MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 3
I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động xuất-nhập khẩu: 3
1. Khái niệm: 3
2. Đặc điểm cơ bản của xuất-nhập khẩu: 3
3. Vai trò của hoạt động xuất-nhập khẩu 4
II. Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hoá 4
1. Nghiên cứu thị trường: 4
2. Lập phương án kinh doanh 5
3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 5
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất-nhập khẩu: 7
III. Các loại hình xuất-nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam: 8
1. Loại hình Kinh doanh: Nhập Kinh doanh (NKD) & Xuất Kinh doanh (XKD): 8
2. Loại hình Gia công: Nhập Gia công (NGC) & Xuất Gia công (XGC): 8
3. Loại hình Sản xuất xuất khẩu (SXXK) 8
4. Loại hình Đầu tư 8
5. Loại hình Tạm nhập – Tái xuất; Tạm xuất – Tái nhập 9
6. Loại hình Phi mậu dịch 9
IV. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả hoạt động xuất-nhập khẩu: 9
1. Thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng đúng hạn: 9
2. Khiếu nại của khách hàng về giao hàng trễ hạn: 9
3. Đánh giá của cơ quan Hải quan về việc chấp hành pháp luật về Hải quan: 10
4. Chi phí cho công tác xuất-nhập khẩu: 10
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất-nhập khẩu: 10
1. Các nhân tố bên trong Công ty: 10
2. Các nhân tố bên ngoài Công ty 11
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HÒA 14
I. Quá trình hình thành và phát triển: 14
II. Ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu hiện nay của Công ty: 17
1. Ngành nghề kinh doanh: 17
2. Các sản phẩm chủ yếu hiện nay của Công ty bao gồm: 18
III. Các đối tác – Công nghệ sản xuất & Tình hình cung ứng vật tư: 18
1. Các đối tác: 18
2. Công nghệ sản xuất: 19
3. Tình hình cung ứng vật tư: 19
IV. Cơ cấu tổ chức quản lý - Tình hình nhân sự - Nhiệm vụ chức năng các phòng ban: 21
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty: 21
2. Tình hình nhân sự tại Công ty: 22
3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: 22
V. Tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây: 25
1. Tình hình doanh thu và lợi nhuận: 25
2. Những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt: 27
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ 29
I. Loại Hình Xuất-nhập khẩu chủ yếu của Công ty: 29
1. Đặc điểm nổi bật về hoạt động xuất-nhập khẩu tại Công ty cổ phần điện tử Bình Hoà: 29
2. Loại hình xuất-nhập khẩu chủ yếu của Công ty: 29
3. Điều kiện thương mại thường được áp dụng: 30
II. Kim ngạch xuất-nhập khẩu của Công ty: 30
1. Kim ngạch xuất khẩu: 30
2. Kim ngạch nhập khẩu: 31
3. Kim ngạch xuất-nhập khẩu : 32
III. Cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất-nhập khẩu: 33
1. Cơ cấu mặt hàng xuất-nhập khẩu: 33
2. Cơ cấu thị trường xuất-nhập khẩu: 36
IV. Đánh giá hoạt động xuất-nhập khẩu của Công ty: 39
1. Những kết quả đạt được: 39
2. Những tồn tại và nguyên nhân: 40
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ 41
I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới: 41
1. Mục tiêu của Công ty năm 2009: 41
2. Mục tiêu chung của Công ty trong dài han: 41
II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất-nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa: 42
1. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn nhân sự: 42
2. Giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng phần mền thông quan điện tử: 44
3. Gải pháp về dành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá: 44
4. Giải pháp tìm kiếm thêm khách hàng và từng bước xây dựng sản phẩm mới: 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
'
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ - nó là cơ sở cho hoạt động xuất-nhập khẩu phát triển ngày một mạnh hơn.
Từ khi chấm dứt nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp để chuyển qua nền kinh tế thị trường và hòa mình vào xu hướng chung của kinh tế thế giới. Việt Nam đã cố gắng phấn đấu và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO và chính thức bước vào sân chơi kinh tế thế giới. Điều này tạo cơ hội cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa nền kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đang còn là nước nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận, đi tắt đón đầu các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Để thực hiện được điều này thì Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế trong nước và khu vực. Hiện nay, bên cạnh những ngành công nghiệp được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm như: ngành công nghiệp chế tạo máy, ngành công nghiệp luyện kim, khai thác khoáng sản, thì ngành điện tử - tin học Việt Nam - lĩnh vực đóng vai trò quan trọng và được chú trọng như một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn với những dự đoán tỉ lệ tăng trưởng cao nhất đến năm 2020 và hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp công nghệ trên khắp thế giới.
Với tầm quan trọng của hoạt động xuất-nhập khẩu tại Việt Nam và sức ảnh hưởng không nhỏ của ngành điện tử đến nền kinh tế của nước nhà. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập và viết chuyên đề thực tập em đã có cơ hội thực tập trong Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hoà - một Công ty có hoạt động xuất nhâp khẩu khá mạnh và thuộc ngành điện tử. Do đó, em đã quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT- NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ”. Nội dung tìm hiểu của chuyên đề gồm có 4 chương, kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu
Chương 2: Giới thiệu tồng quan về Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hoà.
Chương 3: Thực trạng hoạt động xuất-nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hoà
Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hoà.
Qua chuyên đề này, người đọc sẽ có cơ hội tìm hiểu chính về hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hoà. Bên cạnh đó còn biết thêm một phần về nội dung hoạt động xuất-nhập khẩu, thủ tục Hải quan,
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ của giáo viên hướng dẫn - thầy Huỳnh Văn Tâm và các bạn bè quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Hoà.
53 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất- Nhập khẩu tại công ty cổ phần điện tử Bình Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xuất-nhập khẩu nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán trao đổi thương mại mang tính chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của mỗi quốc gia cũng như của quốc tế. Các Công ty kinh doanh xuất-nhập khẩu đòi hỏi phải tuân thủ các qui định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và luật pháp quốc tế.
Môi trường chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng chặt chẽ không thay đổi thường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất xuất-nhập khẩu nói riêng. Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia với nhau.
Ngược lại, khi môi trường chính trị, luật pháp không ổn định nó sẽ hạn chế rất lớn tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt động xuất xuất-nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng.
Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất xuất-nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất-nhập khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán. Tỷ giá hối đoái nhiều khi không cố định, nó sẽ thay đổi lên xuống. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra các quyết định phù hợp cho việc xuất-nhập khẩu như lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đồng tiền tính toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán,….
Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như sự thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường …. Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt động xuất-nhập khẩu.
Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàng xuất-nhập khẩu. Khi giá cả hàng xuất-nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàng xuất-nhập khẩu sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêu dùng các loại hàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp.
Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả hàng xuất-nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và hoạt động xuất-nhập khẩu của Công ty.
Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế:
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất-nhập khẩu như:
Hệ thống giao thông, cảng biển: nếu hệ thống này được trang bị hiện đại sẽ cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá được mua bán.
Hệ thống Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì các dịch vụ của nó cang thuận tiện cho việc thanh toán quốc tế cũng như trong huy động vốn. Ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được rủi ro cũng như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán thương mại quốc tế.
CHƯƠNG II:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀCÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HÒA
Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân của Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hoà là Nhà Máy Linh Kiện Điện Tử Bình Hoà, trực thuộc Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Điện Tử & Kỹ Thuật Tin Học Việt Nam, đựợc thành lập vào ngày 20/11/1979 theo quyết định số 231/CL – TGL của Bộ Cơ Khí Và Luyện Kim. Ở giai đoạn này hoạt động chủ yếu của nhà máy là chế tạo các loại linh kiện điện tử: Điện trở, Tụ hoá, Tụ sứ để xuất khẩu sang Châu Âu.
