Một số giải pháp góp phần hoàn thiện thanh toán qua ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh Sài Gòn

Phòng kế toán gồm có 7 người, bao gồm: · 01 Kế Toán Trưởng với nhiệm vụ điều hành, xử lý chung các nghiệp vụ phát sinh cho cả phòng kế toán. Tiếp nhận các file điện tử thanh toán và giải mã các ký hiệu mật trong thanh toán chuyển tiền điện tử. · 01 Kế Toán Tiền Gửi Thanh Toán, phụ trách về giao dịch khách hàng, mở tài khoản tiền gửi cho cá nhân, tổ chức; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng. · 02 Kế Toán Tiền Gửi Tiết Kiệm, có nhiệm vụ nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VND và bằng ngoại tệ của khách hàng. · 02 Kế Toán Tín Dụng, phụ trách về việc giải ngân, theo dõi nợ vay, tính lãi, thu lãi và theo dõi nợ vay trên các tài khoản kế toán. · 01 Kế Toán Tổng Hợp làm công tác kiểm tra, tổng hợp các chứng từ, số liệu phát sinh, lên các bảng cân đối kế toán tổng hợp, chi tiết cho từng loại tài khoản .

doc43 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện thanh toán qua ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o kê tài khoản, cấp các bản sao thông báo giao dịch, bản sao hoá đơn giao dịch đều hoàn toàn miễn phí. Nếu khách hàng bị mất mã số PIN của tài khoản thẻ thì ngân hàng sẽ cấp lại mã PIN mới với mức phí là 20.000đ cho cả 3 hạng thẻ. Đối với các loại thẻ mà PNB chấp nhận thanh toán còn lại, trước khi tiến hành thanh toán cho khách hàng thì ngân hàng phải kiểm tra thông tin của khách hàng qua máy đọc thẻ, nếu các thông tin trùng khớp với nhau và thẻ còn thời gian hiệu lực thanh toán thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán và thu phí là 4%/ lần rút. Ngoài ra, ngân hàng cần photo thẻ ATM và CMND hoặc Passport của khách hàng cùng 01 liên hoá đơn rút tiền có ghi mã số giao dịch và chữ ký mẫu của khách hàng để làm chứng từ đối chiếu. Về chuyển tiền qua ngân hàng (Aùp dụng cho những khách hàng có nhu cầu chuyển tiền nhưng lại không có nhu cầu mở tài khoản). Khi có nhu cầu chuyển tiền, khách hàng phải lập 01 liên giấy chuyển tiền và 01 liên phiếu thu ( chuyển tiền) theo mẫu của PNB, đồng thời khách hàng phải ghi đầy đủ các thông tin như tên người nộp, tên người nhận, số CMND, địa chỉ người nhận, số tiền thực chuyển và ký tên ghi rõ họ tên. Sau khi tiến hành hạch toán các nghiệp vụ trên thì nhân viên kế toán phải ghi lại mã số giao dịch lên 02 liên phiếu chuyển tiền để kiểm soát viên có thể tiến hành kiểm soát lại chứng từ trứơc khi duyệt và đem chứng từ đi lưu trữ. Các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng: Nghiệp vụ thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng: Theo quy ước chung của Chi Nhánh Sài Gòn thì bốn ký tự đầu của mỗi tài khoản là tài khoản chi tiết cấp III của mỗi loại, tiếp đến làký hiệu chữ cái P được dùng làm ký hiệu của chi nhánh, sau đó là ký hiệu của mỗi loại tiền tệ và cuối cùng là các dãy số từ 0000 đến 9999 được mở chi tiết cho từng khách hàng, mỗi thành phần trên được cách nhau bởi một dấu chấm (ký hiệu P00 được mở cho Đồng Việt Nam) Thanh toán bằng UNC : Tài khoản sử dụng : 4211.P00.00xx : tiền gửi thanh toán bằng VND của khách hàng. 1011.P00.0001 : tiền mặt VNĐ tại quỹ. 4221.P37.00xx : tiền gửi không kỳ hạn bằng USD của khách hàng. 4212.P00.00xx : tiền gửi có kỳ hạn VND của khách hàng. 4222.P37.00xx : tiền gửi có kỳ hạn USD của khách hàng. 5199.P00.0001: ĐCV thanh toán CTĐT với các chi nhánh. 5191.P00.0001: ĐCV thanh toán CTĐT với hội sở PNB. Thanh toán bằng UNT : Các tài khoản được sử dụng để thanh toán UNT cũng tương tự như thanh toán bằng UNC. Thanh toán bằng Séc : Tài khoản sử dụng trong thanh toán bằng séc chuyển khoản thông thường là tài khoản tiền gửi thanh toán ( mở chi tiết cho từng khách hàng và cho từng loại tiền khác nhau). Tài khoản 4211 : tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong nước. Trong thanh toán bằng séc bảo chi thì tài khoản dùng để hạch toán là tài khoản ký quỹ để đảm bảo thanh toán séc ( 4271). Thanh toán bằng thẻ thanh toán (ATM): Tài khoản sử dụng: 4273.P00.00xx : Tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán thẻ. 4711.Pxx.0002 , 4712.P00.0001 : Tài khoản thanh toán mua bán ngoại tệ ( đối với những trường hợp thanh toán thẻ Visa, Master Card hoặc chi Western Union cho khách hàng và khách hàng có nhu cầu chuyển sang Đồng Việt Nam hoặc chuyển sang một loại ngoại tệ khác. Thanh toán bằng giấy nộp tiền : Được sử dụng trong nghiệp vụ thanh toán giữa một bên là khách hàng và một bên là đơn vị nhà nước ( chi cục thuế, bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền điện, tiền nước) Khi khách hàng nộp vào ngân hàng các liên của giấy nộp tiền thì ngân hàng cũng tiến hành hạch toán giống như thanh toán bằng UNC. Vì phải tiến hành thanh toán với đơn vị ngoài hệ thống nên khi nghiệp vụ phát sinh sau thời gian quy định mỗi ngày được phép thanh toán thì ngân hàng tiến hành hạch toán vào tài khoản 4599 (khoản chờ chuyển của khách hàng). Và tài khoản này sẽ được hạch toán ngược lại để chuyển vào tài khoản thanh toán điều chuyển vốn trong lần làm việc kế tiếp của ngân hàng. Thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng : Aùp dụng cho những khách hàng không có tài khoản tại ngân hàng nhưng lại có nhu cầu chuyển tiền qua ngân hàng. Tài khoản dùng để hạch toán trong trường hợp này là tài khoản 4540 (chuyển tiền phải trả của khách hàng), và tài khoản 4599 ( khoản chờ chuyển của khách hàng). Nghiệp vụ thanh toán giữa ngân hàng và ngân hàng: Thanh toán điện tử liên hàng : Giữa các chi nhánh của Ngân Hàng Phương Nam thực hiện thanh toán điều chuyển vốn chuyển tiền điện tử liên hàng qua mạng thanh toán nội bộ. Thời gian thanh toán từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 vào buổi sáng và từ 