MỤC LỤC
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
I- Vai trò của ngành Thủy sản. 2
1. Ngành Thủy sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2
2. Ngành Thủy sản đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. 5
3. Ngành Thuỷ sản cũng góp phần tích cực đối với vấn đề phúc lợi xã hội. 6
II- Xu hướng nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn trên Thế giới hiện nay. 7
III- Những lý luận chung về phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 9
1. Khái niệm phát triển bền vững. 9
2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. 12
3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 14
Chương II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 18
I- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 18
1. Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 18
2. Điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 19
II- Tình hình nuôi trồng cá da trơn và tác động của nó tới kinh tế xã hội và môi trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 21
1. Tình hình nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 21
2. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội – môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 27
2.1. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 27
2.2. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 32
III- Tình hình chế biến cá da trơn và tác động của nó tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 36
1. Tình hình chế biến cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 36
2. Tác động của việc chế biến cá da trơn tới môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay. 41
IV. Tình hình tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 44
V- Những đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 54
1. Ưu điểm. 54
2. Những tồn tại chủ yếu. 54
3. Nguyên nhân. 56
4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá da trơn của Việt Nam. 58
Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 61
I- Quan điểm, định hướng, mục tiêu. 61
1. Quan điểm. 61
2. Định hướng. 61
3. Mục tiêu. 62
3.1. Mục tiêu tổng quát. 62
3.2. Mục tiêu cụ thể. 62
II- Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 64
1. Các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 64
1.1. Tăng cường công tác quy hoạch đối với người nuôi trồng và chế biến cá tra, cá ba sa. 64
1.2. Tăng cường công tác quản lý. 66
1.3. Nâng cao năng lực và trình độ của lực lượng sản xuất. 68
1.3. Nâng cao năng lực chế biến. 69
1.4. Về đầu tư và tín dụng. 70
1.4.1. Vốn ngân sách trung ương. 70
1.4.2. Vốn ngân sách địa phương. 72
1.4.3. Vốn tín dụng và vốn huy động của các thành phần kinh tế. 73
2. Các biện pháp nhằm phát triển bền vững tiêu thụ cá da trơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 73
2.1. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho cá da trơn của Việt Nam. 73
2.1.1. Xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. 73
2.1.2. Kích cầu, phát triển thị trường nội địa. 74
2.1.3. Giữ vững và phát triển thị phần cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế. 75
2.2. Nâng cao vai trò và củng cố hoạt động của các tổ chức Hiệp hội. 75
2.2.1. Hội Nghề cá Việt Nam. 75
2.2.2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). 76
2.3. Về đầu tư và tín dụng. 76
2.4. Về cơ chế, chính sách. 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
85 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ NN-PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
DN : Doanh nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói rằng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển nuôi cá da trơn nhờ sông Mê Kông mang lại mà không nơi nào trên thế giới có thể có được. Sản xuất cá da trơn tại Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây do sản phẩm được xuất khẩu ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả cao và cá tra đã trở thành một mặt hàng chiến lược quan trọng, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước nuôi trồng thủy sản lớn thứ 3 và xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ cá da trơn trong mấy năm qua đang thể hiện sự thiếu bền vững, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Để sản xuất cá da trơn bền vững ngành Thủy sản cần phải tổ chức lại theo tư duy sản xuất hàng hoá tiên tiến phù hợp với xu hướng chung của thương mại thế giới đồng thời cũng phải có những biện pháp tích cự giúp ngành nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn Việt Nam phát triển bền vững.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ
DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I- Vai trò của ngành Thủy sản.
1. Ngành Thủy sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức:
Bảng 1.1: Kết quả đạt được của ngành Thủy sản thờ kì 1991 - 2000
CHỈ TIÊU
Đơn vị
Kế hoạch
Thực hiện
Tổng sản lượng thuỷ sản
Trong đó:
- Sản lượng khai thác hải sản
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
tấn
-
-
1.600.000
1.000.000
600.000
2.174.784
1.454.784
720.000
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
triệu USD
900 - 1.000
1.478,6
Thu hút lao động thuỷ sản
nghìn người
3.000
3.400
(Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản )
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá.
Bảng 1.2: Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng bình quân
của các ngành kinh tế
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)
Năm
Toàn quốc
Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ
Nông - Lâm - Thuỷ sản
Tổng số
Riêng Thuỷ sản
1996
7.255,9
4.214,1
3.041,8
670,0
1997
9.185,0
5.952,0
3.233,0
776,5
1998
9.360,3
6.036,0
3.324,3
858,6
1999
11.540,0
8.627,8
2.912,2
976,1
2000
14.308,0
10.186,8
4.121,2
1.478,5
2001
15.100,0
10.090,4
5.009,6
1.816,4
Tốc độ tăng trưởng bình quân
13,0
14,9
9,5
14,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản )
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu - khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD. Hơn thế nữa, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm sau đều cao hơn năm trước. So với năm 2006, năm 2007 đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc ở cả ba nhóm ngành: ngành nông nghiệp đã tưng 2,34%; ngành lâm nghiệp tăng 1,1%; ngành thủy sản cao nhất đạt 10,38%.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đóng góp tích cực vào quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong 10 thành viên của “ câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên” thì nông, lâm, thủy sản đã đóng góp 5 thành viên trong đó thủy sản là ngành có đóng góp đứng thứ 4 sau dầu thô, dệt may và giày dép.
