Vật thế chấp nhằm để bảo đảm khoản vay khi người vay mất khả năng thanh toán. Các Ngân hàng khi có vật thế chấp thì rất yên tâm và thiếu sự giám sát chặt chẽ với các khoản vay. Trong khi đó các khoản vay lại được thế chấp bởi những tài sản không đủ tiêu chuẩn, thiếu tính hợp pháp, hoặc khó tiêu thụ khi cần bán. Việc đánh giá và nhận định biến động thị trường chưa chuẩn, nên khi phát mại số tiền không đủ trang trải nợ và các khoản chi phí. Trong một số trường hợp, do việc thẩm định không tốt dẫn đến bị người vay lừa đảo, bán tài sản thế chấp mà Ngân hàng không biết (hoặc mang tài sản thế chấp ở Ngân hàng này đi thế chấp ở Ngân hàng khác).
40 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đó vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2% hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ Ngân hàng các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.
Theo QĐ 493, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm:
+ Nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn):Trích bằng 0%/dư nợ.
+ Nhóm 2(nợ cần chú ý):Trích bằng 5%/dư nợ.
+ Nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn):Trích bằng 20%/dư nợ.
+ Nhóm 4(nợ có khả năng tổn thất một phần):Trích bằng 50%/dư nợ.
+ Nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn):Trích bằng 100%/dư nợ
1.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.
12.2.1. Nguyên nhân do Ngân hàng.
- Cán bộ tín dụng Ngân hàng năng lực, phẩm chất còn yếu.
Đội ngũ cán bộ Ngân hàng còn bất cập về trình độ, non kém về nghiệp vụ, thẩm định dự án đầu tư thiếu chính xác, khách quan, đánh giá khả năng thu hồi vốn vay không sát với thực tế tình hình; thiếu thông tin về khách hàng. Khi người đi vay không lường hết được rủi ro, mà cán bộ Ngân hàng cũng khồng biết để tư vấn cho khách hàng, thì doanh nghiệp dễ bị thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến không trả được nợ cho Ngân hàng.
Một số cán bộ do sự tác động của cơ chế thị trường đã thoái hóa phẩm chất đạo đức, thiếu ý thức trách nhiệm hoặc bị mua chuộc trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Có trường hợp do không chấp hành đúng quy trình đầu tư tín dụng: (định kì hạn nợ không đúng với chu kì kinh doanh, thiếu sự kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay), đã cho khách hàng vay tiền sử dụng sai mục đích, không phát hiện kịp thời để có biện pháp thu hồi vốn vay. Cá biệt có cán bộ tín dụng đã lợi dụng chức quyền, thông đồng với khách hàng làm hồ sơ giả để rút vốn, hoặc vay khách hàng.
- Quá tin tưởng vào vật thế chấp.
Vật thế chấp nhằm để bảo đảm khoản vay khi người vay mất khả năng thanh toán. Các Ngân hàng khi có vật thế chấp thì rất yên tâm và thiếu sự giám sát chặt chẽ với các khoản vay. Trong khi đó các khoản vay lại được thế chấp bởi những tài sản không đủ tiêu chuẩn, thiếu tính hợp pháp, hoặc khó tiêu thụ khi cần bán. Việc đánh giá và nhận định biến động thị trường chưa chuẩn, nên khi phát mại số tiền không đủ trang trải nợ và các khoản chi phí. Trong một số trường hợp, do việc thẩm định không tốt dẫn đến bị người vay lừa đảo, bán tài sản thế chấp mà Ngân hàng không biết (hoặc mang tài sản thế chấp ở Ngân hàng này đi thế chấp ở Ngân hàng khác).
- Quá chú trọng đến lợi nhuận.
Hoạt động của NHTM nhằm mục đích thu lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận lại tỷ lệ nghịch với rủi ro. Vì vậy, các Ngân hàng trong lúc hăng hái tìm kiếm lợi nhuận, đã bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn. Trong điều hành, có Ngân hàng đã thực hiện cơ chế khoản doanh thu. Vấn đề này tiềm ẩn nhiều nhân tố mất an toàn, đẩy cán bộ Ngân hàng vào tình thế "bằng mọi giá phải cho vay".
Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại hình Ngân hàng cùng hoạt động đang tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ Ngân hàng. Nhưng, nhằm đạt được ưu thế cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận, một số Ngân hàng đã hạ thấp tiêu chuẩn cho vay nhằm lôi kéo khách hàng; thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, không căn cứ vào thực lực và khả năng kinh doanh của họ. Đây là kiểu cạnh tranh không lành mạnh, làm tăng thêm khả năng tổn thất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Cho vay vượt quá khả năng chi trả của người vay cũng dẫn đến rủi ro. Định kì hạn nợ của các khoản vay không chính xác cũng làm cho khách hàng khó hoàn trả vay theo đúng hợp đồng đã định. Ví dụ: việc cho vay mua máy móc, thiết bị phải 5 năm mới hoàn trả hết, nhưng thời hạn cho vay chỉ là 3 năm. Do đó, người vay không thể trả đúng thời hạn, ảnh hưởng xấu đến kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng.
- Mở rộng nghiệp vụ hoạt động một cách quá tải.
Việc bùng nổ về số lượng các chi nhánh, các phòng giao dịch, do không có sự chuẩn bị trước nên một số Ngân hàng đã bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn làm công tác tín dụng. Công việc đào tạo chưa tốt; việc kiểm tra làm không kịp dẫn đến tình trạng" mạnh ai người đó làm". Cùng với sự gia tăng về mạng lưới là việc tăng khối kượng tín dụng. Mọi biện pháp (từ quản trị điều hành đến tác nghiệp) đều hưóng vào việc mở rộng tín dụng nhằm đạt khối lưọng dư nợ không giới hạn, với số lưọng khách hàng tối đa (kể cả những khách hàng mới). Kết quả làm vượt quá sức quản lý và điều kiện vật chất của Ngân hàng.
ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng đã ra đời và hoạt động được vài năm trở lại đây, nhưng nhìn chung vẫn chưa đóng góp được nhiều. Sự hợp tác giữa NHTM và trung tâm không đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao. Một số Ngân hàng do sợ cạnh tranh nên đã không thông tin cho trung tâm dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ vay vốn tại nhiều nơi với cùng một vật thế chấp tín dụng rất khó khăn.
- Chính sách, thể lệ, chế độ tín dụng.
Do không có sự thống nhất của một số văn bản quy định về chế độ tín dụng nên có khoản vay vượt quá 10% VTC và chính những khoản vay này không hoàn trả được đã gây rủi ro cho Ngân hàng.
Về cho vay đối với doanh nghiệp chưa định rõ như thế nào thì được phép cho vay tín chấpNhững quy định kiểm tra sau khi cho vay thiếu cụ thể, do vậy các cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm rất khó khi theo dõi việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nhiều trường hợp đã bị một số kẻ lừa đảo lợi dụng sơ hở về thể chế để chiếm dụng một số tiền lớn.
