Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì

MỤC LỤC Lời nói đầu Phần I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. I. Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu. 1. Khái niệm. 2. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. a. Lý thuyết lợi thế so sánh. b. Mô hình Heckscher-Ohlin. 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. a. Đối với nền kinh tế. b. Đối với doanh nghiệp. 4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. a. Xuất khẩu trực tiếp. b. Xuất khẩu gia công uỷ thác. c. Xuất khẩu uỷ thác. d. Buôn bán đối lưu. e. Xuất khẩu theo nghị định thư. f. Xuất khẩu tại chỗ. g. Tạm nhập tái xuất. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 1. Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. a. Thuế quan. b. Các công cụ phi thuế quan. c. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu. d. Chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại. 2. Các yếu tố khoa học công nghệ. III. Nội dung của công tác xuất khẩu. 1. Nghiên cứu thị trường quốc tế. 2. Lập phương án kinh doanh. 3. Nguồn hàng cho xuất khẩu. 4. Đàm phán và ký kết hợp dồng. a. Đàm phán qua thư tín. b. Đàm phán qua điện thoại. c. Đàm phán trực tiếp. Phần III: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. a. Đặc điểm. b. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. II. Phân tích về tình hình xuất khẩu hàng hoá ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Kim ngạch xuất khẩu. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. a. Thị trường các nước Châu Á. b. Thị trường Mỹ. c. Thị trường liên minh Châu Âu. 4. Giá cả hàng hoá xuất khẩu. 5. Các hình thức xuất khẩu của công ty. a. Xuất khẩu uỷ thác. b. Xuất khẩu trực tiếp. 6. Tổ chức hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì a. Nghiên cứu thị trường, giao dịch và đàm phán hợp đồng xuất khẩu b. Ký kết hợp đồn xuất khẩu hàng hoá c. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu III. Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trong thời gian qua. 1. Những thành tựu đạt được. 2. Những khó khăn. a. Hợp đồng thu gom hàng xuất khẩu. b. Thông tin thị trường. c. Vấn đề kinh doanh. d. Trình độ cán bộ. Phần III: Phương hướng phát triển và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. I. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước. 2. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. a. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất lấy hoạt động sản xuất làm trung tâm. Đồng thời tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. b. Nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của công ty và khai thác triệt để sự ủng hộ của cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp khác. II. Các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 2. Mở rộng hình thức liên kết kinh tế. 3. Xây dựng chiến lược kinh doanh và lùa chọn phương án kinh doanh. a. Xây dựng chiến lược kinh doanh. b. Lùa chọn phương án kinh doanh tối ưu. 4. Kiện toàn công tác tài chính kế toán, quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh, có tầm nhìn chiến lược trong huy động và sử dụng vốn. 5. Duy trì và không ngừng mở rộng thị trường đồng thời đi sâu vào khai thác thị trường trọng điểm. 6. Đẩy mạnh việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. a. Tăng cường công tác cung cấp tín dụng cho người sản xuất ra sản phẩm. b. Công ty nên cử những cán bộ có trình độ chuyên sâu đi nhận hàng. 7. Áp dụng chế độ thù lao lao động có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát huy tối đa năng lực hiện có của mỗi thành viên. 8. Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngò cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. 9. Hoàn thiện khâu thanh toán. III. Một số kiến nghị với Nhà nước và bộ chủ quản. 1. Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới. 2. Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cán bộ. 3. Trợ giúp công ty về vốn. Kết luận. Tài liệu tham khảo.

doc89 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dấu hiệu sức mua lớn. Hiện nay công ty mới chỉ xuất khẩu với con số rất khiêm tốn 208000USD năm 1997, 298331USD năm 1998 và 459996USD năm 1999. Trước khi bỏ cấm vận với Việt Nam hàng hoá có xuất sứ ở Việt Nam không được vào thị trường Mỹ. Vì thế trong giai đoạn này công ty không trực tiếp buôn bán với bạn hàng Mỹ mà phải qua trung gian gây thiệt hại lớn cho công ty. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận thực hiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao, công ty được sự giúp đỡ của Bộ thương mại đã nghiên cứu tìm hiểu thị trường này từ đó ký hợp đồng với các đối tác phía bạn xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này, nhưng tuy vậy số lượng vẫn chỉ rất khiêm tèn , giá trị hàng xuất khẩu nhỏ, doanh thu không đáng kể chưa xứng với tiềm năng của thị trường. Huy vọng rằng khi rỡ bỏ hoàn toàn mọi trở ngại còn tồn tại giữa hai nước thông qua hiệp định thương mại công ty sẽ tạo được chỗ đứng trên thị trường này. c. Thị trường liên minh Châu Âu. Các nước là bạn hàng chủ yếu của công ty ở thị trường này bao gồm: Pháp, Anh, Đan Mạch...Thị trường này là một thị trường nổi tiếng khó tính. Họ đặt ra tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Những hàng hóa vào được thị trường này đều phải qua kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn rất cao. Chẳng hạn tinh dầu sả phải theo hai chỉ tiêu chính Gtroneltal/Gerarial. Thông thường công ty xuất khảu 35/86 hoặc 32/86 và yêu cầu không có chất lạ, tạp chất, phải đóng trong thùng phi sắt hoặc kẽm, mỗi phuy từ 180kg đến 210kg/thùng. Thị trường châu Âu, tiêu thụ chủ yếu hàng hoá đã thông qua chế biến. Họ chấp nhận giá cả hàng hoá cao. Đây là thị trường tiêu dùng rất sành điệu , nếu công ty nghiên cứu kỹ được những đặc điểm này từ đó cung cấp hàng hoá có chất lượng cao thì sẽ thu được nhiều ngoại tệ. Bảng dưới đây chỉ rõ kết quả xuất khẩu theo thị trường các nước thuộc các Châu lục khác nhau. Qua bảng trên chúng ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không ổn định. Nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung vào tình hình biến động chủ yếu của thị trường. Chính sự biến đổi thất trường này đã buộc công ty phải điều chỉnh kế hoạch mở rộng thị trường sao cho vừa đẩy mạnh xuất khẩu vừa nâng cao được hiệu quả hàng xuất khẩu. 4. Giá cả hàng hoá xuất khẩu. Giá cả hàng xuất khẩu về nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra để thu mua, tạo nguồn hàng và có lãi . Trước năm 1992 việc xuất khẩu của công ty chủ yếu sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa theo nghị định thư được ký kết ở cấp Chính phủ. Vì vậy giá cả hàng hoá xuất khẩu ổn định. Từ năm 1993 trở lai đây, do nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường nhà nước bãi bỏ chế độ quản lý giá đối với hàng xuất khẩu. Công ty phải tự ký kết Bảng 7: Xuất khẩu theo thị trường Năm Nước Đơn vị tính 1997 1998 1999 1. Pháp USD 112500 117635 255072 2. Đức USD 140020 