MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Các vấn đề lý luận chung 2
I- Lý luận chung về đầu tư 2
1.1. Đầu tư là gì? 2
1.2. Vai trò của đầu tư 2
1.1.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 3
1.1.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 5
II. Lý luận đầu tư trong doanh nghiệp 5
2.1 Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp 5
2.2 Vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp 6
2.3 Nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp 7
III. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp chế biến 10
Chương II : thực trạng đầu tư thức ăn gia súc ở công ty nông sản bắc ninh giai đoạn 1997 – 2002 14
I Tổng quan về công ty 14
1.1. Vị trí của công ty 14
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14
1.3. Tình hình lao động của công ty 15
1.4. Tình hình vốn của công ty 18
1.5. Tình hình trang thiết bị vật chất của công ty 19
1.6. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 20
II Tình hình sản xuất thức ăn gia súc tại công ty nông sản Bắc Ninh 22
2.1 Về dây chuyền sản xuất 22
2.1.1 Quy trình công nghệ 22
2.1.2 Phân loại sản phẩm 23
2.2.1 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của công ty 23
2.2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thức ăn gia súc trên thị trường 24
III. Thực trạng đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của công ty trong những năm qua ( 2000 – 2002 ) 26
2.1. Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn gia súc 26
2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 28
2.3. Đầu tư vào phát triển thị trường 30
2.4 Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 31
2.5 Đầu tư mở rông thị trường 32
2.6 Đầu tư khác 32
IV. Đánh giá chung về tình hình đầu tư cho thức ăn gia súc của công ty nông sản bắc ninh 34
4.1 Những thành tựu đạt được 34
4.2 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đầu tư thức ăn gia súc của công ty nông sản bắc ninh 36
Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất thức ăn gia súc tại công ty nông sản bắc ninh 38
3.1 Phương hướng, mục tiêu của công ty 38
3.1.1 Xác định mục tiêu của công ty 38
3.1.2 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2002-2005 của công ty 39
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất thức ăn gia súc 39
3.2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 39
3.2.2 Đầu tư thiết bị công nghệ 41
3.2.3 Đầu tư nghiên cứu thị truờng 42
3.2.4 Đầu tư phát triển sản xuất mới 43
3.2.5 Đầu tư vùng nguyên liệu 44
3.3 Các kiến nghị 44
3.3.1. Một số kiến nghị với Nhà nước 44
3.3.2. Một số kiến nghị với doanh nghiệp 45
Tài liệu tham khảo 47
54 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất thức ăn gia súc tại công ty nông sản Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm cuối của thế kỉ XX, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ngành chăn nuôi đã đạt được bước tiến đáng kể nhất là tiến bộ về công tác tạo giống và nâng cao chất lượng con giống, sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi đã đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế càng phát triển, thì con người ngày càng có thu nhập cao dấn đến nhu cầu về sản phẩm của ngành chăn nuôi ngày càng tăng. Để thực hiện được được điều đó cần áp dụng hàng loạt các giải pháp, một trong các giải pháp đó là cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nhất là thức ăn chế biến theo phương pháp công nghiệp.
Công ty Nông Sản Bắc Ninh là một đơn vị nhỏ, có quy mô và công suất nhỏ (5 tấn/giờ). Do đó công ty phải chú trọng đến quá trình đầu tư để đứng vững và phát triển. Xuất phát từ vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty Nông Sản Bắc Ninh”.
Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu xót và có những hạn chế, em mong nhận được sự góp ý , chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thu Hiền đã dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I- Lý luận chung về đầu tư
1.1. Đầu tư là gì?
Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hi sinh”. Từ đó, có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hi sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
Tất cả những hành động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động đều nhằm mục đích chung là thu được lợi ích nào đó (về tài chính, về cơ sở vật chất, về nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức...) trong tương lai, lớn hơn những chi phí đã bỏ ra. Và vì vậy, nếu xem xét trên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị đã bỏ tiền ra thì các hành động này đều được gọi là đầu tư.
Nguồn lực dùng để đầu tư bao gồm : vốn, lao động, đất đai, công nghệ, các nguồn lực này được kết hợp với nhau và đưa vào trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tạo ra các tài sản vật chất, phi vật chất. Kết quả của hoạt động dầu tư phải cao hơn những chi phí đã bỏ ra.
Về mặt thời gian hoạt động đầu tư diễn ra ở hiện tại và kết quả từ hoạt động này ở trong tương lai, đối tượng đầu tư thì rất rộng bao gồm cả tài sản vật chất, tài sản phi vật chất, đầu tư vào TSCĐ của xã hội và tài sản lâu bền.
Ngoài cách định nghĩa trên thì còn rất nhiều khái niệm đầu tư khác nữa tuỳ theo góc độ người xem xét. Chẳng hạn đầu tư đứng trên giác độ nền kinh tế là sự hi sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Còn ở góc độ tiêu dùng thì đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùg ở hiện tại nhằm thu hút được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Hoặc đầu tư ở trên góc độ tài chính là một chuỗi những hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời
1.2.Vai trò của đầu tư
1.1.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
* Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
Về mặt cầu : Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế ( từ 24 – 28% ). Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư làm cho tổng cầu tăng, kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và dẫn đến giá và các đầu vào của đầu tư cũng tăng theo.
Về mặt cung : Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mìh lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
*Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Với việc tăng đầu tư sẽ tăng công ăn việc làmdẫn đến giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân, do đó góp phần làm giảm tệ nạn xã hội...Nhưng bên cạnh dó thì do tăng đầu tư nộp tiền chi ra nhiều dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực xã hội.