Sự cho phép được vay chồng chéo (hoặc cho vay các doanh nghiệp ở xa trụ sở hoạt động của Ngân hàng) đã làm cho việc theo dõi - quản lý tiền vay khó khăn và dẫn đến phát sinh nợ quá hạn ở những doanh nghiệp đó.
1.2.2.2. Nguyên nhân do khách hàng.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Trên thị trường có những người vay tiền không sử dụng khoản tiền vay đúng với cam kết mà đầu tư vào những dự án có độ rủi ro cao (vì những dự án đó mang lại lợi nhuận lớn). Ngân hàng cho vay tiền bị đặt vào tình cảnh có nguy cơ bị rủi ro tín dụng nếu dự án đó không thực hiện được. Vì vậy, Ngân hàng phải thận trọng trong việc cho vay đầu tư.
- Do khách hàng chưa thích nghi với môi trường cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn luôn phải cạnh tranh với nhau. Thời gian qua, hàng nghìn doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng đã bị giải thể, để lại hàng nghìn tỷ đồng không có khả năng thanh toán, buộc nhà nước phải có biện pháp khoanh nợ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm; yếu kém trong kinh doanh; không xây dựng được các phương án và không tính đến mọi yếu tố có liên quan (nguyên vật liệu sẽ được cung cấp từ đâu, cơ sở hạ tầng ra sao, khả năng cạnh tranh như thế nào); do vậy họ không thể đứng vững trong cạnh tranh bởi cơ chế thị trường.
- Khách hàng cung cấp thông tin không đầy dủ, chính xác.
Việc khách hàng cung cấp không đầy đủ thông tin về kết quả hoạt động kinh doanhcủa mình và sự thẩm tra không chặt chẽ của Ngân hàng sẽ tạo ra những thông tin không cân xứng của khách hàng nhằm vay được vốn của Ngân hàng.
- Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế.
Một số doanh nghiệp khi vay lập phương án rất hiệu quả, nhưng không tính đến những biến động của thị trường nên đã bị thua lỗ. Bên cạnh đó, trình độ của người quản lý còn hạn chế về nhiều mặt (như kiến thức, khả năng thực tế) cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Do khách hàng cố tình lừa đảo.
Có nhiều khách hàng cố tình đưa ra các hồ sơ, giấy tờ giả mạo để vay vốn Ngân hàng; hoặc sử dụng cùng một tài sản thế chấp vay vốn ở nhiều Ngân hàng sau đó sử dụng cho các mục đích cá nhân (hoặc bỏ trốn). Nếu Ngân hàng không kịp thời phát hiện thì có thể khó thu hồi khoản vay đó. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ cho Ngân hàng, mặc dù họ có khả năng hoàn nợ.
1.2.2.3. Nguyên nhân khách quan.
- Môi trường pháp lý kinh tế: Cơ chế chính sách thay đổi, có tác động tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng.Việc sáp nhập, giải thể không ăn khớp với giải quyết các khoản nợ nên việc xác nhận nợ sẽ gây khó khăn cho thu hồi nợ của đơn vị mới.
- Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa cao, chưa nhất quán trong việc thực thi những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở, (Nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhiều chức năng - nhiệm vụ vượt quá năng lực quản lý; quy mô hoạt động quá lớn so với khả năng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp), tạo kẽ hở dẫn đến rủi ro.
- Lãi suất thị trường biến động: Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất luôn biến động và sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác tín dụng. Những năm gần đây, Việt Nam đã khống chế được tình hình lạm phát nhưng lãi suất lại giảm liên tục. Lãi suất cho vay giảm, lãi suất tiền gửi vẫn giữ nguyên đã gây ra chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra. Chênh lệch đó không đủ bù đắp chi phí cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đó là rủi ro hữu hình do sự biến động của lãi suất thị trường.
- Tỷ giá hối đoái biến động cũng gây ra tổn thất khá lớn cho Ngân hàng. Tỷ giá chịu sự can thiệp của Chính phủ (thông qua chính sách tiền tệ quốc gia) nhằm phục vụ mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự biến động tỷ giá làm giá trị của đồng tiền này giảm so với đồng tiền khác, khiến các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu dễ bị thua lỗ.
Những nguyên nhân do thiên tai, bão lụt, hỏa hoạncũng làm cho khoản vay bị rủi ro, mà cả người đi vay và người cho vay đều không lường trước được. Những nguyên nhân này thường gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng nhiều đến Ngân hàng.
1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng .
1.2.3.1. Đối với bản thân Ngân hàng.
Tác hại của rủi ro tín dụng là rất rõ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ, Ngân hàng có thể sử dụng qũy dự phòng, vốn tự có để bù đắp. Nhưng, nếu rủi ro ở mức độ cao hơn, vốn tự có cũng không đủ bù đắp thì Ngân hàng có nguy cơ phá sản. Rủi ro tín dụng còn gây khó trong việc thanh toán tiền gửi đến hạn cho khách hàng. Vốn vay tuy chưa thu hồi đủ, song đáo hạn Ngân hàng vẫn phải trả đủ vốn cả gốc và lãi cho người gửi.Trong trường hợp đến hạn trả tiền mà Ngân hàng chưa có đủ tiền trả cho người gửi thì Ngân hàng còn phải mất các chi phí cho việc bán chứng khoán, vay Ngân hàng Trung ương hay vay các Ngân hàng thương mại khác Ngoài ra, rủi ro còn làm giảm uy tín của Ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởng đến việc huy động vốn, cũng như tác động xấu đến quan hệ với các Ngân hàng khác.
1.2.3.2.Rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Ngân hàng được coi là trung tâm thần kinh của nền kinh tế và hoạt động của nó thể hiện một bức tranh kinh tế thu nhỏ của địa bàn (nơi Ngân hàng đặt trụ sở).Rủi ro tín dụng xảy ra, Ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả.Tình trạng này kéo dài đến một mức độ nào đó sẽ làm người gửi tiền mất lòng tin và ồ ạt đến rút tiền. Nếu không kịp thời chuẩn bị cho tình huống này (hoặc không đủ khả năng ứng được nhu cầu rút tiền lớn như vậy), thì Ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể dẫn tới phá sản, gây mất ổn định trên thị trường, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh toàn nền kinh tế và tình hình thu nhập của dân cư.
Chương 2:
Thực trạng rủi ro tín dụng tại sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam theo quyết định số 235/QĐ/HĐQT–02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam
-Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
-Tên Tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For Agriculture and rural development
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam:
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh tại Sở giao dịch NHNo&PTNT
2.1.2.1.Công tác huy động vốn.