1 giờ 30 đến trước 5 giờ vào buổi chiều. Tài khoản được sử dụng để hạch toán trong thanh toán điện tử liên hàng là tài khoản 5199 ( thanh toán điều chuyển vốn chuyển tiền điện tử ), 5191 ( điều chuyển vốn kinh doanh) và được mở chi tiết cho từng chi nhánh và từng loại tiền tệ được điều chuyển. Thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác ngoài hệ thống : Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền giữa Chi Nhánh Sài Gòn với các chi nhánh ngân hàng khác ngoài hệ thống Ngân Hàng Phương Nam, thì Chi Nhánh Sài Gòn sẽ thanh toán điều chuyển vốn với Hội Sở, sau đó Ngân Hàng Hội Sở mới đi thanh toán bù trừ với các chi nhánh khác. Thời gian để Chi Nhánh Sài Gòn tiến hành thanh toán chuyển tiền điện tử với hội sở có hai phiên :thanh toán trước 9 giờ vào buổi sáng và trước 3 giờ vào buổi chiều. Nếu nghiệp vụ thanh toán phát sinh sau 9 giờ sáng thì Chi Nhánh Sài Gòn phải đợi đến giờ làm việc buổi chiều mới được chuyển tiền đi. Nếu nghiệp vụ thanh toán phát sinh sau 3 giờ chiều thì phải treo lại đến sáng hôm sau mới bắt đầu chuyển. Tài khoản được sử dụng trong thanh toán chuyển tiền ra ngoài hệ thống là tài khoản 5191 ( điều chuyển vốn thanh toán chuyển tiền điện tử với Hội Sở Phương Nam Bank). Chương 2 :TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN GIỮA NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM- CHI NHÁNH SÀI GÒN VỚI KHÁCH HÀNG : THANH TOÁN BẰNG UNC: Trường hợp 1 : Hai đơn vị cùng mở tài khoản tại Chi Nhánh Sài Gòn: Phương pháp hạch toán : Khi khách hàng nộp 03 liên UNC vào ngân hàng, ngân hàng tiến hành kiểm tra số dư trên tài khoản của người chi trả,nếu thấy tài khoản không đủ số dư thì ngân hàng sẽ trả lại UNC cho khách hàng, còn nếu tài khoản đủ số dư để chi trả thì ngân hàng sẽ hạch toán : Tập : 06 : Chuyển khoản VND. Loại chứng từ : 05 : UNC Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx (đơn vị trả tiền). Tài khoản ghi Có : 4211.P00.00xx ( đơn vị thụ hưởng). Ký hiệu nghiệp vụ : 12 ( chuyển khoản ). Ký hiệu chứng từ : 599 Xử lý chứng từ : - 01 liên UNC làm chứng từ ghi Nợ và ghi Có cho đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng. - 02 liên UNC làm chứng từ báo Nợ cho đơn vị chi trả, báo Có cho đơn vị thụ hưởng. - 01 liên Phiếu Chuyển Khoản và 01 liên UNC đã ghi Nợ, ghi Có được lưu lại làm chứng từ ghi sổ. Ví dụ : Vào ngày 23/02/06 công ty Tre Việt gửi vào NHPN-CNSG 03 liên UNC uỷ nhiệm cho ngân hàng trả thay công ty số tiền 50.000.000 đ cho công ty D&T có số tài khoản tại ngân hàng là 4211.P00.00xx, với nội dung : chuyển trả tiền mua hàng hoá theo hoá đơn mua hàng số ngày 12/01/06. Sau khi kiểm tra số dư trên tài khoản của công ty Tre Việt, thấy tài khoản đủ số dư để chi trả ngân hàng đãtiến hành hạch toán : Ghi Nợ tài khoản : 4211.P00.00xx : TGTT công ty Tre Việt Ghi Có tài khoản : 4211.P00.00xx : TGTT công ty D&T Số tiền bằng số : 50.000.000,00 . Ký hiệu tiền tệ : 00 :VND Nội dung : Chuyển trả tiền mua hàng cho công ty D&T theo UNC số-Cty Tre Việt. Ký hiệu chứng từ : 12 Ký hiệu nghiệp vụ : 599 Phiếu chuyển khoản này sẽ được lưu vào tập 06 ( chuyển khoản ), loại chứng từ 05 ( UNC). Xử lý chứng từ : - 01 liên UNC dùng làm chứng từ ghi Nợ và ghi Có tài khoản tiền gưỉ thanh toán của công ty Tre Việt và công ty D&T. UNC này cùng với bản chính của Phiếu Chuyển Khoản được lưu lại tại ngân hàng. - 01 liên UNC và bản sao Phiếu Chuyển Khoản dùng làm chứng từ báo Nợ công ty Tre Việt - 01 liên UNC dùng làm chứng từ báo Có cho công ty D&T. Trường hợp 2 : Hai đơn vị thanh toán mở tài khoản tại 2 ngân hàng khác nhau nhưng trong cùng hệ thống PNB: Phương pháp hạch toán : Khi khách hàng mở tài khoản tại Chi Nhánh Sài Gòn có nhu cầu thanh toán bằng UNC với đơn vị khác có mở tài khoản tại chi nhánh khác trong cùng hệ thống PNB. Chi Nhánh Sài Gòn yêu cầu khách hàng lập 02 liên UNC. Sau khi tiến hành kiểm tra tài khoản của người chi trả, nếu thấy tài khoản đủ số dư thì ngân hàng sẽ tiến hành hạch toán : Phiếu chuyển khoản : Tập : 06 ( chuyển khoản VND). Loại chứng từ : 05 ( UNC). Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( đơn vị trả tiền). Tài khoản ghi Có : 5199.P00.00xx ( ĐCV thanh toán CTĐT giữa các chi nhánh) Ký hiệu nghiệp vụ : 12 ( chuyển khoản). Ký hiệu chứng từ : 599 Phiếu chuyển khoản ( có thuế GTGT ) Tập 06 ( chuyển khoản VND ) Loại chứng từ : 03 ( chuyển khoản) Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( đơn vị trả tiền ) Tài khoản ghi Có : 7110.P00.0001 : Thu phí dịch vụ thanh toán. Ký hiệu nghiệp vụ : 10 (thu). Ký hiệu chứng từ : 399 Lệnh chuyển tiền đi : Nghiệp vụ : 01 Loại 03 : Điều chuyển vốn Số hiệu ngân hàng B : ( chi nhánh cần chuyển tiền đến) Lệnh chuỵển số : xx Đơn vị khởi tạo : Chi Nhánh Sài Gòn Xử lý chứng từ : - 01 liên UNC dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản TGTT của đơn vị chi trả. - 01 Lệnh Chuyển Tiền Đi ( Lệnh Chuyển Có) dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản thanh toán điều chuyển vốn chuyển tiền điện tử với các chi nhánh. - 01 liên UNC dùng làm giấy báo Nợ đơn vị chi trả. Ví dụ : Vào ngày 23/02/06 công ty Tre Việt lập 02 liên UNC số gưỉ vào Chi Nhánh Sài Gòn đề nghị chi nhánh thay công ty trả số tiền 450.000.000đ cho công ty An Lạc có số tài khoản là 4211.P00.00yy mở tại chi nhánh Đại Nam, với nội dung : thanh toán tiền mua phương tiện vận chuyển theo hoá đơn GTGT số Phương pháp hạch toán : Khi kiểm tra thấy tài khoản của công ty Tre Việt đủ số dư, Chi Nhánh Sài Gòn đã tiến hành thanh toán với Chi Nhánh Đại Nam như sau : Lập chứng từ đơn giản : 02 liên Phiếu Chuyển Khoản, trong đó : Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx : TGTT VND công ty Tre Việt Tài khoản ghi Có : 5199.P00.00xx : ĐCV thanh toán CTĐT với Chi Nhánh Đại Nam. Số tiền bằng