Giảm đầu tư : hạn chế được lạm phát, đời sống nhân dân ổn định, nhưng việc đầu tư ngược lại cũng làm giảm công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp tăng, làm ảnh hưởng tiêu cực xã hội.
* Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy : muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bìmh thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 – 25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
Hệ số ICOR lầ hệ số giữa tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP
ICOR = Vốn đầu tư
Mức tăng GDP
Từ đó suy ra:
Mức tăng GDP = Vốn đầu tư
ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư
Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5 – 7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn dược sử dụng nhiều để thay thế lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ
2 – 3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhièu nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước.
Ở Việt Nam tính bình quân giai đoạn ( 1995 – 1999 ) thì tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP đạt 28,2% tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh là 7,5% và hệ số ICOR là 3,8 lần.
*Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn ( từ 9 đến 10% ) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 – 6% là râtds khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị,... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
*Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất nước
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.Công nghệ về nội dung gồm 4 yếu tố : trang thiết bị, kỹ năng của con người, thông tin, tổ chức thể chế. Do đó xét về nội dung thì để tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước cần phải đầu tư mua sắm trang thiết bị, thu thập thông tin, đào tạo nguồn nhân lực...
Xét về phương thức để có công nghệ chúng ta cũng thấy có hai cách đó là tự nghiên cứu triển khai hoặc đi mua, cả hai cách đều phải yêu cầu có vốn để đầu tư.
Như vậy, đầu tư có ảnh hưởng hay làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
1.1.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Đầu tư tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào, trong quá trình hoạt động các cơ sở này hao mòn, hư hỏng và phải đổi mới đòi hỏi đầu tư để duy trì sự tồn tại, phát triển của mỗi cơ sở. Đầu tửtong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có vai rò quan tọng quyết định sự thành bại của cơ sở, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm do việc đầu tư làm tăng hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận cho đơn vị.
II. Lý luận đầu tư trong doanh nghiệp
2.1 Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp
Đầu tư trong doanh nghiệp là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác nhằm duy trì và tạo ra những tài sản mới cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm nâng cao đời sống cho các thành viên trong đơn vị, trong doanh nghiệp.
Nói cách khác : đầu tư trong doanh nghiệp là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để duy trì, tăng cường mở rộng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.
2.2 Vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp
Trong phần này ta chỉ xét đến vai trò của đầu tư phát triển – là việc bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển đối với nền kinh tế nó là nhân tố quan trọng để phát triền kinh tế và là chìa khoá của sự tăng trưởng. Còn đối với các doanh nghiệp đầu tư quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
Từ việc tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của doanh nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, thưch hiện công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra.
Sau đó để duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở sản xuất này cần phải thường xuyên tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay thế mới các cơ sở sản xuất đã hao mòn, hư hỏng. Đổi mới để thích ứng với yêu cầu của sự phát triển khoa học kỹ thuật và thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt hiện nay khi nước ta đang đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế thì vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp là phải làm sao để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp để doanh nghiệp nước ta có thể đứng vững được trong thị trường nội địa và vươn ra thị trươngf quốc tế. Với những nội dung sau :
+ Giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng năng lực sản xuất
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Nâng cao chất lượng của người lao động trong doanh nghiệp
Tất cả các mục tiêu trên đều hướng tới mục tiêu dài hạn đó là tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.3 Nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tái sản xuất thông qua các hình thức xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành công tác xây dựng cơ bản khác. Thực hiện chi phí gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Do đó ta có thể nói đầu tư trong doanh nghiệp gồm những nội dung sau : đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư hàng dự trữ, đầu tư đổi mới công nghiệp, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào hoạt động marketing, đầu tư vào các tài sản vô hình khác.
Đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Qui mô, chất lượng của đầu tư phát triển ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp lựa chọn được bước đi và chiến lược đầu tư phát triển hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với đặc trưng nổi bật nhất là tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt đã buộc các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo và thích ứng với thị trường. Doanh nghiệp phải luôn luôn biết tự đổi mới, tự hoàn thiện mình. Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển. Chất lượng sản phẩm là mức độ thoả mãn nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Trong thời đại ngày nay làm thế nào để đáp ứng nhu cầu khách hàng đang là câu hỏi khó nhất đối với nhà quản trị của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu của mình là lợi nhuận hoặc thị phần...thì doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên giải pháp quan trọng và tối ưu được nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chỉ tiêu dùng sản phẩm nếu như họ cảm thấy thoả mãn nhu cầu nào đó của mình. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng? câu trả lời đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho phát triển.
Thứ nhất, đầu tư cho phát triển là hoạt động doanh nghiệp bỏ vốn ra để nâng cấp, sửa chữa hoặc mua sắm máy móc thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ. Việc làm này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, sản xuất ra sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, đa dạng hoá các sản phẩm với kích thước, mẫu mã, chủng loại phong phú.
Thứ hai, đầu tư phát triển trong doanh nghiệp chính là hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực. Trong chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề được quan tâm. Nâng cao trình độ quản lý của nhà quản trị trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân là một việc làm thiết yếu để góp phần tạo ra năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Thứ ba, thông qua hoạt động đầu tư phát triển, công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp được nâng lên. Bằng các hình thức như quảng cáo, xúc tiến bán hàng...doanh nghiệp tạo nên cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng, giúp cho khách hàng hiểu biết về sản phẩm từ đó làm nảy sinh nhu cầu mua sản phẩm để tiêu dùng. Và thông qua các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng doanh nghiệp hiểu biết hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Thứ tư, phát triển tài sản vô hình. Tại sao tăng giá trị tài sản vô hình lại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm? Như đã trình bày ở trên chất lượng sản phẩm là mức độ thoả mãn nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Khi giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp được nâng lên đồng nghiă với thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp cũng được khẳng định trên thị trường. Người tiêu dùng có thể xuất phát từ lý do cá nhân ví dụ như tò mò, muốn sang trọng...thì họ sẽ tiêu dùng sản phẩm. Bởi vì theo họ tiêu dùng những sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường sẽ giúp họ tự tin hơn, có thể ngang bằng người khác ở một mặt nào đó.
III. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của đầu tư trong doanh nghiệp.
3.1 Kết quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp
Kết quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã thực hiện, các tài sản cố định huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm.
3.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây lắp, chi phí cho công tác mua sắm thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
Để tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì phải tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô, thời gian của từng dự án đầu tư.
Đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian đầu tư thực hiện dài thì vốn đầu tư được tính là vốn đã thực hiện khi từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi dự án đã hoàn thành.
Đối với những dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư lết thúc.
Đối với những dự án đầu tư do Ngân sách tài trợ, để số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt được các tiêu chuẩn và được tính theo các phương pháp riêng đối với từng công việc cuả dự án.
3.1.2 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.
Tài sản cố định huy động có thể là huy động bộ phận và huy động toàn bộ.
Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định.
Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sãn sàng đi vào sử dụng ngay.
Các tầi sản cố định được huy động và năng lực sản xuất tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể được biều hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
3.2 Hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp
3.2.2 Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Hiệu quả tài chính được biểu hiện bằng công thức sau:
Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư
Etc =
Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra các kết quả trên
Etc được coi là có hiệu quả khi Etc > Etco là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức hoặc các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sỏ so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩu hiệu quả.
Các kết quả do hoạt động đầu tư đem lại cho cơ sở rất đa dạng, do đó hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư còn được phản ánh ở hệ thống các chỉ tiêu khác như: mức tăng thêm lợi nhuận tính cho một đơn vị vốn dầu tư, doanh thu tăng thêm tính cho một đơn vị vốn đầu tư, nộp ngân sách tăng thêm tính cho một đơn vị vốn đầu tư... Nếu tính cho từng dự án, hiệu quả tài chính được phản ánh ở các chỉ tiêu sau: tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, tỷ suất sinh lời vốn tự có, số vòng quay của vốn lưu động, thời hạn thu hồi vốn của dự án, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, tổng lợi nhuận thuần NPV, tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C... Trong đó, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong những điều kiện nhất định. Hầu hết các chỉ tiêu sử dụng để tính toán đều biểu hiện bằng tiền, mà tiền lại có giá trị về thời gian nên khi sử dụng tính bằng tiên phải đảm bảo tính so sánh về mặt giá trị thời gian.
3.2.3 Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tieeu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh...hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng thu cho Ngân sách nhà nước, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ...
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.
Như vậy, hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư chính là kết quả so sánh ( có mục đích ) giữa cái giá mà xã hoọi phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẫn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do đầu tuư tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ cho riêng cơ sở sản xuất nào.
III. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp chế biến
Nước ta là một nước nông nghiệp, kinh tế đất nước phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng của hai ngành sản xuất chính đó là trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Trong những năm gần đây chăn nuôi của nước ta đã có những bước tiến đáng kể, được vậy là nhờ vào việc sử dụng thức ăn công nghiệp dùng trong chăn nuôi. Với đặc điểm của thức ăn công nghiệp đó là tiện sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, nó đã kích thích các nhà chăn nuôi dám đầu tư vào sản xuất với quy mô lớn đem lại một khối lượng sản phẩm lớn trong ngành chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng.
Trong vài năm gần đây nghành chăn nuôi ở Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, nhất là việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi và thay đổi cơ cấu giống vật nuôi đã thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh, vững chắc. Nhà nước cũng đã đầu tư rất nhiều cho nghành chăn nuôi. Tổng số vốn đầu tư cho nghành chăn nuôi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng số 1 : Tình hình đầu tư gia súc, gia cầm từ 1991 – 2001
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
1991
8469.8
6481.8
1988.0
1992
9573.2
7344.0
2229.2
1993
10136.2
7854.0
2282.2
1994
10803.4
8499.2
2304.2
1995
11233.3
8848.5
2384.8
1996
11807.7
9301.2
2506.5
1997
12613.1
9922,6
2690.5
1998
13302.0
10467,0
2835.0
1999
14274.1
11181.9
3092.2
2000
14721.7
11919.7
2802.0
2001
15764.0
12320.9
3443.1
Nguồn : Niên giám thống kê 2001
Qua bảng trên ta thấy nghành chăn nuôi ngày càng phát triển, vốn đầu tư cho nghành ngày càng lớn , điều đó chứng tỏ nghành chăn nuôi đã đem lại hiệu quả đầu tư cao, góp phần tăng ngân sách nhà nước. Nghành chăn nuôi phát triển điều đó đã góp phần lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động. Nghành càng phát triển càng cần nhiều lao động, điều đó đã tạo cho cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt, và thu nhập được tăng lên đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người lao động.
Ở nước ta hiện nay các công ty sản xuất thức ăn gia súc chủ yếu là các công ty tư nhân và doanh nghiệp FDI như Proconco, New Hope, Quỳnh Hương...
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THỨC ĂN GIA SÚC Ở CÔNG TY NÔNG SẢN BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 – 2002
I Tổng quan về công ty
1.1. Vị trí của công ty
Công ty nông sản Bắc Ninh là một đơn vị kinh tế trực thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh với vị trí nằm trên đường Nguyễn Trãi (quốc lộ 38) cách thị xã Bắc Ninh 1 km. Công ty cách Hà Nội 30 km về phía đông Bắc, với diện tích mặt bằng là 5000m2, có địa hình bằng phẳng, nguồn nước thuận lợi và khả năng thoát nước tốt.