Là một doanh nghiệp được sinh ra trong một thời kỳ chuyển biến mạnh của nền kinh tế, do đó Sở giao dịch đã gặp không ít những khó khăn cũng như thuận lợi. Với sự tận tâm, tận lực của tập thể cán bộ nhân viên, Sở giao dịch đã vượt qua những thử thách và đạt nhiều thành tích đáng khích lệ. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch được thể hiện :
Bảng 1: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SS 2006/2005
SS 2007/2006
CL
%
CL
%
1
2
3
4= 2-1
5=4/1*100%
6= 3-2
7=6/2*100%
1. Nguồn vốn
4250
4024
6127
-226
-5.32%
2103
52.26%
- Nội tệ
3198
3136
4854
-62
-1.94%
1718
54.8%
- Ngoại tệ
1052
888
1273
-164
-15.6%
385
43.35%
2. Sử dụng vốn
2930
3038
4627
108
3.69%
1589
52.3%
- Ngắn hạn
754
820
859
66
8.75%
39
4.76%
- Trung & dài hạn
2176
2218
3768
42
1.93%
1550
69.88%
3.Lợi nhuận
498
535
618
37
7.43%
83
15.51%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005-2007)
Qua bảng 1 nêu trên cho thấy:
Về nguồn vốn huy động: Năm 2005 là 4469 tỷ đồng, năm 2006 là 4023 tỷ đồng, năm 2007 là 6127 tỷ đồng. Như vậy năm 2006 so với năm 2005 giảm 226 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.32%( nội tệ giảm 1.94% và ngoại tệ giảm 15.6%). Năm 2007 so với năm 2006 tăng 2103 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 52.26%( nội tệ tăng 54.8% và ngoại tệ tăng 43.35%).
Về sử dụng vốn: Năm 2005: 2930 tỷ đồng, năm 2006: 3038 tỷ đồng, năm 2007: 4627 tỷ đồng. Như vậy, năm 2006 so với năm 2005 tăng 108 tỷ tương úng với tỷ lệ tăng 3.69%; năm 2007 so với năm 2006 tăng 1589 tỷ tương ứng với 52.3%.
Lợi nhuận của SGD cũng tăng lên không ngừng, năm 2006 so với 2005 tăng 7.43% và năm 2007 so với năm 2006 tăng 15.51%
Như vậy, với những bước đi đúng hướng Ngân hàng đã đẩy nhanh tố độ tăng trưởng tín dụng, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư, thúc đảy kinh tế phát triển.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay.
Bảng 2: Hoạt động cho vay của Sở giao dịch từ năm 2005-2007:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Dư Nợ
2005
2006
2007
SS 2006/2005
SS 2007/2006
CL
%
CL
%
1
2
3
4= 2-1
5=4/1*100%
6= 3-2
7=6/2*100%
1. Loại tiền
2212
1876
2057
-336
-15.2%
181
9.7%
- Nội tệ
1067
1101
978
34
3.2%
-123
-11.17%
- Ngoại tệ
1145
775
1079
-370
-32.3%
304
39.22%
2.Thành phần KT
2212
1876
2057
-336
-15.2%
181
9.7%
- DNNN
1753
1161
1245
-592
-33.77%
84
7.24%
-DN ngoài QD
410
660
756
250
61%
96
14.5%
- Cho vay TD
49
55
56
6
12.24%
1
1.8%
3.Theo TG
2212
1876
2057
-336
-15.2%
181
9.7%
- Ngắn hạn
1300
988
1269
-312
-24%
281
28.4%
-Trungdài hạn
912
888
788
-24
-2.63%
100
-11.26%
4. Nợ xấu
0.2789
0.6750
0.9785
0.3961
142%
0.3035
45%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: chất lượng cho vay năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, tỷ lệ nợ xấu chiếm khoảng 0.32% tổng dư nợ.
Dư nợ theo loại tiền năm 2006 có sự chuyển dịch về cơ cấu: dư nợ ngoại tệ năm 2006 có sự sụt giảm lớn. Nhưng đến năm 2007 lại tăng trở lại lên đến 1079 tỷ đồng.
Dư nợ trung dài hạn năm 2006 vượt 2% so với giới hạn cho phép của TW là do SGD giảm dư nợ ngắn hạn nên dẫn đến tăng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn song về cơ bản số tuyệt đối là không đổi. Và tổng dư nợ tại SGD tăng 10% so với năm 2006 đó là do:
Dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà Nội. SGD đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng vào công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khoản vay. Ngoài ra, SGD còn thực hiện tốt công tác cơ cấu và phân loại nợ theo QĐ 493, rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng.
Các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở các đảm bảo tín dụng (như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh), phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp; tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh (hay dự án đầu tư) và với cam kết là khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Song, trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn luôn bị vi phạm bởi nhiều lý do, mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn (hoặc không trả được nợ). Rủi ro mang tính tất yếu trong kinh doanh (nói chung) và trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (nói riêng), nhất là rủi ro tín dụng. Dù là Ngân hàng mạnh hay yếu thì cũng phải đương đầu với rủi ro tín dụng ở một mức độ nào đó. Sở giao dịch NHNo & PTNT mặc dù kinh doanh có hiệu quả, nhưng vẫn không tránh khỏi rủi ro tín dụng.
Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SS 2006/2005
SS 2007/2006
CL
%
CL
%
1
2
3
4= 2-1
5=4/1*100%
6= 3-2
7=6/2*100%
Tổng dư nợ
2212
1876
2057
-336
-15.2
181
9.7
Dư nợ quá hạn
902
675
987
-227
-25.1
312
46.2
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
0.41
0.36
0.48
-0.05
-12.2
0.12
33.3
(Nguồn: Báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh 2005-2007)
Qua bảng 3 cho thấy năm 2006 nợ quá hạn là:675 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,36% tổng dư nợ, năm 2007 nợ quá hạn:987 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0.48% . Tuy nhiên nợ quá hạn này đều có khả năng thu hồi. Mặc dù tỉ lệ nợ tăng nhưng vẫn dưới 1% mà NHTW cho phép.
Những con số trên phần nào đã nói lên hiệu quả tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt. Để đạt được như vậy là nhờ vào việc thực hiện tốt phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó còn nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ tín dụng.
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SS 06/05
SS 07/06
ST
%
ST
%
ST
%
CL
%
CL
%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Theo TG
2212
100
1876
100
2057
100
-336
-15.2
181
9.7
- Ngắn hạn
1300
58.8
988
52.7
1269
61.7
-312
-24
281
28.4
- Trung&dài hạn
912
41.2
888
47.3
788
38.3
-24
-2.63
-100
-11.2
(Nguồn: Báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh 2005- 2007)
- Dư nợ ngắn hạn cuối năm 2005 đạt 1300 tỷ đồng chiếm 58.8%tổng dư nợ, tỷ lệ này cho thấy SGD đã dàn đều các loại nợ ngắn, trung và dài hạn để hạn chế rủi ro tín dụng
Dư nợ trung và dài hạn năm 2006 vựơt chiếm 47.3% tổng dư nợ, cho thấy SGD đã không ngừng vươn lên chuyển đổi cơ cấu dư nợ ngắn hạn sang trung và dài hạn để có thể tồn tại trước áp lực cạnh tranh của các TCTD khác trên địa bàn. Tuy nhiên sang năm 2007, tình hình có chiều hướng thay đổi, dư nợ ngắn hạn tăng lên 281 tỷ đồng, chiếm 61.7% tổng dư nợ và dư nợ trung và dài hạn sụt giảm chiếm 38.3% tổng dư nợ.