số : 450.000.000 Ký hiệu tiền tệ : 00 : VND Nội dung : Chi Nhánh Sài Gòn thu hộ Chi Nhánh Đại Nam số tài khoản 4211.P00.00yy - công ty Tre Việt . Kí hiệu chứng từ : 12 ( chuyển khoản). Ký hiệu thống kê : 599 ( chuyển khoản khác) Các chứng từ này sẽ được lưu vào tập 06 ( chuyển khoản VND) loại chứng từ 03 ( phiếu chuyển khoản). Chi Nhánh Sài Gòn lập thêm 02 liên Phiếu Chuyển Khoản ( đã tính thuế GTGT ) để thu phí chuyển khoản 4.000đ/món .Trong đó hạch toán: Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx : TGTT VND công ty Tre Việt Tài khoản ghi Có : 7110.P00.0001 : thu phí dịch vụ thanh toán. Ký hiệu chứng từ : 10 (phiếu thu) Ký hiệu thống kê : 399 Giá tính thuế :3636.36 ( tính trên phí 4000đ/món). Thuế suất thuế GTGT : 10% Nội dung : thu phí dịch vụ thanh toán chuỵển tiền theo UNC số- công ty Tre Việt. Sau đó thanh toán viên sẽ lập Lệnh Chuyển Có đến Chi Nhánh Đại Nam, nội dung : Nghiệp vụ : 01 Chứng từ : 03 ( ĐCV ) Nợ/Có:C Ký hiệu Ngân Hàng B : 503xxx : Chi Nhánh Đại Nam Lệnh chuyển số : xxx Đơn vị khởi tạo : 503xxx : Chi Nhánh Sài Gòn Nội dung : Chi Nhánh Sài Gòn thu hộ Chi Nhánh Đại Nam số tài khoản 4211.P00.00yy- công ty Tre Việt trả tiền mua phương tiện vận chuyển. Xử lý chứng từ : - 01 liên UNC dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản 4211.P00.00xx công ty Tre Việt. - 01 liên Lệnh Chuyển Có dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản thanh toán chuyển tiền điện tử. - 01 liên UNC kèm theo 01 bản sao Phiếu Chuyển Khoản và 01 bản sao Phiếu Chuyển Khoản (Đã Có Thuế GTGT) trả lại cho công ty Tre Việt. Trường hợp 03 : Hai đơn vị thanh toán có một đơn vị mở tài khoản ở ngân hàng ngoài hệ thống PNB : Phương pháp hạch toán : Nếu Chi Nhánh Sài Gòn là đơn vị khởi tạo. Sẽ tiến hành hạch toán các loại chứng từ như sau : Phiếu Chuyển Khoản : 02 liên Tập 06 : chuyển khoản VND. Loại chứng từ : 05 (UNC) Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( đơn vị chi trả) Tài khoản ghi Cóù : 5191.P00.0001 ( ĐCV thanh toán với hội sở) Ký hiệu chứng từ : 12 Kýù hiệu thống kê : 599 Phiếu Chuyển Khoản (Đã Có Thuế GTGT) : 02 liên Tập 06 : chuyển khoản VND. Loại chứng từ : 03 ( chuyển khoản) Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx (khách hàng) Tài khoản ghi Có : 7110.P00.0001 ( thu phí dịch vụ thanh toán chuyển tiền điện tử) Ký hiệu chứng từ : 10 Kýù hiệu thống kê : 399 ( thu khác). Lệnh Chuyển Có : Nghiệp vụ : 01 Loại chứng từ : 09 ( chuyển tiền ngoài hệ thống). Số hiệu ngân hàng B : 503xxx ( Hội Sở PNB ) Lệnh chuyển số : xx Số tiền cần chuyển : xxx Đơn vị khởi tạo : Chi Nhánh Sài Gòn Đơn vị thụ hưởng :Tên ngân hàng cần chuyển đến (NH thụ hưởng) Mã số ngân hàng C : ngân hàng thụ hưởng (ngân hàng thu hộ ) Xử lý chứng từ : - 01 liên UNC dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán. - 01 liên Lệnh Chuyển Có dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản thanh toán điều chuyển vốn. - 01 liên UNC kèm bản sao Phiếu Chuyển Khoản và bản sao Phiếu Chuyển Khoản (Đã Có Thuế GTGT) dùng làm chứng từ báo Nợ đơn vị trả tiền. Ví dụ : Vào ngày 01/02/06 công ty Tre Việt lập UNC yêu cầu Chi Nhánh Sài Gòn thay mình trả số tiền 500.000.000đ cho công ty D&P có số tài khoản là 1700.xxx.xxx mở tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương. Với nội dung : thanh toán tiền mua nguyên vật liệu. Phương pháp hạch toán : Sau khi đã kiểm tra số dư trên tài khoản của công ty Tre Việt thấy đủ số dư để chi trả. Chi Nhánh Sài Gòn đã tiến hành lập các loại chứng từ : Phiếu Chuyển Khoản : 02 liên Tập : 06 ( chuyển khoản VND) Loại chứng từ : 05 (UNC) Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( TGTT VND công ty Tre Việt ) Tài khoản ghi Có : 5199.P00.0001 ( DCV thanh toán CTĐT với Hội Sở PNB ) Số tiền : 500.000.000 Ký hiệu tiền tệ : 00 ( VND) Nội dung : Chuyển tiền đi ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Bình Dương – công ty Tre Việt. Ký hiệu chứng từ : 12 Ký hiệu nghiệp vụ : 599 Phiếu Chuyển Khoản ( Đã Có Thuế GTGT ) : 02 liên Tập 06 ( chuyển khoản VND) Loại chứng từ 03 ( chuyển khoản) TaØi khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( TGTT VND công ty Tre Việt ). Tài khoản ghi Có : 7110.P00.0001 ( thu phí dịch vụ thanh toán ). Ký hiệu chứng từ : 10 Ký hiệu nghiệp vụ : 399 ( thu khác ). Lệnh Chuyển Có : Loại nghiệp vụ : 01 Loại chứng từ : 09 ( chuyển tiền qua NH ngoài hệ thống ) Số hiệu ngân hàng B : 503xxx( hội sở PNB) Lệnh chuyển số : xxx Số tiền : Loại tiền : Đơn vị khởi tạo : Chi Nhánh Sài Gòn Mã số chi nhánh : 503xxx Đơn vị thụ hưởng : NHN° & PTNT Bình Dương. Mã số ngân hàng C : xxx Xử lý chứng từ : - 01 liên UNC dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản TGTT công ty Tre Việt. - 01 liên Lệnh Chuyển Có dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản thanh toán chuyển tiền điện tử. - 01 liên UNC cùng bản sao Phiếu Chuyển Khoản và bản sao Phiếu Chuyển Khoản (đã tính thuế GTGT ) gửi lại cho công ty Tre Việt. THANH TOÁN BẰNG UNT : trường hợp 1 : Hai đơn vị tham gia thanh toán mở tài khoản tại chi nhánh sài gòn : Phương pháp hạch toán : Sau khi nhận 03 liên UNT từ khách hàng , Chi Nhánh Sài Gòn kiểm tra tính hợp lệ của UNT, đối chiếu với văn bản do đơn vị trả tiền đã gửi trước đây, đồng thời kiểm tra số dư trên tài khoản của người trả tiền, nếu đủ điều kiện thì ngân hàng tiến hành hạch toán : Nợ 4211.P00.00xx ( tên đơn vị trả tiền ) Có 4211.P00.00xx ( tên đơn vị thụ hưởng ) Chứng từ này được lưu vào tập 06 ( chuyển khoản VND), loại chứng từ 04 (UNT). Xử lý chứng từ : - 01 liên UNT và bản chính Phiếu Chuyển Khoản được giữ lại làm chứng từ ghi Nợ và ghi Có các tài khoản có liên quan. - 01 liên UNT và bản sao Phiếu Chuyển Khoản dùng làm chứng từ báo Nợ đơn vị trả tiền. - 01 UNT dùng làm chứng từ báo Có cho đơn vị thụ hưởng. Ví dụ : Ngày 21/03/06 công ty Tre Việt gửi vào Ngân Hàng Phương Nam- Chi Nhánh Sài Gòn 03 liên UNT yêu cầu Chi Nhánh Sài Gòn thu hộ đơn vị số tiền là 40.000.000 đ , từ tài khoản của khách hàng Nguyễn Vân An . Nội dung : thu tiền đại lý bán hàng. Phương pháp hạch toán : Sau khi tất cả các điều kiện đã hợp lệ, Chi Nhánh Sài Gòn tiến hành hạch toán vào Phiếu Chuyển Khoản như sau : Tập 06 ( chuyển khoản VND) Loại chứng từ 04 ( UNT) Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( TGTT VND Nguyễn Vân An ) Tài khoản ghi Có : 4211.P00.00xx (TGTT VND công ty Tre Việt ) Ký hiệu chứng từ : 12 ( chuyển khoản ) Ký hiệu nghiệp vụ : 599 Xử lý chứng từ : - 01 liên UNT và bản chính của Phiếu Chuyển Khoản dùng làm chứng từ ghi Nợ và ghi Có tài khoản tiền gửi thanh toán của Nguyễn Vân An và công ty Tre Việt. - 01 liên UNT dùng làm chứng từ báo Có cho công ty Tre Việt. - 01 liên UNT và bản sao Phiếu Chuyển Khoản trả lại khách hàng Nguyễn Vân An để báo Nợ. Trường hợp 2 : nếu có một trong hai khách hàng tham gia thanh toán mở tài khoản tại chi nhánh ngân hàng khác hoặc chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống. Trường hợp này ngân hàng đề nghị khách hàng hãy yêu cầu bên mua lập UNC để thanh toán. THANH TOÁN BẰNG SÉC LĨNH TIỀN MẶT : Phương pháp hạch toán : Ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán đối với những tờ séc nộp vào đúng ngân hàng mà người ký phát mở tài khoản. Ngân hàng yêu cầu khách hàng lập thêm 02 liên Bảng Kê Nộp Séc. Sau khi ngân hàng đã kiểm tra số dư trên tài khoản của người phát hành và đối chiếu chứng minh nhân dân của người thụ hưởng, nếu đủ điều kiện thì ngân hàng mới tiến hành hạch toán : Tập 01 ( thu chi tiền mặt). Loại chứng từ 11( chi séc) Số séc : xxx Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( đơn vị phát hành) Tài khoản ghi Có : 1011.P00.0001 ( tiền mặt VND tại quỹ) Ký hiệu thống kê : 62 (chi séc ) Ký hiệu chứng từ : 40 Ký hiệu nghiệp vụ : 599 Xử lý chứng từ : - Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ đơn vị trả tiền . - 01 liên Bảng Kê Nộp Séc dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản tiền mặt tại quỹ VND. - 01 liên Bảng Kê Nộp Séc và bản sao phiếu lĩnh tiền mặt dùng làm chứng từ báo Nợ đơn vị trả tiền. - Tờ séc , 01 liên Bảng Kê Nộp Séc, và bản chính phiếu lĩnh tiền mặt được giữ lại tại ngân hàng. Ví dụ : Vào ngày 02/01/06 khách hàng Tạ Kiều Loan có nộp vào Chi Nhánh Sài Gòn tờ Séc số AB 04555 do công ty Tre Việt phát hành, để lĩnh số tiền là 15.000.000 đ. Khi số dư của công ty Tre Việt vượt trội hơn số tiền 15 triệu và CMND của khách hàng Tạ Kiều Loan là khớp đúng trong Séc đã ghi. Chi Nhánh Sài Gòn tiến hành hạch toán như sau : Phiếu Lĩnh Tiền Mặt : Tập 01 ( thu- chi tiền mặt ). Loại chứng từ 11 ( séc) Số séc : AAB 004555 Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( TGTT VND công ty Tre Việt ) Tài khoản ghi Có : 1011.P00.0001 ( tiền mặt VND tại quỹ ) Tên người thụ hưởng : Tạ Kiều Loan Số tiền :15.000.000. Ký hiệu tiền tệ :00( VND) Nội dung : chi séc số AB 04555 Ký hiệu thống kê : 62 ( chi séc) Ký hiệu chứng từ : 40 Ký hiệu nghiệp vụ : 499(chi khác) Xử lý chứng từ : - Tờ Séc dùng làm chứng từ ghi nợ tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VND của công ty Tre Việt. - 01 liên Bảng Kê Nộp Séc dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản tiền mặt tại quỹ VND. - 01 liên Bảng Kê Nộp Séc và bản sao Phiếu Lĩnh Tiền Mặt làm chứng từ báo Nợ công ty Tre Việt. THANH TOÁN BẰNG SÉC CHUYỂN KHOẢN : Trường hợp 1 : Thanh toán Séc Chuyển Khoản trong cùng hệ thống Ngân Hàng Phương Nam : Phương pháp hạch toán : - Hai đơn vị tham gia thanh toán cùng mở tài khoản tại Chi Nhánh Sài Gòn : Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx ( đơn vị trả tiền ) Tài khoản ghi Có : 4211.P00.00xx(đơn vị thụ hưởng ) Ký hiệu thống kê :62 ( chi séc) Ký hiệu chứng từ :12 (chuyển khoản) Ký hiệu nghiệp vụ :599(chuyển khoản khác) Tập 06 ( chuyển khoản VND) Loại chứng từ :03 ( phiếu chuyển khoản) - Đơn vị phát hành séc mở tài khoản tại Chi Nhánh Sài Gòn, đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại chi nhánh khác cùng hệ thống, séc được nộp vào Chi Nhánh Sài Gòn Tài khoản ghi Nợ :4211.P00.00xx( đơn vị phát hành) Tài khoản ghi Có : 5199.P00.00xx(DCV thanh toán CTDT với chi nhánh) Tập : 06 (chuyển khoản VND) Loại chứng từ :12 (séc chuyển khoản) Ký hiệu chứng từ : 40 Ký hiệu nghiệp vụ :599(chuyển khoản khác) Xử lý chứng từ : - Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi của người chi trả. - 01 bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng. Trong trường hợp thanh toán séc với chi nhánh khác cùng hệ thống thì 01 liên lệnh chuyển tiền dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản thanh toán điều chuyển vốn nội bộ. Trường hợp 02 : Thanh toán séc chuyển khoản khác hệ thống Ngân Hàng Phương Nam : Phương pháp hạch toán : - Chi Nhánh Sài Gòn đại diện cho bên chi trả: Tài khoản ghi Nợ :4211.P00.00xx ( tiền gửi thanh toán VND của khách hàng) Tài khoản ghi Có :5199.P00.0001 ( thanh toán DCV CTDT với hội sở PNB) Tập : 06 ( chuyển khoản) Loại chứng từ : 03 (phiếu chuyển khoản) Ký hiệu chứng từ :12 Ký hiệu nghiệp vụ:599 - Chi nhánh sài gòn đại diện cho khách hàng thụ hưởng : Tài khoản ghi Nợ :5199.p00.0001 Tài khoản ghi Có :4211.p00.00xx Tập :06 (chuyển khoản) Loại chứng từ : 03 Ký hiệu chứng từ :12 Ký hiệu nghiệp vụ :599 Xử lý chứng từ : - Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng . - 01 liên Lệnh Chuyển Tiền dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản thanh toán điều chuyển vốn nội bộ. - Trong trường hợp Chi Nhánh Sài Gòn thu hộ khách hàng thì 01 liên Lệnh Chuyển Tiền dùng làm chứng từ ghi Nợ và ghi Có tài khoản thanh