Thứ năm, tăng cường phối hợp liên
ngành tư pháp Trung ương ban hành các
thông tư hướng dẫn áp dụng pháp luật để
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan
tố tụng thực hiện tốt hoạt động xác minh
tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi
tố, thực hiện tốt hoạt động khởi tố, điều
tra thu thập chứng cứ nhằm làm rõ sự thật
các vụ án mua bán người, mua bán người
dưới 16 tuổi; tạo điều kiện cho Viện kiểm
sát các cấp thực hiện có hiệu quả công tác
đấu tranh đối với loại tội pham này.
Thứ sáu, quan tâm xây dựng tổ chức
bộ máy, đội ngũ Kiểm sát viên bảo đảm
đủ biên chế, tạo điều kiện cho VKSND các
cấp tăng cường công tố trong hoạt động
điều tra gắn công tố với hoạt động điều
tra; quan tâm đúng mức đến công tác đào
tạo, đào tạo tại chỗ để từng bước nâng cao
năng lực, trình độ nghiệp vụ cho Kiểm sát
viên, công chức làm nhiệm vụ thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
96 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC...
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT
CÁC VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI
LÊ MINH LONG*
Trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các cấp đã luôn nỗ lực
và đạt nhiều kết quả cao trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải
quyết các vụ án mua bán người. Tuy nhiên, trước sự gia tăng về quy mô, mức độ, diễn
biến phức tạp, tính chất ngày càng nghiêm trọng với những phương thức, thủ đoạn
hết sức tinh vi, xảo quyệt, đòi hỏi VKSND cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ để
nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm này. Bài viết phân tích thực trạng
công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án mua bán người, chỉ
ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này
trong thời gian tới.
Từ khóa: Thực hành quyền công tố, kiểm sát, mua bán người, Viện kiểm sát nhân dân.
Ngày nhận bài: 20/7/2020; Ngày biên tập xong: 20/7/2020; Ngày duyệt đăng:
20/7/2020.
Recently, the People’s Procuracies at all levels have made great efforts and
achieved high results in execising prosecution rights and prosecuting the handling
of human trafficking cases. However, it is still required for the People’s Procuracies
to have synchronized solutions to improve the effectiveness of preventing this
crime due to the increase in its scale, level, complicated complication, serious nature
with sophisticated modus operandi. The paper analyzes the situation of exercing
prosecution rights and prosecuting the handling of human trafficking cases, brings
out limitations as well as proposes solutions to improve the efficiency of this work
in the coming time.
Keywords: Exercing prosecution rights, prosecution, human trafficking, the
People’s Procuracy.
Những năm gần đây, mặc dù đã được kiềm chế song tình hình tội phạm mua bán người vẫn
còn diễn biến phức tạp, gia tăng về mức
độ với những phương thức, thủ đoạn hết
sức tinh vi, xảo quyệt, có sự câu kết chặt
chẽ giữa các đối tượng ở trong nước với
đối tượng ở nước ngoài. Ngoài ra, các đối
tượng thực hiện loại tội phạm này còn
hình thành các đường dây mua bán người
từ Việt Nam sang các nước trong khu vực
như Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Đài
Loan...1 với mục đích chính là bán vào các ổ
mại dâm, dịch vụ vui chơi, giải trí và cưỡng
bức lao động. Tình trạng mua bán, bắt cóc
chiếm đoạt trẻ em tại các tỉnh phía Bắc
nước cũng đang có nhiều diễn biến phức
tạp, địa bàn phạm tội trải rộng ở nhiều địa
phương như Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai,
Quảng Ninh, Nghệ An... Tình trạng mua
bán nội tạng, đẻ thuê, mua bán bào thai,
môi giới hôn nhân trái pháp luật với người
* Tiến sĩ, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao
97Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
LÊ MINH LONG
nước ngoài cũng có chiều hướng gia tăng
với tính chất nghiêm trọng gây bức xức
trong dư luận quần chúng, ảnh hưởng đến
an ninh, trật tự trên địa bàn.
Do tính chất nguy hiểm của loại tội
phạm này, việc phát hiện khởi tố, điều tra
gặp nhiều khó khăn nên số vụ án được
phát hiện chiếm số lượng không tương
xứng với tổng số các vụ mua bán người đã
xảy ra. Thực tiễn công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án
mua bán người cho thấy tội phạm xảy ra
trên phạm vi toàn bộ 63 tỉnh, thành phố,
nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà
đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới,
mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội
tạng, đẻ thuê... Trong đó, có nhiều vụ mua
bán trẻ sơ sinh, bào thai sang Trung Quốc.