160511 354793 3. Indonexia USD 21600 34475 27029 4Singapo USD 250300 676025 26272 5. Tây Ban Nha USD 198277 374264 95185 6.Nhật USD 145620 119358 150245 7. Braxin USD 215585 271678 120367 8.Anh USD 60780 29069 95954 9.Malaixia USD 40300 73363 80640 10. Hàn Quốc USD 60333 120620 125215 11. Mỹ USD 58660 55585 60340 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 1997-1999 Hợp đồng, thoả thuận giá cả sao cho phù hợp với tình hình cụ thể trên thị trường. Dưới đây là giá cả một số loại hàng xuất khẩu chính của công ty. Bảng 8: Giá cả một số loại hàng xuất khẩu. Đơn vị:USD/MT/FOB Năm Hàng hoá 1997 1998 1999 Dầu xá xị 5893 6071 6872 Dầu hồi 8407 8501 Hoa hồi 1876.5 11186 1983 Quế 1134.3 1100 1120 Nguồn: Báo cáo tổng kêt hoạt động các năm từ 1997 -1999. Qua bảng trên chúng ta thấy giá cả hàng hoá nhìn chung tăng dần lên qua các năm. Kết quả đạt được là do chất lượng hàng hoá tăng lên. Công ty chỉ xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao. Vì vậy một mặt giá cả được dui trì ổn định và nhích dần lên. Giá cả hàng hoá năm sau tăng hơn năm trước làm cho doanh thu đươc từ xuất khẩu tăng vì lượng hàng xuất khẩu Ýt cho nên tổng doanh thu lại giảm đi so với các năm trước đó. Nhưng nhìn chung giá cả hàng hoá của công ty bán ra trên thị trường thế giới nói chung, giá hàng hoá của Việt nam bán ra trên thị trường thế giới nói riêng đều thấp hơn giá cả cùng loại trên thị trường thế giới. Đơn cử giá mặt hàng quế năm 1997 so với giá cả hàng hoá quốc tế như sau: Bảng 9: So sáng giá cả hàng quế của công ty với thế giới. Đơn vị: USD/T/FOB Quy cách phẩm chất Đơn giá XK của công ty Đơn giá quốc tế Chênh lệch giá Mức chênh Tỷ lệ % Quế 3% 1023.2 1063.2 40 103.1 Quế 3,5% 1134.3 1794.3 60 103.6 Quế 5% 1815.2 1915.2 100 103.7 Quế 5.5% 2540 2660 120 104.3 Quế rừng0.8% 430 445 15 103.4 Quế thân cành 1030 1100 70 103.9 Nguồn: Báo cáo ttổng kết năm 1997 Qua bảng trên chúng ta thấy chỉ với một mặt hàng quế mà giá cả của công ty đã thấp hơn giá cả quốc tế. Quế có chất lượng càng cao (hàm lượng dầu lớn 5%) mức chênh lệch càng cao. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế cho công ty. 6. Tổ chức hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì: a- Nghiên cứu thị trường giao dịch và đàm phán hợp dồng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu thu thập xử lý thông tin thị trường được tiến hành với những nội dung mức độ chi tiết khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và sư phân đoạn của thị trường. Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì thường phân đoạn thị trường thành thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng, mục đích của việc làm này là nghiên cứu bạn hàng, tìm ra được nhu cầu chính thức của bạn hàng để đàm phán và ký kết hợp đồng. Công việc này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký kết hợp đồng cảu Công ty. Các hình thức giao dịch và đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu có nhiều nhưng Công ty chỉ sử dụng hình thức như thư tín, Fax, Tel... và gặp gỡ trực tiếp. b- Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá: Hợp đồng ngoại thương có thể được ký kết với nhiều hình thức khác nhau như: điện thoại, tel, fax... ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì thường sử dụng hình thức hợp đồng gồm 1 văn bản. Hình thức của hợp đồng này có dạng như sau: Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá Sè... Ngày........... tháng.......... năm Địa chỉ: Điện tín:Điện thoại §iÖn tho¹i TelFax Fax Dưới đây goi tắt là "người bán" Và...... Địa chỉ Điện tín:Điện thoại §iÖn tho¹i TelFax Fax Dưới đây goi tắt là "người mua" Đã thoả thuận ký kết hợp đồng với những điều kiện sau 1- Tên hàng: (Commodity) Ghi đúng theo tên thương mại, nhãn hiệu thương mại, tên khoa học, xuất sứ... 2- Số lượng: (Quatini) Số lượng được xác định theo đơn vị đo lường theo tập quán quốc tế xác định rõ ràng: - Phương pháp đánh giá xác định - Địa chỉ xác định só lượng - Tỷ lệ dung sai 3. Chấtlượng (Quality) Bao gồm những yếu tố chủ yếu và quy cách, phẩm chất của khoá và phương pháp xác định Trách nhiệm của người mua người bán với kiểm tra phẩm chất Thời gian, địa điểm kiểm tra 4. Giao hàng (Shipment/Delivery) Bao gồm những vấn đề sau: - Thời kỳ giao hàng: (Thời kỳ giao hàng có định kỳ, giao hàng không định kỳ, thời hạn giao hàng ngay). - Địa điểm giao hàng - Phương thức giao hàng - Điều kiện cơ sở giao hàng 5. Giá cả (Price). Căn cứ theo giá quốc tế phù hợp với quy định của Nhà nước thích ứng với từng điều kiện và cơ sở giao hàng. 6. Thanh toán (settlement payment) Đồng tiêu dùng trong thanh toán thường là USD. Phương thức thanh toán: tín dụng chứng từ, uỷ thác thu, chuyển tiền hay đổi hàng. 7. Bao bì, ký mã hiệu (Packaging and marking) 8. Bảo hành (Warralty) 9. Phạt và bòi thường thiệt hại (Penalty) Hai bên thoả thuận với nhau về những biện pháp được áp dụng khi một hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần) do lỗi của một trong hai bên. 10. Bảo hiểm (Insuarance) Ai mua bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm cần mua. 11. Bất khả kháng (Force majeuse) 12. Khiếu nại (Claim) 13. Trọng tài (arbitration) Hợp đồng có hiệu lực từ: ....... Làm tại: ngày tháng năm 19... Hợp đồng này làm thành ... bản gốc, tiếng .... mỗi bên giữ .... bản. Người bán Người mua Ký tên Ký tên Việc ký kết hợp đồng thông thường theo mẫu trên đây được thực hiện bởi giám đốc, trong nhiều trường hợp Giám đốc uỷ quyền cho người khác ký hợp đồng xuất nhập khẩu bằng văn bản. 1.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu như được ký kết, trong thời gian tối đa 20 ngày, Công ty gửi một bản chính nên bộ Thương mại (hay Văn phòng cấp giấy phép của Bộ). Trong thời gian 7 ngày nếu Bọ thương mại không có ý kiến gì thì Công ty tiến hành thực thi hợp đồng xuất nhập khẩu theo trình tự như sau: + Xin cấp phép chuyển xuất nhập khẩu. Xin giấy phép chuyển chỉ đòi hỏi đối với hàng nhập khẩu và những danh mục hàng xuất khẩu phải xin giấy phép chuyển. Hồ sơ xin giấy phép bao gồm: - Đơn xin phép. - Bản sao hợp đồng đã ký với nước ngoài hoặc bản sao L/C. - Phiếu hạn ngạch - nếu là những mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. + Mở L/C - Khi Công ty xuất khẩu: Nhắc bên mua mở L/C và kiểm tra L/C có đúng với nội dung hợp đồng đã ký hay không. - Khi Công ty nhập khẩu: Mở L/C khi nhận được thông báo có hàng. + Chuẩn bị hàng hoá để giao. - Khi Công ty xuất khẩu: Thu gom chuẩn bị hàng hoá. Bao bì cho hàng hoá. Đánh dấu ký hiệu của hàng hoá. - Khi Công ty nhập khẩu: Đôn đốc người bán làm nhiệm vụ giao hàng + Kiểm tra, kiểm nghiệm hàng hoá. - Khi Công ty xuất khẩu: Kiểm tra do bộ phận KCS làm ở cấp cơ sở, bộ phận này bao gồm 2 nhân viên kiêm chức năng KCS ở Phòng kinh doanh của Công ty. Kiểm tra ở cửa khẩu: Trong vòng 7 ngày trước khi bốc hàng lên tàu, Công ty khai báo cho các cơ quan bên có liên quan, sắp xếp hàng hoá cho thuận tiện để kiểm tra. - Khi Công ty nhập khẩu: Trong quá trình này tấ cả những phát hiện về