Hình1.1: Câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên năm 2007
( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và Thế giới)
Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; nuôi đặc sản được mở rộng. Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
2. Ngành Thủy sản đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
3. Ngành Thuỷ sản cũng góp phần tích cực đối với vấn đề phúc lợi xã hội.
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm).
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%.
II- Xu hướng nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn trên Thế giới hiện nay.
Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 156.723 nghình tấn, trong đó nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sản phi thực phẩm chiếm 18,2%. Riêng các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Châu Á năm 2010 sẽ chiếm 58% mức tiêu thụ thủy sản toàn thế giới, kế tiếp là khu vực Châu Âu và Nga chiếm 13%, Caribee và Nam Mỹ chiếm 12%, các châu lục khác sẽ chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng nhu cầu thủy sản toàn thế giới. Trong các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cá biển sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Có thể thấy được rằng nhu cầu thủy sản thế giới là rất lớn trong khi nguồn cung khai thác ngày càng giảm dần. Nuôi trồng thủy sản đang trở nên quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho con người. Các sản phẩm chế biến từ các loài cá da trơn đặc biệt là cá tra của Việt Nam đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của thế giới.
Bảng 1.3: Dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới đến năm 2010
TT
Các chỉ tiêu
Châu Phi
Bắc Mỹ
Caribê
Nam Mỹ
Châu Á
Châu Âu và Nga
Châu Đại Dương
Toàn Thế giới
1
Tổng nhu cầu (nghìn tấn)
8.735
9.047
19.180
91.310
20.589
7.862
156.723
2
Dân số
(triệu người)
997
332
595
4.145
713
34
6.816
4
Mức tiêu thụ đầu người (kg)
8,0
23,4
10,6
20,2
20,5
22,1
17,8
( Nguồn: trung tâm Thủy sản Thế giới (World Fish Center))
Cũng theo trung tâm Thủy sản Thế giới, xu hướng và nhu cầu tiêu dùng thủy sản thế giới từ nay cho đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra, cá ba sa đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển , nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại Châu Âu rất cần nguồn nguyên liệu cá tra, cá ba sa để chế biến và cung cấp cho các thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng nhu cầu tiêu dùng thủy sản đặc biệt là cá da trơn là do tình hình kinh tế – chính trị trên Thế giới trong những năm gần đây có rất nhiều biến động đã dẫn đến những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Xu hướng ẩm thực trên Thế giới đang có sự dịch chuyển từ thịt sang cá do yếu tố sức khỏe: ăn nhiều thức ăn chứa chất béo sẽ khiến cơ thể mắc các chứng bệnh như béo phì, xơ vỡ động mạch... là những căn bệnh rất phổ biến ngày nay đặc biệt là ở các nước phương Tây; trong khi đó, các động vật thủy, hải sản không chứa cholestron nên rất an toàn cho cơ thể con người nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, lượng cá đánh bắt tự nhiên trên biển không thể tăng thêm do yếu tố môi trường, sinh thái. Cả thế giới đều phải dựa vào cá nuôi.
Thêm vào đó, Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã kéo theo một loạt hiệu ứng dây chuyền ở các nền kinh tế khác trên thế giới. Những thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản thể hiện khá rõ nhưng biến động về nhập khẩu trong đó có nhập khẩu thực phẩm. Một số khảo sát mới đây ở Mỹ cho thấy có đến 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các loại thực phẩm rẻ hơn, việc đi ăn nhà hàng giảm tới 25%, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Cá da trơn là loại mặt hàng được người tiêu dùng khá ưa chuộng bởi nó có giá thành rất rẻ, dễ chế biến và đầy đủ chất dinh dưỡng mà không gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, người tiêu dùng đặc biệt là đối với các nước nhập khẩu cá da trơn, các thông số của con cá da trơn như: nguồn gốc, chất lượng vệ sinh, dư lượng kháng sinh trong thịt cá... bắt buộc phải tuân theo quy định cực kỳ nghiêm ngặt nhằm trành tổn hại cho người tiêu dùng.
Từ những xu hướng tiêu dùng trên, nhiều quốc gia đã chọn cá da trơn làm đối tượng quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản và không chỉ tạo sản phẩm tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Ở Việt Nam, cá da trơn- tiêu biểu là cá tra, cá ba sa- đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng. Xu hướng nuôi cá da trơn trên thế giới hiện nay là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển nghề nuôi bền vững. Việt Nam cũng đang đi vào xu hướng đó. Các nước trên thế giới khi mua sản phẩm đều muốn biết rõ nguồn gốc, quá trình nuôi, nuôi trong điều kiện thế nào, vùng nuôi có làm ô nhiễm môi trường không... Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới, chúng ta phải phát triển những mô hình nuôi đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
III- Những lý luận chung về phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1. Khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Một số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững như:
- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
- Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
- Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: các nhu cầu của con người và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.
- Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau. (Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình Phu- Những vấn đề kinh tế –xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội 3/1993, trang 17,18).
Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế –xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất –nhu cầu-tài nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất. Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp. Do đó cần xem xét bốn vấn đề: con người, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực.
- Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “ Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.
Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thực hiện 4 nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu an ninh quốc gia. Giữa các nhóm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài mục tiêu an ninh quốc phòng, mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm mục tiêu lớn của phát triển bền vững có thể được mô tả như sau:
Hình 1.2: Các nhóm mục tiêu phát triển bền vững.
Bền vững kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu nười cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.
Bền vững về xã hội lý giải một điều rừng liệu xã hội có thể coi là phát triển bình thường, nếu dân số giảm sút? Nếu đảo chính, chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh liên miên xảy ra cướp đi sinh mạng và mọi thành quả của lao động? Để tránh được các tai biến xã hội nói trên, phát triển phải mang tính nhân văn. Quá trình đó bao gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người; mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng được hưởng lợi từ quá trình phát triển này.
Bền vững về môi trường, đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng: là không gian sinh tồn của con người (cả số lượng và chất lượng ); là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người. Vì thế, môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên. Xã hội phát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững.
Do tầm quan trọng đối với sự phát triển của toàn nhân loại mà phát triển bền vững được đánh giá thông qua các tiêu chí như sau:
Bảng 1.4: Các tiêu chí và ý nghĩa nhằm đánh giá phát triển bền vững.
TIÊU CHÍ
Ý NGHĨA
KINH TẾ
- Tốc độ tăng trưởng GDP (GNI)
- Cơ cấu ngành kinh tế
- GDP/ người
- Năng suất lao động (GDP/ lao động)
- Xuất, nhập khẩu/ GDP
- Tỉ trọng GDP ngành phi nông nghiệp/ tổng GDP
- Tỉ trọng ngành dịch vụ/ ngành sản xuất vật chất
- Tỉ trọng đầu tư cho ngành phi sản xuất vật chất trong tổng đầu tư
- Mức độ tăng về qui mô của nền kinh tế
- Thể hiện trình độ phát triển
- Phản ánh chất lượng tăng trưởng và phát triển
- Phản ánh chất lượng tăng trưởng và phát triển
- Độ mở của nền kinh tế
- Phản ánh mức độ công nghiệp hoá
- Đánh giá độ hài hoà của sự phát triển
- Đánh giá mức độ đầu tư cho công nghiệp hoá
XÃ HỘI
- Tốc độ tăng dân số
- HDI
- Sự nghèo khổ (HPI)
- Tỉ lệ dân số đô thị, tỉ lệ dân cư được sử dụng nước sạch…
- Mức độ tăng về qui mô dân số
- Đánh giá toàn diện về phát triển con người (tuổi thọ, kiến thức và mức sống)
- Thể hiện sự bần cùng của cuộc sống con người (tuổi thọ thấp, thiếu giáo dục cơ sở và đời sống nghèo nàn)
- Phản ánh mức sống chung
MÔI TRƯỜNG
- Tỉ lệ CO2, CO, SO2... trong không khí
- Chỉ số DO, BOD, COD,…
- Tình hình ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất…)
3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thủy sản, tỷ trọng chiếm 52,7% trong tổng GDP của toàn vùng. Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển nuôi cá da trơn nhờ sông Mê Kông mang lại mà không nơi nào trên thế giới có thể có được: dòng sông rất lớn, chảy quanh năm luôn đảm bảo nguồn nước sạch; đoạn sông qua Việt Nam là phần hạ du với 9 cửa toả rộng ra biển (được gọi là sông Cửu Long) nên lưu tốc điều hoà. Nuôi cá ở đây lợi dụng được dòng chảy và thuỷ triều nên việc thay nước ao hàng ngày để nuôi mật độ dầy mà không cần phải dùng máy bơm đã giảm được chi phí sản xuất tới 10-15%.
Các loại cá da trơn là loài bản địa phát triển tự nhiên trên sông Mê Kông có chất lượng thịt ngon, không có xương dăm dễ chế biến, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt loài cá da trơn rất phàm ăn, tốc độ sinh trưởng rất nhanh, có sức đề kháng bệnh cao, ngưỡng ôxy thấp nên có thể nuôi với mật độ rất dầy để tạo năng suất cực cao trong một thời gian ngắn mà không phải bất kỳ loài cá nào cũng có thể thực hiện được. Năng suất nuôi bình quân tới 150 - 300 tấn/ha, cá biệt tới 600 tấn/ha cao nhất trên thế giới hiện nay.
