Một số giải pháp nhằm tăng cung hàng hoá cho Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Thực chất đây là định nghĩa truyền thống cổ điển, phù hợp với loại hình TTCK đầu tiên ra đời một cách tự phát trong lịch sử, ngày nay loại hình TTCK này được gọi là TTCK phi chính thức hay thị trường thứ ba. Có lẽ do cơ cấu TTCK ngày nay phức tạp nên khó có một định nghĩa đầy đủ trọn vẹn. Tuy nhiên, đối với một quốc gia,TTCK tập trung là hạt nhân tiêu biểu cho TTCK, nên thông thường người ta đồng nghĩa TTCK tập trung với TTCK. Trong xu hướng đó, người ta chấp nhân định của tài liệu “Longman dictionary of Business English, 1985” như sau: “TTCK là một thị trường có tổ chức, nơi các CK được mua và bán tuân theo những nguyên tắc đã được ấn định”

doc93 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cung hàng hoá cho Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trước ngày khai trương hoạt động TTGDCK TpHCM, trong tổng số khoảng 50 doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp giấy phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu của UBCKNNVN, thì mới chỉ có 4 công ty được cấp giấy phép niêm yết chứng khoán là: Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông(SACOM), Công ty cổ phần cơ điện lạnh(REE),Công ty cổ phần ngoại thương (TRANSIMEX) và Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO). Vào phiên giao dịch đầu tiên 27/8/2000 chỉ mới có 2 loại cổ phiếu chính thức được niêm yết là cổ phiếu SAM và REE với tổng giá trị phát hành là 270 tỷ đồng. Đến phiên giao dịch ngày 4/8/2000 có thêm cổ phiếu HAP và TMS được niêm yết với tổng giá trị phát hành là32,08 tỷ đồng. LAF là loại cổ phiếu thứ 5 của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An được cấp giấy phép niêm yết với tổng giá trị phát hành là 19,3082 tỷ đồng...và cho đến hết ngày 14/4/2002 TTGDCK TpHCM đã có loại cổ phiếu thứ 13 là cổ phiếu của Công ty cổ phần Bao Bỉm Sơn (BPC). Tính đến thời điểm giữa tháng 4/2002, TTCK VN đã có 13 công ty được niêm yết cổ phiếu, nhưng số lượng các công ty niêm yết trên thị trường Bảng I lại quá nhỏ so với một khối lượng lớn các công ty đang có cổ phiếu được chuyển nhượng trên thị trường tự do (OTC), do nhu cầu mua bán ngày càng lớn. Để giúp cho nhưng nhà đầu tư trên thị trường tự do tránh gặp phải rủi ro vì những chứng chỉ vật chất của những cổ phiếu này chưa được chuẩn hoá hoặc có thể bị làm giả, lừa đảo, UBCKNN đã đưa ra đề án tổ chức TTGDCK cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và thành lập thị trường Bảng II. Những công ty có cổ phiếu thoả mãn điều kiện: Vốn điều lệ của công ty tối thiểu từ 5 tỷ đồng trở lên, kinh doanh có lãi trong một năm gần nhất, có 10% cổ phiếu phát hành ra công chúng bên ngoài công ty, thì được tham gia thị trường Bảng II. Tuy nhiên sau khi chọn lọc trong 720 đơn vị đã cổ phần hoá thì chỉ có từ 50 đến 60 doanh nghiệp thoả mãn điều kiện, còn lại khoảng 90% công ty vẫn đứng ngoài thị trường. Hiện tại thị trường tự do vẫn sôi động với nhiều loại cổ phiếu đa dạng, giá cả hấp dẫn. Theo các nhà chuyên môn việc các nhà đầu tư tìm mua các cổ phiếu phát hành lần đầu là vì cách đầu tư này có vẻ an toàn và hứa hẹn khả năng sinh lời cao. Mà cụ thể theo dự kiến thì đến hết tháng 4/2002, thị trường tự do sẽ lần lượt mất đi những cổ phiếu Bê tông 620, Gemadept, Agifish, Savimex. Như vậy, sau thời gian gần 2 năm đi vào hoạt động, TTCKVN vẫn chỉ dừng ở 13 công ty chính thức được phép phát hành và niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK, hơn nữa chỉ mới có khoảng 40% cổ phiếu được lưu ký. Đó chính là một dấu hiệu để nhận biểt rằng TTCKVN luôn rơi vào tình trạng thiếu hàng hoá. Để đưa ra kết luận chính xác về một thị trường CK còn thiếu nhiệt, khối lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường đang năm trong trạng thái thăm dò, chờ đợi thì chúng ta thử xem lại thời điểm tháng 1 và tháng 2/2002. Đó là một giao điểm mà tính thời sự của TTCK tập trung cả vào việc phát hành thêm cổ phiếu của công ty cổ phần giấy (Hapaco). Đây là đợt phát hành thêm cổ phiếu đầu tiên trên TTCK. Hapaco được UBCKNN cấp giấy phép phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu với mục đích đầu tư xây dựng nhà máy giấy Kraft mở rộng sản xuất kinh doanh. Kế hoạch phát hành của Hapaco được thực hiện vào 2 đợt, đợt 1từ 14/1 đến 25/1, các cổ đông của công ty tiến hành thực hiện vào ngày 20/2 đến6/3 các cổ đông đã đăng ký mua và nộp tiền đặt cọc thanh toán nốt số tiền còn lại. Tính đến ngày 29/1, tổng số cổ phiếu đăng ký đặt cọc mua đạt 873.830 cổ phiếu/1.000.000 cổ phiếu phát hành mới, đạt tỷ lệ 87,38%. Với kết quả này, đợt phát hành thêm cổ phiếu mới của Hapaco được đánh giá là khá thành công. Tuy nhiên mọi quan tâm đều tập trung vào diễn biến giá của cổ phiếu HAP trên thị trường. Đến hết phiên giao dịch 23 giờ ngày 27/2 giá cổ phiếu dừng ở mức giá 40.00đ/ cổ phiếu chỉ cao hơn mức giá ưu đãi của đợt phát hành là 900đ/ cổ phiếu. Trước diễn biến giá có nguy cơ tiếp tục giảm, công ty Hapaco dã xin phépUBCKNN được phép ngừng giao dịch. Đồng thời để khuyến khích các cổ đông, công ty quyết định thưởng 20% tổng giá trị CK đặt mua mới đối với cổ đông nào thanh toán toàn bộ số tiền đặt cọc trong thời điểm từ ngày 28/2 đến hết ngày 7/3, như vậy giá ưu đãi của một cổ phiếu chie còn 32.000đ/cổ phiếu. Tổng khối lượng và giá trị giao dịchcủa cổ phiếu HAP trong hái tháng đàu năm 2002 như sau: tháng 1 là 67.100 cổ phiếu đạt 3,1 tỷ đồng: tháng 2 là 53.900 cổ phiếu đạt 2,2 tỷ đồng. Tiếp theo cổ phiếu HAP, cổ phiếu BBC của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà dù mới ra niêm yết cuối tháng 12/2001 nhưng đã gây được sự chuys của các nhà đầu tư. Trong hai tháng 1và tháng 2 cổ phiếu BBC đã trở thành một cổ phiếu mới nổi và được xếp vào nhóm 3 cổ phiếu có khối lượng và giá trị giao dịch nhiều nhất trong tháng, đứng thứ hai trong tháng 2 sau cổ phiếu SAM vào tháng 1 và sau cổ phiếu REE vào tháng 2. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu BBC được chủ quyền sở hữu trong tháng1 là 391.800 cổ phiếu, đạt giá trị 9,85 tỷ đồng: tháng 2 là 314.000 cổ phiếu đạt 7,8 tỷ đồng chiếm 22% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường. Do cổ phiếu BBC được áp dụng phương pháp xác định giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên do thị trường quyết định nên giá của cổ phiếu BBC cũng có những sự sụt giảm nhưng không đáng kể, tháng 1 giảm 2.600 đồng,tháng 2 giảm 600 đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/2 giá cổ phiếu BBc dừng lại ở mức 23.400đ/CP. Mặc dù tình hình thị trường ở tình trạng khó khăn trong những tháng qua nhưng cổ phiếu REE và SAM vẫn luôn dược xếp ở vị trí đứng đầu về khối lượng và giá trị giao dịch, do có tính ổn định của hai cổ phiếu là khá cao và đây là hai cổ phiếu có khối lượng lớn nhất trên thị trường cho tới thời điểm hiện nay. Tháng 1, SAM được xếp vào vị trí đầu bảng với tổng khối lượng giao dịch đạt 405.000 cổ phiếu trị giá 12,6 tỷ đồng. Sang tháng 2, vị trí này được REE thay thế, tổng khối lượng giao dịch của SAM giảm tới 48,61% chỉ đạt 207.000 cổ phiếu trị giá 6,03 tỷ đồng. Kết quả giao dịch của REE trong 2 tháng 1 và tháng 2 như sau: tháng 2 REE giao dịch được 331.000 cổ phiếu trị giá 9,5 tỷ đồng, tháng 2 cổ phiếu REE vượt lên trên dẫn đầu với 489.000 cổ phiếu (tăng 159.000 cổ phiếu) đạt giá trị giao dịch 13,49 tỷ đồng (tăng 3,99 tỷ đồng) chiếm 34% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Tình hình giao dịch của các cổ phiếu còn lại cũng trong điểm dừng và trong trạng thái chờ đợi những biến động mới. Đối với cổ phiếu LAF trong tháng 2 có tới 5 phiên không giao dịch do không có người đặt mua. Vì vậy, khối lượng và giá trị giao dịch của cổ phiếu LAF chỉ đạt 3.700 CP trị giá 395 triệu đồng: CAN đạt 19.000 CP đạt 564 triệu đồng: GIL đạt 16.900 CP trị giá 651 triệu đồng. Trong thời gian này, hầu hết giá tất cả các cổ phiếu trên thị trường , giảm mạnh nhất là giá của cổ phiếu HAP, tháng 1 giảm 5.700 đồng, tháng 2 giảm 5.900 đồng; cổ phiếu TMS tháng 1 giảm 5.100 đồng, tháng 2 giảm 6.500 đồng. Tiếp theo là giá cổ phiếu REE và SAM cũng có biến đọng lớn, trong tháng 1 và tháng 2 REE giảm 4.000 đồng và 3.100 đồng trên mỗi cổ phiếu ; cũng như vậy REE giảm 4000 đồng và 1000 trên mỗi cổ phiếu. ít biến động nhất là cổ phiếu SGH, BBC,TRI, chỉ riêng hai cổ phiếu mới được đưa vào giao dịch là GIL của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và XNK Bình thạnh và cổ phiếu BTC của công tycổ phần cơ khí và xây dựng Bình triệu có mức tăng giá nhưng không đáng kể chỉ từ 100 đồng đén 200 đồng/CP. Tháng 1/2002, mặc dù diễn biến thị trường thiếu nhiệt nhưng do có thêm một số loại cổ phiếu mới được đưa vào giao dịch nên khối lượng và giá trị giao dịch của tháng 1 tăng lên đáng kể so với tháng12/2001. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2.012.000 CK tăng 705.000 CK so với tháng12/2001 đạt giá trị 109 tỷ đồng tăng 59 tỷ so với cuối tháng 12/2001. Trong đó cổ phiếu chiếm 99,97% khối lượng giao dịch trên thi trường tháng 2/2002, các phiên giao dịch trên thị trường bị gián đoạn vì trùng với thời điểm Tết cổ truyềnnên cả tháng mới có 9 phiên giao dịch vớitổng khối lợnggiao dịchcủa thị trường giảm ,chỉ đạt 1.440.250 CK trong đó có 1.437.000 CP. Tổng giá trị giao dịch của thị trường là 40,16 tỷ đồng trong đó cổ phiếu đạt 39,94 tỷ đồng. Vì giá các cổ phiếu trên thị trường đều suy giảm nên tháng 1/2002 VN-Index giảm 24,15 điểm so với tháng 2 giảm 13,38 điểm dừng ở 191,10 điểm vào phiên giao dịch 239 ngày 27/2/2002. 2.4/ Đánh giá về hàng hoá trên TTCK hiện nay. Có thể nói rằng sau gần 2 năm TTCK đi vào hoạt động đến nay, một hiện tượng mang vấn đề thời sự nổi bật, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thị trường, đó là hiện tượng thiếu hụt lượng hàng hoá và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu CK. Trong những tháng đầu năm 2002, thị trường trái phiếu vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi, tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 2350 trái phiếu so với tổng khối lượng CK giao dịch trên thị trường là1.440.250. Và thị trường trái phiếu được rất ít các nhà đầu tư quan tâm. Chính vì vậy, CK hay hàng hoá thiếu hụt ở đây chỉ giới hạn là những cổ phiếu. 2.4.1. Tình trạng khan hiếm hàng hoá. Ngay từ những phiên giao dịch đầu tiên kể từ khi TTCK hoạt động cho đến nay, kết quả của những phiên giao dịch đã thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu và kể từ đó trạng thái mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu CK thường xuyên xảy ra. Có lúc cầu vượt quá cung, đẩy giá cổ phiếu tăng vọt lên, nhưng cũng có lúc tình trạng dư cung vượt cầu lại kéo giá cổ phiếu tụt xuống gây lên những hiện tượng “bong bóng” không phản ánh đúng thực chất giá trị của những loại cổ phiếu. Hiện tượng trên xẩy ra đó chính là tác động của tình trạng khan hiếm hàng hoá nó làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu CK và gây lên những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của TTCK. + Hiện tượng cầu cổ phiếu vượt cung cổ phiếu trong nhiều phiên giao dịch là nhân tố chính kích thích đẩy giá cổ phiếu tăng tiêu liên tục, tăng đến một mức vượt quá giới hạn sẽ trực tiếp gây nên những bất ổn trong hoạt động của thị trường. Lượng cầu cổ phiếu vượt quá lớn thường xuyên mang lại tâm lý mệt mỏi, chán nản cho các nhà đầu tư, khiến họ phải vất vả từ lúc đặt lệnh đến lúc khớp lệnh mà không mua được cổ phiếu. Thực tế có vài trường hợp nhà đầu tư tỏ ra thất vọng đã chuyển hướng đầu tư khác hoặc gửi tiền tiết kiệm. Như vậy mục tiêu của TTCK là tập trung huy động triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước là chưa đạt được. + Ngược lại, trên thị trường xảy ra tình trạng cung cổ phiếu lại lớn hơn so với lượng cầu cổ phiếu sẽ khiến cho cổ phiếu lại bị rớt giá. Đây chính là một bài học mà chúng ta cần cảnh giác vìtình trạng này sẽ là cơ hội thuận lợi để cho một số nhà đầu cơ thu gom cổ phiếu nhằm chi phối, lũng đoạn thị trường. + Đôi khi lượng cung và lượng cầu có sự chênh lệch quá lớn sẽ gây cản trở cho việc giao dịch cổ phiếu, vì khi đó lượng cổ phiếu giao dịch không nhiều làm giảm tổng giá trị giao dịch trong từng phiên thấp nên khoản phí mà các công ty CK thu được cũng rất thấp. 2.4.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng khan hiếm. Hiện nay trên TTGDCK thành phố HCM mới chỉ có 13 loại cổ phiếu được niêm yết và 13 loại cổ phiếu này đều là những hàng hoá có chất lượng được phát hành bởi những công ty này kinh doanh có hiệu quả, doanh thu ổn định. Tuy nhiên hàng hoá trên TTCK hiện tại chỉ có 13 loại cổ phiếu nên thị trường vẫn chưa thực sự sôi động và rất nghèo nàn. Có thể lý giải tình trạng trên bởi một số lý do như sau: + Nền kinh tế còn chậm phát triển khiến cho quy mô TTCK chưa thể mở rộng. Một nền kinh tế phát triển sẽ là nền tảng cơ bản đểphát huy trình độ của TTCK. Trong khi đó, với điều kiện như hiện nay nền kinh tế nước ta mới vừa chuyển đổi từ hình thái nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nên kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hơn 15 năm. Chính vì điều này khả năng hấp thụ và sử dụng vốn của đa số các DNNN còn thấp, mà khi TTCK được thành lập, hầu như nó vẫn còn xa lạ với người dân, nên nhu cầu tham gia thị trường của chúng ta chưa rõ ràng. Bên