Hiện nay quốc lộ 1B đã đi vào hoạt động, do vậy quốc lộ 38 qua công ty nối quốc lộ 1A với quốc lộ 1B. Với vị trí ở giữa hai quốc lộ là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc giao dịch mua vật tư và bán sản phẩm hàng hoá, bên cạnh đó giúp cho việc nắm bắt thông tin kinh tế xã hội một cách kịp thời.
Với vị trí như trên, Công ty có rất nhiều thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội... Do vậy, thị trường tiêu thụ rộng khắp miền Bắc. Mật khác, nhà máy chế biến thức ăn gia súc được xây dựng tại trụ sở của công ty và nằm trong vùng nguyên liệu lớn của đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, phong trào chăn nuôi ở đây rất phát triển, đó chính là những điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho việc phát triển của Công ty Nông Sản Bắc Ninh.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Nông Sản Bắc Ninh được thành lập ngày 23/12/1992. Địa chỉ: đường Nguyễn Trãi – xã Võ Cường – thị xã Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh.
Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty Nông Sản Bắc Ninh như sau :
Công ty được thành lập theo quyết định số 27/UB của UBND tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) với một số nghành nghề chủ yếu sau :
+ Chế biến nông sản xuất khẩu
+ Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
+ Nuôi gà bố mẹ để sản xuất gà giống công nghiệp
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ…
Năm 1999 công ty mở chi nhánh tại 40A đường Trường Chinh thành phố Hà Nội. Đến tháng 4 năm 2000 công ty mở thêm một cửa hàng xăng dầu tại Bắc Ninh. Cuối năm 2002 dây chuyền II ( hay nhf máy chế biến thức ăn chăn nuôi Top Feed ) ở Khắc Niệm – Tiên Du đi vào hoạt động.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh, nghành nghề và quy mô ngày càng được mở rộng đã đáp ứng nu cầu của thị trường. Hiện nay, công ty bao gồm 2 nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Qua thời gian hoạt động từ khi thành lập cho thấy, chế biến thức ăn gia súc là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty, nó gần như quyết định vận mệnh của Công ty.
1.3. Tình hình lao động của công ty
Công ty Nông Sản là một nhà máy chế biến thức ăn gia súc mới được xây dựng và đi vào hoạt động hơn 7 năm nên họ có đội ngũ lao động trẻ khoẻ và đầy nhiệt tình hăng say với công việc. Mặc dù chỉ mới qua hơn 6 năm đi vào hoạt động sản xuất nhưng đội ngũ cán bộ của công ty lớn lên không ngừng.
Dưới đây là tình hình số lượng lao động biến đổi qua các năm như sau :
Bảng 2 : Tình hình sử dụng lao động của công ty
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh (%)
SI
(người)
CC
(%)
SI
(người)
CC
(%)
SI
(người)
CC
(%)
01/00
02/01
BQ
Tổng số lao động
229
100
239
100
252
100
104.37
105.44
104.90
I. Chia theo giới tính
1. Nam
110
48.03
116
48.53
121
48.02
105.45
10.03
104.88
2. Nữ
119
51.97
123
51.47
131
51.48
103.36
106.50
104.92
II. Theo tính chất sử dụng
1. Lao trực tiếp
153
66.81
161
57.36
171
57.85
105.22
106.21
105.71
2. Lao động gián tiếp
76
33.19
78
42.64
81
42.15
102.63
101.28
101.95
III. Phân theo trình độ
1. Đại học - cao đẳng
39
17.03
43
17.99
48
19.04
110.25
111.62
110.93
2. Trung cấp
62
27.07
64
26.77
65
28.19
103.22
101.56
102.37
3. Phổ thông
128
55.90
132
55.24
138
52.77
103.12
104.54
103.83
Nguồn : Phòng tài vụ của công ty
Qua bảng trên ta thấy, tổng số lao động của công ty được tăng lên qua các năm điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Cụ thể năm 2001 tăng 4.37% so với năm 2000 bằng 10 người và năm 2002 tăng 5.44% so với năm 2001 bằng 13 người. Bình quân 3 năm lao động của công ty tăng 4.9%, điều này cho thấy sản xuất của công ty rất phát triển, công ty không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng lao động đểđủ lực lượng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường bằng cách tổ chức làm thêm ca.
Đối với công ty thì lao động nam và nữ tương đương nhau và đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2001 lao động nam so với năm 2000 tăng 5.45% bằng 6 lao động, năm 2002 so với năm 2001 tăng 4.3% bằng 5 lao động và bình quân trong 3 năm tăng 4.88%. Tương tự đối với các lao động nữ tăng dần qua các năm và tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 4.92% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng thêm lao động của công ty giữa nam và nữ là tương đương nhau. Vì với chế độ sản xuất như hiện nay thì lao động nam xốc vác hơn thì phụ trách các công việc như bốc vác...còn đối với nữ thì phụ trách khâu ra bao phát triển được ưu tiên của các giới.
