Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU Xã hội càng phát triển người ta càng hướng đến khả năng muốn được sử dụng các phương tiện hữu ích để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình làm việc cùng những nhu cầu ngày càng thiết thực của đời sống. Máy vi tính và mạng internet ra đời đã mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình phát triển, hợp tác giao lưu giữa các cá nhân, các tổ chức với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Máy vi tính đã, đang và sẽ là công cụ đầy tiềm năng được con người khai thác và có nhu cầu sử dụng cao. Điều này được khẳng định bằng số lượng không ngừng gia tăng các công ty tham gia vào hoạt dộng kinh doanh trong lĩnh vực tin học - một lĩnh vực đang phát triển mạnh và cạnh tranh hết sức gay gắt. Công ty TNHH Phúc Thăng Long bắt đầu đặt chân vào thị trường công nghệ chưa lâu nhưng nhờ tập thể ban giám đốc công ty đã vạch ra chiến lược đúng cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, có lòng tận tâm với công việc nên hiện giờ Phúc Thăng Long đang từng bước chiếm lĩnh thị trường.Cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác, Phúc Thăng Long xác định mục tiêu lợi nhuận mà công ty có được là do các sản phẩm, dịch vụ của họ thoả mãn cao nhu cầu của khách hàng. Thành lập từ cuối năm 2005 cho đến giờ, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã có một chỗ đứng vững trãi trên thị trường tin học Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Thăng Long, nhận thấy những ưu điểm và một số mặt hạn chế còn tồn tại trong công ty nên em quyết định chọn đề tài:”Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long” làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung chính của bài luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Phúc Thăng Long Chương II: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2006 - 2008. Chương III: Phương hướng, mục tiêu phát triển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long. Bài luận văn được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Ngọc Chương. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và vốn kiến thức chưa được phong phú, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề mang tính thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH . 2 PHÚC THĂNG LONG . 2 I/. SỰ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY . 2 Quá trình hình thành, ngành nghề kinh doanh: . 2 Bộ máy tổ chức công ty. 3 II/. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5 Mặt hàng kinh doanh và thị trường . 5 Nguồn lực lao động của công ty. . 5 Nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị: . 7 1.Nguồn lực về vốn. 9 III/. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 . 10 Sản phẩm và công tác bán hàng: . 10 Công tác quản lý. . 11 CHƯƠNG II/. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 – 2008 . 13 I/. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN . 13 Chỉ tiêu doanh thu trên toàn bộ đồng vốn. 13 Chỉ tiêu doanh thu trên vốn cố định. . 13 1.Chỉ tiêu doanh thu trên vốn lưu động. 15 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định. 15 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động. 15 II./ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG . 16 1.Năng suất lao động bình quân. . 17 Khả năng sinh lời của lao động. 17 Sức sản xuất của một đồng lương. 18 Sức sinh lời của một đồng lương. 18 Tốc độ tăng Năng suất lao động bình quân (W) và tốc độ tăng tiền lương. 18 III/. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP. . 19 1.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí. . 20 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu. . 20 2.Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty. 21 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÚC THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 24 I/. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN (2009-2011) 24 Phương hướng phát triển của công ty. . 24 Mục tiêu phát triển của công ty. 24 II/. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA 27 CÔNG TY. 27 Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin. . 27 Thu hút, tận dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn vốn và cân nhắc vấn đề chi phí của công ty. . 28 Hoàn thiện hơn nghiệp vụ nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ thông tin. 29 Chính sách quản lý. 31 36

pdf36 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững chi phí, giám sát hoạt động kinh tế của công ty để có những quyết đoán chính xác thời cơ kinh doanh, đáo ứng nhu cầu của khách hàng. - Phòng kế toán đã ghi chép đúng đủ các số liệu kế toán, thống kê, giá cả, chi phí và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo được cân đối thu chi, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ vay ngân hàng đúng định kỳ, tạo sự tín nhiệm với đối tác làm ăn và khách hàng. - Cùng các phòng ban khác trong công ty tổ chức tiếp thị, marketing cho các sản phẩm của công ty, khai thác và tiêu thụ nhanh hàng hoá của công ty nhằm tăng nhanh vòng quay vốn, đồng thời giải quyết được các khoản nợ đối với đối tác, tạo uy tín cho công ty. * Công tác chất lượng: Công ty Phúc Thăng Long luôn chú trọng đến khâu chất lượng trong từng sản phẩm, dịch vụ của mình, chính vì vậy chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của công ty thực sự rất đảm bảo. Chất lượng được chú trọng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong kế hoạch bán hàng của công ty. Bất kỳ một phòng ban nào trong công ty đều phải hoạt động có chất lượng, từ đó đem đến các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có 12 thể cho khách hàng. Không chỉ có thế, chất lượng và uy tín tốt còn được thể hiện rõ ràng nhất qua khâu hậu mãi. Chế độ hậu mãi của Phúc Thăng Long thực sự có hiệu quả đã luôn khiến khách hàng yên tâm. CHƯƠNG II/. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 – 2008 I/. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Tình hình tài chính của công ty kể từ ngày thành lập đến nay nhìn chung là phát triển khá ổn định. Công ty có khả năng quay vòng vốn nhanh, tận dụng được các cơ hội kinh doanh, phát triển sản phẩm và đã biết xâu dựng kế hoạch để đảm bảo được đồng vốn của mình. Chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn chính là tối thiếu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, vật tư. Các chỉ tiêu này được thể hiện qua các số liệu ở bảng dưới. Chỉ tiêu doanh thu trên toàn bộ đồng vốn. Chỉ tiêu này nhằm phản ánh: với một đồng vốn bỏ ra trong một năm thì công ty đạt được bao nhiêu doanh thu bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng vốn trong năm. Nếu chỉ số này cao thì cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn ( số vòng quay của tổng vốn bình quân ). - Năm 2006: cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được 0,973 đồng doanh thu. - Năm 2007: cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được 0,97 đồng doanh thu, giảm 0,003 đồng so với năm 2006 (giảm 0,3% so với năm 2006). - Năm 2008: cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được 0,968 đồng doanh thu, giảm 0,002 đồng so với năm 2007 ( giảm 0,2% so với năm 2007). Chỉ tiêu doanh thu trên vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định của công ty bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tổng số vốn cố định sử dụng trong năm (sức sản xuất của vốn cố định). - Năm 2006: cứ 1 đồng tài sản cố định bỏ vào kinh doanh thì tạo ra được 2,5 đồng doanh thu thuần. - Năm 2007: cứ 1 đồng tài sản cố định bỏ vào kinh doanh thì tạo ra được 2,03 đồng doanh thu thuần, giảm 0,47 đồng so với năm 2006 ( giảm 18,8%). - Năm 2008: cứ 1 đồng tài sản cố định bỏ vào kinh doanh thì tạo ra được 1,78 đồng doanh thu thuần, giảm 0,25 đồng so với năm 2007 (giảm 12,31%). 13 Bảng: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Phúc Thăng Long ST T Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 + ; - % + ; - % 1 Tổng doanh thu Nghìn Đồng 5.061.346 6.498.377 8.522.764 1.437.031 128,39 2.024.387 131,15 2 Lợi nhuận Nghìn Đồng 134.586 405.261 209.236 270.675 301,11 -196.025 51,62 3 Tổng vốn Ngìn Đồng 5.200.000 6.700.000 8.800.000 1.500.000 128,84 2.100.000 31,34 a. Vốn cố định Nghìn Đồng 2.000.000 3.200.000 4.800.000 1.200.000 60 2.800.000 50 b. Vốn lưu động Nghìn Đồng 3.200.000 3.500.000 4.000.000 1.200.000 9,37 1.200.000 14,28 4 Sức sản xuất của vốn CĐ (1)/(3a) Triệu đồng 2,5 2,03 1,78 -0,47 -18,8 -0,25 -12,31 5 Tỷ lệ lợi nhuận/vốn cố định 0,067 0,127 0,044 0,060 89,6 -0,083 -65,4 6 Tỷ lệ lợi nhuận/vốn lưu động 0,042 0,116 0,052 0,074 176,2 -0,064 -55,2 7 Số vòng chu chuyển vốn LĐ/năm (1)/(3b) Vòng 1,582 1,857 2,131 0,275 17,38 0,274 14,75 8 Số vòng quay của tổng vốn bình quân (1)/(3) Vòng 0,973 0,97 0,968 -0,003 -0,3 -0,002 -0,2 14 1. Chỉ tiêu doanh thu trên vốn lưu động. - Năm 2006: số lần chu chuyển vốn lưu động là 1,582 lần. - Năm 2007: số lần chu chuyển vốn lưu động là 1,857 lần, tăng 0,275 lần so với năm 2006 (tăng 17,38%). - Năm 2008: số lần chu chuyển vốn lưu động là 2,131 lần, tăng 0,274 lần so với năm 2007 (tăng 14,75%). Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh với 1 đồng vốn cố định bỏ ra trong năm công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận bằng cách lấy tỷ lệ lợi nhuận chia cho vốn cố định, qua đó đánh giá được tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty. - Năm 2006: cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra công ty thu được 0,067 đồng lợi nhuận. - Năm 2007: cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra công ty thu được 0,127 đồng lợi nhuận, tăng 0,06 đồng so với năm 2006 (tăng 89,6%). - Năm 2008: cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra công ty thu được 0,044 đồng lợi nhuận, giảm 0,083 đồng so với năm 2007 (giảm 65,4%). Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh với 1 đồng vốn lưu động bỏ ra trong một năm thì công ty đạt bao nhiêu đồng lợi nhuận bằng cách lấy tỷ lệ lợi nhuận chia cho vốn lưu động. Năm 2006: cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra công ty thu được 0,042 đồng lợi nhuận. Năm 2007: cứ 1 đông vốn lưu động bỏ ra công ty thu được 0,116 đồng lợi nhuận, tăng 0,074 đồng so với năm 2006 (tăng 176,2%). Năm 2008: cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra công ty thu được 0,052 đồng lợi nhuận, giảm 0,064 đồng so với năm 2007 (giảm 55,2%). Nhìn chung qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty HTL ta thấy việc sử dụng vốn chưa hợp lý và năng suất sử dụng chưa cao. Nguyên nhân là do trong khi các nguồn hàng trong kho còn đang bị tồn đọng chưa bán được thì công ty vẫn liên tục bỏ vốn ra để nhập những máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cho kịp với nhu cầu thị trường. Kinh doanh buôn bán thường bao giờ cũng có hàng tồn, nhưng nếu số lượng tồn nhiều sẽ gây nên những trục trặc lớn, trong đó có vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới. 15 II./ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Phúc Thăng Long được thể hiện cụ thể qua các số liệu ở bảng sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 + ; - % + ; - % 1 Tổng doanh thu Nghìn Đồng 5.061.346 6.498.377 8.522.764 1.437.031 28,39 2.024.387 31,13 2 Lợi nhuận Nghìn Đồng 134.586 405.261 209.236 270.675 201,12 -196.025 -48,37 3 Tổng số lao động Nghìn Đồng 52 77 88 25 48,08 11 14,29 4 Tổng quỹ lương Nghìn Đồng 98.700 177.100 211.200 78.400 79,43 34.100 19,25 5 Năng suất lao động bình quân (1)/(3) Nghìn Đồng 97.333,58 84.394,51 96.849,59 -12.939,07 -13,29 12.455,08 14,8 6 Khả năng sinh lời của LĐ (2)/(3) Nghìn Đồng 2.588,19 5.263,13 2.377,68 2.674,94 103,35 -2.885,45 -54,82 7 Sức sản xuất của một đồng lương (1)/(4) Nghìn Đồng 51,28 36,69 40,35 -14,59 -28,45 3,66 9,98 8 Sức sinh lời của một đồng lương (2)/(4) Nghìn Đồng 1,36 2,29 0,99 0,92 67,82 -1,3 -56,71 9 Tiền lương bình quân đầu người/tháng (4)/ (3) Nghìn Đồng 1.898,08 2.300 2.400 401,92 21,18 100 4,35 10 Tốc độ tăng W và tốc độ tăng lương (5)/(9) 0,63 3,4 16 1. Năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động bình quân được xác định bằng cách lấy kết quả kinh doanh (tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ) trong kỳ chia cho tổng số lao động bình quân trong lỳ của công ty. Wkh = S Tth Ltt Trong đó: S Tth : Tổng doanh thu thực hiện trong năm Ltt : Tổng số lao động bình quân trong năm - Năm 2006: Năng suất lao động bình quân của công ty là 97.333.580 đồng/ người. - Năm 2007: Năng suất lao động bình quân của công ty là 84.394.510 đồng/ người, giảm 12.939.070 Đồng/ người so với năm 2006 (giảm 13,29%). - Năm 2008: Năng suất lao động bình quân của công ty là 96.849.590 đồng/ người, tăng 12.455.080 Đồng/ người so với năm 2007 (tăng 14,36%). Khả năng sinh lời của lao động. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp sử dụng một lao động hay bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, bằng cách lấy lợi nhiận chia cho tổng số lao động. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ công ty sử dụng lao động càng có hiệu quả. - Năm 2006: Công ty thu được lợi nhuận từ mỗi lao động là 2.588.190 đồng. - Năm 2007: Công ty thu được lợi nhuận từ mỗi lao động là 5.263.130 đồng, tăng 2.674.940 đồng so với năm 2006(tăng 103,35%). - Năm 2008: Công ty thu được lợi nhuận từ mỗi lao động là 2.377.680 đồng, giảm 2.885.450 đồng so với năm 2007 (giảm 14,8%). 17 Sức sản xuất của một đồng lương. Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp sử dụng một đồng lương sẽ sản xuất ra bao nhiêu đồng doanh thu, bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng quỹ lương. - Năm 2006: cứ 1 đồng lương bỏ ra doanh nghiệp sản xuất được 51.280 đồng. - Năm 2007: Cứ 1 đồng lương bỏ ra doanh nghiệp sản xuất được 36.690 đồng, giảm 14.590 đồng so với năm 2006 (giảm 28,45%). - Năm 2008: Cứ 1 đồng lương bỏ ra doanh nghiệp sản xuất được 40.350 đồng, tăng 3.660 đồng so với năm 2007 ( tăng 9,98%). Sức sinh lời của một đồng lương. Chỉ tiêu này phản anh doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng lương sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuaanj, bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng quỹ lương. - Năm 2006: cứ 1 đồng lương bỏ ra thì sinh ra được 1.360 đồng lợi nhuận. - Năm 2007: Cứ 1 đồng lương bỏ ra thì sinh ra được 2.290 đồng lợi nhuận, tăng 920 đồng so với năm 2006 (tăng 67,82%). - Năm 2008: Cứ 1 đồng lương bỏ ra thì sinh ra được 990 đồng lợi nhuận, giảm 1.300 đồng so với năm 2007 (giảm 56,71%). Tốc độ tăng Năng suất lao động bình quân (W) và tốc độ tăng tiền lương. Năng suất lao động bình quân tăng thì kéo theo phải tăng tiền lương, tính tốc độ này bằng cách lấy năng suất lao động bình quân chia cho tiền lương bình quân. Công ty cần phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Tốc độ tăng W và tốc độ tăng lương của năm 2007/2006 đạt 0,63. Tốc độ tăng W và tốc độ tăng lương của năm 2008/2007 đạt 3,4, tăng cao hơn so với tốc độ của năm 2007/2006. Nhìn chung qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy khả năng sinh lời của lao động từ năm 2006 – 2007 tăng nhưng lại sụt giảm mạnh ở năm 2008. Tuy nhiên tiền lương bình quân đầu người lại vẫn tăng, thu nhập của người lao động tại công ty Phúc Thăng Long cũng được cải thiện. Để có được một mức lương như vậy là nhờ công ty đã có chính sách hợp lý trong việc tuyển dụng, đào tạo, tinh giảm bộ máy quản lý và các chính sách quan tâm đến cán bộ công nhân viên trong công ty. 18 III/. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP. Ta có thể đánh giá trực tiếp hay gián tiếp trình độ sử dụng của các yếu tố tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng nhóm các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát toàn bộ qúa trình hoạt động kinh doanh của công ty. Các số liệu được phản ánh qua bảng sau: Bảng: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 + ; - % + ; - % Tổng doanh thu Nghìn Đồng 5.061.346 6.498.377 8.522764 1.437.029 28,392 2.024.387 31,152 Lợi nhuận Nghìn Đồng 134.586 405.261 209.236 270.675 201,117 -196.025 48,370 Tổng chi phí Nghìn Đồng 4.926.762 6.093.116 8.313528 1.166.354 23,674 2.220.412 36,441 Tổng vốn Nghìn Đồng 5.200.000 6.700.000 8.800.000 1.500.000 28,846 2.100.000 31,343 Tỷ suất LN/ tổng CP Nghìn Đồng 0,027 0,067 0,025 0,039 143,477 -0,041 -62,160 Tỷ suất LN/ tổng DT Nghìn Đồng 0,027 0,062 0,025 0,036 134,529 -0,038 -60,634 19 1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí. Mục đích của việc phân tích chỉ tiêu này là nhằm phản ánh công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận từ 1 đồng chi phí đã bỏ ra, bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Đây là một chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, phản ánh trình độ tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, nâng cao trình độ sử dụng vốn và tổ chức kinh doanh của công ty. Mức doanh lợi càng lớn tức là hiệu quả càng cao, khả năng tích luỹ càng lớn. - Năm 2006: cứ 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 0,027 đồng lãi. - Năm 2007: cứ 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 0,067 đồng lãi, tăng 0,039 đồng so với năm 2006 (tăng 143,477%). - Năm 2008: cứ 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 0,025 đồng lãi, giảm 0,041 đồng so với năm 2007 (giảm 62,160%). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 doanh thu, bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của công ty càng cao và nó biểu hiện qua các năm như sau: - Năm 2006: cứ 1 đồng doanh thu công ty thu được 0,027 đồng lợi nhuận. - Năm 2007: cứ 1 đồng doanh thu công ty thu được 0,062 đồng lợi nhuận, tăng 0,036 đồng so với năm 2006 (tăng 134,529%). - Năm 2008: cứ 1 đồng doanh thu công ty thu được 0,025 đồng lợi nhuận, giảm 0,038 đồng so với năm 2007 (giảm 60,634%). Nhìn ching qua hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty TNHH Phúc Thăng Long ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm 2007 tăng rất tốt, nhưng năm 2008 lại giảm sút mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác cùng ngành rất gay gắt trong khi đó thị trường trong nước đang bão hoà. Công ty không tự sản xuất được sản phẩm, chủ yếu là phải nhập khẩu hàng từ các nước khác. Trị trường thế giới đang gặp khủng hoảng, giá cả biến động cộng thêm vào đó là luật xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho công ty trong việc tự chủ về số lượng và giá cả cho nguồn hàng của mình. Bên cạnh đó thời gian làm thủ tục nhập khẩu mất nhiều thời gian khiến cho sản phẩm của công ty nhập về ít nhiều bị hao mòn về mặt công nghệ. 20 2. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty. * Những thành tích đã đạt được: Công ty TNHH Phúc Thăng Long là một doanh nghiệp thương mại chuyên doanh các thiết bị phục vụ cho sự phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Trong thời gian qua công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm hàng công nghệ cũng như các dịch vụ cho khách hàng; nâng cao uy tín, tăng hiệu quả sản xuất của công ty; đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin cũng như ngành thương mại Việt Nam. Tất cả những điều này được thể hiện qua các mặt: - Thực hiện tiến độ của từng đề án kinh tế nhanh, đúng, đủ, kịp thời, chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu của các chủ đầu tư, góp phần cùng các đơn vị trong ngành thực hiện sự phát triển hiện đại hoá mạng lưới công nghệ thông tin Việt Nam. - Trong ngành kinh doanh: công ty luôn bán sát chủ trương và theo định hướng của ngành, đáp ứng kịp thời cả về số lượng lẫn chất lượng các nhu cầu về các mặt hàng công nghệ. Luôn đảm bảo an toàn tiền vốn, giữ gìn uy tín với bạn hàng trong nước cũng như quốc tế, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. - Trong