LỜI MỞ ĐẦULí do chọn đề tài
Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thương mại quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến đến trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động nhập khẩu nhằm thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân thì chúng ta cần nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, trong khi trình độ khoa học kĩ thuật chưa cho phép tự sản xuất ra nhựng trang thiết bị y tế hiện đại để đáp ứng nhu cầu ấy. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ du lịch, ở nước ta đang trên đà phát triển với sự hình thành của hàng loạt những khu du lịch, nghỉ dưỡng và các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh nhập khẩu những thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trang thiết bị nhà bếp phục vụ cho các khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn là cần thiết. Nắm bắt được xu hướng này, vào năm 2006 công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long đã ra đời và tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu những trang thiết bị nêu trên. Qua bốn năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn tộn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục để thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh, từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Từ những lí do trên, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.”
Mục tiêu của đề tài
Đề tài gồm 2 mục tiêu lớn:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê tổng hợp.Phương pháp phân tích so sánh.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Tân Long.Thời gian: Giai đoạn 2007- 2009.
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.Chương 2. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 10
1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10
1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 10
1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 11
1.1.3. Quy trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu 11
1.1.3.1. Nghiên cứu, tiếp cận thị trường 11
1.1.3.2. Nghiên cứu lựa chọn đối tác 12
1.1.3.3. Giao dịch và đàm phán hợp đồng ngoại thương 12
1.1.3.4. Kí kết hợp đồng ngoại thương 13
1.1.3.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 13
1.2. Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15
1.2.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15
1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 16
1.2.3. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 16
1.2.3.1. Số lượng và giá trị 16
1.2.3.2. Phân tích doanh thu 17
1.2.3.2.1. Tổng doanh thu 17
1.2.3.2.2. Doanh thu nhập khẩu theo kết cấu 18
1.2.3.3. Phân tích chi phí kinh doanh 18
1.2.3.3.1. Tổng chi phí 18
1.2.3.3.2. Tỉ suất chi phí 19
1.2.3.3.3. Tiết kiệm chi phí 19
1.2.3.4. Phân tích lợi nhuận 20
1.2.3.4.1. Tổng lợi nhuận 20
1.2.3.4.2. Tỉ suất lợi nhuận 20
1.2.4. Phân loại các loại hình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 21
1.2.4.1. Căn cứ vào thời kỳ tiến hành phân tích 22
1.2.4.2. Căn cứ vào phạm vi phân tích 22
1.2.4.3. Căn cứ vào thời điểm hoạt động phân tích 22
1.2.4.4. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu 22
1.2.5. Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 23
1.2.5.1. Phương pháp so sánh 23
1.2.5.2. Phương pháp Phân tích nhân tố 24
1.2.5.3. Phương pháp hồi quy và tương quan 25
Chương 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG 26
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 27
2.1.2.1. Chức năng 27
2.1.2.2. Nhiệm vụ 27
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng của các phòng ban 28
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý 28
2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban 28
2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh 30
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nhập khẩu của công ty 30
2.1.5.1. Các nhân tố bên ngoài 30
2.1.5.1.1. Hệ thống luật và chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước 30
2.1.5.1.2. Các nhân tố kinh tế của Việt Nam 31
2.1.5.1.3. Thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng 32
2.1.5.1.4. Dân số và phân bố dân cư 33
2.1.5.1.5. Tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ 33
2.1.5.1.6. Nhà cung cấp 34
2.1.5.1.7. Đối thủ cạnh tranh 35
2.1.5.2. Các nhân tố bên trong 35
2.1.5.2.1.Nguồn nhân lực và năng lực quản trị 35
2.1.5.2.2. Khả năng tài chính của công ty 36
2.1.5.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp 36
2.1.5.2.4. Khả năng marketing và nghiên cứu thị trường 37
2.2. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long 37
2.2.1. Kết quả hoạt kinh doanh nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2007- 2009 37
2.2.1.1. Cơ cấu nhóm sản phẩm 37
2.2.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 39
2.2.1.2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp 39
2.2.1.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị y tế 41
2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 44
2.2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty 44
2.2.2.2. Phân tích doanh thu 45
2.2.2.3. Phân tích chi phí 46
2.2.2.3.1. Tổng chi phí 46
2.2.2.3.2. Tỉ suất chi phí 47
2.2.2.4. Phân tích lợi nhuận 48
2.2.2.4.1. Tổng lợi nhuận 48
2.2.2.4.2. Tỉ suất lợi nhuận 48
2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 49
2.2.3.1. Điểm mạnh 49
2.2.3.2. Điểm yếu 49
2.2.3.3. Cơ hội 50
2.2.3.4. Thách thức 50
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG 51
3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu 51
3.1.1. Mục tiêu 51
3.1.2. Phương hướng 51
3.2. Phân tích mô hình ma trận SWOT 52
3.2.1. Mô hình ma trận SWOT 52
3.2.2. Các chiến lược lựa chọn để thực hiện 54
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 55
3.3.1. Giải pháp tăng nguồn vốn lưu động 55
3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 55
3.3.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp 55
3.3.2. Giải pháp giảm chi phí biến đổi 56
3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 56
3.3.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp 56
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 57
3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 57
3.3.3.2. Nội dung thực hiện giải pháp 57
3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại 58
3.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 58
3.3.4.2. Nội dung thực hiện giải pháp 58
KIẾN NGHỊ 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 1 62
PHỤ LỤC 2 64
65 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kĩ thuật và công nghệ
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu, khoa học, kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò quan trọng. Quốc gia nào có trình độ, tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ chậm, kém sẽ bị tụt hậu so với các quốc gia khác.
Việt Nam là nước đang phát triển, mặc dù đến thời điểm này đã vượt qua ngưỡng của một quốc gia thu nhập thấp, nhưng về cơ bản vẫn là một nước có trình độ phát triển thấp, công nghệ lạc hậu. Vì vậy, để công nghiệp hóa đất nước chúng ta phải tiếp thu, làm chủ và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ của các nước phát triển, thu hẹp khoảng cách về công nghệ và kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhập khẩu thiết bị toàn bộ hoặc lệ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì rất khó có được một nền công nghiệp thực sự và phát triển bền vững. Vì thế, bên cạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nước, cần chọn lọc nhập khẩu loại công nghệ nào, thiết bị gì cần thiết để phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời có thể tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến.
Trang thiết bị y tế hiện đại là một trong những thiết bị nước ta cần nhập khẩu để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong nước, đặc biệt đối với việc chữa trị các bệnh không nhiễm trùng nguy hiểm (tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường...) có xu hướng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, nước ta hiện có gần 1000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về trang thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Thế nhưng, đến nay Việt Nam mới có vài chục cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế với hơn 250 loại sản phẩm được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành, đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu. Các sản phẩm sản xuất trong nước được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam còn quá ít. Phần lớn sản phẩm mới dừng lại ở mức đơn giản như các dụng cụ y tế cầm tay, thiết bị nội thất bệnh viện, các sản phẩm nhựa và cao su y tế. Hiện đại hơn một chút là một số thiết bị điện tử y tế, như dao mổ điện, máy phá sỏi ngoài cơ thể, siêu âm chẩn đoán, máy kiểm tra tim thai, thiết bị la-de Sản xuất trang thiết bị y tế thay hàng nhập khẩu
. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, trong các cơ sở y tế chuyên sâu đã có các máy, thiết bị tiên tiến được nhập khẩu như chụp cắt lớp nhiều đầu dò, chụp mạch máu, siêu âm tăng sáng truyền hình, thiết bị mổ nội soi, máy cộng hưởng từ, chạy thận nhân tạo, cô-ban xạ trị... Những trang thiết bị y tế hiện đại góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán, khám chữa bệnh. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo trước đây người bệnh phải điều trị ở nước ngoài, nay đã có thể điều trị trong nước. Đây chính là cơ hội để công ty Tân Long phát triển kinh doanh.