Với đặc điểm là công ty sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trên một quy trình công nghệ hoàn toàn tự động do vậy mà tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuáat với lao động gián tiếp không chênh lệch nhau quá lớn. Cụ thể về lao động trực tiếp bình quân 3 năm tăng 5.71% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Trong khi đó lao động gián tiếp bình quân tăng trong 3 năm 1.95% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân 3 năm của tổng số lao động. Điều này cho thấy ở công ty đã thực hiện chuyển biến cơ cấu lao động cụ thể là công ty đã thực hiện làm việc 3 ca, do đó đã tận dụng được công suất của công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của công ty. Chính vì vậy nên trong 3 năm qua tốc độ tăng bình quân của lao động gián tiếp nhỏ hơn lao động trực tiếp. Vì lao động gián tiếp được tăng cường trong các công việc như giới thiệu sản phẩm, maketing, tiếp thị... nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty Nông Sản Bắc Ninh sản xuất dựa trên quy trình công nghệ tự động hoá cao do đó đòi hỏi phaỉ có một đội ngũ công nhân có trình độ. Vì vậy nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ lao động năm 2000 có trình độ đại học – cao đẳng là 39 lao động, trung cấp 62 lao động, phổ thông 128 lao động. Đến năm 2002 đã có sự thay đổi đáng kể, trình độ lao động – cao đẳng tăng lên là 48 lao động, trình độ trung cấp có 65 lao động, lao động có trình độ phổ thông chỉ còn 138 lao động. Mặt khác, ta thấy 3 loại lao động tăng đều trong 3 năm. Nhìn vào bảng ta thấy, trình độ đại học – cao đẳng tăng 10.93% lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động. Còn lao động phổ thông tăng 3.83% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao, thay thế và giảm bớt lao động có trình độ thấp, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty.
1.4. Tình hình vốn của công ty
Vốn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, tự do cạnh tranh. Với công ty nông sản Bắc Ninh cũng vậy, ban giám đốc cũng phải có chiến lược về vốn làm sao cho sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2000-2002
Qua bảng ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2001 là 64.620 triệu đồng tức là 64,620 tỷ đồng tăng 21,438 tỷ đồng so với năm 2000. Đến năm 2002 tổng số tài sản của công ty tăng lên đạt 144,620 tỷ đồng, theo số bình quân thì bình quân 3 năm tổng giá trị tài sản đạt 183,01%. Như vậy, phần biến động giữa năm 2000 và 2002 là do tăng vốn lưu động, cụ thể năm 2001 vốn lưu động của công ty là 42,002 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 39,124 tỷ đồng, sang đến năm 2002 tăng 19,999 tỷ đồng. Trong khi đó vốn cố định qua mỗi năm đều tăng, năm 2001 vốn cố định là 22,618 tỷ đồng tăng 8,219 tỷ đồng so với năm 2001 bằng 57,08%. Và đặc biệt năm 2002 vốn cố định của công ty tăng đột biến
(Xem bảng trang bên)
Cụ thể vốn cố định của công ty năm 2002 là 82,619 tỷ đồng tăng 60,001 tỷ đồng so với năm 2001. Lý do có sự tăng lên là năm 2002 dây chuyền II hay còn gọi là nhà máy Top Feed đi vào hoạt động. Như vậy, bình quân vốn cố định trong 3 năm tăng 139,54% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn của mình vào việc xây dựng dây chuyền II của công ty và trang bị một số máy vi tính, thiết bị văn phòng khác...Công ty đã cắt giảm được một số khâu mà phải sử dụng nhiều lao động bằng việc mua sắm máy móc vừa tiết kiệm được lao động mà hiệu suất công việc lại cao hơn. Về vốn lưu động, năm 2001 so với năm 2000 tăng 45,93% tức là tăng 1329 triệu đồng. Đến năm 2002 vốn lưu động tăng 47,61% so với năm 2001, vốn lưu động năm 2002 tăng là do công ty đã đưa dây chuyền II vào hoạt động cuối năm 2002.
Bình quân vốn ngân sách cấp tăng 54,49% nhỏ hơn tăng bình quân của tổng giá trị tài sản. Nhưng cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn tự có của công ty. Năm 2001 chiếm 77,74%; năm 2002 chiếm 79,26%. Như vậy nguồn vốn của công ty phụ thuộc vào ngân sách cấp và vốn đi vay. Vì vậy, trong tương lai công ty phấn đấu sản xuất đạt kết quả cao hơn để dùng chủ yếu là vốn tự bổ sung và vốn ngân sách cấp giảm tối đa vốn đi vay giúp công ty sản xuất độc lập không phải phụ thuộc vào các tổ chức kinh tế khác.
1.5. Tình hình trang thiết bị vật chất của công ty
So với một số nước phát triển thì dây chuyền sản xuất của công ty còn lạc hậu, nhưng đối với một số doanh nghiệp trong nước thì cơ sở vật chất của công ty là tương đối hiện đại.
Với dây chuyền sản xuất tự động của Đài Loan chuyển giao và do các chuyên gia Đài Loan lắp đặt đưọc điều khiển trên máy vi tính hoàn toàn tự động từ khâu vào nguyên liệu cho đến khi cho ra thành phẩm. Dây chuyền có công suất thiết kế là 5 tấn/h, mới đây vào cuối năm 2002 dây chuyền 2 của nhà máy đi vào hoạt động với công suất thiết kế là 26 tấn/h.
Công ty có một máy biến thế với công suất 35KV và 2 máy phát điện, máy phát điện Liên Xô với công suất 37KVA, máy phát điện Anh với công suất 72 KVA và một số máy bơm nước phục vụ quá trình sản xuất vì vậy tình hình điện nuức của công ty rất ổn định tạo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất.
Ngoài ra để phục vụ cho việc dự trữ nguyên vật liệu công ty có 2 kho chứa tương đối hiện đại có thể xếp vào dạng silo và một thùng chứa ngô ( đỗ tương ) với dung tích 500 tấn. Thùng này có khả năng bảo quản tốt, gọn. Ngoài ra nó được nối trực tiếp với dây chuyền sản xuất do đó đỡ được khâu vận chuyển nguyên nhiên liệu vào sản xuất.
Để phục vụ việc bán hàng thuận lợi công ty có một đội xe gồm 21 chiếc trong đó có 19 xe tải cỡ lớn để chuyên chở và 2 xe con sử dụng cho ban giám đốc đi quan hệ công tác thuận lợi.