Tổng dư nợ tại Sở giao dịch tăng gần 10% so với năm 2006, do:
- Có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà Nội. Sở giao dịch đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khoản vay.
+ Thực hiện tốt cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493; rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng.
+ Đảm bảo mức dư nợ từng thời kỳ cân đối với mức tăng trưởng của nguồn vốn theo Quyết định 115/QĐ-HĐQT-KHTH.
+ Chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (công ty Cổ phần, công ty TNHH) nên đã nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Sở giao dịch.
+ Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế năm 2005- 2007:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SS 2006/2005
SS 2007/2006
CL
%
CL
%
1
2
3
4 =2-1
5=4/1*100%
6=3-2
7=6/2*100%
Thành phần KT
2212
1876
2057
-336
-15.2%
181
9.7%
- DNNN
1753
1161
1245
-592
-33.7%
84
7.24%
- DN ngoài QD
410
660
756
250
61%
97
14.5%
- Cho vay TD
49
55
56
6
12.24%
1
1.8%
(Nguồn: Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng 2005- 2007)
Số liệu cho thấy nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Trong 2 năm (2006- 2007) nợ quá hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao. Năm 2006, nợ quá hạn khu vực này là 660triệu đồng, đến năm 2007 đã tăng lên 756 triệu đồng (chiếm 37% tổng dư nợ quá hạn). Sở dĩ như vậy là vì kinh tế ngoài quốc doanh là một thị trường tiềm năng rất phức tạp và là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất ngờ - lừa đảo. Đầu tư vốn vào khu vực kinh tế này nếu không có những giải pháp hữu hiệu dễ dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, thậm chí mất vốn. Bởi vì, đối với phần lớn tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, mục tiêu của họ là lợi nhuận tối đa với bất kì giá nào. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, thông tin báo cáo thường sai sự thật. Mặt khác, sự năng động của một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đồng nghĩa với sự táo bạo, xem thường pháp luật, sử dụng vốn sai mục đích nên dễ đưa Ngân hàng trở thành nạn nhân của những món nợ khó đòi.
Trái ngược với kinh tế ngoài quốc doanh việc cho vay đối với khu vực kinh tế Nhà nước lại quá dễ dàng. Do được quyền vay không có tài sản thế chấp nên hầu như họ đi vay mà không bị giới hạn về vốn. Đồng thời các món vay khi đã phát sinh nợ quá hạn, vì muốn các doanh nghiệp này có thể phục hồi sản xuất, nên Ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay bằng cách gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng. Nhưng càng làm như vậy thì Ngân hàng sẽ là người chịu thua thiệt và chỉ đến lúc doanh nghiệp tuyên bố phá sản thì con số nợ quá hạn mới chính thức được công bố.
2.2.2.Tình hình trích lập và xử lý rủi ro tín dụng của Sở giao dịch.
2.2.2.1.Công tác trích lập và phòng ngừa rủi ro.
Căn cứ vào quyết định số 493/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam và quyết định số 165/QĐ- HĐQT ngày 06/06/2005 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHNo Việt Nam”. Trên cơ sở phân loại nợ, Sở giao dịch đã tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý, Sở giao dịch thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Nguyên tắc thực hiện là căn cứ vào ngày cuối cùng hàng quý (riêng quý IV là ngày 30/11, Sở giao dịch phân loại nợ theo 5 nhóm và thực hiện trích lập quỹ dự phòng:
- Trích lập dự phòng chung: trích trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (kể cả các khoản nợ ngoại bảng đã được hạch toán theo quy định hiện hành).Trong thời hạn tối đa là 5 năm 5 (kể từ ngày quyết định 493 có hiệu lực), phải trích đủ tỉ lệ bằng 0,75% trên tổng dư nợ.
- Trích lập dự phòng cụ thể : với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu, còn nợ nhóm 1- nợ thông thường – trích dự phòng 0%, nợ nhóm 2 – cầc chú ý trích dự phòng 5%. Một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Cũng theo QĐ này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoản 2 từ 2%-5%, một tỷ lệ chấp nhận được (tương tự như tỷ lệ nợ xấu trước khi có QĐ)
Trong thời hạn 15 ngày đầu quý sau (rieng quý 4 là tháng 12), Sở giao dịch căn cứ vào số dư thời điểm ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước để thực hiện phân loại nợ; tiến hành trích lập dự phòng rủi ro: trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính.
Trong những năm qua Sở giao dịch đã thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại nợ theo nhóm, đúng quy với định của NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam. Số liệu phân loại nợ theo các nhóm được từng cán bộ tín dụng báo cáo định kì hàng quý và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các con số này với Ban Giám Đốc.
Về phân loại nợ, bảng 6 cho thấy được dư nợ tín dụng của Sở giao dịch tập trung chủ yếu ở nhóm 1 với tỉ trọng trên tổng dự nợ năm 2005; 2006; 2007 lần lượt là 93%; 85%; 89%. Tỷ trọng nhóm này đang có chiều hướng giảm đi; thay vào đó là tỉ trọng của nhóm 2 đang tăng lên lần lượt theo các năm là: 6,96%; 10,1%; 11,88% Đây cũng là nhóm có tỷ trọng dư nợ cao thứ 2 sau nhóm 1. Và dư nợ tập trung chủ yếu vào tài sản có đảm bảo. Điều này cho thấy công tác sử dụng tài sản đảm bảo khoản vay của chi nhánh chưa tốt.
Bảng 6 :Tình hình phân loại nợ tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam
(Đơn vị:triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SS 2006/2005
SS 2007/2006
CL
%
CL
%
1
2
3
4= 2-1
5=4/1*100%
6= 3-2
7=6/2*100%
Tổng dư nợ
2212.103
1876.103
2057.103
-324.103
-14.7%
181.103
9.65%
Dư nợ nhóm 1
1780.103
1914.103
1912.103
134.103
7.5%
-2.103
-10.4%
Dư nợ nhóm 2
43349.15
102496.45
136689
59147.3
136.4%
34192.5
33.4%
- Nợ có TSĐB
40381.15
87456
107984
47074.8
116.6%
20528
23.5%
- không có TSĐB
2968
15040.45
28705
12072.5
406.8%
13664.6
90.9%
Dư nợ nhóm 3
220.65
948.15
1383
727.5
329.7%
434.85
45.9%
- không có TSĐB
201.45
632.52
900
431.07
214%
267.48
42.3%
- không có TSĐB
19.2
315.63
483
296.43
900%
167.37
53%
Dư nợ nhóm 4
1.2
15
3
3
25%
-12
-80%
- Có TSĐB
1.2
-
-
-
-
-
-
- không có TSĐB
-
15
3
-
-
-12
-80%
Dư nợ nhóm 5
-
121
135
-
-
14
11.6%
- Nợ có TSĐB
-
-
-
-
-
-
-
- không có TSĐB
-
121
135
-
-
14
11.6%
Về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng :tính đến thời điểm 2007. Số tiền trích lập tại Sở giao dịch là 1,894 tỷ đồng.