Sản xuất cá tra, cá ba sa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực sự phát triển từ năm 1997 và đặc biệt tăng nhanh từ năm 2004 do sản phẩm đã được xuất khẩu giới thiệu với các nước trên Thế giới. Nhất là trong những gần đây, nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, sản phẩm được tiêu thụ ở ngày càng nhiều. Cá tra, cá ba sa đã trở thành một mặt hàng chiến lược quan trọng, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước nuôi trồng thủy sản lớn thứ 3 và xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 trên thế giới. Năm 2007 sản lượng cá tra đạt tới trên 1,0 triệu tấn bằng 50% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và bằng 24% tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước. Sản phẩm cá tra năm 2007 được xuất khẩu sang trên 85 nước đạt giá trị đã đã lợi ích kinh tế giá trị kim ngạch đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thuỷ sản. Sản xuất cá da trơn đã tạo được việc làm cho trên 32 nghìn lao động, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ cá da trơn trong mấy năm qua cũng đang thể hiện sự thiếu ổn định bền vững. Việc nuôi cá tự phát nên khi thiếu, khi thừa nguyên liệu đã xảy ra tình trạng khi thiếu các doanh nghiệp tranh mua, người nuôi phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp, tự ý tăng giá hoặc ngược lại khi thừa sản phẩm bị ép giá, ép cấp, thanh toán chậm. Sự phát triển nuôi cá tra, cá ba sa không được tính toán kỹ, thiếu sự quản lý còn dẫn đến nguy cơ sản phẩm không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe hơn. Đồng thời công nghệ nuôi không đảm bảo còn tác động xấu tới sinh thái môi trường, nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm, cá được nuôi không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chưa thực hiện truy xuất nguồn gốc, thêm vào đó là việc xả nước thải từ vùng nuôi ra môi trường không qua xử lý có nguy cơ và gây ô nhiễm nguồn nước của cả hệ thống sông Cửu Long. Chính vì vậy, sản phẩm cá da trơn của Việt Nam có nguy cơ không được thị trường thế giới chấp nhận.
Một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là vấn đề về môi trường. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là môi trường nước trên các sông rạch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các nguồn nước trong vùng đã bị chi phối bởi nước từ thượng nguông đổ về, nước mưa và nước ngầm; chất lượng nước cũng bị chi phối bởi chất lượng nước từ thượng nguồn, xả thải của sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác trong vùng. Có thể nói chất lượng môi trường nước đang bị ảnh hưởng và tác động của toàn bộ hoạt động sản xuất trong và ngoài khu vực ( vùng lân cận).
Với xu hướng phát triển nhanh mạnh của các ngành kinh tế như hiện nay thì trong một tương lai không xa, nếu công tác giám sát xả thải và quản lý các tác động đến môi trường không được quan tâm đúng mức thì tình trạng ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi và lúc đó tác động ngược lại của nó đến sản xuất và đời sống của người dân sẽ gây ra những thiệt hại mà chúng ta khó có thể lường trước được. Có thể thấy được 3 vấn đề lớn cần phải quan tâm để hướng sản xuất bền vững về mặt môi trường đó là: nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân trong cộng đồng; công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp liên ngành cần phải được thắt chặt để quản lý nguồn tài nguyên vô giá này; xây dựng được thỏa thuận với các nước có dòng sông Mê Kông chảy qua để cùng khai thác nguồn tài nguyên có giới hạn này.
Để sản xuất cá da trơn bền vững cần phải tổ chức lại theo tư duy sản xuất hàng hoá tiên tiến phù hợp với xu hướng chung của thương mại thế giới song song với đó là các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở đánh giá hiện trạng, các yếu tố tác động, dự báo thị trường để đưa ra mục tiêu, định hướng, nội dung cần triển khai, các giải pháp khắc phục
Chương II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ
CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1. Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734km². Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và Thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Đây cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sông Mê Kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa. Nhờ hệ thực vật phát triển khá đa dạng nên hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất phông phú gồm: 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.
Sông Mê Kông đã đem lại rất nhiều lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nơi này rất thuận lợi cho phát triển nuôi cá da trơn nhờ sông Mê Kông mang lại mà không nơi nào trên thế giới có thể có được: dòng sông rất lớn, chảy quanh năm luôn đảm bảo nguồn nước sạch; đoạn sông qua Việt Nam là phần hạ du với 9 cửa toả rộng ra biển (được gọi là sông Cửu Long) nên lưu tốc điều hoà.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Thêm vào đó tài nguyên biển ở đây hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá cùng với nhiều loại hải sản quý.
Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi trồng cá tra, cá ba sa nói riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thuận lợi và cũng là điểm mạnh của nước ta mà không phải nước nào trên thế giới cũng có được.
2. Điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long có số dân số đông thứ hai trong 8 vùng, chiếm 21% dân số Việt Nam. Năm 2000, là 16,386 triệu người, năm 2004 là 17,1 triệu người, tốc độ tăng bình quân 2001 - 2004 là 1,08% và là nơi cung cấp lao động công nghiệp cho các tỉnh ở Đồng Nai, Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước lại nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á ( Thái Lan, Singapo, Malayxia, Philippin, Inđônêxia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế.