2.1.5.1.6. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt đông nhập khẩu của công ty. Việc lựa chọn những nhà cung cấp nổi tiếng, có uy tín sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, quan hệ tốt với các nhà cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc đám phán, kí kết các hợp đồng, thanh toán tiền hàng và có thể có được những sản phẩm nhập khẩu với mức giá tốt để có thể cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Công ty Tân Long nhập khẩu hàng của những nhà cung cấp: Blentec, Fetco, Da Vinci, Garland, Star, Bunn, Newport, Volk, Seca, Quantel…Đây là những nhà cung cấp uy tín và nổi tiếng từ các thị trường Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Singapore,…
2.1.5.1.7. Đối thủ cạnh tranh
Cùng hoạt động song song với mỗi công ty luôn luôn có những đối thủ cạnh tranh, vì vậy muốn tồn tại được trên thị trường hiện nay thì các công ty cần phải hết sức nỗ lực, phải đưa ra những chiến lược, kế sách hoàn hảo để có thể giúp doanh nghiệp có thể đứng vững được.
Công ty Tân Long cũng đã có được chỗ đứng trong lĩnh vực Nhà hàng – khách sạn và các bệnh viện lớn song cũng luôn chịu áp lưc mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp và thiết bị y tế như: Công ty Cổ Phần thế giới bếp, Công ty Cổ Phần xây dựng và dịch vụ bếp xinh, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và xuất nhập Quang Trung, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Tiến Gia, công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Bảo Anh, Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Việt– Hàn, công ty TNHH Tân Liên,…Bên cạnh những đối thủ hiện tại, công ty sẽ còn gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai.
2.1.5.2. Các nhân tố bên trong
Nếu các nhân tố bên ngoài đem đến những cơ hội, thách thức thì các nhân tố bên trong sẽ thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
2.1.5.2.1.Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Nguồn nhân lực thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực này trực tiếp tham gia vào các bộ phận của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nguồn nhân lực của cần có vốn ngoại ngữ tốt, kĩ thuật về nghiệp vụ ngoại thương chuẩn. Nhà quản trị cần có trình độ tổ chức quản lí tốt, khả năng phân tích kinh tế quốc tế cao và phải có tầm nhìn chiến lược…
Hiện nay, công ty Tân Long có đội ngũ nhân viên khá hùng hậu và được tuyển đầu vào kĩ. Đáng chú ý nhất là hai bộ phận trực tiếp liên quan tới hoạt động nhập khẩu và marketing của công ty. Phòng xuất nhập khẩu của công ty gồm 5 nhân viên, mỗi nhân viên chịu trách nhiệm một mảng chuyên môn riêng. Đặc biêt, phòng có một nhân viên nước ngoài để phụ trách về những hợp đồng ngoại thương và hỗ trợ việc đàm phán với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, đội ngũ marketing chuyên nghiệp gồm 13 nhân viên, chính đội ngũ này đã giúp quảng bá công ty, tiếp thị sản phẩm và giúp công ty có được những khách hàng lớn trong suốt tám năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp các thiết bị y tế, nhà bếp công ty cần phải có đội ngũ kĩ sư, kĩ thuật viên tay nghề cao để tiến hành việc thiết kế, lắp đặt các trang thiết bị này cho khách hàng. Hiện nay, công ty Tân Long đã có phòng thiết kế với 5 nhân viên và phòng kĩ thuật với 9 nhân viên. Với số lượng nhân viên như vậy, công ty sẽ gặp một số khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt cho khách hàng là những bệnh viện, nhà hàng, khách sạn và resort trên toàn quốc.
2.1.5.2.2. Khả năng tài chính của công ty
Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Các doanh nghiệp này cần có một lượng vốn lớn để tham gia giao dịch, mua bán quốc tế. Khả năng tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, đồng thời khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh sẽ có được niềm tin từ phía đối tác, từ đó có cơ hội kí kết được nhiều hợp đồng nhập khẩu.
Hiện tại Công ty Tân Long có sự hậu thuẫn mạnh mẽ về tài chính của công ty mẹ tại Singapore. Chính điều này đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm nhà cung cấp, thực hiện việc thanh toán trong các thương vụ và việc thuê các phương tiện vận tải phục vụ cho việc nhập khẩu hàng.
2.1.5.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp
Cùng với khả năng tài chính và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phản ánh năng lực sản xuất và thể hiện quy mô của doanh nghiệp.
Hiện tại công ty Tân Long có hai văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và Hà Nội, hai chi nhánh này chủ yếu chỉ tiến hành một số hoạt động giao dịch giấy tờ với khách hàng. Tại đây chưa có cơ sở vật chất (như kho bãi..) để lưu kho hàng hóa. Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa công ty đều nhập khẩu về các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, mà công ty chưa có đội xe chuyên nghiệp nên việc vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh xa công ty phải thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, chi phí thuê dịch vụ ngoài khá cao.Công ty thường sử dụng dịch vụ của công ty TNHH A.hartrodt Logistics Việt Nam tại 41A Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Q.1.
2.1.5.2.4. Khả năng marketing và nghiên cứu thị trường
Với đội ngũ marketing nêu trên và sự hậu thuẫn tài chính của công ty mẹ tại Singapore, công ty Tân Long có thế mạnh trong việc nghiên cứu thị trường tại các nước cung cấp hàng hóa cũng như thị trường Việt Nam. Những yếu tố này đã giúp công ty có được những đối tác tin cậy, cung cấp những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Đồng thời, đã có được những khách hàng là những bệnh viện lớn, những nhà hàng, khách sạn và những khu resort nổi tiếng tại Việt Nam. Từ đó, công ty đã cạnh tranh tốt với các đối thủ và giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí của mình.
Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có website chính thức nên việc quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm của công ty qua internet chưa hiệu quả.
2.2. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long
2.2.1. Kết quả hoạt kinh doanh nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2007- 2009
2.2.1.1. Cơ cấu nhóm sản phẩm
(Đvt: Kim ngạch:1000 USD, tỷ trọng: %)
Sản phẩm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Thiết bị nhà bếp
1,007.25
58.99
1,559.13
62.67
1,320.14
44.57
Thiết bị y tế
700.37
41.01
928.74
37.33
1,641.63
55.43
Tổng cộng
1,707.62
100
2,487.87
100
2,961.77
100
(Nguồn: Công ty Tân Long, báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu)
Bảng 1 : Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm giai đoạn 2007 - 2009
Tổng hợp từ bảng trên ta có: Trong giai đoạn 2007 – 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt 7,157,260USD. Trong đó nhóm thiết bị nhà bếp đạt 3,886,520 USD, chiếm 54.3% tổng kim ngạch nhập khẩu và nhóm thiết bị y tế đạt 3,270,740 USD, chiếm 43.7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong giai đoạn 2007- 2008, kim ngạch và tỷ trọng của lĩnh vực thiết bị nhà bếp cao hơn lĩnh vực thiết bị y tế. Nhưng đến năm 2009 đã có sự hoán đổi giữa hai lĩnh vực này. Nhìn chung, thiết bị y tế có kim ngạch nhập khẩu tăng đều hơn.
