Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài sẽ không ngừng vươn lên, do đó việc mở rộng thị trường nội địa đối với Công ty là rất cần thiết. Do trước đây Công ty chỉ chuyên về xuất khẩu nên đây sẽ là giai đoạn khó khăn và sẽ là bước ngoặt đối với Công ty.
Tạo một chỗ đứng trong thị trường nội địa sẽ giúp Công ty tránh được những rủi ro nếu thị trường nước ngoài bị biến động khủng hoảng.
Công ty nông sản thực phẩm là một đơn vị kinh doanh có qui mô lớn ở Cần Thơ. Công ty đã không ngừng phát triển để vươn lên điều này chứng tỏ qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy Công ty đang phát triển rất dều.
Nhưng vẫn còn những mặt hạn chế: chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng cao, công tác Marketing còn nhiều thiếu sót, cần có thêm bộ phận chuyên về nội địa.
32 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường gạo ở địa bàn Thành phố Cần Thơ của công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng.
Gạo là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàn ngày của chúng ta, ta có thể ngưng mua sắm, ngưng uống rượu bia….nhưng không thể ngưng ăn cơm. Nếu giá trên thị trường quá đắt đỏ như năm vừa qua sự biến động giá cả, người tiêu dùng sẽ tìm mua những nơi có lợi cho mình hơn. Vì vậy để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường cần đặc biệt quan tâm tới giá cả của sản phẩm, nghiên cứu kỹ tới những tác động cơ bản để có những biện pháp phù hợp.
Ảnh hưởng của phương thức tiêu thụ:
Phương thức tiêu thụ là yếu tố cần thiết giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tuỳ từng mặt hàng, khối lượng mặt hàng mà ta lựa chọn các phương thức tiêu thụ khác nhau. Nếu căn cứ vào quá trình vận động hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng, người ta chia phương thức phân phối - tiêu thụ thành các loại sau đây:
Phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Là phương thức nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng bằng cách mở cửa hàng bán và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với sản phẩm nội địa.
Phương thức này có ưu điểm là doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với người tiêu dùng và thị trường, doanh nghiệp biết rất rõ nhu cầu của thị trường và tình hình giá cả, hiểu rõ tình hình bán hàng, do đó có khả năng thay đổi kịp thời sản phẩm và phương thức bán hàng. Tuy nhiên nó còn có nhược điểm là hoạt động phân phối tiêu thụ được diễn ra với tốc độ chậm, phương thức thanh toán phức tạp, rủi ro lớn.
Phương thức tiêu thụ gián tiếp:
Là hình thức tiêu thụ, người bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian như: Người bán buôn, đại lý, người bán lẻ... Phương thức tiêu thụ này thường được áp dụng với các loại sản phẩm đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt, chuyên dùng hoặc loại sản phẩm được sản xuất tập trung ở một hoặc một số nơi nhưng cung cấp cho người tiêu dùng ở nhiều nơi trên diện rộng.
Ở đây mặt hàng là gạo,sẽ được chuyển từ nhà máy đến đại lý ,người bán lẻ,tiệm tạp hóa,và cuối cùng là đến người tiêu dùng.
Phương thức này có ưu điểm là việc phân phối tiêu thụ được tiến hành nhanh chóng, công tác thanh toán đơn giản, rủi ro ít. Nhưng có nhược điểm là không có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng, không kiểm soát được giá bán.
Phương thức hỗn hợp:
Thực chất của phương pháp này là tận dụng ưu điểm của hai phương pháp trên và hạn chế nhược điểm của nó. Nhờ phương thức này công tác tiêu thụ sản phẩm diễn ra một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Muốn bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải chủ động đến với khách hàng và chở hàng đến cho họ. Cách bán hàng như vậy gọi là cách bán hàng tại áp biên. Còn nhiều chiến lược nữa là bán hàng thông qua quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Việc lựa chọn, áp dụng đúng kênh tiêu thụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu lựa chọn đúng kênh tiêu thụ sản phẩm thì lượng hàng hoá tiêu thụ rất nhanh và nhiều, làm tăng doanh thu, đây cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp phát triển thị trường.
Ảnh hưởng của phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán nhanh gọn, đảm bảo chắc chắn và an toàn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngược lại, những quy định chung về tài chính quá chặt chẽ, rườm rà, thêm vào đó thủ tục giấy tờ quá nặng nề qua nhiều khâu trung gian đã gây ức chế lớn về mặt tâm lý của khách hàng, gây mất thời gian không cần thiết. Vì vậy, nơi có phương thức thanh toán thuận lợi sẽ được khách hàng tự tìm đến. Hơn nữa hoạt động thanh toán không đảm bảo an toàn cũng là một cản trở lớn đối với khách hàng trong việc tiếp cận với sản phẩm của Công ty.
Ảnh hưởng của công tác yểm trợ trong tiêu thụ hàng hóa:
Công tác yểm trợ trong tiêu thụ là nhân tố hết sức quan trọng trong việc chiếm lĩnh và phát triển thị trường. Nó bao gồm rất nhiều khâu, trong đó quảng cáo là khâu ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Mục đích của quảng cáo là tăng cường công tác tiêu thụ, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới, tác động một cách có ý thức đến người tiêu dùng, cần phải xác định được nhóm đối tượng mục tiêu đón nhận quảng cáo... Điều quan trọng của quảng cáo là phải có tính thiết thực phù hợp với mọi người, mang nhiều ý nghĩa, quảng cáo ít nhưng nói hết được những ưu điểm của sản phẩm. Khi tiến hành quảng cáo, các doanh nghiệp phải tính toán chi phí quảng cáo, đồng thời phải dự đoán được hiệu quả từ quảng cáo đem lại.
Tất cả những nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nên đòi hỏi chúng ta phải xem xét một cách đồng bộ, không thể tách rời nhau được. Tuy vậy trong từng phân đoạn thị trường khác nhau, mức độ và ảnh hưởng của mỗi nhân tố là khác nhau, ta không thể áp dụng được máy móc, một chính sách chung, đồng loạt cho mọi nơi, mọi chỗ, cho tất cả các sản phẩm.
Nói tóm lại, thời kỳ mở cửa nền kinh tế, vạn vật thay đổi, để vững vàng trong cơ chế mới, doanh nghiệp cần phải áp dụng mở rộng thị trường thông qua hoạt động chiếm lĩnh. Nhưng quy luật tự nhiên đã chứng minh rằng: Đã chấp nhận kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Để dành thắng lợi cần sáng suốt lựa chọn con đường tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Xong để tiếp cận được với khách hàng không phải Công ty nào cũng làm được. Điều tra nghiên cứu nhu cầu của khách hàng theo từng vùng, từng độ tuổi, mức thu nhập... không phải dễ dàng. Cần phải mạnh dạn đầu tư lớn và biết cách lựa chọn những thông tin chính xác, kịp thời. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết khả năng của mình để lựa chọn những phần, những đoạn thị trường của mình, những loại sản phẩm... cho phù hợp.
Chương 2: Giới thiệu chung về công ty và những vấn đề cơ bản trong việc phát triển thị trường gạo của công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Giới thiệu sơ lược về công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (mekonimex/ns)
Giai đoạn từ năm 1980 – 1983:
Năm 1980 công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ được chính thức thành lập với tên gọi là “ công ty hợp danh chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu”. Lúc này do tình hình trong nước có nhiều biến đổi và do những yêu cầu mới đặt ra nên công ty chỉ hoạt động trong ba năm.
