Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Phong thổ

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa đất nước ta đã và đang trên đà phát triển xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và công tác thu ngân sách Nhà nước nói riêng được chú trọng, quan tâm và không ngừng đổi mới. Hiện nay, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước là một khâu quan trọng, gắn bó chặt chẽ với công tác quản lý tài chính, Ngân sách Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, chức năng của Kho bạc Nhà nước là quản lý và điều hành quỹ ngân sách nhà nước nhằm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước trên cơ sở đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của quốc gia nhằm đáp ứng quản lý trong tầm vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Với việc chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Phong thổ” nhằm mục đích thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa vị trí, vai trò của Kho bạc Nhà nước trong nhiệm vụ quản lý và điều hành quỹ ngân sách Nhà nước . Đề tài tập trung làm rõ những nội dung cơ bản và ý nghĩa quản lý thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Phong thổ trong những năm qua .Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện trong công tác tập trung quản lý thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước . Để giải quyết nội dung của chuyên đề, kết cấu được chia thành 03 chương Chương1: Lý luận chung về thu NSNN và vai trò của KBNN trong việc quản lý thu NSNN. 1.1. Lý luận chung về thu NSNN. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về thu NSNN. 1.1.2. Phân loại nguồn thu NSNN. 1.2. Vai trò của KBNN trong công tác thu NSNN. 1.2.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN Việt Nam . 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của KBNN. 1.2.3. Mô hình, quy trình thu NSNN qua KBNN . 1.2.4. Vai trò của KBNN trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu NSNN ở KBNN Huyện Phong thổ. 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Phong thổ và các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN qua KBNN Phong thổ. 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Phong thổ 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN ở huyện Phong thổ. 2.1.3.Trách nhiệm của các cơ quan liên quan. 2.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ và các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN . 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ. 2.2.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN. 2.3. Thực trạng công tác quản lý thu qua KBNN huyện. 2.3.1. KBNN tham gia xây dựng kế hoạch Nhà nước và cụ thể hóa thu NSNN trên địa bàn huyện. 2.3.2. KBNN tổ chức quản lý, tập trung các nguồn thu NSNN. - Thu NSNN bằng tiền mặt. + Nguồn thu từ kinh tế quốc doanh. + nguồn thu từ kinh tế tập thể. + Các khoản thu khác. + Vai trò của thu NSNN bằng tiền mặt. - Thu NSNN bằng chuyển khoản. - Những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và tập trung các khoản thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ. 2.3.3. Tổng hợp đánh giá thu NSNN qua KBNN. 2.3.4. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. 2.3.5. Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách. Chương 3: Biện pháp đề xuất và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ. 3.1. Định hướng của ngành KBNN. 3.2. Một số ý kiến đề xuất. 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp Do còn những hạn chế về kiến thức, lý luận và thời gian nghiên cứu nên chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề chưa luận giải và đề xuất được. Song hy vọng đề tài ít nhiều sẽ góp phần vào quá trình nâng cao hiệu lực quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nói chung và Kho bạc Nhà nước Huyện Phong thổ nói riêng để đề tài có tính hiện thực cao.

docx59 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Phong thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình, thủ tục nộp NSNN. - Có quyền khiếu nại các vấn đề vi phạm chế độ thu nộp NSNN của các cơ quan chức năng. * Ngân Hàng nơi đối tượng nộp mở tài khoản. - Có trách nhiệm chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng nộp vào KBNN để nộp KBNN; lập và gửi các chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng biểu mẫu do bộ Tài Chính qui định để KBNN làm căn cứ hạch toán thu NSNN. - Thực hiện trích tài khoản tiền gửi cả đối tượng nộp theo yêu cầu (Bằng văn bản) của cơ quan để thu nộp NSNN theo qui định tại Điều 46 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của chính phủ. 2.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Phong thổ và các nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN: 2.2.1. Cơ cấu tổ chức KBNN Phong thổ. KBNN Phong thổ là một trong 680 KBNN trong cả nước, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của KBNN tỉnh Lai Châu và huyện ủy, HĐND và UBND huyện Phong thổ với chức năng cơ bản là quản lý quỹ NSNN trên địa bàn, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, cơ cấu tổ chức KBNN Phong thổ theo mô hình sau: Sơ đồ 2.1: Tổ chức Kho bạc Nhà nước huyện Phong thổ KBNN tỉnh KBNN huyện Phong thổ Bộ phận Kho quỹ Bộ phận Kế toán Bộ phận KH TVĐTĐ Về tổ chức bộ máy sắp xếp cán bộ KBNN huyện đã bố trí hợp lý đúng người, đúng việc đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của ngành. Kho bạc Nhà nước huyện đã có sự sắp xếp điều chỉnh cán bộ của đơn vị, từng bộ phận chức năng theo khả năng và phần hành nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước. Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ KBNN Phong thổ luôn quan tâm tăng cường bố trí sắp xếp cho cán bộ theo học các lớp đào tạo của KBNN Trung ương và địa phương mở tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ do Kho bạc Nhà nước và bộ tài chính tổ chức, chú trọng đào tạo toàn diện cán bộ về các mặt chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học... Để nâng cao năng lực quản lý điều hành, thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn. Cán bộ lãnh đạo KBNN Phong thổ rất quan tâm công tác này, nhiệm vụ nào cũng đạt hiệu quả cao, cần tổ chức khoa học linh hoạt và sắp xếp bố trí cán bộ, công việc để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn. 2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thu NSNN ở KBNN huyện Phong thổ KBNN Phong thổ là cơ quan tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện. Qua kết quả thu NSNN ở các năm đã đánh giá cao khả năng lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo KBNN huyện cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong KBNN Phong thổ trong nhiệm vụ thu NSNN. Thông qua việc tổ chức tuyên truyền, đôn đốc thu nộp bằng tiền mặt, chuyển khoản, KBNN quản lý các nguồn thu, điều tiết cho NSNN các cấp không để hiện tượng để lại số thu, chậm nộp, dây dưa tiền thuế, tình trạng NSNN cấp dưới chiếm dụng vốn của NSNN cấp trên... Là một huyện tuy còn gặp nhiều khó khăn song KBNN Phong thổ vẫn cố gắng khắc phục vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bảng số 2.2 BÁO CÁO THU NSNN NĂM 2004 - 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Diễn giải Kế hoạch năm 2005 Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2004 So sánh 05/04 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Tổng thu NSNN 56.563 73.891,2 100 64.316,9 100 9.574,3 114,9 1- Thu tại ĐP 7.953 13.122,2 14 12.149,9 15 972,3 115,7 + Thu NSNN=TM 12.186,2 11.337,9 848,3 107,4 + Thu NSNN=CK 936 812 124 115,2 2- Thu bổ sung 48.610 60.769 86 52.167 85 8.602 116,4 (Trích số liệu từ báo cáo thu NSNN năm 2004 - 2005 ) Qua bảng báo cáo thu NSNN trên ta thấy tổng thu NSNN năm 2005 tăng 114,9% so với năm 2004. Thu NSNN bằng tiền mặt năm 2005 so với năm 2004 tăng 107,4%. Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Phong thổ năm 2005 (trừ thu bổ sung của ngân sách cấp trên) 13.122,2. triệu đồng. Trong đó thu NSNN bằng tiền mặt là 12.186,2 triệu đồng chiếm 92,8% trong tổng số thu tại địa phương. Số tiền mặt thu được mới chỉ đảm bảo đến 16,4% cho nhu cầu chi trên địa bàn (vì nhu cầu chi phải trông chờ vào trợ cấp của NS cấp trên) để có đủ tiền mặt chi trên địa bàn phải có biện pháp khơi tăng nguồn thu, KBNN Phong thổ đã phối hợp với ngành Thuế bố trí các điểm thu lưu động và cố định để tập trung nhanh các nguồn thu đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu trên địa bàn huyện. Tổng thu NSNN bằng chuyển khoản năm 2005 tăng 115,2 % so với năm 2004. Tuy tỷ lệ tăng năm 2005 so với năm 2004 vẫn còn thấp trong tình trạng nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn thì con số tăng đó cũng là một sự cố gắng lớn - cơ quan KBNN trực tiếp tiếp nhận các khoản thu nộp NSNN, thực hiện hạch toán thu và phân định số thu cho từng cấp ngân sách theo quy định của pháp luật. KBNN là một chủ thể quản lý, xuất hiện với tư cách độc lập từ ngày 01/04/1990 đã nhanh chóng tham gia vào quản lý vận hành NSNN trong sự phân công của ngành tài chính, cần phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như cơ quan kế hoạch NSNN (Sở tài chính với cơ quan Thuế , Hải quan và các ban ngành). Để giúp cho việc vận hành NSNN được thuận lợi phải làm sao cho mọi khoản thu (kể cả thu trong nước, thu từ bên ngoài, thu bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ) đều được tập trung nhanh chóng, kịp thời đầy đủ vào KBNN, làm sao để mọi người có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí đều tự giác tìm đến KBNN để nộp thuế theo thông báo của cơ quan Thu (cơ quan Thuế) tức là người dân các thành phần kinh tế xã hội đều phải đi nộp thuế chứ không phải Nhà nước đi thu thuế như thời gian trước đây mà cơ quan thu vẫn làm, do đó đây cung là hình thức để đổi mới căn bản phương thức thu nộp NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Qua phân tích ở trên ngoài các nhân tố khách quan thì nhân tố chủ quan đó là KBNN Phong thổ là cơ quan trực tiếp tổ chức thu NSNN trên địa bàn huyện Phong thổ ảnh hưởng trực tiếp doanh số thu trong tổng số thu của NSNN. 2.3. Thực trạng công tác quản lý thu NSNN ở KBNN Phong thổ: Mục đích của việc quản lý thu NSNN là việc tổ chức, đôn đốc thu nhanh, thu đủ thu kịp thời mọi nguồn thu vào NSNN, thực hiện hạch toán kế toán thu và phân định số thu cho từng cấp ngân sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo chi tiêu NSNN. Trước đây khi hệ thống KBNN chưa được hình thành thì việc tổ chức công tác thu NSNN do ngành Thuế và Ngân hàng đảm nhận. (ngành Thuế thu trực tiếp, Ngân hàng thu chuyển khoản). Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, các khoản thu không được tập trung nhanh, đủ, kịp thời vào NSNN, công tác thu trực tiếp do ngành Thuế đảm nhận, hình thức tổ chức được tổ chức theo quy trình khép kín, cơ quan Thuế xác định mức thu, thuế suất rồi tự đôn đốc thu thuế dẫn đến tình trạng xâm chiếm lạm dụng tiền thuế diễn ra phổ biến, làm cho nguồn thu vào NSNN bị chậm trễ, gây thất thoát lớn. Cán bộ thuế còn mất nhiều thời gian đi thu thuế, công việc đôn đốc, kiểm tra thu, tuyên truyền về nghĩa vụ thuế còn nhiều hạn chế. Tình trạng khan hiếm tiền mặt trong các công sở thuộc khối hành chính sự nghiệp luôn xảy ra. Vấn đề thu NSNN bằng tiền mặt càng bức xúc nhằm chi kịp thời cho xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao một bước cho ngành giáo dục đào tạo, giao thông và y tế. Nhà nước giải quyết vấn đề tiền mặt và bội chi ngân sách trong điều kiện NSNN còn ít và chậm bằng cách vay nợ và phát hành giấy bạc. Tất cả những vấn đề trên đã được khắc phục dần từng bước và bước đầu đã có kết quả khả quan từ khi KBNN ra đời và tham gia vào quá trình thu NSNN. 2.3.1. KBNN tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch NSNN, lập và cụ thể hóa thu NSNN các cấp trên địa bàn. Là cơ quan trung ương ngành dọc đóng tại địa phương do đó KBNN phải có trách nhiệm tham gia với cơ quan tài chính, tổ chức đồng cấp thu NSNN hàng quý, năm. Căn cứ vào số liệu tổng hợp về thu NSNN quý của các kỳ trước tại KBNN đồng thời tập trung số liệu thống kê phân tích thu NSNN theo các chỉ tiêu chủ yếu, tình hình số liệu thu NSNN của các Bộ ngành chủ quản, các địa phương để phân tích khả năng tiến độ thu tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoàn thành hay chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch thu NSNN. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ giai đoạn tới để dự kiến khả năng tiến độ thu của kỳ kế hoạch. Từ đó kiến nghị với cơ quan Tài chính sắp xếp, bố trí kế hoạch thu NSNN trên địa bàn cho phù hợp. Xác định các biện pháp khai thác nguồn thu sử dụng nguồn vốn của KBNN để tạm ứng cho ngân sách địa phương. Trên cơ sở kế hoạch ngân sách do cơ quan Tài chính xây dựng và thông báo KBNN lập và cụ thể hóa kế hoạch thu NSNN theo từng cấp trên địa bàn, mỗi một đơn vị KBNN phải xác định được số các khoản thu chủ yếu của NSNN trên mỗi địa bàn quản lý. Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch thu ngân sách cho phù hợp. Kế hoạch thu ngân sách phải dựa trên của cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, số liệu về thu qua KBNN của các kỳ trước để xác định số thu. Nhưng thực tế hiện tại cơ quan Tài chính lập kế hoạch chi ngân sách Nhà nước, cơ quan Thuế xây dựng kế hoạch thu NSNN, KBNN chưa được tham gia trong lĩnh vực này vì chưa có đủ quyền hạn và trách nhiệm để quản lý từng khâu nghiệp vụ. Mỗi cơ quan có những sự độc lập tương đối về chức năng và nhất là về nhiệm vụ được chế định hóa theo quy chế của Nhà nước, xét thấy nếu có sự phối kết hợp giữa các cơ quan Kho bạc Nhà nước với cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính đảm bảo điều kiện và khả năng của từng cơ cấu có sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền địa phương thì sẽ phát huy tối đa được sức mạnh riêng có của từng ngành, mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong xây dựng kế hoạch thu NSNN, với tâm lý của người làm kế hoạch bao giờ cũng muốn xây dựng kế hoạch thấp để có cơ sở phấn đấu đạt được hoặc điều chỉnh vượt lên chút ít thì đó lại là một thành tích lớn. Hơn nữa nếu phấn đấu thu năm nay cao hơn thì năm sau sẽ ra chỉ tiêu cao hơn nữa, như vậy khó có thể thực hiện được. Vì vậy chính quyền các cấp phải coi ba bộ phận Tài chính, Thuế, KBNN là công cụ quản lý, tham mưu của mình có biện pháp sử dụng công cụ này một cách nhạy bén và thực hiện thống nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm khơi tăng nguồn thu trên địa bàn. 2.3.2. KBNN tổ chức quản lý tập trung các nguồn thu NSNN. Với chức năng nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Do vậy Tất cả các khoản thu NSNN đều được nộp vào KBNN thông qua hệ thống KBNN. KBNN thực hiện tiếp nhận, tập trung các khoản thu vào KBNN theo lệnh của người chuẩn thu đó là cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính. Nội dung của việc tổ chức thu trên địa bàn huyện Phong thổ, KBNN Phong thổ kết hợp với cơ quan Tài chính đồng cấp, cơ quan Thuế tổ chức tập trung nhanh các khoản thu cho NSNN bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản. Kiểm tra đối chiếu với cơ quan Thuế về số tiền thực nộp. KBNN tổ chức các điểm thu cố định và thu lưu động trực tiếp thu tiền vào KBNN. Bên cạnh việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao KBNN còn tham gia với cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, các cấp xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm. Về việc tổ chức thực hiện thu ngân sách, KBNN Phong thổ đã phối kết hợp với chi Cục thuế, phân loại nguồn thu, đối tượng thu, địa bàn thu. Trên cơ sở đó tổ chức bố trí mạng lưới thu thuế phù hợp với các đối tượng nộp thuế, phù hợp với đối tượng, đặc điểm, tính chất của từng nguồn thu. Cải tiến từng bước quy trình thu nộp, tổ chức và triển khai các điểm thu lưu động ở các đầu mối giao lưu kinh tế. KBNN đã cùng cơ quan Thuế thông báo thời gian làm việc, bố trí cán bộ và phương tiện tổ chức thu ngoài giờ, ngày lễ, ngày chủ nhật đảm bảo thu nhanh kịp thời ngay trong ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế không phải chờ đợi, từng bước mở rộng phạm vi thu thuế trực tiếp qua KBNN để tập trung nhanh kịp thời nguồn thu vào NSNN. Qua hơn 15 năm đi vào hoạt động KBNN Phong thổ với nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách của mình đã góp phần thực hiện tốt chủ trương đường lối phát triển kinh tế do Đại hội Tỉnh Đảng bộ, huyện Đảng bộ đề ra, đã từng bước góp phần đưa nền kinh tế của huyện có bước phát triển theo xu hướng phát triển chung của tỉnh. Công tác quản lý thu đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên cùng với các bước phát triển chung của toàn ngành bên cạnh những thuận lợi Kho bạc Nhà nước Phong thổ những năm qua còn gặp không ít những khó khăn .Song bằng sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đạt được một số thành tích nhất định do cải tiến quy trình thu trực tiếp qua KBNN, cải tiến chế độ kế toán thu (về thủ tục hạch toán) từng bước áp dụng tin học trong việc tổng hợp số thu triệt để khai thác thu bằng tiền mặt đồng thời kết hợp với ngành Ngân hàng cải tiến khâu điều hòa tiền mặt và thanh toán... nên việc thu NSNN các cấp đạt được kết quả đáng kể. * Thu NSNN bằng tiền mặt: Thu NSNN bằng tiền mặt thông qua việc thu tiền thuế từ cơ quan Thuế và thu tiền mặt do triển khai công tác thu trực tiếp đến các đối tượng nộp thuế của KBNN. Dựa trên kế hoạch chính thức thông báo thu NSNN có chia ra quý năm của cơ quan Tài chính và sổ bộ thuế, kế hoạch thu của cơ quan Thuế, KBNN phải nắm chắc các khoản thu trong kế hoạch, tính chất đặc điểm các khoản thu từ đó khai thác nguồn thu vào NSNN bằng tiền mặt. Xem xét đặc điểm các hoạt động của các chủ thể nộp thuế để tổ chức thành các địa điểm thu cố định hay lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Thu NSNN bằng tiền mặt ở KBNN Phong thổ chủ yếu thu từ kinh tế tập thể, cá thể như thu thuế sử dụng đất, thuế TNDN, thuế GTGT và một số khoản thu phí và lệ phí qua con đường thu trực tiếp của Kho bạc Nhà nước Phong thổ. Bảng số 2.3: BÁO CÁO THỐNG KÊ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT NĂM ĐVT: Triệu đồng TT Diễn giải KH năm 2005 TH năm 2005 TH năm 2004 So sánh 2005/2004 (%) A Thu ngân sách nhà nước 7.246 11.377,1 11.080,7 102,6 I Thu từ thuế 5.231 4.076 3.771 108,0 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 612 521 570 91,4 2 Thuế VAT 1.400 1.846 1.545 119,4 3 Các loại thuế khác 3.219 2.535 1.656 153,0 II Thu phí lệ phí 246 680 697 97,5 1 Phí trước bạ 76 97 66 146,9 2 Phí và lệ phí khác 170 583 631 92,3 III Thu vay 4.318 4.360 99,0 1 Vay dân 4.318 4.360 99,0 IV Các khoản thu khác 1.769 2.303,1 2.270,7 101,4 1 Thu phạt 136,1 136.7 99,5 2 Thu nợ 17 100 3 Thu khác bằng tiền mặt 1.769 2.167 2.117 102,3 B Thu tiền gửi các ĐVGD 978.6 876 111,7 TỔNG THU 7.246 12.355,7 11.956,7 103,3 Nguồn trích từ báo cáo thống kê thu NSNN bằng tiền mặt ( 2004- 2005) Nhìn bảng số liệu trên ta thấy năm 2005 thu NSNN bằng tiền mặt ở KBNN Phong thổ tăng 103,3% so với năm 2004. Các nguồn thu NSNN bằng tiền mặt bao gồm các nguồn thu từ khu vực kinh tế tập thể và cá thể. Đặc biệt các khoản thu khác (vay của dân). KBNN tổ chức thu trực tiếp đến các đối tượng nộp thuế qua KBNN. Như vậy hoạt động thu NSNN được phân chia thành 2 phía - Một bên là hoạt động thu còn một bên là hoạt động của các đối tượng nộp thuế. Trong quá trình thu NSNN bằng tiền mặt ở KBNN Phong thổ nổi lên hai hoạt động chủ yếu sau: - Nguồn thu từ Thuế: Năm 2005 là năm nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào những hoạt động đổi mới hết sức sâu sắc: Với một hệ thống thuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế đã góp phần thực hiện sự bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN, tạo sự cạnh tranh lành mạnh để phát triển kinh tế. Đánh giá nguồn thu từ Thuế đã góp phần thúc đẩy các xí nghiệp quốc doanh chuyển dần sang chế độ hạch toán kinh tế, từng bước khắc phục được tình trạng lãi giả, lỗ thật trong các thành phần kinh tế - Số thu của NSNN bằng tiền mặt từ các thành phần kinh tế năm 2005 đạt 305 triệu đồng tăng 108,% so với năm 2004. Xét về thực chất thì số thu từ các thành phần kinh tế (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và các loại thuế khác) số thu năm 2005 so với năm 2004 đạt 108,8%. Tuy số thu từ các thành phần kinh tế tiền mặt trong năm 2005 so với năm 2004 tăng không đáng kể song thực tế cho thấy hiện nay tình trạng khan hiếm về tiền mặt không còn như trước nữa hầu hết các nhu cầu chi trả bằng tiền mặt đều được áp dụng đầy đủ. Hơn nữa năm 2005 là năm nền kinh tế đã thực sự đi vào ổn định. Do vậy các thành phần kinh tế không nhất thiết phải nộp thuế bằng tiền mặt nữa, mà họ có thể nộp bằng chuyển khoản tùy thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong phương thức thanh toán để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Về