Các đối tượng thực hiện hành vi mua
bán người luôn có sự câu kết chặt chẽ, tạo
thành đường dây thực hiện tội phạm, có
sự móc nối giữa các đối tượng ở các tỉnh
giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc với
các đối tượng người Trung Quốc hoặc là
người Việt Nam đang sinh sống tại Trung
Quốc. Cá biệt có trường hợp đối tượng
thực hiện hành vi mua bán là người thân
của nạn nhân hoặc từng là nạn nhân bị
lừa bán nay trở về dụ dỗ, lừa gạt các nạn
nhân khác. Các đối tượng phạm tội lợi
dụng chính sách mở, thông thoáng trong
thủ tục xuất nhập cảnh, việc cấp hộ chiếu
công dân và giấy thông hành qua biên giới
thuận lợi, một số nước miễn thị thực nên
đã tổ chức thành những đường dây đưa
người ra nước ngoài trá hình bằng các hình
thức như du lịch, thăm thân, lao động trái
phép, thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm
các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức
và lạm dụng tình dục. Đa số đối tượng
phạm tội lợi dụng tình trạng khó khăn về
kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình
độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin của người
bị hại để lừa bán nạn nhân từ nông thôn
ra thành thị, các khu công nghiệp, hoặc ra
nước ngoài, trong đó, trên 85% nạn nhân là
phụ nữ, trẻ em.
Về phía các nạn nhân của loại tội phạm
này, nạn nhân thường là những người ở
vùng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng
xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không
có việc làm, gặp hoàn cảnh éo le về gia
đình, tình cảm, trình độ học vấn thấp. Nạn
nhân bị các đối tượng phạm tội triệt để lợi
dụng sự khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả
tin, mất cảnh giác hoặc tục lệ cưới hỏi của
đồng bào dân thiểu số để làm quen, giả vờ
kết bạn, môi giới hôn nhân... để lừa bán họ
ra nước ngoài. Nạn nhân bị lừa bán chủ
yếu là phụ nữ, trẻ em trong lứa tuổi từ 15
- 30 tuổi ở các xã, bản vùng sâu, vùng cao,
biên giới. Chính bởi có nhận thức hạn chế,
thiếu hiểu biết, cả tin, hiếu kỳ nên những
đối tượng này dễ bị dụ dỗ, lừa gạt, nhất là
những người có hoàn cảnh gia đình khó
khăn.
Về phương thức, thủ đoạn của tội
phạm, các đối tượng phạm tội thường sử
dụng các phương tiện thông tin liên lạc
(điện thoại di động, mạng xã hội Facebook,
Zalo,), lợi dụng sự tương đồng về ngôn
ngữ, dân tộc, phong tục tập quán để tìm
kiếm, tiếp cận, làm quen; lợi dụng sự thiếu
hiểu biết, sự nhẹ dạ cả tin của nạn nhân,
dùng thủ đoạn giới thiệu việc làm, môi
giới hôn nhân, hứa hẹn yêu đương, đưa
ra những viễn cảnh về cuộc sống sung
sướng, nhàn hạ, thu nhập cao hoặc lợi
dụng những phụ nữ trẻ tuổi ở vùng sâu,
vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế
về nhận thức pháp luật, sinh con ngoài ý
muốn để rủ rê, lôi kéo nạn nhân. Sau khi
lừa được nạn nhân, các đối tượng bán các
nạn nhân ra nước ngoài hoặc đưa vào các
tụ điểm trong nước ép làm gái mại dâm
hoặc cưỡng bức lao động; lợi dụng một số
người có nhu cầu đi lao động nước ngoài
hoặc tìm việc làm; lợi dụng kẽ hở trong
công tác quản lý nhà nước để môi giới hôn
nhân, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
để dụ dỗ, lừa gạt rồi bán các nạn nhân ra
nước ngoài hoặc đưa vào các tụ điểm trong
nước ép làm gái mại dâm hoặc cưỡng bức
lao động. Đáng chú ý nhất là tình trạng
mua bán bào thai (đưa phụ nữ có thai sang
Trung Quốc sinh con rồi bán) hoặc thông
98 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC...
qua trang mạng xã hội tìm kiếm những
phụ nữ có nhu cầu mang thai hộ, đưa họ
ra nước ngoài mang thai hộ rồi đẻ con và
bán con cho người Trung Quốc để thu lợi.
