Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần săt thép Cửu Long

LỜI MỞ ĐẦU Trong thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hóa diễn ra hết sức sôi động khắp hành tinh, mọi quốc gia đều có xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới để có những sự phát triển toàn diện, đem lại những lợi ích cho người dân của mình. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO và đóng vai trò ngày một quan trọng trong APEC, AFTA, và các tổ chức kinh tế có uy tín khác trên thế giới Hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế quốc gia và góp phần đắc lực vào trong công cuộc Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa của đất nuớc. Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long, đứng trên gốc độ từ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, mà trong đó nhập khẩu đang đóng vai trò chủ đạo thì việc tăng doanh số nhập khẩu là điều tất yếu để duy trì sự tồn tại của công ty. Chính điều này cũng đòi hỏi ở công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu có như vậy mới có thể tăng hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tham gia hoạt động kinh doanh thì cũng phải chịu áp lực từ nhiều phía chứ không riêng gì Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long. Do đó khi muốn nắm bắt được vấn đề này, tôi xin đi sâu vào tìm hiểu tình hình nhập khẩu của công ty. Đồng thời tìm hiểu những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu như sự lựa chọn phương thức thanh toán, cũng như những nhân tố chủ quan và khách quan khác đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Thông qua đó, để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thép tại công ty, đây là mục đích chính của đề tài thực hiện. Không ngoài mục đích mang tính cập nhật trong chuyên đề nên các số liệu phân tích cũng như tình hình hoạt động của công ty nằm trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009. Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long thuộc khu công nghiệp Tân Tạo thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp phân tích thống kê: dùng để đánh giá số liệu thống kê từ các nguồn sau: Báo cáo tài chính, bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009. Do đó việc phân tích tình hình nhập khẩu của công ty sẽ dựa trên số liệu của công ty, từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty từ trước đến nay và giải pháp để nâng cao hiệu quả cho công ty trong thời gian tới. Báo cáo thường niên của công ty. Từ Internet, sách chuyên ngành, báo chí, tập san, Phương pháp so sánh: các chỉ tiêu kinh tế trong chuyên đề được lượng hóa có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của từng chỉ tiêu. Cụ thể có tác dụng sau So sánh số liệu giữa các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009. So sánh tình hình nhập khẩu của các mặt hàng qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009. Phương pháp quy nạp, duy vật và biện chứng: được sử dụng xuyên suốt đề tài để đảm bảo tính khách quan, khoa học của nó Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam Phần 2: Thực trạng nhập khẩu thép tại Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thép tại Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long Mục lục phía dưới

doc109 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần săt thép Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác. Trích PGS-TS Trần Hoàng Ngân, “Thanh Toán Quốc Tế”, NXB Thống Kê, năm 2003 Rủi ro tỷ giá hối đoái thường xảy ra khi dưới hình thức của một chênh lệch giữa giá đặt mua và giá chào bán của tiền tệ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau dưới tác động của kinh tế chính trị của một nước. Để thấy được rủi ro hối đoái phát sinh như thế nào ta lấy ví dụ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu tác động trực tiếp và nặng nề một khi tỷ giá đồng tiền giao dịch biến động theo chiều bất lợi. Chẳng hạn, giá trị một hợp đồng nhập khẩu của Cty A ký vào ngày 3/7/2007 với tỷ giá USD/VND là 16.139. Họ phải thanh toán vào thời điểm 3/8/2007, lúc đó tỷ giá là 16.164. Chênh lệch tỷ giá là 25 đồng. Nếu đó là hợp đồng trị giá 1 triệu USD, VND phải bù đắp do chênh lệch tỷ giá là 25 triệu đồng. Cty B xuất khẩu gỗ chế biến sang EU sẽ nhận thanh toán bằng Eur. Ví dụ, giá trị hợp đồng là 1 triệu Eur. Ngày Cty này ký hợp đồng với đối tác tỷ giá EUR/VND là 20.220, tương đương 20,22 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh toán, tỷ giá EUR/VND là 20.100. Khi đó, Cty B đã bị thiệt hại 120 triệu đồng do sự biến động của tỷ giá EUR/VND. Rủi ro chủ quan (Do bản thân doanh nghiệp tạo ra) Nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường và khách hàng rất hời hợt, không được chú trọng: Hình 2.18 Rủi ro trong xuất nhập khẩu (Nguồn: kinhtethitruong.com.vn) Doanh nghiệp đói thông tin, đặc biệt là thông tin về dự báo cung cầu, giá cả và xu thế biến động giá Thông tin về thị trường và khách hàng, đặc biệt là những khách hàng mới còn sơ sài, chưa được hệ thống và phân tích nhận định để định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin về khả năng tài chính của khách hàng càng khó thu thập, do không đạt được độ tin cậy trong giao kết, cũng như là phía doanh nghiệp Việt Nam chưa có động thái công khai khả năng tài chính của mình. Đây là nhân tố hết sức quan trọng tác động đến quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn khách hàng là đối tác, nhưng vẫn chưa được quan tâm chú trọng. Tâm lý kinh doanh chủ quan, nôn nóng: Do thiếu đầu ra nên doanh nghiệp nôn nóng trong việc chấp nhận khách hàng làm đối tác giao kết hợp đồng; chấp nhận chịu thua thiệt để có cơ hội ký được hợp đồng, xâm nhập thị trường, thậm chí sẵn sàng phá giá giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Tâm lý mua rẻ bán đắt thường dẫn đến việc doanh nghiệp vô tình chấp nhận những điều kiện bất lợi; chỉ nhìn thấy những cái lợi ngắn hạn mà không suy xét doanh nghiệp có thể gánh chịu tổn thất trong dài hạn. Có không ít doanh nghiệp bị đối tác nước ngòai lừa đảo đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn về mặt vật chất và ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh Tư tưởng dễ người dễ ta thể hiện rõ trong đàm phán và giao kết hợp đồng, do đó rất khó phân định trách nhiệm khi tranh chấp. Kinh nghiệm giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài còn non yếu: Khá nhiều doanh nghiệp không nắm được nguyên tắc và nguyên lý khi giao kết với khách hàng, thường với những hợp đồng có giá trị lớn phải dựa vào dự thảo do đối tác đưa ra. Trình độ ngoại ngữ nhìn chung còn bất cập, nhiều doanh nghiệp khi nghiên cứu hoặc