Bảng 7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Sở giao dịch.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SS 2006/2005
SS 2007/2006
Cl
%
CL
%
Tổng dư nợ
2212
1876
2057
-336
15.2%
181
9.7%
Số đã trích lập
1092
944.29
1894
-147.71
-13.52%
949.71
1%
Nguồn Sở giao dịch NHNo&PTNT
Qua bảng 8 cho ta thấy, Sở giao dịch đã tuân thủ tốt những quy định của NHNN về tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng nhóm nợ, trên cơ sở phân loại nợ của Sở giao dịch. Ngoài ra, việc trích lập dự phòng đầy đủ sẽ tạo tiền đề quan trọng cho việc sử dụng nguồn dự phòng đẻ bù đắp những tổn thất. Đây là biện pháp quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng.
2.2.2.2. Về xử lý rủi ro tín dụng :
Tại Sở giao dịch, Giám Đốc làm chủ tịch hội đồng xử lý rủi ro. Các Uỷ viên gồm trưởng phòng Kế toán, Trưởng phòng Tín dụng, Phó phòng Kinh doanh. Nhiệm vụ của hội đồng xử lý rủi ro là xem xét phân loại nợ - trích lập dự phòng rủi ro; xem xét tình hình theo dõi, thu nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý quý trước, phương án thu hồi nợ và xử lý rủi ro quý tiếp. Sau đó, xét duyệt, xử lý rủi ro theo quy định tại Quyết định số 165/QĐ_HĐQT ngày 6/6/2005 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Một số biện pháp mà Sở giao dịch đã thực hiện để xử lý rủi ro :
+ Phòng tín dụng phải tham mưu cho Ban Giám Đốc định hướng khách hàng là các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, (có các dự án lớn, có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán) để tiếp thị, thẩm định và đầu tư.
+ Mở rộng mạng lưới, mở thêm các phòng giao dịch trực thuộc nhằm thu hút tiền gửi dân cư,đảm bảo tăng nguồn vốn ổn định vững chắc.
+ Chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả; có tài sản đảm bảo;chấp nhận mức lãi suất hợp lý. Tích cực cho vay các đối tượng khách hàng vay vốn để tiêu dùng vào đời sống; phân tán rủi ro; nâng lãi suất cho vay.
+ Làm tốt công tác phân loại khách hàng để nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra định hướng cụ thể đầu tư cho khách hàng. Đối với khách hàng có khó khăn trong kinh doanh, phòng Tín dụng tham mưu cho Ban Giám đốc có biện pháp tháo gỡ, giúp khách hàng có điều kiện trả nợ Ngân hàng tốt hơn.
+ Thường xuyên nắm bắt lãi suất thị trường để điều chỉnh kịp thời, linh hoạt cơ chế lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam, nhằm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh huy động vốn và đảm bảo yêu cầu của hạch toán kinh doanh.
+ Tăng cường công tác kiểm tra - kiểm soát; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; làm tốt công tác giáo dục đạo đức, phong cách cho cán bộ tín dụng; bố trí hợp lý nhân sự trên nguyên tắc: “ An toàn – hiệu quả”.
2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHNo&PTNT
2.3.1 Những kết quả thu được:
Một là, Ngân hàng đã mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao dịch. Công tác kiểm toán nội bộ, thẩm định các dự án hoạt động tốt; đảm bảo cho công tác kinh doanh an toàn.
Hai là, công tác hành chính, nhân sự làm tưong đối tốt: Đảm bảo chế độ cho cán bộ - nhân viên, đảm bảo công tác hậu cần, đảm bảo an toàn tài sản cho cơ quan, đã mua sắm nhiều trang bị, phương tiện làm việc.
Ba là, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch tăng trưởng ổn định với mức độ cao trên mọi lĩnh vực. Đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu đề ra.Tổng nguồn vốn và dư nợ đều tăng; hệ số tiền lương cao; tỷ lệ thu dịch vụ tăng dần .
Bốn là, nhờ tích cực và chủ động trong việc khơi thông các nguồn vốn; duy trì các hình thức phục vụ, các dịch vụ hỗ trợcho nên tổng nguồn vốn của Sở giao dịch đã tăng nhanh so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.
Năm là, thực hiện đúng quy trình vay vốn; tăng cường công tác kiểm tra trước khi cho vay. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng :(62%/tổng dư nợ :Dư nợ trung, dài hạn chiếm tỉ trọng 38%).
Sáu là, triệt để tiết kiệm, chi tiêu khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ và do vậy khả năng tài chính của Sở giao dịch ngày một vững mạnh thêm.
Bảy là, đảm bảo an toàn hệ thống trên các lĩnh vực từ tài sản đến cán bộ, không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra(nhất là công tác tín dụng, công tác an toàn kho quỹ, điều chuyển tiền).
2.3.2 Những mặt hạn chế:
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn thấp. Mặt bằng huy động vốn đầu vào, tăng nhanh. Chênh lệch giữa phí điều vốn và lãi suất đầu vào ngày càng nhỏ, nhiều mức lãi suất huy động từ dân cư (sau khi trích lập quỹ dự trữ thanh toán) cao hơn phí điều vốn.
Quá trình sử dụng vốn vay chưa được chú ý: Kiểm tra trong suốt quá trình cho vay chưa thực sự nghiêm túc dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và kém hiệu quả.
2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng trên.
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan.
* Về phía Ngân hàng:
Cán bộ công nhân viên Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được tập trung từ nhiều nơi khác nhau, trình độ không đồng đều. Ngân hàng phải vừa vận hành, vừa rút kinh nghiệm để định hình (cộng với tình hình kinh tế biến động trong nhiều năm), do đó không tránh khỏi những hạn chế dẫn đến rđi ro tín dụng. Khi cho vay, cán bộ tín dụng đã quá coi trọng việc thế chấp tài sản của doanh nghiệp. Thực ra, thế chấp mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ để đảm bảo an toàn cho khoản vay. Nó mang tính chất răn đe nhiều hơn là một biện pháp đảm bảo. Mặt khác, Ngân hàng cho vay là để giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài cùng có lợi giữa Ngân hàng và khách hàng (chứ không phải là để bắt nợ). Do đó, nếu chỉ nhìn vào tài sản thế chấp thì rủi ro của các khoản vay này là rất cao, nhất là khi giá trị của tài sản thế chấp thay đổi theo chiều hướng xấu do biến động của thị trường.