Đến năm 1984, Tổng cục trưởng Tổng Cục Điện Tử và Kỹ Thuật Tin Học Việt Nam ra quyết định đổi tên Nhà Máy Linh Kiện Điện Tử Bình Hoà thành Xí Nghiệp Điện Tử Bình Hoà, thuộc bộ chủ quản của Tổng Cục Điện Tử Và Tin Học Việt Nam.
Xí Nghiệp Điện Tử Bình Hoà tiến hành nhập dây chuyền sản xuất điện trở của Tiệp Khắc. Đồng thời xí nghiệp cũng lập phân xưởng làm đèn Huỳnh quang, Adaptor…Song song đó xí nghiệp còn lập phân xưởng lắp ráp các mặt hàng điện tử gia dụng như: TV, Radio, Cassette… với linh kiện được mua toàn bộ của Nhật về lắp ráp.
Khi Đông Âu tan rã thì các sản phẩm điện tử không bán được ra nước ngoài. Sau đó phải bỏ hẳn dây chuyền sản xuất điện trở của Tiệp Khắc. Đây là thời kỳ hoạt động kém hiệu quả nhất của xí nghiệp.
Ngày 24/02/1992, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nặng ra quyết định số 75/QĐ-CNNg-TCC quyết định đổi tên Xí Nghiệp Điện Tử Bình Hòa, trực thuộc Tổng Công ty Điện Tử và Tin Học Việt Nam.
Và cũng từ đây Công ty bắt đầu làm quen với hạot động gia công xuất khẩu các sản phẩm điện tử: Biến thế, Cuộn cảm, Bộ nguồn ổn áp và các loại Bản mạch điện tử…cho Nhật, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Anh…cho đến nay vẫn còn hoạt động gia công cho các nước này.
Đến năm 2003, căn cứ theo Nghị định số 63/2001/NĐ- CP ngày 14/09/2001 của chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà Nước thành Công ty TNHH một thành viên. Ngày 18/12/2003 Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 224/2003/QĐ-BCN, quyết định chuyển Công ty Điện Tử Bình Hòa thành Công ty TNHH Một Thành Viên Điện Tử Bình Hoà.
Đến năm 2005, theo quyết định số: 2254/QĐ-TCCB, ngày 08 tháng 08 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp về việc chuyển đổi Công ty TNHH Một Thành Viên Điện Tử Bình Hòa thành Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa.
Ngày 27/02/2006 Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số: 4103004312) chuyển đổi Công ty TNHH Một Thành Viên Điện Tử Bình Hoà thành CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HÒA, với:
Tên giao dịch quốc tế là : Viettronics Binh Hoa Joint Stock Company
Tên gọi tắc : VBH
Trụ sở Công ty : 204 Nơ Trang Long, F12, Quận Bình Thạnh TP.HCM
Điện thoại : 08. 38432473 / 38432458
Fax : 08. 38432460
Email : binhhoaco@hcm.fpt.vn
Website :
Tài khoản :
Nội tệ : 007.100.000.6449 (VNĐ)
Ngân Hàng Ngoại Thương TP.HCM(Vietcombank,chi nhánh TP.HCM).
Ngoại tệ : 007.137.008.2974 (USD)
Ngân Hàng Ngoại Thương TP.HCM(Vietcombank, chi nhánh TP.HCM).
Vốn điều lệ : 29.000.000.000 VNĐ
Giám đốc Công ty : Nguyễn Văn Thành
Chủ tịch HĐQT Công ty : Nguyễn Anh Dũng
Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa là một doanh nghiệp cổ phần hóa, với tỷ lệ vốn Nhà nước chiếm giữ là 51% và được Nhà nước uỷ quyền cho Hội đồng quản trị Công ty, hoạt động kinh doanh theo Điều lệ Công ty và Luật Doanh Nghiệp. Công ty vận hành theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về kinh doanh, tự chủ về tài chính theo quy định của Nhà nước.
Từ năm 1993 đến nay tình hình kinh doanh chủ yếu của Công ty tập trung vào hoạt động gia công xuất khẩu các mặt hàng điện tử cho nước ngoài và trong những năm gần đây, bên cạnh hoạt động gia công xuất khẩu Công ty tiến hành sản xuất và phát triển các sản phẩm điện tử dân dụng như VCD, DVD, máy điều hoà nhiệt độ…để tiêu thụ trên thị trưòng nội địa.
Trong những năm 1993- 1998 hoạt động gia công, sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng trưởng. Các sản phẩm bản mạch điện tử và Bộ nguồn ổn áp được sản xuất, lắp ráp bằng dây chuyền Công Nghệ Xuyên Lỗ (Through – Hole Tenelogy) và dây chuyền Công Nghệ SMT (Surface Mounting Technology) đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Năm 1995 Công ty Điện Tử Bình Hòa là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có dây chuyền công nghệ SMT (Dây chuyền công nghệ sản xuất mạch điện tử bằng robot). Năm 1997 là năm thành công tương đối vượt bật của Công ty, đơn vị đã được chính phủ trao tặng cờ luân lưu về thành tích dẫn đầu ngành điện tử trên toàn quốc. Doanh thu tăng 86%, lợi nhuận tăng 168% so với năm 1996.
Năm 1998, mặc dù đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp điện tử đều lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng Công ty vẫn trụ vững, ổn định được sản xuất và thị trưòng xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đạt 2,3%, mức lương của người lao động vẫn ổn định.
Năm 1999 thì vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á nên sản lượng gia công giảm, kéo theo sự giảm đơn giá gia công của các hợp đồng nên lợi nhuận và doanh thu đã bị giảm sút.
Nhờ có lợi thế về công nghệ cao (2 dây chuyền công nghệ SMT) cùng với lực lượng cán bộ quản lý được đào tạo nghiêm chỉnh, nên từ năm 2000 cho đến 2007 có nhiếu đối tác nước ngoài cũng như trong nước tìm đến hợp tác kinh doanh với Công ty. Công ty đã ký nhiều hợp đồng sản xuất gia công, và hợp tác kinh doanh. Nhờ vậy doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày một gia tăng. Trong năm 2004 tình hình kinh doanh của Công ty có những bước tiến rất khả quan: các đối tác liên tiếp nâng cao sản lượng sản xuất gia công; Công ty có thêm nhiều khách hàng mới và Công ty đã thành lập được chi nhánh ở KCN Hố Nai.
Từ giữa năm 2008 cho đến nay, do ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế toàn cầu đã đem lại cho Công ty nhiều khó khăn đáng kể. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, hoạt động xuất-nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thêm đối tác, đơn hàng giảm mạnh, sản xuất bị thu hẹp,…
Ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu hiện nay của Công ty:
Ngành nghề kinh doanh:
Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 4103004312, ngày 07/02/2006 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp. Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hoà được phép hoạt động trong các lĩnh vực sau:
Thiết kế, chế tạo, sản xuất, mua bán thiết bị điện, điện tử, tin học viễn thông (kể cả phần cứng và phần mềm).
Sản xuất mua bán máy điều hoà không khí, thiết bị hệ thống lạnh, thiết kế mua bán các thiết bị điện, điện tử, máy điều hoà không khí, hệ thống lạnh
Kinh doanh nhà ở, cho thuê căn hộ, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi.
Dịch vụ lắp đặt, bảo trì các thiết bị, hệ thống lạnh, mạng tin học, âm thanh, ánh sáng. Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư.
Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
Mua bán thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm.
Sản xuất mua bán nước uống tinh khiết.