toán điều chuyển vốn và tài khoản tiền gửi của bên thụ hưởng. THANH TOÁN BẰNG SÉC BẢO CHI : Phương pháp hạch toán : Tài khoản ghi Nợ :4271.P00.00xx (tiền gửi ký quỹ bảo chi séc VND của khách hàng) Tài khoản ghi Có :1011,4211,5199 Tập :01,06 Loại chứng từ :02 ( phiếu chi) Ký hiệu chứng từ :11 Ký hiệu nghiệp vụ :499 Xử lý chứng từ : - Tờ séc bảo chi dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản ký quỹ bảo chi séc. - 01 bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản có liên quan. THANH TOÁN BẰNG THẺ THANH TOÁN : Trường hợp 1 : Thẻ thanh toán do PNB phát hành : Khách hàng rút tiền mặt tại tài khoản thẻ : Phương pháp hạch toán : Tập 01(thu- chi tiền mặt ) Loại chứng từ 02 ( phiếu chi ) Tài khoản ghi Nợ : 4273.P00.00xx (TGTT thẻ của khách hàng ) Tài khoản ghi Có : 1011.P00.00xx ( tiền mặt VND tại quỹ) Ký hiệu chứng từ : 11 Ký hiệu thống kê :499(chi khác) Xử lý chứng từ : - 01 liên Phiếu Lĩnh Tiền Mặt dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản thẻ và ghi Có tài khoản tiền mặt tại quỹ VND - 01 liên Phiếu Lĩnh Tiền Mặt trả lại cho khách hàng làm giấy báo Nợ. Trường hợp 2 : Thẻ thanh toán do Ngân Hàng ACB phát hành : Phương pháp hạch toán : Phiếu Lĩnh Tiền Mặt : Tập 01 (thu- chi tiền mặt) Loại chứng từ 02 (phiếu chi) Tài khoản ghi Nợ :3599.Pxx.0001 (phải thu từ đại lý thanh toán thẻ). Tài khoản ghi Có :1011,1031 Ký hiệu chứng từ :11 Ký hiệu nghiệp vụ :499 Giấy Nộp Tiền Mặt ( đã có thuế GTGT) : Tài khoản ghi Nợ :1011,1031 Tài khoản ghi Có :7110.Pxx.0001 (doanh thu từ đại lý thanh toán thẻ) Tập 01 (thu-chi tiền mặt) Loại chứng từ :01 ( phiếu thu) Xử lý chứng từ : - 01 liên Giấy Lĩnh Tiền Mặt (bản chính), liên 01 của phiếu rút tiền tại máy rút tiền dùng làm chứng từ ghi Nợ và ghi Có tài khoản phải thu khác và tài khoản tiền mặt tại quỹ. - 01 liên của phiếu rút tiền tại máy rút tiền dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền mặt tại quỹ và ghi Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán thẻ. - 01 liên của phiếu rút tiền tại máy kèm photo thẻ thanh toán của khách hàng và photo CMND được lưu lại dùng làm chứng từ để thanh toán với phòng thẻ của ngân hàng ACB. Trường hợp 3 : Thẻ thanh toán do quốc tế phát hành : Phương pháp hạch toán : Phiếu Lĩnh Tiền Mặt : Tập 03 (thu -chi ngoại tệ) Loại chứng từ 02 ( phiếu chi) Tài khoản ghi Nợ : 3599.P37.0001 ( phải thu từ đại lý thanh toán thẻ) Tài khoản ghi Có :1031.P37.0001 (tiền mặt USD tại quỹ) Ký hiệu chứng từ :11 Ký hiệu nghiệp vụ :499 Nếu khách hàng có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ sang VND thì ngân hàng sẽ tiến hành mua lại ngoại tệ đó và quy đổi sang VND theo tỷ giá niêm yết tại cùng thời điểm. Giấy Nộp Tiền Mặt ( đã có thuế GTGT) : Tài khoản ghi Nợ : 1031.P37.0001 (tiền mặt USD tại quỹ) Tài khoản ghi Có : 7110.Pxx.0002 ( thu phí dịch vụ thanh toán thẻ) 3% trên số tiền mặt rút ra. Xử lý chứng từ : - 01 liên hoá đơn rút tiền có ghi mã số giao dịch trên tài khoản thẻ dùng làm chứng từ ghi Nợ và ghi Có. - Photo thẻ Visa, Master ,CMND hoặc Passport, giấy phép lái xe của khách hàng để làm chứng từ đối chiếu. Một liên giấy nộp tiền mặt dùng làm chứng từ ghi có tài khoản thu phí dịch vụ từ đại lý thanh toán thẻ. - 01 liên hoá đơn rút tiền có ghi mã số giao dịch trên tài khoản thẻ dùng làm chứng từ thanh toán với đại lý thanh toán thẻ quốc tế. THANH TOÁN BẰNG GIẤY NỘP TIỀN (NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC) : Phương pháp hạch toán : Phiếu Chuyển Khoản : Tập 06 ( chuyển khhoản VND) Loại chứng từ 03 ( chuyển khoản) Tài khoản ghi Nợ : 4211.P00.00xx(tài khoản TGTT VND của khách hàng) Tài khoản ghi Có :5199.P00.00xx(thanh toán DCV CTDT với hội sở PNB) Ký hiệu thống kê :21( chi khác) Ký hiệu chứng từ :12 Ký hiệu nghiệp vụ : 599 Phiếu chuyển khoản (đã tính thuế GTGT) Tài khoản ghi Nợ :4211.P00.00xx ( TGTT VND của khách hàng). Tài khoản ghi Có :7110.P00.0001 (thu phí dịch vụ thanh toán thẻ) Ký hiệu chứng từ :10 Ký hiệu nghiệp vụ :399 Lệnh Chuyển Tiền : Nghiệp vụ 01 Loại 09 ( chuyển tiền qua ngân hàng ngoài hệ thống) Lệnh chuyển số :xx Đơn vị khởi tạo : Chi Nhánh Sài Gòn Đơn vị thụ hưởng : Hội Sở PNB Tên ngân hàng C : Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ quốc tế. Xử lý chứng từ : - 01 liên bản gốc của giấy nộp tiền dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị trả tiền, và ghi có tài khoản thanh toán điều chuyển vốn chuyển tiền điện tử với hội sở. - 01 liên lệnh chuyển có và 01 liên phiếu chuyển khoản dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng và ghi có tài khoản thu từ dịch vụ thanh toán. CHUYỂN TIỀN : ( Aùp dụng cho khách hàng không mở tài khoản tại ngân hàng nhưng lại có nhu cầu chuyển tiền qua ngân hàng) : Phương pháp hạch toán : Phiếu chuyển khoản : Tập 06 (chuyển khoản VND) Loại chứng từ 03 (phiếu chuỵển khoản) Tài khoản ghi có :4599.p00.0001 ( chuyển tiền phải trả của khách hàng). Tài khoản ghi Nợ :5199.p00.0001 ( thanh toán điều chuyển vốn CTDT). Hoặc : Tài khoản ghi Nợ : 3599.p00.0001 (các khoản chờ thanh toán khác) Tài khoản ghi có :5199.p00.0001 (đối với chuyển tiền đi) Ký hiệu chứng từ :12 Ký hiệu nghiệp vụ :599 Xử lý chứng từ : - 01 liên giấy nộp tiền mặt kiêm uỷ nhiệm chuyển tiền dùng làm chứng từ ghi Nợ (ghi Có) tài khoản thanh toán chuyển tiền cho khách hàng. - 01 liên lệnh chuyển tiền dùng làm chứng từ ghi Có ( ghi Nợ) tài khoản thanh toán điều chuyển vốn. NGHIỆP VỤ THANH TOÁN GIỮA NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM-CHI NHÁNH SÀI GÒN VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC : THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN HÀNG VỚI CÁC CHI NHÁNH KHÁC TRONG CÙNG HỆ THỐNG: Đối với lệnh chuyển Nợ : Tài khoản ghi Nợ :5199.p00.00xx (dcv tt ctdt với chi nhánh) Tài khkoản ghi Có :4211,1011,4599,4232 Lập lệnh chuyển có chuyển đi chi nhánh. Đối với lệnh chuyển có : Tài khoản ghi Nợ :4211,1011,4599 Tài khoản ghi Có :5199.P00.00xx (DCV TTCTDT với chi nhánh). THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN HÀNG VỚI HỘI SỞ PNB : Đối với lệnh chuyển nợ : Tài khoản ghi Nợ : 5191.P00.0001 (DCV TT CTDT với Hội Sở). Tài khoản ghi Có : 4211,1011,4599,4232 Lập lệnh chuyển tiền chuyển đi hội sở. Đối với lệnh chuyển Có : Tài khoản ghi Nợ : 4211,1011,4232,4590 Tài khoản ghi Có : 5191.P00.0001 (DCV TTCTDT với Hội Sở) Lập lệnh chuyển tiền chuyển đi hội sở. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM-CHI NHÁNH SÀI GÒN : Tình hình thanh toán trong 03 tháng đầu năm 2006 : B2.1 : Bảng tình hình mở tài khoản tại NHPN - CNSG : Đơn vị tính :số tài khoản;%. Loại tài khoản Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Số lượng TK Tỷ trọng (%) Số lượng TK Tỷ trọng (%) Số lượng TK Tỷ trọng (%) Tài khoản tiền gửi 1532 72.4 1893 68.9 2475 68.0 Tài khoản tiền vay 457 21.6 569 20.7 773 21.2 Tài khoản cá nhân 127 6.0 284 10.4 392 10.8 Tổng cộng 2116 100 2746 100 3640 100 B2.2 : Bảng so sánh tình hình mở tài khoản trong 03 tháng đầu năm 2006 : Loại tài khoản Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Số lượng TK Tăng (+) giảm(-) Số lượng TK Tăng (+) giảm(-) Số lượng TK Tăng(+) giảm(-) Tài khoản tiền gửi 1532 1532 1893 361 2475 582 Tài khoản tiền vay 457 457 569 112 773 204 Tài khoản cá nhân 127 127 284 157 392 235 Tổng cộng 2116 2116 2746 630 3640 1021 B2.3 : Biểu đồ thống kê số tài khoản đã mở qua 03 tháng đầu năm 2006 : Nhận xét : Qua bảng B2.1 ta thấy tài khoản tiền gửi trong tổng số tài khoản đã được mở tại ngân hàng trong tháng 1 chiếm tỷ trọng cao (72.4% ), tiếp đến là tài khoản tiền vay chiếm khoảng 20% và cuối cùng là tài khoản cá nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất (6%). Cơ cấu này vẫn được duy trì đều tương đối qua các tháng kế tiếp. Điều đó chứng tỏ rằng, tuy Chi Nhánh Sài Gòn mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng số lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh khá đông, đặc biệt là số lượng khách đến gửi tiền chiếm hơn 2/3 trong tổng số tài khoản được mở. Tại bảng B2.2 , sở dĩ trong tháng 1 số lượng tài khoản tăng cao đột xuất là do một phần các tài khoản được mở vào cuối tháng 12, lúc chi nhánh mới được thành lập đã được chuyển qua tháng 01 để thống kê chung, vì trong tháng 12 chi nhánh không tiến hành thống kê. Trong hai tháng 2 và 3 thì tài khoản tiền gửi vẫn tiếp tục tăng cao ( từ 1893 tài khoản trong tháng 2 đã tăng lên 2475 tài khoản trong tháng 3),sở dĩ có sự tăng cao trong tài khoản tiền gửi là do ngân hàng đã áp dụng các chương trình khuyến mãi cào trúng thưởng cho khách hàng khi tham gia gửi tiền tiết kiệm. B2.3 : Bảng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bình quân trong 03 tháng đầu năm 2006 : Đơn vị tính : Triệu đồng Tháng 01 Tăng(+) giảm(-) Tháng 02 Tăng(+) giảm(-) Tháng 03 Tăng(+) giảm(-) Tài khoản tiền gửi thanh toán thẻ 19,147 19.147 24,213 5,066 32,512 8,299 Tài khoản tiền gửi thanh toán 21,548 21,548 27,476 5,928 34,150 6,674 Tài khoản tiền gửi cá nhân 15,125 15,125 24,847 9,722 30,951 6,104 Tổng cộng 55,820 55,820 76,536 20,716 97,613 21,077 Nhận xét : Kết quả đạt được : Kết quả đạt được trong 03 tháng hoạt động vừa qua đó là : Số lượng tài khoản cá nhân và các loại tài khoản tiền gửi khác liên tục gia tăng, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi lớn để cho vay, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn của các doanh nghiệp, tổ chức cũng như các hộ gia đình cần vốn để phát triển sản xuất và tiêu dùng. Những mặt hạn chế : Về thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành : Loại thẻ này chủ yếu chỉ được thanh toán trong hệ thống Ngân Hàng Phương Nam và một số điểm chấp nhận thẻ do ngân hàng liên kết thanh toán, nên phạm vi có thể thanh toán của thẻ PNB Card còn chưa phổ biến. Khi có nhu cầu chuyển khoản trên tài khoản thẻ để thanh toán ra ngoài hệ thống thì vẫn còn chưa thanh toán được. Khách hàng khi rút tiền tại máy rút tự động ATM chỉ được rút một số tiền nhất định, đôi khi số tiền này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của chủ thẻ. Vì thế nên số lượng khách hàng tham gia mở tài khoản thẻ còn hạn chế Nguyên nhân của những mặt hạn chế : Chương 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM- CHI NHÁNH SÀI GÒN : Tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng là một trong những chức năng quan trọng của hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ ngân hàng khác thì các ngân hàng cũng luôn luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ thanh toán nhằm đáp ứng một cách đầy đủ hơn nữa nhu cầu thanh toán của khách hàng, cũng như hoàn thành tốt chức năng của một ngân hàng thương mại trong thời đại thông tin. Đứng dưới góc độ ngân hàng nhà nước : Một trong những định hướng về chính sách tiền tệ của nhà nước là tiếp tục đẩy mạnh và ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức thanh toán qua ngân hàng. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của ngân hàng trong sự phát triển kinh tế quốc tế. Chính sách về lãi suất : Tuỳ từng thời điểm khác nhau của quá trình phát triển mà ngân hàng nhà nước có thể áp dụng những chính sách về lãi suất thích hợp, từ đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể thu hút khách hàng đến giao dịch hơn nhờ vào lãi suất cao và linh động. Mặc dù mục tiêu chính của khách hàng khi gửi tiền vào các tài khoản tiền gửi, tiền thanh toán tại ngân hàng là sẽ được hưởng những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp chứ không nhằm vào hưởng lãi, tuy nhiên lãi suất tiền gửi thanh toán cao cũng tạo thu nhập cho họ có thể làm giảm các khoản phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng khi họ sử dụng những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Chính sách hoạt động thông thoáng dành cho các ngân hàng thương mại : Hiện nay vẫn còn một số ngân hàng của nhà nước làm việc chưa có hiệu quả tốt cũng như chưa biết đầu tư nguồn vốn mà ngân hàng trung ương cấp cho hợp lý. Tuy nhiên, vì các ngân hàng này trực thuộc nhà nước nên vẫn được nhà nước ưu ái trong những chính sách và chế độ. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế lại chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng nhà nước, đôi khi còn quá khắt khe. Aùp dụng thanh toán điện tử vào thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng : Nếu như trong quá trình thanh toán bù trừ với nhau giữa các ngân hàng khác hệ thống muốn thực hiện được cần phải thông qua một ngân hàng trung gian thứ 03 đó là ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước sẽ là trung gian thanh toán bù trừ cho các hệ thống ngân hàng trên khi các ngân hàng có nhu cầu thanh toán bù trừ vốn. Vì quá trình thanh toán phải thông qua ngân hàng trung gian nên thời gian thực hiện thanh toán là có giới hạn, mặt khác ngân hàng trung gian cần có thời gian để chuyển các khoản vốn cho các ngân hàng và cần thời gian để thông báo cho các bên tham gia thanh toán. Nên vô tình ngân hàng nhà nước đã làm chậm trễ quá trình thanh toán vốn của các ngân hàng thương mại, từ đó chất lượng của dịch vụ thanh toán không cao, kéo dài thời gian xoay vòng vốn của các ngân hàng thương mại. Vấn đề đặt ra là Ngân Hàng Nhà Nước nên tổ chức cho các ngân hàng thương mại tiến hành thanh toán điện tử trực tiếp với nhau. Muốn làm được như vậy thì trước hết các ngân hàng thương mại phải có nguồn vốn đủ lớn để tiến hành thanh toán điều chuyển vốn với nhau, tránh trường hợp ngân hàng này chiếm dụng vốn của ngân hàng kia trong quá trình thanh toán. Mặt khác trung tâm thanh toán điện tử cũng phải đủ lớn để đảm bảo chất lượng đường truyền điện tử, tránh trường hợp bị nghẽn mạch hoặc đường truyền mất tín hiệu gây chậm trễ trong quá trình thanh toán cũng như quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh. Hoàn thiện và cải tiến một số thủ tục, quy định trong thanh toán điện tử : Cải tiến một số thủ tục về séc : Séc ra đời và phát triển là một bước tiến lớn trong công tác thanh toán qua ngân hàng, tuy nhiên sự tồn tại của séc lại phụ thuộc vào hành động có chủ ý của người ký phát séc. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng séc trong quan hệ thương mại với nhau, nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ tiền để ký quỹ khi phát hành séc, bởi vì khi ký quỹ thì số tiền đó đã bị chết và doanh nghiệp không thể sử dụng nó vào vòng quay vốn của mình, trong khi doanh nghiệp lại đang thiếu vốn. Nên việc chi trả séc gặp một số vấn đề khó khăn, nếu các doanh nghiệp không giữ đúng chữ tín và không tin tưởng lẫn nhau thì dù nhà nước có can thiệp thế nào trong việc phát hành séc cũng là điều không thể và tất nhiên rủi ro sẽ rơi vào người chấp nhận thanh toán bằng séc. Để hạn chế tình trạng phát hành séc quá số dư tại tài khoản ngân hàng gây thiệt hại cho người thụ hưởng séc, thì ngoài những biện pháp cảnh cáo và cưỡng chế của nhà nước, các ngân hàng thương mại cũng nên tạo thuận lợi cho khách hàng như : khách hàng đó được phép phát hành séc quá số dư trong khoảng 20% giá trị tài khoản tiền gửi được duy trì bình quân hàng tháng tại ngân hàng, và phần thấu chi này khách hàng phải thoả thuận trước với ngân hàng bằng văn bản. Phần tiền thấu chi này ngân hàng sẽ tính theo lãi suất cho vay tại thời điểm có số dư thấu chi. Khi tài khoản tiền gửi của khách hàng có số dư tăng lên thì ngân hàng sẽ tự động thu hồi vốn (lãi) thấu chi và sẽ báo cho khách hàng bằng văn bản. Trong trường hợp này, ngân hàng đã tiến hành cho khách hàng vay tín chấp, cho nên tỷ lệ rủi ro tín dụng là rất cao, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng thì trước hết bản thân ngân hàng phải đủ lớn để có thể tài trợ cho khách hàng, thứ hai là công tác thẩm định để đánh giá khách hàng tiềm năng của ngân hàng phải thật chính xác, xác định xem khách hàng nào hoạt động hiệu quả mà đang bị thiếu vốn Mặc dù các quy định trong thanh toán séc có phần hơi rườm rà Về phía bản thân ngân hàng : Đẩy mạnh công tác marketing ngân hàng : Một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công của các ngân hàng thương mại đó chính là công tác marketing ngân hàng. Một thương hiệu ngân hàng có được khách hàng biết đến và sử dụng thì ngoài chữ tín, ngân hàng còn phải biết tự giới thiệu về mình đến những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nhờ marketing ngân hàng mà khách hàng mới nhận thức được ngân hàng đang cung cấp những loại dịch vụ nào cho khách hàng và từ đó tạo niềm tin nơi người sử dụng dịch vụ rằng ngân hàng này quan tâm đến lợi ích cũng như sự thoả mãn khách hàng cao hơn lợi ích của chính họ. Riêng tại Ngân Hàng Phương Nam-Chi Nhánh Sài Gòn thì ngân hàng luôn lấy chữ tín là cao hơn tất cả, lợi ích của khách hàng luôn được quan tâm và thoả mãn một cách tốt nhất từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Xây dựng mô hình ngân hàng tại nhà ( home banking) : Thông qua mạng lưới điện thoại và internet thì Ngân Hàng Phương Nam đang tiến hành thử nghiệm công tác thanh toán qua mạng điện thoại và mạng Internet. Khách hàng có thể không cần đến ngân hàng để giao dịch nhưng các lệnh thu - chi tiền tệ vẫn được thực hiện tại ngân hàng trên tài khoản của khách hàng theo lệnh của chủ tài khoản. Hoặc khi khách hàng có nhu cầu vấn tin tài khoản qua mạng thì chỉ cần cung cấp mã PIN cá nhân, mã tài khoản lúc đó ngân hàng sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng. Nếu