Với tình hình trang thiết bị của công ty như trên mà trong bối cảnh nước ta hiện nay, công ty có thể cung cấp ra thị trường một lượng thức ăn khoảng 60 nghìn tấn/năm. Tuy mới được thành lập nhưng công ty không ngừng mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, nhà xưởng với mục đích nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm nhằm giữ uy tín sản phẩm với khách hàng.
1.6. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty
Do thực hiện kinh doanh thương mại trên một địa bàn rộng nên quy mô của Công ty nông sản Bắc Ninh tương đối lớn, gắn liền với nó là bộ máy quản lý được thành lập tương đối phù hợp để thực hiện đầy đủ các chức năng và nhu cầu quản lý. Đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của người lao động. Dưới đây là sơ đồ hệ thống của Công ty nông sản Bắc Ninh.
Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng là chủ tài khoản, là người đại diện cho Công ty trước pháp luật, trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động của Công ty, về tài sản và vốn được giao.
Trợ giúp cho giám đốc là phó giám đốc, các trưởng phòng và các quản đốc phân xưởng. Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận, từng phân xưởng thuộc lĩnh vực được giám đốc giao phó, thực hiện các nhiệm vụ được phó giám đốc uỷ quyền, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty nông sản bắc ninh
Kế toán trưởng có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của phòng tài vụ, phòng tài vụ chỉ đạo mọi công việc của phòng kế toán, phản ánh toàn bộ quá trình lưu chuyển vốn và tài sản. Hạch toán lỗ và lãi trong từng tháng, từng quý, năm và thực hiện trả lương cho công nhân. Bên cạnh đó phòng tổ chức hành chính đảm nhận công việc duy trì lao động đào tạo, sắp xếp và bố trí các cán bộ có năng lực vào đúng vị trí sở trường của họ.
Sau khi giám đốc ký kết hợp đồng, phòng xuất nhập khẩu cử người xuống Hải Phòng để làm các thủ tục hải quan cho việc nhập nguyên liệu và vận chuyển về công ty bộ phận vật tư sẽ tiếp nhận nguyên liệu đầy đủ chính xác tại kho. Tiếp đến phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng nguyên liệu rồi từ đó đưa vào công thức từng loại thức ăn mà họ đưa nguyên liệu vào sản xuất.
Qua cách tổ chức sản xuất của công ty, ta nhận thấy tổ chức của công ty khá chặt chẽ, đồng bộ và khoa học.
II Tình hình sản xuất thức ăn gia súc tại Công ty nông sản Bắc Ninh
2.1 Về dây chuyền sản xuất
2.1.1 Quy trình công nghệ
Qua sơ đồ chúng ta thấy, nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến được phòng KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó qua sơ chế sấy khô và loại tạp chất. Đối với nguyên liệu hạt sau khi được sơ chế thì sẽ được nghiền thành bột rồi được cân bằng máy vi tính và đưa vào trộn. Mỗi loại sản phẩm khác nhau thì lại có công thức pha trộn khác nhau và được lập trình sẵn có trên máy vi tính và được điều khiển tự động. Các nguyên liệu bổ xung ( Promix ) có tỷ lệ rất nhỏ được cân từ ngoài và đổ trực tiếp vào máy trộn. Sau khi trộn đã được phối trộn theo đúng tỷ lệ thì sẽ qua cân điện tử và đóng bao sản phẩm dạng bột hoàn thành gọi là ( TAGS ). Nếu là sản phẩm dạng viên hỗn hợp bột sau khi đưa ra khỏi máy tiện sẽ được hoà thêm vào 1 lượng rỉ đường, dầu thực vật, các nguyên liệu cần thiết và hỗn hợp hơi nước. Nhờ máy quay trộn hỗn hợp bột trở thành bột nhuyễn ẩm sau đó hỗn hợp này tiếp tục được đưa vào máy ép viên tạo hạt. Khâu cuối cùng là làm nguội, cân đóng bao sản phẩm.
Cuối cùng các khâu để sản xuất ra sản phẩm đã hoàn tất, thành phẩm được đưa tới kho và phòng KCS lại tiếp tục làm nhiệm vụ kiểm tra thành phẩm xem có đạt chất lượng theo yêu cầu không thì mới được đem bán ra thị trường.
2.1.2 Phân loại sản phẩm
Do đặc thù phát triển ở vật nuôi và các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng cũng như yêu cầu về phòng bệnh lại có mức độ khác nhau. Sự khác biệt này cũng thể hiện đối với từng loại vật nuôi khác nhau.
Qua nghiên cứu các thành viên phòng kĩ thuật của Công ty đã đưa ra các công thức pha chế khác nhau nhằm tạo ra chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu của vật nuôi. Nếu như năm 1997 khi nhà máy I mới đưa vào chạy thử nên chỉ đưa ra được hơn 20 loại TAGS thì đến năm 2002 công ty đã đưa ra được hơn 40 loại TAGS khác nhau.
2.2 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty và khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường:
2.2.1 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty
Về lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty thì chúng ta phải nói tới vai trò đặc biệt quan trọng của các cán bộ phòng thị trường . Nhưng nhìn chung Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường. Sản phẩm thức ăn gia súc của công ty Nông Sản Bắc Ninh đã được người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh chấp nhận đồng thời đã có chỗ đứng trên thị trường ở hầu hết các tỉnh phía Bắc.
Dưới đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc của 3 thị trường: Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hà Nội. Do đặc điểm chăn nuôi của 3 thị trường là khác nhau nên tình hình tiêu thụ của 3 thị trường này là khác nhau.