Các sản phẩm chủ yếu hiện nay của Công ty bao gồm:
Mạch điện tử các loại (PCB Boards)
Bộ nguồn các loại (DC-DC và AC-DC Conventer)
Biến thế các loại (Transformers)
Cuộn cảm các loại (Choke coils)
Máy điều hoà nhiệt độ (Air-conditioner)
Và một số linh kiện điện tử khác (Electronic components)
Các đối tác – Công nghệ sản xuất & Tình hình cung ứng vật tư:
Các đối tác:
Công ty TDK-Lambda (Malaysia) tên viết tắt là (TLM) là một Công ty lớn mạnh và uy tín bao gồm một số Công ty con ở một số quốc gia như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…nay đã phát triển thành tập đoàn TDK-Lambda. Tháng 09/1994 Công ty đã ký hợp đồng gia công đầu tiên để gia công sản phẩm biến thế, cuộn cản, bộ nguồn các loại cho TLM.
Công ty Toho Zinc Co., Ltd (Nhật Bản) tên viết tắt là (THZ) là Công ty lớn của Nhật Bản được thành lập từ năm 1996 thuộc tập đoàn THZ một tập đoàn chuyên về luyện kim đặc biệt là kẽm và sắt từ quặng thô. Các sản phẩm gia công xuất khẩu chủ yếu là cuộn dây, biến thế, cuộn coil, lõi từ cao cấp.
Một số đối tác khác như:
Công ty Identic Co., Ltd (Thụy Sĩ)
Công ty Microcid Co., Ltd (Thụy Sĩ)
Công ty MBBS Co., Ltd (Thụy Sĩ)
Công ty AVEX Co., Ltd (Mỹ)
Công ty Texatronics Co., Ltd (Mỹ)
Công nghệ sản xuất:
Công nghệ OEM (Original Engineering Facture): Sản xuất theo công nghệ gốc dùng trong sản xuất gia công các biến thế, cuộn dây, cuộn cản, mạch điện tử các loại.
Công nghệ SMT (Surface Mounting Technology): Công nghệ dán bề mặt được dùng trong sản xuất bộ nguồn, công nghệ này do Công ty Nemic-Lambda chuyển giao và đào tạo nhân viện vận hành cho dây chuyền sản xuất này.
Công nghệ cao BGA: Được dùng trong sản xuất các board mạch điện tử cho Công ty Texatronics của Mỹ.
Công nghệ sản xuất lõi từ: Ứng dụng trong sản xuất lõi từ, công nghệ này do Công ty Toho Zinc chuyển giao.
Tình hình cung ứng vật tư:
Đối với hàng gia công xuất khẩu: Bên gia công (khách hàng) sẽ cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho Công ty. Nếu nguyên vật liệu mà khách hàng cung cấp hư hỏng thì Công ty sẽ thông báo cho khách hàng trong vòng 7 ngày và khách hàng sẽ chịu mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao này. Ngoài ra, các phụ liệu còn lại Công ty phải mua như: hộp carton, thùng carton, khay nhựa…và khách hàng sẽ thanh toán tiền phụ liệu trên cho Công ty. Trong trường hợp này Công ty cung cấp phụ liệu theo đúng nhu cầu của khách hang và chịu trách nhiệm về chất lượng của phụ liệu đó. Khách hàng sẽ chấp nhận tỷ lệ hao hụt 2%, nếu tỷ lệ hao hụt trên 2% thì Công ty sẽ chịu.
Đối với hàng sản xuất xuất khẩu: Công ty sẽ tự mua nguyên vật liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, lắp ráp bán cho các Công ty nước ngoài. Công ty tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu rẻ thông qua những đối tác quen thuộc giới thiệu.
Cơ cấu tổ chức quản lý - Tình hình nhân sự - Nhiệm vụ chức năng các phòng ban:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty:
T.Phoøng
KT-TC
QMR
GIAÙM ÑOÁC
Nguyeãn Vaên Thaønh
T.Phoøng
TC-LÑTL
T.Phoøng
XNK
PHOÙ GIAÙM ÑOÁC I
Phuï traùch
Phaân xöôûng
saûn xuaát
T.Phoøng
HC-QT
T.Phoøng
KHVT
Phuï traùch
Chi nhaùnh
Hoá Nai
T.Phoøng
QA
PHOÙ GIAÙM ÑOÁC II
Quaûn ñoác
PX1
Quaûn ñoác
PX2
Quaûn ñoác
PX3
Quaûn ñoác
PX4
Tröôûng
TT Cô ñieän
PHOÙ GIAÙM ÑOÁC III
T.Phoøng
Kyõ thuaät
HOÄI ÑOÀNG QUAÛN TRÒ
CHUÛ TÒCH
T.Phoøng quaûn lyù döï aùn
Nhận xét về sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ tổ chức như hiện nay đã hoạt động nhiều năm và mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý điều hành. Hiện tại Công ty đã đạt Hệ thống quản lý chất lượng ISO-9001: 2000 do tổ chức BVQI cấp. Bộ máy tổ chức của Công ty đã được nhiều tổ chức của nước ngoài và tổ chức BVQI soát xét đánh giá hàng năm theo định kỳ nên sơ đồ tổ chức như hiện nay là tương đối hợp lý, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh hoạt động tốt. Bên cạnh đó cũng có vài kiến nghị cho cơ cấu tổ chức của Công ty nên sớm tổ chức một Ban kiểm soát để kiểm tra và giám sát công tác điều hành của Công ty. Soát xét lại nhân công của khối gián tiếp và các phân xưởng sắp xếp phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí.
Đứng đầu Công ty là giám đốc. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng quản trị, Nhà nước và pháp luật.
Hỗ trợ cho giám đốc có phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực do giám đốc phân công. Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kế toán tài chính là kế toán trưởng. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty và hoạt động theo điều lệ kế toán trưởng.
Tình hình nhân sự tại Công ty:
Tổng số nhân viên trong toàn thể Công ty và chi nhánh là 850 người.
Tốt nghiệp đại học : 64 người chiếm 7,5%
Tốt nghiệp trung cấp : 25 người chiếm 2,9%
Công nhân kỹ thuật 3/7 : 413 người chiếm 48,6%
Lao động phổ thông : 348 người chiếm 41%
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tình hình nhân sự tại Công ty trong hai năm gần đây thường xuyên biến động, đặc biệt là công nhân kỹ thuật & lao động phổ thông.
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Phòng xuất-nhập khẩu:
Xây dựng, quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương.
Giải quyết các thủ tục xuất-nhập khẩu và giao nhận hàng hoá với phòng kế hoạch vật tư.
Kiểm soát các dịch vụ sau bán hàng,các sản phẩm xuất khẩu.
Phòng kế hoạch vật tư:
Tham mưu cho giám đốc về công tác xây dựng kế hoạch.
Xây dựng,ban hành các kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.Thực hiện các báo cáo với cơ quan cấp trên về các công việc được giao.
Quản lý vật tư, kho tàng và bốc xếp.
Quản lý và theo dõi việc thực hiện hợp đồng nội địa.
Marketing và theo dõi việc xử lý sản phẩm tiêu thụ nội địa bị khách hàng khiếu nại.
Phòng kế toán-tài chính:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính-kế toán của Công ty.
Xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn và dài hạn, các biện pháp bảo toàn vốn của Công ty.
Thực hiện các nhiệm vụ tài chính khác theo quy định của Nhà nước và của giám đốc.
Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Tham mưu cho Ban giám đốc và thực hiện công việc tuyển chọn, đào tạo,phân bổ và quản lý nhân sự.
Tham mưu cho Ban giám đốc và thực hiện công tác khen thưởng, kỹ luật.
Thực hiện công tác cấp phát bảo hộ lao động.
