ bảo hiểm. Bởi vậy, hành vi trục lợi thường rất tinh vi, gây nhiều khó khăn đối với việc điều tra của các cơ quan chứac năng có liên quan khi tổn thất xảy ra. Y đồ trục lợi của hình thức này thường nảy sinh từ khi chuẩn bị tham gia bảo hiểm, quy mô trục lợi thường lớn, số tiền gian lận rất cao. Việc trục lợi bảo hiểm được thực hiện dưới hình thức: người được bảo hiểm sẽ tháo dỡ các bộ phận tài sản, máy móc, thiết bị có giá trị thay vào đó các bọ phận tài sản, máy móc có gía trị kém hơn. sau đó, sẽ cố ý phá huỷ tài sản đã mua bảo hiểm. đương nhiên là khi tài sản đã “được” huỷ hoại xong thì kẻ trục lợi bảo hỉêm vẫn nhận được số tiền bồi thường tương ứng với giá trị các bộ phận tài sản, máy móc có giá trị. Ví dụ chủ tàu biển sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm cho con tàu của mình đã tháo dỡ hết các trang thiết bị máy móc trên tàu chuyển đi nơi khác, công đoạn cuối cùng là đánh chìm con tàu này và đòi tiền bồi thường của bảo hiểm. Sau đây là một ví dụ điển hình cho trường hợp này: Rạng sáng ngày19/6, công an huyện Đam Rông ( Lâm Đồng) nhận được tin báo trên đỉnh đèo Chuối, có ô tô khách trên đường từ Đà lạt đi Kontum bị bốc cháy. ít phút sau, bảo Việt Kontum (nơi chủ xe mua bảo hiểm0 cũng nhận được “tin dữ”. Tại hiện trường, chiếc Ford Transit (đời 2000) màu trắng bị cháy đen, đầu xe hơi lao xuống mương bên phải. theo lời khai của tài xế Nguyễn Quang Mạnh, xe chở hoa tươi từ Đà Lạt lên Kontum tiêu thụ. Khoảng 3h, lên gần đỉnh thì “ngửi thấy mùi khét nên dừng xe” và gọi phụ xe là Phạm Đỗ Nguyên Khang dậy kiểm tra thì bỗng nhiên xe bùng cháy. Giữa đêm khuya trên đèo vắng hai người hốt hoảng và lo sợ chẳng làm được gì hơn, đành bất lực nhìn chiếc Ford Transit và hoa tươi biến thành tro bụi. Chủ nhân của xe là ông Phạm Đại Việt làm thủ tục để chờ cơ quan bảo hiểm giải quyết bồi thường phương tiện gặp rủi ro. Ngày 20/6, cơ quan chức năng nhận được cuộc điện thoại vô danh với nội dung : “Chiếc xe bị cháy trên đèo Chuối là do lái xe tự đốt”. Hai ngày sau, trung tá Phan Trí Đức (trưởng phòng kỹ thuật hình sự công an Lâm Đồng) và ông Nguyễn Đình Long (trưởng công an huyện Đam Rông) trực tiếp chứng kiến việc tái khám nghiệm lại toàn bộ ôtô bị cháy. Cần treo bánh xe sơ cua dài 25cm nối với gầm xe bằng sợi xích móc hờ và không có vết trầy xước kim loại. Ghế lái xe phần băng tựa ở vị trí ngả hoàn toàn về phía sau. Phanh tay ở vị trí không kéo, cần số trong tình trạng còn số Trung tá Đức nhận định nguyên nhân cháy xe là do bị đốt, vì “chẳng ai nằm để lái xe cả”. Phương tiện đang chạy tại sao cần treo lòng thòng sát đất lại không bị trầy xước? Dừng xe trên đèo lại còn để số và không kéo phanh tay? Xe chạy xa, đèo dốc sao lại sử dụng vỏ xe bị mòn hoá hoàn toàn? Lái xe Mạnh lúc này mới khai đã “được sự chỉ đạo” của vợ chồng chủ xe Phạm Đại Việt. Tối 18/6, Mạnh lái xe từ Đà Lạt đi theo hướng Tà Nung – Nam Ban để qua quốc lộ 27. Trên đường đi, Mạnh và Khang dừng xe mua xăng đổ sẵn vào can, khi gần lên đến đèo chuối, Mạnh phát hiện chưa mua hộp quẹt nên phải quay xe lại một quán gần đó mua. Theo kế hoạch đã bàn tính từ trước, khi xe lên gần hết đèo sẽ đổ xăng vào thùng xe và châm lửa đốt. Thế nhưng cả hai phải nằm chờ, chọn thời điểm không có ai qua lại mới dám đốt xe. được biết xe được mua bảo hiểm tại BV Kontum ngày 24/3 với mức trách nhiệm bồi thường là 400 triệu đồng. Giá trị thực của phương tiện trước khi bị cháy là 170-180 triệu đồng. Rõ ràng hành vi này vi phạm nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Trong vụ này trước khi bị cháy, xe chỉ có giá trị là 170-180 triệu đồng trong khi giá trị bồi thường là 400 triệu đồng. Như vậy, chủ xe đã lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Theo quy định tại điều 17, Luật KDBH người bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng. Thông thường, hành vi cố tình phá huỷ tài sản được bảo hiểm được đưa vào các trường