cạnh đó với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung còn rất chậm, nên ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Thu nhập thấp không có tích luỹ, chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, chứ không thể tính đến việc tích kiệm hay đầu tư CK. Có thể nói quy mô của TTCK phụ thuộc phần lớn vào công chúng đầu tư cả về phương tiện tài chính lẫn phương diện nhận thức, hiểu biết. Tóm lại, phải thừa nhận rằng, một nền kinh tế chậm phát triển còn chịu nhiều ảnh hưởng từ chế độ quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp là nhân tố chính khiến quy mô hoạt động của TTCK cũng như lượng các công ty niêm yết trong giai đoạn đầu chưa thể lớn mạnh được. + Phần lớn các công ty cổ phần còn chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Để nâng cao chất lượng hàng hoá cho TTCK nên trong Nghị định số 48/1998/NĐ-CP UBCKNN đã quyết định điều kiện chặt chẽ cho những công ty cổ phần muốn tham gia phát hành và niêm yết CK. Vì vậy để thoả mãn tất cả những tiêu chuẩn mà Nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định thì không phải là doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Phần lớn các công ty thành lập theo Luật doanh nghiệp 1999 đều có quy mô nhỏ, vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, chỉ có một số công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tín dụng là có vốn điều lệ lớn nhưng lại vướng vào khâu không có báo cáo tài chính trong hai năm liên tục gần nhất có xác nhận của tổ chức Kiểm toán được UBCKNN chấp nhận. Như vậy hiện tại nguồn cung cấp CK không phải do cổ phiếu phát hành mà chủ yếu trông cậy vào số lượng công ty được cổ phần hoá. Song tiến trình cổ phần hoá hiện nay cũng đang gặp phải những vướng mắc theo các nhà chuyên môn đánh giá thì cổ phần hoá DNNN chưa đảm bảo về quy mô và số lượng. Số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá hàng năm thường thấp hơn kế hoạch đề ra, hơn nữa chỉ có 10% trong số các doanh nghiệp cổ phần hoá có số vốn điều lệ 10 tỷ trở lên. + Số lượng các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết đã ít, nhiều doanh nghiệp trong số đó lại chưa muốn tham gia niêm yết. TTCKVN mới đi vào hoạt động gần hai năm nên nhận thức về TTCK cảu nhiều công ty cổ phần còn phiến diện, chủ quan thiếu đầy đủ, nên họ chưa thấy được lợi ích của việc niêm yết CK. Giao dịch trên TTCK đòi hỏi sự năng động, nhạy bén và có kinh nghiệm tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt nam làm ăn theo tâm lý “an phận “ chính vì vậy nhiều công ty tuy làm ăn có lãi có đủ điều kiện niêm yết nhưng họ lại không tham gia vì họ không dám mạo hiểm không muốn có bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế hoạt động ổn định của mình. Ngoài ra, do tình hình nền kinh tế nói chung và khung pháp lý cho TTCK hoạt động nói riêng còn chưa ổn định, nên các công ty cổ phần còn mang tâm lý do dự khi tham gia vào TTCK. Những công ty này sợ những rủi ro trên sàn giao dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả cũng như tình hình kinh doanh của họ. Không chỉ vậy, mức “công chúng hoá” kiến thức về CK và TTCK còn hạn chế; các công ty cổ phần chỉ mới hiểu TTCK trong giới hạn mua bán lãi lỗ mà chưa đủ kiến thức để phân tích chuyên môn. Vì lẽ đó, họ mang theo tâm lý trông đợi vào vận may khi tham gia TTCK. Một lý do nữa là khi tham gia vào TTCK các công ty cổ phần buộc phải chấp nhận việc khai thác thông tin, số liệu liên quan tới hoạt động kinh doanh, tài chính cảu doanh nghiệp mình... + Chỉ có duy nhất công ty cổ phần giấy Hải phòng (Hapaco) là công ty đầu tiên trong số 13 công ty phát hành mới cổ phiếu để huy động vốn. Vào thời diểm đầu năm 2002, Hapaco là tổ chức niêm yết đầu tiên được UBCKNN chính thức cấp giấy phép cho phép phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu mới để huy động vốn cho dự án mở rộng sản xuất. Đây là một trường hợp hy hữu, vì trước đó Hapaco đã được phải “chầy trật” làm thủ tục mất gần 4 tháng mới được UBCKNN phê duyệt và ra quyết định cấp giấy phép cho phép phát hành cổ phiếu. Cũng như Hapaco, Transimex cũng có kế hoạch phát hành 300.000 chiếm 13,63% lượng cổ phiếu đang lưu hành để huy động vốn thực hiện giai đoạn II của dự án xây dựng bến Xà lan 1000DWT. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ Transimex vẫn chưa nhận được văn bản nào cho phép hoặc không cho phép cua UBCKNN. Vì vậy sự kiện trên phát hành mới cổ phiếu để huy động thêm vốn dt6 kinh doanh sản xuất kinh doanh cuả hai công ty Hapaco và Transimex đã làm dấy lên hai nghịch lý: Một là: Hiện nay, TTCK đang thiếu hàng hoá, các công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu mới tạo thêm hàng cho TTCK nhưng lại không được các cơ quan quản lý phát hành cho phép. Hai là: Doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK lại khó phát hành thêm để huy động thêm vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh so với các công ty cổ phần nào chưa niêm yết lần đầu. Theo quy định hiện hành cổ phiếu chỉ cần đủ điều kiện quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan, đồng thời họ được Sở Kế hoạch - đầu tư thuộc tỉnh, thành phố hoặc các cơ quan chủ quản như Bộ, ngành phê duyệt phương án đầu tư là có thể được phát hành cổ phiếu. Nhưng đối với các công ty đã được niêm yết trên TTCK lại khác, ngoài các điều kiện quy định như trên, các công ty này còn phải đáp ứng các điều kiện tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP và phương án phát hành của họ phải được ít nhất hai cơ quan là: cơ quản chủ quản và UBCKNN phê duyệt và cấp giấy phép; trong khi các công ty cổ phần chưa niêm yết chỉ cần thông qua cơ quan chủ quản. Phải chăng, chính các nghịch lý này đã khiến cho Công ty cổ phần cơ điện lạnh(REE) hiện đang có cổ phiếu niêm yết trên TTGDCK không dám huy động thêm vốn thông qua TTCK dể thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghệ cao Sài gòn E-Town vì sợ gặp phải vấn đề trong khâu thủ tục giấy tờ mà phải đi vay gần 100 tỷ đồng của các Ngân hàng thương mại. Nói tóm lại, TTCKVN còn đang ở những bước đi đầu trong quá trình hoàn thiện và phát triển nên tình trạng thiếu hụt hàng hoá cũng là điều tất yếu. Càng đúng hơn khi quan hệ cung cầu CK lại gặp nhièu vấn đề bất cập. Cho nên để xây dựng một TTCK VN hoàn chỉnh, đồng bộ và có những văn bản Luật chính thức quy định thì phải có thời gian và chiến lược phù hợp. Hàng hoá cho thị trường đóng vai trò quan trọng, nhưng trong giai đoạn này vai trò điều tiết của nhà nước, cơ quan quản lý thị trường mang tính quyết định. Vì vậy trước mắt và trong thời gian tới, chúng ta phải làm sao đó những bước đi đúng hướng, những giải pháp có hiệu quả, những