Tội chứa mại dâm xâm phạm đến an toàn
công cộng, trật tự công cộng, xâm phạm đến
truyền thống văn hóa, các giá trị đạo đức, tác động
tiêu cực đến nếp sống văn minh, hủy hoại nhân
cách con người trong khi đó Đảng và Nhà nước
ta hướng tới mục tiêu chung đó là: Xây dựng nền
văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần
dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa
thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
xã hội là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo
sự phát triển bền vững bảo vệ vững chắc Tổ quốc
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh nên việc hoàn thiện quy định của
pháp luật về tội chứa mại dâm và các giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS về
tội này là vấn đề cần thiết. BLHS năm 1985,
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009,
BLHS năm 2015 (chưa có hiệu lực) đều quy định
về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm tạo cơ
sở pháp lý quan trọng nhằm góp phần đấu tranh
phòng, chống có hiệu quả loại tội phạm này.
Ngoài ra, cần áp dụng các giải pháp như: Tiếp tục
ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống
nhất áp dụng pháp luật, Tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật hình sự nói chung và các quy
định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm
nói riêng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn
và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ
Thẩm phán và Hội thẩm, Giải pháp tăng cường sự
hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập
pháp hình sự về tội chứa mại dâm, tội môi giới
mại dâm, Tăng cường quản lý nhà nước về an
ninh trật tự, an toàn xã hội và tệ nạn xã hội. để
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
BLHS về tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
46
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CHỨA MẠI DÂM VÀ MÔI GIỚI
MẠI DÂM TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
Lê Ngọc Anh1
Tóm tắt: Mại dâm là tệ nạn gây nên sự nhức nhối trong xã hội, đang trên đà phát triển theo hướng
phức tạp, khó kiểm soát. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, tệ nạn này càng có điều kiện phát
triển làm phương hại đến đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, trật
tự an toàn xã hội. Với những ảnh hưởng tiêu cực đó của tệ nạn mại dâm đối với xã hội, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn
mại dâm. Để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam về tội môi giới
mại dâm đòi hỏi cần phải có các giải pháp tổng thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định BLHS về tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm
Từ khóa: Mại dâm, chứa mại dâm, môi giới mại dâm, phòng chống tệ nạn mại dâm.
Ngày nhận bài: 06/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017
Abstract: Prostitution is a social evil that is growing in a complex, difficult to control direction. In
the age of information technology explosion, the more the evils are likely to develop, the more harm is
to morality, the way of life, the influence on the habits, customs, cultural life, social order and safety. With
the negative effects of prostitution on society, the Party and State have adopted many policies and policies
to strengthen the fight against prostitution. In order to improve the effectiveness of the Penal Code,
Vietnam requires the adoption of comprehensive measures to further improve and improve the
effectiveness of the Penal Code on sex offenses and Brokerage prostitution
Key words: Prostitution, Contains prostitution, prostitution Brokerage, Prevention of prostitution.
Date of receipt: 06/3/2017; Date of revision: 18/4/2017; Date of approval: 1/6/2017
Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm
về mại dâm xảy ra ngày càng phức tạp. Mại dâm
là tệ nạn gây nên sự nhức nhối trong xã hội, đang
trên đà phát triển theo hướng phức tạp, khó kiểm
soát. Mại dâm xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài
người và tồn tại phổ biến trên toàn thế giới ở các
chế độ xã hội khác nhau. Tệ nạn mại dâm có ảnh
hướng rất lớn trên hầu hết các phương diện (xã hội,
kinh tế, sức khỏe con người). Với những ảnh
hưởng tiêu cực đó của tệ nạn mại dâm đối với xã
hội, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chủ
trương, biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên,
nhưng chưa đem lại kết quả như mong muốn. Việc
xử lý hình sự đối với tội phạm này trong thời gian
qua tuy đã góp phần đấu tranh phòng, chống loại
tội phạm này nhưng đem lại hiệu quả chưa cao;
việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự
(BLHS) để xử lý các hành vi phạm tội mại dâm
trong đó có tội chứa mại dâm, tội môi giới mại
dâm còn chưa thống nhất. Trong quá trình thực thi
BLHS năm 1999 đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng
mắc cho các cơ quan áp dụng pháp luật hoặc có
những quy định tùy nghi tạo chỗ hổng cho người
áp dụng pháp luật lợi dụng để áp dụng pháp luật
một cách tùy tiện. Việc hướng dẫn áp dụng các quy
định của pháp luật chưa đầy đủ và chưa đáp ứng
được tình huống xảy ra trong thực tế. Để giải quyết
những khó khăn vướng mắc đó, BLHS năm 2015
đã đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập
pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội
nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên,
do một số thiếu sót, Bộ luật Hình sự năm 2015 bị
lùi hiệu lực thi hành để sửa chữa, bổ sung theo
Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 26/6/2016
của Quốc hội.