Giai đoạn từ năm 1983 – 1985:
Ngày 06/05/1983 căn cứ vào quyết định110/QĐ-UB của UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) đã quyết định chuyển từ công ty hợp danh sang công ty Quốc Doanh đồng thời mang tên mới là “ công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Hậu Giang”. Trong giai đoạn này do mới chuyển sang hình thức quốc doanh nên bộ máy còn non kém và do tác động của chính sách đã ràng buộc công ty trong việc mua bán nông sản cũng như xuất khẩu nông sản làm cho công ty hoạt đông ở thế bị động và gặp nhiều khó khăn. Từ đó làm cho tính chủ động của công ty bị hạn chế dẫn đến lợi nhuận chưa cao.
Giai đoạn 1986 – 1993:
Năm 1996 do sự cố gắng đổi mới cơ chế quản lý từ bao cấp sang hoạch toán kinh doanh độc lập nên công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Cụ thể là xuất nhập khẩu hàng hóa không qua cơ quan trung ương, quyền chủ động và hoạt động ngoại thương được mở rộng và tạo được uy tín với khách hàng nước ngoài. Từ đó tạo cho công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn . Năm 1988 luật đầu tư trong nước ra đời , nắm được tình hình và được sự chỉ đạo của UBND tỉnh : công ty đã hợp tác với công ty Viet – Sing ( Hồng kông ) với tỷ lệ góp vốn 55%, công ty nông sản thực phâme 45% . Từ đó công ty được giao hai nhiệm vụ chủ yếu : vừa sản xuất kinh doanh vừa xuất nhập khẩu , vừa tham gia liên kết với Hồng Kông để thành lập các xí nghiệp MEKO bằng vốn tự bổ sung của công ty theo tỷ lệ tham gia. Công ty đã đưa vốn vào các xí nghiệp liên doanh MEKO với tổng số là 3.1 USD.
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay:
Ngày 28/11/1993 theo quyết định 1374/QD – UBT 92 về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước ban hành theo quyết định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của bộ trưởng bộ thương mại, UBND tỉnh Cần Thơ đã công nhận công ty nông sản thực phẩm Cần Thơ là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở thương mại và du lịch Cần Thơ , tổ chức của doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hoạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và tài sản riêng, có giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Hình thức này được giữa nguyên và hoạt động cho đến ngày nay.
Tên đầy đủ :Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ.
Tên giao dịch quốc tế : Can Tho Agicultural & Food Stuff Export Company.
Trụ sở đặc tại: 152 – 154 Trần Hưng Đạo thành phố Cần Thơ.
Tên thương mại: MEKONIMEX/MS
TEL: 071.835544
Telex: 711041 HAFPEX VT
Fax : 84.71.832060
Các đơn vị trực thuộc:
Công ty liên doanh giày da Tây Đô.
Phân xưởng chế biến gạo An Bình.
Phân xưởng chế biến gạo Thới Thạnh.
Xí nghiệp thủ công mỹ nghệ MEKO.
Chức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạn, Mục tiêu của công ty:
Chức năng:
Công ty thực phẩm nông sản Cần Thơ là đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản nên công ty có chức năng vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa liên doanh, liên kết với nước ngoài.
Xuất khẩu: Trứng vịt muối, lương thực, thực phẩm, nấm rơm muối, rau quả chế biến, các loại da thuộc hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhập khẩu: vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nông nghiệp, phân bón hóa chất , hàng tiêu dùng thiết yếu.
Xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong và ngoài nước.
Liên kết, liên doanh với nước ngoài, thành lập các xí nghiệp đi vào hoạt động: xí nghiệp lông vũ MEKO, xí nghiệp may mặc MEKO, xí nghiệp thuốc là MEKO…
Sản xuất carton, bao bì đóng gói.
Nhiệm vụ:
Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là đơn vị kinh tế thuộc loại hình nhà nước, nay trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ nên có các nhiệm vụ chính sau:
Hoạt động đúng qui định của nhà nước, làm đủ thủ tục đăng kí kinh doanh, thực hiện đúng qui định chế biến hàng xuất khẩu .Đảm bảo chất lượng và thời hạn, thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn chính trị.
Đào tạo bồi dưỡng , nâng cao năng lực của công nhân viên phụ vụ cho quá trình kinh doanh của công ty.
Thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách chế độ quản lí kinh tế tài chính, lao động, tiền lương, bảo hiểm, chế độ hách toán kế toán.
Việc sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đảm bảo việc đầu tư mổ rộng việc sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến khoa học công nghệ… Đáp ứng về kinh doanh xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cho thành phố.
Công ty nông sản thực phẩm Cần Thơ là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty còn nhiệm vụ của một doanh nghiệp nhà nước hoạch toán kinh tế độc lập, khai thác sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, các nguồn vốn huy động bằng mọi cách nhằm đảm bảo đầu tư, mở rộng sản xuất , đổi mới thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ kỉ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cao.
Quyền hạn:
Được vay vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước.
Được kí hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế , kể cả các đơn vị khoa học kỉ thuật trong việc liên doanh hợp tác ủy thác xuất nhập khẩu trên cơ sở bình đẳng tự nguyện, các bên cùng có lợi.
Được đàm phán kí kết hợp tác và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nước ngoài theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Được mở rộng của hàng buôn bán và các sản phẩm do mình kinh doanh theo qui định nhà nước.
Được dự hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của công ty trong và ngoài nước hoặc cử cán bộ ra nước ngoài theo qui đinh của nhà nước để đàm phám kí kết hợp đồng , khảo xác trao dồi nghiệp vụ kỉ thuật.
Được đặt văn phòng đại diện của công ty trong và ngoài nước theo qui định của nhà nước Việt Nam và nước sở tại.
Được tham gia vào các diễn đàn kinh tế thương mại trong và ngoài nước theo đúng qui đinh của pháp luật cảu nhà nước và điều lệ của tổ chức đó.
Tóm lại, tôn trọng pháp luật của Nhà Nước tích cực đấu tranh ngăn ngừa và chống mọi sự vi phạm nền pháp chế XHCN, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ thể lệ quản lý của nhà nước, các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng sản xuất và nghiên cứu khoa học – kỹ thuật về đào tạo công nhân, cán bộ bảo vệ sản xuất , bảo vệ an ninh chính trị, tham gia tức cực vào sự tăng trưởng của nền quốc phòng toàn dân.
Mục tiêu:
Là công ty nhà nước, tổ chức kinh doanh theo hệ thống hoạch toán kinh tế độc lập, tham gia vào kinh tế thị trường, thực hiện kinh doanh có lãi bảo toàn nguồn vốn góp phần ổn định được tình hình lưu thông hang hóa trên thị trường trong và ngoài nước .Đóng góp vào ngân sách nhà nước, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đảm bảo việc đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến khoa học công nghệ…đáp ứng kinh doanh xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả cho thành phố. Ngoài ra công ty còn là một đơn vị tiên phong trong công tác xuất khẩu của thành phố và Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng như cả về mặt nông sản và là đợn vị nhập khẩu những mặt hàng có tính chiến lược cho nền kinh tế nước nhà.
Công ty góp phần vào việc tạo công ăn việc làm của địa phương và là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế thành phố thông qua công tác xuất nhập khẩu thu hút ngoại tệ vào trong nước góp phần đẩy mạnh phong trào sản xuất trong nước…Với cơ chế hoạch toán kinh tế độc lập, trong nền kinh tế thị trường công ty đã góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước một khoảng tiền đáng kể hằng năm.
Cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Phòng tổ chức hành chánh
Ban Giám Đốc
Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu
Phòng kế toán tài vụ
Phân xưởng chế biến gạo An Bình
Phân xưởng chế biến gạo Thới Thạnh
Các xí nghiệp liên doanh
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận:
Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm bốn người chuyên phụ trách công tác đối nội, đối ngoại và công tác xuất nhập khẩu.
Đứng đầu là giám đốc công ty : chức năng của giám đốc là giải quyết các vấn đề được pháp luật cho phép và cấp trên qui định như điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, quan hệ giao dịch với khách hàng, kí kết hợp đồng kinh tế và hợp đồng xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm về những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, hao hụt lãnh phí tài sản, vốn vật tư, thiết bị sản xuất kinh doanh… Ngoài ra giám đốc con được quyền tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khên thưởng, kỉ luật, nâng lương hợp đồng lao động.
Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Được ủy quyền thường trực khi giám đốc đi vắng, xong phải chịu trách nhiệm báo cáo lại và chịu trách nhiệm về công việc mà mình giải quyết.
Một phó giám đốc phụ trách nội chính: Được ủy quyền có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng của đơn vị, đôi khi giúp giám đốc công tác tuyển dụng nhân viên.
Một phó giám đốc phụ trách việc liên doanh, liên kết: Thực hiện việc liên doanh, liên kết với đơn vị bạn, theo dõi tình hình hoạt động của đơn vị mình liên kết . Tìm kiếm đối tác đầu tư, liên doanh, liên kết.
Các phòng ban của công ty:
Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu:
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc toàn diện về mặt sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch từng kỳ, tổ chức thực hiện tốt chức năng giám đốc xây dựng các kết hoạch tạo nuồn vốn cho đơn vị, đồng thời giám sát tình hình sử dụng vốn vay.
Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, thực hiện và theo dõi kế hoạch thực hiện hợp đồng, quản lúy định mức đầu tư, nguyên liệu để tính giá thành sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng mới, những nơi cung cấp nguyên liệu mới nhằm tính toán giá cả phù hợp để đủ sức cạnh tranh cùng công ty khác trên thị trường xuất khẩu. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về những số liệu trong báo cáo tài chính và phân tích quyết toán từng kỳ.
Phòng tổ chức hành chánh:
Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi sự biến động của nhân sự của công ty và các đoàn thể . Bên cạnh đó, công ty còn thành lập tổ trợ kí giám đốc nhằm giúp cho ban giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tham mưu cho giám đốc về tiền lương, nhân sự toàn công ty và các chế độ quy định của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, công tác thi đua , khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ sức khẻo đời sống cho cán bộ toàn công ty.
Phòng kế toán tài vụ:
Gồm 10 nguời có nhiệm vụ hoạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, lưu số liệu vào sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuế đối với nhà nước) quyết toán hàng quý, 6 tháng, năm.
Tổ chức công tác kế hoạch, kế toán thống kê của công ty, phân tích hoạt động, kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư hoặc báo cáo kịp thời lãi lỗ hàng tháng, hàng kỳ trong xí nghiệp sản xuất kinh doanh và các nguồn khấc nếu có, thu chi đúng qui định của nhà nước.
Công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty, và ghi chép các hợp đồng tình hình sử dụng vốn, tình hình hoạch toán công nợ và các đại lý đơn vị.
Phân xưởng bao bì:
Có nhiệm vụ chuyên sản xuất bao bì cho công tác xuất khẩu và sản xuất kinh doanh bao bì để phục vụ cho khách hàng như: thùng carton các loại, bao bì phục vụ cho đống gói bảo quản trứng vịt muối xuất khẩu.
Phân xưởng chế biến xuất khẩu gạo:
Thực hiện việc thu mua, chế biến gạo từ các nơi trong và ngoài tỉnh theo hình thức hợp đông với nhà cung ứng .
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của công ty tương đối gọn, do tình hình kinh doanh với qui mô vừa nên không đòi hỏi một lượng đội ngũ cán bộ đông đảo.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty:
Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Cơ cấu sản xuất
Bộ phận phục vụ sản xuất
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất phụ trợ
Phân xưởng chế biến gạo An Bình
Phân xưởng chế biến gạo Thới Thạnh
Chức năng của từng bộ phận:
Bộ phận sản xuất chính: Phân xưởng chế biến gạo là nơi tiếp nhận thu mua gạo từ các nơi khác nhau như: An Giang, Ô môn, Châu Thành…Do công ty hoạt động mua bán và sản xuất theo đơn đặt hàng nên công ty tổ chức thu mua tận góc, nghĩa là hợp đồng với người cung ứng và chế biến để xuất khẩu.
Bộ phận sản xuất phụ: Đội bảo vệ và đội xe đảm nhận công việc bảo vệ tài sản của công ty thực hiện công tác vận chuyển hàng hóa khi cần mua, đưa rước công nhân đi làm, đi công tác, sản sàng theo dõi kiểm tra sửa chữa kịp thời các máy móc thiết bị cho công tác chuyên chở hàng hóa.
Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
Thuận lợi:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu công ty hoạt động có hiệu quả nhờ có sự chỉ đạo của UBND thành phố, sở tài chính, sở thương mại. Từ đó thuận lợi cho việc xin ý kiến cũng như giải quyết các văn bản, được uốn nắn kịp thời, tạo điều kiện cho công ty hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước giao.
Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Thương Mại có đổi mới mặt hàng chế biến nông sản xuất khẩu hạn ngạch, chỉ cấp văn bản cho chỉ tiêu kim ngạch 6 tháng, 1 năm, từ bỏ kim ngạch chuyến, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp không gặp khó khăn về thời gian giảm chi phí đi lại, chủ động kịp thời trong lĩnh vực xuất nhập khẩu .
Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ đứng vững trên thị trương là nhờ sự nổ lực nội tại của ban Giám Đốc, sự chỉ đạo đúng đắn của UBND tỉnh Cần Thơ , sở kế hoạch đầu tư, sở thương mại, sự quan tâm giúp đỡ của các sở ban ngành có liên quan như: Cục Thuế Tỉnh, Sở Tài Chính. Công ty sắp xếp lại bộ máy như mở rộng chế biến các mặt hàng nông sản, giày da… Từ đó bố trí phân công lại cán bộ, công nhân viên, giảm bộ máy gián tiếp nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí. Đồng thời kinh doanh xuất nhập khẩu từng thương vụ có phương án cụ thể về hiệu quả của từng hợp đồng. ban Giám Đốc có cân đối giữa các khoản chi phí và hiệu quả lợi nhuận từng tháng , từng quý, từng năm trên cở sở đó giám sát khẩu nào mất cân đối kịp thời khắc phục ngay.
Công ty là một doanh nghiệp xuất khẩu với mặt hàng chủ lực là gạo, nằm trên địa bàn có vị trí chiến lược ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, là đầu mối giao thông quan trọng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cần Thơ là nơi tập trung các vienj nghiên cứu lúa lớn như : Đại Học Cần Thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã nghiên cứu cho ra đời những giống lúa mới với năng suất và chất lượng cao, giảm giá thành làm giảm bớt chí phí đầu vào cho công ty.
Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tình có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc . Nhờ đó mà công ty luôn hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Khó khăn:
Các sản phẩm của công ty có đặt điểm là mau hư thối và mang tính thời vụ điều này mang lại nhiều khó khăn trong công tác thu mua và bảo quản sản phẩm, đặt biệt đối với các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài.
Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẻ giữa các công ty xuất nhập khẩu đã làm cho công ty đương đầu với những thử thách từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâu tìm kiếm thị trường.