Trong 5 năm qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; các mặt văn hoá xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
GDP vùng Đồng bằng sông Cửu Long thống kê năm 2006 đạt 102.608,6 tỷ đồng, bằng 24,14% GDP cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2006 khá cao là 10,8% so với 7,6% của cả nước.Về cơ câu GDP, giai đoạn 2000-2006 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng GPD khu vực I (nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản) và tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế II và III. Sự chuyển dịch này phù hợp với chính sách chuyển dịch kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích phát triển công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ. Tuy có sự chuyển dịch này, khu vực nông-lâm-thủy sản vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2006 khá tốt ( bình quân 6,9%) và đạt 44.809 tỷ đồng, chiếm 43,64% tỷ trọng GDP và vẫn là khu vực kinh tế chiếm ưu thế trong tổng thể kinh tế vùng (số liệu thống kê năm 2006).
Thêm vào đó, nhiều chỉ tiêu về lĩnh vực đời sống, văn hoá, xã hội đã thực hiện có kết quả như giảm từ 27,03% số hộ nghèo năm 2001 xuống còn 11,02% năm 2005; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 22%, số hộ nông thôn được cung cấp điện đạt 89,7%, tạo việc làm mới cho hơn 1,4 triệu lao động; đời sống người dân được cải thiện. Tuy nhiên giáo dục, y tế vẫn còn lạc hậu và chưa đạt chỉ tiêu quốc gia đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, nơi thường có hộ nuôi cá tra, cá ba sa.
Nhìn chung, vùng Đông bằng sông Cửu Long có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành Thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra, cá ba sa. Với nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế ( từ Nông nghiệp sang Thủy sản) cũng phản ánh vai trò và tiềm năng của ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
II- Tình hình nuôi trồng cá da trơn và tác động của nó tới kinh tế xã hội và môi trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
1. Tình hình nuôi trồng cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Việc nuôi cá tra và cá ba sa ở ta đã có từ những năm 1950 ở Đồng bằng sông Cửu Long với mục đích ban đầu chỉ để cung cấp thực phẩm, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Giống cá chủ yếu do người dân tự bắt ngoài tự nhiên về, nuôi trong các ao hồ nhỏ và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây tình hình nuôi đã có những bước phát triển rất nhanh. Trong đó, cá tra chiếm chủ yếu còn cá ba sa chỉ chiếm khoảng 10% do sản xuất giống khó khăn và chỉ nuôi được cá bè trên sông. Chỉ trong hơn 10 năm, sản lượng cá tra đã tăng hàng trăm lần. Con cá tra từ chỗ chỉ có mặt trên mâm cơm của những gia đình nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long nay đã có mặt ở mọi hang cùng ngõ hẻm trên khắp thế giới.
Nghề nuôi cá hàng hoá bắt đầu ở An Giang và Tiền Giang do sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Mỹ bởi nhu cầu của một bộ phận kiều bào. Tháng 5 năm 1995, các nhà khoa học Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ tạo giống nhân tạo cho cá tra và basa. Từ đó, con giống với số lượng lớn và chi phí thấp được cung cấp thường xuyên cho nông dân. Hoạt động nuôi cá tra, cá basa bắt đầu phát triển dưới hình thức bè cá và hầm cá tại An Giang và Đồng Tháp. Nuôi cá bè, vốn được du nhập theo kinh nghiệm của ngư dân trên Hồ Tông-lê-sáp của Campuchia, nhanh chóng trở thành hình thức chủ yếu nuôi cá tra và basa.
Sản lượng Ngành nuôi cá tra hàng hoá bắt đầu phát triển từ đó, cá nuôi năm 1997 đạt sản lượng 23 nghìn tấn, chủ yếu là nuôi cá bè. Năm 2001 đượcđã phát triển nuôi rộng ra Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ đạt sản lượng hơn 100 nghìn tấn. Do định mức chế biến cá nuôi bè thấp, giá thu mua bị hạ nên được chuyển sang nuôi trong ao. Cá ba sa chỉ nuôi được ở bè, giá thành cao nên gần như bị loại khỏi trên thị trường xuất khẩu do giá thành nuôi cao, lợi nhuận thấp.
Năm 2002 Hiệp hội cá nheo của Mỹ đã kiện các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam về thương hiệu sản phẩm khi cá tra mới chỉ chiếm khoảng 2% thị phần ở đây và bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế cao dẫn đến sản phẩm cá tra gần như mất thị trường Mỹ. Theo đó, nuôi cá nguyên liệu không bán được đã gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Các doanh nghiệp đã phải chuyển hướng tìm thị trường mới.
