Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu

MỞ ĐẦU Sau hai mươi năm thực hiện cơ chế chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, kể từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội đã được cải thiện vượt bậc, tạo cho Việt Nam một bộ mặt với những thay đổi to lớn về diện mạo kinh tế mới trong mắt bạn bè quốc tế. Cùng với sự thay đổi về cơ chế chính sách như vậy, nền kinh tế nước nhà đã liên tục tăng trưởng qua các năm một cách ổn định và bền vững, tạo nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Từ những thành tựu đã đạt được Nhà nước ta đã không ngừng cải cách, đổi mới hệ thống Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững an ninh tài chính quốc gia, thúc đẩy hội nhập kinh tế, quốc tế. Song song với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng với tính chất là nội lực cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sự tồn tại và phát triển của một Nhà nước luôn luôn cần thiết phải có nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thường xuyên của những tổ chức, cơ quan đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước. Để đáp ứng nguồn kinh phí để đảm bảo cho các hoạt động như; Các cơ quan quản lý Nhà nước, quân đội, cảnh sát, sự ngiệp văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, đầu tư phát triển kinh tế đất nước thì Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu để bảo đảm, đó là nguồn thu từ các loại thuế và các nguồn khác. Tất cả quá trình thu nộp và sử dụng nguồn kinh phí đó của Nhà nước đều phải được phản ánh qua Ngân sách Nhà nước. Ngân sách huyện với tư cách là một bộ phận hữu cơ của Ngân sách Nhà nước cùng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống ngân sách Nhà nước. Nó có chức năng trung gian giữa cấp ngân sách Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh, thành phố và ngân sách cấp xã phường, thị trấn. Quản lý và phân phối lại nguồn tài chính của địa phương nhận từ ngân sách cấp trên hoặc từ nguồn thu được điều tiết theo quy định phát sinh trên địa bàn cho hoạt động của bộ máy quản lý cấp huyện và bổ sung cân đối cho hoạt động của cấp xã, phường, thị trấn. Ngân sách Nhà nước ta đã ra đời từ lâu, tuy nhiên nó chỉ được thể chế thành Luật năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 1997. Trong quá trình thực hiện đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, luật ngân sách Nhà nước đã được hoàn thiện. Tại kỳ họp thứ 2 khoá XI của Quốc hội nước ta, Luật ngân sách Nhà nước đã được sửa đổi nhằm để quản lý thống nhất nền Tài chính Quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tải sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Sau một thời gian nghiên cứu thực tập, thu thập các thông tin, kiến thức thực tế để bổ sung cho kiến thức đã học tại nhà trường, em đã nhận thấy rằng trước những đòi hỏi bức xúc về quản lý điều hành ngân sách Nhà nước nói chung và quản lý điều hành ngân sách cấp quận, huyện nói riêng, em xin mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề thực tập với nội dung “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu” Qua thực tiễn tại đơn vị phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên, em đã nhận thấy rõ được kiến thức về công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng. Em mong rằng một số ý kiến đề xuất của cá nhân em sẽ đóng góp phần nào nhỏ bé vào công tác quản lý điều hành ngân sách tại địa phương và luật Ngân sách Nhà nước. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Đỗ Hoàng Toàn cùng tập thể các đồng chí trong phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Mong rằng các bạn đọc đóng góp ý kiến tham gia những khiếm khuyết và thiếu xót trong đề tài này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang1 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 4 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4 1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước 4 2. Nội dung Ngân sách Nhà nước 4 3. Nguyên tắc của Ngân sách Nhà nước 6 4. Vai trò của Ngân sách Nhà nước 7 5. Chức năng của Ngân sách Nhà nước 9 6. Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam 10 7. Niên độ Ngân sách Nhà nước 10 8. Phân cấp Ngân sách Nhà nước 10 8.1. Nguyên tắc phân cấp Ngân sách 10 8.2. Nội dung phân cấp Ngân sách 10 II NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 10 1. Sự tồn tại khách quan của Ngân sách huyện 10 2. Vai trò Ngân sách huyện 11 3. Nhiệm vụ Ngân sách huyện 13 3.1. Về thu Ngân sách 13 3.1.1 Các nguồn thu Ngân sách địa phương hưởng 100% 13 3.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 14 3.1.3 Thu bổ sung cân đối Ngân sách 14 3.2 Về chi Ngân sách 14 3.2.1 Chi đầu tư phát triển 15 3.2.2 Chi thường xuyên 15 3.3.3 Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới 17 4. Nội dung quản lý Ngân sách huyên. 17 4.1 Lập dự toán Ngân sách huyện 17 4.1.1 Yêu cầu của việc lập dự toán 17 4.1.2 Căn cứ lập dự toán Ngân sách huyện 18 4.