Bằng phương pháp so sánh số tuyệt đối, chúng ta có chênh lệch về giá trị và mức tăng trưởng của nhóm thiết bị nhà bếp và nhóm thiết bị y tế như sau:
(Đvt: Chênh lệch về giá trị:1000 USD, mức tăng trưởng : %)
Sản phẩm
So sánh năm 2008
với năm 2007
So sánh năm 2009
với năm 2008
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Thiết bị nhà bếp
551.88
54.79
- 238.99
-15.33
Thiết bị y tế
228.37
32.6
712.89
76.76
Tổng cộng
780.25
45.7
473.9
19.04
Bảng 2. So sánh về giá trị và mức tăng trưởng tăng trưởng
của các nhóm sản phẩm
Từ những số liệu bảng 2 và kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có:
So với năm 2007, trong năm 2008 kim ngạch của hai nhóm sản phẩm đều tăng với tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 780,250 USD, tức tăng 45.7%. Trong đó, nhóm thiết bị nhà bếp tăng mạnh hơn với trị giá 551,880 USD, tức tăng 54.79%, đồng thời làm tổng kim ngạch tăng 32.32 %. Và nhóm thiết bị y tế tăng 228,370 USD, tức tăng 32.6%, đồng thời làm tổng kim ngạch tăng 13.37%.
So với năm 2008, trong năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu của các nhóm sản phẩm tăng 482.900 USD, tức tăng 19.04%. Trong đó, kim ngạch nhóm thiết bị nhà bếp giảm 238,990 USD, giảm 15.33%, đồng thời làm tổng kim ngạch giảm 9.61%. Trong khi đó, kim ngạch nhóm thiết bị y tế tăng mạnh mẽ với 712,890 USD, tức tăng 76.76%, đồng thời làm tổng kim ngạch tăng 28.65%.
2.2.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
2.2.1.2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp
(Đvt: Kim ngạch:1000 USD, tỷ trọng: %)
Thị trường nhập khẩu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Singapore
Mỹ
Italy
Đức
Khác
313.28
217.50
161.37
101.53
214.02
31.10
21.55
16.02
10.08
21.25
335.07
326.18
390.22
181.19
326.47
21.49
20.92
25.03
11.62
20.94
236.45
434.06
320.43
140.62
188.58
17.91
32.88
24.28
10.65
14.28
Tổng
1,007.25
100
1,559.13
100
1,320.14
100
(Nguồn: Công ty Tân Long, báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu)
Bảng 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp
Qua số liệu thống kê tại bảng 3, ta thấy kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là từ các nước Singapore, Mỹ, Italy và Đức. Tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường này cao hơn so với các nước khác là do công ty có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác. Mặt khác, công ty mẹ là Charles Wembley ở Singapore cho nên rất thuận lợi cho việc tham khảo và lựa chọn những nhà cung cấp uy tín.
Bằng phương pháp so sánh, chúng ta có được chênh lệch về giá trị và tốc độ tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu nhóm thiết bị nhà bếp như sau:
(Đvt: Chênh lệch về giá trị:1000 USD, mức tăng trưởng : %)
Thị trường nhập khẩu
So sánh năm 2008
với năm 2007
So sánh năm 2009
với năm 2008
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Singapore
Mỹ
Italy
Đức
Khác
21.79
108.68
228.85
79.66
112.45
6.96
49.97
141.82
78.46
52.54
-98.62
107.88
-69.79
-40.57
-137.89
-29.43
33.07
-17.88
-22.39
-42.24
Tổng
551.88
54.79
-238.99
-15.33
Bảng 4. So sánh về giá trị và mức tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp.
Từ những số liệu bảng 4 và kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có:
So với năm 2007, trong năm 2008 kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị nhà bếp nhập khẩu từ các thị trường đều tăng, trong đó thị trường Italy tăng mạnh nhất. So với năm 2008, trong năm 2009 chỉ duy nhất kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị nhà bếp nhập khẩu từ Mỹ tăng, các thị trường còn lại đều giảm.
Thị trường Singapore: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 21,790 USD, tức tăng 6.96%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 2.17% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 98,620 USD, tức giảm 29.43%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 6.33% so với năm 2008.
Thị trường Mỹ: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 108,680 USD, tức tăng 49.97%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 10.8% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 107,880 USD, tức tăng 33.07%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 6.92% so với năm 2008.
Thị trường Italy: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 228,850 USD, tức tăng 141.82%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 22.73% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 69,790 USD, tức giảm 17.88%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 4.48% so với năm 2008.
Thị trường Đức: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 79,660 USD, tức tăng 78.46%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 7.92% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 40,570 USD, tức giảm 22.39%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 2.6% so với năm 2008.
Thị trường khác: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 112,450 USD, tức tăng 52.54%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 11.17% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 137,890 USD, tức giảm 42.28%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 8.84% so với năm 2008.
2.2.1.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị y tế
(Đvt: Kim ngạch:1000 USD, tỷ trọng: %)
Thị trường nhập khẩu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Mỹ
Nhật
Đức
Pháp
Khác
215.37
195.23
100.51
99.32
89.94
30.75
27.87
14.36
14.18
12.84
325.76
246.01
120.13
131.28
105.56
35.07
26.50
12.93
14.14
11.36
575.20
422.16
225.73
207.63
210.91
35.04
25.72
13.75
12.65
12.84
Tổng
700.37
100
928.74
100
1,641.63
100
(Nguồn: Công ty Tân Long, báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu)
Bảng 5. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị y tế
Qua số liệu thống kê tại bảng 5, ta thấy rằng trong lĩnh vực thiết bị y tế, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường trong giai đoạn 2007– 2009 đều tăng trưởng. Trong đó, bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Đức và Pháp. Đây là những quốc gia có nền y học rất phát triển, rất coi trọng sự an toàn, chính xác trong việc chữa trị, chăm sóc sức khỏe của con người, vì vậy, các sản phẩm từ những quốc gia này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy an tâm hơn.
Bằng phương pháp so sánh, chúng ta có được chênh lệch về giá trị và tốc độ tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu nhóm thiết bị y tế như sau:
(Đvt: Chênh lệch về giá trị:1000 USD, mức tăng trưởng : %)
Thị trường nhập khẩu
So sánh năm 2008
với năm 2007
So sánh năm 2009
với năm 2008
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Mỹ
Nhật
Đức
Pháp
Khác
110.39
50.78
19.62
31.96
15.62
51.26
26.01
19.52
32.19
17.37
249.44
176.15
105.6
75.91
105.35
76.57
71.6
87.9
57.82
99.8
Tổng
228.37
32.6
712.89
76.76
Bảng 6. So sánh về giá trị và mức tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu
thiết bị y tế
Từ số liệu trong bảng 6 và kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có:
So với năm 2007, trong năm 2008 kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị y tế nhập khẩu từ các thị trường đều tăng, trong đó thị trường Mỹ tăng mạnh nhất. So với năm 2008, trong năm 2009 kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị y tế nhập khẩu từ các thị trường tiếp tục tăng khá với mức tăng trưởng trên 50%.