Bảng2.1: Sản lượng nuôi cá tra lồng bè giai đoạn 1997-2005 (ĐV: Tấn)
T
T
Năm
TTỉnh
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1
An Giang
700
2.000
10.000
30.000
44.000
47.440
48.724
44.417
34.840
2
Đồng Tháp
-
13.230
7.925
10.000
9.900
8.400
7.995
9.000
5.972
3
Cần Thơ
-
-
1.080
1.105
1.170
1.200
2.400
518
142
4
Vĩnh Long
-
-
-
-
450
2.800
4.360
5.505
2.200
5
Tiền Giang
-
-
-
-
30
32
-
64
110
Tổng
700
15.230
19.005
41.105
55.550
59.872
63.479
59.504
43.264
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT các tỉnh, 2005-6/2006)
Bảng2.2: Diện tích nuôi cá tra giai đoạn 1997-2005 (ĐV: ha)
TT
Năm
Tỉnh
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1
Long An
-
-
-
-
-
-
-
100,0
150,0
2
Tiền Giang
850,0
900,0
815,0
738,0
860,0
860,0
880,0
900,0
920,0
3
Bến Tre
-
-
-
-
-
-
-
54,3
57,9
4
Trà Vinh
-
-
-
-
-
-
-
151,1
76,6
5
Sóc Trăng
-
-
-
-
-
-
16,0
39,0
84,0
6
Bạc Liêu
-
-
-
-
-
-
-
5,5
6,0
7
Cà Mau
-
-
-
-
-
-
-
-
3,0
8
Kiên Giang
-
-
-
-
-
-
-
-
20,0
9
An Giang
440,0
400,0
600,0
400,0
401,1
650,0
860,9
765,2
815,0
10
Đồng Tháp
-
435,0
510,0
595,0
567,5
480,0
408,5
520,0
1.826,0
11
Vĩnh Long
-
-
-
-
15,0
40,2
55,0
92,0
131,0
12
Hậu Giang
-
328,0
390,0
473,0
-
20,0
27,0
40,0
13
Cần Thơ
383,0
552,0
671,0
783,0
Tổng
1.290
1.735
2.253
2.123
2.316,6
2.413,2
2.792,4
3.325,1
4.912,5
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT các tỉnh, 1997 - 2005)
Sau vụ kiện, mặc dù bị thua thiệt nhưng có nhiều nước trên thế giới quan tâm theo dõi diễn biến và biết đến cá tra như một sản phẩm đặc hữu của Việt Nam đã mở ra cơ hội mới cho phát triển thị trường. Sản phẩm cá tra Việt Nam đã đăng ký thương hiệu mới là Pangasius được chào hàng và tiêu thụ ngày càng nhiều ở các thị trường lớn như EU, Đông Âu, khối ASEAN. Nhu cầu thị trường lại tăng mạnh, giá cá nguyên liệu tăng lên cao đã thu hút đầu tư vào nuôi. Năm 2004 có tới 11 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá tra đạt sản lượng hơn 270 nghìn tấn.
Đến năm 2005 nuôi cá tra đã có ở cả 13 tỉnh trong vùng, song tập trung nhiều nhất ở các 8 tỉnh trọng điểm là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh.. Diện tích nuôi năm 2007 hơn 5000 ha đạt sản lượng trên 1 triệu tấn; trong 6 tháng đầu năm 2008 diện tích nuôi là 5.500 ha, sản lượng hơn 1,1 triệu tấn.
Bảng2.3: Nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007
TT
Tỉnh
Diện tích nuôi (ha)
Sản lượng cá tra (tấn)
1
An Giang
1000
263.592
2
Đồng Tháp
1271
227.463
3
Cần Thơ
969
200.000
4
Vĩnh Long
320
90.000
5
Bến Tre
495
40.930
6
Tiền Giang
840
279.000
7
Sóc Trăng
184
22.128
8
Hậu Giang
160
24.000
9
Long An
125
1.200
10
Trà Vinh
38
9.400
11
Kiên Giang
40
5.200
Tổng số
5.442
1.162.913
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT các tỉnh, 2007)
Ðầu năm 2008, diện tích nuôi trồng đạt gần 195 héc ta, sản lượng hơn 40.000 tấn. Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, giá cá tra biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nuôi, thêm vào đó là việc người dân ồ ạt nuôi cá tra, cá ba đã dẫn tới thừa nguyên liệu không tiêu thụ được đồng thời chi phí nuôi, lãi suất ngân hàng cao làm nhiều hộ nuôi bị lỗ, phá sản. Giá xuất khẩu giảm, năm 2007 giá XK cá tra phi lê trung bình 2,5USD/kg, đến giữa năm 2008 giá giảm thấp nhất còn 1.75USD/kg. Nhiều cơ sở không tiếp tục nuôi lại có nguy cơ thiếu nguyên liệu cho thời gian sau và không duy trì nguồn hàng sẽ mất thị trường đã có. Sản xuất lúc tăng, lúc giảm không bền vững. Sau cơn khủng hoảng thừa năm 2008, dự báo diện tích nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 giảm ít nhất 35% kéo theo sản lượng sẽ giảm mạnh, các nhà máy chế biến thủy sản đang đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu. “Cơn khủng hoảng cá tra ” năm 2008 là nốt trầm trong ngành nuôi cá Việt Nam. Mối tương quan giữa sản lượng và giá sản phẩm xuất khẩu theo tỷ lệ nghịch. Sản lượng càng tăng thì giá càng giảm. Hiện nay các yếu tố đầu vào của sản xuất đều tăng, nhưng cá nguyên liệu xuống dưới 15.000 đ/kg làm cho người nuôi cá đang bị thua lỗ nặng.
