Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế Tahi Vietcombank Quảng Ngãi

Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Điều này đã thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, đặc biệt là các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế (TTQT), kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà cụ thể có thể kể đến là hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng vì đây là hoạt động có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ đối với thương mại và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, với việc mở cửa nền kinh tế, các ngân hàng không những phải cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, được xem là vấn đề cần thiết để các ngân hàng có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Vietcombank cũng không ngoại trừ, vấn đề tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả . Đặt biệt khi Quảng Ngãi là một thành phố tuy nhỏ bé, nhưng hàng loạt ngân hàng tập trung trong địa bàn thành phố và khu kinh tế dung quốc đầy tiềm năng phát triển nên việc cạnh tranh giữa các ngân hàng càng gây gắt hơn. Vì thế Vietcombank Quảng ngãi phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế của ngân hàng này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ những phân tích trên, trong khoá luận tốt nghiệp của mình, em đã chọn nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi. Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi”. 2. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi. 3. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh 4. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng lý luận và thực tiễn, sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp so sánh: + So sánh bảng tính phí thanh toán của các Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi + So sánh các số liệu lợi nhuận, doanh thu, chi phí qua các năm 2006, 2007, 2008 để biết được hiệu quả hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi. - Phương pháp thống kê, tổng hợp và thu thập số liệu từ bản cáo bạch của, Vietcombank, báo cao kết quả cuối năm của Vietcombank Quảng Ngãi. - Phương pháp phân tích: + Phân tích các số liệu thu thập được qua các năm 2006, 2007, 2008 của Vietcombank Quảng Ngãi. + Phân tích bằng ma trận SWOT : thống kê và kết hợp các yếu tố: điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank Quảng Ngãi từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược. 5. Kết cấu của đề tài: - Mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận - Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Quảng Ngãi. - Chương 3: Thực trạng việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi. - Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi. - Kết luận. - Kiến nghị.

doc97 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế Tahi Vietcombank Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thanh toán cho các nhà thầu nước ngoài của Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất (khách hàng truyền thống của Vietcombank Quảng Ngãi) được thực hiện tại BIDV Quảng Ngãi. Dẫn đến doanh số thanh toán giảm đáng kể. Tình hình thực hiện của phương thức chuyển tiền: Doanh số thanh toán chuyển tiền từ năm 2006 đến 2008 đã có xu hướng tăng lên. Đây là phương thức đem lại nguồn thu lớn cho Vietcombank Quảng Ngãi. Đvt: USD Bảng 3.11: Doanh số thanh toán chuyển tiền trong ba năm 2006 - 2008 STT Chỉ tiêu thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 -2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Hàng xuất 12.268.440 21.574.980 61.814.000 9.306.540 75,86 40.239.020 186,51 2 Hàng nhập 295.476.180 238.074.151 241.085.736 -57.402.029 -19,43 3.011.585 1,26 Tổng 307.744.620 259.649.131 302.899.736 -48.095.489 -15,63 43.250.605 16,66 (Nguồn: tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi) Cơ cấu của hàng xuất và hàng nhập chênh lệch đáng kể. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 3.12 và biểu đồ 3.2 sau: Đvt: % Bảng 3.12: Cơ cấu % của thanh toán hàng chuyển tiền trong ba năm 2006 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thanh toán hàng xuất 3,99 8,31 20,41 Thanh toán hàng nhập 96,01 91,69 79,59 Tổng thanh toán 100,00 100,00 100,00 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ % chuyển tiền xuât và nhập năm 2006, 2007, 2008 Năm 2006 doanh số thanh toán chuyển tiền xuất nhập khẩu đạt 307.744.620USD, năm 2007 đạt 259.649.131USD, giảm 48.095.489USD, tức giảm 15,63% so với năm 2006. Hàng nhập - Hàng xuất Đến năm 2008 doanh số thanh toán đã đạt 302.899.736 USD tăng 43.250605USD, tương ứng tăng 16,66% so với năm 2007. Mặc dù phương thức này không được ưa chuộng nhưng trên thực tế ở Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức này. Đặc biệt là những doanh nghiệp ưa sử dụng hình thức này vì ưa chuộng sự nhanh chóng và tiện lợi của nó. Đây là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất trong ba phương thức thanh toán của Vietcombank Quảng Ngãi. Tình hình thực hiện của phương thức nhờ thu: Tại Vietcombank Quảng Ngãi, phương thức nhờ thu là phương thức được sử dụng ít nhất trong ba phương thức thanh toán của chi nhánh. Doanh số thanh toán theo phương thức này đạt kết quả như sau: ĐVT: USD Bảng 3.13: Doanh số thanh toán nhờ thu trong ba năm 2006 - 2008 STT Chỉ tiêu thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Hàng xuất 3.472.200 3.082.920 7.976.000 -389.280 -11,21 4.893.080 158,72 2 Hàng nhập 90.400.110 49.859.289 21.124.016 -40.540.821 -44,85 -28.735.273 -57,63 Tổng 93.872.310 52.941.429 29.100.016 -40.930.881 -43,60 -23.841.413 -45,03 (Nguồn: tài liệu nội bộ của Vietcombank Quảng Ngãi) Tỉ lệ hàng xuất đặc biệt thấp, có năm không phát sinh. Ba năm gần đây, từ năm 2006 - 2008 tỉ lệ thanh toán hàng xuất nhờ thu có phần tăng lên đáng kể nhưng vẫn rất nhỏ so với nhờ thu hàng nhập. Đvt: % Bảng 3.14: Cơ cấu % của thanh toán hàng nhờ thu trong ba năm 2006 – 2008 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Thanh toán hàng xuất 3,70 5,82 27,41 2 Thanh toán hàng nhập 96,30 94,18 72,59 Tổng 100,00 100,00 100,00 Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ % nhờ thu xuât và nhập năm 2006 - 2008 Hàng xuất - Hàng nhập Năm 2006 doanh số thanh toán nhờ thu đạt 93.872.310 USD, năm 2007 đạt 52.941.429 USD, giảm 40.930.881USD, tương ứng giảm 43,60% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số giảm đi nhiều, chỉ đạt 29.100.016 USD, giảm đi 45,03% so với năm 2007. Đây là phương thức không có lợi cho nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp xuất khẩu Quảng Ngãi ít sử dụng phương thức này vì quyền lợi của doanh nghiệp. Chính vì phương