soạn hợp đồng lúng túng nhất là khi đối tác dùng ngôn ngữ để cài đặt “bẫy” Dễ chấp nhận qua loa, đại khái, chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc giao kết hợp đồng. Chưa nắm rõ pháp luật và phong tục tập quán quốc tế và nước ngoài: Hình 2.19 Rủi ro chủ quan (Nguồn: kinhtethitruong.com.vn) Nhiều doanh nghiệp chưa nắm được nguyên tắc, nguyên lý điều chỉnh của hệ thống các điều ước quốc tế. Với hệ thống pháp luật nước ngoài và sự điều chỉnh của chúng đối với hợp đồng như thế nào, doanh nghiệp cũng lúng túng và phải chịu theo sự diễn giải bất lợi của đối tác. Có rất nhiều thông lệ và tập quán được áp dụng khá phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế nhưng các doanh nghiệp chưa nắm vững, thậm chí chưa biết vận dụng. Phối hợp yếu tố cung cầu giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới chưa nhịp nhàng: Nhiều doanh nghiệp chưa có sự kết dính hai yếu tố nội ngoại trong từng thương vụ, sự khập khiểng này vô tình làm nhiều cam kết bị phá vỡ dẫn đến vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà không nằm trong ý muốn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bị khách hàng nước ngoài khiếu nại và khiếu kiện, đặc biệt phổ biến là những khiếu nại về thời gian giao hàng và số lượng hàng được giao (thường khách lấy lý do sự vi phạm trên của doanh nghiệp nước ta gây cho họ nhiều thiệt hại) Phòng tránh rủi ro Ruỉ ro khách quan (Nguồn: tuoitre.com.vn) Hình 2.20 Động đất ở Tứ Xuyên – Trung Quốc Ngày 15 tháng 5 năm 2008 trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn năm 1976, giết chết hơn 250.000 người. Sau trận động đất đã khiến nhu cầu sắt thép tăng cao, dẫn đến giá thép tăng đột biến trong năm 2008 đây cũng là năm mà ngành thép chịu những biến động phức tạp khiến cho tình hình thị trường rất khó dự báo được chính xác Giá dầu thế giới tăng cao dẫn đến hàng loạt mặt hàng tăng cao trong đó có cả giá thép, kèm theo sự sụp đổ đột ngột của thị trường bất động sản Mỹ đã làm nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng kéo dài đến năm 2009. Nhu cầu tiêu thụ giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng ngành thép cũng ảm đạm trong những tháng cuối năm 2008 khiến cho bản thân công ty cũng chịu tổn thất, một lượng hàng tồn kho không bán được cuối năm 2008. Rủi ro trong phương thức thanh toán do ảnh hưởng của việc biến động tỉ giá Giải pháp của công ty: Luôn đo lường biến động thị trường trong khi tìm kiếm nhà cung ứng và quyết định đồng tiền thanh toán sao cho khả thi nhất Thực hiện thương thảo với nhà xuất khẩu có thể gia hạn thêm thời hạn thanh toán nếu tỉ giá tăng quá cao nằm ngoài khả năng thanh toán hiện tại của công ty Yêu cầu ngân hàng mở L/C cho công ty vay nợ bằng chính lô hàng nhập khẩu để thanh toán cho phía nhà xuất khẩu Rủi ro chủ quan Nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường và khách hàng rất hời hợt, không được chú trọng: Nhà xuất khẩu không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù công ty- nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng Giải pháp của công ty: Tìm hiểu kỹ bạn hàng Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác Quy định rõ điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện hợp đồng. Hai bên ký quỹ tại ngân hàng, yêu cầu những công cụ ngân hàng như: thư tín dụng dự phòng, performance bond, bank guarantee… Nhà xuất khẩu chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp Giải pháp của công ty: Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng Thời gian đưa hàng lên tàu Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy nhà xuất khẩu không thực hiện được Nhà xuất khẩu chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới Chuyển tải hàng hóa: Giải pháp của công ty: Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó Tu chỉnh L/C nếu cần Trường hợp giao hàng từng phần Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững yêu cầu của L/C Cho phép giao hàng làm mấy lần Thời gian giao hàng mấy lần Khối lượng hàng giao mấy lần Tâm lý kinh doanh chủ quan, nôn nóng: Ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán Giải pháp của công ty Mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay ngân hàng đại lý của ngân hàng pháp hành L/C tại nước xuất khẩu Kinh nghiệm giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài còn non yếu: Rủi ro như: nhà xuất khẩu lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định Giải pháp của công ty: Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F) Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu Mua bảo hiểm cho hàng hoá Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed... Chưa nắm rõ pháp luật và phong tục tập quán quốc tế và nước ngoài: Rủi ro từ những quy định liên quan đến mặt hàng thép bị thay đổi tại nước xuất khẩu. Giải pháp của công ty: Tìm hiểu những quy định luật pháp của nước xuất khẩu và luôn luôn chủ động cập nhập thông tin thay đổi Liên hệ sự hổ trợ của các doanh nghiệp, hiệp hội cùng trong ngành thép Nhắc nhở nhân viên xuất nhập khẩu luôn theo dõi những thay đổi quy định liên quan đến mặt hàng thép nhập khẩu nếu có thay đổi kịp thời xử lý Luôn mua hàng từ nhiều nhà cung ứng để không bị thụ động chịu rủi ro Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ Giải pháp của công ty: Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung. Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn) Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice) Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection) Hình 2.21 Tài trợ rủi ro (Nguồn: kinhtethitruong.com.vn) Tài trợ rủi ro Dù phòng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng không thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả tổn thất. Khi rủi ro xảy ra trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Các biện pháp tài trợ thích hợp được chia làm 2 nhóm: Tự khắc phục rủi ro là phương pháp mà chính bản thân công ty phải tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với các nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả Nguồn tự có của chính công ty: Lập quỹ bảo hiểm tài trợ rủi ro được trích một phần từ lợi nhuận kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học dựa trên mức độ rủi ro của từng chuyến nhập khẩu thép. Chuyển giao rủi ro: đối với những tài sản đã được mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra việc đầu tiên là công ty phải làm đơn khiếu nại đòi bồi thường. Tính vào chi phí bán hàng: như tính toán đưa vào giá thành bán ra bao gồm chi phí rủi ro, chi phí này phụ thuộc vào mức độ rủi ro của từng đợt hàng Thành lập quỹ tài trợ rủi ro trích từ lợi