hao hụt, hư háng, mất mát đều phải được kháng nghị ngay bằng văn bản.. + Thuê tàu chở hàng (hoặc uỷ thác thuê tàu). Trong điều kiện nay, khả năng của Công ty còn hạn chế, hơn nữa hợp đồng xuất nhập khẩu đa số có qui mô nhỏ nên Công ty thường nhường quyền thuê tàu cho đối tác ( Nếu trách nhiệm thuê tàu thuộc về Công ty thì thường là thuê tàu chợ) + Mua bảo hiểm hàng hoá. Ai mua bảo hiểm hàng hoá và mua theo điều kiện nào được qui định theo hợp đồng. + Làm thủ tục hải quan. Bao gồm các bước sau đây: - Làm thủ tục xuất nhập khẩu về mặt giấy tờ tại cơ quan Hải quan. Công ty phải xuất trình: Giấy phép xuất nhập khẩu. Bản sao hợp đồng L/C. Hoá đơn trình thuế. Bảng kê chi tiết hàng hoá - Kiểm tra hải quan tại các kho hàng, bến hàng tập kết - Quyết định xử lý của Hải quan: + Cho hàng đi, xác nhận đã làm xong thủ tục Hải quan + Cho hàng đi nhưng phải nép thuế + Cho đi nhưng phải bổ sung giấy tờ thủ tục + Không chi đi + Giao nhận hàng hoá. - Khi Công ty xuất khẩu: Nắm vững chi tiết hàng hoá, nép văn bản đăng ký chuyên chở gồm: tên hàng, mã hiệu, bao bì, trọng lượng, kích thước, tên địa chỉ người nhận. Trao bản đăng ký này cho chủ tầu và đổi lấy sơ đồ xếp. - Khi Công ty nhập khẩu: Giao nhận hàng hoá được uỷ thác cho cảng giao hàng, thường là cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh. + Làm thủ tục thanh toán lấy ngoại tệ + Khiếu nại, trọng tài, thanh toán bảo hiểm (nếu có) + Tổng kết, rút kinh nghiệm. Trên đây là tóm tắt về qui trình tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết, tổ chức thực hiện mọi hoạt động kinh doanh nhập khẩu được thực hiện thông thường ở Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trong thời gian qua. 5. Các hình thức xuất khẩu của công ty. Công ty sử dụng hai hình thức xuất khẩu chủ yếu: a. Xuát khẩu uỷ thác. Công ty đóng vai trò là trung gian xuất khẩu, làm thay cho những dơn vị này những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá và hưởng phí uỷ thác. Thủ tục tiến hành như đã trình bày ở trên. Trong năm 1998 công ty đã nhận phí uỷ thác là 93676000 VND. Sang năm 1999 công ty nhận 38443000VND. Xuấtt khẩu uỷ thác năm 1998 đạt giá trị 807469 USD chiếm 14.58% kim ngạch xuất nhập khẩu thì sang năm 1999 con số này là 362848USD chiếm 7.5% kim ngach xuất nhạp khẩu. Thực tế này không phải do ảnh hưởng của nhân tố khách quan như các công ty trong nước không ký hoặc giảm hợp đồng uỷ thác với công ty mà là công ty chủ động giảm giá trị hàng xuất khẩu uỷ thác trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mình. b. Xuất khẩu trực tiếp. Công ty đặt mua hàng từ các đơn vị sản xuất trong nước, liên doanh liên kết với các đơn vị sản xuất hàng trong nước sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện đóng gói hàng xuất khẩu, sau đó xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 1845025 USD trong đó xuất khẩu trực tiếp đạt 1507047USD. Sang năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của công ty15007047 USD. Tuy giá trị hàng xuất khẩu có giảm nhưng gia trị hàng xuất khẩu trực tiếp của công ty lại tăng hơn nhiều. Điều này khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của công ty. Trong tương lai công ty sẽ tăng giá trị hàng xuất khẩu trực tiếp của mình hơn nữa. III. Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trog thời gian qua. 1. Những thành tựu đạt được. Trong tình hình biến động phức tạp của thị trường, nền kinh tế các nước trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, các bạn hàng thuộc các nước này cũng cắt giảm các hợp đồng buôn bán ngoại thương với công ty gây biết bao khó khăn trở ngại cho công ty. Nhưng những gì mà tập thể công ty đã đạt được là thành tựu đáng trân trọng. Nó thể hiện sự vươn lên trong khó khăn, tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường bằng công việc kinh doanh năng động luôn thích ứng với thị trường. Trong những năm qua công ty đã phải cạnh tranh rất vất vả trong cơ chế thị trường để xuất khẩu hàng hoá của mình. Bởi cùng xuất khẩu các mặt hàng này trên thị trường còn có rất nhiều công ty khác mạnh hơn về vốn, thị ttrường, kinh nghiệm, trình độ cán bộ kinh doanh...Nhưng dường như chỉ có trong sự khắc nghiệt của cạnh tranh thì doanh nghiệp mới trưởng thành và lớn mạnh được. Những kết quả đạt được về: doanh thu, thị trường uy tín... là những gì thiết thực nhất mà chúng ta những người đứng trên góc độ khách quan mà nhìn nhận có thể thấy được. Tất cả những kết quả trên còn phản ánh tổng hợp vào thu nhập của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Lương bình quân cao sấp xỉ 1000000 VND/ tháng, trong khi số người làm việc của công ty vẫn tăng, công việc kinh doanh thì khó khăn. Điều này phải chăng thể hiện ở việc kinh doanh có hiệu quả và đi vào chiều sâu. Một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô loại vừa mà tiền lương công nhân cao như vậy đang là con sè Ýt ỏi hiện nay, vì đa phần các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoặc cầm chõng. Kim ngạch xuất khẩu năm 1997 là 2.12 tr USD, năm 1998 là 1.84 trUSD năm 1999 là 1.51 trUSD. Mặc dù năm 1997 có cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra nhưng mà giá trị hàng xuất khẩu vẫn cao nhất Êy là vì nã diễn ra vào cuối năm, công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu vào đầu năm. Những năm về sau thì thực sự công việc kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, thị trường biến động phức tạp đã là cho giá trị hàng xuất khẩu năm sau giảm so với năm trước. Bảng dưới đây trình bày giá trị hàng xuất khẩu chuyển VND. Bảng dưới đây cho chóng ta thấy tổng doanh số của công ty giảm đi trong các năm 1998, 1999. Nhưng giá trị hàng xuất khẩu thì lại tăng nên và đạt cao nhất vào năm 1999. Năm 1999 tổng doanh số là 73.3 tỷ VND nhưng kinh doanh xuất khẩu là 16.02 tỷ VND. Đây là kết quả tôt. Bảng10: Cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ chính của hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Tỷ VND Năm Chỉ tiêu 1997 1998 199 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tổng kinh doanh 123.6 100 102.5 100 73.3 100 1.kinh doanh 96.02 77.7 75.29 73.45 56.1 76.53 KD nhập khẩu 71.82 58.12 52.89 51.6 35.27 48.12 KD xuất khẩu 15.2 12.3 13.9 13.56 16.02 21.86 Hàngtự khai thác 9.0 7.28 8.5 8.3 4.81 6.56 2. Sản xuất 27.58 22.3 27.21 26.55 17.2 23.47 Doanh sè SX 25.3 20.47 25.72 25.1 16.5 22.51 Doanh sè KD 2.88 1.84 1.49 1.45 0.7 0.95 Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch các năm 1997-1999 Chất lượng hàng xuất khẩu mà công ty mua về, hay liên doanh liên kết sản xuất hàng xuất khẩu với các đơn vị bạn hay ký hợp đồng nhận hàng xuất khẩu uỷ thác ngày càng được nâng cao. Công ty kiên quyết không xuất khẩu theo các hợp đồng các sản phẩm có chất lượng không tốt. Bởi điều này ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Trong hoạt động thanh toán tiền hàng công ty đã chuyển hẳn toàn bộ xuất khẩu trực tiếp với hình thức thanh toán nhờ thu sang thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Đây