công ty: đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được đảm bảo và ngày càng được nâng cao theo tốc độ phát triển của công ty và xã hội. Nội bộ công ty đoàn kết, duy trì văn hoá trong công ty, cải tiến quản lý, mỗi bộ phận luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty giao phó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. - Về mặt kinh tế xã hội: là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hơn 4 năm, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã cung cấp và duy trì công ăn việc làm ổn định cho ít nhất là hơn 50 lao động với thu nhập ổn định. Mức lương trung bình của một lao động ở công ty vào khoảng 1.500.000 - 2.000.000đồng/ tháng. - Hàng năm mức thuế đóng góp vào Ngân sách nhà nước là 28% lợi nhuận theo đúng luật định, tương ứng 37.684.000đồng (năm 2006), 113.400.000đồng ( năm 2007),58.586.000 đồng( năm 2008), góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội. ` 21 * Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: Công ty TNHH Phúc Thăng Long trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do những lý do khách quan lẫn chủ quan, công ty cũng không thể tránh được những khó khăn tồn tại gây cản trở cho sự phát triển của công ty. - Nguyên nhân khách quan: + Môi trường chính trị pháp luật: do đang ở trong điều kiện kinh tế hội nhập, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong hai năm nay. Thêm vào đó, hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa rõ ràng, một số chính sách chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời, không ổn định, thủ tục nhận hàng ở cửa khẩu còn phức tạp. Do vậy việc lập kế hoạch đầu tư kinh doanh gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty. Thuế nhập khẩu nhhững sản phẩm nguyên chiếc còn cao dẫn đến việc doanh nghiệp khó đưa ra mức giá cả cạnh tranh trên thị trường. + Môi trường công nghệ: Nhiều mặt hàng trên thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ làm ảnh hưởng đến việc so sánh giá cả của khách hàng. Trình độ công nghệ thông tin Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới khiến việc lựa chọn hàng nhập khẩu về bán trong nước bị hạn chế. Cùng với đó, tỷ giá hối đoái không ổn định làm cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty gặp khó khăn. + Môi trường địa lý: do thời tiết biến đổi thất thường, khí hậu có độ ẩm cao gây ra tình trạng khấu hao nhanh đối với các mặt hàng máy vi tính và thiết bị tin học; ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty. + Môi trường cạnh tranh: lĩnh vực công nghệ thông tin có rất nhiều công ty có tiềm lực mạnh, ngoài ra còn có nhiều các công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Đây cũng là một sức ép mạnh đòi hỏi tập thể các công ty Việt Nam nói chung hay công ty Phúc Thăng Long nói riêng phải nỗ lực cao để có thể đứng vững và phát triển trên chính sân nhà. 22 - Nguyên nhân chủ quan: + Vốn kinh doanh của công ty hiện nay và ngân quỹ để dành cho việc kinh doanh các mặt hang máy tính và thiết bị tin học của công ty là còn tương đối ít so với các công ty lớn trên thị trường hiện nay như: FPT, Trần Anh, Phúc Anh, Vĩnh Xuân,…Chính vì vậy mà công ty không đủ khả năng để theo đuổi các chương trình ưu đãi về giá hay các dịch vụ quảng bá mà các công ty lớn tiền hành để nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu của mình. + Công ty Phúc Thăng Long chủ yếu nhập khẩu hàng từ các hãng lớn có tên tuổi nên giá thành tương đối cao. Trong khi đó trên thị trường xuất hiện nhiều hãng máy tính mới, giá cả thấp hơn. Vì vậy mà công ty chưa cân bằng được chi phí, giá cả một cách hợp lý và sức cạnh tranh trên thị trường có giảm sút. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên và kỹ sư trong công ty đã ngày càng được cải thiện về trình độ và chuyên môn nhưng số lượng như vậy vẫn còn quá mỏng so với nhu cầu nâng cao chất lượng của các mặt hàng máy vi tính và thiết bị tin học khi được nhập về công ty. Điềunày gây khó khăn cho việc phân công thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đi kèm khi tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu hoạch định các chiến lược nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng của công ty, làm mất thời gian trong việc luân chuyển trên thị trường trong khi số lượng các công ty tin học ngày càng tăng nhanh, khấu hao các loại máy vi tính và thiết bị ngày càng ngắn lại. + Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty mới chỉ hướng đến việc lựa chon sản phẩm của các hãng danh tiếng mà chưa chú trọng đên rất nhiều yếu tố khác. + Trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các mặt hàng máy tính và thiết bị dễ bị lỗi thời, lạc hậu nhanh. Điều này đòi hỏi sự chính xác, chặt chẽ, hiểu biết trong khâu chọn vận chuyển hàng hoá. + Công ty còn yếu trong khâu phân phối. Chính đây là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, không linh hoạt trong việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu thị trường của công ty khiến cho sức cạnh tranh của mặt hàng máy tính và thiết bị tin học giảm đi một cách đáng kể. Trước thực trạng của những tồn tại và áp lực cạnh tranh đang phải đối mặt đòi hỏi công ty phải tiếp tục phát huy những mặt mạnh đã đạt được, ngày một nâng cao uy tín và danh tiếng của mình với khách hàng và nhằm thu hút thêm đối tác ở thị 23 trường mới. Đồng thời công ty cần hoàn chỉnh, đưa ra các biện pháp tích cực để khắc phục những tồn tại, nâng cao sức cạnh tranh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÚC THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI I/. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN (2009-2011) Phương hướng phát triển của công ty. Căn cứ vào sự phát triển của ngành trong giai đoạn tới, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch được giao và tình hình thực tế, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã xây dựng được phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch giai đoạn 2009-2011 như sau: - Trước tiên cần phát huy ưu điểm, nâng cao thế mạnh sẵn có của công ty đã đạt được, khắc phục những nhược điểm, yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức lại bộ máy tổ chức gọn nhẹ, có hiệu quả, tăng cường phân cấp quản lý cho các phòng ban nhằm tạo điều kiện phát huy nội lực và tính chủ động trong kinh doanh. Điều chỉnh, sửa đổi hoàn thiện các quy chế hoạt động kinh doanh, phân phối thu nhập của công ty nhằm khuyến khích người lao động phát huy tài năng trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. - Cần mở rộng thêm mặt hàng, nguồn hàng, ngành hàng kinh doanh. Tiếp tục phát huy dịch vụ trước, trong và sau bán hàng, tiếp nhận vận chuyển hàng hóa. Gắn các hoạt động đấy vào hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, giải quyết thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhân viên. - Tăng cường công tác marketing, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mở rộng thị trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Mục tiêu phát triển của công ty. Tiêu chí mục đích của công ty Phúc Thăng Long là: “ Công ty Phúc Thăng Long mong muốn và quyết tâm trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nổ 24 lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần ”. Công ty Phúc Thăng Long tập trung vào các mục tiêu sau trong xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để đảm bảo những thành công to lớn, liên tục và vững chắc cho công ty: - Mục tiêu khách hàng: “ Khách hàng là thượng đế ”Công ty TNHH Phúc Thăng Long luôn luôn đặt câu hỏi và tìm hiểu, ai đánh giá cao sản phẩm, chất lượng dịch vụ của công ty, ai sẽ bỏ tiền ra mua chúng, ai sẽ là khách hàng của Phúc Thăng Long, họ muốn những gì? Và mục tiêu của công ty là làm thỏa mãn khách hàng vì khi khách hàng thỏa mãn là khi khách hàng cảm nhận được giá trị về hàng hóa, dịch vụ mà công ty đã mang lại cho họ tốt hoặc hơn mong đợi của họ, và chỉ khi khách hàng thỏa mãn thì công ty mới có lợi nhuận. Mục đích chính của công ty là tạo tối đa lượng khách hàng được thỏa mãn. - Mục tiêu trở thành công ty kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao: Công nghệ cao tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn những cố gắng khác. Trong những năm qua, công ty luôn kiên trì hướng hoạt động kinh doanh của công ty vào lĩnh vực công nghệ cao có triển vọng. Hướng tới mục tiêu này sẽ tạo cho công ty ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, công ty không hướng tới mục tiêu này một cách viển vông mà luôn suy nghĩ rằng công nghệ cao một phần là vì công ty và bên cạnh đó là vì khách hàng. Công ty luôn đảm bảo cho khách hàng đạt được mục tiêu đặt ra khi ứng dụng kỹ thuật công nghệ, phải bảo vệ đầu tư của khách hàng. Công ty luôn đặt mình vào vị trí khách hàng xem liệu mình có bỏ tiền ra để mua các sản phẩm đó không. Kinh doanh theo hướng công nghệ cao còn tạo ra hình ảnh đẹp của một công ty công nghệ. - Mục tiêu hợp tác lâu dài với đối tác kinh doanh lớn: Trong những năm qua, công ty đã rất đúng khi quan hệ với những đối tác đứng đầu thế giới như: Apple, IBM, Compaq, Sony Vaio, HP… Những hàng này đều có thị trường lớn trên toàn cầu, hơn nữa kỹ thuật công nghệ của các hãng lớn thường là các chuẩn công nghiệp. Theo đuổi mục tiêu này công ty không sợ lạc đường, yên tâm đi theo. Những hãng lớn đã có thương hiệu và thị trường ổn định và hệ quả là công ty HTL cũng có thị trường ổn định. Ngoài ra, quan hệ với các hãng lớn sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều về các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh. - Mục tiêu kinh doanh những sản phẩm nổi tiếng nhất: Chọn sản phẩm nổi tiếng nhất, dễ bán, dễ đạt doanh số cao. Sản phẩm nổi tiếng nhất có lợi là ít tốn chi phí quảng cáo. Và khi kinh doanh các sản phẩm nổi tiếng nhất thì công ty cũng nổi tiếng theo. - Mục tiêu kinh doanh đến những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất và thị trường lớn nhất: Nhu cầu là động lực cao nhất của thị trường và có vai trò tích cực nhất. Nếu so sánh ngành năng lượng và ngành viễn thông ta sẽ thấy nhu cầu tin học hóa của cả hai ngành đều rất cao, nhưng nhu cầu của ngành viễn thông cấp 25 thiết hơn. Và ngày này tất cả trong các ngành và lĩnh vực đều đòi hỏi tin học và công nghệ thông tin. Các ngành có nhu cầu tin học cấp thiết nhất như ngân hàng, tài chính, hàng không,… là khu vực và thị trường tốt nhất để công ty Phúc Thăng Long tập trung cố gắng. Các công ty nước ngoài, công ty liên doanh là khu vực cần sự quan tâm cao vì nhu cầu của họ là có thực và tăng theo tiến độ, đầu tư, khai thác. Thị trường lớn cũng là yếu tố cần quan tâm, công ty Phúc Thăng Long chỉ tập trung vào các hãng máy tính lớn mà bỏ qua các hãng máy tính mới xuất hiện cũng có hàm lượng công nghệ tương đối và giá cả thấp để phục vụ cho các khách hàng có thu nhập thấp. - Mục tiêu xây dựng văn hoá công ty: Công ty TNHH Phúc Thăng Long muốn xây dựng công ty thành một môi trường sống và làm việc có hiệu quả nhất, mục tiêu đấy là: + Được làm công việc yêu thích với cường độ cao + Được yêu thương, vui chơi giải trí để giải tỏa mọi căng thẳng trầm uất + Có cơ hội phát triển bản thân + Có cơ hội đóng góp cho tập thể, cho công ty, cho đất nước Ngoài ra phát huy vai trò của đoàn, phụ nữ, công đoàn trong việc xây dựng cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, tạo cho mọi người cảm giác gia đình trong ngôi nhà chung Phúc Thăng Long - Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ tận tụy, có năng lực cao nhất: Công ty TNHH Phúc Thăng Long đã khẳng định cán bộ công nhân viên trong công ty là tài sản lớn nhất. Vì vậy mà công ty đã đặt ra mục tiêu: + Cán bộ công nhân viên của công ty phải là những người có lòng tận tụy và năng lực không ngừng được nâng cao. + Công tác tuyển dụng phải đạt hiệu quả cao nhất, phần lơn nhân viên là những người có kiến thức rộng về công nghệ thông tin, là người tài. + Mục tiêu kinh doanh tốt nhất Công ty TNHH Phúc Thăng Long sớm nhận thức vai trò quản trị kinh doanh trong việc duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cao nhất. Công ty còn chú trọng nhiều hơn đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ kế cận. 26 II/. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay, khi nước ta đã gia nhập vào WTO. Công ty Phúc Thăng Long đã xác định rõ mình vừa là người cạnh tranh, vừa là đối thủ cạnh tranh. Và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cấn đưa ra những giải pháp đúng đắn. Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin. Cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế ngày càng trở nên khốc liệt. Các công ty cũng như tập đoàn lớn đã và đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này đòi hỏi công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một vũ khí đặc biệt quan trọng là thông tin, trên cả lý luận và thưc tiễn thông tin là một loại hàng hóa đặc biệt không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Không có thông tin chính xác về thị trường, nhu cầu, đối thủ cạnh tranh… thì không thể xác định đúng hướng và kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mà công tác thu thập và xử lý thông tin, tiếp cận thị trường là vô cùng quan trọng. Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đòi hỏi công ty phải có thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Và các tiêu thức thu thập, xử lý thông tin phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp lấy thông tin từ: - Thông tin từ nội bộ ngành: Đây là kênh thông tin rất quan trọng và hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Thông tin từ khách hàng: Việc thu thập thông tin từ khách hàng phải luôn được coi trọng và được tiến hành hết sức thường xuyên và chu đáo. Khách hàng chính là người đánh giá khách quan, chính xác về việc kinh doanh của công ty. Chính sách kinh doanh của công ty phải thích hợp và mang lại sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng. - Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng tuy không cung cấp chính xác nhưng lại giúp cho công ty có được cái nhìn tổng quát về tình hình thị trường. Và vì chất lượng kênh thông tin này không cao nên công ty cần thận trọng trong việc xem xét lựa chọn tài liệu thu thập thông tin. 27 - Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước: Trong kinh doanh thương mại, và đặt biệt mặt hàng của công ty đa số là nhập khẩu thì việc nắm vững thị trường là rất quan trọng. Công ty cần tìm hiểu thị trường nơi mình nhập hàng hóa, mua các thiết bị, máy móc với giá gốc, chất lượng tốt. Tìm hiểu thông tin nhanh, chính xác thị trường trong nước, nhu cầu khách hàng, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Uy tín trong kinh doanh rất quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế thi ̣ trường hiện nay. Công ty phải tạo được hình ảnh tốt đối với các khách hàng của mình thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, thỏa mãn tối đa các lợi ích của khách hàng. Vì thế mà một trong những biện pháp quan trọng của công ty hiện nay là trong những năm tới phải nâng cao hơn nữa uy tín trong kinh doanh. Thu hút, tận dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn vốn và cân nhắc vấn đề chi phí của công ty. Trong cơ chế thị trường hiện nay, muốn kinh doanh có hiệu quả và thương hiệu của công ty được biết đến rộng rãi thì công ty phải có nhiều mặt hàng đa dạng và chất lượng cao. Và muốn được như vậy thì công ty phải có được nguồn vốn lớn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Muốn làm được như vậy thì công ty cần: - Chấp hành nghiêm chỉnh về các khoản nộp thuế - Tính toán các khả năng lỗ, lãi, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh cũng như dự tính được những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa. - Kết hợp chặt chẽ sự vận động của vốn và hàng hóa lưu thông. Mà vốn của công ty thì bao gồm cả vốn cố định lẫn vốn lưu động. * Vốn lưu động: Có một số các cách để sử dụng hiệu quả vốn lưu động của công ty: - Cần lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh ứ đọng vốn hay dây dưa công nợ trong thanh toán tiền hàng. - Tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa để không cần tăng lượng vốn lưu động ma ̀ hiệu quả sử dụng lại tăng lên. - Quản lý tốt lượng hàng dự trữ, thanh lý kịp thời hàng ứ đọng, hàng tồn kho để giải phóng vốn. * Với vốn cố định: Vốn cố định là vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty, vốn cố định của công ty hiện nay chiếm khoảng 55% tổng số vốn kinh doanh. Mà đặc điểm của tài sản cô ́ 28 định là tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Chính vì vậy, công ty nên: - Tăng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, vì như thế sẽ khai thác được hết công suất tài sản cố định và giảm chi phí tài sản cố định trên một đơn vị hàng hóa kinh doanh. - Tăng tỷ trọng tài sản cố định được sử dụng trong kinh doanh, giảm tỷ trọng tài sản cố định chờ thanh lý. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sử dụng vốn để kịp thời đề ra các phương án đối phó thích hợp. - Thực hiện trách nhiệm vật chất đối vơí quá trình sử dụng vốn. Thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, bởi khi bỏ vốn ra để kinh doanh thì phải xây dựng được các phương án kinh doanh để đảm bảo có hiệu quả sử dụng vốn cao. * Qua các bảng số liệu ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao. Doanh thu tương đối lớn nhưng chi phí bỏ ra cũng lớn khiến cho lợi nhuận thu được thấp. Khoảng cách khi so sánh giữa doanh thu và lợi nhuận rất khập khiễng. Lý do là vì Phúc Thăng Long là một công ty mới thành lập nên chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất trong những năm 2006 – 2008 vẫn rất nhiều. Các chi phí này phải bỏ ra để xây dựng một công ty hoàn toàn mới nên không phải là nhỏ. Số liệu chung trên các bảng không thể hiện hết được nguồn gốc của chi phí. Trong một vài năm đầu tiên ta có thể chấp nhận tình trạng này nhưng những năm kinh doanh sắp tới thì phải cân nhắc vấn đề giảm chi phí của công ty để nâng cao lợi nhuận thu được. Hoàn thiện hơn nghiệp vụ nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ thông tin. Các nghiệp vụ nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ thông tin mà công ty đang áp dụng là tương đối phù hợp và có hiệu quả. Nhưng không có nghĩa là các nghiệp vụ đó không bao giờ thay đổi. Vì vậy mà trong thơì gian tới công ty cần thu thập các thông tin về kinh tế, chính trị, pháp luật... của nước ta lẫn các nước khác trên thế giơí để chủ động, thay đổi kịp thời các nghiệp vụ nhập khẩu cho phù hợp. * Lựa chọn đúng đối tác kinh doanh là một điều hết sức quan trọng, nó giúp ta hiểu về tình hình tài chính, phong tục tập quán, văn hóa của công ty, uy tín của ho ̣ trên thị trường... để giúp công ty mình tiếp cận và có mối quan hệ với công ty đôí tác. Bên cạnh đó, còn giúp ta tránh bị gặp phải những công ty “ ma ”, công ty có khả năng phá sản trên nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngoài việc lựa chọn những mặt hàng hợp với nhu cầu, chất lượng cao, công ty cần phải xem xét chú trọng đến giá cả. Bằng cách công ty có thể tham khảo với những 29 hãng giữ vị trí chủ yếu trong sản xuất và cung cấp loại thiết bị mà công ty cần nhập để từ đó công ty nắm bắt được giá cả và lựa chọn giá ở mức độ hợp lý. * Sử dụng linh hoạt nghệ thuật đàm phán, biết vận dụng ba yếu tố: bối cảnh, thời gian và quyền lực của đàm phán môṭ cách linh hoạt sao cho có lợi nhất. - Bối cảnh là một môi trường và điều kiện các chủ thể tiến hành đàm phán như là: địa điểm diễn ra, thời cơ, tiềm lực, con người. Nguyên tắc ở đây là công ty cần che dấu bối cảnh của mình và tìm bối cảnh của đôí tác. - Thời gian là quá trình có khởi điểm và có kết điểm. Kết điểm là những điểm chết về thời gian