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong quá trình lập dự toán Ngân sách 20 4.1.4 Phân bổ, giao dự toán Ngân sách huyện 21 4.1.5 Điều chỉnh dự toán Ngân sách 22 4.2 Chấp hành Ngân sách huyện 22 4.3 Kế toán và Quyết toán Ngân sách 26 4.3.1 Tổ chức bộ máy Kế toán Ngân sách 27 4.3.2 Khoá sổ kế toán Ngân sách 27 4.3.3 Quyết toán Ngân sách 28 5. Sự cần thiết phải tăng cường Ngân sách Huyện Trong điều kiện hiện nay 29 5.1 Xuất phát từ điều kiện kinh tế nước ta 29 5.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý Ngân sách huyện trong thời gian qua 29 III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003 - 2006) 30 1. Tổng quan về đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý Ngân sách huyện Than Uyên 30 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Than Uyên 31 1.1.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp 33 1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 34 1.1.3 Giao thông, xây dung cơ sở hạ tầng 34 1.1.4 Công tác tài chính, tín dụng, thương mai, dịch vụ 35 1.1.5 Công tác Giáo dục - Đào tạo 36 1.1.6 Công tác dân số, gia đình, trẻ em 36 1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội 37 1.2 Khái quát tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên 37 2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyện trong thời gian qua (2003-2006) 41 2.1 Về công tác thu ngân sách trên địa bàn 42 2.2 Về công tác chi ngân sách trên địa bàn 43 2.3 Một số đánh giá chung về công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên trong những năm qua (2003-2006) 43 2.3.1 Trong công tác lập dự toán ngân sách 43 2.3.2 Chấp hành dự toán Ngân sách huyện 45 2.3.3 Kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước 53 CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN THAN UYÊN THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 55 I MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 55 1 Thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương 55 2 Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ 55 2.1 Khâu xây dung, lập dự toán Ngân sách phải chính xác, sát thực tế 55 2.2 Tăng cường công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước theo đúng luật Ngân sách Nhà nước 56 2.3 Tăng cường đôn đốc, rà soát các nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chi tiêu tại các đơn vị 59 2.4 Tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu 63 3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền 64 4. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ 64 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Ngân sách 65 II. KIẾN NGHỊ: 66 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

docx76 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
163,6 triệu đồng/7.770,0 triệu đồng đạt 156,5% Kế hoạch tỉnh giao/11.329,0 triệu đồng đạt 107,4% Kế hoạch Hội đồng nhân dân huyện giao. Năm 2004: + Thu ngân sách địa bàn: 9.542,9 triệu đồng/6.450 triệu đồng đạt 148% Kế hoạch tỉnh giao/8.028 triệu đồng đạt 118,9% Kế hoạch Hội đồng nhân dân huyện giao. Năm 2005: + Thu ngân sách địa bàn: 11.793,4 triệu đồng/7.095 triệu đồng đạt 166,2% Kế hoạch tỉnh giao/12.271 triệu đồng bằng 96,1% Kế hoạch Hội đồng nhân dân giao. Năm 2006: + Thu ngân sách địa bàn ước đạt: 11.966 triệu đồng/10.745 đạt 111.4% kế hoạch tỉnh giao. Từ năm 2003 đến nay các chỉ tiêu thu ngân sách địa bàn biến động chủ yếu là do các nguyên nhân như thu tiền sử dụng đất, thu khác ngân sách. Về thu khác ngân sách là do trên địa bàn có sự đầu tư của nhà nước cho nâng cấp quốc lộ 32 cho nên nguồn đền bù các công trình công cộng và công sở nộp vào ngân sách tăng đột biến. Tốc độ tăng trung trình trừ nguồn thu tiền sử dụng đất hàng năm tăng từ 12 - 15% năm. Cụ thể thu ngân sách trên địa bàn được thể hiện qua bảng số liệu sau: 2.2. Về Công tác chi ngân sách trên địa bàn. Trong những năm qua nhờ có sự tăng thu ngân sách trên địa bàn cùng với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn ngân sách của Trung ương và của tỉnh cho huyện, do vậy công tác chi ngân sách tại địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng chi tiêu thường xuyên được nâng lên. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo . . . thể hiện qua các năm như sau: Năm 2003: Chi ngân sách địa phương: 53.731,0 triệu đồng. Năm 2004: Chi ngân sách địa phương: 66.061,2 triệu đồng. Năm 2005: Chi ngân sách địa phương: 83.405,7 triệu đồng. Năm 2006: Chi ngân sách địa phương ước đạt: 101.381 triệu đồng. Qua số liệu cho thấy mức tăng chi năm sau so với năm trước có sự tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu là do có sự đầu tư cho các chương trình dự án của Trung ương cùng với việc cải cách tiền lương chung. 