nhuận kinh doanh của công ty Ngoài những biện pháp nêu trên khi gặp rủi ro còn có thể nhận được sự tài trợ tủ chính phủ, các cơ quan tổ chức có liên đới. Những kết quả đạt được Trong những năm qua hoạt động nhập khẩu thép của Công ty đã góp phần vào cung cấp lượng nguyên liệu thép đầu vào cho nhu cầu tiêu thụ thép trong nước. Mặc dù ngành kinh doanh thép trong năm vừa qua có nhiều biến động, giá thép liên tục tăng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thép nói chung và của các Công ty kinh doanh thương mại nói riêng. Tuy nhiên Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép một cách có hiệu quả. Hàng năm Công ty nhập khẩu hàng nghìn tấn thép với các chủng loại khác nhau phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Trong những năm gần đây Công ty luôn chủ động mở rộng tìm kiếm đối tác mới nhằm tạo ra nguồn cung cấp thép có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, giảm thiểu được chi phí vận chuyển từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Về hình thức nhập khẩu thép, Công ty thường nhập khẩu trực tiếp, tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty.Công ty đã áp dụng các phương thức thanh toán bảo đảm an toàn, ít rủi ro trong hoạt động nhập khẩu như mở thư tín dụng L/C, Chuyển tiền,.... Những tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại Một là, trong những qua kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng lên hàng năm. Tuy nhiên quy mô nhập khẩu thép của Công ty chưa lớn, chưa tương xứng với thế mạnh của Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Hai là, thị trường nhập khẩu thép của Công ty mới chỉ dừng lại ở một số thị trường truyền thống có quan hệ đối tác lâu dài như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, chưa tận dụng khai thác được nhiều thị trường mới. Do Công ty chưa đầu tư nhiều cho công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm kiếm đối tác mới. Ba là, chủng loại thép nhập khẩu của Công ty còn hạn chế, chưa đa dạng chủng loại, chủ yếu là nhập khẩu thép cuộn, thép tấm và thép lá. Công ty mới mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép được mấy năm, hơn nữa Công ty chưa mở rộng đa dạng khách hàng tiêu thụ sản phẩm thép nhập khẩu trong nước. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan Một là, do Công ty mớí chuyển đổi sang hình thức hoạt theo hình Thức Công ty cổ phần, bước đầu phải tổ chức lại mạng lưới kinh doanh, bố trí nhân sự, sắp xếp lại lao động. Tuy đã có sự chuẩn bị trước, chủ động triển khai nhưng cũng gặp những khó khăn và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty và ở các đơn vị trực thuộc. Hai là, nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép với quy mô lớn. Mặt khác do Công ty phân bổ nguồn lực kinh doanh nhiều mặt hàng nhập khẩu khác cũng như đầu tư kinh doanh nội địa cho nên nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép còn hạn chế. Ba là, do Công ty chưa chú trọng đến công tác tìm hiểu, nghiên cứu phát triển thị trường nước ngoài, nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác xúc tiến thương mại chưa được chú trọng nhiều. Hơn nữa do Công ty mới được thành lập nên chưa có nhiều mối quan hệ cũng như kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Mới chỉ tận dụng được các mối quan hệ từ trước. Nguyên nhân khách quan Một là, tình hình thế giới và trong nước biến động thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả các mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh. Giá vàng tăng mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua lên tới 850.000 đ/ chỉ vào thời điểm những tháng cuối năm 2004 và tăng vọt lên 2.213.000 đ/chỉ vào ngày 24/09/2009 (theo www.giavang.net). Giá dầu mỏ và sắt thép cũng tăng kỉ lục và biến động thất thường. Hai là, chính sách thuế của Nhà nước thay đổi nhiều dẫn đến việc kinh doanh hàng hóa của Công ty gặp nhiều khó khăn, rủi ro, mạo hiểm. Ba là, các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong nước và quốc tế , có uy tín trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép. Bốn là, giá cả thép nhập khẩu trong thời gian qua liên tục biến động không ổn định, giá thép tăng liên tục. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty.   GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán trong nước (Nguồn: tinkinhte.com.vn) Đối với thị trường nhập khẩu Hình 3.1 Hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm nhà cung ứng thép mới. Thiết lập được mối quan hệ bạn hàng cung cấp rộng khắp là rất quan trọng tạo nguồn hàng ổn định và chất lượng cho Công ty. Hiện nay Công ty mới chỉ có quan hệ với một số bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Úc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc... trước sự biến động phức tạp của thị trường thép Công ty cần phải tìm kiếm các đối tác mới. Công ty phải có chính sách và giải pháp để mở rộng mối quan hệ với bạn hàng và đồng thời duy trì mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với các nhà cung ứng hiện nay. Các giải pháp cụ thể mà Công ty cần phải tiến hành với bạn hàng là nghiên cứu tìm hiểu kỹ các thông tin về môi trường kinh tế - chính trị - luật pháp của các nước bạn hàng nhằm tạo cơ sở cho việc đàm phám ký kết hợp đồng, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cung cấp thép, thiết lập mối quan hệ rộng khắp đối với các nhà cung cấp ở mỗi nước bạn hàng, thường xuyên cập nhật thông tin về năng lực sản xuất, quy mô và khả năng cung ứng của mỗi nhà cung cấp. Từng bước mở rộng danh mục nhà cung cấp thép trong thời gian tới. Xúc tiến thăm dò thị trường, tìm hiểu tập hợp thông tin về thị trường thép của các nhà cung cấp lớn như Ấn Độ.. đối tác trong khu vực để tận dụng chi phí về vận chuyến. Đối với thị trường xuất bán trong nước (Nguồn: kinhte24h.com.vn) Hình 3.2 Thị trường thép trong nước Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu xây dựng các công trình như: hệ thống giao thông vận tải, tòa nhà cao ốc, hàng loạt khách sạn, dự án mang tầm vĩ mô thì đây chính là thị trường vô cùng tiềm năng cho hoạt động kinh doanh mặt hàng thép phát triển. Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu thép và bán ra thị trường trong nước thì nhất thiết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trong nước và tìm cách mở rộng thị phần của mình ra thị trường đầy hấp dẫn này. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trong nước bằng cách duy trì, củng cố thị trường cũ các khu vực kinh doanh hiện tại, mở rộng ra các khu vực mới mà công ty đã nghiên cứu, khảo sát thấy tiềm năng. Nghiên cứu khảo sát thị trường VN để xác định lại nhu cầu khách hàng về mặt hàng thép như thế trong giai đoạn kinh tế suy thoái đang từng bước phục hồi trong năm 2009. Điều chỉnh lại hoạt động sản xuất phù hợp với lượng cầu trên thị trường, phù hợp với khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty cần phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin thị trường, những nhận xét của các chuyên gia, các phương tiện truyền thông có uy tín để căn cứ vào đó đưa ra cái nhìn sáng suốt những chuyển biến thị trường. Đây là điều cần cải thiện tại công ty, vì đã tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu thì thông tin thị trường cực kỳ quan trọng để có thề cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới khi mà họ đã có sự chuyên nghiệp trong việc nhìn nhận các bước chuyển thị trường. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng Thật ra khi kinh doanh, thì bất kỳ công ty nào cũng cần có nhu cầu vay vốn để có thể tiến hành mua nguyên vật liệu, nhập khẩu máy móc, tiến hành chi trả các khỏan phát sinh khác…Nên thật sự hữu ích khi Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng như: Vietcombank, Sacombank, Techcombank, Eximbank… đều này giúp cho công ty có thể hưởng được những ưu đãi về lãi suất cho vay, thời hạn trả chậm vốn vay, hay phần trăm ký quỹ khi mở L/C nhập khẩu. Ví dụ như khi có mối quan hệ tốt đẹp tin tưởng thì khi có nhu cầu vay, Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long gửi hồ sơ vào ngày hôm nay thì sang ngày hôm sau là xong, trong khi một số công ty khác đòi hỏi phải mất vài ba ngày. Hoặc, các thủ tục khác như mở L/C, giải ngân... cũng được giải quyết rốt ráo, không bị làm cho trì trệ. Những ưu điểm đó thật sự hết sức quan trọng đối với một công ty nhập khẩu như Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh khó khăn hiện nay. Muốn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, thì công ty cần phải thực hiện tốt việc: trả trước hoặc đúng hạn các vốn vay, khi không đủ tài chính để ký quỹ bổ sung thì công ty có thể thế nhận nợ bằng bất động sản và hàng hóa nhập khẩu, điều quan trọng là phải luôn giữ chữ tín và thái độ hợp tác với ngân hàng sẽ giúp tạo thiện cảm đôi bên. Giả định nếu không có ngân hàng thì chắc chắn công ty sẽ vô cùng khó khăn trong việc xoay xở nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của mình. Chẳng hạn, có những lúc công ty mở L/C để nhập khẩu thép thì nguồn vốn vay đã chiếm tới 80%... Tăng cường liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu Cơ hội đầu tư, tài chính, kinh nghiệm và phạm vi hoạt động luôn luôn là mục tiêu tìm kiếm của các doanh nghiệp trên con đường đi tìm lợi nhuận. Sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, hay giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có quan hệ mật thiết và giữa các doanh nghiệp với Ngân hàng sẽ tạo nên một thể thống nhất, hài hòa và tạo thành một chuỗi liên kết mạnh mẽ vững chắc giúp cho nền kinh tế vận hành suôn sẽ đạt được hiệu suất cao nhất. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long nên thiết lập sự liên kết, liên doanh giữa công ty với các tổ chức sau: Công ty bảo hiểm: để công ty có thể nhận được sự tham vấn về điều kiện bảo hiểm mà công ty nên mua cho từng lô hàng nhập khẩu, nhanh chóng cấp chứng nhận bảo hiểm khi công ty mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu theo điều kiện CFR…. Các Ngân hàng: thực sự không thể thiếu đối với một công ty nhập khẩu thép là hoạt động kinh doanh chính của công ty: mở L/C nhanh chóng, tỷ lệ ký quỹ ưu đãi, có thể vay vốn dễ dàng… Các đại lý hãng tàu, cãng biển, công ty logistic: giúp cho việc nhận hàng thuận tiện, giảm thiểu chi phí phát sinh về kho bãi… Hải quan nhập khẩu: giúp cho thủ tục nhập khẩu hàng diễn ra nhanh chóng, đơn giản tránh được sự chậm trễ… Trong điều kiện của nền kinh tế bắt đầu hội nhập kinh tế vào khu vực và quốc tế, để hội đủ khả năng tiềm lực có sức cạnh tranh, cần và rất cần thiết phải có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau, các hình thức kinh tế khác nhau, giữa các tổ chức tài chính và đơn vị kinh tế, doanh nghiệp để hình thành những tập đoàn kinh tế-tài chính mạnh mang tầm vóc quốc gia. Trước hết để đủ sức cạnh tranh ngay ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Bản thân công ty nên xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến, củng cố thương hiệu bằng việc tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty thông qua các hình thức liên doanh, liên kết các hiệp hội ngành hàng thép để tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhóm giải pháp tín dụng thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu (Nguồn: tuoitre.com.vn) Sau khi nhận được bộ chứng từ, Ngân hàng mở L/C sẽ yêu cầu công ty phải tiến hành thanh toán phần còn lại cho Ngân hàng để có thể nhận lại bộ chứng từ để làm các thủ tục tiếp theo để có thể đưa hàng vào kho của công ty. Lúc này yêu cầu đối với công ty phải nhanh chóng thanh toán đề việc nhận hàng không chậm trễ làm tăng thêm những chi phí phát sinh, ảnh hưởng đến các dự án kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, công ty phải thực hiện tốt khâu tín dụng thanh toán để giúp cho quy trình nhập khẩu đem lại hiệu quả cao nhất: Hình 3.3 Đồng USD dùng trong thanh tóan Ký quỹ bổ sung (bằng vốn tự có): trước khi nhà cung ứng thép nước ngoài thông báo hàng đã lên tàu hay đến thời hạn giao hạn công ty cần phải tiến hành chuẩn bị tiền mặt để thanh toán bộ chứng từ cho Ngân hàng đúng thời hạn. Nhận nợ (bằng bất động sản hay hàng hóa nhập khẩu): đây là hình thức sử dụng khi công ty không đủ tiền mặt để tiến hành thanh toán bằng vốn tự có. Công ty cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ: phương án vay vốn, hợp đồng vay, giấy nhận nợ…đáp ứng các chứng từ cần thiết theo yêu cầu của Ngân hàng. Tín chấp cho ngân hàng: là dựa vào kết quả kinh doanh, quy mô của công ty mà Ngân hàng có thể cho công ty vay phần còn lại sau khi ký quỹ mà không cần thế chấp Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện kinh doanh nhập khẩu và hợp lý hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý Để có phương án kinh doanh hợp lý, công ty nên thực hiện đầy đủ các bước sau: Đầu tiên là, nghiên cứu thị trường Việt nam để đánh giá nhu cầu của các lớp khách hàng. Từ đó xác định thị trường mục tiêu và thị trường ngách; xác định sản phẩm thép mà các thị trường có thể tiêu thụ; xu hướng về giá cả của các sản phẩm này, hệ thống phân phối và các hoạt động xúc tiến; thị phần của các sản phẩm nhập từ châu Á trong đó có Việt Nam, dự đoán về doanh thu của các sản phẩm thép theo vùng. Hai là, phải tiến hành nghiên cứu ngành