1 Thạc sỹ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
47
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của BLHS Việt Nam về tội môi giới mại
dâm đòi hỏi cần phải có các giải pháp tổng thể
tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định BLHS về tội chứa mại dâm và môi
giới mại dâm để phục vụ kịp thời cho thực tiễn
xét xử. Cụ thể:
1. Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn
áp dụng thống nhất áp dụng pháp luật
BLHS 1999 không chỉ thể hiện một cách toàn
diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta
trong giai đoạn hiện nay, mà còn là công cụ sắc bén
trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm hiệu lực
quản lý nhà nước, góp phần thực hiện công cuộc
đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Tuy nhiên, các quy định của BLHS năm 1999
đối với tội phạm mại dâm nói chung và tội chứa
mại dâm, tội môi giới mại dâm nói riêng còn nhiều
điểm chưa được hướng dẫn và thực tiễn xét xử
nhiều trường hợp phạm tội, các cơ quan tiến hành
tố tụng đã gặp không ít khó khăn trong việc áp
dụng BLHS để truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên
cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng
thống nhất áp dụng pháp luật đối với tội chứa mại
dâm, tội môi giới mại dâm là vấn đề cấp thiết,
không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa
thực tiễn rất to lớn.
Do đó, có thể ban hành văn bản hướng dẫn cụ
thể, đó là:
Thứ nhất, hiện nay pháp luật chưa có quy định
cụ thể nhằm phân định rõ ràng về người chưa thành
niên trong hoạt động mua bán dâm là đối tượng của
mua dâm hay bán dâm. Về thực tiễn, đa phần các ý
kiến chung đều coi đối tượng người chưa thành niên
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, trẻ em từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi là đối tượng bán dâm. Về mặt lý
luận, hành vi chứa mại dâm có bản chất là tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động mại dâm, bao gồm mua
dâm và bán dâm. Do đó chúng ta có thể hiểu người
chưa thành niên, trẻ em trong hoạt động mại dâm
bao gồm cả trường hợp bán dâm. Bởi vậy, theo ý
kiến tác giả pháp luật cần ban hành văn bản hướng
dẫn cụ thể về trường hợp này.
Thứ hai, trường hợp phạm tội chứa mại dâm
mà đối tượng bán dâm là trẻ em dưới 13 tuổi. Hiện
nay BLHS chỉ mới quy định các tình tiết phạm tội
chứa mại dâm đối với người chưa thành niên từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và phạm tội chứa mại
dâm đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
là các dấu hiệu định khung tăng nặng trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội mà chưa có quy
định về phạm tội chứa mại dâm đối với trẻ em
dưới 13 tuổi. Khác với đối tượng là người chưa
thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và trẻ em
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì trẻ em có độ tuổi
dưới 13 tuổi là đối tượng bị tác động rất nặng nề
khi bị người có hành vi chứa mại dâm xâm hại.
Trường hợp, nếu người phạm tội có hành vi chứa
mại dâm đối với trẻ em dưới 13 tuổi thì các cơ
quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào quy định nào
để định tội danh và ra quyết định hình phạt.
Chúng ta biết rằng, mọi trường hợp giao cấu với
trẻ em dưới 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em
(Điều 112 BLHS năm 1999, Điều 142 BLHS năm
2015); vậy đối với chủ chứa thì cần phải xử lý họ
như thế nào cho phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi đã thực hiện? Ở đây, người
phạm tội chỉ “chứa” còn hành vi “giao cấu” lại do
chủ thể khác (người mua dâm) thực hiện nên nếu
có xử lý “chủ chứa” trong trường hợp này thì cũng
chỉ có thể xử lý họ với vai trò là đồng phạm trong
tội “hiếp dâm trẻ em”.