2.3. Một số đánh giá chung về công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên trong những năm qua (2003-2006) 2.3.1. Trong công tác lập dự toán ngân sách. Trong những năm qua hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức thụ hưởng ngân sách địa phương đã ý thức được tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách, trong đó đặc biệt là dự toán chi, vì huyện Than Uyên vẫn chưa tự cân đối được ngân sách, để đảm bảo được các khoản chi cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và chi thường xuyên vẫn chủ yếu vào trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. Từ năm 2002 Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và các văn bản hướng dẫn thực hiện được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002 phê chuẩn, huyện Than Uyên đã thực hiện được việc giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số đơn vị dự toán. Cụ thể, toàn huyện có 17 xã, thị trấn, 28 đơn vị dự toán, trong đó có 18 trường tiểu học, 23 trường THCS, còn lại là các cơ quan hành chính sự nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các đoàn thể, các tổ chức hội. Năm đầu thực hiện việc lập dự toán thu, chi ngân sách chi tiết, đầy đủ theo mục lục Ngân sách Nhà nước đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán đã không tránh khỏi lúng túng trong khi xây dựng dự toán. Nhưng đến nay công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị này đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm đã thuận lợi hơn. Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, địa phương; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lập dự toán ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn nhiệm vụ thu và định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan đơn vị trực thuộc ngân sách địa phương và Uỷ ban nhân dân cấp dưới, các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục Ngân sách Nhà nước và biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vào khoảng tháng 7 hàng năm. Để công tác quản lý ngân sách được tốt phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên đã làm tốt công tác lập dự toán ngân sách địa phương, cơ sở để xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên đã đảm bảo sát với thực tế và tính hợp lý của dự toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi cải tạo giống, cây con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi cho công tác xoá đói giảm nghèo. . .giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết. Hiện tại các đơn vị dự toán trong toàn huyện, khi lập dự toán đều trích 10% tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị (trừ các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) theo đúng chủ trương của Nhà nước, để bổ sung nguồn kinh phí tăng lương. Ngoài ra, còn đề ra khoản tiết kiệm 3% chi thường xuyên (không kể các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) nhằm tạo nguồn để đổi mới trang thiết bị. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tế bởi trong tổng chi ngân sách huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 65 - 70%. Để thực hiện việc tiết kiệm 13% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là phải giảm các khoản chi khác như: chi quản lý (chi vật tư văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, chi khác ngân sách . . .) như vậy điều này đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Huyện Than Uyên đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước sớm, thường là vào tháng 12 trước năm dự toán cho các đơn vị dự toán ngân sách điều này giúp cho các đơn vị chủ động trong việc triển khai công tác thu và nhiệm vụ chi một cách kịp thời ngày từ đầu năm. Riêng năm 2006 huyện đã tổ chức thực hiện theo nội dung hướng của Thông tư số 130/2005/NĐ-CP, giúp cho các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Việc thực hiện theo thông tư này đã đảm bảo gắn quyền lợi và trách nhiệm với nhau thì chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí mới có thể thực hiện có hiệu quả. 2.3.2. Chấp hành dự toán ngân sách huyện. Hàng năm, huyện Than Uyên đã tổ chức chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, các văn bản cụ thể hoá của tỉnh. Công tác quản lý điều hành ngân sách đã bám sát theo dự toán của Hội đồng nhân dân đã phê duyệt. Hàng năm huyện đã tranh thủ sự quan tâm tạo điều kiện của Trung ương và của tỉnh cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Do đó các chỉ tiêu thu, chi qua các năm đều đạt và vượt mức kế hoạch giao, cụ thể được thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu sau: TỔNG HỢP SỐ LIỆU THU NGÂN SÁCH Đơn vị tính: triệu đồng SỐ THỨ TỰ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Ước Thực hiện Năm 2006 Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % A Tổng thu Ngân sách Nhà nớc trên địa bàn 11,331.0 12,329.0 109% 8,028.0 9,542.9 119% 11,319.0 11,793.4 104% 9,898.0 10,014.0 101% I Thu nội địa 8,705.0 9,439.0 108% 5,965.0 7,193.0 121% 10,019.0 10,425.1 104% 8,598.0 8,709.0 101% 1 Thu từ Xí nghiệp quốc doanh địa phơng 690.0 889.7 129% 775.0 702.1 91% 800.0 854.0 107% 2 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 800.0 1,157.0 145% 1,390.0 1,717.7 124% 4,200.0 4,254.8 101% 5,300.0 5,212.0 98% 3 Lệ phí trớc bạ 39.0 54.0 138% 100.0 266.3 266% 100.0 106.0 106% 100.0 118.0 118% 4 Thuế Nhà đất 25.0 50.9 204% 40.0 47.7 119% 100.0 102.3 102% 110.0 135.0 123% 5 Thu phí, lệ phí 200.0 168.3 84% 150.0 160.7 107% 360.0 371.0 103% 500.0 650.0 130% 6 Thu tiền sử dụng đất 6,590.0 6,606.1 100% 2,800.0 2,964.9 106% 3,000.0 3,472.9 116% 1,500.0 1,500.0 100% 7 Thu tiền thuê măt đất, mặt nớc 100.0 