khách hàng muốn thực hiện giao dịch qua mạng điện thoại thì khách hàng phải đăng ký giọng nói mẫu, giọng nói này sẽ được lưu vào máy nhận biết âm thanh tại ngân hàng. Khi khách hàng gọi điện vào số máy tự động, máy sẽ tiến hành đo tần số âm thanh, nếu các thông số này khớp với nhau thì giao dịch sẽ được thực hiện, nếu ngược lại thì số máy tại ngân hàng sẽ tự động tắt và không tiến hành bất cứ giao dịch nào. Ngoài ra, dựa trên nguồn thu nhập ổn định của khách hàng mà ngân hàng có thể thanh toán hộ khách hàng các khoản tiền phát sinh đều hàng tháng như : tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước hoặc tiền mua các loại hàng hoá khác, nếu hàng tháng khách hàng chuyển tiền đầy đủ số tiền ngân hàng đã chi trả hộ vào tài khoản của khách hàng để ngân hàng ghi có tài khoản phải thu từ khách hàng ,thì các khoản chi hộ đó ngân hàng không tính lãi mà chỉ thu phí dịch vụ thanh toán. Hàng tháng khi phát sinh các khoản tiền cần thanh toán, khách hàng chỉ cần gửi các hoá đơn cho ngân hàng thì mọi việc sẽ được thanh toán cho bên thụ hưởng. Để thực hiện được những điều đó thì các ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tổ chức thanh toán qua ngân hàng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn, mặt khác các thông tin cá nhân của khách hàng cần phải được bảo mật mà vẫn đảm bảo tính thanh toán nhanh, thuận tiện, an toàn và hiệu quả. Tăng hiệu quả công tác thanh toán điện tử qua ngân hàng : Ngoài việc không ngừng nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ trong công tác thanh toán điện tử liên hàng thì các ngân hàng cần đẩy mạnh việc áp dụng những công nghệ thanh toán tiên tiến, đặc biệt là sự ứng dụng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh. Nếu như một khách hàng quen có mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng, đồng thời khách hàng này cũng mở tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc tiền gửi thanh toán thẻ, hoặc khách hàng có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng được chuyển vào tài khoản tại ngân hàng thì ngân hàng có thể cho khách hàng một hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán ( từ 5% đến 20% giá trị của khoản tiền duy trì bình quân tại ngân hàng mỗi tháng). Hạn mức thấu chi này sẽ bị tính lãi nếu như khách hàng không nộp tiền vào tài khoản trước ngày tính lãi tiền vay hàng tháng của ngân hàng. Với phương pháp này khách hàng có thể chi trả các khoản tiền cần thiết cho nhu cầu của mình, còn ngân hàng thì thu được phí dịch vụ thanh toán cũng như thu được lãi cho vay thấu chi trong trường hợp khách hàng chưa nộp tiền vào tài khoản của mình kịp. Loại tài khoản kiểu này thường được gọi là tài khoản vãng lai, tức là chúng có số dư đồng thời cả nợ và có. Ơû tầm vỹ mô, tài khoản vãng lai là một công cụ diệu kỳ cho phép mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, là điều kiện cần thiết để tạo ra bút tệ hoặc tiền ngân hàng, cùng với tiền pháp định đây là một sản phẩm độc đáo của ngân hàng thương mại, làm tăng sức mạnh của ngân hàng thương mại lên nhiều lần. Chính tài khoản vãng lai là cơ sở cho việc phát hành séc và thanh toán chuyển khoản. Do đó hiện nay các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng phương nam nói riêng cũng đang từng bước đưa tài khoản vãng lai thành một công cụ thanh toán hữu ích cho người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày .() Để khuyến khích khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều hơn, ngoài việc không ngừng nâng cao các trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thì ngân hàng cũng nên quan tâm đến cách thức và thái độ phục vụ khách hàng của tổ chức nói chung cũng như của từng nhân viên ngân hàng nói riêng. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân sự cho ngân hàng : Nên tiến hành các giao dịch một cửa đối với các phòng kế toán, tín dụng để tạo thuận tiện cho khách hàng khi đến giao dịch . Ưùng dụng các công nghệ thanh toán mobile banking vào thanh toán chuyển tiền chi trả trên tài khoản. Ưùng dụng mô hình core-banking trong công tác kế toán các khoản tiền gửi của khách hàng để tạo thuận tiện trong công tác thanh toán. Cũng như có thể thuận tiện kiểm tra được các sai sót phát sinh trong quá trình thanh toán cho khách hàng để kịp thời xử lý. Xây dựng biểu phí dịch vụ thích hợp : Ngân hàng có thể tiến hành không tính lãi của số dư các loại tiền gửi tiết kiệm và tính phí dịch vụ cho mỗi lần giao dịch. Nhưng các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay đa số đều trả lãi cho số tiền gửi đó để khuyến khích khách hàng có thói quen đến giao dịch tại ngân hàng. Nên hầu hết trong các khoản thanh toán của ngân hàng thì doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6% đến 10% thu nhập của ngân hàng. (Trong trường hợp khách hàng đang ở tại một chi nhánh này nộp tiền vào tài khoản của mình mở tại chi nhánh khác trong cùng hệ thống thì ngân hàng không thu phí, nhưng chuyển tiền đi thì lại thu phí. ) Kết luận : Nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế đang vận động phát triển không ngừng, hệ thống thông tin liên lạc và khoa học công nghệ cũng đang phát triển từng giờ từng phút. Hoà chung với tốc độ phát triển ấy thì hệ thống ngân hàng cũng đang phát triển mạnh để thích nghi với đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế cả nước, cũng như hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Một trong những vấn đề quan trọng của hệ thống ngân hàng là làm sao cho hoạt động của ngân hàng thâm nhập vào đời sống của người dân hơn nữa, để ngân hàng trở thành ngân hàng của mọi người, mọi nhà. PHÒNG KINH DOANH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de tot nghiep_giang.doc
  • docBIA_giang.doc
Tài liệu liên quan