Thủ đoạn mới này khiến việc phát hiện, xử
lý của lực lượng chức năng gặp khó khăn.
Trước tình hình tội phạm mua bán
người phức tạp diễn ra trong những năm
qua, VKSND các cấp đã tăng cường thực
hiện tốt chức năng thực hành quyền công
tố, kiểm sát việc giải quyết loại án này,
đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc
chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao
về tăng cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động khởi tố, điều tra và truy tố các
vụ án hình sự, đảm bảo thực hiện có hiệu
quả công tác phát hiện, khởi tố, điều tra,
truy tố và xét xử các vụ án mua bán người.
VKSND các cấp đã tăng cường phối hợp
giữa Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra trong việc thực hiện các quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt đối với
các quy định mới liên quan đến các thẩm
quyền được tăng thêm; nâng cao năng lực
phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét
xử các vụ án mua bán người; tăng cường
công tác đào tạo, tập huấn chuyên sâu về
phương pháp, kỹ năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc giải quyết loại án
này. Lãnh đạo VKSND các cấp đã thực
hiện đổi mới, nâng cao chất lượng công
tác quản lý chỉ đạo điều hành, xây dựng
quy trình lề lối làm việc khoa học, tạo điều
kiện cho Kiểm sát viên thực hiện các hoạt
động công tố được chủ động hơn, sâu sát
hơn, toàn diện hơn. Hoạt động xác minh
tố giác tin báo tội phạm, khởi tố vụ án,
tiến hành điều tra thu thập chứng cứ bảo
đảm đúng trình tự và thời hạn luật định.
Trường hợp Cơ quan điều tra không thực
hiện hoặc bỏ lọt tội phạm thì Viện kiểm sát
đã kịp thời trực tiếp tiến hành xác minh tố
giác, tin báo về tội phạm. Trong quá trình
giải quyết, Viện kiểm sát luôn kiên quyết
yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ các quyết
định tố tụng trái pháp luật, trường hợp Cơ
quan điều tra không thực hiện thì kịp thời
huỷ bỏ. Đối với những thiếu sót, vi phạm
trong quá trình thực hiện quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát các cấp
đã kịp thời yêu cầu khắc phục đối, không
để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Trong quá trình thực hiện các hoạt
động kiểm sát, lãnh đạo Viện kiểm sát các
cấp đã thận trọng, trách nhiệm trong việc
xét phê chuẩn và ban hành các quyết định
tố tụng. Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ
án đã nâng cao ý thức trách nhiệm, thực
hành quyền công tố, kiểm sát chặt chẽ việc
thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm,
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bảo đảm
việc phê chuẩn các quyết định tố tụng, áp
dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan
điều tra có căn cứ, đúng pháp luật Quá
trình điều tra đã bám sát, nắm chắc tiến độ
điều tra, chủ động, kịp thời đề ra yêu cầu
điều tra để hỗ trợ Điều tra viên điều tra
vụ án đúng hướng, toàn diện; phối hợp,
gắn chặt hơn hỗ trợ Điều tra viên điều tra
thu thập chứng cứ, đẩy nhanh hơn tiến độ
điều tra các vụ án. Để tạo điều kiện thuận
lợi để toàn ngành Kiểm sát thực hiện có
hiệu quả hoạt động tăng cường công tố,
kiểm sát việc giải quyết các vụ án mua bán
người, VKSND tối cao đã quan tâm thực
hiện công tác xây dựng thể chế đã xây
dựng, ban hành nhiều quy chế nghiệp vụ,
thông tư liên ngành hướng dẫn áp dụng
pháp luật; công tác tổ chức cán bộ, công
tác thanh tra, kiểm tra và công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn cho đội ngũ Kiểm sát viên thực hành
quyền công tố đã được đổi mới đáp ứng
được yêu cầu đặt ra. Điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc
đã được tăng cường tạo điều kiện thuận
lợi thực hiện tăng cường trách nhiệm công
tố và kiểm sát điều tra loại án này.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu
trên, từ 01/12/2016 đến 30/5/2020, toàn
quốc đã phát hiện, khởi tố điều tra tổng
số 432 vụ/724 bị can về tội mua bán người.