thức này có lợi cho nhà nhập khẩu nên doanh số nhờ thu nhập khẩu theo phương thức này cao hơn doanh số xuất khẩu. Vietcombank đã và đang tiến hành thanh toán theo phương thức này, mặc dù tỷ trọng chiếm trong thanh toán quốc tế rất thấp nhưng Vietcombank chưa mắc phải sai lầm nào trong khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo phương thức này. Tình hình thực hiện của phương thức tín dụng chứng từ (L/C): Phương thức tín dụng chứng từ đem lại doanh thu đứng thứ hai trong ba phương thức thanh toán mà ngân hàng sử dụng. Vì phương thức này tuy đem lại mức độ an toàn cao cho cả hai bên xuất nhập khẩu nhưng đối với những doanh nghiệp có quy mô chưa thực sự lớn mạnh như ở Quảng Ngãi thì phương thức này khá phức tạp. Các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ bản chất của phương thức này. ĐVT: USD Bảng 3.15: Doanh số thanh toán L/C trong ba năm 2006 - 2008 STT Chỉ tiêu thanh toán Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 - 2006 Chênh lệch 2008 - 2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Hàng xuất 7.408.026 9.588.880 29.910.000 2.180.854 29,44 20.321.120 211,92 2 Hàng nhập 250.378.044 221.368.120 122.090.278 -29.009.924 -11,59 -99.277.842 -44,85 Tổng 257.786.070 230.957.000 152.000.278 -26.829.070 -10,41 -78.956.722 -34,19 (Nguồn: Tài liệu phòng thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi) Về cơ cấu % trong tổng thanh toán thì thanh toán hàng xuất chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với thanh toán hàng nhập. Vì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu muốn được thanh toán một cách nhanh chóng. Mà phương thức này đem lại cho họ sự phiền hà vì bộ chứng từ có sai sót gì cũng làm cản trở việc thanh toán. Bảng 3.16: Cơ cấu % của thanh toán L/C xuất và nhập trong ba năm 2006 – 2008 Đvt:% STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Thanh toán hàng xuất 2,87 4,15 19,68 2 Thanh toán hàng nhập 97,13 95,85 80,32 Tổng 100,00 100,00 100,00 Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ % L/C xuât và nhập năm 2006, 2007, 2008 Năm 2006 tổng thanh toán L/C đạt 257.786.070 USD, năm 2007 đạt 230.957.000 USD, giảm 10,41% so với năm 2006. Năm 2008 tổng thanh toán đạt 152.000.278 USD, lại tiếp tục giảm đến 34,19% so với năm 2007. Hàng xuất - Hàng nhập Dựa trên bảng 3.15 về kết quả hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm trên ta thấy mặc dù doanh số hàng xuất ngày càng tăng còn doanh số hàng nhập ngày càng tụt giảm nhưng doanh số hàng nhập vẫn cao hơn rất nhiều so với thanh toán hàng xuất. Vì khách hàng chủ yếu là nhập máy móc thiết bị vật tư, điện tử,… đây là những mặt hàng được nhập có trị giá cao. Còn hàng xuất bằng phương thức L/C qua Vietcombank chủ yếu là thủy sản, mì, dăm gỗ, đồ gia dụng, bánh kẹo…là những mặc hàng có trị giá thấp, chính vì vậy mà doanh số thanh toán hàng xuất tuy tăng lên nhưng không cao bằng doanh số thanh toán hàng nhập. Rủi ro phát sinh trong việc thực hiện TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi: 3.4.1 Rủi ro kinh tế: Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có nhiều yếu tố không thuận lợi. Khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới với việc sáp nhập hoặc phá sản của hàng loạt các tổ chức tài chính tên tuổi đã khởi đầu cho thời kỳ suy thoái của kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thiên tai dịch bệnh đẩy giá cả tăng cao, xuất khẩu gặp khó khăn,thị trường bất động sản đình trệ, tình hình thị trường tài chính tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp đã làm suy giảm đáng kể đà tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ ổn định thị trường tiền tệ, năm 2008, NHNN đã thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua các giải pháp như nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để hạn chế tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, NHNN liên tục hút tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động thị trường mở, phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiện lộ trình chuyển tiền gửi kho bạc từ hệ thống các tổ chức tín dụng về NHNN. Bên cạnh đó giá vàng và tỷ giá USD cũng biến động thất thường. Trong bối cảnh phức tạp như vậy, hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Vietcombank đã hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh. Trong đó Vietcombank Quảng Ngãi cũng ảnh hưởng ít nhiều trước nền kinh tế đầy rủi ro như thế. Đặt biệt phòng thanh toán quốc tế. Doanh số xuất khẩu tăng nhưng doanh số nhập khẩu giảm nên làm tổng doanh số giảm đi đáng kể so với những năm trước. 3.4.2 Rủi ro về tỷ giá hối đoái và khâu thẩm định: Đây là rủi ro bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải gặp khi tỷ giá biến động. Trong trường hợp tỷ giá biến động, rủi ro có thể đến với nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu tùy theo tình hình biến động tại nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu vào thời điểm thanh toán. Khi Vietcombank Quảng Ngãi là ngân hàng thanh toán mà khách hàng là nhà nhập khẩu rơi vào rủi ro này thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng; đồng thời ảnh hưởng đến sự thanh toán của ngân hàng đối với khách hàng nhà xuất khẩu. Rủi ro này Vietcombank Quảng Ngãi đã gặp qua. Tuy nhiên Vietcombank luôn yêu cầu tính tỷ giá thực tại. Chẳng hạn: Khi khách hàng thực hiện một hợp đồng ngoại thương yêu cầu Vietcombank thanh toán. Vietcombank luôn yêu cầu khách hàng ký quỹ, lúc này khách hàng có một tài khoản ngoại tệ. Khi khách hàng đã có tài khoản ngoại tệ, dù tỷ giá có biến động tăng giảm thì vẫn đảm bảo có nguồn ngoại tệ thanh toán. Và nhà xuất khẩu lẫn ngân hàng không bị rủi ro nào cả. Khi khách hàng không ký quỹ. Vietcombank yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản để đảm bảo nguồn thanh toán. Lúc ngân hàng thanh toán vẫn tính tỷ giá thực tại. Khách hàng buộc phải chịu rủi ro khi tỷ giá tăng. Vì vậy Vietcombank luôn thẩm định khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh của công ty có đảm bảo cho việc thanh toán được thành công. Tuy nhiên việc thẩm định của Vietcombank Quảng Ngãi đã có lúc sai sót do nhiều yếu tố, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên phòng thẩm định sơ suất trong khâu kiểm định nhà nhập khẩu nên đã gây nên trường hợp nhiều doanh nghiệp đến hạn thanh toán không có khả năng thanh toán. Ví dụ cụ thể: Khách hàng: Công ty TNHH TM A, Tỉnh Quảng Ngãi. Sử dụng dịch vụ thanh toán: bằng phương thức tín dụng chứng từ. Loại sản phẩm nhập khẩu: máy móc thiết bị. Diễn biến sự việc: Công ty A sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi để thanh toán cho