phía các xí nghiệp, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể họ phải tuân thủ theo luật kinh doanh và cơ chế phân phối thu nhập sau khi có thu nhập thì số thu nhập đó phải được ưu tiên trả lương cho cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo đời sống cho họ và nộp thuế cho Nhà nước. Sau đó mới tiến hành phân phối khác. Các xí nghiệp, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể có nộp thuế bằng tiền mặt hay không còn tùy thuộc vào quỹ tiền mặt trong xí nghiệp. - Nguồn thu từ phí và lệ phí khác: Các khoản thu từ phí và lệ phí khác chủ yếu là thu từ khu vực kinh tế tập thể, cá thể đó là điều mà chúng ta rất quan tâm ,khoản thu này trong năm 2005 đạt 680 triệu đồng chiếm 5,5% trong tổng số thu tiền mặt năm 2005; so với năm 2004, qua phương thức tổ chức thu thuế trực tiếp qua KBNN nhằm tập trung nhanh chóng, đầy đủ kịp thời các nguồn thu của NSNN. Phối hợp với ngành Thuế xây dựng quy trình tổ chức thu nộp một cách hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng luật định và việc huy động vốn (vay của dân). Từ nhận thức thực tiễn thuế là nguồn thu chủ yếu của gân sách trong đó thuế thu từ kinh tế tập thể, cá thể chiếm tỷ trọng không lớn lắm song rất quan trọng. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm cải tiến quy trình thu nộp vào NSNN. Để tạo nguồn thu cho NSNN và kỷ cương đảm bảo cho sự công bằng xã hội, chủ trương vận động các đối tượng nộp thuế đi nộp trực tiếp vào KBNN là một bước triển khai luật thuế, thực hiện chủ trương này nhằm tập trung nhanh mọi nguồn thu vào NSNN. Với tinh thần trách nhiệm trên KBNN Phong thổ đã chủ động tổ chức hội nghị giao ban cùng với cơ quan chi cục thuế đưa ra biên bản cam kết về trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên sau khi thống nhất ý kiến cơ sở để thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện Phong thổ tổ chức 2 điểm thu trong đó có 1 điểm thu cố định là tại trụ sở KBNN huyện, 1 điểm thu lưu động tại khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng là nơi tập trung đầu mối giao lưu buôn bán với trung quốc . Căn cứ vào đặc, điều kiện điểm địa bàn đi lại khó khăn và tính chất của các khoản thu, thời gian thu lưu động thống nhất vào những ngày cuối tháng từ ngày 20 đến ngày 30 hàng tháng. Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh có thu nhập trong tháng thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. bố trí mỗi bàn thu ít nhất là 2 cán bộ gồm 1 kế toán và 1 thủ quỹ thu. Kế toán vào sổ nhật ký quỹ, thủ quỹ thu tiền. Công việc thu thuế tại các bàn thu mang tính chất liệt kê các khoản tiền thu nộp, cán bộ đi thu lưu động có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ (tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ) bảng kê từng loại tiền nộp nhận đầy đủ số tiền nộp như số tiền ghi trên nhật ký quỹ, và số tiền trên chứng từ nộp tiền, mọi công việc tiếp theo hạch toán ghi sổ điều tiết cho các cấp đều dồn vào cuối ngày do thủ quỹ, kế toán thu thực hiện. Công việc đặt ra không ít những khó khăn, hầu hết lịch thu lưu động đều bố trí cả vào ngày chủ nhật, ngày lễ. Đây cũng là khó khăn chung . Song với tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong đơn vị, do đó hàng năm KBNN Phong thổ luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch trên giao, khẳng định được vị thế, tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Mặt khác hàng tháng, quý ban lãnh đạo KBNN Phong thổ luôn luôn quan tâm chỉ đạo điều hành sát sao, nghiêm túc nhắc nhở cán bộ công chức trong phần hành nhiệm vụ được giao phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, thu đúng thu đủ, chính xác mọi khoản tiền của của các đối tượng nộp thuế, đề cao tính trung thực làm việc có hiệu quả. Trong các cuộc họp tổ chức rút kinh nghiệm, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp tổ chức tốt hơn nữa trong công tác quản lý thu nộp vào NSNN. Kịp thời biểu dương khen thưởng những gương người tốt việc tốt, nghiêm túc xử lý các cá nhân có biểu hiện tiêu cực, không tôn trọng quy trình làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan. - Vai trò thu NSNN bằng tiền mặt: Trong công tác quản lý thu NSNN bằng tiền mặt nhiều hay ít, nhanh hay chậm đều ảnh hưởng trực tiếp tới chi NSNN bằng tiền mặt. Ảnh hưởng sâu sắc tới các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của Nhà nước cho các ngành như sản xuất kinh doanh, đầu tư XDCB, hành chính sự nghiệp... KBNN đã sử dụng các nguồn thu bằng tiền mặt để chi lương cho khối hành chính sự nghiệp, thanh toán trợ cấp xã hội cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội, đáp ứng 100% nhu cầu chi tiền mặt của khối an ninh quốc phòng. Thu NSNN bằng tiền mặt hàng năm không những ảnh hưởng tới chi NSNN bằng tiền mặt kịp thời cùng với vốn từ quỹ tài chính quốc gia và chương trình cấp phát XDCB như: Chương trình 135, Trung tâm cụm xã, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, dự án 661, chương trình xóa đói giảm nghèo… Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN tỉnh Lai Châu. KBNN Phong thổ cùng với các KBNN tham gia điều chuyển vốn kiềm chế tập trung thống nhất về tiền mặt, góp phần kiềm chế lạm phát và điều hòa lưu thông tiền tệ. Thu NSNN bằng tiền mặt vào KBNN tăng dần hàng năm thể hiện qua các năm vấn đề này hiện nay được đánh giá cao là thành tích của KBNN. KBNN tổ chức thu, chi tiền mặt hợp lý, đúng kế hoạch, tham gia với Ngân hàng trong vấn đề điều hòa tiền mặt làm cho chi tiêu bằng tiền mặt phù hợp hợp lý. Năm 2005 với một bước đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý quỹ NSNN, KBNN đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu NSNN bằng tiền mặt. Cho đến nay Chính phủ đã thừa nhận việc thu thuế trực tiếp qua KBNN là biện pháp hữu hiệu tích cực nhất, những kết quả đạt được là rất khả quan . Tuy nhiên đây cũng chỉ là thành tích khiêm tốn công tác thu đặc biệt bằng tiền mặt còn rất nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về nguồn thu. Với tư cách, chức năng của người quản lý quỹ NSNN, KBNN Phong thổ không thể hài lòng dừng lại với thành tích đã đạt được mà cần khắc phục khó khăn, kết hợp với các ngành khơi tăng nguồn thu, chống thất thu để thu nhanh, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mọi nguồn thu vào NSNN. Để thu NSNN đúng vị trí là công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. * Thu NSNN bằng chuyển khoản: Thu NSNN bằng chuyển khoản đây là một hình thức thu gián tiếp qua Ngân hàng các khoản thu nộp vào NSNN. Thu bằng cách trích chuyển khoản của đơn vị nộp thuế (phí và lệ phí) có tài khoản tại Ngân hàng hay Kho bạc vào tài khoản thu NSNN. Các nguồn thu bằng chuyển khoản vào NSNN chủ yếu từ các xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, cá thể và các khoản thu trợ cấp của ngân sách cấp trên. Thu NSNN bằng chuyển khoản năm 2005 tăng so với thu chuyển khoản năm 2004 là 15,2%. Thu NSNN năm 2005 bằng chuyển khoản và thu trợ cấp