để đánh giá công suất các nhà máy sản xuất thép trong nước và số lượng thép nhập khẩu dự kiến của các công ty khác vào thị trường Việt Nam; chất lượng hàng hoá của họ và các biện pháp quản lý chất lượng đang được áp dụng; chu kỳ kinh doanh của ngành thép. Ba là, xây dựng chiến lược kinh doanh cho dự án dựa trên thế mạnh và điểm yếu trong cạnh tranh quốc tế: Biện pháp cạnh tranh trên thị trường mà Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long (và đối tác liên doanh, nếu có) sẽ phải thực hiện; đánh giá các giải pháp cạnh tranh có thể áp dụng và hiệu quả của chúng; đề xuất biện pháp marketing và đẩy mạnh bán hàng vào thị trường dự kiến; dự kiến chi phí bán hàng và biện pháp giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng. Bốn là, lập một kế hoạch kinh doanh có tính hiện thực cao, bao gồm: Xác định quy mô, khả năng tài chính của công ty trong giai đoạn đầu và kế hoạch mở rộng trong giai đoạn tiếp theo Năm là, tổ chức Công ty và đội ngũ nhân viên: Sơ đồ tổ chức nhà máy, đội ngũ nhân viên, giám đốc, các phòng ban, các bộ phận phụ trợ, các nhân viên công tác; tuyển dụng và đào tạo nhân viên ở trong và ngoài nước; chuyển giao kỹ năng quản lý. Sáu là, lập kế hoạch thực hiện dự án kinh doanh, nhập khẩu hàng: Tổ chức các bộ phận chức năng và nhân viên thích hợp, xác định trình tự thực hiện dự án, công tác giám sát, quản lý hợp đồng và kiểm soát chi phí. Bảy là, tính toán nhu cầu tài chính của dự án kinh doanh và dự kiến nguồn vốn: Các thành phần vốn (các thành phần vốn cố định, vốn lưu động, vốn dự phòng), về nguồn vốn cần làm rõ: Vốn góp của các cổ đông, vốn vay của các ngân hàng nước ngoài và trong nước, thời hạn trả nợ và lãi suất cho từng khoản vay. Tám là, đánh giá về tài chính: Trên cơ sở tính đủ, tính đúng, phải làm rõ doanh thu, chi phí qua các năm dự trù lãi lỗ, dự trù cân đối thu chi, dự trù tổng kết tài sản qua các năm; Khả năng trả nợ, các luồng tiền mặt, doanh thu hoà vốn và mức hoạt động hoà vốn qua các năm. Đặc biệt, cần chiết tính dòng tiền để xác định hiện giá thuần của dự án, tỷ lệ sinh lời theo hiện giá, tỷ suất thu hồi nội bộ và thời hạn hoàn vốn theo hiện giá. Chín là, đánh giá rủi ro: Trước hết cần xét xem có yếu tố nào làm cho dự án kinh doanh thất bại, chẳng hạn những biến động do chính sách của nước ta về thuế suất nhập khẩu thép, nguyên nhân làm giảm giá bán thép nhập khẩu. Đặc biệt, cần xét những yếu tố cạnh tranh khiến đối thủ có thể đưa ra thị trường những sản phẩm rẻ hơn và tốt hơn rõ rệt. Nếu xảy ra những trường hợp như vậy, phải đề xuất được những biện pháp triệt tiêu hoặc giảm thiểu để đảm bảo dự án vẫn có hiệu quả Hợp lý hóa cơ cấu mặt hàng thép nhập khẩu Sau khi đã nghiên cứu tìm hiểu và xác định được nhu cầu hiện tại của nhu cầu thép trong nước, thì công ty phải lên kết hoạch thực chi tiết có sự tham gia của ban giám đốc, phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu. đây là giai đoạn quan trọng nhằm xác định nhà cung ứng mặt hàng thép mà công ty cần nhập khẩu với giá cả, chất lượng cạnh tranh trong vô số nhà cung ứng. Mục tiêu của từng lô hàng thép nhập khẩu phải được đặt ra thật rõ ràng ngay từ giai đoạn ban đầu: mục tiêu của lô hàng này là phải bán ra trong vòng bao nhiêu tháng để tránh giá của mặt hàng thép này sẽ giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận? Công ty sẽ phân phối và bán ra tại khu vực nào thì thu được lợi nhuận cao? Khách hàng nào sẽ có nhu cầu với mặt hàng thép mà công ty có kế hoạch nhập khẩu. Chú trọng kỹ năng đàm phán trong kinh doanh Hình 3.4 Đàm phán trong kinh doanh (Nguồn: vneconomy.com.vn) Các cuộc đàm phán là một quá trình mà trong đó các bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những quan điểm bất đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhất. Vì vậy trong đàm phán thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép giữa công ty với các nhà cung ứng thép, công ty nên chú trọng vào nghệ thuật đàm phán để có được hợp đồng mà các điều khoản đem lại lợi ích hài hòa, tránh phải chịu những bất lợi mà các doanh nghiệp Việt Nam hay phải chấp nhận do năng lực đàm phán thấp và chịu ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp của thấp. Đây cũng là kỹ năng mà các doanh nghiệp nước ta còn chưa so kịp với các công ty nước ngoài khi hợp tác kinh doanh. Muốn như vậy, công ty cần suy nghĩ, cân nhắc những gì có liên quan đến lợi ích đôi bên, phải tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, khách quan và toàn diện, dựa trên các qui luật, qui tắc nhất định. Ngoài ra còn đòi hỏi người tham gia đàm phán phải tinh tế, nhanh nhạy, mềm dẻo, linh hoạt và biết “tùy cơ mà ứng phó” thì mới đạt được thành công mỹ mãn. Trong quá trình đàm phán công ty nên thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau để hạn chế những sai lầm và đạt được thỏa thuận mong muốn: Tìm hiểu kỹ những thông tin: khả năng cung ứng hàng, quá trình hoạt động kinh doanh, các điểm mạnh của nhà cung ứng trước khi bước vào bàn đàm phán một hợp đồng nhập khẩu. Xác định được thế mạnh của công ty là gì và sử dụng thế mạnh đó một cách hiệu quả Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long nên lựa chọn một nhà đàm phán giỏi: có khả năng nhìn nhận và hiểu hành vi của người khác từ quan điểm của họ, khả năng diễn đạt ý kiến để người cùng đàm phán hiểu được ý của mình, đưa ra những lý lẽ thuyết phục đối tác trong đàm phán, chịu được căng thẳng khi đối mặt với rắc rối, hiểu rõ văn hóa của đối tác để ứng xử phù hợp. Kỹ năng của người đàm phán quyết định sự thành bại của quá trình đàm phán, muốn đàm phán tốt phải rèn luyện kỹ năng này Phải chuẩn bị các phương án thay thế để tránh rơi vào thế bị động Biết cách nâng cao vị thế của mình Kiểm soát những điều khoản cần đàm phán, thời gian của cuộc đàm phán Quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng Các điều khoản hợp đồng đã được nêu trong phần 2, trong các điều khoản hợp đồng thì khi soạn thảo hay đối tác soạn ra thì công ty cũng đều cần kiểm tra xem xét lại nhiều lần, tránh những sai lầm thiếu sót nhỏ gây ra những rủi ro tổn thất tăng chi phí trong kinh doanh. Đây phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghiệp vụ của nhân viên xuất nhập khẩu, nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, các điều kiện Incoterms, thanh toán quốc tế, trình độ am hiểu qui định pháp luật quốc tế… Vì vậy công ty nên chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, khả năng tìm hiểu đánh giá vấn đề bằng cách: đưa nhân viên theo học các khóa nghiệp vụ nâng cao chuyên nghiệp, đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên, tạo điều kiện để nhân