Về nguồn vốn, công ty luôn thiếu vốn hoạt động, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp do đó phần lớn công ty phải vay vốn ngân hàng. Nhưng nhờ vòng vay vốn nhanh tạo uy tín với ngân hàng cho vay theo định mức và từng phương án kinh doanh. Việc đầu tư máy móc phực vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và chế biến các mặt hàng nông sản không lớn. Sự hạn chế về công nghệ dẫn đến sức cạnh tranh của các mặt hàng còn yếu và giá trị kim ngạch không cao.
Do ảnh hưởng của đồng đô la trong khu vực có ảnh hưởng chung về giá cả trong và ngoài nước, tác động một phần làm cho các mặt hàng nông sản trong nước luôn luôn biến động, đồng tiền các nước bị mất giá dẫn đến giá xuất khẩu bị biến động mạnh ảnh hưởng đến kim ngạch của công ty.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2007 – 2008
ĐVT: nghìn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
SO SÁNH 2008/2007
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Doanh thu thuần
162.418.949
271.708.367
109.289.418
167,29%
Giá vốn hàng bán
153.025.775
214.941.512
61.915.737
140,46%
Lãi gộp
9.393.174
56.766.855
47.383.681
604,45%
Chi phí bán hàng
4.330.774
6.821.456
2.490.682
157,51%
Chi phí quản lý
3.802.181
12.074.792
8.272.611
317,58%
Doanh thu hoạt động tài chính
4.730.256
3.467.966
-1.262.290
73,31%
Chi phí tài chính
1.514.256
4.319.363
2.805.107
285,25%
Trong đó: lãi vay
842.565
3.359.305
2.516.740
398,70%
Lợi nhuận hoạt động tài chính
3.216.000
37.019.210
33.803.210
1151,09%
Thu nhập khác
823.132
202.900
-620.232
24,65%
Chi phí khác
79.828
9.000
-70.828
11,27%
Lợi nhuận khác
743.304
193.900
-549.404
26,09%
Tổng lợi nhuận trước thuế
5.219.523
37.213.110
31.993.587
712,96%
Thuế TNDN phải nộp
1.052.590
10.142.939
9.090.349
963,62%
Lợi nhuận sau thuế
4.166.934
27.070.171
22.903.237
649,64%
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2008 Doanh thu thuần của công ty tiếp tục tăng mạnh, tăng 109.289.418 nghìn đồng, tăng số tương đối là 67,29%, chứng tỏ hai phân xưởng An Bình, Thới thạnh (được thành lập cách đây một năm) đã hoạt động tích cực và có hiệu quả. Do công ty mở rộng quy mô sản xuất đồng thời tìm kiếm được nhiều thị trường mới nên đã làm cho lợi nhuận tăng đáng kể.
Giá vốn hàng bán 2008 chiếm 79,11% của doanh thu thuần có phần giảm so với năm 2007. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm 15,11% so với năm 2007, nguyên nhân do sự gia tăng của giá vốn hàng bán có phần chậm hợn sự gia tăng của doanh thu thuần.Giá vốn hàng bán có tăng nhưng không bằng năm 2007 là do công ty đang gặp khó khăn trong công tác thu mua bởi vì giá gạo nguyên liệu trong nước đang tăng mạnh, bên cạnh đó giá xăng dầu giảm so với năm 2007 nên chi phí vận chuyển có phần nhẹ hơn.
Do doanh thu thuần tăng mạnh hơn giá vốn hàng bán nên lãi gộp tăng đáng kể, tăng gấp 6,04 lần so với năm 2007, tăng 47.383.681 nghìn đồng.
Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Để giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính Công ty cần có biện pháp giảm thiểu những khâu làm tăng chi phí như: vi phạm hợp đồng do giao hàng không đủ số lượng hoặc không đạt chất lượng, thời gian phải nằm chờ tàu của khách hàng đến lấy hàng nên làm tăng chi phí đóng cho bến cảng…Cần giám sát việc thực hiện các loại chi phí trên chặt chẽ hơn.
Chi phí tài chính tăng gấp 2,85 lần so với năm 2007, tăng 2.805.107 nghìn đồng, nguyên nhân do chi phí đầu tư sửa chữa nâng cấp khu kho cho thuê. Cũng như năm 2007, tăng quy mô hoạt động sản xuất, cần vốn vay để mua hàng thu gom đủ hàng để sản xuất Công ty cần vốn nhiều làm cho chi phí lãi vay tăng cao, tăng 2.516.740 nghìn đồng, tương ứng 398,70%. Nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính thu lại cũng rất cao, tăng gấp 11.51% so với năm 2007, tăng 33.803.210 nghìn đồng, chứng tỏ chi phí và lãi vay mà Công ty chịu là rất đáng.
Lợi nhuận khác giảm mạnh so với năm 2007 giảm tới 549.404 nghìn đồng, tương đương 73,19%, do thu nhập khác giảm mạnh, nguyên nhân do cổ phiếu của Công ty nằm ở các công ty cổ phần thành viên đã được bán đi nên làm cho thu nhập khác giảm.
Sự tăng mạnh của doanh thu thuần, lãi gộp và sự giảm mạnh từ chi phí khác của công ty năm 2008 góp phần làm Tổng lợi nhuận trước thuế tăng gấp 7.13 lần, tăng 31.993.587 nghìn đồng, làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh. Điều này chứng tỏ Công ty đang phát triển đều, chi phí mà công ty bỏ ra đều thu lại kết quả cao……
Trong thời gian tới để công ty hoạt động có hiệu quả hơn, để đón lấy và nắm bắt cơ hội Công ty cần củng cố nâng cao năng lực chế biến sản xuất, mạnh dạn nâng cao quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Công ty cần tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm vừa qua cho thấy sự nổ lực cố gắng vượt bậc của Công ty.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ gạo ở địa bàn TP Cần Thơ của công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ.
Tại sao phải mở rộng thị trường?
Năm 2008, nhu cầu gạo trên thế giới được dự báo khoảng 245 triệu tấn, nhưng các nước chỉ sản xuất 240 triệu tấn. Do vậy, sẽ thiếu khoảng 5 triệu tấn gạo. Việt Nam là nước cung cấp gạo đứng hàng thứ nhì thế giới, lại đang có xu thế giảm diện tích đất trồng lúa để chuyển sang nuôi trồng thủy sản, rau màu, cây ăn trái. Trong khi đó, khó khăn lớn nhất gây tác động không nhỏ đến xuất khẩu gạo của Việt Nam là giá cước vận tải tăng nhanh.
Theo thông tin từ Bộ Thương mại, Việt Nam sẽ tạm dừng không ký tiếp các hợp đồng thương mại và giữ nguyên kế hoạch xuất khẩu 4,5 triệu tấn trong năm 2007. Trong trường hợp nguồn hàng trong nước khả quan và được Chính phủ cho phép mới tiếp tục ký tiếp. Vấn đề còn lại hiện nay là các ngành hữu quan cần phối hợp một cách chặt chẽ trong việc tìm giải pháp giúp nông dân nâng cao chất lượng hạt lúa, nhất là đảm bảo chất lượng sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cũng cần nắm chắc tình hình sản xuất, trên cơ sở đó cân đối cung cầu vừa ổn định giá lúa gạo thị trường nội địa, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Từ cuối 2008 đến mấy tháng đầu năm nay, khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu. Sức mua trên thị trường quốc tế giảm kéo giá cả hàng hóa giảm theo. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng và ký kết các hợp đồng.