bên xuất khẩu. Công ty A không ký quỹ mà yêu cầu được vay vốn của chi nhánh để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Lúc này phòng thẩm định khách hàng của Vietcombank Quảng Ngãi bắt đầu thẩm định hồ sơ của công ty A này. Khâu thẩm định được tiến hành một cách nhanh chóng và gọn lẹ vì đây là khách hàng thân thiết của Vietcombank Quảng Ngãi. Cũng chính vì vậy nên nhân viên thẩm định đã chủ quan và sơ suất trong khâu “tìm hiểu thị trường tiêu thụ” của lô hàng này. Hậu quả sau đó là lô hàng vì lý do khách quan nên không tiêu thụ được. Dẫn đến nhà nhập khẩu không thể thanh toán nợ vay đúng hạn cho ngân hàng. Lúc này ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi với vai trò là ngân hàng thanh toán vẫn phải thanh toán cho bên nhà xuất khẩu. Sau đó, chi nhánh báo nợ cho doanh nghiệp nhập khẩu A và thỏa thuận gia hạn cho nhà nhập khẩu A trả nợ trong một thời gian nhất định. Lãi tính theo như tỷ lệ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Nói chung, sự việc trên xảy ra chưa tới mức nghiêm trọng. Sau đó Vietcombank Quảng Ngãi đã nhận được số tiền cộng lãi phát sinh sau khi công ty A tiêu thụ lô hàng. Chưa có trường hợp nào nhà nhập khẩu không thanh toán được nợ với ngân hàng. Rủi ro tác nghiệp: Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng, theo đó sự sai sót hoặc bất cẩn. Ví dụ : Mã SWIFT sai. Mã SWIFT phải được ghi: BFTVVNVX027 Ghi sai thành : BFTVNNVX027 Chuyển tiền nhưng bên khách hàng không nhận được do sai tên công ty: sai về lỗi chính tả. Tuy nhiên đây cũng là lỗi đánh máy nên không có tranh chấp phát sinh, và không gây thiệt hại gì lớn sau khi Vietcombank Quảng Ngãi liên lạc bằng điện thoại và fax bản thứ hai chính xác để điều chỉnh. Đây là những lỗi nhỏ, cũng chính vì thế nên nên nhân viên TTQT đã chủ quan cho qua chi tiết này. Điều này đã làm cho Vietcombank Quảng Ngãi tốn phí gọi điện cho khách hàng để điều chỉnh. Tuy số tiền này không lớn, nhưng điều chính yếu là đã ảnh hưởng đến uy tín của Vietcombank Quảng Ngãi về thao tác nghiệp vụ không kỹ lưỡng của nhân viên phòng TTQT. Chương 4: 4.1 Phân tích ma trận SWOT: 4.1.1 Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của Vietcombank Quảng Ngãi: Điểm mạnh : Strengths S1 : Khi nói đến Vietcombank là ta có thể nói đến chất lượng cao và có uy tín về hoạt động thanh toán quốc tế cầu, doanh số xuất nhập khẩu đứng hàng đầu so với các ngân hàng thương mại khác. Chất lượng thanh toán hàng nhập cũng như phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu nhanh chóng, an toàn, chính xác, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. S2: Vietcombank Quảng Ngãi đóng ngay trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, nơi tập trung đông dân cư, nhiều doanh nghiệp hoạt động, là trung tâm thành phố. Đây là môi trường thuận lợi để Vietcombank Quảng Ngãi nổ lực thu hút khách hàng và tăng cường khẳng định tiềm lực của mình S3: Vietcombank Quảng Ngãi có ưu thế là đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế là những người trẻ , năng động, đầy nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho ngân hàng. Vietcombank Quảng Ngãi luôn tạo điều kiện cho nhân viên mình học lên cao để nâng cao trình độ nghiệp cụ chuyên môn. Bên cạnh đó Ngân hàng luôn quan tâm đến tinh thần của nhân viên như tạo ra các phòng trào giải trí như thi đấu bóng bàn, thi nấu ăn,khiêu vũ….tạo tinh thần lành mạnh cho nhân viên làm việc tốt hơn. S4: Thêm một điểm mạnh của ngân hàng này là đã đầu tư được một nền tảng mạnh cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt về mạng lưới giao dịch, số máy ATM và máy chấp nhận thẻ, đi đầu trong việc tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tiềm năng cho việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank là rất lớn trong bối cảnh trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác đang tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới. Điểm yếu: Weaknesses W1: Vietcombank Quảng Ngãi nằm ngay trung tâm thành phố nhưng Quảng Ngãi vẫn là một tỉnh nghèo, địa bàn quá hẹp, lại là một trong các tỉnh Miền Trung luôn chịu những ảnh hưởng của thiên tai, nắng hạn kéo dài, mưa bão lụt luôn tiếp xảy ra. W2: Biểu phí dịch vụ thư tín dụng xuất nhập khẩu còn cao so với các Ngân hàng trong Tỉnh Quảng Ngãi Bảng 4.1: Mức phí thanh toán xuất nhập khẩu bằng thư tín dụng của các ngân hàng STT Dịch vụ VCB EXB VIB VIBB L/C xuất khẩu ĐVT:USD 1 Thông báo L/C 20 15 10 15 2 Thông báo tu chỉnh L/C 10 5 5 15 3 Thanh toán bộ chứng từ Tối thiểu Tối đa 0.15% 20 200 0,15% 10 130 0,25% 10 150 0,15% 20 300 L/C nhập khẩu ĐVT:USD 1 Phát hành thư tín dụng : 1.1 L/C Ký quỹ 100%, hoặc L/C đối ứng (trong trường hợp L/C qui định chỉ phải trả tiền L/C nhập khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán của L/C xuất khẩu) Tính theo trị giá L/C Tối thiểu Tối đa 0,05% 50 500 0,075% 10 250 0.075% 20 200 0.075% 30 > 300 1.2 L/C Miễn ký quĩ hoặc ký quĩ < 100% hoặc đảm bảo bằng hình thức khác: Tối thiểu Tối đa 50 2.000 20 500 0.10% - 2% 20 500 0.15% 30 >500 2 Phí phát hành thư tín dụng sơ bộ 50 10 3 Thanh toán thư tín dụng (1 bộ chứng từ) Tính theo trị giá bộ chứng từ thanh toán Tối thiểu Tối đa 0,2% 20 500 0,2% 20 350 0.18% - 2% 10 250 0.2% 30 >500 (Nguồn: Tổng hợp Website của các ngân hàng) Mức phí thanh toán được coi là công cụ trực tiếp thu hút và giữ khách hàng. Nhưng qua bảng biểu phí trên cho thấy mức phí giữa các ngân hàng trên cùng một địa bàn mà mức phí Vietcombank khá cao so với các ngân hàng khác. W3: Mức chiết khấu theo thỏa thuận đôi khi không rõ ràng làm cho các doanh nghiệp bối rối khi muốn biết tỉ lệ chiết khấu này. W4: Công tác marketing chưa thực sự được chú trọng. Hiện nay Vietcombank Quảng Ngãi chưa có một phòng Marketing riêng biệt về công tác quảng cáo, tiếp thị về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, trong đó có hoạt động TTQT chỉ được chú trọng trong những năm gần đây và hoạt động còn rất hạn chế. Cơ hội: Opportunities O1: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Vietcombank nói chung và Vietcombank Quảng Ngãi nói riêng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng.  O2: Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho Vietcombank từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của Vietcombank trong các giao dịch tài chính quốc tế. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động.  