ngân sách cấp trên là 61.705 triệu đồng tăng 85,8% so với năm 2004. Trong tổng số thu ngân sách bằng chuyển khoản còn lại là thuế GTGT, thuế TNDN, phí và lệ phí khác,... Các hình thức thu ngân sách bằng chuyển khoản chủ yếu dưới hình thức giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản, lệnh chi trợ cấp từ ngân sách cấp trên: Hàng tháng khi cơ quan Thuế ra thông báo các xí nghiệp, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, lập giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản, đem đến Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản thanh toán yêu cầu trích chuyển số tiền phải nộp vào NSNN từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi Ngân hàng nơi đơn vị nộp tiền thuế vào ngân sách. KBNN Phong thổ đã và đang quản lý một nguồn thu cho NSNN. Tính đầy đủ của nguồn thu đã đáp ứng được kịp thời của khoản thu này, KBNN Phong thổ phải tăng cường mối quan hệ giữa Kho bạc với Ngân hàng trong việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tổ chức luân chuyển chứng từ và điều hòa thu chi tiền mặt cần xem xét đến thời gian luân chuyển chứng từ ngắn nhất từ khi chứng từ vào Ngân hàng và ngược lại từ Ngân hàng về KBNN. Việc xử lý chứng từ luân chuyển trong ngày hoặc chậm nhất là 2 ngày. Các khoản thu NSNN bằng chuyển khoản được kế toán thu ngân sách tập trung vào NSNN ngay trong ngày, hạch toán các khoản thu NSNN theo đúng chương loại khoản hạng mục tiểu mục theo mục lục NSNN và phân chia các khoản thu cho từng cấp ngân sách được hưởng theo tỷ lệ quy định. * Những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và tập trung các khoản thu NSNN ở KBNN Phong thổ. Hiện nay tình trạng thất thu về thuế vẫn là một vấn đề nan giải nguồn thu vào NSNN từ phí và lệ phí, chưa đầy đủ, vẫn còn ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý các nguồn thu vào NSNN. Thu NSNN trên địa bàn huyện Phong thổ đã có nhiều cố gắng, việc chống thất thu, đôn đốc tận thu được quan tâm hơn trước. Song huyện Phong thổ là huyện vùng núi cao, kinh tế kém phát triển nên nguồn thu còn nhỏ bé, do vậy năm 2005 và những năm tiếp theo phấn đấu để kích thích tăng trưởng phải áp dụng hàng loạt các biện pháp khác như tạo môi trường sản xuất hình thành thuận lợi, kích thích các hoạt động sản xuất, chú trọng phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn - Các sản phẩm có giá trị tạo nguồn thu lớn cho NSNN khai thác triệt để thế mạnh của cả 3 vùng kinh tế huy động khả năng của mọi thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất kinh doanh. Từ mục tiêu để phát triển nền kinh tế của huyện là mấu chốt cơ bản để tăng nguồn thu cho NSNN thì phải thực hiện chính sách thu linh hoạt, tùy theo sự biến động của nền kinh tế, thu NSNN không chỉ nhằm mục tiêu tạo nguồn tài chính cho Nhà nước, mà còn có mục tiêu quan trọng là điều chỉnh các hoạt động kinh tế bởi thu NSNN đặc biệt là thu từ Thuế có độ nhạy cảm cao đối với sản xuất kinh doanh. Cho nên việc điều chỉnh lãi suất tăng hoặc giảm sẽ có tác dụng trực tiếp tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Một chính sách thuế tích cực sẽ có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Những tồn tại của hệ thống thuế và cơ chế quản lý thu thuế hiện hành. - Về chính sách Thuế: Trong công tác quản lý thu sự nghiệp còn bị buông lỏng, chưa thật sự chú trọng, chưa có phương án khoán thu , nên việc quản lý thu của đơn vị sự nghiệp còn mang tính hình thức, bởi vì theo quy định thì các khoản thu được để lại theo tỷ lệ đã được quy định để chi trước, phần còn lại mới nộp vào NSNN. Do đó cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước thực tế không quản lý đầy đủ được nguồn thu này . Hệ thống thuế của ta còn phức tạp chưa phù hợp với điều kiện và trình độ của cán bộ quản lý thu thuế, cũng như đối tượng nộp thuế chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh. Nội dung một số luật thuế quy định chưa thật rõ ràng làm cho các đối tượng nộp thuế có tư tưởng hoài nghi chính sách thuế. Chính sách thuế hiện hành chưa bao quát được toàn bộ đối tượng thu và nguồn thu, chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế đối với các thành phần kinh tế, vẫn còn sự phân biệt giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, phạm vi miễn giảm thuế còn rộng, nội dung được miễm giảm cũng chưa được quy định rõ ràng, nên tình trạng tùy tiện làm cho tính nghiêm túc của pháp luật bị vi miễnphạm, làm cho nguồn thu về thuế bị giảm sút. Ví dụ như quy định về hoàn thuế GTGT chưa cụ thể từ đó có thể dẫn đến việc một số trường hợp lợi dụng quy định này để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. - Về cơ chế quản lý thuế: Do hệ thống luật thuế chưa đồng bộ nên khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Trong thực tế ta còn xem nhẹ vai trò của Nhà nước trong việc xử lý và cưỡng chế thi hành về luật thuế đối với các đối tượng cố tình vi phạm, từ đó làm cho tác dụng của luật bị hạn chế. Tổ chức ngành Thuế hiện chưa thống nhất và tập trung vào một mối. Tình hình này không những gây khó khăn cho việc chỉ đạo và quản lý thống nhất trong nội bộ ngành, mà còn làm cho việc tổng hợp số liệu về thuế không đảm bảo chính xác kịp thời. Trình độ quản lý của cán bộ thuế hiện nay còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra, số cán bộ đào tạo qua các trường nghiệp vụ chuyên môn chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Tổ chức quản lý thu thuế thiếu chặt chẽ, thất thu còn lớn nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh tế địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục kê khai nộp thuế, một số các cơ sở ngoài quốc doanh chưa thực hiện chế độ sổ kế toán, chứng từ. Do vậy phải áp dụng hình thức khoán, nên tác dụng của chính sách thuế bị hạn chế. Vấn đề hiện nay còn tồn tại là các quỹ ngoài NSNN của cấp chính quyền vẫn còn các nguồn thu để lại tại địa phương chưa nộp hết vào NSNN. Cần xây dựng một cơ chế thu NSNN tập trung thống nhất trong cả nước . Sự phối hợp giữa các cơ quan Tài chính, Thuế, KBNN chưa chặt chẽ thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh của từng ngành để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN. Để hoàn thành tốt hơn nữa KBNN phải phối hợp với các ngành tài chính,Thuế, Ngân hàng, chỉ tiêu thu ngân sách năm sau, kế hoạch phân bổ cụ thể đối với các cấp các ngành các đơn vị. Trên cơ sở đó bàn biện pháp phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách Nhà nước như: - Cải tiến công tác thu: Tăng cường kiểm soát thu NSNN thông qua việc đối chiếu với khách hàng thông báo với ngành Thuế. Hiện nay thất thu còn khá lớn, tình trạng cố tình che giấu nguồn thu, tự động chiếm dụng các khoản nộp ngân sách, tính sai các khoản phải nộp, tự động miễn giảm các khoản phải nộp vào NSNN vẫn còn diễn ra. KBNN chỉ như người thủ quỹ tập trung tiền vào NSNN chưa phát huy được vai trò giám sát đối với các khoản thu KBNN cần mở rộng mạng lưới thu thuế trực tiếp, tạo mọi điều kiện cho các đối tượng nộp thuế nâng cao uy tín và hiệu quả của việc thu thuế trực tiếp qua KBNN, tạo điều kiện thuận lợi cho những người nộp thuế có thể giám sát việc thu thuế vì vậy việc mở rộng thu thuế qua KBNN là vấn đề quan trọng để đưa công tác thu trở thành công cụ quản lý quan trọng, tăng cường công tác quản lý kinh tế vĩ mô. Cần nhận thức rõ mối quan hệ ràng buộc giữa hệ thống ngân sách, Thuế, KBNN, kế toán trong nền kinh tế thị trường, cơ chế chỉ đạo việc thực hiện ngân sách đúng hướng. 