viên có thể học tập nâng cao trình độ bản thân… Nhóm biện pháp về tổ chức cán bộ, trình độ nghiệp vụ của nhân viên (Nguồn: kinhte24h.com.vn) Hình 3.5 Trình độ nghiệp vụ là yếu tố quyết định thành công Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu nói chung và phục vụ hoạt động nhập khẩu thép nói riêng. Sự tồn tại và phát triển của bất cứ Công ty nào cũng cũng bắt nguồn từ yếu tố con người. Các phòng kinh doanh của Công ty hiện nay có độ ngũ cán bộ kinh doanh tương đối hoàn chỉnh, hầu hết đã qua đào tạo đại học chính quy hoặc tại chức về nghiệp vụ kinh doanh và ngoại ngữ. Tuy nhiên kinh doanh xuất nhập khẩu không những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ cao mà còn các yếu tố khác như kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, sự phản ứng nhạy bén trước những biến động của thị trường. Thực tế là một số các cán bộ có kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh nhưng lại hạn chế về trình độ ngoại ngữ, còn các bộ trẻ lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Do yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh nhập khẩu là rất cần thiết. Xây dựng một cơ cấu nhân sự hợp lý phát huy được tính năng động sáng tạo của mỗi các nhân cũng như khai thác được nguồn lực chất xám của đội ngũ kinh doanh nhập khẩu. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong nhập khẩu Nghiên cứu thị trường nhập khẩu là cách quan trọng để giảm thiểu các rủi ro từ nước nhập khẩu. Hiểu rõ văn hóa kinh doanh, tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa sẽ giúp công ty tránh được những rủi ro không lường trước. Chú ý cập nhật thường xuyên các qui định thay đổi tại nước nhập khẩu.   Hình 3.6 Thép cuộn cán nguội nhập khẩu (Nguồn: vneconomy.com.vn) Nghiên cứu hệ thống cung cấp sản phẩm của nhà phân phối sẽ giúp đảm bảo về chất lượng dịch vụ và hàng hóa của nhà phân phối, giảm được nguy cơ giao hàng muộn và không đúng chất lượng mong muốn. Lựa chọn cách thức và thời hạn thanh toán thích hợp sẽ làm giảm rủi ro phát sinh trong quá trình nhập khẩu. Thời hạn thanh toán thích hợp sẽ giúp cho hàng hóa nhập khẩu đến đúng hạn và chất lượng được đảm bảo (không nên trả hết tiền và không có ràng buộc thêm nào khác trước khi hàng hóa nhập khẩu được giao và chất lượng đã được kiểm tra) Hợp đồng nhập khẩu cần phải được đàm phán chặt chẽ, qui định rõ ràng các quyền lợi và các nghĩa vụ các bên tham gia, có tính ràng buộc pháp lý cao, đảm bảo cho việc nhập khẩu tiến hành thuận lợi. Nên căn cứ vào các điều khoản thương mại quốc tế chung được nhiều nước công nhận như INCOTERMS để giải quyết các tranh chấp trong trường hợp xảy ra. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí. Giảm rủi ro do tỉ giá biến động bằng việc tham gia các hợp đồng quyền chọn tỉ giá trong tương lai Tham gia các gói bảo hiểm rủi ro của các công ty bảo hiểm để kiểm soát rủi ro trong quá trình nhập khẩu. CHỨNG MINH TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán trong nước Nếu được thực hiện đúng và thu thập kết quả chính xác, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long hạn chế sai lầm trong chiến lược hay giảm bớt các khoản chi phí không thật cần thiết. Nếu làm sai, công ty có thể sẽ đi đến …phá sản. Dưới đây là 2 ví dụ về lợi nhuận mà hoạt động nghiên cứu thị trường mang lại, cũng như những thiệt hại mà nó gây ra tuỳ thuộc vào việc áp dụng đúng hay sai của các doanh nghiệp. Tuy đây không phải là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thép nhưng tôi muốn nêu ra ví dụ này để thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có. Vào những năm đầu thập niên 60, hãng xe hơi Đức Volkswagen là công ty dẫn đầu thế giới về doanh số bán hàng trong thị trường xe hơi loại nhỏ. Đối thủ chính của Volkswagen lúc bấy giờ mẫu xe Falcon của hãng Ford, Mỹ. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, lợi nhuận thu được từ những chiếc xe dòng sedan này bắt đầu sụt giảm. Giải thích về điều này, Ford cho rằng khách hàng đã không còn hứng thú với những chiếc xe hơi loại nhỏ nữa. Ngoài Volkswagen và Ford, hai nhà sản xuất xe hơi khác của Mỹ cũng chịu chung số phận trước đà suy thoái này. Hãng Ford quyết định tiến hành một cuộc nghiên cứu thị trường ở phạm vi rộng và phát hiện ra nhiều sự thật đáng ngạc nhiên. Trong khi doanh số từ Falcon sụt giảm, giới trẻ lại đang đòi hỏi các kiểu xe mang dáng thể thao như ghế đơn, hoặc muốn có thêm các tiện nghi đặc biệt khác bên trong xe. Từ kết quả nghiên cứu đó, một kỹ sư trẻ của Ford tên là Lee Iacocca đã thiết kế và giới thiệu một mẫu xe mới vào năm 1965 là xe Ford Mustang và kết quả là mẫu xe mới này đã lập nên kỷ lục về doanh số tiêu thụ thời bấy giờ. Một ví dụ khác là trường hợp của McDonald’s. Thị trường chính của hãng sản xuất và kinh doanh thức ăn nhanh này là trẻ em. Với lập luận rằng “Nếu trẻ nhỏ đến thì chắc chắn bố mẹ chúng cũng sẽ đến theo”, McDonald’s đã phải mất đến 40 năm để xác lập và tập trung khai thác phân khúc này của thị trường với nhiều sân chơi ngoài trời, các chương trình khuyến mãi phim hoạt hình dành cho trẻ con khi mua gói Happy Meal hay vô số các trò giải trí khác dành cho trẻ em. Thành công đáng kể cuối cùng của McDonald’s có lẽ là món bánh mì nướng điểm tâm Egg McMuffin. Tuy nhiên, thất bại của hàng loạt sản phẩm như McLean burger, salad bar, McDLT, và Arch Deluxe đã buộc hãng phải rút chúng ra khỏi danh mục thực đơn. Và nguyên nhân thất bại không nằm ngoài phương pháp nghiên cứu thị trường chưa thật thích hợp và hiệu quả. Chúng ta thử so sánh chiến lược tiếp thị của McDonald’s với Wendy’s. Wendy’s chẳng có một sân chơi giải trí nào cả, cũng không có hoặc rất hiếm thấy hình ảnh trẻ em trong các chiến dịch quảng cáo. Thay vào đó, Wendy’s áp dụng một mức giá khá mềm đối với khách hàng người lớn. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, Wendy’s đã xác định được khu vực của mình và đầu tư vào thị trường đó và cuối cùng đã gặt hái được thành công. (Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp) Nhóm biện pháp về tổ chức cán bộ Trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đòi hỏi tri thức và sự vận dụng những hiểu biết đó thật hiệu quả, lấy ví dụ như nếu thiếu kiến thức về nghiệp vụ thanh tóan quốc tế thì liệu nhân viên thanh toán quốc tế có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình hiệu quả được không chứ chưa nói gì là đem lại kết quả kinh doanh cao cho Ngân hàng. Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vậy, luôn đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên xuất nhập khẩu phải thật vững vàng: phải hiểu rõ từng quy trình nhập khẩu, nắm bắt được những rủi ro nào thường mắc phải của doanh nghiệp Việt Nam để có thể điều chỉnh xử lý kịp thời. Thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế thì không những đòi hỏi trình độ chuyên môn mà cũng còn yêu cầu ở nhân viên xuất nhập khẩu cả trình độ ngoại ngữ, khả năng nắm bắt những quy định quốc tế trong kinh doanh quốc tế để có thể hiểu cặn kẽ tránh những rủi ro không đáng có vì thiếu hiểu biết. Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đã luôn chú trọng đến trình độ của nhân viên, đặc biệt là của nhân viên xuất nhập khẩu, nên trong những năm gần đây từ năm 2006 đến nay công ty luôn tiến hành tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ cho nhân viên theo học, khuyến khích nhân viên trau dồi khả năng tiếng anh và tuyển dụng những nhân viên trẻ có năng lực. Chính sự quan tâm hết sức rõ rệt của công ty mà hiệu quả kinh doanh đã nâng cao trong những năm gần đây, dù rằng có những khó khăn trong ngành thép nước ta trong năm 2008. Từ năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng lên đến con số 867,503,341 VNĐ và tiếp tục tăng thành 1,843,341,603 VNĐ trong năm 2008. Bảng 31 Trích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2005 – 2008 (Trích nguồn: phòng kế toán) ĐVT: VND Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 năm 2008 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (4,920,998,665) 867,503,341 3,579,284,911 1,843,341,603 Hoạt động đào tạo chuyên môn của nhân viên đã đem lại những kết quả khả quan cho công ty, đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt nam học hỏi khi mà nước ta đã tham gia vào cuộc cạnh tranh với các công ty lớn cả về tiềm lực tài chính cả tiềm lực kinh nghiệm, hiểu biết trên thế giới. Khi đã có trình độ chuyên môn và những kiến thức vững vàng thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề liên quan khác như: nâng cao hiểu biết thì sẽ giúp nhân viên có khả năng tìm hiểu rõ năng lực cung ứng hàng hóa, nhu cầu thực tế của khách hàng, có khả năng đàm phán thoản thuận các điều khỏan không bất lợi cho phía nhà nhập khẩu, đồng thời nhanh chóng tìm kiếm các khách hàng thị trường mới. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong nhập khẩu Việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong nhập khẩu sẽ giúp giảm đi những chi phí pháp sinh, những tổn thất và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Dưới đây là một ví dụ cho thấy nếu biết cách quản lý rủi ro thì sẽ đem lợi ích không chỉ riêng bản thân tổ chức mà còn cho các ngành, tổ chức và cá nhân liên quan. Ví dụ: Bắt đầu từ năm 2006, ngành Hải quan chuyển sang cơ chế quản lý rủi ro (QLRR)áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) và phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,  quản lý rủi ro nhằm đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, hoạt động XNK. Về phía cơ quan quản lý, với nguồn nhân lực, vật lực hạn chế vẫn kiểm soát được toàn bộ hoạt động XNK, đồng thời xác định được những yếu tố rủi ro để quản lý.  Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phải giảm thiểu chi phí gián tiếp - chi phí về thời gian của Doanh nghiệp (DN) bỏ ra để làm thủ tục hải quan. DN nào chấp  hành pháp luật nghiêm thì phải được ưu tiên tối đa, nghĩa là thủ tục phải được giảm đến mức tối thiểu như thế mới tiết kiệm được chi phí cho DN. Đồng thời, phải xác định được các DN có hành vi vi phạm để có biện pháp răn đe, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi.  Ông Vũ Ngọc Anh cho rằng, xác định rủi ro là để xử lý. Hải quan không kiểm tra tất cả hàng hoá của DN nhưng phải nắm được tất cả các thông tin của các DN. Muốn vậy, hệ thống thông tin phải được cập nhật hơn, cơ chế kiểm tra sau thông quan phải được hoàn chỉnh hơn nữa để tất cả các hồ sơ kiểm tra sau thông quan đều phải được kiểm tra và phúc tập lại một cách chính xác, kịp thời. Mặt khác, phải nâng cao kỹ năng kiểm tra của cán bộ hải quan, có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình kiểm tra, có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành chặt chẽ hơn, lúc đó  DN có muốn vi phạm cũng không thể được.   Hệ thống QLRR đã vận hành tương đối tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK được thông quan nhanh chóng. Thống kê cho thấy, hàng XK được thông quan ngay lên tới khoảng 90%, hàng NK thông quan ngay chiếm khoảng 60 - 70%. Đây cũng là hiệu quả thiết thực mà việc giảm thiểu rủi ro. KẾT LUẬN Ngày 29 tháng 8 năm 2009, tại “Gala Thép 2009” Chương trình Hội thảo với chủ đề  “Dự báo kinh thế giới và Việt Nam từ nay đến hết năm 2010 và tác động đối với ngành thép”. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Viện nghiên cứu Phát triển (IDS) - thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ, đại diện Sàn giao dịch thép lớn nhất Việt Nam VinaMetal.com, đại diện các ngân hàng thương mại lớn và lãnh đạo các doanh nghiệp thép ba miền đã nêu ra nhận định: loài người đang đối mặt với 4 cuộc khủng hoảng lớn: Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế Khủng hoảng môi trường (trái đất nóng lên, nước biển dâng cao có thể dẫn đến chấm dứt nền văn minh nhân loại trên trái đất nếu loài người không thay đổi kịp thời) Khủng hoảng năng lượng (thiếu hụt dầu lửa dấn đến giá dầu lửa tăng cao) Khủng hoảng lương thực. Nhận xét về cuộc khủng hoảng tài chính, TS Lê Đăng Doanh cho biết cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt nguồn từ những nguyên nhân rất chủ quan là do thất bại của chính sách vĩ mô của các nước phát triển, thất bại chính sách của nhà nước, thất bại điều tiết và thất bại thị trường. Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi nguồn kinh doanh chính của công ty xuất phát từ hoạt động nhập khẩu thép mua bán trong nội địa. Vì vậy, nâng cao vai trò của hoạt động nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết thực hơn nữa trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những tìm hiểu cặn kẽ và phân tích đánh giá tình hình thị trường thép thế giới và Viêt Nam trong giai đoạn gần đây kết hợp với kết quả kinh doanh trong Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long, tôi đã đề những giải pháp giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty ta. Để có thể hoàn thành luận văn tốt đẹp chính nhờ có hướng dẫn tận tâm của Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ - Khoa Quản Trị Kinh Doanh và Th.s Nguyễn Thị Cẩm Huyền cùng với giúp đỡ và tạo điều kiện Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc! Trân trọng, TP Hoà Chí Minh, ngaøy 30 thaùng 9 naêm 2009 Sinh vieân thöïc hieän TOÁNG THÒ HOÀNG YEÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Phạm Mạnh