O3: Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được mở rộng hoạt động, tham gia xuất nhập khẩu với nhiều quốc gia trên thế giới thuận lợi hơn. Điều này làm cho ngân hàng có thêm khách hàng không chỉ trong nước mà còn ngoài nước khi họ tham gia giao dịch buôn bán với nhau và sử dụng dịch vụ của ngân hàng ( như chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán L/C,…) O4: Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất nhập khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng hóa và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng hóa trên thị trường thế giới. Điều này giúp cho ngân hàng tăng thêm uy tín về đảm bảo chất lượng hàng hóa đối với khách hàng là người nhập khẩu từ nước ngoài khi Vietcombank với tư cách là ngân hàng thông báo của bên xuất khẩu. Thách thức:Threats T1: Hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.  T2: Hệ thống pháp luật trong nước,chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.  T3: Thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từ chính những nhân tố bên trong của ngân hàng Vietcombank nói chung và Vietcombank Quảng Ngãi nói riêng. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiện nay. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. Vietcombank cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi.  T4: Nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn Quảng Ngãi như : Ngân hàng Eximbank, BIDV, Sacombank, Vietinbank, Vibank, Ngân hàng Liên Việt, Aribank, Đông Á , Techcombank,… dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt trong một địa bàn tỉnh nhỏ và không nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn. Phối hợp ma trận SWOT đề ra các chiến lược. Opportunities (Cơ hội): O1: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp chi nhánh học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. O2: Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động.  O3: Việt Nam tham gia tổ chức WTO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia xuất nhập khẩu với nhiều quốc gia trên thế giới. O4: Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO. Threats (Thách thức): T1: Hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng. T2: Hệ thống pháp luật trong nước chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.  T3: Thách thức lớn nhất là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại Ngân hàng hiện nay. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. T4: Nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn Quảng Ngãi nên cạnh tranh diễn ra càng gay gắt. Strengths (Điểm mạnh): S1: Có sẵn uy tín về hoạt động thanh toán quốc tế lâu đời. S2: Đóng ngay trên trung tâm thành phố Quảng Ngãi, nơi tập trung đông dân cư, nhiều doanh nghiệp hoạt động. S3: Liên tục nâng cao số khách hàng và số L/C trong thanh toán xuất khẩu . S4: Đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế là những người trẻ , năng động, đầy nhiệt huyết, có khả năng tiếp cận nhanh… Các chiến lược SO: (S1 + O1,O2): à Nâng cao chất lượng và uy tín ngân hàng. (S3 + O3,O4): à Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ L/C trong thanh toán xuất khẩu. (S4 + O1): à Chính sách nguồn nhân lực. Các chiến lược ST: (S1 + T4): à Nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của Vietcombank Quảng Ngãi. (S4 + T3): à Chính sách nguồn nhân lực. Weaknesses (Điểm yếu): W1: Quảng Ngãi vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế chưa phát triển. W2: Biểu phí dịch vụ thư tín dụng xuất nhập khẩu còn cao so với các ngân hàng trong tỉnh Quảng Ngãi. W3: Mức chiết khấu theo thỏa thuận đôi khi không rõ ràng làm cho các doanh nghiệp bối rối khi muốn biết tỉ lệ chiết khấu này. W4: Công tác marketing chưa thực sự được chú trọng. Các chiến lược WO: (W2 + O3,O4): à Linh hoạt phí L/C trong thanh toán xuất nhập khẩu. (W3 + O3,O4): à Tạo mức chiết khấu cụ thể. Các chiến lược WT: (W1,W4+T4): à Đẩy mạnh công tác tiếp thị. à Lập phòng marketing. à Xây dựng trang website riêng của Vietcombank Quảng Ngãi. 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi: Từ các chiến lược nêu trên, sau khi đã chỉ ra và kết hợp các yếu tố về: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Vietcombank Quảng Ngãi, một số giải pháp chính yếu nhằm nâng cao và mở rộng cho phương thức thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi được đề xuất như sau: 4.3.1 Chính sách nguồn nhân lực: Vì những thách thức lớn đối với công tác quản trị Vietcombank Quảng Ngãi hiện nay đó là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là trong quá trình cạnh tranh, hội nhập và chảy máu chất xám là vấn đề mà Vietcombank Quảng Ngãi cần phải quan lưu tâm. Do đó, phải đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở các tiêu chí cụ thể như: năng lực, trình độ, khả năng làm việc, hiệu quả làm việc và phẩm chất đạo đức của nhân viên. Cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro xuất phát từ yếu tố con người và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua chất lượng cung cấp dịch vụ của các nhân viên ngân hàng. 4.3.1.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên TTQT: Vietcombank Quảng Ngãi nên tạo điều kiện nâng cao thêm trình độ chuyên môn của nhân viên thanh toán quốc tế và chất lượng cung cấp dịch vụ như: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về nghịệp vụ nhằm nâng cao kiến thức cho nhân viên. Vì hoạt động thanh toán quốc tế không diễn ra độc lập mà có mối liên hệ với các hoạt động khác của ngân hàng như tín dụng, kinh doanh ngoại hối,… liên quan đến những kiến thức về thương mại quốc tế, luật thương mại quốc tế,… nên các nhân viên thanh toán quốc tế cần được trang bị đầy đủ không những kiến thức chuyên môn về thanh toán quốc tế mà cần được trang bị nhiều kiến thức khác như vận tải, bảo hiểm,...trong ngoại thương. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc học tập, tiếp thu thêm kiến thúc của nhân viên. Cơ sở vật chất đạt yêu cầu tốt nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho học viên học tập và nghiên cứu như: thư viện, phòng thảo luận, phòng hội thảo... vì lợi ích của những phòng này mang lại rất lớn, giúp cho nhân viên học tập, nghiên cứu những quy trình hay những khúc mắc chưa rõ trong nghiệp vụ của mình như về UCP phiên bản đã được sửa đổi, những quy trình thanh toán còn khúc mắc, những lý thuyết về luật thương mại mới ra đời... mà nhân viên chưa kịp tiếp thu. Ngoài ra, Vietcombank Quảng Ngãi có thể gửi cán bộ nhân viên tham gia các lớp tập huấn của các ngân hàng khác tổ chức nhằm cập nhật những thông tin của các ngân hàng khác nhau, giúp cho quá trình xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề phát sinh được nhanh chóng và đúng đắn. Hơn nữa, Vietcombank Quảng Ngãi nên khuyến khích nhân viên ngân hàng nói chung cũng như nhân viên Phòng Thanh toán quốc tế nói riêng trau dồi sinh ngữ, giúp cho việc tiếp