chính sách đúng đắn vừa có tính khoa học vừa mang tính thực tiễn để phát triển TTCK VN toàn diện nói chung và giải quyết vấn đề nghèo nàn về hàng hoá cho TTCK nói riêng. Chương III Chính sách và giải pháp tăng cường hàng hoá cho TTCK Việt Nam hiện nay. I - Giải pháp trước mắt: Thực tế là chúng ta đã và đang xây dựng TTCK trong điều kiện nền tảng cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn chỉnh, thiếu kiến thức kinh ngiệm đồng thời chưa đạt được độ tin cậy cao từ phía người đầu tư. Chính vì điều này đòi hỏi chúng ta cần phải vạch ra một hướng đi đúng và phù hợp cho việc phát triển TTCK hiện tại và lâu dài, mà hàng hoá cho TTCK Việt Nam là một vấn đề cần phải giải quyết. Thực trạng thiếu hàng hoá hiện nay đã gây nên sự bất ổn định trong giao dịch CK, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của thị trường. Vì thế phải kịp thời đưa ra những biện pháp có hiệu quả nhanh chóng để ổn thị trường, tăng cường hàng hoá. Cụ thể những giải pháp chủ yếu trước mắt cần phải xác định kỹ đó là: 1.1- Khuyến khích các DN phát hành và niêm yết CK: Về tổng thể, để TTCK Việt Nam hoạt động có hiệu quả cần sớm hoàn thiện đồng bộ hoá khung pháp lý mở ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, lành mạnh, đồng thời về lâu dài cần đưa ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích các DN tham gia phát hành và niêm yết CK vì trái phiếu và cổ phiếu được xác định là nguồn hàng chính cho TTCK Việt Nam. 1.1.1- Tuyên truyền: Là giải pháp đơn giản và thiết thực đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm tới, bởi lẽ số lượng CK - hàng hoá của thị trường lại phụ thuộc vào số lượng các công ty tham gia niêm yết phát hành trên thị trường. Thực tế ở Việt Nam cho thấy ngoài các công ty đã đủ điều kiện để niêm yết và niêm yết thành công trên SGDCK, thì còn một số DN tuy đã đủ điều kiện niêm yết song họ lại mang một tâm lý chần chừ như chờ đợi một thể chế tài chính mới. Do vậy, công tác tuyên truyền về lợi ích của việc niêm yết và phát hành CK là rất cần thiết. Có nhiều lý do cho việc phát hành cổ phiếu mới và niêm yết chúng trên thị trường đại chúng, nhưng suy cho cùng lợi ích chủ yếu cho các DN thu được từ việc phát hành niêm yết CK mới là: + Với việc phát hành mới CK và niêm yết chúng trên SGD CK sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động thêm vốn để tài trợ cho các cơ hội tăng trưởng. Số tiền huy động được từ các ngân hàng và các cổ đông tư nhân ban đầu của công ty chỉ có giới hạn nhất định vì vậy một số cổ đông hiện tại của DN sẽ có thể coi một đợt chào bán CK ra công chúng là một cơ hội để thiết lập giá trị cho các CK và đa dạng hoá phần sở hữu của mình. + Được niêm yết đồng nghĩa với việc các công ty đã trải qua một loạt quá trình xem xét và đánh giá nghiêm túc các tiêu chuẩn nhất định về quy mô, tình hình tài chính, kinh doanh cũng như khả năng quản trị điều hành công ty.Điều này vô cùng quan trọng đối với ảnh hưởng và vị thế của công ty. + Bên cạnh đó các DN sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế cũng như các chính sách tài chính khác khi tham gia niêm yết. + Doanh nghiệp sẽ không phải tốn thêm chi phí quảng cáo mà đơn giản tham gia qua niêm yết CK công chúng, nhà đầu tư sẽ tự tìm hiểu về DN khi họ bị hấp dẫn bởi CK của DN phát hành. 1.1.2- Đơn giản hóa các điều kiện phát hành phát và niêm yết CK: Song song với công tác tuyên truyền về lợi ích của việc niêm yết CK, chúng ta những nhà thực thi chính sách nên tìm cách đơn giản hoá các điều kiện phát hành và niêm yết CK cho phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay. Việc khuyến khích DN phát hành và niêm yết trước hết đã được thể hiện trong Nghị định số 48/1998/NĐ-CP thông qua việc quy định các tiêu chuẩn phát hành không quá khắt khe. Thực tế hiện nay, các tổ chức phát hành (trừ Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ) muốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng để được niêm yết trên TTCK tập trung cần phải đáp ứng các quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về CK và TTCK. Các điều kiện phát hành quy định tại Nghị định này so với tiêu chuẩn Quốc tế là chưa cao, tuy nhiên dựa vào tình hình Việt Nam hiện nay nhằm khuyến khích hơn nữa số lượng các DN phát hành hoặc niêm yết trong khi vẫn đảm bảo chất lượng theo điều kiện Việt Nam. Cụ thể là, theo quy định của Nghị định số 48/1998/NĐ-CP thì các DN có thể xin phép phát hành CK với số vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng, hoạt động có lãi trong hai năm gần nhất và có triển vọng phát triển. Ngoài quy mô quản trị tổ chức kinh doanh sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả thì tối thiểu 20% tổng số phát hành( đối với DN có số vốn dưới 100 tỷ đồng) và 15%( đối với DN có số vốn từ 100 tỷ đồng trở lên) phải bán cho tối thiểu một 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành cổ phiếu có thể chuyển nhượng được. Việc quy định như vậy là nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cổ phiếu phát hành có thể giao dịch trên Trung tâm giao dịch CK, giảm thiểu những DN ít vốn, hoạt động kém hiệu quả có thể gây rủi ro cho người đầu tư. Thêm vào đó để khuyến khích các DN Việt Nam niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch CK chúng ta chưa quy định thủ tục tiêu chuẩn niêm yết riêng, tách biệt với việc phát hành CK ra công chúng như ở các thị trường Quốc tế mà gắn việc cho phép phát hành ra công chúng với việc niêm yết CK là nghiễm nhiên. 1.1.3- Bảo vệ quyền lợi của công ty niêm yết trong vấn đề công khai hoá thông tin: Một trong các nguyên tắc của TTCK là các công ty niêm yết phải công bố thông tin thực hiện nghiêm túc công tác kế toán kiểm toán độc lập. Đây là một trong những lý do chính khiến một số DN tuy đã đáp ứng đủ mọi điều kiện tiêu chuẩn niêm yết nhưng vẫn chưa muốn ra niêm yết. Một số chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng của công ty niêm yết trong vấn đề công khai hoá thông tin là rất cần thiết trong lúc này, mang lại tâm lý an tâm cho các DN. Mô hình “ phễu thông tin” là một giải pháp giúp giải quyết được vấn đề này. Chúng ta có thể hiểu “phễu thông tin” là bộ lọc trong đó không phải mọi thông tin mà DN cung cấp cho Trung tâm giao dịch CK đều được đưa ra công khai cho công chúng. Đầu vào của phễu sẽ đảm bảo cho việc quản lý DN một cách có hiệu quả, còn các thông tin cung cấp cho công chúng đầu tư sẽ được chọn lọc trên cơ sở vừa đảm bảo tính công khai minh bạch vừa không làm phương hại đến lợi ích của công ty niêm yết. 1.1.4- Cần có chính sách tài chính ưu đãi đối với công ty niêm yết: Thường thì có những chính sách ưu đãi của Chính phủ sẽ là liều thuốc bổ khuyến