Ở Hà Nội năm 2001 tiêu thụ 2506,60 tấn sản phẩm, năm 2002 tiêu thụ 1850,24 tấn sảm phẩm tăng 0,74 lần so với năm trước.
Ở Bắc Ninh năm 2001 tiêu thụ 3890,1 tấn sản phẩm, năm 2002 tiêu thụ 4532,48 tấn sản phẩm tăng 1,177 lần so với năm trước.
Ở Bắc Giang năm 2001 tiêu thụ 1298,44 tấn sản phẩm, năm 2002 tiêu thụ 2856,08 tấn bằng 2,20 lần so với năm trước.
Như vậy trong 2 năm qua thị truờng tiêu thụ thức ăn gia súc của Hà Nội dã giam 0,25 lần. Hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang vẫn bảo đảm tăng mạnh. Đặc biệt là Bắc Giang có số thức ăn tiêu thụ năm 2002 tăng 2,20 lần so với năm 2001. Nguyên nhân là do ngành chăn nuôi của Bắc Giang đang phát triển mạnh và sản phẩm của công ty đang dần có vị trí trên thị trường Bắc Giang.
2.2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thức ăn gia súc trên thị trường
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng ản phẩm thức ăn gia súc của công ty tương đối tốt so với các loại thức ăn khác trên thị trường. Để khẳng định vấn đề này ta có thể dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm. Một lần nữa ta có thể khẳng địn rằng chất lượng sản phẩm của công ty không thua kém bất kì một loại thức ăn gia súc nào khác có trên thị trường. Ta có thể so sánh chỉ tiêu trên chung nhất đó là năng lượng trao đổi, ở chỉ tiêu này sản phẩm của công ty tương đương với hãng Proconco và hơn hẳn hãng Hidro. Về tỉ lệ đạm trong sản phẩm thì của công ty lớn hơn sản phẩm ở công ty Con Cò và Hidro là 5%. Lượng tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng với cám 151 của công ty xấp xỉ vào khoảng 0,6kg thức ăn/ 1 kg tăng trọng đối với lợn, trong khi đó thức ăn của hãng Con Cò và Hidro là 0,7 – 0,8 kg thức ăn/1kg tăng trọng. Với chất lượng như vậy thì công ty có sản phẩm hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm cùng loại khác. Đặc biệt năm 2000 công ty được hội đồng quốc gia tặng phần thưởng “ huy chương bạc – giải thưởng chất lượng Việt Nam” sáu tháng đầu năm 2001 công ty đã triển khai chế độ cập nhật quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và đã được cơ quan hợp chuẩn QUANSOT và tổ chức của Anh BVQI kiểm tra đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 9001 – 2000.
Chính vì luôn đảm bảo chất lượng tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi nên sản phẩm thức ăn gia súc của công ty nông sản Bắc Ninh đang được người chăn nuôi hầu hết các tỉnh phía Bắc.
Giá cả sản phẩm
Giá cả có tầm quan trọng trong việc cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Như tiến hành điều tra vào thời điểm quý 1/2003 chúng tôi tiến hành so sánh giá bán thức ăn gia súc của công ty nông sản với một số loại thức ăn gia súc nổi tiếng khác và đang bán khá chạy trên thị trường.
Bảng 3: So sánh giá bán thức ăn gia súc của Công ty với các Công ty khác
Đơn vị : Đồng/kg
Loại TAGS
DaBaCo
AF
ViNa
Hidro
Thức ăn cho lợn
6500
6600
7200
6400
Thức ăn cho gà
5480
5600
5440
5300
Thức ăn cho vịt
5750
5200
5800
5500
Thức ăn cho chim cút
4000
4750
4316
3974
Qua bảng trên chúng ta thấy giá bán một số loại sản phẩm còn thấp hơn nhiều so với những sản phẩm cùng loại của các hãng lớn như AF, ViNa, hidro. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay để làm được điều này Công ty đã cố gắng hết sức khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi của mình. Điêù này đã giúp cho công ty có khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường.
Bao bì, nhãn mác
Ngày nay nhu cầu của khách hàng đối với loại sản phẩm không còn đơn giản là đảm bảo về chất lượng mà còn cần mẫu mã đẹp, tiện dụng mặc dù sản phẩm chỉ dùng trong chăn nuôi nhưng cũng được người mua hết sức chú ý. Nhận rõ được tầm quan trọng của bao gói, nhãn mác, qua nhiều lần nghiên cứu, cải tiến, công ty đã đưa ra được các loại bao gói mang đầy đủ đặc tính ưu việt của nó. Các kích cỡ bao thường được làm theo nhu cầu của khách hàng, thuận lợi cho người sử dụng và người bán, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãn sản xuất thức ăn gia súc vì vậy dễ nhầm lẫn với các đôí thủ cạnh tranh và nhái hàng. Sản phẩm của Công ty được sử dụng đóng vào hai loại bao đó là 5kg và 25kg, loại 5kg tiện lợi cho người sử dụng và bán lẻ, còn loại 25kg tiện lợi cho việc bảo quản và vận chuyển xa.