Việc quản lý tài sản thế chấp cũng có nhiều sơ hở, không kiểm soát nổi. Hiện tượng khách hàng làm nhiều hồ sơ thế chấp cho cùng một tài sản mà các Ngân hàng không phát hiện được. hoặc thế chấp để vay vốn nhưng khi người vay bán được tài sản không nộp tiền cũng như không thông báo cho Ngân hàng biết.
Cán bộ tín dụng xác định kỳ hạn cho vay, hoặc kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với phương án vay vốn của khách hàng. Kiểm tra - kiểm soát vốn vay không hiệu chặt chẽ, không theo phương thức Tiền – Hàng -Tiền dẫn đến khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích. Không tư vấn cách thức luân chuyển vốn hợp lý, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng thấp.
Phân tích tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nắm tình hình kinh doanh không sát dẫn đến những rủi ro cho khoản vay. Thông thường, khả năng không trả nợ được của khách hàng đều ít nhiều bộc lộ trước khi nó bắt đầu xảy ra nhưng do việc theo dõi - giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng chưa sát nên không phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp.
* Nguyên nhân về phía khách hàng vay vốn:
Tài liệu nợ cho thấy: năm 2006 nợ quá hạn chỉ tồn tại ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn để đôn đốc thu hồi. Trên thực tế, tình trạng này xảy ra khá phổ biến mà cả Ngân hàng và khách hàng đều không lường trước được. Mặc dù cán bộ Ngân hàng đã rất cẩn thận trước khi cho vay nhưng cũng không tránh khỏi rủi ro.
Có trường hợp quá hạn mà khách hàng không mong muốn (bị tai nạn, ốm đau, không làm việc được) cũng dẫn đến việc chậm trả hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng. Một số hộ vay tiêu dùng không trả nợ đúng kỳ hạn do nhiều nguyên nhân, bị Ngân hàng chuyển toàn bộ số dư sang nợ qúa hạn.
Ngoài ra, có những khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng mặc dù họ có tiền trả. Những trường hợp này cán bộ tín dụng Ngân hàng cần có biện pháp cứng rắn, theo dõi sát sao, đôn đốc triệt để để thu hồi nợ.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan.
Do bất khả kháng: Trong những năm qua, bão lụt - hạn hán xảy ra thường xuyên, nhiều khách hàng gặp thiên tai không có khả năng trả nợ, dẫn đến nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi.
Do cơ chế chính sách thay đổi: Nước ta đang trong quá trình đổi mới. Nhiều chính sách - quy chế vừa thực hiện, vừa phải tiếp tục hoàn chỉnh, sửa đổi. Những doanh nghiệp không thích ứng kịp thời với những thay đổi này sẽ gặp khó khăn thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Bên cạnh đó còn những nguyên nhân khác gây rủi ro cho Ngân hàng(sự biến động của lãi suất, sự mất giá của các tài sản thế chấp, cầm cố)
Chương 3:
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam
3.1. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam
3.1.1 Định hướng chung :
Tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã lựa chọn: “Tăng trưởng đều và vững chắc,đảm bảo tăng trưởng gắn với phát triển, mở rộng quy mô gắn với chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Thực hiện kinh doanh có chọn lọc trong phạm vị khả năng kiểm soát, gắn công tác tổ chức cán bộ ví đào tạo nâng cao trình độ và mở rộng mạng lưới”
3.1.2.Định hướng và mục tiêu năm 2008:
- Tổng nguồn vốn huy động :6.300 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 16%
Trong đó: nguồn vốn huy động từ dân cư 3.150 tỷ đồng (chiếm tỉ trọng 50%/ tổng nguồn.)
- Tổng dư nợ :2.800 tỷ đồng.
Trong đó : Dư nợ trung,dài hạn :1260 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 45%/tổng dư nợ.
- Nợ quá hạn: Dưới 3%/tổng dư nợ.
- Tài chính: Đảm bảo đủ quỹ thu nhập chi lương theo hệ số tố đa cho phép kể cả trong trường hợp điều chỉnh thang bậc và mức tiền lương tối thiểu.
3.2. Các giải pháp đối với Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam
3.2.1 Hoàn thiện công tác đánh giá và nhận định khách hàng.
Phải khẳng định rằng việc tránh được rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh của các Ngân hàng là rất khó. Nền kinh tế thị trường là một môi trường cạnh tranh găy gắt và qua đó các doanh nghiệp có thể sẽ tồn tại, phát triển, nhưng cũng có thể lâm vào tình trạng khó khăn kéo dài đến phá sản. Vì vậy, trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng phải luôn có đủ thông tin kịp thời chính xác để có biện pháp xử lý hợp lý. Việc điều tra xem xét, bổ sung kịp thời các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của các dự án được vay vốn phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình cho vay.
Việc đánh giá và nhận định khách hàng chỉ thực sự có hiệu quả khi hình thành một chuẩn mực chung, phù hợp với mỗi Ngân hàng. Mọi thông tin về khách hàng cần được cập nhật và do một hệ thống chuyên trách đảm nhiệm vì mục tiêu phục vụ kinh doanh.
Ngân hàng cần chia quy trình tín dụng làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng đến lúc cho vay.
Mọi hoạt động trong giai đoạn này nhằm tạo ra một quyết định cuối cùng là có cho vay hay không? ở giai đoạn này, Ngân hàng phải tìm hiểu năng lực kinh doanh, năng lực tài chính và uy tín của khách hàng. Ngân hàng không chỉ xem xét quy mô hoạt động của doanh nghiệp (biểu hiện qua số vốn lưu động và số vốn cố định), mà còn phải biết được năng lực quản lý kinh doanh, sức cạnh tranh các mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường cũng như triển vọng của nó trong tương lai.
Muốn đạt được điều này, trước tiên Ngân hàng phải phân tích bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp và trả lời các câu hỏi sau:
- Bảng tổng kết tài sản có gần đây nhất không? Các con số có đáng tin cậy không?
- Tình trạng các loại tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định và thiết bị).
- Nếu có bất động sản thì đã kê theo giá thị trường chưa, phải chịu thuế?
- Thời hạn các khoản phải thu? Có khoản dự trữ nào và khả năng thu hồi nợ?
- Tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp có được liệt kê chính xác không?
Quan hệ giữa tổng tài sản nợ, tài sản có và vốn tự có của doanh nghiệp? Chủ nợ là ai và tài sản nào dùng làm bảo đảm? Món nợ nào của doanh nghiệp là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn?