xúc với khách hàng nước ngoài cũng như xử lý công việc hiệu quả hơn. 4.3.1.2 Chế độ ưu đãi nhân viên hợp lý: Quan tâm đến chế độ lương, thưởng hợp lý: Để nhân viên làm việc hết mình, ngoài nỗ lực của chính bản thân họ thì Vietcombank Quảng Ngãi cần có chính sách lương thưởng hợp lý. Mức lương phải phù hợp với năng lực và sự cống hiến của nhân viên trong công việc. Đối với những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc và có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của cơ quan, Vietcombank Quảng Ngãi nên có chính sách khen thưởng chính đáng. Tạo nhiều phong trào giao lưu văn nghệ và trao đổi thông tin giữa các nhân viên của Vietcombank Quảng Ngãi. Không chỉ giao lưu học hỏi nội bộ mà cần chủ động kết nối với các ngân hàng trong địa bàn tỉnh tạo những buổi họp, thảo luận cho tất cả các nhân viên tham gia. Điều này giúp nhân viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các nhân viên ngân hàng bạn cũng như kinh nghiệm trong chính sách đào tạo và bí quyết giữ chân nhân viên của các ngân hàng bạn. Cần quan tâm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo ý nghĩa hoàn hảo, nhất là với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu nhân viên có đạo đức nghề nghiệp kém. Vì vậy Vietcombank Quảng Ngãi cần thường xuyên theo dõi đánh giá về mặt đạo đức và có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời khi có dấu hiệu vi phạm. 4.3.2 Chính sách Marketing: 4.3.2.1 Chính sách giá: Linh hoạt trong việc thu phí L/C trong thanh toán xuất nhập khẩu: Như biểu phí L/C xuất nhập khẩu so sánh giữa Vietcombank Quảng Ngãi với một số ngân hàng trên cùng địa bản tỉnh Quảng Ngãi thì biểu phí L/C trong thanh toán xuất nhập khẩu cao hơn các ngân hàng trên. Cũng có thể nói đây là một yếu tố làm giảm lượng khách hàng xuất nhập khẩu của chi nhánh. Đất nước tiến vào thời kỳ hội nhập với các quy định thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng nhiều về số lượng. Trên địa bàn còn rất nhiều ngân hàng có uy tín cao như Eximbank, Vietinbank… để các doanh nghiệp giao dịch vì vậy Vietcombank Quảng Ngãi có thể đề nghị Vietcombank Trung Ương xem xét về biểu phí thanh toán L/C theo hướng hỗ trợ và khuyến khích khách hàng hơn nữa. Như giảm phí L/C cho những khách hàng thân thiết, sử dụng dịch vụ của ngân hàng lâu năm, giảm phí L/C trong một thời gian nhất định hoặc số lần xác định. Ví dụ ưu đãi về L/C xuất như sau: STT Tên khách hàng Số lần Trị giá Tính phí Ưu đãi 1 A XX YY ZZZ Khi doanh số trên mỗi khách hàng thu được: >=XXX 2 B X Y ZZ 3 C X Y Z Cụ thể chi tiết như sau: Giả sử có khách hàng A với số lần sử dụng dịch vụ là 10 lần. trung bình mỗi lần sử dụng dịch vụ với trị giá bộ chứng từ là 12.330 USD. Thì với mức phí của Vietcombank và các ngân hàng Eximbank, Vietinbank, VIBBank thu được như sau: Bảng tính giả sử trên cho ta thấy với 10 lần doanh nghiệp A sử dụng dịch vụ thanh toán hàng xuất bằng phương thức L/C tại Vietcombank Quảng Ngãi thì Vietcombank Quảng Ngãi thu được 500 USD, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp xuất khẩu này tốn 500 USD phí dịch vụ, cùng với 10 lần sử dụng dịch vụ với trị giá bộ chứng từ là 12.330 USD, khi doanh nghiệp này sử dụng dịch vụ của Eximbank thì chỉ tốn 385USD, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này có thể tiết kiệm 115 USD (500 USD-385 USD), hay tiết kiệm được 165 USD (500 USD-335 USD) khi sử dụng dịch vụ của Vietinbank. Đây là số tiền không lớn đối với một doanh nghiệp nhưng cũng không nhỏ đối với họ. Khi ngân hàng Eximbank cũng là một ngân hàng hàng đầu và có uy tín trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu với mức độ an toàn không thua kém gì Vietcombank. Vì thế Vietcombank Quảng Ngãi cần có một chính sách phí L/C một cách linh hoạt ví dụ như (bảng 4.2) tạo ra dịch vụ hậu mãi, tặng quà, ưu đãi bằng cách giảm phí L/C hay miễn thu phí L/C, miễn một phần thanh toán trong L/C… sau khi khách hàng nhiều lần sử dụng dịch vụ của Vietcombank Quảng Ngãi. Như thế cùng với uy tín sẵn có của ngân hàng và chính sách gây thiện cảm này sẽ tạo cho khách hàng thân thiết một sợi dây kết nối với ngân hàng, đồng thời tạo động lực cho những lần sử dụng dịch vụ tiếp theo sau đó của khách hàng. Điều này làm tăng thêm lòng trung thành của khách hàng đối với Vietcombank Quảng Ngãi và đem lại lợi ích lâu dài cho ngân hàng trong tương lai. Tạo mức chiết khấu cụ thể: Hiện nay Vietcombank Quảng Ngãi có khối lượng thanh toán hàng nhập cao hơn khối lượng hàng xuất, điều này chứng tỏ khách hàng chủ yếu là nhà nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng không cân đối này, chi nhánh nên đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng. Phát triển các loại hình tài trợ xuất khẩu, mạnh dạng quyết định tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu khi xét thấy bộ chứng từ đó phù hợp với yêu cầu của L/C và có khả năng nhận được thanh toán cao. Như Sacombank nhằm đáp ứng vốn kịp thời cho nhà xuất khẩu sau sản xuất. Sacombank đã tạo ra sản phẩm “Chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu”. Với những tiện ích sản phẩm này mang lại là “không cần tài sản đảm bảo, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được ngân hàng chiết khấu với tỷ lệ lên đến 95% bộ chứng từ xuất”. Còn Vietcombank với mức chiết khấu thỏa thuận để dễ dàng đưa ra tỷ lệ chiết khẩu hài lòng cả hai bên ngân hàng và nhà nhập khẩu. Điều này cũng tốt vì không phải mức chiết khấu đưa ra dựa trên chủ quan của ngân hàng. Tuy nhiên nên rõ ràng yêu cầu về mức chiết khấu, như vậy các doanh nghiệp sẽ thấy vấn đề này rõ ràng và dễ dàng lựa chọn khi sử dụng dịch vụ hơn. Chẳng hạn ta có thể đưa ra mức chiết khấu cụ thể như sau: Bảng 4.3: Ví dụ về chiết khấu theo trị giá bộ chứng từ: STT Loại BCT áp dụng Trị giá BCT (USD) Mức chiết khấu khách hàng nhận được Mức % mà ngân hàng thu được 1 Đây là mức chiết khấu dành cho các BCT có trị giá ở mức lớn. Từ X1 trở lên 98% 2% Ví dụ 80.000 trở lên 78.400 1.600 2 Chiết khấu cho những BCT có trị giá mức trung bình. Từ X2-X1 97% 3% Ví dụ 60.000-79.000 58.200-76.630 1.800-2.370 3 Chiết khấu cho những BCT có trị giá mức thấp. Từ X2 trở xuống 95% 5% Ví dụ 59.000 56.050 2.950 Như vậy với mức chiết khấu trên là mức chiết khấu theo trị giá BCT. Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán của Vietcombank Quảng Ngãi với trị giá BCT mức cao nhất thì doanh nghiệp sẽ được chiết khấu ở mức cao hơn so với những doanh nghiệp có trị giá BCT nhỏ hơn. Với những khách hàng thực hiện thanh toán tại chi nhánh với mức thấp nhấp vẫn thỏa mãn với sự chiết khấu lên đến 95% của ngân hàng. Như vậy Vietcombank Quảng Ngãi sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn với những hợp đồng có trị giá khá cao. 4.3.2.2 Chính sách khách hàng: Ngân hàng chỉ có thể tồn tại và phát triển các hoạt động dịch vụ của mình nếu có được lượng khách hàng lớn và ổn định. Lượng và loại hình doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng và một trong những mặt dùng để đánh giá quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng. Vì vậy để tăng lượng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng thực hiện thanh toán qua Vietcombank Quảng Ngãi, cần thiết phải thực hiện tốt chính sách khách hàng. Việc duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng sẽ giúp Vietcombank Quảng Ngãi đánh giá đúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm được chi phí trong thẩm định, kiểm tra, giám sát khi khách hàng có nhu cầu vay vốn trong thanh toán. Qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng, Vietcombank Quảng Ngãi có thể huy động được với những khách hàng mới thông qua những mối quan hệ và sự quảng bá của chính khách hàng cũ. Do đó chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng-ngân hàng cần phải dựa trên cơ sở củng cố khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu các yêu cầu của họ đối với ngân hàng. Việc này có thể được thực hiện thông qua tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, hàng tháng, quý; thu thập ý kiến của khách hàng qua các phiếu thăm dò ý kiến. Phân loại khách hàng thành các đối tượng khác nhau: Doanh nghiệp thường xuyên thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank Quảng Ngãi: Khách hàng lớn là các doanh nghiệp thường xuyên thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank Quảng Ngãi với tổng kim ngạch cao. Đối với những doanh nghiệp này, ngân hàng nên ưu tiên trong việc thanh toán như coi đó là một đối tượng đầu tiên dể cung cấp các dịch vụ thanh toán mới (ngân hàng điện tử, quản lý tài khoản…) ưu tiên việc kiểm tra chứng từ, tư vấn thương mại miễn phí… Doanh nghiệp không thường xuyên thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank Quảng Ngãi Là những doanh nghiệp có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank Quảng Ngãi nhưng không thường xuyên và kim ngạch thanh toán không đáng kể. Đối với những doanh nghiệp này, có thể áp dụng hình thức khuyến khích giao dịch với ngân hàng như áp dụng chế độ một cách linh hoạt, phục vụ tốt nhất các yêu cầu của họ, đồng thời chỉ rõ lợi ích mà họ sẽ nhận được khi thực hiện thanh toán với Vietcombank Quảng Ngãi so với các ngân hàng khác. Doanh nghiệp đã ngưng sử dụng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank Quảng Ngãi. Khách hàng từng có quan hệ với Vietcombank Quảng Ngãi nhưng nay đã ngưng giao dịch, Vietcombank Quảng Ngãi cần tiếp thu ý kiến của khách hàng, tìm hiểu thông tin về ngân hàng mà khách hàng cũ của Vietcombank Quảng Ngãi đang thực hiện thanh toán xuất khẩu về: các loại hình dịch vụ mà họ cung cấp, cách thức cung cấp, chế độ, phí, hoạt động hỗ trợ cho thanh toán xuất khẩu, tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng… để từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp ngừng giao dịch với chi nhánh, có giải pháp kịp thời thu hút khách hàng trở lại sử dụng dịch vụ. Đối với những doanh nghiệp lần đầu sử dụng dịch vụ hay chưa thực hiện thanh toán qua Vietcombank Quảng Ngãi: Đối với những khách hàng này, Vietcombank Quảng Ngãi nên chủ động tìm kiếm, sau đó thu thập thông tin của khách hàng để nắm bắt tập tính, thái độ, động cơ của khách hàng khi họ lựa chọn ngân hàng, nhất là những khách hàng lần đầu tham gia quan hệ với ngân hàng. Bộ phận Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp cần nắm vững được các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn Quảng Ngãi, thống kê những doanh nghiệp chưa từng quan hệ với Vietcombank Quảng Ngãi, coi đây là thị trường tiềm năng của chi nhánh, có thể cử người tới tận nơi để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có biện pháp giới thiệu hoạt động dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng, thu hút lôi kéo khách hàng tiến hành thanh toán qua Vietcombank. Thêm nữa, nhân viên TTQT cần nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn khách hàng lập bộ chứng từ cụ thể, chi tiết hơn để khách hàng có thể tránh được những sai sót và nhanh chóng có được bộ chứng từ phù hợp, đặc biệt là khách hàng mới, chưa có kinh nghiệm trong thanh toán tín dụng chứng từ. Đối với khách hàng là đơn vị nhập khẩu thì cần tư vấn những điểm sau: Tư vấn cho khách hàng về việc ký kết những điều khoản trong hợp đồng là những điều khoản của L/C sao cho an toàn, có lợi cho đơn vị và thuận tiện cho việc thanh toán của ngân hàng sau này. Tư vấn cho khách hàng chọn loại L/C, thời gian mở L/C sao cho đúng thời hạn hợp đồng và hạn chế tối đa thời gian ký quỹ. Tư vấn cho khách hàng chọn ngân hàng thông báo và ngân hàng thanh toán là các ngân hàng có quan hệ với hệ thống Vietcombank để thuận lợi hơn cho việc thanh toán sau này. Tuy vậy điều cần thiết hơn cả là ngân hàng cần xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng, tạo cho ngân hàng mình có một bản sắc riêng, đặc biệt. Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên, tạo sự gần gũi với khách hàng trong quá trình giao dịch trong một môi trường làm việc sang trọng, lịch sự; nhân viên ngân hàng phải thể hiện phong cách giao tiếp văn minh lịch sự trước khách hàng, giải quyết công việc nhanh gọn, đúng thời gian, đúng quy trình nghiệp vụ, tạo nên hình ảnh đẹp về ngân hàng trong lòng khách hàng. 4.3.3 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật: 4.3.3.1 Hiện đại hóa công nghệ thông tin của ngân hàng: Vấn đề phát triển công nghệ trong các hoạt động của ngân hàng nói chung và của hoạt động TTQT nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để nâng cao sức cạnh tranh về công nghệ đặc biệt đối với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài có công nghệ rất hiện đại, Vietcombank Quảng Ngãi cần nỗ lực đầu tư mạnh và phát triển khoa học công nghệ hơn nữa. Hệ thống tin học ngân hàng cần được trang bị hiện đại, chuẩn hóa hệ thống tin học làm tiền đề phát triển các ứng dụng công nghệ tiên tiến như ngân hàng điện tử, tăng cường hệ thống thông tin quản lý, ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Với một hệ thống công nghệ thông tin như hiện nay, việc Vietcombank Quảng Ngãi tạo lập một website riêng cho mình là một điều hết sức dễ dàng. Xây dựng một trang website cho ngân hàng có những lợi ích sau: Website là một hình thức rất tốt trong việc marketing và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nhất là thị trường quốc tế với chi phí cực thấp, ngân hàng có thể đưa thông tin quảng cáo đến vài trăm triệu người xem từ các nơi trên thế giới, phục vụ 24 giờ mỗi ngày. Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng đó là ngân hàng có thể cung cấp catalogue, thông tin, giá bán và doanh nghiệp có thể tìm hiểu khách hàng về tâm lý lựa chọn, nhu cầu sản phẩm… thông qua câu hỏi điều tra trên website cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng.   Tăng doanh thu, giảm chi phí hoạt động bởi Vietcombank Quảng Ngãi giới hạn về địa lý, Vietcombank Quảng Ngãi có thể quảng cáo đến toàn bộ Việt Nam,với tất cả các nước khác trên toàn cầu. Tăng lợi thế cạnh tranh cho Vietcombank Quảng Ngãi: việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo. Nơi đây, chi nhánh có thể áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị… Hiện nay Vietcombank Quảng Ngãi vẫn chưa tạo website riêng. Vậy với lợi ích của thương mại điện tử vừa nêu trên thì Vietcombank Quảng Ngãi nên tạo cho mình một website riêng trên mạng. Thông qua việc sử dụng phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, truyền thanh, tạp chí thương mại,…) để tạo đường dẫn đến website của Vietcombank Quảng Ngãi . Đăng ký website với bộ phận dò tìm (google.com.vn), quảng cáo website của ngân hàng trên mạng. Ngoài việc trang bị công nghệ hiện đại, hiện tại Vietcombank Quảng Ngãi cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất kỹ thuật. Sự cố gắng của nhân viên trong việc rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ sẽ trở nên vô ích khi xảy ra vấn đề với hệ thống thiết bị kỹ thuật. Vietcombank Quảng Ngãi cần đầu tư nhiều hơn vào các thiết bị văn phòng như: máy photocopy, mát fax, máy in,…. để tránh tình trạng ứ đọng công việc trong những lúc số lượng công việc quá nhiều. Như vậy thời gian thực hiện giao dịch sẽ được rút ngắn và chất lượng phục vụ của ngân hàng cũng sẽ được nâng cao hơn. Vì vậy, vấn đề đầu tiên Vietcombank Quảng Ngãi cần thực hiện là trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật trong văn phòng tốt và đầy đủ hơn. Lập phòng Marketing: Marketing là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh daonh trong điều kiện kinh tế thị trường. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động marketing vẫn là đảm bảo và phát sinh thêm lợi nhuận của ngân hàng. Mục tiêu trực tiếp của hoạt động marketing là tạo ra những cơ hội lớn nhất để tiêu thụ dịch vụ của ngân hàng mà qua đó mới có thể đạt đến mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay công tác marketing Vietcombank Quảng Ngãi làm khá tốt thông qua những hiệu quả doanh số đạt được. Tuy nhiên hiện nay Vietcombank Quảng Ngãi chưa có một phòng Marketing riêng biệt để thực hiện một công tác quảng cáo, tiếp thị về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế chỉ được chú trọng trong những năm gần đây. Vì vậy Vietcombank Quảng Ngãi nên lập phòng marketing riêng biệt. Những chính sách, chiến lược marketing sẽ được nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản hơn. 4.3.4 Hạn chế rủi ro trong TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi: 4.3.4.1 Hạn chế rủi ro đối với môi trường vĩ mô: Hoạt động thương mại và hoạt động của ngân hàng Việt Nam khi hòa nhập và nền mậu dịch thế giới ngày nay trở nên sôi động hơn so với lúc mới bắt đầu. Nhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ngoài và nhiều ngân hàng mở chi nhánh tại Quảng Ngãi. Dẫn đến tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhiều rủi ro phát sinh khi ngân hàng tham gia giao dịch. Do vậy Vietcombank Quảng Ngãi cần lưu tâm về vấn đề hạn chế rủi ro từ môi trường đang tác động và đe dạo đến sự hoạt động của ngân hàng là rất cần thiết. Vietcombank Quảng Ngãi phải luôn đánh giá, đo lường được tình hình hoạt động thanh toán của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các ngân hàng tiềm năng sẽ xuất hiện sau này. Như ngân hàng Techcombank và Ocean Bank mới mở thêm một chi nhánh tại Quảng Ngãi… Nắm bắt và cập nhật thông tin nhanh chóng về sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài như: sự bất ổn của thị trường hối đoái, sự bất ổn của nền kinh tế quốc gia sẽ kéo theo những rủi ro thanh toán… Sự xuất hiện của chi nhánh ngân hàng khác cũng là nguy cơ nhân viên của ngân hàng bị lôi kéo đi là điều không tránh khỏi khi điều kiện ưu đãi nhân viên ở các ngân hàng khác tốt hơn. Nên đề ra biện pháp giữ chân nhân viên có năng lực, tránh tình trạng chảy máu chất xám. 4.3.4.2 Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu: Đi đôi với việc đẩy mạnh tài trợ xuất nhập khẩu, hoạt động TTQT đứng trước nhiều rủi ro hơn. Vì ngân hàng có thể chịu mọi rủi ro khi khách hàng không có khả năng hoàn trả lại nợ cũ, cũng không trả được lãi thích hợp. Để loại bỏ rủi ro về khả năng thanh toán này, Vietcombank Quảng Ngãi nên tiến hành thẩm định một cách kỹ lưỡng doanh nghiệp. Vietcombank Quảng Ngãi cần thu thập tài liệu và thông tin cần thiết cho việc đánh giá, phân tích khách hàng, nhân viên phòng thẩm định khách hàng là doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ xin vay của doanh nghiệp xem có đúng thủ tục pháp lý hay không. Nếu việc xem xét hồ sơ không kỹ lưỡng rất có thể xảy ra rủi ro mà ngân hàng phải chịu vì không đủ chứng cớ pháp lý. Ngân hàng phải phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xét xem doanh nghiệp có khả năng hoàn trả nợ đúng thời hạn hay không. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài các chỉ tiêu về tình hình tài chính, nguồn vốn đầu tư, vốn tự có… thị trường tiêu thị của mặt hàng xuất nhập mà doanh nghiệp mua bán. Ngân hàng nên xem xét tiểu sử của doanh nghiệp có từng không trả nợ hay có vấn đề không tốt về việc thanh toán cho đối tác nào trước đây không… Một điều cần thiết hơn nữa là việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên phòng thẩm định cần nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp khi xử lý công việc, không lơ là hay không có chuyên môn về thẩm định thì hồ sơ cho vay của doanh nghiệp không đạt yêu cầu mà vẫn được vay thì sẽ dẫn đến rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi doanh nghiệp này không có đủ khả năng thanh toán cho ngân hàng. Đặc biệt, mặc dù những doanh nghiệp đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng hay đã có uy tín trên thị trường xuất nhập khẩu lâu năm. Nhưng khi giao dịch tiếp với ngân hàng thì Vietcombank Quãng Ngãi vẫn phải thẩm định kỹ lưỡng, không bỏ qua bất cứ chi tiết nào. Tránh việc xảy ra rủi ro do cán bộ thẩm định quá tin tưởng vào công ty TNHH TM A như sự việc đã được nêu ở mục 3.4. 