106.1 106% 75.0 107.9 144% 110.0 27.0 25% 28.0 30.0 107% 8 Thu chuyển quyền sử dụng đất 31.0 33.2 107% 35.0 39.6 113% 60.0 61.3 102% 60.0 64.0 107% 9 Thu khác ngân sách 230.0 373.7 162% 600.0 1,186.1 198% 1,289.0 1,175.8 91% 1,000.0 1,000.0 100% II Thu để lại quản lý qua Ngân sách nhà nớc 2,626.0 2,890.0 110% 2,063.0 2,349.9 114% 1,300.0 1,368.3 105% 1,300.0 1,305.0 100% B Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên 42,032.0 42,032.0 100% 57,922.0 57,922.0 100% 73,193.0 73,193.0 100% 89,918.0 89,918.0 100% C Thu kết d ngân sách 32.4 32.4 100% 137.0 137.0 100% 1,157.0 1,157.0 100% 1,257.0 1,257.0 100% Phần thu ngân sách địa phơng đợc hởng 11,231.0 11,803.7 105% 7,953.0 9,159.2 115% 10,052.0 10,312.5 103% 8,613.0 10,529.0 122% Tổng cộng 53,295.4 53,868.1 101% 66,012.0 67,218.2 102% 84,402.0 84,662.5 100% 101,073.0 101,704.0 101% (Nguồn 2,3) BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHI NGÂN SÁCH Đơn vị tính: triệu đồng SỐ THỨ TỰ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Ước Thực hiện Năm 2006 Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % A Tổng chi cân đối ngân sách 51,758.0 51,384.9 99% 55,865.0 55,575.8 99% 62,989.0 62,764.0 100% 82,181.0 82,135.0 100% I Chi đầu t phát triển 6,700.0 6,696.3 100% 6,800.0 6,636.4 98% 3,700.0 3,601.5 97% 3,000.0 3,000.0 100% 1 Chi từ nguồn XDCB tập trung 3,800.0 3,703.4 97% 1,500.0 1,500.0 100% 2 Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 6,700.0 6,696.3 100% 3,000.0 2,933.0 98% 3,700.0 3,601.5 97% 1,500.0 1,500.0 100% II Chi thờng xuyên 45,058.0 44,688.6 99% 49,065.0 48,939.4 100% 59,289.0 59,162.5 100% 79,181.0 79,135.0 100% 1 Chi quốc phòng - An ninh 340.0 336.0 99% 445.0 442.1 99% 675.0 670.2 99% 426.0 426.0 100% 2 Chi sự nghịêp Giáo dục - Đào tạo 24,153.0 23,900.3 99% 27,413.0 27,412.4 100% 33,103.0 33,094.7 100% 47,860.0 47,857.0 100% 3 Chi sự nghiệp Y tế 3,250.0 3,241.3 100% 3,160.0 3,159.0 100% 4,100.0 4,039.4 99% 5,365.0 5,362.0 100% 4 Chi sự nghiệp văn hoá - Thông tin - TDTT 425.0 420.5 99% 435.0 431.4 99% 671.0 670.9 100% 950.0 950.0 100% 5 Chi phát thanh - Truyền hình 415.0 413.6 100% 475.0 473.0 100% 6 Chi đảm bảo xã hội 1,300.0 1,299.8 100% 1,245.0 1,240.3 100% 1,040.0 1,035.7 100% 970.0 969.0 100% 7 Chi sự nghiệp kinh tế 5,490.0 5,397.7 98% 4,282.0 4,250.1 99% 4,655.0 4,636.5 100% 7,390.0 7,362.0 100% - Chi nông nghiệp - Thuỷ lợi 230.0 224.6 98% 1,130.0 1,126.0 100% 1,175.0 1,173.8 100% 3,660.0 3,658.0 100% - Chi Sự nghiệp giao thông 360.0 356.4 99% 52.0 51.0 98% 260.0 259.5 100% 600.0 600.0 100% - Chi kiến thiết thị chính 3,500.0 3,429.6 98% 1,800.0 1,792.0 100% 2,520.0 2,511.5 100% 2,150.0 2,131.0 99% - Sự nghiệp kinh tế khác 1,400.0 1,387.1 99% 1,300.0 1,281.1 99% 700.0 691.7 99% 980.0 973.0 99% 8 Chi quản lý hành chính 9,425.0 9,422.0 100% 11,260.0 11,185.4 99% 14,790.0 14,761.2 100% 16,020.0 16,009.0 100% - Chi quản lý Nhà nớc 6,170.0 6,169.6 100% 7,100.0 7,033.6 99% 9,560.0 9,553.8 100% 10,370.0 10,366.0 100% - Chi Ngân sách Đảng 1,600.0 1,599.2 100% 2,290.0 2,285.7 100% 2,730.0 2,727.3 100% 2,950.0 2,950.0 100% - Chi khối đoàn thể 1,655.0 1,653.2 100% 1,870.0 1,866.1 100% 2,500.0 2,480.1 99% 2,700.0 2,693.0 100% 9 Chi khác ngân sách 260.0 257.4 99% 350.0 345.7 99% 255.0 253.9 100% 200.0 200.0 100% 10 Chi dự phòng ngân sách B Thu để lại quản lý qua Ngân sách nhà nớc 2,626.0 2,313.7 88% 2,000.0 1,876.3 94% 2,010.0 1,872.7 93% 2,150.0 1,849.0 86% C Chi chơng trình 135 1,700.0 1,678.4 99% 6,500.0 6,500.0 100% 5,500.0 5,500.0 100% D Chi chơng trình mục tiêu 6,780.0 6,793.7 100% 11,120.0 11,112.0 100% 10,640.0 10,640.0 100% E Chi kết d ngân sách 32.4 32.4 100% 137.0 137.0 100% 1,157.0 1,157.0 100% 1,257.0 1,257.0 100% Tổng cộng(A+B+C+D) 54,416.4 53,731.0 99% 66,482.0 66,061.2 99% 83,776.0 83,405.7 100% 101,728.0 101,381.0 100% (Nguồn 2,3) Qua bảng số liệu trên cho thấy trong những năm qua với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Than Uyên trong công tác thực hiện dự toán thu, chi ngân sách. Đặc biệt là thu ngân sách, với một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước. Nhưng qua kết quả thu chi ngân sách địa phương đã cho thấy số thu, chi Ngân sách Nhà nước hàng năm, năm sau đều cao hơn năm trước. Từ những thành quả đã đạt được như vậy là do Chính quyền địa phương đã nắm chắc các chủ trương chính sách của Đảng là ưu tiên đầu tư cho phát triển vùng sâu vùng xa, cùng với sự tập trung tranh thủ sự ưu tiên của cấp trên và phát huy tối đa nội lực của địa phương. Triển khai kịp thời các chính sách, chế độ của Nhà nước, hướng dẫn của cấp trên cho các ban ngành chuyên môn của huyện thực hiện. Mặc dù đã đạt được những kết quả như vậy, nhưng với một huyện vùng sâu, vùng xa cho nên nhận thức của một số cán bộ và nhân dân địa phương. Đặc biệt là cấp cơ sở xã, thị trấn còn thụ động trước kế hoạch ngân sách hàng năm mà cấp trên giao cho mình, không chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, còn nặng về trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên, chuyển biến trong nhận thức còn chậm, việc thực hiện các