2.3.3. Tổng hợp đánh giá thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Bộ máy tổ chức thu thuế ở huyện phong thổ ( Việc sắp xếp, phân công, bố trí cán bộ phù hợp với nhiệm vụ của ngành: Để đánh giá thực trạng về kết quả đã đạt được trong công tác quản lý thu trực tiếp qua KBNN huyện phong thổ đã có những bước phát triển rất khả quan. Do đó đã tạo điều kiện để KBNN Phong thổ vươn lên đón nhận tốt công tác quản lý thu NSNN qua KBNN. Với việc vận dụng các điều kiện thực tế tại địa phương KBNN Phong thổ đã cụ thể hóa các thông tư hướng dẫn số: 80/2003/TT-BTC, Công văn số: 1188/KB-TH của KBNN nên tỷ trọng số thu trực tiếp qua Kho bạc ngày càng được nâng lên. Các khoản thu sự nghiệp của đơn vị có thu được đôn đốc kịp thời vào NSNN và quản lý chi theo dự toán được duyệt. Các khoản thu đóng góp, huy động ( Quỹ an ninh, Quốc phòng, Phòng chống bão lụt, lao động công ích...) KBNN thống nhất với cơ quan Tài chính quy định các đơn vị thu nộp quản lý qua KBNN và thực hiện thu chi theo quy định của luật NSNN. Trong công tác quản lý thu NSNN việc xây dựng dự toán thu quý, năm phân định đối tượng địa bàn nộp thuế của cơ quan Thu gửi KBNN kịp thời và cụ thể hơn, giúp cho việc phối hợp thu thuế trực tiếp qua KBNN của KBNN thuận lợi hơn. Ngoài việc tham gia xây dựng kế hoạch NSNN. KBNN tiến hành tổng hợp số thu và tồn quỹ ngân sách các cấp, báo cáo đầy đủ kịp thời chính xác cho KBNN cấp trên và cơ quan Tài chính đồng cấp tình hình số liệu về thu chi NSNN để phục vụ cho việc quản lý và điều hành NSNN. Các chỉ tiêu thu chi NSNN được tổng hợp và đánh giá thống kê phân tích theo nội dụng công tác quản lý NSNN như sau: - Phân theo cấp ngân sách. - Phân theo cấp quản lý kinh tế. - Phân theo các khoản thu chi của NSNN. Trên cơ sở tổng hợp thống kê các số liệu KBNN phân tích tình hình thực hiện thu của kỳ trước để rút ra những nhận định, đánh giá về việc thực hiện kế hoạch ngân sách kiến nghị với UBND huyện và Phòng Tài chính, Chi cục Thuế những biện pháp nhằm tăng nguồn thu, kiểm soát việc chấp hành luật NSNN. Khi kết thúcxử lýngân sách KBNN và cơ quan Tài chính phối hợp khóa sổ thu chi NSNN xử lý các khoản thu chi ngoài NSNN, các khoản vay giữa các cấp KBNN theo đúng tiến độ quy định . Xuất phát từ việc thực hiện thu NSNN nói trên cho thấy việc thực hiện Nhiệm vụ thu còn có một số khó khăn tồn tại trong việc quản lý thu NSNN hiện nay là: Đối tượng nộp thuế trực tiếp qua KBNN còn hạn chế do phạm vi địa bàn quản lý rộng, số điểm thu qua KBNN và việc bố trí cán bộ có hạn nên tình trạng thu gom, cơ quan Thu tự thu sau đó nộp KBNN vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Việc phân định rõ đối tượng nộp thuế trực tiếp vào KBNN, đối tượng nộp cơ quan Thu và niêm yết công khai danh sách các đối tượng nộp thuế ở huyện còn chưa tốt nên gây khó khăn trong công tác quản lý thu NSNN. 2.3.4. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cân đối cho ngân sách huyện. Nguồn thu này chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số thu NSNN. Như vậy Phong thổ là một huyện bội chi về NS chiếm 84,5% số thu trong tổng thu NSNN năm 2005 tỷ lệ tự cân đối mới chỉ đạt 15,5% còn lại phải chờ vào nguồn trợ cấp từ NS cấp trên. Nguồn thu này lớn hơn nhưng không thể coi là nguồn thu chủ yếu của NS huyện được. Như vậy các cấp chính quyền ở huyện cần có biện pháp tháo gỡ để bồi dưỡng nguồn thu từ đó tăng thu cho NS huyện đảm bảo cân đối thu chi NS trên địa bàn. 2.3.5.Thu bù đắp thiếu hụt NSNN : Sự cần thiết phải bù đắp thiếu hụt NSNN: Trong điều hành ngân sách hiện tượng phổ biến hiện nay là nhu cầu chi rất lớn ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Nguồn thu NSNN tập trung vào KBNN không đủ để đáp ứng nhu cầu chi của NS trong điều kiện đổi mới của đất nước nhu cầu chi xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị, chi cho phát triển văn hóa, y tế, chi cho các chương trình dân trí dân sinh... Do đó để bù đắp thiếu hụt NS giảm bội chi NS, ngoài những khoản thu trong NS, KBNN tham gia vào huy động vốn cho đầu tư phát triển bằng các nguồn tài chính nhàn dỗi trong các tầng lớp nhân dân, khoản thu này gọi là thu bù đắp thiếu hụt trong NSNN. Từ đây thực hiện chủ trương chính sách của Chính phủ không phát hành tiền cho bội chi NSNN. Thực chất của thu bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước là Nhà nước thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển qua hệ thống KBNN. Các hình thức huy động vốn. - Vay của các tầng lớp nhân dân (Phát hành, trái phiếu,công trái). - Vay của Ngân hàng Nhà nước. Thông qua hình thức phát hành, trái phiếu, công trái Kho bạc với các loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau nhằm huy động các nguồn vốn nhàn dỗi trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của NSNN. Việc tăng cường huy động mọi nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng quốc tế là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc đổi mới đất nước. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách cần phải được quan tâm. Trên địa bàn huyện Phong thổ năm 2005 thu vay dân 4.360 triệu đồng so với năm 2004 giảm 42 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn vay trong nước thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu Kho bạc cần được chú trọng hơn nữa để chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong tổng số các nguồn bù đắp thiếu hụt NSNN.Việc tăng cường vay nợ đã trở thành giải pháp chủ yếu góp phần hạn chế và từng bước đi đến chấm dứt phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt NSNN. Trong công tác quản lý thu trực tiếp NSNN qua KBNN, hàng năm ngoài các phần hành nhiệm vụ khác được giao để đáp ứng được yêu cầu trong công tác tổ chức, quản lý thu NSNN. Việc sắp xếp, phân công, bố trí cán bộ phù hợp với nhiệm vụ chung của ngành . Để đánh giá thực trạng và kết quả đã đạt được trong công tác tổ chức thu nộp vào NSNN , KBNN phong thổ đã có những quyết sách linh hoạt việc vận dụng biên chế, bố trí đúng người , đúng việc . Do đó đã tạo điều kiện để KBNN phong thổ đi lên đón nhận tốt công tác quản lý thu NSNN qua KBNN. Song để từng bước hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển chung của ngành trong những năm tới KBNN phong thổ cần được bổ sung thêm về biên chế để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ , góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương . Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẬP TRUNG QUẢN LÝ CÁC NGUỒN THU NSNN Ở KBNN PHONG THỔ. Hiện nay, việc khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu là hết sức quan trọng vì có thu mới có chi, thực tế các nguồn thu của ta chưa khai thác triệt để, việc quản lý nguồn thu, khai thác nguồn thu còn yếu, các khoản thu lệ phí và tiền phạt do phân cấp quản lý ngân sách của ta hiện nay còn quá nhiều các tầng nấc trung gian, mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Chính vì vậy nguồn thu của NSNN còn nhiều kẽ hở, thất thoát. Vì vậy nên cần có chế độ quy định rõ ràng , phân cấp cụ thể về công tác thu, để có thể thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật có như vậy mới gây lòng tin trong nhân dân và có khuyến khích cụ thể để dân ta hiểu hơn về chính sách của Nhà nước. Để công tác thu NSNN phát huy đầy đủ vai trò của mình là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế trên quan điểm nhìn nhận thực tế tôi xin đề xuất những định hướng cụ thể của ngành Kho bạc và một số ý kiến đề xuất như sau: 3.1. Định hướng của ngành Kho bạc Nhà nước : Năm 2004 thực hiện Luật NSNN số: 01/2002/QH11 ban hành ngày 16/12/2002 thay thế Luật NSNN năm 1998. Do đó việc quản lý thu NSNN qua KBNN yêu cầu ngày càng chặt chẽ để đảm bảo mọi nguồn thu đều được tập trung vào NSNN. Muốn đạt được yêu cầu đó KBNN phải xây dựng định hướng cụ thể: - Phải kế thừa và phát huy những thành tích, kết quả đã đã đạt được trong công tác quản lý thu NSNN qua KBNN nhằm không ngừng hoàn thiện , nhiệm vụ chức năng xây dựng và phát triển hệ thống KBNN nói chung và KBNN Phong thổ nói riêng. Tiếp tục phấn đấu kiện toàn và thực hiện tốt nhiệm vụ tập trung quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN phấn đấu đưa tỷ lệ thu NSNN trực tiếp qua KBNN từ xấp xỉ 20% hiện nay lên 35% vào năm 2008 và 50% vào năm 2010. - Trước hết phải có biện pháp tạo vốn, vì vốn tiền tệ là tiền đề của quá trình phát triển kinh tế, nên tạo vốn phải được quan tâm đúng mức nhất là đối với địa bàn huyện Phong thổ, nguồn thu rất hạn hẹp cần có chính sách đúng đắn tập trung các nguồn thu, tận thu các nguồn có khả năng thu được vào NSNN, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành Thuế, Tài chính, KBNN, trong việc tập trung đôn đốc thu thông tin cho các cấp chính quyền trong việc quản lý điều hành quỹ NSNN. Việc tạo vốn các nguồn thu đây không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Tài chính mà là trách nhiệm chung của Nhà nước của chính quyền các cấp vì vậy dù ngành Thuế, KBNN là những đơn vị quản lý theo ngành nhưng chủ yếu hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, nên chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức nhằm sử dụng các công cụ này kết hợp với việc phát huy hết khả năng trách nhiệm của ngành trong việc quản lý và điều hành NSNN trên địa bàn. Một mặt thể hiện việc chấp hành các chế độ chính sách là trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Mặt khác nếu ngành Thuế và KBNN kết hợp với nhau mà lại không có sự phối hợp của các ngành với sức mạnh của chính quyền thì cũng không thể tồn tại và thực hiện được. - Để động viên thuế, phí và lệ phí vào NSNN ngày càng nhiều đòi hỏi phải tăng thu trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khai thác và quản lý tốt mọi nguồn thu. Đồng thời phải coi chính sách thu và nuôi dưỡng nguồn thu, xúc tiến chương trình cải cách từng bước hệ thống thuế theo hướng đơn giản, thuế suất hợp lý đảm bảo dễ tính dễ thu, nhằm khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh đổi mới công nghệ. - Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, khu vực kinh doanh dịch vụ cả trong và ngoài kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế cá thể ngày càng phát triển ngành Thuế cần phải phối hợp với ngành thống kê để tiến hành điều tra toàn diện các loại hình kinh doanh để có cơ sở điều chỉnh doanh thu, thuế suất cho hợp lý hơn. - Hệ thống phí, lệ phí còn nhiều phức tạp, Nhà nước kiểm soát chưa thực sự chặt chẽ, sử dụng nguồn thu này đạt hiệu quả chưa cao ở các cấp, đặc biệt là cấp NS xã. Nên cần có sự thống nhất việc quy định và quản lý các loại phí, lệ phí do các ngành, địa phương trước đây và hiện nay đang tự thu chi. Đảm bảo tập trung nhanh nguồn thu này vào NSNN để bố trí sử dụng hợp lý theo chế độ. - Để việc thu NSNN được đầy đủ phải tăng cường chống thất thu cho thuế, công tác tuyên truyền nộp thuế cần được mở rộng và phát huy, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về nghĩa vụ và quyền lợi nộp thuế của công dân, khi đó đơn vị và cá nhân tự giác đem tiền đến KBNN nộp vào NSNN chứ không còn tình trạng cơ quan thuế đi thu thuế vào NSNN, đồng thời phổ biến những hình thức xử lý về vi phạm pháp luật trong thi hành Luật thuế. - Về tổ chức quản lý thu thuế phải tăng cường công tác kiểm tra thu các hộ kinh doanh nhỏ, thông qua hình thức duyệt sổ bộ, tăng cường hoạt động của các đội chống thất thu, điều chỉnh mức thuế thường xuyên theo từng tháng phù hợp với doanh thu thực tế, đảm bảo công khai công bằng bình đẳng trong kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước. - Cải tiến phương pháp tổ chức quản lý thu bằng cách tăng cường sự phối hợp giữa ngành tài chính, Thuế, KBNN, Công an, Quản lý thị trường và cơ quan chính quyền địa phương trên cơ sở các quy chế do chính phủ ban hành phối hợp với công tác liên ngành nói trên. Trong đó xác định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của từng ngành trong việc quản lý thuế và quản lý ngân sách nói chung. Đồng thời phải tuyên truyền làm cho người dân có ý thức được nghĩa vụ và sự tiện lợi khi nộp trực tiếp vào KBNN không qua cơ quan trung gian. - Để phục vụ tốt cho công tác xây dựng và lập kế hoạch tài chính công tác kiểm tra, kiểm soát và thông tin báo cáo. Vấn đề thông tin điện báo, báo cáo ngày, tháng, quý năm của các đơn vị KBNN yêu cầu phải nhanh, kịp thời chính xác đáp ứng việc quản lý và điều hành NSNN của KBNN cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp. 3.2. Một số ý kiến đề xuất: Thu NSNN trực tiếp qua KBNN là một biện pháp lớn làm tăng hiệu lực quản lý của cơ quan Thuế, KBNN và mang lại nhiều hiệu quả. Đề nghị Bộ Tài chính, KBNN Trung ương nghiên cứu, tổng kết để hoàn thiện các văn bản pháp qui cần thiết, quan tâm đúng mức việc chỉ đạo, mở rộng việc thu NSNN ở các cơ quan đơn vị Kho bạc. - Phần thủ tục chứng từ, quy trình nộp tại các điểm thu tại KBNN còn chưa hợp lý, không thể hiện nộp thuế trực tiếp qua KBNN mà gần giống như việc giao tay ba, biên lai cho người nộp thuế không có chữ ký của người đủ thẩm quyền. Do đó, cần phải có văn bản pháp qui quy định rõ chức năng nhiệm vụ của KBNN, Ngân hàng trong việc thu thuế. Quy định thẩm quyền phạt đối với những đối tượng nộp chậm.... - Hiện nay tiền mặt không còn khan hiếm như trước nữa nhưng sự có mặt của nó trên thị trường vẫn cần thiết do đó việc tận thu thuế bằng tiền mặt vẫn cần phải quan tâm để tận thu tiền mặt vào NSNN. Vì vậy, đề nghị ngành Thuế