4.3.4.3 Rủi ro luật pháp: Vietcombank là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - một lĩnh vực nhạy cảm, chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, có quan hệ và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều đối tượng khách hàng, tầng lớp trong xã hội. Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế giới. Do vậy hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước không ngừng được chỉnh sửa, bổ sung/ban hành mới để hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Việc không áp dụng kịp thời, không đúng các văn bản pháp luật điều chỉnh sẽ dẫn đến rủi ro về mặt luật pháp đối với hoạt động ngân hàng. Trước thực trạng trên, Vietcombank Quảng Ngãi nên chủ động trong việc cập nhật và hệ thống hoá các văn bản pháp luật, tổ chức các đợt tập huấn định kỳ hoặc đột xuất để phổ biến các văn bản, chế độ, chính sách mới của Nhà nước và của Ngân hàng tới toàn thể các cán bộ của ngân hàng. Không chỉ hiểu rõ về pháp luật nước nhà, Vietcombank Quảng Ngãi cần phải tạo điều kiện cho nhân viên nắm bắt các thông lệ quốc tế và am hiểu các luật thương mại đang áp dụng hiện hành như: quy tắc áp dụng như trong thư tín dụng UCP 600, việc lưu thông hối phiếu và các văn bản luật nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa, lừa đảo… Kết luận- Kiến nghị Kết luận: Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thanh toán nói chung và hoạt động trao đổi giao lưu buôn bán giữa các quốc gia nói riêng. Nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa của con người ngày càng tăng cao, không chỉ trao đổi hàng hóa trong nước mà còn trao đổi giao dịch với các nước trên thế giới. Các chủ thể kinh tế với điều kiện hạn chế khó có thể tự mình thực hiện được một cách có hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, nó đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các ngân hàng. Bởi vì các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ giảm bớt những rủi ro xảy ra trong quá trình hợp tác buôn bán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời mang lại lợi ích cho ngân hàng qua việc thu phí dịch vụ. Vì vậy với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế trong hiện nay và cả tương lai thì việc nâng cao nghiệp vụ TTQT rõ ràng có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với ngành ngân hàng nói riêng mà còn mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế. Thông qua đề tài “một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi” với những kiến thức tích luỹ, các tài liệu tham khảo và kinh nghiệm trong thời gian được tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng. Hy vọng những ý kiến, kiến nghị sau có thể đóng góp một phần nào đó vào hoạt động TTQT tại ngân hàng: Kiến nghị: Kiến nghị với Vietcombank Việt Nam: Vietcombank nên tạo đường linh dẫn tới website của các chi nhánh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hay nhà đầu tư dễ dàng tìm được thông tin mà họ cần một cách nhanh nhất Kiến nghị với chính phủ, nhà nước: Ban hành các văn bản pháp luật Cần ban hành các văn bản pháp luật cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đây là điều không chỉ các doanh nghiệp trong nước, các Ngân hàng mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài quan tâm,… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Khi ban hành luật đó là cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan ban ngành nhằm tạo sự nhất quán trong ban hành quy chế hướng dẫn chung cho hoạt động TTQT. Bởi vì tính chất của hoạt động TTQT liên quan đến nhiều hoạt động của nhiều ban ngành như: ngân hàng, bộ thương mại, tổng cục hải quan, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,… Ngoài ra, nội dung các văn bản luật phải rõ rang, dễ hiểu, đảm bảo tính ổn định tương đối, phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đã thực hiện điều chỉnh phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội Việt Nam. Giảm thuế cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hỗ trợ cho vay vốn để doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn. Giảm bớt các thủ tục xuất nhập khẩu gây rờm rà và mất thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước nhanh chóng hoàn thành thủ tục đễ dàng giao lưu buôn bán với nhau. Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển. Chính phủ cần coi trọng công tác đàm phán, thực hiện nghiêm chỉnh các hiệp định kinh tế - thương mại với các nước và tổ chức quốc tế, tạo tiền đề cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, tạo sự đột phá về cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu để giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tìm kiếm khách hàng và cơ hội kinh doanh, nhất là trên thị thường xuất nhập khẩu như các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm,… cung cấp các thông tin miễn phí về thị trường và đối tác nước ngoài và thị trường dành cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa đủ khả năng mở văn phòng đại diện ở nước ngoài mà chủ yếu tìm kiếm đối tác thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta chỉ mới có hình thức công ty cung cấp thông tin như công ty VIDC (Vietnam Information Development Company), do đó chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu để thâm nhập thì trường nước ngoài, cung cấp thông tin về đối tác nước ngoài, tránh được tình trạng lừa gạt trong kinh doanh quốc tế. Có chính sách hỗ trợ tích cực nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng được khuyến khích. Cải thiện thủ tục vay vốn, các quy định về thế chấp,…với thời hạn vay hợp lý hơn. Việc hỗ trợ vốn cần phải diễn ra liên tục để các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…nhằm ổn định và phát triển lâu dài. Tài liệu tham khảo Sách: 1. Lê Văn Tề và Nguyễn Thị Tuyết Nga “Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu”, NXB Tài Chính, năm 2009 2. Nguyễn Thị Liên Diệp “Quản trị học”, NXB Thống Kê, năm 2009 3. Hà Thị Ngọc Oanh “Kỹ thuật kinh doanh thương mại Quốc tế”, NXB Thống kê, năm 2004 4. Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ “Doanh nghiệp ảo”, NXB trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ, năm 2008 Website: www.vcb.com.vn www.eximbank.com.vn www.sacombank.com www.vietinbank.vn www.vietabank.com.vn www.vib.com.vn www.techcombank.com.vn www.dddn.com.vn www.quangngai.gov.vn Phụ lục Chứng từ của Vietcombank Quảng Ngãi. Gồm có:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaihoanchinh.doc
  • docBangbieu.doc
  • docBia.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docmucluchoanchinh.doc
  • docMUCPHILCXUAT trang84va85.doc
  • docNHNXÉT~1.DOC
  • docSODTCH~1.DOC
  • docvietat.doc
Tài liệu liên quan