2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
hình sự nói chung và các quy định về tội chứa
mại dâm và tội môi giới mại dâm nói riêng
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là
hoạt động giải thích, tuyên truyền rộng rãi đến các
tầng lớp dân cư, mọi thành phần, lứa tuổi trong xã
hội biết được, ý thức và tuân thủ thực hiện các quy
định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật hình sự nói chung và quy định về tội phạm
mại dâm nói riêng có vai trò rất quan trọng trong
việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao
ý thức pháp luật cho công dân, thực hiện nguyên tắc
phòng ngừa tội phạm, nhất là tội phạm về mại dâm
trong đó có tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm,
góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn làm hạn
chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã
hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
48
Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật được cụ thể bằng các hình
thức: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ chính quyền thông qua Hội nghị tập
huấn, Hội nghị chuyên đề phòng chống tội phạm,
giao ban công tác Tổ chức các buổi tuyên
truyền miệng chuyên đề pháp luật phòng chống
tội phạm mại dâm tại các trường phổ thông,
trường dạy nghề trong các buổi sinh hoạt của
các tổ chức quần chúng. Phối hợp với các cơ
quan tư pháp, cơ quan Báo, Đài truyền hình để
tuyên truyền pháp luật phòng, chống tội phạm
mại dâm bằng cách: viết bài cho chuyên mục giải
thích pháp luật, các gương người tốt việc tốt về
phòng chống tội phạm, đưa tin kết quả điều tra,
xét xử về các vụ án trọng điểm đối với tội phạm
mại dâm.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
thông qua các hoạt động xét xử của Tòa án: xét xử
lưu động, xét xử các vụ án trọng điểm. Phải nói
rằng, phần nhiều tội phạm về chứa mại dâm, môi
giới mại dâm liên quan đến các tệ nạn phổ biến ở
nước ta. Vì vậy, việc đưa các vụ án liên quan đến
tệ nạn xã hội nói chung và tội chứa mại dâm, tội
môi giới mại dâm nói riêng sẽ có tác dụng răn đe,
phòng ngừa tội phạm và động viên nhân dân vào
phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn
xã hội ở nước ta.
Đối tượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật của
Tòa án trước hết là những người tham gia tố tụng
và sau đó mới đến các công dân khác. Đặc biệt hiện
nay nhiều công dân có hiểu biết hạn chế về tính trái
pháp luật hình sự của hành vi chứa mại dâm, môi
giới mại dâm. Nhiều trường hợp chỉ thông qua việc
xét xử của Tòa án công dân mới nhận thức được
điều này. Giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa.
Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai,
mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham
dự. Bằng cách giải thích quyền và nghĩa vụ cho
những người tham gia tố tụng, bằng cách xét hỏi
tại phiên tòa, bằng tranh luận của các bên tham gia
tố tụng và đặc biệt là bằng bản án được tuyên công
khai tại phòng xử án.
Tòa án thực hiện việc tuyên truyền giáo dục
pháp luật cho công dân, cả người tham gia tố tụng và
người tham dự phiên tòa. Thông qua phiên tòa, công
dân được biết quyền và nghĩa vụ của mình, hành vi
nào bị cấm, hậu quả của việc thực hiện hành vi phạm
tội ra sao... để từ đó tự điều chỉnh các xử sự của mình
cho phù hợp pháp luật, tránh vi phạm pháp luật và
phạm tội. Thông qua việc xét hỏi tại phiên tòa, thông
qua việc tuyên án trong xét xử các vụ án về tội chứa
mại dâm, tội môi giới mại dâm người tham gia tố
tụng cũng như người tham dự phiên tòa nhận thức rõ
hơn hành vi nào là trái pháp luật, là nguy hiểm và
quy định của pháp luật xử lý các hành vi đó như thế
nào để lấy đó làm bài học cho bản thân và cảnh báo
với người thân.
Một hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật
đặc trưng của Tòa án nữa là tạo điều kiện cho công
dân, tổ chức tham gia hoạt động xét xử để nâng cao
ý thức pháp luật và trách nhiệm của họ trong đấu
tranh phòng chống tội phạm. Điều này đã trở thành
một nguyên tắc trong tố tụng hình sự nước ta và
được quy định tại Điều 8 Bộ luật Tố tụng hình sự:
Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp
phụ nữ, các tổ chức xã hội khác và công dân đều có
quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hình sự theo
quy định của Bộ luật này, góp phần đấu tranh và
phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi
để các tổ chức xã hội và công đoàn tham gia tố tụng
hình sự...