Vì thế, quý I năm nay, tăng trưởng xuất khẩu đã không đạt được mức đề ra dù là có xuất siêu. Nhưng xuất siêu là do các mặt hàng không truyền thống góp vào.
Tránh được những rủi ro nếu thị trường nước ngoài bị biến động khủng hoảng.
Giải pháp chủ yếu của công ty để mở rộng thị trường được tập trung vào việc điều tra nghiên cứu thị trường.
Điều tra nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng thị trường phát triển sản xuất của Công ty. Là quá trình đi tìm lời giải cho các câu hỏi như: Sảm phẩm là cái gì?Nó phải như thế nào? Và thị trường mục tiêu của nó là những ai? Một công ty muốn thành công trong việc mở rộng thị trường thì chỉ nên đưa ra thị trường cái mà thị trường cần, không nên đưa ra cái mà mình có.
Điều tra nghiên cứu thị trường gồm: thu thập số liệu, xử lý thông tin từ số liệu, đánh giá xem thị trường nào là thị trường có triển vọng nhất. Để từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp.
Sau đây báo cáo vấn đề nghiên cứu thị trường trong thời gian qua:
Bảng 2: Cơ cấu loại gạo thường ăn so với mức giá của nó:
Mức giá
Chỉ tiêu
Từ 6 - 8 Nghìn
Từ 8,5 - 10 Nghìn
Trên 10 - 14 Nghìn
Trên 14 Nghìn
Tổng
Dẻo, thơm
13
27
18
2
60
Bình thường
10
9
0
0
19
Khô, phải nở
14
3
0
0
17
ý kiến khác
0
3
1
0
4
Tổng
37
42
19
2
100
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Theo khảo sát mật độ người tiêu dùng, lượng người dùng gạo dẻo thơm chiếm khá cao khoảng 60% trên tổng số 100 mẫu điều tra với mức giá khoảng 10 nghìn, giá 14 nghìn chiếm 18% trên tổng số các mẫu điều tra, còn giá khoảng 8 nghìn chỉ ở mức độ trung bình 13%, trên 14 nghìn chiếm rất thấp chỉ có 2%. Khoảng 20% người tiêu dùng mua gạo thường, ở đây giá chủ yếu là 8 ngìn và 8,5 đến 10 nghìn. Gạo khô, nở chiếm hơn 15% với mức giá hợp lý từ 6 đến 10 nghìn. Đấy là ba loại gạo được đa số khách hàng quan tâm.Từ phân tích trên mức giá được khá nhiều người lựa chọn là giá từ 8,5 đến 10 nghìn chiếm 42%, kế đến là mức giá 6 đến 8 nghìn thấp nhất trong tổng số các mức giá chiếm 37%, gạo từ 10 đến 14 nghìn chiếm gần 20%,vì gạo là mặt hàng thiết yếu của người Châu Á chúng ta nên vấn đề mua gạo quá cao trên 14 nghìn chỉ dành cho những người có thu nhập ổn định và cao.Từ việc đi thực tế lấy ý kiến từ các nơi bán gạo, gạo bán chạy nhất là những loại gạo trung bình, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn vì nó rẻ tiền.
Bảng 3: Hệ thống phân phối gạo:
Số lượng
Nơi mua
Tự đi mua
Giao hàng tận nơi
Gửi mua
Tổng
1-5 kg
Chợ
10
0
0
10
Siêu thị
0
0
0
0
Tiệm tạp hóa
6
0
0
6
Cửa hàng, đại lý gạo
2
0
0
2
Tổng
18
0
0
18
Từ 6-10 kg
Chợ
10
2
0
12
Siêu thị
0
0
0
0
Tiệm tạp hóa
11
9
1
21
Cửa hàng, đại lý gạo
4
1
0
5
Tổng
25
12
1
38
Trên 10 kg
Chợ
5
11
0
16
Siêu thị
3
3
0
6
Tiệm tạp hóa
3
7
0
10
Cửa hàng, đại lý gạo
1
11
0
12
Tổng
12
32
0
44
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Điều tra ta thấy, chợ luôn chiếm tỉ lệ cao so với các nơi khác, từ 1 đến 5 kg đây là mức thấp nhất có thể tự đi mua được chiếm hơn phân nửa trên tổng số, từ 6 đến 10 kg chiếm 32% trên tổng số 38, trên 10 kg chiếm trên 35% so với tổng số 44. Đã nói đến gạo là nói đến nấu ăn và như thế ta sẽ nghĩ ngay đến người phụ nữ, nói như thế không phải là chỉ người phụ nữ mới biết nấu ăn người đàn ông vẫn có đấy thôi, nhưng hình ảnh người phụ nữ đảm đang việc nhà, việc bếp núc đã ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam chúng ta. Và chợ cũng vậy, gạo ở chợ có những bảng để tên và giá tương ứng nên có thể mua những loại gạo mình thích hay muốn ăn hay hợp túi tiền, nó rất tiện lợi vừa có thể vừa mua thức ăn xong đến gạo giá hợp lý so với mức chi tiêu. Không dừng lại gạo cũng rất được ưa chuộng ở những tiệm tạp hoá chiếm 37% trên tổng số 100 mẫu điều tra, cụ thể như sau: từ 1 đến 5 kg chiếm 30%, 6 đến 10 kg chiếm khoảng 55%, trên 10 kg có hơi hạn hẹp một chiếm chỉ chiếm gần 25% trên tổng số 44. Đấy là điều dễ hiểu, tiệm tạp hoá có ở khắp mọi nơi người ta lại thích mua nơi càng gần càng tốt nên số lượng dưới 10kg chiếm tỉ lệ cao. Thế còn cửa hàng và đại lý gạo, chiếm tỉ lệ khá thấp 19% trên tổng số các mẫu điều tra, như vậy không có nghĩa là các nơi này làm ăn thua lỗ, điểm mạnh của những nơi này là phân phối cho các sạp ở chợ, những tiệm tạp hoá….tóm lại là các nơi bán lẻ, hay giao tận nhà. Vì thế dưới 10 kg chỉ chiếm trên 10% một tí, còn trên 10 kg được gần 30%. Gạo ở siêu thị chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 6%, vì gạo siêu thị chủ yếu là có bao bì, tạo cơ hội cho các công ty mở rộng thương hiệu được nhiều người biết đến công ty, nên mức độ tiêu thụ rất thấp, và tuy gạo ở siêu thị chất lượng được đảm bảo nhưng giá lại quá cao so với các nơi khác vì giá được tính cộng với thuế VAT và các chi phí vận chuyển. chỉ có những lúc gạo giá ngoài đột ngột tăng lên, người tiêu dùng mới “quay lưng” với gạo chợ để tìm vào gạo siêu thị theo giá nhà nước quy định.
Qua bảng câu hỏi đã được 100 người “check” số người chọn tự đi mua chiếm khá cao 55%, giao tận nhà cũng chiếm tỉ lệ không thấp 44%, số người chọn gửi mua chỉ có 1%. Tương ứng số lượng so với hình thức, số người chọn trên 10 kg và hình thức giao hàng tận nơi chiếm trên 30%, đó là tỉ lệ cao nhất so với các tỉ lệ khác, hình thức tự đi mua được chọn nhiều nhất ứng với số kí là từ 6 đến 10 kg chiếm 25%. Và trên 10 kg chiếm 44% vì số lượng này chủ yếu là giao hàng tận nơi có thể tiết kiệm được thời gian.