hợp loại trừ này. 3. Lợi dụng danh nghĩa của công ty bảo hiểm để đi lừa khách hàng Dung nhan của Dương Thu Năm Hoạt động đại lí bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm. Với vị trí của đại lí bảo hiểm nhân thọ Prudential, Dương Thu Năm, 37 tuổi, ĐKTT số 42, Trương Phùng Xuân, phường 8, TP Cà Mau (Cà Mau) thường lừa khách hàng bằng lý do “tiện đường ghé qua nên không mang theo phiếu thu mà thay bằng giấy biên nhận tay”. Cho đến khi Năm bị bắt, nhiều người mới nhận ra được chân tướng của kẻ lừa đảo bởi vì trước đó, họ đã đưa tiền cho Năm mà chẳng kiểm tra, đối chiếu lại. đến nay, đã gần 100 người ở các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và cả TP Cà Mau đã bị Năm lừa đảo chiếm đoạt. Cơ quan điều tra cho biết vụ việc bắt đầu từ công văn của công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Prudential Việt nam tố cáo Dương Thu Năm. Nội dung đơn thể hiện: bà Dương Thu Năm là đại lý của Prudential từ ngày 16/8/2002 vơí mã số đại lí 60041300, có nhiệm vụ tư vấn bảo hiểm và thu phí bảo hiểm định kì của khách hàng về nộp cho công ty. Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 4/2005, thay mặt công ty thực hiện nhiệm vụ giao dịch bảo hiểm vơi khách hàng, bà Năm đã cố tình chiếm đoạt tổng số tiền phí bảo hiểm từ khách hàng là 55.490.700 đồng. Đây là số tiền tạm tính được ghi nhận theo phản ánh của khách hàng cho đến hết ngày 3/8/2006 Căn cứ trên những sai phạm này của bà Năm, công ty đã quyết điịnh chấm dứt hoạt động đại lí của bà vào ngày 13/6/2006; đồng thời cử nhận viên đại lí đến gia đình tìm hiểu và đã nhiều lần gửi thông báo mời bà Năm đến giải quyết sự vụ nhưng cho đến thời gian kể trên, bà Năm vẫn cố tình lẩn tránh, không thực hiện việc hoàn trả số tiền đã chiếm dụng, khiến nhiều hợp đồng bảo hiểm của khách hàng bị mất hiệu lực. Công ty TNHH BHNT Prudential VN cũng cho đính kèm theo “Đơn tố cáo” danh sách khách hàng bị chiếm dụng tại các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời và Cái Nướcvà TP Cà Mau; các tài liệu, chứng cứ thể hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của Năm. Tính đến 08/2007, tổng số khách hàng mua BHNT nhưng bị Năm lừa là 23 người, với tổng số tiền lên tới 101.882.800 đồng. Số nạn nhân có thể chưa dừng lại ở con số trên. Không ít đại lý “mượn dài hạn”, “giữ hộ”, công khai chiếm đoạt phí bảo hiểm của khách hàng không nộp cho công ty hoặc chỉ nộp một phần. Điều này làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của các công ty bảo hiểm. Theo hiệp hội bảo hiểm, số hợp đồng khai thác mới của cả thị trường trong quý 1/2006 giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái (đối với sản phẩm chính). Mức giảm mạnh nhất là Manulife gần 56%, AIA 44%, Bảo Minh CMG 31%, prudential 30%, Bảo Việt 13%. Trước mắt sự sụt giảm này tạm thời chưa ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty, do họ vẫn thu được phí bảo hiểm từ các hợp đồng kí từ các năm trước. Theo quy định tại điều 88 Luật KDBH thì doanh nghiệp bảo hiểm là người chịu trách nhiệm trước khách hàng về những thiệt hại hay tổn thất do đại lí của mình gây ra. Nếu có đủ cơ sở để chứng minh khách hàng đã thực hiện đầy đủ phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, còn đại lý bảo hiểm sau khi thu phí đã không nộp lại cho doanh nghiệp bảo hiểm đãn đến hợp đồng của khách hàng bị vô hiệu thì doanh nghiệp bảo hiểm phải khôi phục đầy đủ quyền lợi của khách hàng theo hợp đồng đã kí. Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động đào tạo, sử dụng đại lí. Như vậy nếu các doanh nghiệp bảo hiểm không có biện pháp quản lí tốt các đại lí của mình thì sẽ phải gánh chịu rât nhiều hậu quả. Vừa mất chi phí lại vừa mất uy tín trên thị trường, nguyên nhân chính làm giảm sút doanh thu của công ty bởi uy tín là yếu tố rất quan trọng trên thị trưòng bảo hiểm. Như vậy, qua phân tích 3 vụ trục lợi bảo hiểm ở trên, chúng ta đã phần nào hiếu rõ thêm về trục lợi bảo hiểm cũng như tác hại của nó tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty mà còn đối với toàn xã hội. Qua tìm hiểu, có thể thấy tình trạng gian lận hay trục lợi trong bảo hiểm là do các nguyên nhân từ nhiều phía như doanh nghiệp, người tham gia bảo hiểm, phía các nhà cung cấp dịch vụ, chế tài xử lí hành vi trục lợi bảo hiểm. Về phía doanh nghiệp, công tác tuyển dụng, đào tạo quản lí cán bộ còn bị buông lỏng; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; các quy trình nghiệp vụ, quy trình ra quyêt định kinh doanh, quản lí tài chính, hạch toán, đầu tư, giải quyết bồi thườngv.v chưa chắt chẽ và còn có những lỗ hổng có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Bên cạnh đó, vai trò kiểm tra, giám sát cảu hội đồng quản tri, Ban kiểm soát và các cổ đông hội đồng đối với hoạt động hàng ngày của giám đốc doanh nghiệp còn chưa được phát huy đầy đủ. Hơn nữa, tình trạng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chưa có cơ chế hợp tác, phối hợp, chia sẻ thông tin hoặc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và tranh thủ sự ủng hộ của công luận. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chịu sức ép về thời gian và nguồn lực cần thiết để đièu tra đầy đủ về những vụ có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm hoặc có nghi vấn trước khi có quyết định việc trả tiền bảo hiểm. Về phía người tham gia bảo hiểm, thực tế đã có một bộ phận người tham ga bảo hiểm không ý thức được trách nhiệm đạo đức và pháp lí cuả mình nên đã cố tình kê khai khống mức độ thiệt hại, hay lợi dụng những kẽ hở trong hợp đồng bảo hiểm hay quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm để thu lợi bất chính. Còn các nhà cung cấp dịch vụ lại xảy ra việc một số tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho bên mua bảo hiểm hay người được bảo hiểm đã vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho hành vi trục lợi bằng những việc làm của mình. Ví dụ như cấp giấychứng nhận thương tật không đúng với tình trạng thương tật, cấp giấy chứng tử trong đó nguyên nhân dẫn tới tử vong không phù hợp với thực tếHiện có ít vụ trục lợi bảo hiểm được phát hiện, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử trước pháp luật cũng phần nào làm giảm tác dụng răn đe của các chế tài xử phạt. Có một thực tế là thị trường bảo hiểm càng phát triển, mức độ trục lợi càng nghiêm trọng, thủ đoạn càng tinh vi khiến cho việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử càng trở nên khó khăn. Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu về trục lợi bảo hiểm ở Mỹ, nếu trục lợi ở một doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ đứng đầu trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới về doanh thu theo kết quả xếp hạng của tạp chí Fortune. Có thể tóm tắt mức độ thiệt hại do trục lợi bảo hiểm gây ra ở một sô nước trên thế giới như sau: Nam phi có 8-35% số khiếu nại bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho dấu hiệu trục lợi, gây thiệt hại 2-3 tỉ Rand (khoảng 300-420 triệu USD), Đức có 10-30% số phí bảo hiểm thu được bị thất thoát do trục lợi trong khâu bồi thường, Thụy Sĩ có 10% quyền lợi bảo hiểm đã được chi trả cho c ác khiếu nại giả mạo, New Zealand có trên 15% khiếu nại bồi thường có yếu tố trục lợi, tại Mỹ chỉ riêng các vụ đã phát hiện, mỗi năm số tiền trục lợi bảo hiểm lên đến 96 tỉ USD Để giải quyết vấn nạn trên cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chính doanh nghiệp bảo hiểm. Phần này chúng tôi sẽ trình bày trong phần tiếp theo. Chương III Một số giải pháp cho vấn đề trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam I. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, cần nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, theo dõi, quản lý và giám sát công tác cán bộ, hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm, kiểm tra, giám sát và nâng cao khả năng đánh giá rủi ro trước và sau khi nhận bảo hiểm. áp dụng phương thức thanh toán điện tử qua ngân hàng, giảm bớt thu chi tiền mặt, áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính như hệ thống cảnh báo sớm EWS (Early Warning System)..., đồng thời duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân và các tổ chức không tham gia trục lợi bảo hiểm. Đối với trường hợp trục lợi bảo hiểm đại lý, khách hàng tuy đó thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng phí cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đại lý sau khi thu tiền không nộp lại cho doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đến bảo hiểm vô hiệu, gây tổn hại đến quyền lợi của khách hàng và mất uy tín cho doanh nghiệp. Theo Vụ phó vụ Bảo hiểm (Bộ tài chính) Lê Song Lai cho rằng: cần có biện pháp trong quản lý và nâng cao chất lượng các đại lý bảo hiểm. Vấn đề quan trọng hàng đầu là tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội ngũ bảo hiểm chuyên nghiệp. Bộ tài chính đã có khuôn khổ pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường, yêu cầu thường xuyên nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đối với hoạt động đại lý bảo hiểm đang là vấn đề cần thiết và cấp bách. Để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần rà soát và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là quy trình tuyển dụng, đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo và quản lý đại lý đi đôi với việc xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và sự gắn bó lâu dài với công việc của các đại lý bảo hiểm; tăng cường chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo, điều kiện tuyển dụng, quản lý đại lý. Vừa qua, thông qua Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang tích cực xây dựng để sớm đưa vào hoạt động cơ sở dữ liệu về đại lý bảo hiểm, nhằm mục đích hạn chế và loại bỏ việc tuyển dụng những đại lý vi phạm pháp luật và đã từng bị buộc chấm dứt hợp đồng. Đặc biệt, với loại hành vi cố ý không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm mục đích thu lợi nhuận, để xác minh thông tin đó có chính xác hay không là vô cùng phức tạp. Các công ty bảo hiểm nhân thọ tự bảo vệ mình bằng cách thu thập các bằng chứng trong điều kiện có thể và thụ động chờ đợi sự phán xét của tòa án. Tuy nhiên, dù các công ty bảo hiểm có thắng kiện tại tòa đi nữa, thì thiệt hại mà công ty phải gánh chịu là rất lớn, từ chi phí in ấn hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc giao kết hợp đồng, chi phí khám sức khỏe, lương phải trả cho nhân viên thẩm định hồ sơ, nhân viên lưu trữ, chi phí điều tra xác minh, chi phí và thời gian cho việc tố tụng tại tòa án Nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra, cách thông minh nhất mà doanh nghiệp có thể là cách tiếp cận khách hàng và thu thập thông tin thường xuyên có liên quan đến lĩnh vực rủi ro được bảo hiểm, ngoài ra thông tin cho khách hàng rõ ràng về điều khoản trong hợp đồng, tránh xảy ra tranh chấp vừa tạo mức độ thân thiện với khách hàng vừa tạo dựng được uy tín cho bản thân doanh nghiệp. II. Các giải pháp về phía các cơ quan chức năng Kinh nghiệm cho thấy, để ngăn chặn và giảm đến mức tối thiểu các hậu quả tiêu cực do trục lợi bảo hiểm gây ra, trước hết, cần thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm và coi đó là một hành vi vi phạm pháp luật cần bị lên án về đạo đức và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật. Đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm không chỉ là trách nhiệm nói riêng của ngành bảo hiểm mà phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội, cộng đồng và đòi hỏi phải có sự tham gia, ủng hộ tích cực của các cơ quan công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật và mỗi người dân. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ: "Trục lợi trong bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm". Nếu không có ngay những giải pháp phòng chống hiệu quả, hiện tượng trục lợi bảo hiểm sẽ gây ra những thiệt hại to lớn, kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp bảo hiểm còn rất non trẻ ở nước ta. Ở tất cả các nước phát triển, trục lợi bảo hiểm bị coi là một tội phạm hình sự và bị xử rất nặng. Trong năm 2002, nước Mỹ đã điều tra 33.000 vụ trục lợi bảo hiểm và đưa ra xét xử 22.000 vụ. Trong biên chế các cơ quan bảo hiểm Mỹ bao giờ cũng có hẳn một bộ phận điều tra chống trục lợi bảo hiểm được pháp luật trao cho các quyền năng mạnh mẽ. Từ kinh nghiệm của các nước phát triển trong việc giảm thiểu trục lợi bảo hiẻm bằng luật pháp, Nhà nước ta cũng cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo hiểm, xử lý triệt để theo pháp luật các hành vi đầu cơ trục lợi. Đồng thời, Nhà nước nên sớm có các quy định buộc các cơ quan tổ chức có nghĩa vụ cung cấp các thông tin có liên quan đến người mua bảo hiểm cho các Cty bảo hiểm khi có yêu cầu. Các cơ quan chức năng, cũng cần phải thường xuyên giám sát tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc từ cấp vĩ mô cũng như vi mô... Ngoài ra cần có các chế tài nên phát huy đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện để cấu thành tội phạm theo điều 15 NĐ 118/2003 CP như: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, tiền bảo hiểm; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hay doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có một trong những hành vi như yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm hoặc đồng loã với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật. III. Giải pháp phối hợp đồng bộ Cần khẩn trương xây dựng, không ngừng hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi giữa các doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện và đưa ra truy tố trước pháp luật các trường hợp trục lợi bảo hiểm số lượng lớn, với thủ đoạn tinh vi nhằm mục đích răn đe. Về phía các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, cũng cần phải thường xuyên giám sát tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc, phải làm sao để các hành vi trục lợi bảo hiểm bị lên án về mặt đạo đức, trừng trị nghiêm khắc về mặt pháp luật... KẾT LUẬN Có thể thấy Bảo hiểm Việt Nam đã tiến được những bước dài cùng quá trình đi lên của kinh tế đất nước, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và kinh doanh. Bảo hiểm đã len lỏi đến mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp an tâm hơn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân có mức sống đang ngày càng cao. Vai trò của bảo hiểm càng quan trọng bao nhiêu thì bài toán trục lợi bảo hiểm càng được đặt ra cấp thiểt bấy nhiêu. Một khi còn có kẽ hở trong các qui chế, qui định, thì trục lợi bảo hiểm vẫn còn đất phát triển. Để hạn chế tối đa tình trạng trục lợi bảo hiểm và những thiệt hại mà nó gây ra, cần có sự tham gia của nhiều phía: công ty bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm, cơ quan lập pháp và các cơ quan liên quan. Chỉ có hạn chế được vấn nạn này thì bảo hiểm mới phát huy được vai trò cơ bản của nó: chia sẻ rủi ro cho mọi người, tạo nên sự an tâm trong đời sống và kinh doanh, từ đó góp phẩn thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên. Trên đây là những tìm tòi của em về vấn đề trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam. Do thời gian hạn hẹp và hạn chế về kiến thức nên chắc chắn bài đề án sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong cô nhận xét, góp ý để em có thể hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài tiểu luận. Tài liệu tham khảo Trang web hiệp hội bảo hiểm www.avi.org.vn Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm Giáo trình kinh tế bảo hiểm Pháp luật Kinh doanh Bảo hiểm www.webbaohiem.net www.baohiem.pro.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5995.doc
Tài liệu liên quan