Tham mưu cho ban giám đốc cá biện pháp nhằm bổ sung và cân đối thu nhập của người lao động trong Công ty trên cơ sở các quy định của Nhà nước và hiệu quả chất lượng công việc của từng người lao động.
Thực hiện việc phân bổ thành quả của Công ty đến các nhân sự một cách hợp lý, tạo sự hài hoà giữa người quản lý và người lao động nhằm đạt được mục đích của Công ty.
Tổ chức việc giữ gìn an toàn Công ty 24/24h, đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh.
Phòng kỹ thuật:
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công việc xây dựng chiến lược phát triển Công ty.
Nghiên cứu phát triển các dự án và sản phẩm mới của Công ty.
Quản lý định mức vật tư, sáng kiến cải tiến, hệ thống mạng thông tin nội bộ, hệ thống chống sét, Website và các thiết bị điện toán của Công ty.
Hỗ trợ về kỹ thuật cho quá trình sản xuất và sửa chữa thiết bị đo lường (thiết bị điện-điện tử) để duy trì và cải tiến chất lượng.
Biên soạn, ban hành và kiểm soát tài liệu kỹ thuật cấp Công ty.
Marketing các sản phẩm và dịch vụ của Công ty ra thị trường nước ngoài.
Phòng QA:
Lập kế hoạch, áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng, hệ thống quản lý môi trường trong toàn Công ty.
Theo dõi và kiểm soát các tiêu chuẩn BSI, UL, CSA, TUV…
Đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra phù hợp các yêu cầu kỹ thuật.
Kết hợp với các đơn vị liên quan để kiểm soát sản phẩm không phù hợp và đề xuất biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo cho tất cả công nhân và nhân viên QA/QC về kỹ năng cơ bản,công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng.
Quản lý việc hiệu chuẩn/Kiểm tra các thiết bị đo.
Phòng hành chính quản trị:
Quản lý và thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
Quản lý và thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp.
Thiết lập,quản lý và thực hiện công tác xây dựng,bảo trì,duy tu các hạng mục công trình hệ thống cấp thoát nước của Công ty.
Quản lý và điều hành phương tiện vận chuyển, đón khách và phục vụ tiếp khách.
Quản lý, chăm sóc sức khoẻ người lao động.
Phòng quản lý dự án:
Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý dự án.
Theo dõi kế hoạch thực hiện dự án.
Nghiên cứu, khảo sát các dự án mới.
Xây dựng và đề xuất các dự án có tính khả thi.
Soạn thoả các quy chế, các văn bản, các hợp đồng về xây dựng cơ bản.
Tiếp thị các sản phẩm của dự án.
Trung tâm cơ điện:
Thiết lập,thực hiện,duy trì kế hoạch lắp đặt,bảo trì sửa chữa các thiết bị trong toàn Cômg ty.
Lắp đặt, bảo trì và quản lý hệ thống điện trong toàn Công ty.
Thiết kế, chế tạovà gia công các thiết bị, phụ tùng đồ gá, phụ tùng sản xuất.
Lắp ráp máy điều hoà nhiệt độ.
Bảo dưỡng và vận hành máy phát điện để cung cấp điện khi cần thiết.
Thường trực về công tác an toàn lao động trong toàn Công ty.
Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Công ty giao.
Khối trực tiếp sản xuất:
Hiện nay Công ty có 4 phân xưởng sản xuất và 1 phân xưởng sản xuất ở chi nhánh Hố Nai với nhiệm vụ sản xuất gia công như sau:
PX1: sản xuất các sản phẩm điện-điện tử, mạch điện tử
PX2: sản xuất các loại sản phẩm biến thế và cuộn dây
PX3: sản xuất các loại sản phẩm mạch điện tử SMT, Bộ nguồn các loại.
PX4: sản xuất các loại sản phẩm biến thế và cuộn cản
Chi nhánh Hố Nai: sản xuất cuộn cản, ép lõi, làm dây tai nghe điện thoại di động.
Tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:
Tình hình doanh thu và lợi nhuận:
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ năm 2006-2008:
ĐVT: 1000VNĐ
NĂM
2006
2007
2008
2007/2006
(%)
2008/2007
(%)
DOANH THU
64,608,697
59,870,993
67,643,828
93%
113%
LỢI NHUẬN
3,420,639
2,044,841
1,099,933
60%
54%
TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU
5.29%
3.42%
1.63%
65%
48%
(NGUỒN:PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH)
Qua số liệu thống kê và biểu đồ cho thấy doanh thu trong 3 năm gần đây có sự biến động mạnh. Cụ thể: doanh thu năm 2007 giảm 7% so với năm 2006 (tỷ lệ doanh thu 2007/2006=93%), về trị giá giảm gần 5 tỷ VND. Tuy nhiên, qua năm 2008 lại có sự chuyển biến vựơt bậc về doanh thu. Doanh thu đã đạt 67.643.828 nghìn VND. Tăng 13% so với năm 2007 và về trị giá tăng gần 8 tỷ VND.
Tuy có sự gia tăng mạnh về doanh thu năm 2008 nhưng lợi nhuận qua các năm lại liên tục giảm. Cụ thể: năm 2006 lợi nhuận đạt 3.420.639, năm 2007 là 2.044.841 và năm 2008 là 1.099.933 nghìn VND. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu liên tục giảm. Năm 2006 là 5,29%, năm 2007 là 3,42% và năm 2008 là 1,63% và năm sau so với năm trước cũng giảm mạnh. Năm 2007/2006 là 65% và 2008/2007 là 48%
Quá trình phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty 3 năm vừa qua cho ta thấy được sức ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh của Công ty. Công ty đã cố gắng giữ các đơn hàng bằng cách giảm giá gia công để tạo ra việc làm, doanh thu trong năm 2008 và vẫn đem lại lợi nhuận mặc dù không cao nhưng đó vẫn là một kết quả đáng ghi nhận trong thời buổi khủng hoảng kinh tế nhiều doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản như hiện nay. Đây là một sự cố gắng lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên để giúp Công ty sớm vượt qua tình hình khó khăn và đứng vững trên thị trường.
Những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt:
Thuận lợi:
Về thời gian hình thành và phát triển:
Với bề dày lịch sử 30 năm hình thành và phát triển đã đem lại cho Công ty những thuận lợi đáng kể sau:
Tạo sự tin cậy trong quá trình đàm phán, thương lượng với các đối tác, ngân hàng, tổ chức tín dụng…
Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty đã nhiều lần cọ xát với những thăng trầm, sóng gió diễn ra trên thực tế như: cuộc khủng khoảng tiền tệ Đông Nam Á năm1997, Việt Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam gia nhập WTO,…mà những điều này tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó Công ty có kinh nghiệm và già dặn trong quá trình xử lý những điều bất ổn, khó khăn mà Công ty vấp phải nếu có. Chẳng hạn như: những thay đổi của chính sách, pháp luật nhà nước, khủng hoảng kinh tế,…
Về địa điểm: Công ty có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, gần các bến Cảng và sân bay, dây là một trung tâm thương mại, một thành phố lớn của cả nước nên sẽ thuận lợi cho Công ty trong việc thu hút nguồn nhân lực, tiếp cận với công nghệ mới, thuận tiện trong việc vận chuyển xuất-nhập khẩu hàng hóa, trao đổi làm ăn với các đối tác,…
Về vốn và công nghệ: Công ty có nguồn vốn tương đối với 29 tỷ VND vốn điều lệ và có dây chuyền công nghệ SMT, OEM, BGA hiện đại phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
Khó khăn:
Công ty chưa tạo được thương hiệu cho sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, do đơn hàng giảm mạnh nên tình hình lao động của Công ty từ cuối năm 2008 đến nay có nhiều biến động.
Tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đem lại cho Công ty nhiều khó khăn đáng kể. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, hoạt động xuất-nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thêm đối tác, đơn hàng giảm mạnh, sản xuất bị thu hẹp,…Tình hình xuất-nhập khẩu của Việt Nam các tháng đầu năm 2009 nói chung và của ngành điện tử nói riêng giảm mạnh. Trong khi hoạt động xuất khẩu của Công ty chiếm đến 80% giá trị doanh thu. Đây là khó khăn lớn mà Công ty đang phải đối mặt.
CHƯƠNG III:THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨUTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ
Loại Hình Xuất-nhập khẩu chủ yếu của Công ty:
Đặc điểm nổi bật về hoạt động xuất-nhập khẩu tại Công ty cổ phần điện tử Bình Hoà:
Kể từ năm 1997 Công ty CP Điện tử Bình Hòa ký được các Hợp đồng gia công sản phẩm điện tử cho các tập đoàn điện tử lớn của Nhật và Maylaysia (như TDK-LAMBDA – Malaysia, TOHOZINC – Janpan) và đến nay vẩn còn tiếp tục hợp tác với các đối tác này. Nhờ đó, doanh thu gia công xuất khẩu chiếm khoảng 80% trong tổng doanh thu của Công ty.
Loại hình xuất-nhập khẩu chủ yếu của Công ty:
Do hoạt động xuất-nhập khẩu của Công ty chủ yếu là hoạt động gia công xuất khẩu với doanh thu gia công xuất khẩu chiếm khoảng 80% trong tổng doanh thu của Công ty nên hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa của Công ty chủ yếu tập trung vào Loại hình Gia công (Nhập gia công & Xuất giao công). Bên cạnh đó Công ty còn có xuất-nhập khẩu hàng hóa theo loại hình Kinh doanh, loại hình sản xuất xuất khẩu, loại hình tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và loại hình phi mậu dịch nhưng nó chiếm tỷ trọng nhỏ.
Đối với Loại hình Gia công (Nhập gia công & Xuất giao công): Bắt đầu từ năm 2005, khi Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công ở TP.HCM thực hiện thí điểm “Khai báo Hải quan điện tử từ xa” thì Công ty đã triển khai thực hiện cho đến bây giờ. “Khai báo Hải quan điện tử từ xa” là khai báo dữ liệu về hàng hóa xuất-nhập khẩu đến cơ quan Hải quan thông qua mạng internet. Nhờ vậy mà việc nhập dữ liệu, kiểm tra, đối chiếu của Hải quan được nhanh chóng hơn.
Đối với Loại hình Kinh Doanh (Nhập kinh doanh & Xuất kinh doanh): Bắt đầu từ năm 2006, khi Chi cục Hải quan điện tử TP.HCM thực hiện thí điểm “Thủ tục Hải quan điện tử” cho loại hình Kinh doanh thì Công ty đã triển khai thực hiện cho đến bây giờ. “Thủ tục Hải quan điện tử” giúp doanh nghiệp khai báo dữ liệu về hàng hóa xuất-nhập khẩu đến cơ quan Hải quan thông qua mạng internet, và lấy thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan cũng thông qua mạng internet. Nghĩa là việc giao tiếp giữa Hải quan và doanh nghiệp cho việc thông quan hàng hóa được thực hiện phần lớn công việc thông quan mạng. Nhờ vậy mà việc thông quan hàng hóa được nhanh chóng hơn.
Điều kiện thương mại thường được áp dụng:
Do thói quen từ trước và để đơn giản trong việc thực hiện thủ tục hải quan nên phần lớn các Hợp đồng ngoại thương & Hợp đồng gia công mà Công ty ký kết được áp dụng điều kiện thương mại là CIF cho hàng nhập và FOB cho hàng xuất.
Giao hàng theo điều kiện CIF (C – cost: Tiền hàng; I – insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí). Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tàu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng.
Giao hàng theo điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tàu”. Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng. Việc thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa do người mua thực hiện và chịu chi phí.
Kim ngạch xuất-nhập khẩu của Công ty:
Kim ngạch xuất khẩu:
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu :
ĐVT: USD
Năm
2006
2007
2008
Tốc độ tăng(%)
Chỉ tiêu
2007/2006
2008/2007
Kim ngạch XK
14,868,525
13,326,003
13,812,906
90%
104%
(Nguồn: Phòng xuất-nhập khẩu)
Qua kim ngạch xuất khẩu từ năm 2006-2008 ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2007 (giảm 10% so với năm 2006). Có sự giảm mạnh này là do trong năm 2007 mặt hàng xuất khẩu mạch điện tử Texasonics chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty giảm mạnh. (số liệu vui lòng xem ở bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phía dưới). Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu có sự tăng nhẹ so với năm 2007 là do có sự tăng nhẹ về tỷ trọng của mặt hàng bộ nguồn ổn áp và cuộn dây choke coil.
Kim ngạch nhập khẩu:
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu:
ĐVT:USD
Năm
2006
2007
2008
Tốc độ tăng(%)
Chỉ tiêu
2007/2006
2008/2007
Kim ngạch NK
10,750,000
11,163,399
9,269,584
104%
83%
(Nguồn: Phòng xuất-nhập khẩu)
Qua bảng kim ngạch nhập khẩu ta thấy: Ngược lại với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu tăng nhẹ vào năm 2007 và giảm mạnh vào năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng nhẹ (tăng 4% so với năm 2006) là do trong năm 2007 Công ty nhập khẩu một số máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất-kinh doanh. Năm 2008 kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh (giảm 17% so với năm 2007) là do trong năm 2008 Công ty đã mua một số phụ liệu sản xuất như: chì, chất tẩy rửa, bao bì,… ở thị trường trong nước thay cho nhập khẩu từ nước ngoài như trước. Mặt khác, đối tác Texatronics của Mỹ - một đối tác đặt gia công chiếm tỷ trọng lớn đã không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình nên đã không đặt nữa. Do đó ta không nhập nguyên vật liệu từ phía đối tác để gia công nên kim ngạch nhập khẩu đã bị giảm mạnh.
Kim ngạch xuất-nhập khẩu :
Bảng 4: Kim ngạch xuất-nhập khẩu :
ĐVT: USD
Năm
2006
2007
2008
Tốc độ tăng(%)
Chỉ tiêu
2007/2006
2008/2007
Tổng kim ngạch XNK
25.618.525
24.489.379
23.082.490
96%
94%
Kim ngạch XK
14.868.525
13.326.003
13.812.906
90%
104%
Kim ngạch NK
10.750.000
11.163.399
9.269.584
104%
83%
(Nguồn: Phòng xuất-nhập khẩu)
Qua bảng kim ngạch xuất-nhập khẩu và biểu đồ ta thấy: Mặc dù có sự biến động lên xuống của kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu qua các năm như đã phân tích ở trên, nhưng kim ngạch xuất-nhập khẩu lại liên tục giảm qua các năm.
Cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất-nhập khẩu:
Cơ cấu mặt hàng xuất-nhập khẩu:
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
STT
Mặt hàng
2006
2007
2008
Trị giáUSD
Tỷ trọng(%)
Trị giáUSD
Tỷ trọng(%)
Trị giáUSD
Tỷ trọng(%)
1
BỘ NGUỒN ỔN ÁP (SMT)
7.106.784
47,80%
7.189.634
53,95%
7.506.182
54,34%
2
CUỘN DÂY CHOKE COIL
3.881.451
26,11%
3.532.241
26,51%
3.860.285
27,95%
3
MẠCH ĐIỆN TỬ TEXATRONICS
2.084.585
14,02%
783.759
5,88%
0,00%
4
BIẾN THẾ VÀ CUỘN CẢN(SXXK)
931.098
6,26%
985.108
7,39%
979.610
7,09%
5
BIẾN THẾ(THZ)
460.511
3,10%
544.316
4,08%
279.324
2,02%
6
MẠCH ĐIỆN TỬ CÁC LOẠI
188.607
1,27%
0,00%
29.797
0,22%
7
CÁC SẢN PHẨM KHÁC
138.496
0,93%
60.424
0,45%
1.248
0,01%
8
CUỘN CẢN-COIL
76.993
0,52%
81.166
0,61%
1.012.212
7,33%
9
BỘ PHẬN CHỐNG SÉT(IMS)
0,00%
149.355
1,12%
144.248
1,04%
TỔNG
14.868.525
100,00%
13.326.003
100,00%
13.812.906
100,00%
Qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ta thấy: chủng loại sản phẩm Công ty sản xuất xuất khẩu khá đa dạng (tổng cộng có 8 mặt hàng chính). Trong đó bộ nguồn ổn áp luôn dẫn đầu về trị giá và chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2006 là 47,8%, năm 2007 là 53,95% và năm 2008 chiếm tỷ trọng là 54,34%. Theo sau bộ nguồn ổn áp là cuộn dây chole coil với tỷ trọng mỗi năm như sau:năm 2006 là 26,11%, năm 2007 là 26,51% và năm 2008 là 27,95%. Qua số liệu ta thấy đây là 2 mặt hàng đã chiếm trên dưới 80% tỷ trọng hàng xuất khẩu và tỷ trọng hàng năm tương đối ổn định. Điều này cho ta thấy rằng đây là 2 mặt hàng chủ lực của Công ty. Công ty đã xác định được mặt hàng chủ lực và cố gắng ổn định chúng dù kinh tế có đang khủng hoảng. Đặc biệt, bộ nguồn ổn áp có tỷ trọng tăng nhanh vào năm 2007 so với năm 2006 và tăng nhẹ năm 2008, điều này còn khẳng định một cách chắc chắn rằng Công ty đã xác định được sảm phẩm chủ lực và có bước đi đúng đắn. Trong các sản phẩm còn lại thì mạch điện tử texatronics có sự biến động mạnh. Năm 2006 chiếm tỷ trọng là 14.02% và năm 2007 giảm còn 5,88% và năm 2008 đã ngưng xuất khẩu. Lý do là: phía đối tác nhập khẩu hàng gia công-Công ty điện tử texatronics đã không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình nên đã không đặt hàng gia công từ phía Công ty cổ phần điện Tử Bình Hoà nữa. Do đó mặt hàng này đã phải ngưng sản xuất.
Bên cạnh việc giữ vững mặt hàng chủ lực, thêm mặt hàng sản xuất mới là bộ phận chống sét thì Công ty cũng nên duy trì những sản phẩm hiện có để làm cho sản phẩm xuất khẩu của Công ty thêm phong phú, khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tác và góp phần tăng trị giá xuất khẩu cho Công ty.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
Mặt hàng
2006
2007
2008
Trị giá
USD
Tỷ trọng
(%)
Trị giá
USD
Tỷ trọng
(%)
Trị giá USD
Tỷ trọng
(%)
1.VẬT TƯ CHO XK
10,461,322
97.31%
10,859,961
97.28%
8,916,735
96.19%
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
10,461,322
97.31%
10,845,609
97.15%
8,910,755
96.13%
VẬT TƯ PHỤ
0.00%
14,352
0.13%
5,980
0.06%
PHỤ TÙNG THAY THẾ
0.00%
0.00%
0.00%
2.THIẾT BỊ LẺ
48,515
0.45%
45,560
0.41%
0.00%
3.CÁC MẶT HÀNG KHÁC
240,153
2.23%
257,873
2.31%
352,849
3.81%
TỔNG TRỊ GIÁ NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP
10,749,990
100.00%
11,163,394
100.00%
9,269,584
100.00%
Qua cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ta thấy: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là nhập vật tư cho xuất khẩu. Năm 2006 chiếm tỷ trọng là 97,31%, năm 2007 là 97,28% và năm 2008 là 96,19%. Nhìn chung nhập khẩu vật tư cho xuất khẩu khá ổn định. Công ty nhập vật tư để gia công xuất khẩu và điều này cho thấy hoạt động gia công tại Công ty chiếm tỷ lệ khá cao như đã nói ở trên.
Cơ cấu thị trường xuất-nhập khẩu:
Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
ĐVT:USD
STT
Thị trường
2006
2007
2008
Trị giá
Tỷ trọng(%)
Trị giá
Tỷ trọng(%)
Trị giá
Tỷ trọng(%)
1
JAPAN
8,741,025
58.80%
9,120,460
68.46%
10,147,454
73.46%
2
MỸ
2,137,057
14.37%
795,606
5.97%
195,382
1.41%
3
INDONESIA
2,095,965
14.10%
1,589,653
11.93%
494,170
3.58%
4
MALAYSIA
529,823
3.56%
649,041
4.87%
550,927
3.99%
5
THAILAN
379,147
2.55%
255,489
1.92%
119,745
0.87%
6
SINGAPORE
300,293
2.02%
367,135
2.76%
1,457,536
10.55%
7
CHINA
229,454
1.54%
55,480
0.42%
3,850
0.03%
8
KHU CHẾ SUẤT
188,607
1.27%
0.00%
-
0.00%
9
HONG KONG
117,552
0.79%
277,839
2.09%
278,880
2.02%
10
SWITZELAND
96,686
0.65%
49,541
0.37%
17,567
0.13%
11
ĐỨC
36,594
0.25%
7,140
0.05%
397,768
2.88%
12
AUSTRALIA
10,402
0.07%
149,355
1.12%
144,247
1.04%
13
TAIWAN
3,920
0.03%
4,030
0.03%
3,675
0.03%
14
ANH
0.00%
620
0.00%
1,131
0.01%
15
ISRAEL
0.00%
0.00%
400
0.003%
16
KOREA
0.00%
4,614
0.03%
174
0.001%
TỔNG TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP
14,866,525
100.00%
13,321,389
100.00%
13,812,906
100.00%
Điểm đặc biệt trong cơ cấu thị trường xuất khẩu tại Công ty cổ phần điện tử Bình Hoà là: xuất khẩu sản phẩm cho Công ty đa quốc gia. Vì là Công ty đa quốc gia nên sản phẩm được xuất đi ở nhiều nước khác nhau nhưng vẫn tính chung đó là 1đối tác. Do đó việc xuất hàng đi nhiều nước khác nhau không đồng nghĩa với việc Công ty đã tìm kiếm được nhiều đối tác ở nhiều quốc gia khác nhau cho hàng xuất khẩu.
Qua số liệu cho thấy thị trường Nhật Bản là nơi sản phẩm được xuất đi nhiều nhất. Nó chiếm tỷ trọng 58,8% vào năm 2006;68,46% năm 2007 và 73,46% vào năm 2008. Tỷ trọng này đang có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm trở lại đây. Đây là dấu hiệu đáng mừng của Công ty. Nó chứng tỏ rằng sản phẩm của mình đã đứng vững trên thị trường Nhật Bản-một thị trường lớn mạnh với 128 triệu dân và có nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 trên thế giới. Tiếp đến là thị trường Mỹ, INDONESIA, MALAYSIA,….