Thị trường Mỹ: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 110,390 USD, tức tăng 51.26%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 15.76% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 249,440 USD, tức tăng 76.57%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 23.86% so với năm 2008.
Thị trường Nhật: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 50,780 USD, tức tăng 26.01%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 7.25% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 176,150 USD, tức tăng 71.6%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 18.98% so với năm 2008.
Thị trường Đức: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 19,620 USD, tức tăng 19.52%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 2.8% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 105,600 USD, tức tăng 87.9%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 11.4% so với năm 2008.
Thị trường Pháp: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 31,960 USD, tức tăng 32.19%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 4.56% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 75,910 USD, tức tăng 57.82%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 8.18% so với năm 2008.
Thị trường khác: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 15,620 USD, tức tăng 17.37%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 2.23% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 105,350 USD, tức tăng 99.8%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 11.34% so với năm 2008.
2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
2.2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu (Đvt:1000Đ)
46,072,821
65,887,327
67,320,569
Chi phí
(Đvt:1000Đ)
44,480,599
62,574,679
65,536,415
Lợi nhuận trước thuế
(Đvt:1000Đ)
1,592,222
3,312,648
1,784,154
Lợi nhuận sau thuế (Đvt:1000Đ)
1,146,400
2,385,107
1,284,591
Tỉ suất chi phí
(trên doanh thu)
(Đvt:%)
96.54
94.97
97.35
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
(Đvt:%)
3.46
5.03
2.65
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên
chi phí
(Đvt:%)
3.58
5.29
2.72
(Nguồn: Công ty Tân Long, Phòng kế toán tài chính)
Bảng 7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tân Long
giai đoạn 2007 -2009
Nhận định chung: Doanh thu của công ty tăng lên đáng kể được thể hiện rõ qua từng năm, tăng cao nhất là năm 2008. Bên cạnh đó, lợi nhuận của công ty năm 2008 cũng là cao nhất, nhưng trong năm 2009 công ty đã không duy trì đựơc mức lợi nhuận cao như năm 2008.
Từ những số liệu trong bảng 7 và kết hợp với phương pháp so sánh, ta có chênh lệch về giá trị và mức tăng trưởng tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty Tân Long giai đoạn 2007- 2009 như sau:
(Đvt: Chênh lệch về giá trị:1000 VNĐ, mức tăng trưởng : %)
Chỉ tiêu
So sánh năm 2008
với năm 2007
So sánh năm 2009
với năm 2008
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Chênh lệch về giá trị
Mức tăng trưởng
Doanh thu
19,814,506
43
1,433,242
2.18
Chi phí
18,094,080
40.68
2,961,736
4.73
Lợi nhuận trước thuế
1,720,426
108.1
-1,528,494
- 46.14
Lợi nhuận sau thuế
1,238,707
108.1
-1,100,516
- 46.14
Bảng 8. So sánh về giá trị và mức tăng trưởng tăng trưởng
doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty Tân Long giai đoạn 2007- 2009.
2.2.2.2. Phân tích doanh thu
Dựa trên những số liệu về doanh thu trong bảng 7 và 8 nêu trên, ta nhận thấy: Tổng doanh thu của công ty qua các năm tăng, nhưng tăng không đều. Cụ thể:
Năm 2008, tổng doanh thu tăng mạnh so với năm 2007, đạt 19,814,506 ngàn đồng, tức tăng 43%. Nguyên nhân làm tổng doanh thu tăng mạnh như trên là công ty Tân Long trúng thầu hai dự án Vinpearl Land – Nha Trang và Saigon – Phuquoc Resort, Phú Quốc, Kiên Giang về thiết kế và cung cấp trang thiết bị bếp. Bên cạnh số lượng tăng nhanh thì giá cả cũng là yếu tố đã góp phần làm tăng doanh thu. Giá nhập khẩu của nhiều thiết bị nhà bếp và y tế tăng nên công ty cũng bán cho các khách hàng trong nước với mức giá cao hơn năm 2007. Đồng thời, tỉ giá giữa Đồng Việt Nam và Đôla Mỹ tăng nên làm giá bán của công ty tăng: năm 2007 tỉ giá chỉ dao động quanh ngưỡng 16,100 VND/ 1USD; năm 2008, tỉ giá tăng khá cao, có thời điểm tỉ giá liên ngân hàng lên tới 16,987 VND/ 1USD.
Năm 2009, tổng doanh thu không tăng mạnh như năm 2008, đạt 1,433,242 ngàn đồng, tức tăng 2.18% so với năm 2008. Công ty không duy trì được mức tăng trưởng cao như năm 2008. Nguyên nhân là công ty vẫn duy trì được những lượng khách hàng ổn định, đều đặn nhưng không có những thương vụ mang tính đột biến. Nguyên nhân làm tăng doanh thu chủ yếu trong năm 2009 là sự tăng giá của các sản phẩm công ty cung cấp. Sản phẩm tăng giá cũng do các nguyên nhân giá nhập khẩu sản phẩm tăng và tỉ giá ngoại tệ tăng cao. Tỉ giá năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008, dao động trong khoảng 17,872- 19,000 VND/ 1USD.
2.2.2.3. Phân tích chi phí
2.2.2.3.1. Tổng chi phí
Dựa trên những số liệu về chi phí trong bảng 7 và 8 nêu trên, ta nhận thấy: Tổng chi phí của công ty qua các năm tăng, nhưng tăng không đều. Cụ thể:
Năm 2008, tổng chi phí tăng mạnh so với năm 2007 với 18,094,080 ngàn đồng, tức tăng 40.68%. Nguyên nhân chi phí tăng cao là do công ty nhập khẩu hàng để phục vụ cho hai đơn hàng lớn trong năm. Mà giá nhập khẩu của các sản phẩm tăng nên sẽ làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, song song với giá vốn hàng hóa là các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa. Đáng kể nhất là là chi phí vận chuyển hàng hóa vì công ty Tân Long chủ yếu nhập khẩu bằng đường hàng không và khi vận chuyển hàng đi các tỉnh xa ngoài thành phố Hồ Chí Minh thì doanh nghiệp phải thuê dịch vụ ngoài từ các công ty dịch vụ. Bên cạnh đó, như đã nêu trên, trong năm 2008 tỉ giá hối đoái tăng khá cao (có thời điểm đạt 17,200 VND/ USD trên thị trường tự do) nên các chi phí để chuẩn bị ngoại tệ và thanh toán tiền hàng nhập khẩu tăng.