Hiền, “ Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế”, NXB Thống kê, năm 2004 PGS.TS Trần Hoàng Ngân, “ Thanh toán Quốc tế”, NXB Thống kê, năm 2003 GS.TS Võ Thị Thanh Thu, “Quan hệ kinh tế quốc tế”, NXB Thống kê, năm 2005 PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, “Giáo trình kỹ thuật ngoại thương”, NXB Thống Kê, năm 2005 PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, “Quản trị khủng hoảng và rủi ro”, NXB Thống Kê, năm 2005 Tài liệu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long trong từ năm 2005 đến 2009 Trang web www.vsa.com.vn của Hiệp hội thép Việt Nam Trang web www.cuulongsteel.com.vn Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long Trang web www.vinanet.com.vn của Bộ Công Thương Việt Nam PHỤ LỤC CONTRACT No :006/26 Date:November, 10th 2008 Seller: CMC Internationnal AG Address: Lindenstrasse 14, Baar,  CH-6340, Switzerland Tel: 41 041 766 96 66 Fax: 41 041 766 96 96 Buyer: CUU LONG STEEL JOINT STOCK COMPANY Address: road no.3, Tan Tao Industrial park, Binh Tan Dist Tel: (08) 7541317 – (08) 7541318 Fax: (08) 7541319 Buyer and Seller have agreed to buy and sell commodity pursuant to the terms and conditions as for: Article 1: Description- Quantity – Quality Materials: prime quality non skin-passed Hot rolled steel coils as per MMK standard production and mills specification no. STO MMK 350-99 for SS400 material and specification no STP MMK 352-2004 for SAF 1006 both of which from an integral part of this contract mill edge. Coil’s weight: 14-16,5 mt or 18-22 mt approx (in seller option) Coil ID: 850 mm (+20/-40 mm) Nominel thicknesses tolerances for SAE1006 Origin: MMK/ Russia Size/ quality/ quantity/ unit price 2.92mm x 1500mm x coil SS 400-1 310mt USD 475/MT 2.00mm x 1250mm X coil SAE 1006 496mt USD 475MT Price term: US 475MT/MT CFR FO CQD Ho Chi Minh city port, Viet Nam Incoterm 2000 Aricle 2: Amount – Invoicing: Total L/C amount:USD 1,443,050.00 (+/-10%) Say: US dollar one million four hundred forty three thousand and fifty only Invoicing: on basis of mills actual not weight Aricle 3: Insurance to be covered by buyer. We recommend that you insure your cargoes ade quately so that you can claim your losses from your insurance company in case of short delivery of cargo or your cargo arrived damaged or containinated with seawater etc Aricle 4: Shipment Loading port: one of Russian for Eastern ports Discharging port: Ho Chi Minh city port, Viet Nam Transhipment: allowed Partical shipment: allowed Shipment time: January 2009/ Latest February 10th, 2009 Aricle 5: Packing mill’s export standard packing Aricle 6: Marking mill’s export standard marking including size/ quality/ weight Aricle 7: Payment By irrevocable letter of credit payable at sight for 100% contract value in to be receiver by seller lasted within November 28th, 2008. L/C should one of frist class Vietnamese banks acceptable to the seller. L/C can be confirmed by advising bank at Benificiary’s account. Aricle 8: Arbitration In case of dispure and if the contract parties cannot reach an amicable settlement of any claim/ dispure concering this contract the case shall be tranferred to Switzerland Arbitration Center for final settlement. The losing party will bear all fees and expenses incurred in the arbitration. Aricle 9: Penalty In case of delay shipment for more than 15 days/delay payment happens, the penalty for such delay will be based on annual interest rate of 5% If the settle or the buyer want to cancel the contract, 10 % of total contract value will be charged as penalty to that party. Aricle 10: Commom terms This contract is made in Switzerland in 6 Englishs originals,3 For the buyer and 3 for the Seller having the same value and effect from signed contract. Any ammenmemt and additional clause to these conditions shall be valid only if made in writing form and confirmed by pariries. AGREE FOR THE BUYER AGREED FOR THE SELLER VICE DIRECTOR CUU LONG STEEL JOINT STOCK COMPANY CMC Internationnal AG Signed Signed Detail Packing List No:015/SW/CC Date:February, 5th, 2009 Description of goods: commodity: prime quality non skin – passed Hot Rolled Steel Coils For an account and risk of Messrs: CUU LONG STEEL JOINT STOCK COMPANY Address: road no.3, Tan Tao Industrial park, Binh Tan Dist Tel: (08) 7541317 – (08) 7541318 Fax: (08) 7541319 Means of transport: by sea From: one of Russian for Eastern ports To: Ho Chi Minh city port, Viet nam Description of goods: commodity prime quality non skin-passed Hot rolled steel coils Coil’s weight:14 to 16.5 MT or 18 to 22.5 MT apprpox Coil’s ID:850 mm (+20/-40mm) Origin:MMK/RUSSIA No. Size Quality Number of coils Gross quantity (MTS) Net quantity(MTS) 1 2.00MM x 1250MM x coil SAE 1006 24 477 760 477 520 2 2.30MM x 1250MM x coil SAE 1006 24 477 560 477 320 3 2.95MM x 1500MM x coil SS400-1 20 303 160 302 960 4 4.80MM x 1500MM x coil SS400-2 12 183 200 183 080 Total quantity (MTS) 80 1441680 1440880 We have with certify that this detailed packing list is true and corred CMC Internationnal AG Signed COMERCIAL INVOICE No:015/SW/CC Date:February, 5th, 2009 For an account and risk of Messrs: CUU LONG STEEL JOINT STOCK COMPANY Address: road no.3, Tan Tao Industrial park, Binh Tan Dist Tel: (08) 7541317 – (08) 7541318 Fax: (08) 7541319 Means of transport: by sea From: one of Russian for Eastern ports To: Ho Chi Minh city port, Viet nam Description of goods: commodity prime quality non skin-passed Hot rolled steel coils Coil’s weight:14 to 16.5 MT or 18 to 22.5 MT apprpox Coil’s ID:850 mm (+20/-40mm) Origin:MMK/RUSSIA No. Size Quality Number of coils Gross quantity (MTS) Net quantity(MTS) 1 2.00MM x 1250MM x coil SAE 1006 24 477 760 477 520 2 2.30MM x 1250MM x coil SAE 1006 24 477 560 477 320 3 2.95MM x 1500MM x coil SS400-1 20 303 160 302 960 4 4.80MM x 1500MM x coil SS400-2 12 183 200 183 080 Total quantity (MTS) - - - Total quantity (MTS): 3,038.00 (+/- 10pct) Unit price (USD/ MT):475.00 Total amout (USD):2938 . 950 MT at USD 475.00/MT Shipping term:CFR FO CQD Ho Chi Minh City port Viet Nam as per incoterm 2000 Shipment: from Vkidivostok, Russian Far Eastern port for transportation to Ho Chi Minh city port Viet Nam per MV “VIR GINIA”, B/L No.16-VH/1 pated February 14, 2009 Payment: by negotiation at sight for 100 pct of invoice value under Viet nam Technologial and commercial Joint Stock Bank, Ha noi. Document credit number TF 0833301001/QTN CMC Internationnal AG Signed

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP-TONG THI HONG YEN-105401286-05DQN.doc
Tài liệu liên quan