3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn
và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ
Thẩm phán và Hội thẩm
Trước thực trạng tình hình tội phạm về mại
dâm vẫn diễn biến phức tạp thì việc “Tăng cường
năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp
luật, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội
thẩm” là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng những
quy định của BLHS Việt Nam nói chung và về tội
môi giới mại dâm nói riêng.
Để tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn
và ý thức pháp luật của đội ngũ Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân trước hết cần nhấn mạnh về công
tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
49
nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị cho Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân phải được tiến hành
thường xuyên, trong đó chú trọng việc tập huấn các
văn bản pháp luật mới, kỹ năng xét xử các vụ án
thuộc thẩm quyền mới, rút kinh nghiệm về công tác
xét xử và tập huấn các kiến thức liên quan tới công
tác xét xử các vụ án hình sự và đặc biệt chú ý tới
một số loại tội phạm gây bức xúc trong tình hình
hiện nay, trong đó có các vụ án về môi giới mại
dâm. Ngoài ra việc lựa chọn, bổ nhiệm và bầu
những người đúng tiêu chuẩn quy định, Tòa án các
cấp cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên
sâu cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân về xét xử
tội phạm môi giới mại dâm.
Việc giao cho ai xét xử các vụ án trên cũng là
vấn đề cần được quan tâm. Trong những vụ án
về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm,
người phạm tội, người bị hại đa phần là phụ nữ,
nhiều trường hợp là trẻ em gái, vì vậy nên chăng
trong hội đồng xét xử phải có thành viên là phụ
nữ để thuận lợi hơn trong việc xét hỏi tại phiên
tòa cũng như có cái nhìn phù hợp hơn trong xử lý
tội phạm. Bảo đảm áp dụng thống nhất các quy
định của pháp luật đối với tội phạm về chứa mại
dâm, môi giới mại dâm, TAND tối cao nên ban
hành hoặc phối hợp với các cơ quan pháp luật
khác kịp thời ra các văn bản hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật về tội chứa mại dâm, môi
giới mại dâm. Tăng cường giám đốc của Tòa án
cấp trên đối với Tòa án cấp dưới trong việc xét
xử tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm
cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo cho
hoạt động xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân đúng đắn, có hiệu quả.
4. Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế
và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự về
tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế thì
hợp tác với các nước trên thế giới về lĩnh vực tư
pháp là rất cần thiết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế hiện nay, tình hình tội phạm
trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng
có nhiều diễn biến phức tạp. Các loại tội phạm
hoạt động ngày càng manh động, liều lĩnh, tinh vi
và xuất hiện các băng nhóm hoạt động có tổ chức
với sự móc nối chặt chẽ giữa các đối tượng trong
và ngoài nước, phương thức thủ đoạn tinh vi, gây
thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức cả ở trong và
ngoài nước, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh
trật tự và gây nhiều khó khăn cho cơ quan thực thi
pháp luật.
Do đó, việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và
trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung
và các quy định của tội chứa mại dâm, tội môi giới
mại dâm nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới là
một yêu cầu tất yếu. Trong lĩnh vực nghiên cứu,
tham khảo, học hỏi, chúng ta phải tham khảo pháp
luật hình sự của các nước có kinh nghiệm lập pháp,
các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, việc tham khảo để sửa đổi bổ
sung không được áp dụng máy móc, dập khuôn
mà phải có những sửa đổi cho phù hợp với thực
tiễn xét xử và đồng bộ với các văn bản và đạo
luật khác liên quan trong hệ thống pháp luật Việt
Nam. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi
về kinh nghiệm lập pháp hình sự cần phải tiến
hành đồng bộ công tác sau: Trước hết chúng ta
phải tìm hiểu pháp luật hình sự hiện hành của
nước họ, và vì vậy các cơ quan có thẩm quyền
cần tiếp tục cho dịch và in BLHS và Tố tụng hình
sự của các nước, đặc biệt là các nước có kinh
nghiệm lập pháp phát triển và các nước có quan
hệ truyền thống với nước ta. Bên cạnh đó, cần
cử các đoàn cán bộ đi nghiên cứu, học tập và trao
đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung và
tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm nói riêng
của các nước tiên tiến. Ngoài ra, còn tham khảo
các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định này trong thực tiễn của các nước, tham khảo
những giá trị lập pháp tiến bộ, kỹ thuật xây dựng
các quy phạm của các nước tiến tiến trong khu
vực và trên thế giới.
