Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường Cao đẳng Du lịch

Kết luận Tóm lại, ĐG trong dạy học NNCNDL có vai trò quan trọng giúp nắm được trình độ học tập, phát huy được tính sáng tạo, tích cực và hứng thú của người học. Đảm bảo chất lượng ĐG KQHT ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường Cao đẳng du lịch cần được tiến hành trên tất cả các yếu tố của công tác ĐG: hệ thống đánh giá, quy trình đánh giá, giáo viên/người thực hiện đánh giá, hoạt động thu thập minh chứng, việc đưa ra nhận định và tính hữu dụng của công cụ đánh giá. Để đảm bảo chất lượng ĐG KQHT trong dạy học NNCNDL, tác giả đề xuất các trường Cao đẳng du lịch nên thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trên đây, góp phần giúp các nhà trường đào tạo nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ vừa đáp ứng được yêu cầu của các chuẩn đầu ra, vừa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường Cao đẳng Du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 77-83 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH Hoàng Văn Thái Khoa Ngoại ngữ du lịch, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát về đảm bảo chất lượng trong giáo dục; đảm bảo chất lượng đánh giá giáo dục và các yếu tố cần đảm bảo chất lượng trong đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành du lịch; thực trạng và một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập trong dạy học ngoại ngữ chuyên ngành ở các trường Cao đẳng Du lịch. Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, đánh giá kết quả học tập, ngoại ngữ chuyên ngành, du lịch. 1. Mở đầu Đánh giá (ĐG) kết quả học tập (KQHT) là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học (QTDH) nói chung, dạy học ngoại ngữ chuyên ngành du lịch (NNCNDL) nói riêng. ĐG là khâu cuối cùng nhưng cũng là khởi đầu của một chu trình khép kín tiếp theo với chất lượng cao hơn. Khi triển khai đổi mới công tác đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, kết quả ĐG trong QTDH ngoại ngữ chuyên ngành sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nghề nghiệp tương lai của sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, việc ĐG kết quả học tập NNCNDL phải luôn luôn được thực hiện một cách chuyên nghiệp, phải tuân thủ những tiêu chí đảm bảo chất lượng ở các khâu của quá trình ĐG thành tích của người học và dựa trên cơ sở khoa học vững vàng về đo lường ĐG giáo dục cũng như các lí thuyết giảng dạy, học tập, ĐG, sử dụng ngôn ngữ. Do đó, đảm bảo chất lượng (ĐBCL) ĐG KQHT ngoại ngữ chuyên ngành của SV là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay của các trường Cao đẳng Du lịch để kết quả đào tạo ngoại ngữ trong các nhà trường đáp ứng được yêu cầu của các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ theo quy định của Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 và gắn kết được nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp du lịch, khách sạn; góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ “dạy ngoại ngữ theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học” [1] trong đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay. Ngày nhận bài: 10/10/2013. Ngày nhận đăng: 15/05/2014. Liên hệ: Hoàng Văn Thái, e-mail: thaihtc@gmail.com 77 Hoàng Văn Thái 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đảm bảo chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: sinh viên (SV), giáo viên (GV), người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định. TTrong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, theo tác giả khái niệm chất lượng nên được quan tâm trên các khía cạnh sau: chất lượng là khái niệm tương đối, động, đa chiều; chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, ngành cụ thể; chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu, kì vọng của khách hàng. ĐBCL trong cơ sở giáo dục được xác định như các hệ thống, chính sách, qui trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng giáo dục ở mức chuẩn cho phép nhất định và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo để nhà trường hoàn thành sứ mạng [2;67]. Công tác ĐBCL của các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng chuẩn hóa được tiến hành thông qua việc thực hiện 4 chức năng cơ bản của ĐBCL được vận dụng vào thực tiễn giáo dục như sau: xác lập chuẩn; xây dựng các qui trình; xác định các tiêu chí đánh giá; vận hành, đo lường, đánh giá, thu thập và xử lí số liệu. ĐBCL giáo dục cơ bản bao gồm hai thành tố chính là ĐBCL bên ngoài (External Quality Assurance - EQA) và ĐBCL bên trong (Internal Quality Assurance - IQA): - ĐBCL bên ngoài liên quan đến việc đánh giá các hoạt động của một cơ sở giáo dục hoặc các chương trình đào tạo để xác định mức độ đáp ứng các chuẩn tối thiểu đã được đề ra của một tổ chức bên ngoài- có thể là cơ quan ĐBCL của Nhà nước hoặc tổ chức ĐBCL chuyên nghiệp. ĐBCL bên ngoài được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm định, tự đánh giá, đánh giá đồng cấp hoặc hệ thống báo cáo. - ĐBCL bên trong liên quan đến các chính sách và cơ chế nội bộ của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo nhằm bảo đảm cho cơ sở giáo dục hay chương trình đào tạo thực hiện thành công mục đích của mình và đáp ứng được các chuẩn áp dụng cho mỗi cấp học, nghề hoặc môn học cụ thể. Hoạt động ĐBCL bên trong phổ biến nhất trong các nhà trường đó chính là xây dựng hệ thống kiểm tra, thi độc lập với hoạt động giảng dạy, hệ thống tự đánh giá của đơn vị/cá nhân, SV đánh giá GV, đào tạo bồi dưỡng GV, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng văn hóa chất lượng, xây dựng các quy trình, việc lưu trữ kết quả đánh giá, đào tạo... 2.2. Vấn đề đảm bảo chất lượng ĐGKQHT ngoại ngữ chuyên ngành du lịch Theo nghĩa rộng, “đánh giá là một quá trình thu thập thông tin để đưa ra quyết định về sinh viên, chương trình môn học, chương trình đào tạo và chính sách giáo dục” [3;18]. Đánh giá kết quả học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. “Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV, cho nhà trường và bản thân SV để giúp họ học tập tiến bộ hơn” [4;12]. Trong dạy học NNCNDL, theo tác giả, “đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành du lịch là quá 78 Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ... trình thu thập và xử lí thông tin, một cách hệ thống, dựa trên cơ sở lí thuyết nhất định, về mức độ năng lực ngoại ngữ du lịch của người học đã đạt được so với mục tiêu (hay chuẩn đầu ra) của chương trình giáo dục và cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho nhà trường, giáo viên, bản thân người học đưa ra những quyết định phù hợp để tăng cường chất lượng học tập ngoại ngữ chuyên ngành du lịch”. Rõ ràng, quá trình ĐGKQHT ngoại ngữ chuyên ngành du lịch được thực hiện qua ba công đoạn: Quá trình thu thập thông tin đánh giá (xác lập chuẩn ĐG, lựa chọn hình thức và phương pháp ĐG, tổ chức ĐG); quá trình phân tích xử lí thông tin đã thu thập (thông tin định lượng, thông tin định tính, các dạng kết quả cần chú trọng, các phương pháp phân tích kết quả); và quá trình sử dụng kết quả đánh giá (xác nhận trình độ người học, điều chỉnh hoạt động dạy học và chương trình giáo dục hay chính sách ngoại ngữ của nhà trường). Theo AUN-QA (ASEANUniversity Network – Quality Assurance/Hệ thống ĐBCL của các trường đại học Đông Nam Á), các tiêu chí để ĐBCL đánh giá SV, trong đó có cả ĐG KQHT ngoại ngữ, thì quy trình ĐG sinh viên cần phải đạt được các yêu cầu như: được thiết kế để ĐG việc đạt được những kết quả học tập dự kiến cũng như những mục tiêu khác của chương trình; phù hợp với mục đích ĐG, có thể là ĐG chẩn đoán, ĐG quá trình, hay ĐG tổng kết; có các tiêu chí chấm điểm được nêu rõ ràng bằng văn bản; được thực hiện bởi những người có hiểu biết về vai trò của ĐG trong lộ trình phát triển của người học để đạt được những kiến thức và kĩ năng cần thiết tương xứng với bằng cấp sẽ được nhận; nếu có thể, việc ĐG cần được thực hiện dựa trên sự phán đoán của hai giám khảo trở lên; xem xét mọi quy định liên quan đến thi cử để lường trước những trường hợp có thể xảy ra; có các quy định rõ ràng về việc