là bước chuyển quan trọng mặc dù có chậm hơn so với các doanh nghiệp khác. Thành tích nổi bật nhất của xuất khẩu là công ty đã bám sát thị trường, phân tích được đặc điểm nhu cầu thị trường, giữ vững được mối quan hệ bạn hàng, không ngừng mở rộng các bạn hàng mới. Thị trường Châu Á là thị trường tiêu thụ thành công của công ty, nhưng trong hướng phát triển công ty phải mở rộng sang thị trường Mỹ và thành công trên thị trường Châu Âu. Công tác tổ chức cán bộ, điều hành cán bộ kinh doanh thực hiện các công đoạn khác nhau của hoạt động xuất khẩu cũng dạt được thành tựu quan trọng. Công ty đã tập trung xử lý một số cán bộ vi phạm nguyên tắc kinh doanh của công ty đặt ra, quản lý chặt chẽ việc tăng giảm và thuyên chuyển cán bộ kinh doanh, ban hành quy chế dân chủ, làm cho các cán bộ công nhân viên đóng góp được nhiều hơn các ý kiến vào công việc kinh doanh của công ty. Công tác tài chính thực hiện tốt hơn, thường xuyên chủ động cân đối đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu kinh doanh nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung; quản lý chặt chẽ hơn nguồn tài chính ra vào công ty; giảm thiểu các chi phí không càn thiết; không để sảy ra tình trạng có hiện tượng công nợ khó đòi xuất hiện như trước đây nhằm bảo toàn nguồn vốn; thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo đúng như quy định; nghiêm chỉnh chấp hành chế độ nép nghân sách cho Nhà ước. Trong điều kiện cạnh tranh trình độ cán bộ quản lý, kinh doanh đã được nâng cao rõ rệt từng bước đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. 2. Những khó khăn. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty còn gặp phải nhiều thử thách to lớn. Công ty vẫn gặp những trở ngại lớn trong công tác mở rộng hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu của mình. Bắt đầu là những phàn nàn khiếu lại của bạn hàng về chất lượng hàng hoá, tuy công ty không bị thiệt hại về kinh tế do khiếu kiện nhưng một số bạn hàng này đã không đặt hàng của công ty nữa. Ví dụ như một vài bạn hàng thuộc Tây Ban Nha, Thái Lan, Singapo. Vấn đề còn tồn tại này nếu không khắc phục ngay sẽ gây tổn thất về doanh thu và uy tín của công ty. Trong thời gian qua công ty gặp phải một số khó khăn trở ngại lớn như sau: a. Hoạt động thu gom hàng xuất khẩu: Công ty cử cán bộ xuống tại cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và đặt hàng. Nhưng hoạt động này đang gặp phải khó khăn. Về tinh dầu, quế và các mặt hàng dược liệu khác nguồn nguyên liệu dàn trải từ Quảng bình ra ngoài bắc; những đồ thủ công mỹ nghệ thì chưa tập trung thu mua những hộ những nơi sản xuất mà ở đó có những nghệ nhân lành nghề, có tay nghề cao. Điều này lý giải vì sao sức mua trên thị trường thế giới về hàng gốm rất lớn nhưng công ty mới chỉ xuất khẩu với con số khiêm tốn như ở trên. Một thực tế nữa là có những mặt hàng mà công ty không trực tiếp thu mua, mà chỉ liên doanh liên kết với đơn vị trong nước sản xuất và đóng gói hàng sau đó xuất khẩu, chất lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều phía đối tác. Nếu công ty không có biện pháp cụ thể kiểm soát được chất lượng hàng xuất khẩu, còn để xảy ra tình trạng khiếu nại về điều khoản chất lượng trong hợp đồng, khi mà chính công ty là pháp nhân tù chịu trách nhiệm về các điều khoản mà mình đã ký thì công ty khó mà đẩy mạnh hàng xuất khẩu trong thời gian tới được. b. Thông tin thị trường: Mặc dù có phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường xuất khẩu, nhưng công ty vẫn thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu. Các hợp đồng mà công ty ký kết với bạn hàng phần nhiều là công ty vẫn bị thụ động, có nghĩa là công ty thực hiện hoạt động tạo hàng xuất khẩu bị động theo đơn đặt hàng. Công ty chưa thực sự tiếp cận thị trường tiêu thụ, chưa tìm ra được những nhu cầu, hay tiếp cận những nhu cầu của khách khàng. Bởi chỉ có lấp đầy những nhu cầu của họ thì công ty mới thu được nhiều ngoai tệ cho mình. c. Vốn để kinh doanh. Nguồn hàng xuất khẩu, không phải lúc nào cũng thu mua được, có những mặt hàng chỉ thu mua được theo thời vụ, mà muốn cho hoạt động xuất khẩu được diễn ra liên tục thì công ty phải có hàng dự trữ. Nhưng hiện nay công ty đang thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Một phần vốn lưu động bằng tiền còn để nhập nguyên liệu từ nước ngoài, phần còn lại để phục vụ cho việc tạo hàng xuất khẩu. Trong thời gian tới khi mà công ty ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thì công ty rất cần một lượng vốn lớn hơn nữa. d. Trình độ cán bộ. Trình độ cán bộ công nhân viên nói chung, trình độ cán bộ kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương còn thấp chưa đáp ứng được yêu câù đòi hỏi của thực tế, vẫn còn khoảng cách khá xa so với nhu cầu và những biến động mới của xã hội, thị trường trong và ngoài nước. Tồn tại chính tập chung ở một số vấn đề: độ sâu ở chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ và pháp lý. PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ. I. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1. Chủ trương của Đảng và nhà nước. Đảng và nhà nước khuyến khích các đơn vị kinh doanh, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, phấn đấu đến hết năm nay cả nước sẽ cân bằng cán cân xuất nhạp khẩu và đưa nước ta trở thành nước xuất siêu. Đảng và Nhà nước khuyến khích đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, đa dạng phương thức xuất khẩu. Tăng mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh. 2. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. a. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất lấy hoạt động sản xuất làm trung tâm. Đồng thời tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của công ty thông qua các hợp đồng ký kết với bạn hàng trong nước và ký kết với bạn hàng nước ngoài, nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh bao bì trong nước. Trước bối cảnh và tình hình mới, lãnh đạo công ty nhận định; hiện nay công ty đang có những thách thức và cơ hội lớn. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần càng phát triển, điều kiện kinh tế chính trị xã hội thay đổi... đã khiến công ty phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức to lớn. Công ty đứng trước thực tế là thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng bị thu hẹp do không còn vị thế độc quyền. Bên cạnh dó tình trạng thiếu vốn đàu tư, thị trường cạnh tranh gay gắt nguy cơ tụt hậu về thiết bị công nghệ, trình độ nguồn nhân lực... là những thách thức lớn đối với công ty.. ngoài ra còn những tác động xấu của kinh tế thị trường khi mà lợi Ých của cá nhân được người ta nâng nên tầm qua trọng, thì những người có vị thế họ sẵn sàng làm những gì có thể tác hại xấu đến công ty. Những vấn đề này đều ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy vậy, bên cạnh những khó khăn đó công ty còn có nhiều thuận lợi. Trước hết đó là tập thể công ty đoàn kết nhất trí, đội ngò công nhân viên nhiệt tình với công việc. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quốc tế ngày càng ổn định, uy tín của công ty trên thị trường được nâng cao. Những gì mà công ty đạt được trong thời gian qua đã là tiền đề tốt cho sự phát triển nhanh, bền vững và mạnh của công ty. Ngoài ra công ty đã tạo cho mình một hệ thống bạn hàng rộng khắp. Khả năng liên kết liên doanh cũng từng bước phát huy tác dụng. Thông qua việc liên kêt liên doanh công ty đã thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Mặt khác, một thuận lợi rất lớn của cộng ty là công ty nhập những nguyên liệu giấy bao bì mà ở trọng nước có Ýt hoặc không có. Chính điều này đã mang lại lợi nhuận nhiều cho công ty. Ngày nay khi mà bao bì được các nhà sản xuất kinh doang quan tâm và đưa nó vào trong chiến lược cạnh tranh của rmình thì công ty có khả năng mở rộng thị trường các sản phẩm thuộc về bao bì. Nhu cầu về bao bì là rất lớn, khi mà khả năng cung cấp của công ty vẫn còn thấp trên thị trường. So sánh với khả năng của mình, cân đối nguồn lực của công ty, thì công ty hoàn toàn tin tưởng vào công việc kinh doanh trong thời gian tới. Công ty còn có thể vươn tới mục tiêu là nhà cung cấp sản phẩm bao bì hàng đầu ở thị trường miền bắc, từng bước vươn ra thị trường cả nước. Điều này là có thể thực hiện được vì công ty là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường lâu năm. Uy tin của công ty trên thị trường, các đơn vị sản xuất bao bì trực thuộc công ty ở khắp nơi trên cả nước. Xuất phát từ thực trạng của mình cũng như triển vọng qui mô thị trường bao bì rồi đây khi công ty thực hiện song cổ phần hoá, sức mạnh tài chính của công ty được nâng lên thì hướng phát triển nhập khẩu các loại vật tư nguyên liệu cho sản xuất bao bì ngày càng hiệu quả. Sản xuất kết hợp với gia công bao bì thành phẩm, sản phẩm in trong tương lai sẽ phát triển hơn. Trong thời gian tới công ty mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu một cách có hiệu qủa. Đa dạng hoá các loại hình nhập khẩu (uỷ thác và kinh doanh) cả mặt hàng truyền thống và mặt hàng không truyền thống với cơ chế và phương thức linh hoạt đảm bảo nguyên tắc tính đủ chi phí và có lãi. Đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu sao cho làm tăng được doanh thu từ hoạt động này. Nhưng mà phải nâng cao tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá trực tiếp. Chất lượng hàng hoá phải luôn luôn đảm bảo, trong tương lai công ty kiên quyết chỉ cho đi xuất khẩu những mặt hàng đảm bảo đủ các yêu cầu đặt ra, không vì mục tiêu ngắn hạn mà kinh doanh phi đạo đức. Thúc đấy thanh toán bằng thư tín diụng chứng từ , yêu cầu nhà nhập khẩu mở thư tín dụng chứng từ đúng thời gian, tuyệt đối tránh hiện trượng thư tín dụng giả. Công tác làm hàng phải tuyệt đối cháp hành các quy định của công ty. Với phương châm hiệu quả và sự an toàn về vốn, tài sản được đặt lên hàng đầu. Thực hiện quay vòng vốn nhanh, tănh nhanh chu kỳ kinh doanh, sao cho thu hồi vốn được càng nhanh càng tốt, nhằm tránh những rủi ro có thể sảy ra. Định hướng này được quán triệt đến tất cả cán bộ công nhân viên toàn công ty và được thể hiện bằng công việc cụ thể. Công ty đang tìm mọi biện pháp nhằm hiện đại hoá nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm bao bì thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường vững chắc và hiệu quả. Đồng thời tập trung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm truyền thống. b. Nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của công ty và khai thác triệt để sự trợ giúp của cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp khác. Trải qua gần hai mươi năm xây dựng và phát triển , công ty gặp biết bao khó khăn gian khổ, nhưng công ty đã từng bước vượt qua được và ngày càng khẳng định được mình trên thị trường. Thành quả Êy, trước hết là nhờ sự nỗ lực, công lao đóng góp của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Có thể nói công ty đã phát huy cao nhất sự doàn kết, mọi người chung sức chung lòng đưa tập thể công ty lớn mạnh. Chặng đường đã qua công ty phải đối diện và tranh đấu với hàng bao khó khăn, thách thức; khách quan có chủ quan có. Khủng hoảng kinh tế trong nước giai đoạn trước năm 1986, nền kinh tế trong nước sa sút, sức mua trên thị tường kém, hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá. Cho nên hoạt động sản xuất của công ty không năng động. Thêm vào đó khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và Liên Xô năm 1990- 1991 công ty đã phải lao đao: thị trường truyền thống không còn, bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường, bỡ ngơ trước khái niệm đầu vào đâu ra... Thời Êy sản xuất như thế nào? sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? đều do cấp trên là cơ quan quản lý Bộ thương mại giao. Thì giê đây những câu hỏi này công ty phải tự mình trả lời, và tự mình hành động. Những thành tựu ngày hôn nay, tuy chưa phải là to lớn song công ty có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mình. Quan trọng hơn công ty đúc rút cho mình một kinh nghiệm quí báu "tập thể đồng lòng nhất trí, cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo, liên tục tìm tòi và tự hoàn thiện mình”. Nâng cao tính tích cực chủ dộng sáng tạo của công ty là định hướng mang tính nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó sẽ làm nên sức mạnh để công ty chiến thắng và thành công trong cơ chế thị trường. Mỗi xí nghiệp thành viên linh hoạt và nhanh nhạy trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, khai thác tốt nhất tiềm lực mà mình hiện có. Tập thể cán bộ công nhân viên của toàn công ty, của từng phòng ban phải đồng lòng nhất trí cao . Nâng cao tính chủ động sáng tạo đối lập với thãi ỷ lại thụ động. Như vậy, về mặt nhận thức mỗi cán bộ công nhân viên phải thấm nhuần nhận thức của vấn đề bởi nó được thực hiện và thể hiện ở các tác nghiệp cụ thể hàng ngày: thái độ cầu thị của khách hàng phải đối lập với tư duy cung cấp sản phẩm hiện vật trước đây. Cao hơn nữa tính chủ động sáng tạo được thực hiện bởi đội ngò quản trị biết tác động tạo dộng lực trong cộng việc sao cho mỗi người làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết sự giúp đỡ về nhiều mặt của Bộ thương mại, của cơ qua chính quyền đại phương là rất cần thiết. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công chịu sự quản lý của Bộ thương mại, chịu sự quản lý về hành chính của cơ quan pháp luật và của cơ quan chức năng. Tạo lập và triệt để khai thác các mối quan hệ với cơ quan chức năng là điều rất cần thiết. Muốn vậy, công ty phải thực hiện mối quan hệ hai chiều. Công ty phải chủ động tham gia vào các trương trình phóc lợi xã hội, của ban ngành, của địa phương... mặc nhiên công ty sẽ nhận được sự giúp đỡ ngược lại từ phía họ như: tác động tích cực của Bộ chủ quản với công tác vay vốn, hưởng các ưu đãi tín dụng. Đặc biệt sự giúp đỡ của Bộ thương mại không chỉ đơn thuần trên khía cạnh vật chất mà còn chỉ đạo, hướng dẫn, đào tạo...