Bảng 4: Loại gạo thường dùng so với mức thu nhập:
Thu nhập
Chỉ tiêu
Dưới 1 Triệu
Từ 1-2 Triệu
Từ 2-3 Triệu
Trên 3 Triệu
Tổng
Dẻo, thơm
7
31
15
7
60
Bình thường
2
10
4
3
19
Khô, phải nở
2
3
7
5
17
Ý kiến khác
0
2
2
0
4
Tổng
11
46
28
15
100
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Do nền kinh tế đang ở tình trạng lạm phát tiền bị mất giá, vật giá leo thang nên 8vấn đề thu nhập khá thấp. Trong 100 mẫu điều tra, số người chọn 1 đến 2 triệu chiếm 486%, 2 đến 3 triệu chiếm 28%, chiếm 15% là trên 3 triệu và phần trăm còn lại là dưới 1 triệu. gạo có các tính chất như sau: gạo cao cấp thì dẻo thơm, gạo dạng thường có gạo khô, nở và gạo không dẻo cũng không khô... Gạo có đặc tính dẻo, thơm với mức thu nhập từ 1 đến 2 triệu chiếm 2/4 ( trên tổng số 60 người lựa chọn), từ 2 đến 3 triệu chiếm 1/4 và 1/4 còn lại ứng với mức thu nhập dưới 1 triệu và trên 3 triệu. Gạo không dẻo cũng không khô chiếm phần trăm cao nhất với mức thu nhập từ 1 đến 2 triệu chiếm khoảng 50%, và 50% còn lại san sẻ cho 3 mức thu nhập: dưới 1 triệu, từ 2 đến 3 triệu và trên 3 triệu. Ngoài hai đặc tính trên, những đặc tính còn lại mức thu nhập từ 2 đến 3 triệu chiếm khoảng 43%, khoảng 47% chia đều cho 2 mức thu nhập từ 1 đến 2 triệu và trên 3 triệu, khoảng 10% còn lại dành cho mức thu nhập dưới 1 triệu. Từ nhận xét trên ta thấy khẩu vị ăn có thể phụ thuộc vào thu nhập nhưng cũng lại phụ thuộc vào sở thích và do trình độ, nhận thức của con người ngày càng tiến bộ, nền kinh tế đang phát triển theo chiều hướng hội nhập vì vậy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và đa hình đa dạng đối với tất cả các loại sản phẩm không riêng gì gạo, đó là lý do tại sao thì trường đang rất khốc liệt luôn đòi hỏi cái mới lạ.
Bảng 5:Cơ cấu mức độ chênh lệch giá ở các địa điểm bán gạo
Tần số
Phần Trăm
Như nhau
9
9
Có khác nhưng chỉ chênh lệch chút ít
46
46
Khác, tùy loại gạo
45
45
Tổng
100
100
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Một gia đình đầm ấm với những bữa cơm quay quần bên nhau, góp phần không nhỏ vào cuộc sống hằng ngày. Vì thế địa điểm bán gạo có ở khắp mọi nơi, tùy theo mức thuế mà các đại lý, cửa hàng, siêu thị hay các địa điểm có bán gạo ở các chợ….có thể có những mức giá khác nhau. Sau đây là những ý kiên của khách hàng: có 9% nhận xét “ như nhau”, 46% nhận xét “ có khác nhưng chỉ chênh lệch chút ít” và 45% còn lại đồng ý với ý kiến “ khác, tùy loại gạo”. Qua đây ta thấy người tiêu dùng cũng rất lựa chọn, để ý xem nơi mình mua thường xuyên về giá cả ra sao và từ đó sẽ trở thành “ khách hàng thân thiết”.
BẢN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ MẶT HÀNG GẠO TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
¯
PHẦN QUẢN LÝ:
Nghiên cứu số:
Vùng, địa phương:
Bản câu hỏi số:
Phỏng vấn viên:
Phỏng vấn lúc:
Thời gian phỏng vấn:
Giám sát viên:
Kết luận của GSV:
Kiểm tra viên:
Kết quả kiểm tra:
Tên người trả lời:
Địa chỉ:
Điện thoại(nếu có):
Giới tính:
PHẦN GIỚI THIỆU:
Xin chào Anh (Chị), tôi là sinh viên Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại Học Tây Đô. Chúng tôi đang thực hiện cuộc điều tra số liệu về mức độ hài lòng và ý kiến đóng góp nhằm phục vụ cho đề tài “ Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường gạo ở địa bàn TP Cần Thơ của công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ ”. Buổi phỏng vấn này chỉ tốn khoảng 30 phút, xin Anh (Chị) vui lòng dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác của Anh (Chị) và câu trả lời không phải đúng hay sai mà từng ý kiến của Anh (Chị) là nguồn dữ liệu quý giá giúp chúng tôi và công ty nhằm phục vụ và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
PHẦN NỘI DUNG:
Dưới đây là các câu hỏi về nhu cầu dùng và ý kiến của Anh (Chị) về Gạo, xin vui lòng đọc kỹ những câu hỏi và đánh dấu chéo (X) vào câu trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của Anh (Chị). Rất mong được sự cộng tác chân thành của Anh (Chị).
Q1. Gia đình Anh (Chị) có bao nhiêu người …………………………..………….?
Q2. Anh (Chị) thích ăn gạo như thế nào? (một lựa chọn)
Dẻo, thơm.
Bình thường (không dẻo, cũng không quá khô).
Khô và phải nở.
Q3. Gạo mà Anh (Chị) thường ăn là như thế nào?(một lựa chọn)
Dẻo, thơm.
Dẻo.
Khô, nở.
Ý kiến khác……………………………………..…… (ý kiến cụ thể)
Q4. Anh (Chị) mua gạo ở đâu là thường xuyên nhất? (một lựa chọn)
Chợ.
Siêu thị.
Tiệm tạp hóa.
Ở nơi khác……………………………………………….... (ý kiến cụ thể)
Q5. Anh (Chị) thường mua gạo với hình thức nào? (một lựa chọn)
Tự đi mua.
Giao tận nhà.
Gửi mua.
Q6. Số lượng của mỗi lần mua là bao nhiêu? (một lựa chọn)
1-5kg
Trên 5-10kg.
Trên 10kg.
Q7. Bình quân hàng tuần Anh (Chị) dùng bao nhiêu kg gạo? (một lựa chọn)
Từ 4 – 7 kg.
Trên 7 – 10 kg.
Trên 10 – 15 kg.
Ý kiến khác………………………………………..………. (ý kiến cụ thể)
Q8. Theo Anh (Chị) mức giá phù hợp với gia đình đối với 1 kg gạo là bao nhiêu? (một lựa chọn)
Từ 6 – 8 nghìn.
Từ 8,5 – 10 nghìn.
Trên 10 – 14 nghìn.
Trên 14 nghìn.
Q9. Anh (Chị) có hay thay đổi loại gạo mình ăn không? (một lựa chọn)
Thay đổi
Ít thay đổi.
Không thay đổi.
Q10. Anh (Chị) có hay thay đổi nơi mua gạo không? (một lựa chọn)
Không cố định.
Chỉ cố định 1 nơi.
Q11. Giá của các cửa hàng Anh (Chị) thường mua có khác nhau không? và nếu có thì chênh lệch nhiều hay ít? (một lựa chọn)
Như nhau.
Có khác nhưng chỉ chênh lệch chút ít.
Khác, tùy loại gạo.
Ý kiến khác…………………..………………………….. (ý kiến cụ thể)
Q12. Nơi Anh (Chị) thích mua nhất nó như thế nào? (có thể chọn nhiều lựa chọn)
Sạch sẽ.