Năm 2009, tổng chi phí tăng so với năm 2008 với 2,961,736 ngàn đồng, tức tăng 4.73%. Nguyên nhân chi phí tăng chủ yếu do giá vốn nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng khá cao, tiêu biểu như máy gây mê kèm giúp thở giá nhập khẩu năm 2007 là 25,700USD/1 máy; năm 2008 là 27,020 USD/1 máy, tức tăng 1,320 USD/1 máy; giá năm 30,200 USD/1 máy, tức tăng hơn 3,180USD/1 máy (Xem thêm tại phụ lục 2- Giá nhập khẩu các sản phẩm của công ty Thương mại và Dịch vụ Kĩ thuật Tân Long giai đoạn 2007- 2009). Bên cạnh đó, tỉ giá ngoại tệ cũng biến động như đã nêu ở phần trên (có thời điểm tỉ giá vượt mức 19,000 VND/1 USD) nên các chi phí để chuẩn bị ngoại tệ và thanh toán tiền hàng nhập khẩu tiếp tục tăng. Đồng thời, giá cả nhiên liệu tăng mạnh nên chi phí vận tải tăng theo và góp phần làm tăng chi phí trong vận chuyện hàng hóa của công ty.
2.2.2.3.2. Tỉ suất chi phí
Dựa vào những số liệu tại bảng 7 nêu trên, ta thấy tỉ suất chi phí của công ty rất cao và biến động ít qua các năm, cụ thể như sau:
Năm 2007, tỉ suất chi phí là 96.54%, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.9654 đồng chi phí.
Năm 2008, tỉ suất chi phí là 94.97%, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.9497 đồng chi phí. Và so với năm 2007, tỉ suất chi phí có giảm nhưng không đáng kể. Tỉ suất chi phí giảm vì mức tăng trưởng của chi phí (40.68%) nhỏ hơn mức tăng trưởng của doanh thu (43%), nghĩa là tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng doanh thu.
Năm 2009, tỉ suất chi phí là 97.35%, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.9735 đồng chi phí. So với năm 2008, tỉ suất chi phí tăng. Nguyên nhân là trong năm 2009 mức tăng trưởng của chi phí (4.73%) cao hơn mức tăng trưởng của doanh thu (2.18%), nghĩa là tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tộc độ tăng của doanh thu.
Tỉ suất chi phí của công ty cao một phần vì tính chất hàng hóa mà công ty kinh doanh. Hàng hóa là trang thiết bị y tế và nhà bếp hiện đại nên khi nhập khẩu chịu sự quản lý khá chặt chẽ của Nhà nước, bên cạnh đó còn phải chịu sự cạnh tranh khá gay gắt từ các đối thủ.
2.2.2.4. Phân tích lợi nhuận
2.2.2.4.1. Tổng lợi nhuận
Từ số liệu trong bảng 7 và 8, kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có:
So với năm 2007, trong năm 2008 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng mạnh, đạt 1,720,426 ngàn đồng, tức tăng 108.1%. Trong đó ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận là doanh thu tăng 19,814,506 ngàn đồng, tức tăng 43%, đồng thời làm tăng 1244.5% lợi nhuận trước thuế. Và ảnh hưởng của chi phí tới lợi nhuận là chi phí tăng 18,094,080 ngàn đồng, tức tăng 40.68%, đồng thời làm giảm 1136.4% lợi nhuận trước thuế. Như vậy, trong năm 2008 tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của công ty tăng.
So với năm 2008, năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế giảm khá mạnh với 1,524,494 ngàn đồng, tức giảm 46.14%. Trong đó, ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận là doanh thu tăng 1,433,242 ngàn đồng, tức tăng 2.18%, đồng thời làm tăng 43.27% lợi nhuận trước thuế. Và ảnh hưởng của chi phí tới lợi nhuận là chi phí tăng 2,961,736 ngàn đồng, tức tăng 4.73%, đồng thời làm giảm 89.41% lợi nhuận trước thuế. Như vậy, trong năm 2009 tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận của công ty giảm.
2.2.2.4.2. Tỉ suất lợi nhuận
Với những số liệu từ bảng 7 và 8, ta có nhận xét về tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên chi phí của công ty không cao, cụ thể qua các năm như sau:
Năm 2007, Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3.46%, tức là có 0.0346 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng doanh thu. Và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí đạt 3.58%, tức là có 0.0358 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng chi phí.
Năm 2008, Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 5.03%, tức là có 0.0503 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng doanh thu. Và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí đạt 5.29%, tức là có 0.0529 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng chi phí. So với năm 2007, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí cao hơn. Điều này xảy ra vì so với năm 2007 thì trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận (với mức tăng trưởng 108.1%) cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu (với mức tăng trưởng 43%) và chi phí (với mức tăng trưởng 40.68%). Như vậy, ta có thể nói hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2008 cao hơn hiệu quả kinh doanh năm 2007.
Năm 2009, Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ đạt 2.65%, tức là có 0.0265 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng doanh thu. Và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí chỉ đạt 2.72%, tức là có 0.0272 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng chi phí. So với năm 2008, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí thấp hơn. Điều này xảy ra vì so với năm 2008 thì trong năm 2009 doanh thu và chi phí đều tăng, trong khi đó, lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng doanh thu (với mức tăng trưởng 2.18%) và chi phí (với mức tăng trưởng 4.73%) dương, trong khi tốc tăng trưởng của lợi nhuận lại âm (với mức tăng trưởng -46.14%. Như vậy, ta có thể nói hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2009 thấp hơn hiệu quả kinh doanh năm 2008 và thấp nhất trong giai đoạn 2007- 2009.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng và kết quả, hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long, ta có một số đánh giá chính sau đây:
2.2.3.1. Điểm mạnh
Đội ngũ marketing chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên Xuất nhập khẩu được chuyên môn hóa.
Có sự hỗ trợ tài chính của Công ty mẹ Charles Wembley Singapore.
Công ty cung cấp những sản phẩm chất lượng cao từ những nhà sản xuất có uy tín trên thế giới.
2.2.3.2. Điểm yếu
Thiếu đội ngũ kĩ thuật viên có trình độ cao.
Thiếu phương tiện và đội vận tải.
Chưa có website chính thức để giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh của công ty.
Hiệu quả kinh doanh chưa cao (tỉ suất lợi nhuận trên chi phí và doanh thu thấp, trong khi tỉ suất chi phí còn rất cao)
2.2.3.3. Cơ hội
Việt nam là thành viên của WTO nên hệ thống luật ngày càng rõ ràng, môi trường kinh doanh trong nước thông thoáng hơn và thuế nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm.
Tỷ trọng của ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ y tế, du lịch có xu hướng tăng qua các năm. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty Tân Long hoạt động vì những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp phục vụ cho các ngành dịch vụ Y tế và nhà hàng- khách sạn.
Thu nhập và mức sống người dân tăng. Người tiêu dùng có xu hướng đòi hỏi các dịch vụ ngày hoàn thiện hơn với những trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao.
Việt Nam có trên 86 triệu dân, đây là lượng khách hàng, khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ y tế, du lịch.
Trình độ nghiên cứu và phát triển công nghệ- kĩ thuật và khoa học ở Việt Nam chưa cao.
2.2.3.4. Thách thức
Tỷ giá hối đoái biến động phức tạp.
Cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn:Đối thủ cạnh tranh hiện tại khá nhiều, trong tương lai công ty phải cạnh tranh với những đối thủ tiềm ẩn.
Nhà nước có chính sách khuyến khích dùng hàng hóa được sản xuất trong nước.
Dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
KĨ THUẬT TÂN LONG
3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu
3.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kĩ Thuật Tân Long là thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể được thể hiện trên mọi mặt từ chính sách sản phẩm đến chính sách giá, chất lượng, hệ thống phân phối, quảng cáo, xúc tiến thương mại…công ty luôn xem trọng yếu tố con người với công tác tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển cán bộ cho có hiệu quả, đúng người đúng việc hướng đến sự phát triển bền vững. Công ty đã xây dựng cho mình kế hoạch phát triển trong những năm tới, với những chỉ tiêu về tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới.
Để đạt được những mục tiêu đó, ngay từ bây giờ công ty cần nỗ lực, hoạch định, xây dựng cho mình những kế hoạch phát triển sản xuất, cạnh tranh mang tính chiến lược.
3.1.2. Phương hướng
Cung cấp các thiết bị y tế kỹ thuật cao cho các bệnh viện lớn tại các thành phố lớn và mở rộng sang các tỉnh lân cận.
Làm cho các chủ đầu tư, khách hàng và các nhà quản lý cao cấp của các tập đoàn nhà hàng – khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam biết đến các sản phẩm và dịch vụ của Tân Long, một nhà cung cấp thiết bị cho ngành nhà hàng – khách sạn hàng đầu tại Việt Nam cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, chủ yếu về lĩnh vực nhà bếp như: máy xay cà phê Cappucino, Espresso, máy xay sinh tố, lò vi ba, lò nướng đa năng, máy làm kem Italy, máy làm đá…những sản phẩm của công ty hầu như được nhập từ nước ngoài về sau đó lắp ráp và chuyển đến tay người tiêu dùng, đó là những nhãn hiệu nổi tiếng như Scotman, Brass, Bunn…Công ty là nhà phân phối cũng là nhà sản xuất và trực tiếp đưa đến tay người tiêu dùng chứ không qua bất kỳ một đại lý hay cửa hàng nào.
Đối với một sản phẩm trước khi tung ra thị trường đều phải được qua kiểm tra kỹ càng, chạy thử sau đó mới đem đến tay người tiêu dùng nhằm mục đích loại trừ được những khiếm khuyết ngay từ đầu.
Công ty Tân Long mong muốn trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị phục vụ nhà hàng – khách sạn thì trong những năm tới cần phải mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh là nhà cung cấp tốt nhất, sản phẩm phong phú nhất và tư vấn chuyên nghiệp nhất.
3.2. Phân tích mô hình ma trận SWOT
3.2.1. Mô hình ma trận SWOT
Từ việc phân tích môi trường hoạt động và kết quả, hiệu quả kinh doanh trong chương 2, chúng ta đã xác định được những điểm mạnh, yếu, cũng như cơ hôi và thách thức của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long. Dựa vào đó, ta có mô hình phân tích ma trận SWOT nhằm xác định một số chiến lược hoạt động của công ty trong thời gian tới.
SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)
S1.Đội ngũ marketing chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên Xuất nhập khẩu được chuyên môn hóa
S2. Có sự hỗ trợ tài chính của Công ty mẹ Charles Wembley Singapore.
S3.Cung cấp những sản phẩm chất lượng cao từ những nhà sản xuất có uy tín trên thế giới.
ĐIỂM YẾU (W)
W1.Thiếu đội ngũ kĩ thuật viên có trình độ cao.
W2.Chưa có website chính thức để giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh của công ty
W3.Hiệu quả kinh doanh chưa cao
W4.Thiếu phương tiện và đội ngũ vận tải.
CƠ HỘI (O)
O1.Thuế nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm.
O2.Môi trường kinh doanh được cải thiện.
O3.Nhu cầu về dịch vụ y tế, du lịch có xu hướng tăng qua các năm.
O4.Thu nhập và mức sống người dân tăng.
O5.Việt Nam có trên 86 triệu dân, đây là lượng khách hàng, khách hàng tiềm năng.
O6.Trình độ nghiên cứu, phát triển công nghệ- kĩ thuật và khoa học ở Việt Nam chưa cao
KẾT HỢP SO
° S1,2,3 + O1,2, 3,4,5
à Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường.
° S2,3+ O1,2,6
Chiến lược cạnh tranh.
° S2,3 + O6
à Chiến lược hội nhập ngược chiều.
° S2,3 + O3, 4, 5
à Chiến lược phát triển sản phẩm.
. KẾT HỢP WO
° W 3,4 + O1
à Chiến lược giảm chi phí.
° W 2 + O1, 2, 4, 5
à Chiến lược xúc tiến thương mại.
THÁCH THỨC (T)
T1.Tỷ giá hối đoái biến động phức tạp.
T2.Cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn;
T3.Nhà nước có chính sách khuyến khích dùng hàng hóa được sản xuất trong nước.
T4.Dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn
KẾT HỢP ST
° S1, 2, 3 + T4
à Chiến lược mở rộng thị trường
° S2 + T1, 2
à Chiến lược cạnh tranh.
° S3 + T2
à Chiến lược hội nhập chiều ngang.
° S2, 3 + T3
à Chiến lược hội nhập cùng chiều
KẾT HỢP WT
° W1,3 + T1,2,3
à Chiến lược thu hẹp hoạt động.
3.2.2. Các chiến lược lựa chọn để thực hiện
Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường
Mở rộng và phát triển thị trường tại thành phố lớn và một số tỉnh lân cận có tiềm năng phát triển về nhà hàng, khách sạn, khu resort, khu nghĩ dưỡng…Chiến lược này cũng phù hợp với chiến lược phát triển ngành du lịch của Nhà nước.
Chiến lược phát triển sản phẩm
Với những yêu cầu thay đổi liên tục và những đòi hỏi ngày càng cao hơn trong việc cung cấp các thiết bị nhà bếp hiện đại cho các khách hàng, chiến lược về sản phẩm cần được thể hiện sự thích ứng cao đối với nhu cầu này.
Về sản phẩm và chất liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết bị nhà bếp, thiết bị y tế.
Về xây dựng chủng loại (đa dạng hóa sản phẩm).
Bên cạnh việc phát triển thêm sản phẩm mới, Công ty nên tập trung vào các mặt hàng có chất lượng bằng cách liên kết với các nhà cung cấp có uy tín.
Chiến lược hội nhập
Công ty có thể sử dụng chiến lược hội nhập cùng chiều (hội nhập với nhà tiêu thụ) và ngược chiều (hội nhập với nhà cung cấp). Chiến lược hội nhập này sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa cũng như đầu ra cho các sản phẩm của công ty.
Chiến lược giảm chi phí
Với chiến lược giảm chi phí, công ty sẽ giảm được tỉ suất chi phí, tăng được tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, chi phí, tức là tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chiến lược xúc tiến thương mại
Với chiến lược này, công ty có thể giới thiệu được sản phẩm, quảng bá hình ảnh của công ty đến khách hàng, người tiêu dùng sâu và rộng hơn, từ đó thúc đẩy kinh doanh, mở rộng thị trường.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
3.3.1. Giải pháp tăng nguồn vốn lưu động
3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, chủ động, sẵn sàng ngoại tệ để thanh toán cho các lô hàng, thương vụ, đồng thời để đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh,…Nhu cầu về vốn nói chung và nguồn vốn lưu động của công ty là rất lớn.