đàm phán, về chất lượng hay giá cả thiết bị. Và đàm phán kết thúc khi một trong hai bên đi đến điểm chết. Nguyên tắc là công ty cần che dấu điểm chết của mình như là vốn dành cho nhập khẩu,... và tìm cách khai thác điểm chết của đối phương như chất lượng, mẫu mã hay mức độ hiện đại của các thiết bị. - Quyền lực là sức mạnh và am hiểu của chủ thể tham gia đàm phán. Muốn nắm được quyền này công ty phải am hiểu về chuyên môn kỹ thuật, luật pháp, quy tắc... * Quy định chặt chẽ các điều khoản hợp đồng sẽ tránh được những thua thiệt về sau. Công ty cần chú ý tới điều khoản giá cả, phương thức thanh toán, số lượng, chất lượng, cơ sở giao hàng, địa điểm... Giá cả là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Mức giá đưa ra cần phải thu hồi được vốn và co ́ lãi nhưng cũng phải có sức cạnh tranh để thị trường chấp nhận. Để được như vậy công ty cần hạch toán và tính chính xác mọi chi phí bỏ ra đồng thời phải xác định hàng hóa đang trong giai đoạn nào của chu kỳ sống, mức độ mong muốn có được hàng hóa của người tiêu dùng đến đâu, giá cả của đối thủ cạnh tranh như thế nào... Phương thức thanh toán hiện nay của công ty là mở thư tín dụng (L/C) và điện chuyển tiền. Để đảm bảo an toàn, công ty cần quy định các điều khoản cụ thể, chặt chẽ, các điều khoản trong L/C phải phù hợp với hợp đồng nhập khẩu. L/C có thể là L/C trả ngay hoặc L/C trả chậm. Với hình thức trả chậm, công ty không cần bỏ vốn ra nhiều mà vẫn mua được hàng, có thể tiết kiệm được phần lãi xuất vay ngân hàng và tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh hình thức thanh toán này công ty cần phải linh hoạt áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau để thích ứng với các yêu cầu của đối tác. * Đảm bảo quá trình giao nhận, vận chuyển nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời. Công ty cần quy định chặt chẽ, rõ ràng, đồng thời phải lập cả những điều khoản phạt nếu không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Phân loại hàng hóa để có thể vận chuyển hợp lý, bảo đảm an toàn cho hàng hóa. 30 Làm tốt công tác hải quan để công ty có thể nhận hàng một cách đơn giản. Bằng cách chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan như: bản hợp đồng, quyết định của Bộ Thương mại phê duyệt nhập khẩu máy móc thiết bị, công văn phê duyệt của người có thẩm quyền, tờ Hải quan, bảng kê chi tiết hàng nhập khẩu, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa... đặc biệt trong tờ khai Hải quan cần nêu rõ mã nhập hàng, mã số thuế, mã số giấy đăng ký Hải quan. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tạo mối quan hệ tốt, uy tín với Hải quan. Chính sách quản lý. Công ty TNHH Phúc Thăng Long thực hiện chính sách giao việc cho từng bô ̣ phận chuyên môn có nhiệm vụ kinh doanh nhập khẩu, từng bộ phận chuyên môn này phải có trách nhiệm trước công ty về các hoạt động trên cả tính kinh tế và tính hợp. Mặc dù trong những năm qua việc tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực của công ty là tương đối hợp lý và có hiệu quả. Nhưng trong nền kinh tế như hiện nay, đã đến lúc công ty cần đưa ra một cơ chế quản lý mới nhằm nâng cao và khai thác tốc hơn năng lực của từng cá nhân, phục vụ cho mục đích kinh doanh của công ty. Công ty cần có những biện pháp chủ yếu như: - Tạo động cơ cho nhân viên của mình. Đây là một công việc hết sức quan trọng, và làm được điều này thì đòi hoỉ lãnh đạo công ty phai có nghệ thuật quản lý nhân sự cao. Nhà lãnh đạo cần nắm bắt và hiểu rõ mục đích, nguyên nhân làm việc của từng cá nhân. Biết được sở trường, sở đoạn của nhân viên để có thể giao việc cho họ và làm cho họ có động cơ làm việc cao. - Sau khi nắm bắt, tìm hiểu động cơ làm việc của từng cá nhân thì công ty cần tạo thêm môi trường làm việc thoải mái, năng động cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Như là: - Điều kiện làm việc: các trang thiết bị đầy đủ, sử dụng tốc, tốc độ cao đáp ứng nhu cầu cuả từng cá nhân. Đảm bảo được sức khỏe và sự thoải mái trong điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên. - Môi trường làm việc: không khí cởi mở, thẳng thắng, những ý tưởng mơí hay công việc khó có thể đưa ra thảo luận và nhờ tập thể giải quyết nhưng quyết định cuối cùng cũng là của nhà lãnh đạo. - Thu nhập là một yếu tố quan trong để tạo nên động cơ làm việc của từng cá nhân. Mức lương cao, chế độ thưởng hợp lý, đúng người, đúng việc thì sẽ thu được những người có năng lực làm việc, thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. - Công ty cần có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên như: cho đi đào tạo nâng cao, đào tạo lại, tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ. Vì trong thời đại hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày, từng giờ, việc cập nhập các kiến thức khoa học cũng như kinh tế, xã hội đối với nhân viên của công ty là rất quan trọng và cần thiết. Và việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công 31 nhân viên sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Đây chỉ là một số giải pháp và kiến nghị xuất phát từ cái nhìn chủ quan của bản thân em nên hẳn phải còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tai công ty TNHH Phúc Thăng Long, em đã nghiên cứu hoạt động và số liệu của công ty để có thể đưa ra kiến nghị như trên nhằm góp phần giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược trong công ty. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 32 KẾT LUẬN Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện môi trường kinh tế luôn biến động thêm vào đó là sự đe doạ chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Trước thực trạng những vấn đề còn tồn tại , công ty TNHH Phúc Thăng Long phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cho việc phát triển. Công ty phải có phương hướng tiếp tục phát huy những mặt mạnh đã đạt được, đã làm được, ngày một nâng cao uy tín và doanh tiếng của mình với khách hàng và thu hút thêm đối tác trên thị trường. Đồng thời công ty buộc phải hoàn chỉnh đưa ra các biện pháp tích cực thích hợp để khắc phục những tồn tại, nâng cao sức cạnh tranh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định trong hoạt động kinh doanh nhưng nhờ có ban lãnh đạo tốt, xác định đúng hướng, cán bộ công nhân viên có kỹ năng kỹ thuật tốt, có trách nhiệm với công việc, công ty TNHH Phúc Thăng Long cũng đã gặt hái được nhiều thành công và tuy là lớp thành lập sau, khi thị trường công nghệ đang dần bão hoà nhưng công ty đã vẫn tạo lập được chỗ đứng vững chắc và uy tín cao trên thị trường tin học Việt Nam. Cuối cùng em xin một lần nữa cảm ơn thầy giáo Trần Ngọc Chương, giám đốc Chu Quang Phú và tập thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Phúc Thăng Long đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Do trình độ có hạn và thời gian thực tế không nhiều nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài luận văn mang tính chuyên đề hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Ha ̀ Nội 2. Giáo trình tổ chức doanh Nghiệp. ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội 3. Giáo trình Marketing. ĐH Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội 4. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ĐH Kinh Doanh Va ̀ Công Nghệ Hà Nội 5. Giáo trình quản trị nhân lực. ĐH Kinh Tế Quốc Dân 6. Thời báo kinh tế 7. Trang web diến đàn kinh tế và một số trang web khác 8. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long, và các tài liệu ở các phòng ban của công ty. 9. Một số tài liệu khác. 34 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ...........................................................................2 PHÚC THĂNG LONG .........................................................................................................................2 I/. SỰ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY .........2 Quá trình hình thành, ngành nghề kinh doanh: .............................................................................2 Bộ máy tổ chức công ty. ................................................................................................................3 II/. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ................................................................................................................5 Mặt hàng kinh doanh và thị trường ...............................................................................................5 Nguồn lực lao động của công ty. ...................................................................................................5 Nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị: ...................................................................................7 1.Nguồn lực về vốn. ......................................................................................................................9 III/. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 .............................10 Sản phẩm và công tác bán hàng: .................................................................................................10 Công tác quản lý. .........................................................................................................................11 CHƯƠNG II/. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 – 2008 ...............................................................................................................................13 I/. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ...............................................................................13 Chỉ tiêu doanh thu trên toàn bộ đồng vốn. ..................................................................................13 Chỉ tiêu doanh thu trên vốn cố định. ...........................................................................................13 1.Chỉ tiêu doanh thu trên vốn lưu động. ......................................................................................15 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định. ............................................................................................15 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động. ..........................................................................................15 II./ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG .................................................................16 1.Năng suất lao động bình quân. .................................................................................................17 Khả năng sinh lời của lao động. ..................................................................................................17 Sức sản xuất của một đồng lương. ..............................................................................................18 Sức sinh lời của một đồng lương. ................................................................................................18 Tốc độ tăng Năng suất lao động bình quân (W) và tốc độ tăng tiền lương. ................................18 III/. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP. .............19 1.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí. .............................................................................20 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu. ...........................................................................20 2.Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty. ..............................................................21 CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÚC THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI ............................................................................................................................................24 I/. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN (2009-2011) ............................................24 Phương hướng phát triển của công ty. .........................................................................................24 Mục tiêu phát triển của công ty. ..................................................................................................24 II/. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA ................................27 CÔNG TY. ......................................................................................................................................27 Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin. ...........................................................................27 Thu hút, tận dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn vốn và cân nhắc vấn đề chi phí của công ty. .....................................................................................................................................................28 Hoàn thiện hơn nghiệp vụ nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ thông tin. ................................29 35 Chính sách quản lý. ....................................................................................................................31 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf033..pdf
Tài liệu liên quan