Đầu năm 2009, thị trường cá tra vào Mỹ mở rộng thêm cho một số doanh nghiệp Việt Nam, thị trường Nga - vốn được đánh giá nhiều tiềm năng, cũng vừa khai thông trở lại. Nhưng những niềm vui này không khỏa lấp một thực tế đáng buồn là thiếu nguyên liệu cá trầm trọng do “Cơn khủng hoảng thừa” năm 2008 đã khiến nhiều nông dân nuôi cá phải phá sản, những hộ nuôi còn trụ được thì đồng loạt “treo ao”, “bỏ hầm” hoặc cho “thuê ao”. Theo kế hoạch năm nay, Tiền Giang sẽ nuôi 180 héc ta cá tra, nhưng đến thời điểm này, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, số diện tích thả nuôi chỉ gần 120 héc ta, chủ yếu ở hai huyện Cái Bè và Cai Lậy. Diện tích nông dân “treo ao” hơn 34 héc ta, bằng 30% tổng diện tích thả nuôi. Sở này cho biết mục tiêu 180 héc ta năm nay khó có thể thực hiện được mà nguyên nhân chính vẫn là nông dân thiếu vốn đầu tư và không yên tâm ở đầu ra của con cá tra. Qua khảo sát của ngành nông nghiệp Tiền Giang thì ngoài 30% diện tích ao bỏ trống, trong số diện tích thả nuôi hiện nay, chỉ một số ít hộ nông dân ký được hợp đồng với doanh nghiệp mới dám đổ vốn vào nuôi, còn lại đa phần là nông dân cho thuê ao với giá từ 50 - 100 triệu đồng/héc ta, hoặc hợp tác với đối tác thuê ao và làm thuê trên chính ao nuôi của mình để hưởng tỷ lệ theo thỏa thuận.
Theo Hiệp hội Thủy sản một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thì từ đầu năm 2009, có khoảng 40% diện tích ao nuôi trong 6.000 héc ta ao cá tra tại vùng đã bị “treo”. Năm 2008 toàn vùng có khoảng 25% số hộ nuôi cá tra bị phá sản, 30% số hộ nuôi bị mất vốn tự có, 40% số hộ không trả nổi nợ ngân hàng mà ai cũng biết lý do là người nuôi bị thua lỗ nặng bởi thừa cá, giá giảm.
Một xu hướng đang hình thành mà có lẽ đó là xu hướng tất yếu, bền vững hiện nay là các doanh nghiệp tiến dần tới tự chủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Điển hình như công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá (Đồng Tháp) đã tự chủ hầu như toàn bộ nguồn nguyên liệu với sản lượng tự nuôi 30 ngàn tấn/năm; hay như công ty Gò Đàng (Tiền Giang) đã tự chủ được 40% nguồn nguyên liệu và đang nỗ lực tăng dần tỉ lệ đó. Theo xu hướng đó, các doanh nghiệp đang tự chủ gần 50% lượng nguyên liệu cá tra và các doanh nghiệp sẽ tự chủ cơ bản nguồn nguyên liệu. Một số doanh nghiệp cũng đang tiến hành trang bị nhà máy thức ăn thủy sản ( thức ăn chiếm gần 80% giá thành con cá tra) cho riêng mình. Hiện nay các công ty cung cấp thức ăn thủy sản phần nhiều là của nước ngoài. Việc phát triển nóng nghề nuôi cá tra đã làm cho thức ăn luôn trong tình trạng khan hiếm, các nhà cung cấp đã tận dụng cơ hội thu "siêu lợi nhuận", kể cả việc chủ động giảm chất lượng thức ăn (hạ độ đạm) mà giá bán vẫn cứ tăng.
Khả năng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn tới hàng chục nghìn hecta. Tất cả các dải đất ven bờ sông Tiền, sông Hậu và các sông nhánh đều có thể tạo thành vùng nuôi cá tra. Lợi thế tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long giúp cho sản xuất cá nguyên liệu giá thành thấp, sản xuất được số lượng lớn, có thể đánh bại các đối thủ cùng ngành hàng trên Thế giới. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Thực tiễn cho thấy, với thị trường như hiện nay sản lượng chỉ duy trì ở mức hiệu quả từ 1,2 - 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu, tương đương với diện tích 8.000 ha nuôi 1 lứa/năm hoặc 4000 - 5000 ha nuôi 2 lứa/năm.
2. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội – môi trường tại vùng Đông bằng sông Cửu Long hiện nay.