Bình dân.
Lịch sự.
Dễ lựa chọn.
Q13. Cách bố trí nơi Anh (Chị) thường xuyên mua nhất ra sao? (có thể chọn nhiều lựa chọn)
Gọn gàng, ngăn nắp.
Bắt mắt.
Ý kiến khác………………………………….……………... (ý kiến cụ thể)
Q14. Thái độ phục vụ như thế nào? (một lựa chọn)
Không hài lòng.
Hài lòng.
Rất hài lòng.
Không có ý kiến.
Q15. Và xin cho biết lý do tại sao Anh (Chị) lại chọn nơi mua đó? (có thể chọn nhiều lựa chọn)
Gần nhà.
Người bán chở tới nhà.
Người bán nói chuyện vui vẻ.
Giá rẻ hơn các nơi khác.
Có nhiều loại gạo để lựa chọn.
Giá đúng với chất lượng của gạo.
Q16. Anh (Chị) thường mua loại gạo lẻ hay gạo có bao bì? (một lựa chọn)
Gạo lẻ.
Gạo có bao bì.
Cả hai.
Q17. Anh (Chị) có nhận xét gì về giá cả giữa gạo lẻ và gạo có bao bì? (một lựa chọn)
Rẻ hơn.
Đắt hơn.
Tùy loại gạo.
Ý kiến khác…………………………………………………… (ý kiến cụ thể)
Q18. Và chất lượng như thế nào? (một lựa chọn)
Để được lâu ngày hơn.
Ít ngày hơn.
Tùy loại gạo.
Không rõ.
Q19. A (C) có quan tâm đến gạo mình ăn do công ty nào sản xuất không? (một lựa chọn)
Có
Rất ít.
Không hề.
Q20. Anh (Chị) có quan tâm tên loại gạo muốn mua hay không? (một lựa chọn)
Có (tiếp câu 21).
Không (bỏ câu 21, tiếp câu 22).
Q21. Loại gạo có bao bì nào được Anh (Chị) quan tâm nhiều nhất?(có thể chọn nhiều lựa chọn)
Nàng Thơm.
Nàng Hương.
Thái.
Thơm Lài.
Chợ Đào.
Q22. Anh (Chị) thích ăn gạo nào sau đây?(một lựa chọn)
Gạo Thái.
Gạo Việt.
Gạo Đài Loan.
Q23. Giữa gạo Đặc Sản (giá cao) và gạo thường (giá bình dân), thì loại gạo nào sẽ được Anh (Chị) dùng nhiều nhất? (một lựa chọn)
Gạo Đặc Sản.
Gạo thường.
THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Xin A (C) vui lòng cho biết thông tin cá nhân:
Q24. Tuổi của Anh (Chị)?
20 – 30.
30 – 40.
40 – 50.
Trên 50.
Q25. Học vấn của Anh (Chị)?
Cấp I, II, III.
Trung cấp.
Cao đẳng.
Đại học.
Trên đại học.
Q26. Nghề nghiệp của Anh (Chị)?
Nhân viên văn phòng.
Nhân viên ngoại giao.
Cán bộ quản lý.
Công nhân.
Nghề nghiệp khác…………………………………...….… (ý kiến cụ thể)
Q27. Thu nhập của Anh (Chị)?
Dưới 1 triệu.
Từ 1 – 2 triệu.
Từ 2 – 3 triệu.
Trên 3 triệu.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Anh/Chị !!!!
Các giải pháp:
Do công ty trước đây chủ yếu là xuất khẩu gạo, nên việc mở rộng thị trường gạo tại địa bàn TP Cần Thơ là vấn đề khá khó khăn đối với Công ty. Từ những kết quả của cuộc điều tra thực tế vừa qua, sau đây là những giải pháp:
Tiếp tục nâng cao chất lượng để có thể đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi.
Xây dựng hệ thống kênh phân phối:
Phân phối qua hệ thống đại lý, cửa hàng: là những nơi chuyên “trưng bày” gạo bán. Trong thời gian đầu do các nơi này có thể đã có nguồn hàng, do đó Công ty sẽ chịu thiệt như: giao hàng với giá sỉ, cho họ hưởng hoa hồng để họ lời nhiều, tạo uy tín bằng việc bảo đảm hàng đúng chất lượng giá phải chăng…đồng thời cũng cần có bộ phận theo dõi xem tình hàng bán của họ như thế nào, xem họ có tự nâng mức giá so với quy định ban đầu không, hay pha trộn các loại gạo khác với gạo của công ty để lợi nhuận cao làm ảnh hưởng xấu đến uy tín Công ty.
Phân phối qua hệ thống siêu thị: do siêu thị đa phần bán loại gạo có bao bì, nên sẽ có lợi cho Công ty phần nào trong việc quảng bá Công ty, nhưng khuyết điểm là đồng vốn sẽ không được lấy lại liền do cách thức nhận hàng trong siêu thị là “ gối đầu”.
Phân phối các loại gạo cao cấp như dẻo thơm…. Đến các tiệm làm bánh, các nhà hàng, khách sạn, những quán ăn gia đình….trong tỉnh.
Xây dựng hệ thống đại lý, cửa hàng: giải pháp này sẽ tốn khá nhiều chi phí:
cách trang trí, bày hàng phải như thế nào? Do đây là cửa hàng bán gạo nên không cần phải quá hoa hòe như các quán coffee, quán ăn…chỉ cần trang trí đơn giản, lịch sự, dễ nhìn…. trang trí như thế nào mà khi khách hàng vào có thể dễ dàng lựa chọn.
Bên cạnh đó thái độ phục vụ của nhân viên cũng rất quan trọng, nên vấn đề tuyển và đào tạo nhân viên bán hàng phải kỹ lưỡng. Nó là bước ngoặc đối với Công ty do đó Công ty cần thường xuyên kiểm tra xem các đại lý có chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Công ty không, xử lý nghiêm những trường hợp dùng tên của Công ty để bán sản phẩm không phải của Công ty. Đồng thời cần có chính sách khen thưởng đối với các đại lý hoạt động có hiệu quả và thiết thực, đây là hình thức khuyến khích tinh thần đối với những nhân viên Công ty.
Công ty sẽ không ngừng đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Đại lý đặt ở khu đông dân cư nhiều người đi lại để thu hút sự chú ý của nhiều người.
Việc xây dựng và phát triển hệ thống đại lý sẽ là cơ sở để tạo uy tín và tên tuổi của công ty đối với thị trường trong nước, đồng thời tăng doanh thu. Ngoài ra việc phát triển hệ thống đại lý sẽ giúp Công ty tránh được những rủi ro nếu thị trường nước ngoài bị biến động khủng hoảng.
Về phía Công ty cần thành lập bộ phận Marketing nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm:
Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải tìm mọi cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình. Để hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm thì vai trò của Marketing trong doanh nghiệp rất quan trọng. Marketing sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường và đề ra các chính sách về sản phẩm, về phân phối và xúc tiến bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường mục tiêu.
Do Công ty trước đây chỉ chuyên về xuất khẩu nên cần có thêm bộ phận chuyên bên nội địa.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Marketing:
Nghiên cứu nhu cầu, chất lượng, giá cả các loại gạo của các đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu cách thức phân phối tiêu thụ có hiệu quả nhất vừa đảm bảo khả năng có thể thực hiện được của Công ty, vừa đảm bảo được tiêu thụ nhiều nhất.
Nghiên cứu xúc tiến bán hàng làm sao cho thu hút được nhiều khách hàng nhưng không tốn kém nhiều về chi phí.
Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước….
Phần 3: Kết luận – kiến nghị:
Kiến Nghị:
Kiến nghị đối với nhà nước:
Phát triển thị trường nội địa: Trầy trật vì vướng VAT 5%
Những bất hợp lý trong chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) cản trở không ít doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chế biến từ nguồn nguyên liệu nông sản và đang muốn quay về thị trường nội.
Thiệt đơn rồi thiệt kép:
Theo ông Nguyễn Lâm Viên – Tổng giám đốc Cty Vinamit, một bất hợp lý mà các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản đang gặp phải là không được khấu trừ VAT đầu vào.
Nguyên nhân, không có hóa đơn nên khi bán sản phẩm làm ra, nông dân không thể xuất hóa đơn cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, vì không có hóa đơn đầu vào nên, theo quy định, doanh nghiệp không được khấu trừ VAT mặc dù sản phẩm chế biến từ nông sản mua của nông dân đã được bán ra thị trường nội địa.
Doanh nghiệp chuyển thiệt thòi này về phía nông dân bằng việc ép giá thu mua nông sản để bù vào khoản chi phí đội lên do không được khấu trừ VAT.
Trong khi đó, khi mua vật tư đầu vào phục vụ sản xuất như cây con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các máy móc thiết bị khác… nông dân phải trả VAT.
Trên thực tế, giá bán những sản phẩm này, về nguyên tắc doanh nghiệp đã hạch toán và bao gồm cả VAT. Thông thường, nông dân không yêu cầu doanh nghiệp xuất hóa đơn VAT khi mua vật tư phục vụ sản xuất (hay bất kỳ hàng hóa gì).
Nếu ai có ý định này, lập tức bị doanh nghiệp bán hàng yêu cầu cộng thêm 10 phần trăm giá niêm yết. Trong khi đó, nếu có hóa đơn đầu vào trong tay, nông dân cũng không được nhà nước khấu trừ VAT.
Nông dân chịu thiệt đơn thiệt kép vì nhiều khi phải trả đến ba lần thuế VAT trong một chu trình sản xuất mà không một lần được khấu trừ.
Không thể làm ăn lớn
Việc không được khấu trừ VAT dẫn đến những hệ quả xấu, nhất là doanh nghiệp không mặn mà, thậm chí không thể phát triển nổi hệ thống phân phối ở thị trường trong nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên mới đây nêu dẫn chứng hai doanh nghiệp lớn nhất nước trong lĩnh vực kinh doanh lương thực là Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam mỗi năm xuất hàng triệu tấn gạo nhưng không có lấy một cửa hàng bán lẻ ở trong nước. Lý do, theo ông, bắt nguồn từ sự bất hợp lý của VAT.
Cụ thể là doanh nghiệp không phải chịu thuế VAT khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài (tức được khấu trừ theo hợp đồng xuất khẩu), trong khi phải chịu năm phần trăm VAT khi bán hàng trong nước.
Theo các doanh nghiệp chế biến nông sản, cách tính và khấu trừ thuế như hiện nay chỉ làm lợi cho thương lái, vốn không phải chịu bất cứ khoản VAT nào.
Lãnh đạo một doanh nghiệp chế biến thực phẩm thừa nhận mỗi năm công ty của ông mua vào hàng trăm tấn nông sản nguyên liệu của nông dân nhưng chỉ luồn luồn chứ không thể minh bạch, vì điều kiện thực tế nên muốn minh bạch cũng không được.
Các chuyên gia cho rằng sự linh hoạt của thương lái, ở mức độ nhất định, cũng giúp ích cho việc tiêu thụ, cung cấp một lượng lớn nông sản nguyên liệu. Tuy nhiên, nó sẽ không giúp phát triển được hệ thống phân phối lớn, chuyên nghiệp và đủ mạnh để giúp doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nước ngoài ngay tại sân nhà.
Ông Viên cho biết, ông đã phối hợp với một số đơn vị khác hình thành hệ thống phân phối nông sản nhưng, vì vướng những quy định thế nên, chỉ có thể làm ở quy mô nhỏ, đồng thời phải lách luật bằng việc phân phối cho chính doanh nghiệp của ông - Cty Vinamit.
Ông Viên cũng cho rằng, muốn doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước và muốn làm được hệ thống phân phối lớn và mạnh thì phải minh bạch. Muốn minh bạch phải bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh lại chính sách VAT.
Tóm lại, Thuế 5% do Nhà nước quy định đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đối với các tư nhân vì họ chỉ chịu thuế khoáng, và còn nhiều bất lợi khác.
Kiến nghị về chất lượng hạt gạo:
Bất cứ loại giống lúa nào, khi đã được lai tạo nhiều lần sẽ bị giảm bớt chất lượng.
Về vấn đề tiêu thụ gạo tại siêu thị, ông Chung Quốc Việt, Giám đốc điều hành Trung tâm thương mại Vinatex Cần Thơ, cho rằng: Các siêu thị đều luôn mong muốn có được các sản phẩm tốt nhất để phục vụ và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, ở ĐBSCL có rất ít nhà cung cấp gạo thực hiện giám sát nghiêm ngặt xuyên suốt qui trình sản xuất lúa và ứng dụng công nghệ chế biến tốt…và vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được quan tâm. Dù nước ta đã có những bài học đắt giá về sự kiện nước tương có chứa chất 3-MPCD vượt mức cho phép, thủy sản có dư lượng kháng sinh bị các nước nhập khẩu từ chối… Còn ông Phạm Văn Quang, bếp trưởng của Khách sạn Victoria Châu Đốc, tự tin cho rằng: “Cơm ta có đủ khả năng góp mặt tại các nhà hàng của Tây. Nhưng để làm được điều này, trước hết phải có gạo ngon và người đầu bếp phải biết sử dụng các màu và mùi thực vật (lá dứa, lá cẩm, trái gấc...) để tạo ra những bát cơm với nét đặc sắc riêng. Khi đó, không chỉ có mặt trong các nhà hàng Tây ở Việt Nam mà hạt gạo của ta còn có đủ khả năng để có mặt tại nhiều nhà hàng ở nước ngoài”.Từ những vấn đề đặt ra cho thấy, hạt gạo của vùng ĐBSCL có nhiều triển vọng ở thị trường gạo cao cấp nội địa và thế giới. Tuy nhiên, để hạt gạo của vùng ĐBSCL không ngừng vươn xa, rất cần có sự góp sức của các nhà khoa học, nhà quản lý và cả cộng đồng trong việc ổn định chất lượng và bảo đảm độ an toàn của hạt gạo vùng ĐBSCL.
Kết luận:
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài sẽ không ngừng vươn lên, do đó việc mở rộng thị trường nội địa đối với Công ty là rất cần thiết. Do trước đây Công ty chỉ chuyên về xuất khẩu nên đây sẽ là giai đoạn khó khăn và sẽ là bước ngoặt đối với Công ty.
Tạo một chỗ đứng trong thị trường nội địa sẽ giúp Công ty tránh được những rủi ro nếu thị trường nước ngoài bị biến động khủng hoảng.
Công ty nông sản thực phẩm là một đơn vị kinh doanh có qui mô lớn ở Cần Thơ. Công ty đã không ngừng phát triển để vươn lên điều này chứng tỏ qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy Công ty đang phát triển rất dều.
Nhưng vẫn còn những mặt hạn chế: chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng cao, công tác Marketing còn nhiều thiếu sót, cần có thêm bộ phận chuyên về nội địa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAILAMCUOICUNG.doc