và UBND huyện ủng hộ tạo mọi điều kiện để KBNN có thể thu thuế bằng tiền mặt đối với các đơn vị có nguồn thu bằng tiền mặt theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với doanh thu tiền mặt của doanh nghiệp. - Đối với xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể nên trực tiếp nộp vào KBNN, tránh tình trạng xâm tiêu tiền thuế, lấy thu bù chi ở các đơn vị để tập trung nhanh nguồn thu vào NSNN. - Đề nghị KBNN cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức hiện có, thông qua nhiều hình thức đào tạo khác nhau, nhằm thực hiện tốt việc chuyên môn hóa nghiệp vụ KBNN - Trong việc tuyển dụng cán bộ đòi hỏi các nhà quản lý cũng cần xem xét và có những tiêu chuẩn đưa ra để kiểm chứng trước khi tuyển dụng . - KBNN cần hoàn thiện và phát triển hệ thống tin học tổ chức hệ thống tin học đến tất cả các đơn vị KBNN trong tỉnh từng bước quản lý điều hành KBNN bằng tin học thực hiện nối mạng trong cả nước, nối mạng với cơ quan Tài chính, Thuế, Ngân hàng để nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành NSNN. 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp. - Cần sớm ban hành các thông tư hướng dẫn liên ngành về trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý thu NSNN qua KBNN, để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thu nộp trực tiếp qua KBNN, tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. - Mọi khoản thu NSNN đều được nộp trực tiếp vào NSNN qua KBNN theo đúng luật NSNN. Muốn vậy phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế của Nhà nước để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước của mọi thành phần kinh tế - Xã hội trong việc kê khai, tính thuế và trách nhiệm về tính chính xác số liệu kê khai đối với người nộp thuế. - Để tạo điều kiện cho KBNN hoàn thành nhiệm vụ của mình là quản lý quỹ ngân sách phải huy động vốn cho NSNN và đặc biệt là để thực hiện thông tư 39 triển khai thực hiện thu thuế trực tiếp qua KBNN, tiến tới tất cả các khoản thu NSNN đều phải nộp vào NSNN cần phải mở rộng mạng lưới thu thuế trực tiếp mở thêm các điểm thu cố định và lưu động để giảm bớt khâu trung gian tập trung nhanh gọn các nguồn thu vào NSNN. - Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện thủ tục và quy trình thu NSNN qua KBNN, trong đó mẫu giấy nộp tiền và nội dung ghi trên giấy đều được thống nhất chung theo quy định . - Để việc thu NSNN được đầy đủ thì phải tăng cường chống thất thu thuế thông qua tuyên truyền cần làm tốt công tác tư tưởng nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo đúng chính sách, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội và xây dựng thói quen tôn trọng pháp luật của mọi thành viên trong xã hội. Đồng thời Nhà nước phải có biện pháp xử lý các trường hợp vị phạm nghiêm minh hơn, có như vậy mới đảm bảo được kỷ cương của pháp luật. KẾT LUẬN Nhìn lại quá trình ra đời và phát triển qua bước đi của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Phong thổ nói riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao trong công tác quản lý và điều hành quỹ NSNN. Với kết quả đã đạt được đã khẳng định được tính khách quan, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng trong sự nghiệp đổi mới và hoàn thiện nhiệm vụ, chức năng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính Nhà nước, ổn định lưu thông tiền tệ đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý NSNN trên địa bàn. Tuy nhiên với những kết quả đã đạt được trong những năm qua thì chặng đường tiếp theo của KBNN Phong thổ cũng còn không ít những khó khăn thử thách, cần sớm có những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN, và thực sự trở thành công cụ tài chính điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Mục tiêu, phương hướng và giải pháp trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN qua KBNN theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý của hệ thống tài chính nói chung, Kho bạc Nhà nước nói riêng và hiệu quả NSNN trên địa bàn huyện , đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đề tài được lựa chọn nghiên cứu góp phần vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN ở cả nước nói chung, trên địa bàn huyện nói riêng . Đề tài đã cố gắng tập trung giải quyết các nhiệm vụ đặt ra , làm rõ về mạt lý luận và phân tích thực trạng quản lý quỹ NSNN qua KBNN ở địa bàn huyện. Phát huy những kết quả đã đạt được trong hơn 15 năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo của KBNN tỉnh Lai Châu, chính quyền địa phương, với truyền thống đoàn kết thống nhất một lòng, sự phối kết hợp các cấp các ngành trong toàn tỉnh chắc chắn rằng KBNN Phong thổ sẽ tiếp tục vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Nghiệp vụ quản lý KBNN “nhà xuất bản tài chính” tháng 5 năm 1997. 2- Thông tư 80/TT- BTC ngày 13/08/2003 (Thông tư hướng dẫn tập trung quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN) 3- Quyết định 130/QĐ-BTC ngày 18/08/2003 V/v ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc. 4- Văn bản số 1188/KB- KHTH ngày 10/09/2003 (về việc hướng dẫn tập trung quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. 5- Công văn số 1193 /KB/KT ngày 11/09/2003 V/v hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc. 6- Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH 11 ngày 17/06/2003. 7- Hệ thống mục lục NSNN - nhà xuất bản tài chính tháng 01/ năm 2003 8- nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của chính phủ qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 9- Thông tư số 128/2003TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 BTC hướng dẫn thi hành nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của chính phủ. 10- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của BTC về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. 11- Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của chính phủ qui định chi tiết thuế giá trị gia tăng và luật sửa đổi bổ Sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng 12- Thông tư số 120/2003/tt-btc ngày 12 tháng 12 năm 2003 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 158/2003/nđ-cp ngày 10/12/2003. 13- Giáo trình Quản lý kinh tế I (NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2001). Quản lý kinh tế II (NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2002) Trường Đại học KTQD. Chủ biên GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - PGS.TS. Mai Văn Bưu. 14- Giáo trình Khoa học quản lý tập I - Đại học KTQD. NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2004 . 15- Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế - Đại học KTQD. NXB Lao động xã hội, năm 2005. Chủ biên: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - PGS.TS. Mai Văn Bưu. 16- Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. 17- Báo cáo thu NSNN của KBNN huyện Phong Thổ năm 2004 và năm 2005. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT1145.docx
Tài liệu liên quan