- Số vốn tự có của doanh nghiệp chính xác đến đâu? Liệu có sự phóng đại về tài sản hay hạ thấp các món nợ không? Vốn tự có nằm ở đâu: (đất đai, thiết bị, hàng tồn kho) ?
- Xu hướng của bảng tổng kết tài sản? Nợ có tăng? Doanh nghiệp phải trả những món nợ nào khác ngoài bảng tổng kết.
- Liệu có các khoản nợ ngẫu nhiên, nợ gián tiếp tiềm tàng? Những khoản nợ này có thể trở thành thực tế trong những hoàn cảnh cụ thể hay không?
- Ngân hàng cần phải thăm dò, tìm hiểu thêm qua các tổ chức kinh tế mà khách hàng có quan hệ (như các đơn vị cung cấp vật tư, tiêu thụ hàng hoá), tìm hiểu quan hệ tín dụngcủa doanh nghiệp với các Ngân hàng khác thể hiện ở các mức dư nợ thông thường, dư nợ quá hạn, dư nợ khó đòi Đồng thời, Ngân hàng tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong đó cần quan tâm đặc biệt đến khả năng thanh toán, mức độ linh hoạt của doanh nghiệp trong việc giải quyết các khoản nợ, vì đây là cơ sở quan hệ tín dụng với Ngân hàng.
Trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu đó, Ngân hàng đưa ra nhận định về doanh nghiệp; từ đó có quyết định cho vay. Nếu khách hàng đáp ứng đủ các yêu cầu về tín dụng thì việc cho vay là đương nhiên. Nhưng nếu khách hàng có biểu hiện không bình thường như đang trong tình trạng nợ nần, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém thì Ngân hàng chưa thiết lập quan hệ tín dụng mà tìm cách trao đổi tư vấn cho doanh nghiệp cách khắc phục rồi mới quyết định cho vay hay không?
Giai đoạn 2: Giám sát việc sử dụng vốn vay để tránh nợ bình thường trở thành nợ quá hạn tiềm năng.
Giai đoạn này nếu bị bỏ qua (hoặc làm chiếu lệ) sẽ làm cho việc định lượng rủi ro không rõ ràng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ ở giai đoạn tiếp theo. Do đó, sau khi cấp tín dụng, Ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu thấy biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích hoặc có những sự cố khác mà người đầu tư có thể không hoàn trả được vốn vay, Ngân hàng cần có biện pháp õử lý kịp thời. Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu biểu hiện khoản vay sẽ gặp khó khăn.
Giai đoạn 3: Thu nợ
Đến giai đoạn này, nếu Ngân hàng thấy có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán nợ thì tuỳ theo tình hình, Ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Cán bộ Ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề trong tiêu thụ sản phẩm, thu nợ từ đối tác, tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh( hoặc mời chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp).
- Tăng thêm vốn cho doanh nghiệp bằng các biện pháp như cho vay có bảo lãnh, phát hành kỳ phiếu.
- Hợp nhất với các doanh nghiệp khác sau khi định giá tài sản.
- Giúp doanh nghiệp thanh toán hàng tồn kho; giảm bớt dự trữ quá mức nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán; đặt doanh nghiệp vào vị trí có thể trả được nợ.
- Nhận thêm tài sản thế chấp để giảm nhu cầu đòi nợ của Ngân hàng.
- Kêu gọi bảo lãnh cho doanh nghiệp từ các cổ đông chủ chốt, người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm.
- Sắp xếp, kềt cấu lại các khoản nợ bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế ở doanh nghiệp, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian.
3.2.2 San sẻ rủi ro:
Để ngăn ngừa hạn chế rủi ro có thể xảy ra Ngân hàng cần phải tìm tới các biện pháp san sẻ rủi ro.
3.2.2.1 Tránh dồn vốn:
Cách phân phối tín dụng tốt nhất đối với một Ngân hàng muốn tránh rủi ro là chia nguồn tiền của mình vào nhiều khoản đầu tư, vào nhiều khách hàng khác nhau. Để thực hiện được điều này phải quán triệt hai vấn đề sau:
- Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau, không nên cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hàng hoá.
- Không đầu tư một số tiền lớn cho khách hàng trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh đó. Đây chính là việc phân tán hệ số rủi ro trên vốn vay.
3.2 2.2. Liên kết đầu tư:
Trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một Ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Với những trường hợp này các Ngân hàng có thể liên kết đầu tư. Bằng cách đó, Ngân hàng cũng sẽ tự phân tán rủi ro với các Ngân hàng khác. Trong liên kết đầu tư, các Ngân hàng cần xem xét, đánh giá khách hàng cũng như phương án sản xuất (hay dự án đầu tư của khách hàng) một cách kỹ lưỡng nhằm tối thiểu hoá rủi ro trước khi tiến hành tài trợ. Bên cạnh đó, các Ngân hàng cũng phải cùng nhau ký kết hợp đồng đầu tư, thỏa thuận trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng.
3.2.3.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng:
- Cải tiến phương pháp làm việc, tác phong giao dịch;phối hợp với các phòng nghiệp vụ từ khâu cho vay, dịch vụ TTQT, mua bán ngoại tệ để tạo thuận lợi cho khách hàng, tạo uy tín của Ngân hàng.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ và các văn bản chỉ đạo về công tác tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam. Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh kinh tế hộ gia đình... Lựa chọn các dư án khả thi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để mở rộng tín dụng vào các đối tượng này.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo để bổ sung kiến thức nghiệp vụ, kết hợp với kiểm tra trình độ cán bộ để bố trí công việc phù hợp với khả năng. Tăng cường công tác tập huấn về cơ chế nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp, kiến thức kinh tế ngoại nghành cho cán bộ tín dụng để nâng cao khả năng độc lập giải quyết công việc.
-Thực hiện nghiêm túc cơ chế quản lý, điều hành của HĐQT và TGĐ, từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, sắp xếp bố trí lại lao động giữa các phòng theo hướng “ưu tiên cán bộ cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh và giao dịch với khách hàng”. Phát triển thêm điểm giao dịch tại các khu đô thị mới để mở rộng khách hàng, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.
3.2.4. Giải quyết, xử lý nợ quá hạn.
Khi khoản vay phát sinh vấn đề, Ngân hàng phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ lợi ích vật chất của mình và khôi phục sức mạnh tài chính của khách hàng.
Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi, Ngân hàng cần phân tích chi tiết nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và tùy tình huống để xử lý bằng cách áp dụng các biện pháp kinh tế hữu hiệu để thu hồi.
Đối với các khoản nợ quá hạn không còn khả năng thu hồi, Ngân hàng buộc phải xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, việc xử lý cần linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể:
- Nếu tài sản thế chấp là bất động sản, máy móc - thiết bị có giá trị lớn, thì có thể dùng làm vốn góp kinh doanh với các đơn vị sản xuất. Những tài sản này khó tìm người mua, vì vậy làm như trên Ngân hàng sẽ giảm được chi phí xử lý, đảm bảo khả năng thu hồi nợ và có thể có lãi trong kinh doanh.