Cơ cấu thị trường nhập khẩu:
CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU
ĐVT:USD
STT
Thị trường
2006
2007
2008
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
1
MALAYSIA
3,498,172
32.54%
4,274,902
38.29%
4858167
52.41%
2
JAPAN
2,974,248
27.67%
2,765,095
24.77%
1393058
15.03%
3
MỸ
2,170,146
20.19%
1,183,337
10.60%
56800
0.61%
4
CHINA
1,077,660
10.03%
1,764,111
15.80%
2044028
22.05%
5
THAILAN
315,192
2.93%
556,880
4.99%
360181
3.89%
6
KHU CHẾ SUẤT
202,832
1.89%
131,906
1.18%
209063
2.26%
7
HONG KONG
164,101
1.53%
85,031
0.76%
56663
0.61%
8
SINGAPORE
115,591
1.08%
78,296
0.70%
53317
0.58%
9
TAIWAN
103,093
0.96%
139,384
1.25%
208337
2.25%
10
AUSTRALIA
78,189
0.73%
116,045
1.04%
15307
0.17%
11
SWITZELAND
50,176
0.47%
68,407
0.61%
1752
0.02%
12
PHILIPPINE
0.00%
0.00%
12911
0.14%
TỔNG TRỊ GIÁ NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP
10,749,400
100.00%
11,163,394
100.00%
9,269,584
100.00%
Qua cơ cấu thị trường nhập khẩu ta thấy: Công ty đã hợp tác kinh doanh (nhập khẩu) hàng hoá ở nhiều quốc gia và nhiều châu lục khác nhau. Trong đó,nhập khẩu nhiều nhất từ Malaysia, tiếp đến là Nhật và Mỹ. Hàng hoá được nhập khẩu từ Malaysia ngày một tăng. Cụ thể, năm 2006 chiếm 32,54%, năm 2007 là 38,29% và năm 2008 là 52,41% tỷ trọng. Mà hoạt động nhập khẩu của Công ty chủ yếu là nhập vật tư để gia công xuất khẩu. Điều này cho thấy Malaysia là nơi đặt hàng gia công lớn nhất của Công ty
Đánh giá hoạt động xuất-nhập khẩu của Công ty:
Những kết quả đạt được:
Về thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng đúng hạn:
Đối với hàng nhập khẩu, nếu hàng cập cảng chiều hôm trước thì sáng hôm sau sẽ hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng ngay trong ngày hôm đó. Nếu hàng cập cảng vào buổi sáng thì sẽ làm thủ tục Hải quan và chiều ngày hôm đó sẽ nhận hàng.
Đối với hàng xuất khẩu thì sẽ hoàn thành thủ tục Hải quan và giao hàng ngay trong ngày.
Tóm lại, thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng của Công ty chỉ diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày kể từ khi hàng cập cảng hay có đơn hàng xuất. Hay nói cách khác, thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng của Công ty diễn ra nhanh chóng và đạt yêu cầu đề ra.
Về khiếu nại của khách hàng về giao hàng trễ hạn:
Hoạt động xuất-nhập khẩu đã hoàn thành tốt mục tiêu của Công ty đưa ra về tỷ lệ số lần giao hàng đúng hạn đạt 99%. Và khiếu nại của khách hàng về dịch vụ không quá: 01 lần/quý.
Về đánh giá của cơ quan Hải quan về sự chấp hành pháp luật về Hải quan:
Việc chấp hành pháp luật về Hải quan trong công tác xuất nhập khầu tại Công ty thực hiện tốt và được cơ quan Hải quan xem xét, đánh giá và cấp Thẻ ưu tiên thủ tục Hải quan.
Công ty đã thực hiện thành công thí điểm thông quan điện tử cho hàng hóa theo loại hình Kinh doanh (Nhập kinh doanh & Xuất kinh doanh).
Những tồn tại và nguyên nhân:
Qua các giao dịch trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Đây là tồn tại trong hoạt động xuất-nhập khẩu ở Việt Nam nói chung và tại Công ty cổ Phần điện tử Bình Hòa cũng vậy.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen này của các doanh nghiệp ta:
Thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tàu hoặc container.
Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tàu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tàu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu, thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và cước phí).
Vẫn còn tồn tại song song giữa thông quan điện tử cho loại hình kinh doanh và khai báo hải quan điện tử từ xa cho các loại hình khác chứ chưa thể tiến hành thông quan điện tử cho tất cả các loại hình. Nguyên nhân là do cơ quan Hải quan chỉ mới tiến hành thí điểm thông quan điện tử cho loại hình kinh doanh.
Chi phí cho công tác xuất-nhập khẩu tại Công ty được đánh giá là còn khá cao và chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là do có những chi phí phát sinh nhưng lại không có hoá đơn, chứng từ. Chẳng hạn như các chí phí liên quan đến việc thông quan hàng hóa,…
Như ta đã nói ở trên, hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa của Công ty chủ yếu tập trung vào Loại hình Gia công (Nhập gia công & Xuất giao công). Công ty sẽ nhận gia công hàng hoá khi có đơn đặt hàng gia công từ phía đối tác. Nếu phía đối tác có trở ngại hay trục trặc gì về đơn hàng và không đặt Công ty gia công nữa thì Công ty sẽ không có đơn hàn để xuất-nhập. Hay nói cách khác, hoạt động xuất-nhập khẩu của Công ty sẽ ở trong thế bị động.
CHƯƠNG IV:CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ
Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới:
Với những kết quả đạt được nhất định trong những năm vừa qua cũng như những thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn gần đây. Để có thể sớm vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay và tồn tại, phát triển bền vững trong tương lai Công ty đã đưa ra những mục tiêu riêng cho năm 2009 và mục tiêu cho những năm tới như sau:
Mục tiêu của Công ty năm 2009:
Mục tiêu 1: Duy trì và cải tiến chất lượng đối với các sản phẩm hiện hữu:
Mạch điện tử chức năng các loại
Biến thế, cuộn cản
Sản phẩm lõi sắt từ
Sản phẩm dây phone của Foster
Mục tiêu 2: Tỷ lệ số lần giao hàng đúng hạn đạt 99%. Và khiếu nại của khách hàng về dịch vụ không quá: 01 lần/quý.
Mục tiêu 3:
Tìm kiếm thêm sản phẩm của 2 khách hàng mới đưa vào sản xuất đại trà.
Có 1 sản phẩm mới mang thương hiệu VBH bán ra thị trường nội địa.
Mục tiêu chung của Công ty trong dài han:
Giữ vững uy tín với khách hàng về chất lượng và thời gian giao hàng đúng hạn, cạnh tranh tìm thêm khách hàng mới, tạo cơ hội phát triển.
Thường xuyên đào tạo và nâng cao hơn nữa về kiến thức tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.
Bên cạnh gia công bán thành phẩm truyền thống theo đơn đặt hàng, Công ty từng bước xây dựng sản phẩm nội địa mang nhãn hiệu VBH để tạo nên vị thế của mình trên thương trường.
Áp dụng triệt để hệ thống quản lý chất lượng ISO-9001:2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO- 14001:1996.
Xây dựng Công ty thành một khối đại đoàn kết, mỗi đơn vị, phòng ban, phân xưởng là một tập thể đoàn kết. Mọi người đều có ý thức đặt quyền lợi của Công ty lên trên hết.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất-nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa:
Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn nhân sự:
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty, Công ty đã thường xuyên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình sao cho mọi thành viên trong tổ chức đều thực hiện tốt nhất công việc được giao cũng như phản ứng linh hoạt được với những thay đổi diễn ra trên thực tế về khoa học kỹ thuật, về cơ chế chính sách của nhà nước hay những thay đổi trong cơ cấu tổ chức của Công ty…
Do có sự giới hạn trong nội dung đề tài, chúng ta chỉ tìm hiểu “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT- NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ”. Vì vậy, giải pháp đào tạo bồi dưỡng, kiện toàn nhân sự chúng ta chỉ tập trung chính vào việc tìm hiểu, phân tích và đưa ra những biện pháp về mặt nhân sự tại phòng xuất-nhập khẩu của Công ty cổ phần điện tử Bình Hoà mà thôi.