Nghiên cứu tội phạm về mại dâm và tội
chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm trong pháp
luật hình sự của các nước có điểm tương đồng
với nước ta để tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho
hoàn thiện hơn các quy định trong BLHS Việt
Nam, bảo đảm yêu cầu về mặt lập pháp, lý luận
và thực tế.
50
5. Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh
trật tự, an toàn xã hội và tệ nạn xã hội
Trong những năm qua, việc quản lý nhà
nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội và tệ nạn
xã hội đã đạt được những thành tựu đáng kể góp
phần tích cực vào việc ngăn chặn, kéo giảm tệ
nạn xã hội, đưa các hoạt động dịch vụ văn hóa đi
vào nề nếp tuân thủ đúng pháp luật. Tuy nhiên,
những kết quả đạt được chưa thật vững chắc,
cần phải tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ văn hóa, tích cực đấu
tranh ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn mại dâm. Việc
tăng cường quản lý nhà nước về tệ nạn mại dâm
cần phải thực hiện những nội dung đối với các
ngành như sau:
- Ủy ban nhân dân phối hợp ngành văn hóa thể
thao rà soát các cơ sở kinh doanh nhạy cảm, các cơ
sở kinh doanh dịch vụ... những trường hợp cấp phép
mới, chuyển địa điểm kinh doanh, tình hình quản lý
nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ,
phương án tiến độ xử lý các trường hợp vi phạm và
biện pháp khắc phục.
- Thành lập liên ngành văn hóa - xã hội, trang
bị đủ điều kiện phương tiện cho công tác kiểm tra.
Tăng cường phối hợp kiểm tra thường xuyên liên
tục đối với các cơ sở kinh doanh nhạy cảm, xử lý
kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm.
- Xây dựng quy hoạch ngành nghề karaoke,
massage... Cơ quan Y tế tăng cường kiểm tra, rà
soát các hoạt động bấm huyệt, xoa bóp, xông hơi,
y học cổ truyền. Đình chỉ hoạt động khi có vi phạm.
- Sở Công thương phối hợp với Sở kế hoạch
đầu tư căn cứ theo mã ngành để xây dựng và hướng
dẫn các quy chuẩn hoạt động của quán bar,
karaoke.
- Công an tỉnh chịu trách nhiệm truy quét, xử lý
các băng nhóm bảo kê, giao trách nhiệm cho Công
an huyện, thành phố quản lý chặt chẽ trên từng địa
bàn không để cho các hoạt động kinh doanh biến
tướng. Kiểm soát chặt chẽ mạng internet, chặn đứng
văn hóa phẩm đồi trụy, các trang web phản động qua
hệ thống an ninh mạng.
- Sở thông tin truyền thông thường xuyên chỉ
đạo các cơ quan đài báo tổ chức thông tin, tuyên
truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các
cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ phát sinh tệ
nạn mại dâm.
Tội chứa mại dâm xâm phạm đến an toàn
công cộng, trật tự công cộng, xâm phạm đến
truyền thống văn hóa, các giá trị đạo đức, tác động
tiêu cực đến nếp sống văn minh, hủy hoại nhân
cách con người trong khi đó Đảng và Nhà nước
ta hướng tới mục tiêu chung đó là: Xây dựng nền
văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần
dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa
thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
xã hội là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo
sự phát triển bền vững bảo vệ vững chắc Tổ quốc
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh nên việc hoàn thiện quy định của
pháp luật về tội chứa mại dâm và các giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS về
tội này là vấn đề cần thiết. BLHS năm 1985,
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009,
BLHS năm 2015 (chưa có hiệu lực) đều quy định
về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm tạo cơ
sở pháp lý quan trọng nhằm góp phần đấu tranh
phòng, chống có hiệu quả loại tội phạm này.
Ngoài ra, cần áp dụng các giải pháp như: Tiếp tục
ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống
nhất áp dụng pháp luật, Tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật hình sự nói chung và các quy
định về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm
nói riêng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn
và ý thức pháp luật, trách nhiệm của đội ngũ
Thẩm phán và Hội thẩm, Giải pháp tăng cường sự
hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập
pháp hình sự về tội chứa mại dâm, tội môi giới
mại dâm, Tăng cường quản lý nhà nước về an
ninh trật tự, an toàn xã hội và tệ nạn xã hội... để
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
BLHS về tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Luật hình sự năm 1985
2. Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung
năm 2009)
3. Bộ Luật hình sự năm 2015
4. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_ap_dung_quy_dinh_cua_bo_l.pdf