III. Thực trạng đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty trong những năm qua (2000 – 2002).
2.1. Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn gia súc
Nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị trong việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, những năm gần đây Công ty liên tục thực hiện các dự án hiện đại hoá công nghệ. Công ty biết rằng hiện nay, tuy có nhiều hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi song nhu cầu của thị trường còn rất lớn, tổng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong cả nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 4 triệu tấn/năm trong khi thị trường cần khoảng 10 triệu tấn/năm. Với lượng thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng lớn như vậy, nếu chỉ dựa vào sản xuất của dây chuyền I công suất có hạn, thì nhà máy dù đã sản xuất vượt công suất thiết kế cũng không đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường ngày càng tăng. Thực tế sản xuất của nhà máy đã chứng minh: Nguồn nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn gia súc trong nước rất dồi dào, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, kể cả khi dây chuyền II đi vào hoạt động. Mặt khác, nhu cầu thức ăn gia súc trên thị trường ngày càng có khả năng tiêu thụ hết sản phẩm của nhà máy. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và kinh doanh đã có kinh nghiệm, phù hợp với cơ chế mới. Vấn đề Công ty đưa ra là phải tìm một dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ mới có thể cạnh tranh được với các loại thức ăn đang lưu hành trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, năm 2000 Công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền II công suất 60.000 tấn/năm, với tổng số vốn đầu tư là 96.106 triệu đồng, bên cạnh dây chuyền I công suất 24.000tấn/năm. Việc đầu tư vào dây chuyền II này đã giúp Công ty đáp ứng nhu cầu về thức ăn gia súc trên thị trường với chất lượng sản phẩm cao, công nghệ hiện đại chỉ dựa trên một qui trình công nghệ. Qui trình công nghệ của Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
Qua sơ đồ ta thấy : nguyên liệu cần đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn của từng loại thức ăn. Trước khi đưa vào sản xuất nguyên liệu được kiểm tra độ ẩm, độ sạch. Nguyên liệu không đảm bảo đủ độ khô được đưa vào máy sấy, khử trùng à chứa trên các silô, nguyên liệu từ silô đưa vào máy làm sạch bằng sàn, nam châm từ, khí thổi sau nghiền thành bột.
Nguyên liệu được nghiền nhỏ, cân tự động từng loại đưa vào máy hỗn hợp chuẩn, thêm các nguyên liệu bổ xung như vitamin, chất khoáng, bước này dùng máy vi tính khống chế thành phần thức ăn theo đúng qui trình, sau khi phối trộn thành sản phẩm hỗn hợp, qua hệ thống cân tự động, đóng gói và đưa sản phẩm vào kho.
Với công nghệ tự động hoá như vậy đã giúp công ty đạt công suất 26tấn/giờ tương đương với 60.000tấn/năm, điều này sẽ thúc đẩy phong trào chăn nuôi trong tỉnh, tăng thu nhập cho người nông dân. Khi tỉnh có một công nghệ hiện đại như vậy thì trong tỉnh sẽ xuất hiện nhiều hộ, nhiều vùng chăn nuôi theo hướng công nghiệp và có sản phẩm hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất xã hội. Mac đã từng nói : Trình độ sản xuất của một nền kinh tế không phải chỗ xã hội đó sản xuất ra cái gì mà là xã hội đó dùng cái gì để sản xuất. Cùng với việc đề cao vai trò của lực lượng sản xuất, LêNin khẳng định : Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Trong thực tế, đầu tư nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ nhân tố con người luôn luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổ chức. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp. Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp
Trên cơ sở đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ chuyên môn , kỹ năng của người lao động, tạo ra các động lực khuyến khích người lao động phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc . Đầu tư cho nguồn nhân lực là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là lợi nhuận
Như chúng ta đã biết, hệ thốg máy móc của công ty là hiện đại vì vậy đòi hỏi người lao động phải có tay nghề tương xứng và vì công ty xử lý bằng máy vi tính nên phòng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Đối với các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên viên nghiệp vụ, công ty gửi đi học các lớp học đại học tại chức về quản lý doanh nghiệp, lý luận chính trị. Ngoài ra, còn có các khoá học ngắn hạn nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ quản lý mới, các lớp hành chính, cử cán bộ tham dự các hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước...giúp họ nâng cao thêm kiến thức, bổ xung trình độ, vững vàng trong công tác quản lý kinh tế và mở rộng thị trường.
Trong 3 năm từ năm 2001 đến 2003, Công ty đã tổ chức cho trên 50 lượt cán bộ công nhân viên đi tham quan, học tập tại nước ngoài như Hoa Kỳ, Pháp, Đan Mạch, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc...100% các cán bộ quản lý phòng, ban xí nghiệp trực thuộc được học tập các lớp nghiệp vụ nâng cao trong công tác quẩn lý; 100% cán bộ công nhân viên Công ty được phổ biến hệ thống quản lý châts lượng ISO 9001-2000...Điều này chứng tỏ Công ty rất chú trọng tới công tác đào tạo, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng đem lại thành công của Công ty trên thương trường.
Việc đào tạo và giáo dục được dựa trên các mục tiêu “Đảm bẩo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên, đáp ứng được yêu cầu về sẩn xuất và kinh doanh của Công ty”. Bởi vì mọi quyết định của người cán bộ đều có ảnh hưởng đến từng khâu, từng chỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi người quản lý phải nắm được ba vấn đề: Sẩn xuất cấi gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Hơn nữa, Công ty khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cấn bộ học tập nâng cao trình độ. Thông qua chế độ đề bạt, nâng bậc lương đối với cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, tạo điều kiện về thời gian cho việc học tập và nghiên cứu.
Hiện nay, trong công ty có 156 người ( chiếm 62% ) cán bộ phòng ban có trình độ đại học, cao đẳng. Hiệu quả hoạt động của bộ phận gián tiếp ngày càng được cải thiện, khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý và phục vụ cao. Hơn nữa, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư thích đáng cho đào tạo cán bộ nghiên cứu và ứng dụng koa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.Và để vận hành được máy móc thiết bị hiện đại, bắt kịp với trình độ sản xuất tiên tiến thì nâng cao tay nghề của công nhân là một yếu tố khách quan.
2.3 Đầu tư vào phát triển thị trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1096.doc