Điển hình là những địa phương đã phát
hiện và khởi tố, điều tra nhiều như Nghệ
An, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lạng
99Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
LÊ MINH LONG
Sơn, Điện Biên, Hà Nội, Quảng Ninh, Tây
Ninh... Kết quả thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra vụ án, VKSND các cấp đã
quyết định truy tố tổng số 369 vụ/643 bị
can về tội mua bán người, mua bán người
dưới 16 tuổi; đã thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử sơ thẩm 387 vụ/648 bị can
về tội mua bán người. Trong đó, có nhiều
bị cáo đã bị tuyên phạt với mức án cao, thể
hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Kết
quả tăng cường công tố, kiểm sát việc giải
quyết loại án này đã bảo vệ tốt hơn quyền
con người trong tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đã đạt được, quá trình tăng cường công tố,
kiểm sát việc giải quyết loại án này ở một
số Viện kiểm sát vẫn còn tồn tại, thiếu sót,
đó là:
- Hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ở
một số Viện kiểm sát địa phương còn
nhiều hạn chế, lúng túng nên chưa thực
hiện tốt quyền công tố trong giai đoạn
này. Vẫn còn tình trạng xác minh tố giác,
tin báo bị kéo dài, quá hạn thời hạn giải
quyết, dẫn đến số tố giác, tin báo tội phạm
và kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ còn cao.
Còn tình trạng Kiểm sát viên thụ động,
dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội mua bán người.
- Lãnh đạo một số đơn vị Viện kiểm
sát chưa thực hiện tốt việc chỉ đạo Kiểm
sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát
điều tra các vụ án mua bán người; vẫn để
xảy ra tình trạng khởi tố vụ án, bị can sau
đó phải đình chỉ điều tra do không phạm
tội hoặc không chứng minh được hành vi
phạm tội. Số vụ án phải trả hồ sơ yêu cầu
điều tra bổ sung với lý do thiếu chứng cứ
quan trọng vẫn còn (như chưa xác định
được hành vi, vị trí, vai trò của người thực
hiện tội phạm trong các vụ án có đồng
phạm, phạm tội có tổ chức; động cơ gây án
của bị can; chưa thu giữ được vật chứng
quan trọng của vụ án...).
Nguyên nhân khách quan dẫn đến
những tồn tại nêu trên là do một số chế
định pháp luật áp dụng chế tài tùy nghi,
việc giải thích, hướng dẫn pháp luật chưa
kịp thời dẫn đến nhận thức, áp dụng pháp
luật không thống nhất. Lãnh đạo một số
Cơ quan điều tra chưa quan tâm đúng
mức công tác chỉ đạo xác minh tố giác, tin
báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, công
tác khởi tố, điều tra các vụ án mua bán
người. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị, kinh phí phục vụ bảo đảm tăng cường
công tố, kiểm sát việc giải quyết loại án
này còn hạn chế. Chế độ, chính sách tiền
lương, khen thưởng, chính sách đãi ngộ
đối với đội ngũ Kiểm sát viên chưa phù
hợp, chưa tương xứng với khó khăn, phức
tạp của công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra các vụ án mua bán người.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân
chủ quan, đó là: Tại một số Viện kiểm sát
địa phương, Lãnh đạo đơn vị chưa nêu cao
trách nhiệm người đứng đầu, chưa quan
tâm đúng mức đến tăng cường thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các
vụ án mua bán người; chưa đổi mới nâng
cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo,
điều hành. Một số Kiểm sát viên ý thức
trách nhiệm chưa cao, còn thụ động, phụ
thuộc vào Điều tra viên, chưa thực hiện tốt
quyền công tố trong quá trình thực hiện các
hoạt động kiểm sát. Ở một số địa phương,
Lãnh đạo Viện kiểm sát chưa tranh thủ
được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ trong
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
mua bán người. Việc thực hiện mối quan
hệ phối hợp với Cơ quan điều tra chưa
được tốt, đôi lúc còn thiếu chặt chẽ, mang
tính hình thức. Vẫn còn tình trạng nể nang,
né tránh, ngại va chạm, khi phát hiện Cơ
quan điều tra, Điều tra viên có vi phạm,
thiếu sót đã không kiên quyết kiến nghị
yêu cầu khắc phục, thậm chí còn bao che,
bỏ qua không xử lý. Về công tác tổ chức,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được đổi mới
và từng bước nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa
đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
100 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC...