khích thêm nhiều DN tham gia phát hành và niêm yết CK mới. Cụ thể là: + Cho phép các tổ chức tham gia phát hành có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tái đầu tư tài sản cố định nhanh hơn. + Chính phủ miễn thuế doanh thu từ 3-5 năm. + Cho phép các công ty niêm yết được thực hiện trả chậm thuế và trả thuế thành từng đợt. + Miễn giảm phí niêm yết hàng năm cho các công ty niêm yết từ 3- 5 năm và giảm các loại phí khác mà công ty niêm yết phải chịu như phí phát hành, phí lưu kì ... + Các công ty niêm yết được phép tính thêm tỷ lệ 20% vào tỷ lệ khấu hao thông thường để kịp thời thay thế thiết bị và hoàn vốn cho các khoản đầu tư. Kinh nghiệm của một số quốc gia như Hàn Quốc, Malaixia ... trong thời kỳ đầu thành lập TTCK, thì các chính sách ưu đãi đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa các công ty cổ phần ra niêm yết trên. Thị trường Tên nước Thời kỳ Thuế thu nhập DN của các công ty niêm yết so với các công ty không tham gia niêm yết 1 Indonesia 1978 Giảm từ 40-20% 2 Philippines Những năm 1970 Giảm khoảng 5% 3 Srilanka 1980 Giảm từ 40- 50% 4 Thái Lan Cuối những năm 1970 Giảm 10% 5 Brazil Những năm 1960- 1970 Giảm từ 30- 25% Nguồn: Cơ sở phát triển thị trường sơ cấp của Việt Nam- Vũ Thị Kim Liên 1.1.5- Đẩy mạnh quá trình CPH, nâng cao chất lượng DN CPH. Trong giai đoạn đầu ở Việt Nam, các cổ phiếu được niêm yết chủ yếu tại TTGDCK là các cổ phiếu của các DN CPH. Đây mới chính là nguồn hàng tiềm năng cho TTCK . Quá trình CPH cho đến nay đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên trong thời gian tới vẫn cần một số giải pháp cụ thể thúc đẩy quá trình CPH và nâng cao chất lượng DN CPH để tăng thêm số DN có khả năng và muốn ra niêm yết. Có thể tiến hành những biện pháp cụ thể sau: + Đề nghị Thủ tướng chính phủ tiếp tục giao chỉ tiêu CPH cho các Bộ, địa phương, Tổng công ty 91. Đưa ra kế hoạch và danh mục các DN CPH của từng ngành, địa phương phải đồng thời xác định các DN ra niêm yết trên TTGDCK, từ đó, gắn quá trình CPH với việc phát hành ra công chúng để niêm yết. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo và thường xuyên kiểm điểm tiến độ triển khai CPH. + Đào tạo kỹ năng,chuyên môn thực hiện CPH của các Bộ Nhà nước lẫn lãnh đạo DN. + Tiếp tục cải tiến quá trình CPH theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, trong đó tập trung một số vấn đề sau: - Cải tiến quy trình phương thức cải tiến DN, chẳng hạn bỏ hạn chế tối đa 30% đối với giá trị lợi thế vì như thế là tự hạ thấp giá trị DN trong trường hợp có nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài sẵn sãng trả giá cao hơn. - Quy định các DN phải công khai hóa việc bán cổ phần DN, ngoài ra cần quy địnhviệc công bố thông tin bắt buộc, đặc biệt là các DN có tối thiểu 20% vốn cổ phần bán cho người ngoài DN. - Xây dựng kế hoạch cơ cấu lại vốn và hoạt động cũng như tổ chức cho giai đoạn sau CPH nhằm tăng cường khả năng hoạt động có lãi của công ty. + Để gia tăng số lượng và chất lượng các DN CPH, cần có một số thay đổi trong chính sách CPH. Trước mẵt, cần cho phép các DNNN thuộc loại A được CPH. Đồng thời, phải tiêu chuẩn hoá việc CPH bằng cách xây dựng một “ba rem” rõ ràng các điều kiện CPH. Tạo lập một cơ sở dữ liệu tài chính của các DNNN để dễ dàng kiểm tra, lựa chọn. Nếu thấy DN nào đủ điều kiện CPH cần đưa vào danh sách CPH ngay. Đồng thời có chế độ ưu đãi đặc biệt với các DN CPH và người lao động của DN đó. + Triển khai CPH DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị quyêt Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã khẳng định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tính đến hết tháng 8 năm 2001 trên phạm vi cả nước đã có gần 2900 dự án đầu tư nứơc ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng kí trên 37 tỷ USD, trong đó có gần 1400 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với số vốn đã thực hiện gần 19 tỷ USD. Vì thế triển khai CPH DN có vốn đầu tư nước ngoài là một giải pháp mạnh dạn để gia tăng số lượng các công ty niêm yết trên TTGDCK. Để triển khai thành công, Chính phủ cần tập trung giải quyết một số công việc sau: - Tạo cơ sở pháp lý cho việc CPH DN liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. - Lựa chọn công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài để thí điểm CPH trên cơ sở bám sát các tiêu chuẩn niêm yết được quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP để đảm bảo cho việc các công ty liên doanh sau khi tiến hành CPH có thể tham gia niêm yết ngay tại TTGDCK. - Quy định cơ quan quản lý DN cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. 1.2- Khuyến khích các NHTM niêm yết cổ phiếu và huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu ngân hàng. Nguồn CK do các NHTM phát hành là rất lớn, hơn nữa hầu hết các ngân hàng là các chủ thể đã thoả mãn các tiêu chuẩn về vốn theo luậ định. Việc đưa CK của các NHTM ra niêm yết chỉ còn là vấn đề thủ tục, nếu có biện pháp tháo gỡ kịp thời thì TTCK sẽ có thêm một lượng hàng hoá dồi dào. Trong thời gian tới cần phải có các biện pháp khuyến khích các NHTM phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp vì trái phiêú ngân hàng là hình thức đã rất quen thuộc với người đầu tư tại Việt nam hiên nay và cũng đạt được một độ tin cậy nhất định từ phia nhà đầu tư. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho một số ngân hàng cổ phần đủ điều kiệnđược đăng ký lại để niêm yết.Cần xây dựng và chỉnh sửa một số văn bản sau: - Chỉnh sửa Quyết định 212/QĐ -NH1ngày 22/09/1991 của Thống đốc NHNN về thể lệ phát hành trái phiếu NHTM, Ngân hàng Phát triển và Đầu tư, đảm bảo các điều kiện cho trái phiếu Ngân hàng được chuẩn hoá để cổ phiếu thể đưa vào giao dịch tại TTGDCK. - Chỉnh sửa quyết định 275/QĐ - NH5 cho thống nhất với Nghị định số 48/1998/NĐ-CP , trong đó có một số nọi dung cần phải sửa như quy định việc chuyển nhượng phải được HĐQT xem xét, đồng thời chỉnh sửa các quy định về cổ phần, mệnh giá cổ phiếu cho thống nhất với nội dung Nghị định số 48/1998/NĐ-CP . Giữa NHNN và UBCKNN cần đưa ra một quy trình hướng dẫn chung để các NHTM có thể đưâ cổ phiếu vào giao dịch trên TTGDCK . - Sửa đổi điều lệ của các NHTM cổ phần choi phép chuyển nhượng cổ phiếu để các NH có thể đăng ký lại và niêm yết hoặc cho phép tăng vốn điều lệ để các NH phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng . 1.3- Tổ chức thị trường giao dịch CK chưa niêm yết. Sau hơn một năm TTCK Việt Nam đi vào hoạt động một hiện tượng khá nổi bật mọi người có thể nhận ra là số lượng CK có mặt trên thị trường thì không phải là ít nhưng CK được niêm yết thì lại quá nhỏ. Việc này dẫn đến tình trạng mua bán CK ngầm diễn ra rất sôi động, trong khi giao dịch trên thị trường chính thức thì lại rất khiêm tốn. Có quan điểm cho rằng nên hạ thấp tiêu chuẩn niêm yết để nhiều CK có đủ điều kiện tham gia thị trường chính thức, giải quyễt được tình trạng thiếu hàng hiện nay. Tuy nhiên, mục đích đặt ra ngay từ đầu khi xây dựng TTCK là TTCK phải vận hành an toàn, suôn sẻ và ổn định, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tạo cơ sở cho sự phát triển trong tương lai. Muốn vậy, những hàng hoá giao dịch trên TTGDCK phải là những hàng hoá có chất lượng cao của những DN hoạt động hiệu quả, lành mạnh, có uy tín. Do đó giữ nguyên điều kiện phát hành như hiện nay là cần thiết. Song để đáp ứng được nhu cầu đầu tư và giảm bớt đươc tình trạng thiếu hàng hoá, cần nhanh chóng thực hiện phương án giao dịch Bảng II đối với các CK chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết. Theo phương án này, cổ phiếu công ty vừa và nhỏ sẽ được giao dịch theo phương thức tập trung đấu lệnh tương tự như các công ty đủ tiêu chuẩn niêm yết. Việc tổ chức thị trường giao dịch Bảng II có tính khả thi cao vì đã sẵn có hệ thống giao dịch và kinh nghiệm và tổ chức đang áp dụng tại TTGDCK Tp HCM. Như vậy, cả về mặt thời gian và chi phí để cho ra đời thị trường giao dịch các loại CK chưa niêm yết là khá thích hợp với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam, mặt khác thu hẹp được hoạt động của thị trường tự do, bảo vệ được người đầu tư, làm ổn định và lành mạnh hoá TTCK Việt Nam nói chung. 1.4 Tăng cường cung ứng nguồn hàng TPCP và nâng cao tính hấp dẫn của loại hàng này. Qua kinh nghiệm thực tế của các thị trường trái phiếu sơ cấp các nước đang phát triển cho thấy các thị trường này phát triển mạnh nhờ vào nhu cầu phát hành trái phiếu của Chính phủ. Theo số liệu thống kê của một số nước đang phát triển như Hông Kông, Philipin, Trung Quốc.. cho thấy đến cuối năm 1993 thì TPCP chiếm 40% tổng số trái phiếu phát hành trên TTCK sơ cấp của các nước này. Như vậy, TPCP là một nguồn cung ứng rất quan trọng cho TTCK . Đối với Việt Nam, xuất phát từ thực tế việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu DN còn gặp nhiều hạn chế do chỉ có rất ít công ty cổ phần và CHP đủ tiêu chuẩn. Thêm nữa, còn nhiều công ty chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn phát hành hoặc thậm chí cũng có nhiều công ty đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn niêm yết và phát hành vẫn chưa tham gia TTCK. Trong khi đó nhu cầu huy động vốn của NSNN thông qua chính sách phát hành TPCP là rất lớn. Do vậy, ban đầu TPCP đã được xác định là hàng hoá chủ đạo cho TTCK tuy nhiên thực tế lại phản ánh ngược lại là TPCP vẫn chưa thực hiện được chức năng này. Để TPCP trở thành nguồn hàng hoá cho TTCK như ban đầu đã nhận định thì biện pháp cần thiết trước mắt là làm tăng tính thanh khoản cho mặt hàng này. - Về mặt chính sách, cần tiếp tục hoàn thiện các phương thức và cơ chế phát hành TPCP nhằm thu hút rộng rãi hơn nữa các nhà đầu tư trên TTCK. Đối với các phương thức bảo lãnh phát hành, cần phải xem xét lại giới hạn tỷ lệ nắm giữ trong danh mục đầu tư của tổ chức bảo lãnh phát hành và thời gian nắm giữ được phép yêu cầu bán lại số lượng vượt quá tỷ lệ cho phép, số lượng khách hàng tối thiểu tham gia mua TPCP. Có như vậy TPCP mới có thể được phân phối đến nhiều nhà đầu tư, tránh tình trạng tập trung vào một số ít các tổ chức tài chính – tín dụng lớn như hiện nay, và mục tiêu hoạt động bảo lãnh phát hành mới đạt được hiệu quả. - Về mặt lãi suất, do TPCP có lãi suất cố định trong thời gian khá dài nên rủi ro lãi suất khá cao, nên chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Do vậy cần nghiên cứu phát hành TPCP có lãi suất điều chỉnh theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên, do thực tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay chưa cao, NSNN không mấy cấp thiết và các NHTM đọng vốn lớn thì khả năng nâng lãi suất TPCP khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy, trước mắt cần tính tới việc phát hành các loại trái phiếu đầu tư công trình. Trái phiếu công trình sẽ làm đa dạng hoá các loại TPCP phát hành bằng hình thức đấu thầu thông qua TTGDCK. Hơn nữa, để tạo nên một đường cong lãi suất, cần lập chương trình kế hoạch phát hành TPCP có thời hạn khác nhau như 2, 3, 4 ,5,6, 7 và 10 năm xen kẽ trong tháng. Nhờ đó, các nhà đầu tư luôn có hàng hoá trên thị trường để đầu tư phù hợp với chiến lược đầu tư riêng của mình, và thị trường cũng luôn tồn tại mức lãi suất chuẩn để các công cụ đầu tư khác sử dụng tham chiếu. Ngoài ra, cũng cần đưa ra thời điểm hợp lý hơn khi phát hành TPCP thông qua hình thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành, sao cho hai hình thức đươc tổ chức không quá gần nhau, tránh tình trạng thu hút vốn giữa hai hình thức. Tóm lại, với thức trạng giao dịch TPCP như hiện nay, việc thực hiện các biện pháp trên đây là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, TPCP sẽ có khả năng trở thành một trong những hàng hoá chủ đạo trên TTGDCK, tạo thuận lợi cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. II - Giải pháp lâu dài : Với cơ sở những giải pháp trước mắt, chúng chỉ được áp dụng hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định,song về lâu dài, khi những yếu tố về kinh tế - chính trị- xã hội có sự biến đổi thì các giải pháp đó không còn hữu hiệu nữa. Do vậy, cần phải xây dựng nên một hệ thống các giải pháp mang tính lâu dài để TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển với lượng cung hàng hoá có đủ “chất” lẫn “lượng” 2.1- Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho TTCK: Khung pháp lý cho TTCK ở Việt Nam hiện tại còn nhiều vướng mắc. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về CK và TTCK hầu hết là các văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp. Các văn bản thiếu tính hệ thống, còn manh mún, chắp vá, thiếu tính đồng bộ mâu thuẫn chồng chéo giữa các quy định. Nhiều vấn đề thuộc về CK và các quan hệ trong TTCK chưa được pháp luật quy định, điều chỉnh. Hầu hết các quy định này được xây dựng trên cơ sở tham khảo, học tập kinh nghiệm luật pháp, kinh nghiệm tổ chưc TTCK của nước ngoài mà chưa được hoặc còn ít được kiểm nghiệm qua thực tiễn ở Việt Nam. Trước thực tế như vậy thì về lâu dài Pháp lệnh về CK và TTCK cũng chưa đầy đủ, chúng ta cần xây dựng Luật CK và TTCK. Với tính hiệu lực pháp lý cao, Luật CK sẽ giúp cho các nhà quản lý thị trường điều chỉnh được tất cả các vấn đề về CK và TTCK, đồng thời giải quyết được ngay những mâu thuẫn không phù hợp giữa các văn bản pháp lý về CK với các luật khác trong hệ thống pháp luật. Việc xây dựng Luật CK cần dựa trên cơ sở 4 căn cứ sau: + Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng khung pháp luật cho giai đoạn đầu phát triển TTCK là phải đảm bảo đáp ứng được tính linh hoạt, biến động của TTCK và được hoàn thiện dần từ thấp đến cao. Quốc hội khoá X đã đưa Luật CK vào chương trình xây dựng luật trong Nghị Quyết của Quốc hội khoá X. UBCKNN là cơ quan được giao làm đầu mối để tiến hành xây dựng Luật CK. + Tổng kết đánh giá kết quả thực thi pháp luật về CK và TTCK, tìm ra những ưu điểm để phát huy và những hạn chế cần được điều chỉnh, xây dựng Luật CK phù hợp thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng. + Đánh giá thực trạng khung pháp luật về kinh tế. Khi xây dựng Luật CK cần chú ý những mối quan hệ chung với các văn bản pháp luật khác để tạo ra sự thống nhất đồng bộ, phù hợp trong hệ thống pháp luật nói chung và trong hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. + Tham khảo kinh nghiệm xây dựng Luật CK ở một số nước. Những nội dung chính cần điều chỉnh trong Luật CK cần bao gồm những nội dung mang tính kế thừa và một số nội dung sửa đổi bổ sung. Trong đó, để phát triển hàng hoá cho TTCK về lâu dài, Luật CK cần mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các loại CK. Luật không chỉ điều chỉnh các loại CK được niêm yết trên TTCK tập trung mà còn điều chỉnh các loại CK giao dịch trên thị trường OTC. Mặt khác, cũng cần sửa đổi bổ sung các điều kiện để CK được niêm yết trên TTCK tập trung và những trường hợp CK bị huỷ bỏ niêm yết. Đồng thời để khuyến khích TTCK Việt Nam phát triển, nhanh chóng hội nhập với TTCK thế giới, Luật CK nên quy định việc phát hành CK để niêm yết trên TTCK nước ngoài và cho phép CK nước ngoài niêm yết tại TTCK Việt Nam. Ngoài ra, Luật CK cần đưa ra những quy định về thị trường OTC của Việt Nam. Việc thành lập thị trường OTC sẽ giúp cho các CK không đủ khả năng niêm yết trên TTCK tập trung có địa điểm giao dịch, kích thích yếu tố cung cầu, nâng cao khả năng thanh khoản của CK và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát hành khi muốn huy động vốn thông qua hình thức phát hành các loại CK này. 2.2 - Lành mạnh hoá môi trường tài chính- tiền tệ: Nói đến môi trường kinh tế vĩ mô, ta không thể tách rời khỏi môi trường tài chính -tiền tệ vì nó được coi là cơ sở hạ tầng, huyết mạch của nền kinh tế. Đặc biệt, môi trương tài chính -tiền tệ có một vai trò vô cùng quan trọng đối với TTCK vì nó chính là cái nồi của TTCK để có một môi trường tài chính ổn định, trước hết phải có một nền tài chính quốc gia lành mạnh. Tiếp theo cần phải có một đồng tiền ổn định thông qua sự điều tiết chính sách tiền tệ và lãi suất của NH Trung ương. 2.2.1 Về nền tài chính quốc gia: Trong những năm gần đây, việc giảm thâm hụt NSNN và giảm sự tài trợ thâm hụt thông qua nguồn tín dụng NH đã đánh dấu một bước chuyển biến tích cực trong chính sách quản lý tài chính quốc gia. Tuy nhiên, Nhà nước cần phải thực hiện các chính sách quản lý nợ chặt chẽ và hiệu quả hơn thông qua các chế độ tài chính thích hợp. Trước hết, Nhà nước cần chú trọng hơn đến việc cân đối thu chi NS, đảm bảo nguyên tắc chi tiêu NS dựa vào nguồn thu chủ yếu là thuế. Để đạt được điều này,chính sách thuế cần tiếp tục được cải tổ và hoàn thiện để tận thu hết các nguồn thuế cho NSNN, đồng thời phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của chính sách thuế, chú trọng hơn các vấn đề tác động của thuế tới tích luỹ và tiêu ding thông qua việc điều chỉnh giảm tỷ lệ điều tiết thu nhập công ty chuyển dần và mở rộng thuế thu nhập cá nhân. Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần điều chỉnh các mức thuế suất phù hợp cho từng giai đoạn phát triển cụ thể, đảm bảo có được một mức huy động hợp lý, cân đối trong mối quan hệ giữa khuyến khích tích luỹ đầu tư và tiêu dùng, giữa nguồn thu và chi của NSNN. Mặt khác, việc vay nợ để bổ sung cho thiếu hụt NS tạm thời cũng như thường xuyên cần được xác lập trên cơ sở kế hoạch NS hàng năm một cách chủ động, tăng cường việc đấu thầu, bán buôn qua bảo lãnh phát hành và đại lý để giảm chi phí vay và quản lý nợ, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ và TTCK phát triển. 2.2.2 Về chính sách tiền tệ: Nhà nước cần phải duy trì một chính sách tiền tệ quốc gia hợp lý, linh hoạt, nhằm giữ vững sức mua đồng tiền để tạo lòng tin cho công chúng yên tâm mua kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư vào cổ phiếu của các DN. Từ những năm trước đây, chính sách tiền tệ chủ yếu của NH Trung ương được thực hiện thông qua các công cụ kiểm soát trực tiếp như ấn định khung lãi suất tiền gửi, tiền vay của các NH, kiểm soát chính sách tín dụng của các NHTM và yêu cầu dự trữ bắt buộc. Gần đây, chính sách tiền tệ có một động thaí mới là mở thêm hình thức tái chiết khấu, bỏ quy định lãi suất tiền gửi và bắt đầu xây dựng thị trường mở, song việc sử dụng hình thức này còn rất hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Để thực hiện chính sách tiền tệ một cách hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, NH Trung ương nên chuyển hướng áp dụng chính sách tiền tệ theo xu hướng thị trường, tức là chuyển sang điều tiết lãi suất cơ bản, từng bước phát triển hoạt động thị trường mở chủ yếu là mua bán tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc. 2.2.3 Việc điều tiết lãi suất của NH Trung ương: Những biến động trong chính sách lãi suất của NHNN tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát hành trái phiếu, từ đó tác động dây chuyền đến giá cả cổ phiếu và cả thị trường nói chung. Lãi suất phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố rủi ro về lạm phát, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro khả năng thanh toán và rủi ro kỳ hạn. Vì vậy, NHNN nên điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với tỷ lệ lạm phát để có mức lãi suất thực không quá cao. Chính sách tín dụng của NHNN cũng đóng một vài trò quan trọng đối với sự phát triển của TTCK sơ cấp. DN thường huy động vốn thông qua vay nợ tín dụng hoặc phát hành CK trên TTCK. Để DN có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu thì chi phí cho việc phát hành phải thấp hơn chi phí vay vốn từ NH. Tương tự, người đầu tư cũng sẽ so sánh giữa hai hình thức là tiết kiệm và đầu tư CK. Nếu lãi suất của NH trả cho nguồn tiết kiệm cao, người tiết kiệm sẽ thích gửi tiền vào NH để hưởng lãi suất cao và rủi ro thấp, hơn là mua CK lãi suất thấp và ruỉ ro cao. Như vậy nhu cầu mua CK trên TTCK giảm kéo theo sự hạn chế trong việc phát hành và giao dịch CK. 2.3 Xây dựng và phát triển thị trường CK phái sinh. Trong một vài năm tới, chúng ta chỉ có thể cho phép các công ty cổ phần phát hành