Hiện nay, phòng xuất-nhập khẩu gồm có 10 người, sơ đồ tổ chức như sau:
TRƯỞNG PHÒNG XNK
PHÓ PHÒNG XNK
NV LẬP VÀ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG PHỤ KIỆN
(NV ĐMVT KIÊM)
NV ĐỊNH MỨC VẬT TƯ
(01 NV + 01 NV KINH DOANH KIÊM)
NV THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG
(NV ĐMVT KIÊM)
NV GIAO NHẬN
(02 NV)
NV PHỤ TRÁCH HÀNG KINH DOANH
(01 NV)
NHÂN VIÊN THEO DÕI KHIẾU NẠI KHÁCH HÀNG
(NV HỒ SƠ KIÊM)
NV HỒ SƠ
(04 NV)
Tình hình nhân sự như sau:
Nữ giới : 5 người
Nam giới : 5 người
Tốt nghiệp đại học : 7 người
Tốt nghiệp cao đẳng : 3 người
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của phòng xuất-nhập khẩu có thể đưa ra một số nhận xét và kiến nghị như sau:
Sơ đồ tổ chức phòng xuất-nhập khẩu có tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động phù hợp với đặc trưng của hoạt động xuất xuất-nhập khẩu. Tuy nhiên số lượng nhân viên của phòng xuất-nhập khẩu cần phải xem xét lại, có thể cắt giảm từ 1 đến 2 nhân viên và bố trí thêm 1 đến 2 nhân viên làm kiêm nhiệm thêm công việc để bộ máy phòng xuất-nhập khẩu gọn nhẹ hơn. Đồng thời phải có chế độ đãi ngộ để những nhân viên kiêm nhiệm làm việc tích cực hơn với hiệu quả công việc cao hơn.
Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phải chú trọng đến việc đào tạo lại cho nhân viên mới những kỹ năng và nghiệp vụ về hoạt động xuất-nhập khẩu và thủ tục Hải quan. Tích cực cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn về những thay đổi trong cơ chế, chính sách xuất-nhập khẩu, về thuế, về thủ tục hải quan và các vấn đề liên quan khác…
Ngoài ra, Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên phòng xuất-nhập khẩu nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng tốt hơn cho công việc. Công ty nên đưa ra chế độ đãi ngộ đối với những nhân viên có trình độ ngoại ngữ và tin học cao để tạo động lực cho nhân viên phấn đấu học tập, nâng cao trình độ của mình.
Giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng phần mền thông quan điện tử:
Hiện tại, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng thí điểm phần mềm thông quan điện tử cho loại hình Kinh doanh (Nhập kinh doanh & Xuất kinh doanh). Công ty Cổ phần Điện tử Bình Hòa đã tham gia và đã đem lại nhiều lợi ích trong việc thông quan hàng kinh doanh như: Thủ tục Hải quan được minh bạch hơn, thông tin khai báo hải quan được nhanh chóng và chính xác hơn, giảm bớt hồ sơ giấy tờ cho việc khai báo, thời gian thông quan nhanh hơn…
Nhận thấy được nhiều thuận lợi của việc Thông quan điện tử, trong thời gian tới khi Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thông quan điện tử cho loại hình Gia công & loại hình Sản xuất xuất khẩu, Công ty Cổ phần Điện tử Bình Hòa sẽ đăng ký tham gia ngay để nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất-nhập khẩu của Công ty. Muốn vậy, Công ty cần sớm bồi dưỡng nhân lực có đủ trình độ, kỹ năng tin học tốt để đáp ứng được công việc khi tiến hành thông quan điện tử cho các loại hình còn lại.
Gải pháp về dành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá:
Như đã đề cập trong chương III, tồn tại hiện nay trong hoạt động xuất-nhập khẩu ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa nói riêng là nhập hàng theo điều kiện CIF và giao theo điều kiện FOB. Nếu chúng ta đàm phán tốt và đem về những hợp đồng với cách thức giao hàng theo điều kiện CIF và nhập hàng theo điều kiện FOB thì điều này sẽ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp những lợi ích sau đây:
Hình thức xuất khẩu theo điều kiện CIF:
Lợi ích đối với quốc gia: Quốc gia sẽ thu được tiền bảo hiểm và cước tàu.
Lợi ích đối với doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp:
Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, doanh nghiệp sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn.
Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.
Và do chủ động được trong việc mua bảo hiểm và thuê tàu nên doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm tốt nhất với chi phí hợp lý. Đồng thời, cán bộ trực tiếp thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa sẽ được các Công ty bảo hiểm và vận tải cho hưởng một khoảng “tiền hoa hồng - commission” mà họ xứng đáng được nhận.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và vận tải: Các Công ty này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các Công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu.
Hình thức Nhập khẩu theo điều kiện FOB:
Lợi ích cho quốc gia: Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài.
Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn so với nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu. Và do chủ động được trong việc mua bảo hiểm và thuê tàu nên doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm tốt nhất với chi phí hợp lý.
Lợi ích đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và vận tải: Tương tự như trên.
Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB, đã tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp có hoạt động xuất-nhập khẩu và cả cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm. Đối với quốc gia có thể làm thay đổi cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Nhận thấy được những lợi ích của việc xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB, trong thời gian tới khi đàm phán những hợp đồng ngoại thương mới Công ty phải khôn khéo thương lượng để dành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm về mình.
Giải pháp tìm kiếm thêm khách hàng và từng bước xây dựng sản phẩm mới:
Như đã được phân tích ở chương 3, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là hoạt động gia công xuất khẩu nên Công ty sẽ nằm trong thế bị động. Kim ngạch xuất-nhập khẩu tăng hay giảm phần lớn phụ thuộc vào khối lượng đơn hàng đặt gia công, và kế hoạch sản xuất luôn trong tình trạng bị động, chạy theo kế hoạch của đối tác đặt gia công. Do đó, bên cạnh một số đối tác đặt gia công hiện có, Công ty cần chủ động tìm kiếm thêm đối tác đặt hàng gia công mới để giúp Công ty có thêm nhiều đối tác, giảm bớt áp lực cho Công ty khi có đối tác cắt giảm đơn hàng hoặc chấm dứt hợp đồng gia công.
Bên cạnh đó, để chủ động và tự chủ được trong hoạt động kinh doanh của mình thì trong tương lai Công ty phải giảm tỷ trọng hàng gia công và tăng dần tỷ trọng hàng sản xuất xuất khẩu, chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình.
Công ty cũng phải đầu tư vốn, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để từng bước xây dựng sản phẩm mang thương hiệu VBH bán ra ở thị trường nội địa (Đây cũng chính là mục tiêu của Công ty). Sau khi sản phẩm ổn định và trụ vững trên thị trường nội địa thì Công ty sẽ từng bước hoàn thiện hơn nữa để có thể tung sản phẩm ra thị trường thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thượng Lạng - Chủ biên 2004
Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội
Nguyễn Thị Hường - Chủ biên, năm 2003
Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – xã hội
Vũ Hữu Tửu - Chủ biên, năm 2002
Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục
Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2007, 2008, 2009
Tạp chí Kinh tế và phát triển
Tạp chí Thương mại
Mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu cơ bản của Công ty Cổ phần Điện Tử Bình Hòa năm 2009.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng kế toán tài chính
Các trang web
www.vietnamnet
www.thuongmai.com.vn
www.thoibaokinhte.com.vn
www.vsc.com.vn
www.vnsa.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 115..doc