đội ngò cán bộ kinh doanh. Định hướng này còn nêu bật được vai trò của khách hàng đối vói công ty. Niềm tin của khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Khâi thác triệt để sự ủng hộ của khách hàng đồng nghĩa với việc công ty phải xây dựng uy tín của mình đối với khách hàng. Muốn vậy, công ty không ngừng đổi mới công nghệ trang thiết bị, định hướng tiêu dùng, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu... II. Các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh hàng xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Hiện nay công ty có hai phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thông tin. Trước đây công việc này công ty dùa vào các dơn đặt hàng hoặc căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng hàng hoá của khách hàng các năm trước so với tốc độ tiêu dùng hàng năm. Song trong thời gian tới công ty phải tiến hành công tác điều tra nghiên cứu thị trường thực té bằng phương pháp chuyên môn. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường như: thuê chuyên gia; mua kết quả của các công ty chuyên kinh doanh các dịch vụ này... Tuy nhiên công ty cũng phải lượng sức mình (tài chính) để nên áp dụng hình thức này hay hình thức khác. Trước mắt công ty cần hoàn thiện hơn nữa biện pháp tổng hợp nhu cầu theo đơn đặt hàng. Như trên đã trình bày việc cơ bản của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các biến động thị trường ( về nhu cầu, giá cả...) và từ đó đưa ra các quyết định phù hợp bởi vì thực chất đây la công tác thu thập thông tin và xủ lý thông tin thị trường. Nghiên cứu thị trường xét đến cùng nó là công việc rất cần thiết, bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời điểm hiện nay nếu tách mình khỏi thị trường đều gánh phải những thất bại. Thông qua nghiên cứu thị trường công ty lắm bắt được các thông tin như tình hình cung cầu thị trường, cơ cấu chủng loại hàng hoá mà thị trường cần, mức giá cả và khả năng biến động, các đối thủ cạnh tranh... Từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định dóng đắn và kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được an toàn và tiện dụng, khai thác được cơ hội có thể có. Trước hết công ty nên đầu tư và trang bị cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hệ thống trang bị phuương tiện hiện dại để cập nhật và xử lý thông tin thị trường. Vấn đề đầu tư trang thiết bị phương tiện là hoàn toàn khả thi. Hiện tại trên thị trường cũng như điều kiện khoa học kỹ thuật cho phép hệ thống trang thiết bị phương tiện gọn nhẹ, tương đối sẻ và đủ mạnh để xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Thứ nữa là công ty cần phải triển khai tổ chức hoạt động thu thạp và xử lý thông tin thị trường một cách cụ thể mà trong đó việc tổ chức và hoàn thiện bộ máy thu thập và xử lý thông tin thị trường là quan trọng, xây dựng chiến lược thu thập và xử lý thông tin. Cụ thể công ty cần phải có cán bộ chuyên sâu về trình độ có chuyên môn giỏi có khả năng phân tích và đầu vào đầu ra những nhận định chính xác. Trên cơ sở đó lập kế hoạch về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời công ty cần đa dạng hoá hình thức và cách thức thu thập thông tin từ khách hàng cho tới việc lập mối quan hệ mật thiết với vụ xúc tién ( Bé thương mại hay với các tổ chức nghiên cứu thị trường ở trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty cũng phải nghiên cứu năng lực kinh doanh của mình để cho phù hợp với hoạt động mở rộng thị trường. Đây là công việc công ty nên tiến hành thường xuyên, bởi nó ảnh huởng trực tiếp đến khả năng lùa chọn và tận dụng thời cơ. Khi nghiên cứu năng lực kinh doanh của mình công ty phải xác định cho được vấn đề sau: Nghiên cứu và đánh giá được vai trò của công ty trên thị trường. Nghiên cứu đánh giá đúng ưu nhược điểm của công ty trong từng khâu: thu mua, chất lượng, bao bì... Nghiên cứu số vòng qua của vốn, tỷ suất lợi nhuận và lãi ròng của công ty. Khách hàng lý tưởng của công ty là ai. Số lượng khách hàng ở khu vực tiêu thụ chính là bao nhiêu. Xếp loại phân loại khách hàng theo nhóm theo quy mô doanh sè. Nghiên cứu khả năng chi phối thị trường khi có đột biến. 2. Mở rộng hình thức liên kết kinh tế, xây dựng chiến lược kinh doanh và lùa chọn phương án kinh doanh. a. Mở rộng hình thức liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động để cùng nhau bàn bạc, đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình. Nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây là công việc mà các đơn vị cùng tiến hành giải quyết. Trong tương lai công ty cầnn cụ thể hoạt động liên kết kinh té của mình bằng việc làm cụ thể như: Cùng với công ty xuất nhập khẩu khác đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội xâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ và thị trường Bắc mỹ. Công ty có thể nhờ các công ty có uy tín trên thị trường thế giới gới thiệu hộ cho mình vào thị trường này. b, Xây dựng chiến lược kinh doanh. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhất là các mặt hàng nông, lâm sản, các hàng thủ công mỹ nghệ. Đương nhiên công ty xuất nhập khẩu và kỹ thật bao bì chưa có một chiến lược kinh doanh cụ thể. Nguyên nhân của vấn đề này là việc đàu tư vốn cho kinh doanh rất hạn hẹp, chủ yếu là vốn phải đi vay. Chiến lược kinh doanh mang tính lâu dài, công ty phải đề ra kế hoạch, mục tiêu hàng động cụ thể sao cho phù hợp với năng lực của mình. c. Lùa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Việc xây dựng phưng án kinh doanh sẽ hạn chế được những rủi ro có thể sảy ra. Phương án kinh doanh được xây dựng chặt chẽ đày đủ thì tính khả thi và dự phòng cao. Thực tế việc duyệt phương án kinh doanh hiện nay ở công ty phụ thuộc vào tỷ lệ lãi gộp, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chưa chính xác, bởi vì lãi gộp là hiệu số giữa giá bán với giá vốn của công ty, phí công ty là phí giao dịch ký hợp đồng, lãi cho vay do huy động vốn...Mà mỗi hợp đồngvà mỗi thương vụ thì lại có khoản chi phí khác nhau. Do vậy dùa vào chỉ tiêu lãi gộp để so sánh các phương án với nhau rồi tìm ra phương án tối ưu la chưa chính xác. Để lùa chọn phương án kinh doanh ta cần dùng chỉ tieu lãi ròng; Tỷ lệ lai ròng= (Doanh thu- tổng chi phí)/doanh thu*100 Tỷ lệ lãi ròng cao là phương án kinh doanh tốt. 3. Kiện toàn công tác tài chính kế toán, quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh, có tầm nhìn chiến lược trong huy dộng và sử dụng vốn. Hiện nay công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuât bao bì đang thiếu vốn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. cơ cấu vốn của công ty không đủ để tài trợ cho các thương vụ kinh doanh nhập khẩu, vốn để huy động tạo hàng xuất khẩu. Cã những thời kỳ công ty thu hồi vốn chậm khiến cho thời gian chịu lãi suât tiền vay cao. Vì vậy, cần phải kiện toàn công tác tài chính kế toán, quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn. Trước hết công ty cần phải có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của các xí nghiệp, tổ chức nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ đảm bảo thúc đẩy các hoạt động có hiệu quả, tiêt kiệm phù hợp với quy chế hiện hành. Mặc dù các xí nghiệp thành viên hạch toán độc lập nhưng bên cạnh tính linh hoạt độc lập của từng thành viên thì công ty cần phải có sự thống nhất chặt chẽ trong kế hoach sản xuất kinh doanh. Điều này được thực hiện bằng sự giám sát tài chính của bộ máy phòng ban nghiệp vụ của công ty. Kiện toàn công tác tài chính kế toán cần được tiến hành trên tất cả các mặt, từ công ty đến các xí nghiệp thành viên. Trong đó phòng kế toán tài vụ phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tổng hợp các kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế hoạch thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh để thực hiện cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch. Ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến của các nguồn vốn cung cấp, vốn vay, giải quyết các nguồn vốn phục vụ cho huy động tạo nguồn hàng. Đồng thời theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty, phản ánh và đề xuất các kế hoạch thu chi tiền mặt thực hiện tốt công tác thanh toán đối nội. Tổ chức nghiêm túc việc quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ, hạch toán lỗ lãi cho từng đơn vị, phòng ban giúp giám đóc công ty lắm chắc nguồn vốn, biết rõ số lời. Đồng thời theo dõi và hướng dẫn sát sao các đơn vị, các phòg ban lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, sử dụng các loại vốn cố định vốn vay, vốn chuyên dùng. Đi đôi với kiện toàn công tác tài chính kế toán là quản trị chi phí một cách hiệu quả nhất. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cần được quán triệt đến từng khâu mục nhỏ trong từng nghiệp vụ cụ thể. Từ qúa trình lùa chọn nhà cung cấp, đàm phán về giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán. Về mặt nguyên tắc cán bộ kinh doanh phải đàm phán để một thương vụ kinh doanh là ngắn nhất, lùa chọn phương thức thanh toán có hệ só an toàn cao. Công ty cần có chính sách và biện pháp để huy động được nguồn vốn dồi dào phong phó. Trước mắt công ty cần phải xây dựng các mối quan hệ với các ngân hàng tốt hơn nữa, tạo lập và dui trì niềm tin của các ngân hàng đối với công ty bằng các hoạt động cụ thể thiết thực nhất như trả lãi vay ngân hàng đúng hạn, cung cấp cho các ngân hàng thông tin lành mạnh về tài chính của mình. Đồng thời tranh thủ vay các guồn vốn trung và dài hạn trong nước đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô nâng cao năng lực uy tín tạo dựng được uy tín đối với các bạn hàng và các tổ chức tín dụng để có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn, liên kêt với các doanh nghiệp có vốn nhàn dỗi. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoà công ty, phát hành các cổ phiếu nhằm tập trung nguồn vốn của các cổ đông, phát huy sức mạnh của nội lực. Hình thức này đang là một lợi thế bởi hiện nay Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nưóc cổ phần hoá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 4. Duy trì và không ngừng mở rộng trị trường đồng thời đi sâu vào khai thác thị trường trọng điểm. Trải qua gần mười năm chuyển đổi cơ chế kinh tế với năng lực kinh doanh của mình công ty đã có được nhiều bạn hàng ở nhiều nước thuộc các khu vực khác nhau. Đứng trước những đòi hỏi gắt gao của thị trường về chất lượng bao bì, hàng hoá.. công ty phải tìm cho mình hướng đi thích hợp là củng cố và duy trì thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trưòng để thiết lập quan hệ làm ăn mới đi sâu vào khai thác thị trường trọng điểm. Trước mắt trong ngắn hạn công ty cần duy trì và khai thác hiều rộng và chiêu sâu có hiệu quả các bạn hàng hiện tại. Các giải pháp mà công ty cần tiến hành là nghiên cứu tìm hiểu kỹ các thông tin về môi trường kinh tế chính trị pháp luật của nước bạn để làm tiền đề cho các cuộc đàm phán ký kêt hợp đồng xuất khẩu hàng hoá của mình. Phòng xuất nhập khẩu có thể chi tiết các thông tin về khách hàng từng nước theo danh mục mặt hàng. Chẳng hạn khách hàng khu vực Châu Á đòi những tiêu chuẩn gì về chất lượng quế xuất khẩu, hoa hồi, tinh dầu sả... bởi đây là những bạn hàng thường xuyên tiêu thụ hàng của công ty. Duy trì thị trường cũ mở rộng thị trường mới là việc làm hết sức quan trọng. Công ty phải có những nỗ lực cải tiến hàng xuất khẩu. Công ty nên có chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt khách hàng. Chính vì thế một mặt công ty thu gom hàng có chất lượng một mặt công ty phối hợp với đơn vị bạn chế biến tốt sản phẩm xuất khẩu, công ty trực tiếp chịu trách nhiệm về bao bì đóng gói hàng hoá. Mở rộng thì trường, xâm nhập sâu vào thị trường các nước Châu Mỹ, thị trường Mỹ, bằng việc làm cụ thể có thể công ty trực tiếp chào hàng hoặc thông qua các doanh nghiệp kinh doanh thành công trên thị trường này giới thiệu hộ...cũng có thể công ty phối hợp với Bộ thương mại các công ty khác cùng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường đó. 5. Đẩy mạnh việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. a. tăng cường cung cấp tín dụng cho người sản xuẩt ra sản phẩm. Công ty có thể cử cán bộ của mình về tận nơi trồng quế, sản xuất đồ gốm.. nhằm hỗ trợ họ về tiền, khoa học kỹ thuật...Bởi điều đơn giản công ty muốn có nguồn hàng tốt hơn và được ưu dãi khi mua thì phải bỏ vốn ra trước, khi đó người sản xuất có thể sử dụng tiền vào công việc của mình. Nhưng không phải đối tượng nào cũng được cung cấp tín dụng mà chỉ có những cá nhân nhóm người có trình độ kinh nghiệm và họ phải cam kết bán đủ số lượng sản phẩm theo yêu cầu của công ty. b. Công ty nên cử những cán bộ chuyên sâu về công tác thu mua hàng đi nhận hàng. Những cán bộ này vừa có kinh nghiệm vừa hiểu biét kỹ thuật mét mặt họ giúp đỡ được người sản xuất một mặt họ gom được hàng hoá đúng chất lượng. 6. Áp dụng chế độ thù lao lao động có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa năng lực hiện có của mỗi thành viên. Chế độ thù lao lao động thực chất là dùng vật chất để kích thích sự hăng say công việc của cán bộ công nhân viên nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy mà không ngừng quan tâm tới lợi Ých vật chất của cán bộ công nhân viên tránh tình trạng “hiệu quả đạt được là của chung còn lợi nhuận tạo được là của công ty, của giám đốc”. Biện pháp kích thích lao động có thể úng dụng với các điều kiện: Phải xây dựng chế độ khen, thưởng, phạt rõ ràng. Cần khuyến khích kịp thời cho lao dộng sáng tạo. 7. Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngò cán bộ kinh doanh xuất nhập kẩu. Sự thành công hay thất bại nào của bất cứ công việc kinh doanh nào cũng bắt nguồn từ một phần không nhỏ của yếu tố con người. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay có đội ngò cán bộ kinh doanh tương đối hoàn chỉnh: Sè lượng cả hai phòng 12 người là vừa phải cho một công ty có quy mô vừa, các cán bộ đã qua đào tạo về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên kinh doanh xuất nhập khẩu không đơn thuần về trình độ mà còn phẩi có kinh nghiệm, khả năng giao tiếp sự phản xạ nhanh nhạy trước biến động của thị trường. Một thực tế là cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm cao thì hạn chế về trình độ ngoại ngữ, những nhân viên trẻ có trình độ cao thì lại hạn chế về kinh nghiệm do thiếu yếu tố thời gian. Đứng trươc triển vọng phát triển của ngành bao bì nói chung và sự phát triển của công ty nói riêng mà trươc hết là tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu thì nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngò cán bộ kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết. Vì thế cho nên đào tạo xây dựng đội ngò cán bộ có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức ngang tầm với niệm vụ của đơn vị, tiến tới tiêu chuẩn hoá chức danh cho từng nghiệp vụ, tổ chức sát hạch cho từng cán bộ công nhân viên theo tiêu chuẩn đề ra. Các công việc cụ thể như sau: Thường xuyên đào tạo đào tạo lại cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp với tình hình mới. Vấn đề đào tạo được tiến hành trên hai góc độ nghiệp vụ: ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là quá trình đào tạo tại chỗ, cán bộ có kinh nghiệm trợ giúp cho cán bộ trẻ có Ýt kinh nghiệm, hoặc thuê chuyên gia về nói chuyện taị công ty về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty cử cán bộ trẻ đi đào tạo ở các trường Đại học lớn nhằm nâng cao trình độ lý luận và tư dui của đội ngò cán bộ này. Hiệu quả và chất lượng làm việc sẽ được nâng cao nếu công ty có sự quan tam đúng mức tới lợi Ých vật chất và khuyến khích tinh thần đối với cán bộ kinh doanh. Công ty cùng với công đoàn cần thiết phải quan tâm tới lợi Ých vật chất của cán bộ kinh doanh luôn luôn gắn lợi Ých vật chất và lợi Ých tinh thần, không nên coi nặng mặt này mà coi nhẹ mặt khác. Xây dùng một cơ cấu nhân sự hợp lý khoa học, phát huy được tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như khai thác hiệu quả nguồn lực chát xám của đội ngò cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực hiện giải pháp này phải bố trí đúng người đúng việc. Người lãnh đạo phải biết từng người mà phân công công việc. Đồng thời phải tạo được các ràng buộc giữa các cán bộ kinh doanh thực hiện các phần hành công việc khác nhau, có như vậy mới tạo nên sự thống nhất trong các thương vụ của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Chất lượng và hiệu quả công việc chỉ được nâng cao nếu công tác thi tuyển, xét duyệt được thực hiện thường xuyên. Theo định kỳ công ty phải tổ chức đánh giá thực hiện công việc, công việc này phải dược tổ chức tốt nhất. Cấp trên đánh giá cấp dưới, cấp dưới đánh giá cấp trên theo hình thức kín, để từ đó mà xem xét mức độ hoàn thành công việc của mỗi người. 8. Hoàn thiện khâu thanh toán. Trong thời gian gần đây công ty chuyển từ hình thức thanh toán nhờ thu sang hình thức thanh toán tín dụng chứng từ, đây là một bước tiến quan trọng trong khâu thu tiền của công ty. Khâu thanh toán là khâu cuối cùng trong quả trình xuất khẩu. Nó thể hiện kết quả hoạt động của công ty. Thu tiền cho công ty là một việc làm có ý nghĩa giúp cho công ty thanh toán mọi chi phí trong quá trình hoạt động, nép ngân sách nhà nước va tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Để làm tốt công tác này công ty cần thực hiện nững công việc sau: Tổ chức hoàn thiện tốt hình thức thanh toán bằng L/C. Cố gắng sử dụng vốn của đối tác bằng hình thức với vốn công ty nước ngoài. Việc thu hồi tiền càng thuận lợi càng tốt, làm tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, tăng lợi nhuận cho công ty. III. Một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ chủ quản. 1. Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới. Việc nghiên cứu tìm ra thị trường mới để từ đó xâm nhập mở rộng thị trường là một việc quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành. Ở các công ty hay tập đoàn lớn công việc này do chính họ làm vì khả năng tài chính của họ rất mạnh. Họ bỏ sức người hoặc thuê chuyên gia nghiên cứu thị trường hoặc mua trực tiếp từ các công ty nghiên cứu thị trường. Ở Việt nam hầu hết các doanh nghiệp đều có qui mô nhỏ và vừa, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chưa đủ mạnh để tự mình nghiên cứu thị trường được, hoặc nếu có thì một phần thông tin đã bị lạc hậu điều này ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh của công ty. Bộ chủ quản cần có sự giúp đỡ về thông tin thị trường một cách cập nhật nhất cho công ty, để công ty phản ứng nhanh nhất trước các đòi hỏi của thị trường. 2. Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cán bộ. Các doanh nghiệp của Nhà nước hiện nay đang thiếu những lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao, nhưng lại thừa những lao động có trình độ thấp, hoặc lao động quản lý quá nhiều. Để giải quyết vấn đề này một mặt công ty đào tạo lao động có chất lượng một mặt đào tạo , đào tạo lại lao động. Việc thực hiện có thể ở các trường Đại học hoặc đào tạo tại chỗ. Nhưng chương trình này thường tốn kém nhiều tiền của sức của công ty không thể chịu hết được, do vậy mà công ty mong được sự trợ giúp của Nhà nước. 3. Trợ giúp công ty về vốn. Hoạt động sản xuất kinh doanh bao bì nói chung, hoạt động tạo hàng cho xuất khẩu nói riêng hiện nay rất cần nhiều vốn. Hơn nữa các sản phẩm thu mua theo thời vụ công ty cần phải có hàng để dù trữ, gom hàng, hoạt động này cần lượng vốn lớn. Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện về vốn cho công ty để công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mịnh. KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trong thời gian qua có nhiều biến động phức tạp. Nhưng với sự năng động sáng tạo của tập thể công ty nên công ty đã từng bước tháo gỡ được những khó khăn thử thách, khẳng định mình trên thị trường. Những gì mà công ty đạt được sẽ là động lực cho sự phát triển sau này. Điều quan trọng là công ty mà trước hết mỗi cá nhân tự nhìn nhận chính bản thân mình đã làm đựoc gì và chưa làm được gì. Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu gì?, những khó khăn thách thức nào mà công ty cần phải vượt qua. Từ đó đưa ra những giải pháp đúng nhất. Lãnh đạo công ty sẽ chọn những giải pháp này và thực hiện nó, nhằm thoá gỡ những trở ngại khó khăn đó. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào việc sản xuất kinh doanh, kinh doanh hàng xuất khẩu của công ty. Hy vọng rằng những giải pháp ở trên đây phần nào giúp công ty giải quyết những vướng mắc trên con đường đi lên của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 57/1998/NĐ-cp 2. Cẩm nang thương mại và dịch vụ 3. Một số vấn đề về ngoại thương -ĐH Ngoại thương. 5. Giáo trình thương mại quốc tế-PGS>PTS Nguyễn Dui Bét. 6. Giáo trình kinh doanh quốc tế- TS Đỗ Đức Bình. 7. Giáo trình Marketing quốc tế-PGS.. TS Nguyễn Cao Văn. 8. Tạp chí thương mại năm 1998-1999. 9. Tìm hiểu quy định về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu- Trần Chí Thành. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 135.doc
Tài liệu liên quan