quyền mua cổ phiếu mới và chứng quyền. Muốn làm được điều này, trước mắt chúng ta nên có các văn bản pháp luật (cụ thể là bổ sung vào Luật doanh nghiệp) quy định và hướng dẫn về việc phát hành, việc mua cổ phiếu và chứng quyền của các công ty cổ phần. Điều này là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông cũ về những tổn thất họ có thể gặp phải nếu như họ không thực hiện quyền mua cổ phiếu của mình. Sau đó, UBCKNN sẽ có những quy định cụ thể những loại quyền mua cổ phiếu mới và chứng quyền nào được phép đưa vào giao dịch tại TTGDCK. Điều này không phải là khó do trong Nghị định số 48/1998/NĐ-CP đã có quy định CK bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại CK khác, cho nên vào thời điểm thích hợp khi đưa quyền mua cổ phiếu mới vàchứng quyền vào giao dịch atị TTGDCK thì UBCKNN chỉ quy định điều kiện và hướng dẫn thủ tục niêm yết tại TTGDCK. Cũng trong thời gian này, Chính phủ nên đưa các chuyên gia trong ngành CK cũng như các Bộ ngành liên quan đi học và nghiên cứu các thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ở một số nước có thị trường này phát triển như: Anh, Mỹ, Singapo nhằm chuẩn bị cho các văn bản pháp luật về giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên việc giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là rất phức tạp trong giai đoạn này chưa thể thực hiện được. Mà trước mắt chúng ta chỉ có thể ban hành những quy định về việc phát hành và giao dịch quyền mua cổ phiếu và chứng quyền, còn về việc giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn phải trong thời gian lâu dài nữa, có thể phải mất từ 10 đến 15 năm nữa, khi mà Luật về CK và TTCK đã được ban hành và TTCK VN cũng như TTGDCK đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả và đã có nhiều hàng hoá chất lượng cao được giao dịch tại TTGDCK. 2.4 Củng cố công tác Kế toán - Kiểm toán. Một trong những nguyên tắc của TTCK là phải hoạt động tuân theo hệ thống kế toán - kiểm toán chuẩn quốc tế. Mọi công ty đã đăng ký và có cổ phiếu niêm yết ở TTCK phải báo cáo định kỳ theo đúng tiêu chuẩn, và các báo cáo chỉ có giá trị khi đã có sự kiêm tra và xác nhận của cơ quan kiểm toán. Tất cả những tài liệu được kiểm toán công bố công khai sẽ làm chỗ dựa đáng tin cậy cho các thành viên tham gia thị trường và tạo niềm tin cho công chúng. Hoạt động trên là nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh “trong suốt như pha lê”. Vì vậy việc cần thực hiện trong thời gian tới là phải ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán - kiểm toán Việt Nam, đồng thời cần điều chỉnh các quy định về công bố thông tin trong Pháp lệnh Kế toán thống kê để phù hợp với các yêu cầu công bố thông tin của Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Để chuẩn bị hàng hoá có một chất lượng cao được đưa vào giao dịch trên TTCK tập trung, công việc kiểm toán các doanh nghiệp có đủ điều kiện phát hành và niêm yết là một việc làm hết sức cần thiết.Điều này đồng nghĩa với việc phải lựa chọn một đội ngũ kiểm toán độc lập có đủ uy tín và chất lượng để kiểm toán các tổ chức phát hành. Đối với công tác kiểm toán ở Việt Nam, cần sắp xếp lại các công ty kiểm toán theo mô hình tổ chức độc lập có qui mô đủ lớn để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình khi làm đối tác với các tổ chức phát hành. Về chất lượng kiểm toán, thực tế chưa có một cơ quan Nhà nước nào kiểm soát được chất lượng kiểm toán, và điều này đã gây khó khăn cho việc UBCKNN lựa chọn một số công ty kiểm toán có uy tín và hiệu quả hoạt động tốt để chấp thuận cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành. 2.5 Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức ra công chúng. Giải pháp cuối cùng không chỉ đơn thuần nhằm giải quyết vấn đề tăng cung hàng hoá mà còn thúc đẩy TTCK VN phát triển bền vững,lâu dài...là vấn đề đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và tuyên truyền phổ cập kiển thức CK và TTCK ra công chúng. Thực hiện giải pháp này bằng cách: + Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cho phù hợp nhằm tạo ra những cán bộ không chỉ giỏi về nghiệp vụ CK mà còn phải am hiểu các kiến thức về quản lý kinh tế, tài chính, tín dụng, luật pháp. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ là yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài đối với đất nước nói chung và ngành CK nói riêng. + Thực hiện tuyên truyền và phổ cập kiến thức về CK và TTCK ra cô chúng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện,tiêu chuẩn niêm yết CK mạnh dạn tham gia vào thị trường, giúp doanh nghiệp đó hiểu được lợi ích của việc niêm yết...Bên cạnh đó, nhờ công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức mà chúng ta có thể xác định được mối liên hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp phát hành, các nhà đầu tư, công chúng, để tiện lợi trong việc thu thập và xử lý thông tin 2 chiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc định hướng và thực hiện những chính sách đề ra. Kết Luận Trong thời gian qua TTCK VN thực sự đã trải qua nhiều bước thử thách thăng trầm : trong thời gian đầu giá cả tăng liên tục, chỉ số VN-Index đạt trên 500 điểm, mức cao chưa từng có, nhưng sau đó thị trường lại rơi vào giai đoạn suy giảm, sau đó lại phục hồi và gần đây lại có dấu hiệu tiếp tục giảm sút. Có thể nói, sự thăng trầm đó thể hiện được thực trạng về cơ bản là tình trạng thiếu hàng hoá, dẫn đến kết quả mối quan hệ cung cầu về CK trên thị trường luôn luôn ở trạng thái mất cân bằng nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài thích hợp dựa trên sự nghiên cưú sâu sắc về hàng hoá trên TTCK. Do đó bài khoá luận “Một số giải pháp nhằm tăng cung hàng hoá cho TTCK VN hiện nay” đã tập trung tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận về CK và TTCK đặc biệt là xem xét thực trạng của các loại hàng hoá, qua đó phác hoạ chi tiết bưc tranh tổng thể cuả TTCK VN, chú trọng tới những hạn chế, tồn tại của những đơn vị phát hành lẫn cơ quan quản lý phát hành trên TTCK VN. Dựa vào cơ sở đó bài khoá luận mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trước mắt cũng như những giải pháp lâu dài dể nhằm tạo hàng hoá cho TTCK cũng như thúc đẩy sự phát triển của TTCK, tạo tiền đề cho TTCK hoàn thiện đồng bộ thực hiện tốt được mục tiêu huy động triệt để mọi nguồn vốn phục vụ cho công việc phát triển đất nước . Vì vấn đề mà khoá luận đề cập là một vấn đề mang tính thời sự kinh tế - xã hội bức xúc được nhắc tới nhiều nên khía cạnh mà bài khoá luận chưa được cụ thể hoá và đó là nghiên cứu của các đề tài chi tiết mang tính chuyên sâu hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT36.DOC
Tài liệu liên quan