- Nếu tài sản thế chấp là nhà đất có vị trí thuận lợi, Ngân hàng có thể cho thuê hoặc sử dụng làm quầy giao dịch, kho chứa hàng (cho các hoạt động cầm cố. Trong trường hợp phải xử lý bằng phát mại tài sản để thu hồi nợ cần thực hiện các nguyên tắc không gây ồn ào, gây mất tâm lý ổn định làm giảm giá nhà đất hoặc khó bán.
- Với các khách hàng hoàn toàn không có thiện chí trả nợ (hoặc cố tình lừa đảo, tẩu tán tài sản, mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ) thì Ngân hàng nhờ các cơ quan chức năng (như Viện kiềm soát, Công an kinh tế) hỗ trợ để sớm thu hồi nợ.
3.3. Một số đễ xuất để thực hiện những giải pháp
- Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính quốc gia (đặc biệt là thủ tục công chứng, thủ tục đăng ký tài sản thế chấp, thủ tục chuyển quyền sử dụng nhà và đất), giáo dục về pháp luật cho cán bộ các ngành, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, coi đây là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
- Cần ban hành những chính sách có tính chất bắt buộc doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, vì đây là căn cứ quan trọng để Ngân hàng xem xét, đánh giá khách hàng cũng như tăng cường công tác quản lý giám xác việc chấp hành các chính sách đó.
- Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính tiến hành xây dựng quỹ bảo hiểm tín dụng. Theo đó, các công ty bảo hiểm sẽ đưa ra một sản phẩm mới là bảo hiểm tín dụng để phục vụ cho các Doanh nghiệp, Ngân hàng. Khi đó, việc tham gia bảo hiểm tín dụng có thể trở thành một yếu tố quan trọng để Ngân hàng xem xét quyết định cho vay.
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính cần có văn bản bắt buộc các doanh nghiệp phải kiểm toán hàng năm để tránh tình trạng đưa số liệu giả, số liệu không khớp.
- Các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh cần tăng cường kiểm tra với các đơn vị được cấp giấy phép, tránh tình trạng như hiện nay các doanh nghiệp được thành lập xong, hoạt động như thế nào, hầu hết các cơ quan này ít biết được các thông tin về họ.
- Trích quỹ rủi ro hàng năm cần duy trì với một tỷ lệ thấp hơn để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin, bằng cách đưa ra các quy chế bắt buộc đối với Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác về việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng. Tăng cường trao đổi thông tin giữa CiC và các bộ phận nghiên cứu rủi ro ở các Ngân hàng nhằm ngăn chặn các hiện tượng thông tin không cân xứng, khách hàng đem tài sản thế chấp vay vốn nhiều nơi
- Sự cạnh tranh về thị phần khách hàng trong nội bộ sẽ làm tăng chi phí, giảm uy tín và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của toàn ngành, nên Ngân hàng cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể về chính sách lãi suất.
Kết luận
Rủi ro tín dụng trong kinh doanh là một yếu tố khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của Ngân hàng. Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn chứa đựng những nguy cơ rủi ro. Hơn nữa, vai trò quan trọng của tín dụng Ngân hàng cùng với tính chất lan truyền của rủi ro làm cho ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở bản thân một Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu rủi ro để hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả của nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và hoạt động tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Rủi ro tín dụng sẽ không bao giờ là một vấn đề cũ đối với mỗi Ngân hàng thương mại. Nó đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức trong suốt quá trình hoạt động của Ngân hàng. Thực tế cho thấy: đối phó với rủi ro trong kinh doanh và rủi ro tín dụng thì phòng tránh bao giờ cũng tốt hơn là để nó xảy ra rồi mới tìm cách xử lý. Bên cạnh đó, những yếu tố gây rủi ro tín dụng lại thường xuyên thay đổi, do đó các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cũng phải linh hoạt thay đổi bằng việc hoàn thiện các giải pháp cũ, tìm ra những giải pháp mới.
Do trình độ và khả năng phân tích của em còn hạn chế nên những vấn đề trình bày trong chuyên đề này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề này để có thể hoàn thiện hơn.
Danh mục viết tắt
SGD : Sở Giao dịch
TGĐ : Tổng giám đốc
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHNo & PTNTVN: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
NHTM : Ngân hàng thương mại
VTC : Vay tín chấp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
TCTD : Tổ chức tín dụng
Danh mục bảng biểu
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO
Ngân hàng thương mại - Nxb THHCM, 1993
Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính - Nxb KHKT Hà Nội/1994
Tài chính doanh nghiệp thương mại - Nxb ĐHQG Hà Nội - 2001
Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng
Tạp chí Ngân hàng năm 2007
Báo cáo tổng kết các năm 2005 đến 2007 của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam
Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2006, 2007 của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.
Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, 1999
Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Nxb thông tin – 1991.
Ngân hàng thương mại- Trường ĐH Kinh tế quốc dân,2007
Giáo trình tín dụng Ngân hàng – Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi, 2006
Mục lục
Mục lục i
Danh mục viết tắt iii
Lời mở đầu : 1
Chương 1:Tín dụng và rủi ro 2
1.1.Những vấn đề cơ bản 2
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 2
1.1.2. Hình thức 3
1.2. Rủi ro trong hoạt động 5.
1.2.1. Khái niệm & các chỉ tiêu 5.
1.2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng. 5
1.2.1.2. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro. 5
1.2.2. Các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. 7
1.2.2.1. Nguyên nhân do Ngân hàng. 7
1.2.2.2. Nguyên nhân do khách hàng. 9
1.2.2.3. Nguyên nhân khách quan. 10
1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng. 11
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch NHNo&PTNT 13
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 13
2.1.1. Cơ cấu tổ chức 13.
2.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh 15.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại 16.
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng. 16
2.2.2.Tình hình trích lập và xử lý rủi ro 19
2.3.Đánh giá thực trạng rủi ro 22.
2.3.1. Những kết quả thu được. 22
2.3.2. Những mặt hạn chế. 23
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng trên. 23
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam. 25
3.1. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch NHNo&PTNT 25
3.1.1. Định hướng chung. 25
3.1.2. Định hướng và mục tiêu năm 2008. 25
3.2. Các giải pháp đối với Sở giao dịch NHNo&PTNT 25
3.2.1. Hoàn thiện công tác đánh giá. 26
3.2.2. San sẻ rủi ro. 28
3.2.2.1. Tránh dồn vốn. 28
3.2.2.2. Liên kết đầu tư. 28
3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng. 29
3.2.4. Giải quyết, xử lý nợ quá hạn. 29
3.3. Một số kiến nghị. 30
Kết luận 34
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3736.doc