Bên cạnh đó, hiện nay các tổ chức tài chính, tín dụng ở Việt Nam rất nhiều và phát triển mạnh nên công ty dễ dàng trong việc vay vốn từ các tổ chức này. Đồng thời, Nhà nước luôn có những chính sách để kiểm soát lãi vay của các tổ chức tài chính này, tạo điều kiện để doanh nghiệp của thể vay vốn để hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, công ty Tân Long cần có những giải pháp để có thể huy động đủ nguồn vốn, chủ động cho các hoạt động.
3.3.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp
Xây dựng các dự án ngắn hạn trong năm, kế hoạch phát triển dài hạn, mang tính khả thi trong vòng 3- 5 năm tiếp theo. Công ty cần chứng minh các kế hoạch mang lại hiệu quả cao thì mới có thể thuyết phục và nhận được sự tin tưởng từ các ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng, từ đó dễ dàng huy động được nguồn vốn vay.
Sử dụng hiệu quả vốn vay: Công ty nên sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực thật sự cần thiết như: đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Rút ngắn thời gian thu hồi công nợ: Hiện nay, một số khách hàng của công ty chiếm dụng vốn trong thanh toán tiền hàng trong thời gian dài, việc này đã ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty. Công ty cần quy định rõ trong hợp đồng với khách hàng về thời gian hoàn thành việc thanh toán tiền hàng trong khoảng thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Mặt khác, công ty cần dựa vào những mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác để đàm phán kéo dài thời hạn thanh toán các lô hàng nhập khẩu, từ đó tranh thủ và tăng vòng quay của nguồn vốn lưu động để tiến hành các hoạt động kinh doanh.
3.3.2. Giải pháp giảm chi phí biến đổi
3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Công ty Tân Long thường nhập khẩu hàng theo điều kiện EXW, đồng thời do tính chất của hàng hóa công ty Tân Long nhập khẩu là các thiết bị y tế và nhà bếp hiện đại nên sử dụng phương thức vận tải bằng đường hàng không để vận chuyển với mức cước phí cao, vì vậy chi phí vận tải chiếm một phần tương đối lớn, khoảng 20-25% trong giá trị của từng lô hàng.
Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa công ty đều nhập về các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó thuê ngoài dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ tới khách hàng ở các tỉnh khác. Đây cũng là nhân tố làm tăng chi phí biến đổi của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, công ty cần có các giải pháp để giảm chi phí biến đổi, từ đó giảm tổng chi phí để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh.
3.3.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp
Đàm phán với các nhà cung cấp để có thể nhập khẩu hàng hóa với các điều kiện FOB, CFR, CIF.
Đàm phán với khách hàng trong nước về thời gian giao hàng lâu hơn, hoặc đàm phán với các nhà cung cấp giao hàng nhanh chóng để doanh nghiệp có thể sử dụng thêm phương thức vận chuyển bằng đường biển với mức cước thấp hơn và chi phí vận tải chỉ chiếm từ 7- 15% giá trị lô hàng (tùy theo số lượng hàng hóa, chặng đường vận chuyển). Bên cạnh đó, công ty có thể đàm phán với công ty cung cấp dịch vụ vận tải để có được mức cước phí tốt hoặc hưởng chiết khấu. Như vậy, chi phí vận tải sẽ được giảm bớt, từ đó sẽ giảm được tổng chi phí kinh doanh.
Thay vì việc nhập tất cả hàng hóa về các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, đối với các lô hàng lớn cung cấp cho khách hàng ở các tỉnh miền Trung công ty nên sắp xếp nhập khẩu hàng hóa tại cảng lớn ở đây, như cảng Đà Nẵng. Đối với các lô hàng cung cấp cho khách hàng ở miền Bắc thì nhập về cảng Hải Phòng.
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Với quan điểm con người là nền tảng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững của công ty, nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty. Hiện nay, trình độ đội ngũ kĩ sư, kĩ thuật viên của công ty của công ty chưa cao và chưa đồng đều nên cần được đào tạo để nâng cao trình độ trong tư vấn, thiết kế và lắp đặt thiết bị cho khách hàng.
Bên cạnh đó, hiện nay các chi nhánh tại Đà Nẵng và Hà Nội chỉ có nhân viên để giao dịch thủ tục, giấy tờ với các khách hàng trong khu vực nên công ty cần đầu tư thêm nguồn nhân lực về lĩnh vực xuất nhập khẩu cho các chi nhánh để có thể tiến hành nhập khẩu hàng về các cảng thuộc các khu vực đó trong tương lai. Vì vậy, công ty Tân Long nên xây dựng và cũng cố nguồn nhân lực phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới, cung cấp những dịch vụ kèm theo sản phẩm chất lượng và phù hợp thị hiếu khách hàng.
3.3.3.2. Nội dung thực hiện giải pháp
Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên thiết kế, kĩ sư chuyên ngành, công nhân lành nghề,…bằng cách mời các giáo viên chuyên môn từ các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về tập huấn, đào tạo cho nhân viên công ty.
Gửi đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế đi đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước để nâng cao tay nghề, đồng thời tạo sự gắn bó, đồng bộ giữa bộ phận thiết kế và bộ phận kinh doanh, marketing để hiểu và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Nguồn kinh phí để thực hiện việc đào tạo có thể được trích ra từ vốn lưu động vay được từ các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, công ty tiếp tục thu hút nhân tài và có chế độ đãi ngộ hợp lí cho người lao động, tiền lương, thưởng phù hợp, căn cứ theo tình hình lạm phát để họ yên tâm làm việc, đảm bảo năng suất lao động.
3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại
3.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Mặc dù hiện nay công ty đã chỗ đứng khá ổn định tại thị trường phía Nam và miền Trung với lượng khách hàng khá ổn định, tuy nhiên công ty chưa phân phối nhiều tại thị trường miền Bắc. Bên cạnh đó, sự canh trong trong ngành khá gay gắt vì sự phát triển của ngành dịch vu y tế, du lịch. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong nên kinh tế như hiện nay thì việc quảng bá hình ảnh công ty, giới thiệu sản phẩm trên website của công ty là rất cần thiết.
Chính vì vậy công ty cần phải tiến hành liên tục các hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu và bán hàng hóa,cũng như quảng bá hình ảnh của công ty đến khách hàng hiện tại và tiềm năng.
3.3.4.2. Nội dung thực hiện giải pháp
Tích cực tham gia các kỳ hội chợ triển lãm. Đối với các sản phẩm công ty cung cấp có các hội chợ triển lãm lớn thường niên về lĩnh vực y tế và du lịch, nhà hàng, khách sạn như: Triển lãm Bệnh viện Quốc tế Việt Nam, triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam và hội chợ triển lãm Quốc tế ngành Khách sạn, nhà hàng, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ,…
Mở rộng quảng cáo, quảng bá về sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty trên các website, tạp chí, báo chuyên ngành về y tế, du lịch, nhà hàng, khách sạn, như website Y khoa Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành (của Bộ Y tế), Tạp chí Du lịch Việt Nam (của Tổng cục Du lịch),…Nội dung quảng cáo cần nêu bật những ưu điểm về năng lực sản xuất, các tiêu chuẩn quốc tế,…mà công ty đã đạt được.
Xây dựng, hoàn thiện và phát triển website của công ty nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu của công ty với người tiêu dùng cũng như đối tác trong nước và ngoài nước. Sau khi xây dựng, hoàn thiện website, công ty có thể trực tiếp quảng cáo cho sản phẩm của công ty trên đó, như vậy sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thuê quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác.