vắng thi, đau ốm và những tình huống khác; bảo đảm rằng việc đánh giá được bảo mật theo đúng quy trình đã được nhà trường nêu rõ; được bộ phận quản lí rà soát thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của quy trình; người học cần được thông báo rõ ràng về chiến lược đánh giá được sử dụng trong chương trình học, các đợt thi cũng như các phương pháp đánh giá khác sẽ được áp dụng, các yêu cầu đối với người học, và các tiêu chí chấm điểm được áp dụng để đánh giá bài làm của họ [5]. Do vậy, chúng tôi cho rằng, ĐBCL đánh giá kết quả học tập NNCNDL ở các trường Cao đẳng Du lịch chính là các hệ thống, chính sách, quy trình, hành động và thái độ đã xác định từ trước và được thực hiện một cách có hệ thống nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng việc đánh giá thành tích học tập của người học trong quá trình dạy học ngoại ngữ chuyên ngành du lịch trên cơ sở các yêu cầu của hệ thống đánh giá, chuẩn năng lực, và các tiêu chí đã thống nhất. 2.3. Những yếu tố cốt lõi cần ĐBCL trong ĐGKQHT ngoại ngữ chuyên ngành du lịch Theo tác giả, để ĐBCL đánh giá kết quả học tập NNCNDL, các trường Cao đẳng Du lịch cần quan tâm ĐBCL hệ thống đánh giá; quy trình đánh giá; giáo viên/người thực hiện đánh giá; hoạt động thu thập minh chứng; việc đưa ra nhận định và cần đặc biệt quan tâm đến tính hữu dụng của công cụ đánh giá (chính là các bài kiểm tra, thi), trong đó: 79 Hoàng Văn Thái - Hệ thống đánh giá là những chính sách, hệ thống văn bản, quá trình đánh giá, đội ngũ tham gia đánh giá và cơ sở vật chất, nguồn lực cần thiết cho công tác ĐG. - Quy trình ĐG là hàng loạt những bước nối tiếp nhau đã được thống nhất giúp thí sinh thực hiện nhiệm vụ của mình theo một chu trình bao gồm các bước đăng kí, ĐG, ghi chép và báo cáo. Quy trình này không chỉ đáp ứng được yêu cầu của những người liên quan (người học, giáo viên, cán bộ quản lí) mà còn phải đơn giản khi triển khai và chi phí không quá cao. - GV/Người thực hiện ĐG có năng lực được thể hiện ở việc đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và khả năng thực hiện ĐG theo những quy tắc của lĩnh vực, nhà trường, khoa, bộ môn. Theo tác giả, GV/người đánh giá ngoại ngữ du lịch, ít nhất phải hội tụ những năng lực, phẩm chất sau: kiến thức và kĩ năng đánh giá ngoại ngữ chuyên ngành; kiến thức thực tiễn về ngành và ngoại ngữ sử dụng trong ngành du lịch; kiến thức và kĩ năng chuyên môn/nghề du lịch; kĩ năng liên nhân cách; khả năng ĐG công bằng và hợp lí; phẩm chất cần thiết của người ĐG công bằng, khách quan. . . - Những kết luận, ĐG có giá trị và đáng tin cậy của GV có được phải dựa trên kết quả phân tích, xử lí một cách đầy đủ và chính xác các minh chứng đã thu được. - Tính hữu dụng của công cụ đánh giá/bài kiểm tra NNCNDL được thể hiện qua độ giá trị (validity), độ tin cậy (reliability), tính xác thực (authenticity), tính tương tác (inter- activeness), sự tác động (impact) và tính thực tiễn chính/khả năng thực thi (practicality) các công cụ đó [6,7]. 2.4. Thực trạng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên các trường Cao đẳng Du lịch ở Việt Nam Các trường Cao đẳng đào tạo chuyên về du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những thành tựu nhất định về ĐGKQHT các môn NNCNDL và bước đầu đã tăng cường được tính chính xác, khách quan và hiệu quả của hoạt động này. Đó là do các trường đã cố gắng tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để cải tiến nội dung và cách thức ĐGKQHT ở các môn học. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế của các phương pháp đánh giá truyền thống, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học ngoại ngữ với những công cụ đánh giá chủ yếu: trắc nghiệm (khách quan và tự luận), các trường Cao đẳng Du lịch cũng cần áp dụng các phương pháp ĐG hiện đại với các phương pháp chủ yếu (hồ sơ học tập, tự đánh giá, đánh giá đồng cấp, ...) để tăng cường tính tích cực của sinh viên và hiệu quả công tác ĐG. Thực tiễn công tác ĐGKQHT các môn NNCNDL tại các trường Cao đẳng đào tạo chuyên về Du lịch vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, khiến cho chất lượng và hiệu quả đào tạo NNCNDL của các nhà trường không thực sự đạt được mục tiêu đã đề ra. Khi phân tích bảng hỏi hỗn hợp gồm các câu hỏi thu thập thông tin định lượng dưới dạng thang likert từ 1 đến 5 (1: nhỏ nhất, 5: lớn nhất) dựa trên giá trị trung bình (mean) và các câu hỏi cung cấp thông tin định tính dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn của 61 giáo viên NNCNDL, chúng tôi thu được kết quả như sau: - Giáo viên có những quan niệm khác nhau về ĐG. Một bộ phận giáo viên NNC- 80 Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ... NDL còn coi ĐG là cho điểm (mean = 3,56); ĐG chưa có tác dụng điều chỉnh việc dạy, học và chương trình giáo dục (mean = 2,95). Nhiều GV vẫn chưa coi trọng vai trò của SV trong quá trình ĐG và cho rằng ĐG không là công việc của SV (mean = 2,84). - Các bước trong quá trình ĐG (phân tích mục tiêu, xác định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp, xây dựng câu hỏi, lựa chọn câu hỏi, tổ chức KT, chấm KT, thống kê phân tích, rút kinh nghiệm) được phần lớn giáo viên cho là quan trọng và rất quan trọng với giá trị trung bình đạt từ 3,30 đến 4,13; trong đó bước xây dựng các câu hỏi KT, thi (mean = 4,13, 57,4% ĐG là quan trọng và 29,5% ĐG rất quan trọng) và chấm bài KT, thi (mean = 3,90, có 48 GV đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng) là các bước được nhiều GV cho là quan trọng nhất. - Trên lớp học NNCNDL, hình thức ĐG thường xuyên (mean = 2,74) và ĐG chuẩn đoán (mean = 1,84) ít được giáo viên thực hiện; - Những phương pháp ĐG được GV sử dụng nhiều là vấn đáp (95,1%), đề thi tổng hợp (98,4%), viết luận (100%). Các phương pháp như SV tự ĐG (16,4%), ĐG bằng phương pháp dự án (4,9%), qua hồ sơ học tập (3,3%), ĐG đồng đẳng (11,5%), ĐG bằng máy tính (3,3%) là những phương pháp ít được sử dụng nhất. Các giáo viên đã chú trọng đến ĐG thực hiện nhưng mới ở mức 63,9% và đã có sự phối hợp nhiều phương pháp ĐG khác nhau với tỉ lệ sử dụng đạt 44,3 - Đề thi chưa được xác định mục đích cụ thể, chưa xây dựng ma trận đề, chưa có văn bản hướng dẫn xây dựng đề thi NNCNDL. Đặc biệt vẫn còn những sai sót (mean =3,69) và tính bảo mật vẫn chưa cao (mean = 3,23) nhất là đề KT, thi vấn đáp; - Năng lực đo lường ĐG ngoại ngữ chuyên ngành của GV phần lớn chưa được đào tạo bài bản (18,0 % qua hội thảo, 24,6% qua đào tạo dài hạn, 47,5% qua đào tạo ngắn hạn) và chủ yếu do tích lũy kinh nghiệm qua sách báo (82,0%), trao đổi kinh nghiệm (100%), quan sát (96,7%), internet (100%). - Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình ĐG kết quả học tập NNCNDL chưa nhiều và chưa hiệu quả. GV chủ yếu ứng dụng trong soạn đề thi (100%), quản lí điểm (100%), còn sử dụng máy tính thi trắc nghiệm ít (13,1%), thu thập minh chứng (6,6%), đặc biệt ít sử dụng phần mềm chuyên dụng để phân tích đề thi (3,3%). 2.5. Một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên các trường Cao đẳng Du lịch ở Việt Nam 2.5.1. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp ĐG theo hướng đánh giá năng lực - Nội dung đánh giá trọng tâm là năng lực ngoại ngữ du lịch bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực chiến lược và năng lực chuyên môn/nghề du lịch. Do đó, cần xây dựng chuẩn NLNNDL tương thích với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020. Bên cạnh đó cần đánh giá cả năng lực tự học, tự nghiên cứu và năng lực làm việc theo nhóm của sinh viên. - Áp dụng đồng bộ chuẩn NLNNDL vào các hình thức đánh giá thường xuyên, đối 81 Hoàng Văn Thái sánh và kết thúc trong qua trình dạy học. - Sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá truyền thống và đánh giá thực (ĐG sáng tạo) trong quá trình dạy học NNCNDL. 2.5.