2.1. Tác động của việc nuôi trồng cá da trơn tới kinh tế – xã hội tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Nuôi trồng thủy sản, nhất là cá tra, basa đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cao cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.Với thế mạnh và hiệu quả của nghề nuôi cá tra, 10 năm qua, từ một loài cá bản địa, cá tra đã trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia, sản lượng nuôi tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước; chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước. Thị trường tiêu thụ cá tra đã được mở rộng và có uy tín ở 130 nước và vùng lãnh thổ. Một số nước, khu vực nhập khẩu lớn là Ucraina, Nga, EU, Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ. Nhóm sản phẩm cá tra càng quan trọng, bởi chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ bé để nuôi (khoảng 6.000 ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm), có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, tổng diện tích nuôi cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 6.000 ha tập trung tại 10 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre. Năm 2008, các tỉnh này đạt sản lượng hơn 1,1 triệu tấn. Sản lượng cá tra thành phẩm xuất khẩu là 633 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,4 tỷ USD. Đồng thời đã cơ bản hình thành hệ thống trên 10 nhà máy chế biến các sản phẩm từ cá tra, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Lợi ích mà cá tra, cá ba sa đem lại cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn. Giá cá tra thương phẩm tùy thuộc vào chất lượng thịt cá (thịt trắng, thịt hồng, thịt vàng), kích cỡ và giá cả thị trường theo từng thời điểm. Nhìn chung, giá cá tr bình quân hàng năm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long biến động từ 9.235đ/kg (năm 2005) đến 15.000đ/kg (năm 2007). Các tỉnh có giá bán cá tra trung bình cao là Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng so với các tỉnh khác trong vùng. Giá trị cá tra sản xuất tăng nhanh theo sự tăng lên của sản lượng và giá từ 220.875 triệu đồng năm 1997 tăng lên 10.257.855 triệu đồng năm 2007 (tăng gấp 46,5 lần trong vòng 11 năm).
Trong 3 năm gần đây (2006 – 7/2008) tỉnh Cần Thơ có bước đột phá trong sản xuất tiêu thụ cá tra và dẫn đầu trong vùng về giá trị sẩn lượng (khoảng 7.913 tỷ đồng). Đứng thứ 2 là tỉnh Đông Tháp (khoảng 7.361 tỷ đồng), kế tiếp là tỉnh An Giang (khoảng 5.658 tỷ đồng), có giá trị sản xuất trên 1.000 tỷ đồng là tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre.
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất cá ba sa vùng Đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 1997-2005 theo giá hiện hành (ĐV:Triệu đ)
TT
Tỉnh, thành
N1997
N1998
N1999
N2000
N2001
N2002
N2003
N2004
N2005
1
Long An
246.500
210.000
176.400
104.000
67.500
37.120
23.436
18.860
24.153
2
Tiền Giang
-
85.050
79.968
52.000
40.095
18.125
10.556
8.100
5.151
3
Bến Tre
-
-
-
1.209
4.050
-
-
-
-
4
Sóc Trăng
-
-
-
-
-
1.161
1.309
6.136
-
Tổng
246.500
295.050
256.368
157.209
111.645
56.406
35.301
33.095
29.304
(Nguồn: Giá cá được thống kê qua các năm của các địa phương, 1997-2005)
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất cá tra của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 1997-2005 theo giá hiện hành
(ĐV: Triệu đ)
TT
Tỉnh, thành
N1997
N1998
N1999
N2000
N2001
N2002
N2003
N2004
N2005
N2006
N2007
7T/2008
1
Long An
-
-
-
-
-
-
-
7.700
11.082
0
0
0
2
Tiền Giang
24.225
30.240
34.230
28.044
34.700
127.330
131.560
208.604
250.361
118.571
263.700
54.781
3
Bến Tre
-
-
-
-
-
-
-
132.374
41.558
269.006
614.445
731.692
4
Trà Vinh
-
-
-
-
-
-
-
116.644
76.872
138.421
142.245
168.852
5
Sóc Trăng
-
-
-
-
-
-
27.600
64.350
125.227
133.858
270.000
323.633
6
Bạc Liêu
-
-
-
-
-
-
-
1.210
1.108
0
0
0
7
Cà Mau
-
-
-
-
-
-
-
-
693
0
0
0
8
Kiên Giang
-
-
-
-
-
-
-
-
3.694
0
0
0
9
An Giang
196.650
224.000
420.000
570.000
631.370
1.017.087
1.209.513
1.265.242
1.327.328
956.036
1.755..930
2.946.130
10
Đồng Tháp
-
260.176
210.788
208.202
227.000
295.815
287.558
445.500
854.117
1.825.072
3.411.945
2.123.933
11
Vĩnh Long
-
-
-
-
17.200
123.984
138.690
229.911
313.990
546.231
1.197.630
1.182.414
12
Hậu Giang
-
-
-
-
-
-
27.600
37.125
57.719
86.265
283.500
504.023
13
Cần Thơ
-
-
63.000
73.483
106.300
293.294
438.127
460.915
766.431
1.935.745
2.318.460
3.658.460
Tổng
220.875
514.416
728.018
879.729
1.016.570
1.857.509
2.260.647
2.969.575
3.830.179
6.009.265
10.257.855
11.793.918
(Nguồn: Giá cá được thống kê qua các năm của các địa phương, 1997-2005)
Ngoài lợi ích về kinh tế, cá tra, cá ba sa cũng đem lại những lợi ích không nhỏ về mặt xã hội: giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lực lượng lao động nuôi cá da trơn bao gồm:
- Lao động sản xuất giống chiếm từ 8-16% so với toàn bộ lao động nghề nuôi cá trong vùng, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Riêng năm 2005-2007 tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4.200 – 11.500 người và An Giang khoảng 1.600 – 3.100 người.
- Lao động nuôi cá tra tăng từ 6.470 lao động năm 1997 lên 101.314 lao động năm 2007 (tăng gấp 15,66 lần). Đến tháng 7 năm 2008 thu hút được 105.535 người tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 901m.doc