KIẾN NGHỊ
Kiến nghị với công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long
Công ty nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện website riêng của công ty.
Chủ động gửi nhân viên thiết kế và kĩ thuật viên đi đào tạo, học hỏi những công nghệ, thiết kế hiện đại của các nước có ngành y tế, du lịch, nhà hàng, khách sạn phát triển.
Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần có chính sách giảm thuế nhập khẩu các thiết bị y tế, và các trang thiết bị công nghệ hiện đại khác. Đồng thời có những ưu đãi đối với việc nhập khẩu những sản phẩm này, vì đây là những trang thiết bị cần nhập khẩu để phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của nhân dân trong nước.
Bộ y tế cần tạo điều kiện thuận lơi cho công ty trong việc xin giấy phép nhập khẩu các trang thiết bị y tế.
Các bộ, ban ngành có liên quan cần đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các thủ tục nhập khẩu trang thiết bị khoa học- kĩ thuật, công nghệ. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.
KẾT LUẬN
Cùng với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu có một vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Thông qua hoạt động này chúng ta có thể tiếp cận được công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến, phát triển hệ thống hạ tầng công nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước và thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó đẩy nhanh được quá trình công nghiệp hóa– hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long, ta có thể nhận thấy trong giai đoạn 2007- 2009 công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công ty đã có quan hệ tốt với những nhà cung cấp trang thiết bị y tế, nhà bếp uy tín trên thế giới, đồng thời có được chỗ đứng tại thị trường trong nước với nhiều khách hàng lớn. Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng nhưng chưa đều. Hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao với tỉ suất chi phí cao, trong khi tỉ suất lợi nhuận trên chi phí và tỉ lợi nhuận trên doanh thu không cao.
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty cần phải thực hiện những chiến lược bằng những giải pháp cụ thể về vốn và chi phí, nguồn nhân lực và xúc tiến thương mại. Với những giải pháp này công ty sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong nước và thực hiện được mong muốn trở thành nhà cung cấp hàng đầu các trang thiết bị phục vụ nhà hàng – khách sạn tại Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb. Thống kê, 2009.
GS. TS. Võ Thanh Thu, Kỹ thuật Kinh doanh Xuất nhập khẩu, Nxb. Thống kê, 2005.
Ths. Lý Văn Diệu, Bài giảng Nghiệp vụ Ngoại thương, 2007.
Ths. Lê Xuân Hiệp, Bài giảng Phân tích hoạt động Kinh doanh Xuất nhập khẩu, 2010.
Các Website:
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG GIAI ĐOẠN 2007- 2009
Danh sách khách hàng sử dụng sản phẩm thiết bị y tế
STT
Tên khách hàng
Địa chỉ
1
Bệnh viện 175
186 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp
2
Bệnh viện Chợ Rẫy
210B,Nguyễn Chí Thanh, Q5
3
Bệnh viện ĐH Y Dược
215 Hồng Bàng, Q5
4
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
100 Lê Thị Riêng, Q1
5
Bệnh Viện Mắt TP.HCM
280 Điện Biên Phủ, Q3
6
Bệnh viện Bưu Điện II
270 Lý Thường Kiệt, Q10
7
Bệnh Viện Nhi Đồng I
341 Sư Vạn Hạnh, Q10
8
Bệnh Viện Nhi Đồng II
14 Lý Tự Trọng, Q10
9
Bệnh viện Đa Khoa Long An
211 Nguyễn Thông, TX.Tân An, Long An.
10
Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang
46 Lê Lợi, TX. Rạch Giá, Kiên Giang
11
Bệnh viện Đa Khoa Sóc Trăng
17 Pasteur, TP.Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
12
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Số 4 đường 30/4, Phường Quyết Thắng, Đồng Nai.
(Nguồn: Công ty Tân Long, Báo cáo phòng kế toán.)
Danh sách khách hàng sử dụng sản phẩm thiết bị nhà bếp
STT
Tên khách hàng
Địa chỉ
1
5 stars Train
297 Phạm Ngũ lão – Q1
2
Agrrex Sai Gon
10 Bến Nghé – Q1
3
Bến Thành ( Rex) Hotel
141 Nguyễn Huệ - Q1
4
Caravel Hotel
19 – 23 Lam Sơn – Lam sơn
5
Công ty Cổ Phần Bông Sen
117 Đồng khởi – Q1
6
Newworld Hotel
Nguyễn Thái học – Q1
7
Thuận Thảo Resort
Phú Yên
8
Hòn Tằm Resort
Nha Trang
9
Furama Resort
Đà nẵng
10
Saigon – PhuQuoc Resort
Đảo Phú Quốc – Kiên Giang
11
Vinpearl Land
Nha Trang
12
Victoria Resort
Mũi Né – Phan Thiết
(Nguồn: Công ty Tân Long, Báo cáo phòng kế toán.)
PHỤ LỤC 2
GIÁ NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG GIAI ĐOẠN 2007- 2009
Giá nhập khẩu sản phẩm thiết bị nhà bếp giai đoạn 2007 – 2009
(Đvt: USD)
Mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Máy xay thực phẩm
934.00
990.00
1,140.00
Máy pha cà phê
1,800.00
1,800.00
1,870.00
Máy đông lạnh
6,950.00
7,000.00
7,720.00
Bếp chiên dùng điện
1,600.00
1,650.00
1,650.00
Lò nướng
2,400.00
2,440.00
2,800.00
Máy rửa đĩa
4,000.00
4,100.00
4,200.00
Máy làm kem
22,450.00
23,450.00
24,000.00
Máy làm đá
4,000.00
4,000.00
4,045.00
Máy xay cà phê
320.00
345.00
420.00
Bếp chiên dùng gas
2,650.00
2,950.00
2,950.00
Máy làm lạnh đồ uống
410.00
410.00
430.00
Thiết bị chế biến đồ uống
300.00
350.00
370.00
(Nguồn: Công ty Tân Long, Báo cáo phòng kế toán.)
Giá nhập khẩu sản phẩm thiết bị y tế giai đoạn 2007 – 2009
(Đvt: USD)
Mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Máy gây mê kèm giúp thở
25,700.00
27,020.00
30,200.00
Hệ thống phẩu thuật nội soi
32,700.00
34,000.00
34,000.00
Kính hiển vi phẫu thuật
1,420.00
1,500.00
1,500.00
Máy siêu âm mắt
7,520.00
7,600.00
7,600.00
Máy cắt đốt điện
3,570.00
3,650.00
3,700.00
Máy hút dịch
6,200.00
5,800.00
5,800.00
Hệ thống phẩu thuật Tai – Mũi – Họng
12,050.00
13,400.00
14,000.00
Máy đo khúc xạ và độ cong giác mạc
6,700.00
6,600.00
6,600.00
Giường sưởi ấm trẻ sơ sinh
10,360.00
12,000.00
12,350.00
Máy tạo nhịp tim
10,290.00
12,000.00
13,500.00
Máy tán sỏi
35,620.00
35,700.00
36,200.00
Máy soi bóng đồng tử
7,200.00
7,600.00
7,650.00
(Nguồn: công ty Tân Long, Báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu.)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 113..doc