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình ĐG - Ứng dụng trong công tác chuẩn bị ĐG. - Ứng dụng trong công tác biên soạn câu hỏi ĐG. - Ứng dụng trong tổ chức ĐG. - Ứng dụng trong việc sử dụng và quản lí kết quả ĐG. - Ứng dụng trong quản lí điều hành công tác ĐG. 2.5.3. Nâng cao năng lực đo lường và đánh giá ngoại ngữ cho đội ngũ - Tổ chức các khóa tập huấn về đo lường và đánh giá ngoại ngữ chuyên ngành ngắn hạn tại chỗ. - Tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước trong việc đào tạo, tập huấn kĩ năng đánh giá hiện đại. - Cử người đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về đo lường và đánh giá . - Tìm kiếm cơ hội hợp tác song phương, đa phương về nghiên cứu và ứng dụng triển khai các cách đánh giá về năng lực người học trên thế giới. 2.5.4. Pháp chế hóa hoạt ĐG trong dạy học NNCNDL phù hợp với thực tiễn đào tạo - Hoàn thiện quy chế, quy định về hoạt động của hệ thống quản lí ĐGKQHT trong nhà trường phù hợp với thực tiễn giảng dạy và học tập ngoại ngữ cho các nghề du lịch theo tiếp cận năng lực thực hiện (học tại hiện trường, học qua tình huống thực tiễn, học qua mạng, tự đánh giá. . . ). - Xây dựng và ban hành chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ cho từng chuyên ngành/nghề du lịch cụ thể đảm bảo liên thông các trình độ và tương thích với yêu cầu chuẩn đầu ra theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020. - Hoàn thiện quy định về thực hiện kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo tiếp cận năng lực (hình thức, phương pháp, cách thức, công cụ,...). - Xây dựng quy định nhằm đánh giá toàn diện trong quá trình dạy học. - Xây dựng cơ chế giám sát việc đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành của các bên liên quan. 3. Kết luận Tóm lại, ĐG trong dạy học NNCNDL có vai trò quan trọng giúp nắm được trình độ học tập, phát huy được tính sáng tạo, tích cực và hứng thú của người học. Đảm bảo chất lượng ĐG KQHT ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường Cao đẳng du lịch cần được tiến hành trên tất cả các yếu tố của công tác ĐG: hệ thống đánh giá, quy trình đánh giá, giáo viên/người thực hiện đánh giá, hoạt động thu thập minh chứng, việc đưa ra nhận 82 Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ... định và tính hữu dụng của công cụ đánh giá. Để đảm bảo chất lượng ĐG KQHT trong dạy học NNCNDL, tác giả đề xuất các trường Cao đẳng du lịch nên thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trên đây, góp phần giúp các nhà trường đào tạo nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ vừa đáp ứng được yêu cầu của các chuẩn đầu ra, vừa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2013. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-TW ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hà Nội. [2] Nguyễn Quang Giao, 2010. Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng. [3] Nitko, A.J., 2001. Educational Assessment of Students. Prentice Hall. [4] Trần Thị Tuyết Oanh, 2007. Đánh giá và đo lường kết quả học tập. Nxb Đại học sư phạm. [5] AUN-QA, Internal Quality assurance system: Guidelines for the self-assessment. (Google search) [6] Douglas, D., 2000. Assessing Language for Specific Purposes. Cambridge Univer- sity Press. [7] Bachman.L & Palmer.A., 1996. Language Testing in Practice: Designing and De- veloping Useful Language Tests. Oxford University Press. [8] Nguyễn Đức Chính, 2002. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [9] Phạm Thành Nghị, 2000. Quản lí chất lượng giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [10] Hoàng Văn Thái, 2012. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh chuyên ngành trong các trường nghề du lịch Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 41, 3B. ABSTRACT Solutions for quality assurance in learning outcome assessment of languages for specific purposes at tourism specialized colleges This paper focuses on reviewing the main points of quality assurance in education and in educational assessment. However, quality assurance elements in learning outcome assessment, and current situations and solutions for assuring the quality of assessing stu- dents’ learning outcomes of languages for tourism purposes at Tourism specialized Col- leges are mainly discussed in this paper. 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_dam_bao_chat_luong_danh_gia_ket_qua_ho.pdf