Để nâng cao và thực hiện hiệu quả
hơn công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc xác minh tố giác, khởi tố,
điều tra, truy tố và xét xử các vụ án mua
bán người, cần có có một số giải pháp cụ
thể như sau:
Thứ nhất, VKSND các cấp cần tranh
thủ triệt để sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh
đạo VKSND tối cao, từng bước tranh thủ
và nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp
uỷ Đảng trong công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc xác minh tố giác,
khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ
án mua bán người.
Thứ hai, phải tăng cường phối hợp
chặt chẽ hơn, gắn chặt hơn với Cơ quan
điều tra trong quá trình thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi
tố, trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố
và xét xử các vụ án mua bán người. Quá
trình giải quyết nếu có khó khăn vướng
mắc thì kịp thời phối hợp thống nhất giải
quyết đảm bảo đúng pháp luật, không để
xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Thứ ba, Lãnh đạo VKSND các cấp,
thủ trưởng các đơn vị thực hành quyền
công tố trực thuộc VKSND tối cao cần
nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
phải trách nhiệm hơn, thực hiện đổi
mới nâng cao chất lượng công tác chỉ
đạo điều hành thực hiện tốt chế độ, quy
trình duyệt án, báo cáo án bảo đảm cơ
chế giám sát chặt chẽ. Phải thận trọng
hơn, kiên quyết hơn trong việc xét phê
chuẩn, ban hành các quyết định tố tụng;
tăng cường công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh
và lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ
Kiểm sát viên, công chức trong ngành.
Quan tâm đứng mức và thực hiện có hiệu
quả công tác thanh tra kiểm tra bảo đảm
liêm chính, công khai, minh bạch phòng
ngừa có hiệu quả tham nhũng, tiêu cực
trong quá trình xác minh tố giác, tin báo
tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố và xét
xử các vụ án mua bán người.
Thứ tư, đối với Kiểm sát viên VKSND
các cấp, phải thường xuyên đổi mới
phương pháp thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra loại án này, đảm bảo thực
hành quyền công tố sớm hơn, chặt chẽ hơn
ngay từ khi xác minh tố giác, tin báo tội
phạm và trong suốt quá trình khởi tố, điều
tra và truy tố vụ án hình sự, trong đó có
các vụ án mua bán người. Phối hợp chặt
chẽ hơn, gắn chặt hơn với Điều tra viên
trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ,
kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra, để hỗ
trợ hoạt động điều tra vụ án. Tăng cường
hoạt động trực tiếp kiểm sát việc thu thập
chứng cứ của Điều tra viên và thực hiện tốt
thẩm quyền tiến hành một số hoạt động
điều tra (hỏi cung bị can, ghi lời khai...) để
đánh giá tính khách quan của các chứng
cứ do Cơ quan điều tra, Điều tra viên đã
thu thập, không để xảy ra oan, sai hoặc bỏ
lọt tội phạm.
Thứ năm, tăng cường phối hợp liên
ngành tư pháp Trung ương ban hành các
thông tư hướng dẫn áp dụng pháp luật để
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan
tố tụng thực hiện tốt hoạt động xác minh
tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi
tố, thực hiện tốt hoạt động khởi tố, điều
tra thu thập chứng cứ nhằm làm rõ sự thật
các vụ án mua bán người, mua bán người
dưới 16 tuổi; tạo điều kiện cho Viện kiểm
sát các cấp thực hiện có hiệu quả công tác
đấu tranh đối với loại tội pham này.
Thứ sáu, quan tâm xây dựng tổ chức
bộ máy, đội ngũ Kiểm sát viên bảo đảm
đủ biên chế, tạo điều kiện cho VKSND các
cấp tăng cường công tố trong hoạt động
điều tra gắn công tố với hoạt động điều
tra; quan tâm đúng mức đến công tác đào
tạo, đào tạo tại chỗ để từng bước nâng cao
năng lực, trình độ nghiệp vụ cho Kiểm sát
viên, công chức làm nhiệm vụ thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_thuc_hanh_quye.pdf