chủ trương đối mới chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được đúng mức. Từ những nhận thức như vậy cho nên công tác quản lý thu, chi ngân sách tại địa phương gặp không ít những khó khăn trong điều hành ngân sách, nguồn thu thường không được triển khai ngay từ đầu năm mà chủ yếu dồn vào các tháng cuối năm, việc này cũng kéo theo sự chậm trễ trong phân bổ chi ngân sách. Đặc biệt là trong năm 2006 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước, đó là việc triển khai thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và Thông tư số: 03/2006/TTLT-BTC-BNV, ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Thêm vào đó là do địa phương quản lý rộng, trình độ cán bộ kế toán một số đơn vị và cán bộ kế toán xã không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm, có nhiều cán bộ kế toán mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức qua những đợt tập huấn ngắn ngày, một số cán bộ còn đang đi học các lớp trung cấp kế toán, đại học tại chức, một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Mặt khác, cũng từ vấn đề con người, vấn đề trình độ mà thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt của tổ chức và các đơn vị dự toán thường bị chậm so với thời gian giao dự toán cho các đơn vị, thậm chí có năm đến khoảng 15 tháng 01 năm ngân sách dự toán mới được giao, dẫn tới số liệu dự toán thường không đảm bảo sát với thực tế và thời gian không đúng với qui định của Nhà nước. Như vậy, việc vô cùng quan trọng để có thể thu đúng, thu đủ, chi đúng theo quy định, đúng tiêu chuẩn, định mức thì công tác quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện phải được coi trọng và quan tâm đúng mức. Thu, chi đúng qui định của pháp luật, chính sách, chế độ, định mức, đảm bảo được duyệt trong dự toán đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, phải có những biện pháp cụ thể trong việc kiểm tra, giám sát. Đồng thời để chi đủ, kịp thời thì nhất thiết phải thực hiện đúng theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải chủ động khai thác tối đa nguồn thu trên địa bàn và phân phối các nguồn thu đó sao cho hiệu quả và hợp lý. Quá trình thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước của huyện nói chung và giai đoạn chuyển từ việc thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước cũ sang Luật Ngân sách Nhà nước mới nói riêng, việc chấp hành dự toán ngân sách huyện đã gặp không ít khó khăn vướng mắc. Nhìn chung trong khâu chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đã tương đối sát với dự toán được lập hàng năm. Về thu ngân sách trên địa bàn hầu hết các chỉ tỉêu thu đầu đạt và vượt mức kế hoạch tỉnh giao cũng như kế hoạch Hội đồng nhân dân huyện giao cụ thể là: + Năm 2003 Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 12.331/11.329 triệu đồng đạt 109% Kế hoạch. + Năm 2004 Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 9.542,9/8.028 triệu đồng đạt 119% Kế hoạch, giảm so với năm 2003 là do nguyên nhân chủ yếu giao giảm dự toán thu từ nguồn sử dụng đất, các chỉ tiêu khác đều tăng so với năm trước. + Năm 2005 Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 11.793,4/11.319 triệu đồng đạt 104% Kế hoạch, tăng so với năm 2004 là 23,6%. + Ước thực hiện thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt: 10.014/9.898 triệu đồng đạt 101% Kế hoạch, giảm so với năm 2005 là do giảm dự toán chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất, các chỉ tiêu khác đều vượt so với năm trước. Về chi ngân sách, do được sự quan tâm giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện cùng sự hướng dẫn của sở Tài chính, vì thế các chỉ tiêu chi ngân sách đã bám sát dự toán được duyệt, nội dung chi đã đảm bảo đúng theo qui định của Nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, gắn nhiệm vụ chi với hiệu quả công việc. 2.3.3 Kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước. Hàng năm phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác lập chứng từ, sổ sách, báo cáo quyết toán hàng quý nộp cho bộ phận chuyên môn của phòng thẩm tra theo quý. Nhờ công tác thẩm tra thường xuyên do vậy khâu kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước trên địa bàn qua các năm đã đảm bảo đúng quy định và thời gian cũng như các biểu mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Công tác kế toán, quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm đã cơ bản đáp ứng đúng theo luật Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên do một số kế toán đơn vị, kế toán ngân sách xã, thị trấn còn kiêm nhiệm, chưa qua lớp đào tạo chuyên ngành về kế toán, chi được tập huấn do phòng tổ chức vì thế trong khâu kế toán, quyết toán cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Song với tinh thần trách nhiệm, cán bộ công nhân viên phòng Tài chính - Kế hoạch đã thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời cho nên công tác này qua các năm đã dần đi vào nề nếp và đã thực hiện đảm bảo theo quy định của Nhà nước. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN THAN UYÊN THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 1. Khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phát huy nội lực, nâng cao năng lực của nền kinh tế quốc dân đủ sức hội nhập kinh tế thế giới thì cần có những chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, có những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã và đang được Đảng và Nhà nước coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt, vấn đề thực hiện quản lý tốt ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước nói chung và vấn đề tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước nói riêng, không thể không quan tâm tới việc khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách một cách ổn định, bền vững lâu dài và phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn. 2. Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ. 2.1 Khâu xây dựng, lập dự toán Ngân sách phải chính xác, sát thực tế. Công tác lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý Ngân sách, Do đó chất lượng công tác quản lý Ngân sách đều phụ thuộc vào khâu lập dự toán. Lập dự toán Ngân sách là việc lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các chỉ tiêu thu và các nội dung chi Ngân sách cho năm Ngân sách hàng năm, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu như (các loại thuế, phí, lệ phí, thu bổ sung . . .) và các nội dung chi như (chi đầu tư phát triển, thường xuyên,. . .) đều được thể hiện rõ nét. Đó là những yêu cầu cơ bản nhất mà khâu lập dự toán Ngân sách cần phải thực hiện được. Với tư cách là khâu đầu tiên, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước cũng như làm cho Ngân sách Nhà nước có tính ổn định, an toàn và hiệu quả. Thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng dự toán Ngân sách như vậy, Cấp chính quyền địa phương phải có các biện pháp cụ thể trong chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lên kế hoạch cụ thể cho Ngân sách. Xây dựng dự toán Ngân sách huyện phải ddược thực hiện sớm, cần phải xem xét kỹ lưỡng, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, tính thiếu chi phí cho các nhiệm vụ chi. Khi các trường hợp đó xảy ra sẽ làm cho công tác quản lý Ngân sách bị động. Uỷ ban nhân dân huyện, hàng năm căn cứ vào luật Ngân sách Nhà nước và các thông tư, văn bản hướng dẫn để giao số kiểm tra của huyện về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho các cơ quan, đơn vị, các xã thị trấn để các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tiến hành lập dự toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét, tổng hợp lập dự toán Ngân sách Nhà nước được đảm bảo sát thực tế, đúng quy định của Nhà nước. 2.2. Tăng cường công tác quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước. Để tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung, công tác quản lý Ngân sách huyện nói riêng theo đúng qui định của luật Ngân sách Nhà nước, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc Luật Ngân sách Nhà nước tới toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên. Đồng thời, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư số: 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP cùng một số Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến công tác quản lý Ngân sách Nhà nước mới ban hành. Đây là căn cứ quan trọng để quản lý Ngân sách huyện, vì vậy cần triển khai áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất trong phạm vi toàn huyện. Các tổ chức, các cơ quan, đơn vị dự toán của huyện trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các khâu: lập, chấp hành và kế toán, quyết toán Ngân sách. Uỷ ban nhân dân huyện ra Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách huyện cho các cơ quan, đơn vị thuộc huyện sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh, và Nghị quyết Hội đồng nhân dân trước ngày 31/12 năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được giao cho các cơ quan, đơn vị Uỷ ban nhân dân huyện phải báo cáo Hội đồng nhân dân huyên, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính về dự toán đã giao. Trong khi thực hiện dự toán Ngân sách huyện: Các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, các tổ chức được nhà nước hỗ trợ kinh phí phải tổ chức thực hiện dự toán đúng quy định của điều khoản về luật Ngân sách Nhà nước và các Nghị định, thông tư của Chính phủ hướng dẫn chấp hành dự toán ngân sách. Riêng đối với chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: Các nội dung chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước giao, trừ một số trường hợp đặc biệt. Phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. Các nội dung thanh toán đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền ký duyệt quyết định chi. Ngoài các điều kiện trên, trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa lớn Tài sản, trang thiết bị làm việc bằng nguồn vốn Ngân sách phải qua đấu thầu (hoặc chỉ thầu), thẩm định giá của cơ quan chuyên môn. Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên phải được phân bổ đều trong năm, các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý, tránh tình trạng thanh toán dồn vào một thời điểm gây khó khăn cho cân đối ngân sách địa phương. Quỹ Ngân sách Nhà nước chỉ được lập và quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thường xuyên của huyện cũng phải mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước huyện, chịu sự điều hành của Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước huyện trong quá trình thanh toán, sử dụng, quyết toán kinh phí. Về thực hiện Kế toán và quyết toán ngân sách huyện. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về: Chứng từ thu - chi Ngân sách. Mục lục ngân sách nhà nước. Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo Mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách. Các đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải đảm bảo thời gian và đúng biểu mẫu quy định của Luật ngân sách nhà nước. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm tra quyết toán thu, chi ngân sách các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn. Tổng hợp quyết toán Ngân sách địa phương, báo cáo gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét phê duyệt, sở Tài chính tỉnh, đồng thời trình Hội đồng Nhân dân huyện phê chuẩn. Sau khi Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, trong thời gian 05 ngày, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải gửi báo cáo quyết toán Ngân sách đến các cơ quan sau: + 01 bản gửi Hội đồng nhân dân huyện. + 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện. + 01 bản gửi Sở Tài chính. + 01 bản lưu tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước huyện Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân huyện. 2.3 Tăng cường đôn đốc, rà soát các nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chi tiêu tại các đơn vị. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bộ máy hoạt động của địa phương. trước hết phải thực hiện quản lý thu tốt các nguồn thu. Như vậy muốn có nguồn thu không ngừng được phát triển thì phải tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu. Trong các nguồn thu phát sinh trên địa bàn của Ngân sách huyện nói riêng và Ngân sách Nhà nước nói chung, chủ yếu thuế đóng vai trò chủ đạo. Do vậy Chi cục thuế phải thực hiện tốt các giải pháp như: Trước hết cần phải thường xuyên tuyên truyền sâu rộng các chế độ về thuế tới các hộ kinh doanh, doanh nghiệp và nhân dân. Có các chính sách về thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu ổn định, lâu dài cho Ngân sách vừa phải đầu tư nuôi dưỡng, phát triển mạnh mẽ các nguồn thu, vừa khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế . Tiếp đó phải bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp và của nhân dân, tập trung triển khai kịp thời các luật thuế mới bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời vào Ngân sách nhưng không được lạm thu đối với cơ sở sản xuất kinh doanh. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện công khai minh bạch công tác thu thuế. Làm tốt công tác vận động các hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự kê khai, tự nộp thuế. Có các biện pháp quản lý thu sát với thực tế, đúng với yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nước giao, gắn nhiệm vụ của địa phương với từng lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, bảo đảm quản lý, kiểm soát được toàn bộ các nguồn thu của Ngân sách theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, cử đi đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở. Coi trọng việc bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhất là cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải gương mẫu từ đó nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ tinh thông và toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ được giao. Tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức tinh gọn, có hiệu lực, hiệu quả, trong sạch vững mạnh, đi đôi với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Đối với nhiệm vụ giám sát các khoản chi. Trước hết cơ quan chuyên môn là phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải thường xuyên trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động chi tiêu của đơn vị, các xã, thị trấn hàng quý để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa các sai sót. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm quản lý giám sát chi Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, phải nâng cao vai trò kiểm soát chi qua Kho bạc. Đảm bảo các khoản chi qua kho bạc phải có trong dự toán, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải làm tốt các công tác sau: Tổ chức các hội nghị hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc. Công khai các nội dung kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước thực hiện đúng các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Thực hiện tuyên truyền các chủ trương và nội dung kiểm soát chi Ngân sách, góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc thực hiện các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Phải quán triệt quan điểm kiểm soát chi cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chi ngân sách. Ngân sách không chỉ riêng của Phòng tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước mà các cơ quan, đơn vị, các tổ chức các nhân nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý chi Ngân sách trong cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán các khoản chi Ngân sách. Ban hành đồng bộ, đầy đủ các định mức về chi tiêu Ngân sách. Nhân tố này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lý chi Ngân sách từ khâu duyệt, phân bổ dự toán cho đến thực hiện kiểm soát, thanh và quyết toán Ngân sách Nhà nước. Hướng dẫn các đơn vị, các xã, thị trấn chi ngân sách. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí về chi trả công tác phí, chế độ hội nghị đúng theo thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước. (9) Việc chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm không được vượt quá định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Việc chi tổ chức lê hội, kỷ niệm phải trong phạm vi dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện tốt công tác công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ quản lý tài chính. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thủ trưởng đơn vị dự toán ngân sách công bố công khai nội bộ đơn vị về dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng các hình thức như; thông báo bằng văn bản, niêm yết tại đơn vị, công bố trong hội nghị cán bộ công chức của đơn vị.(10) Việc mua sắm, trang thiết bị phương tiện, thiết bị làm việc tại cơ quan, tổ chức phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ theo qui định do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành; Không được mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị làm việc sai đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo qui định của pháp luật về đấu thầu. (7) Về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng phương tiện, thiết bị đúng mục đích, nghiêm cấm sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng vào việc riêng, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phương tiện, thiết bị làm việc không cần sử dụng hoặc không còn sử dụng bằng các hình thức như điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy định của pháp luật. (7) Về sử dụng phương tiện thông tin liên lạc phải liên lạc tại trụ sở làm việc phải theo yêu cầu công việc, không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phương tiện thông tin liên lạc tại trụ sở làm việc chỉ sử dụng vào mục đích công vụ. Về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong cấp, thanh toán quyết toán vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng tiến độ, trong phạm vi tổng dự toán, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt, việc thanh toán vốn đầu tư phải đúng khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn và thẩm tra quyết toán công trình phải đúng qui định về quản lý vốn đầu tư. Đặc biệt không được ứng trước vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dự án. 2.4 Tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nụôi dưỡng nguồn thu. Để có nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu. Muốn vậy cần phải triệt để khai thác các nguồn thu sẵn có và quản lý chặt chẽ nguồn thu cho ngân sách huyện. Để phát triển nguồn thu cho ngân sách, ngoài việc tận dụng khai thác những tiềm năng vốn có, cấp chính quyền địa phương còn phải có các giải pháp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu một cách ổn định, bền vững thì phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã, mạng lưới chợ nông thôn, bến bãi, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, giành một phần vốn ngân sách cho đầu tư khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nói chung các cấp, các ngành của địa phương cần phải đề cao công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí, xem công tác này không chỉ là của riêng ngành thuế mà là của chung toàn xã hội. Việc phối hợp giữa các cơ quan thu, chính quyền cơ sở và nhân dân là hết sức quan trọng nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách huyện. 3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Chính quyền. Đối cấp tỉnh: cần có biện pháp để củng cố và tổ chức phòng quản lý ngân sách, bộ phận quản lý ngân sách huyện, xã phải đủ mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, phương tiện, điều kiệm làm việc và lực lượng đủ sức tham mưu giúp Sở Tài chính tỉnh tổ chức quản lý ngân sách huyện theo luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản, chính sách, chế độ quy định của Trung Ương và địa phương kịp thời, có hiệu quả. Tổng hợp quyết toán ngân sách huyện của toàn tỉnh chính xác, kịp thời gửi Bộ Tài chính. Đối với cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn, từng bộ phận phải đảm nhận công việc hướng dẫn, kiểm tra mọi hoạt động thu, chi của các đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo đúng luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của cấp trên. Thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình thu, chi ngân sách của các đơn vị, các xã, thị trấn trong toàn huyện. Tổng hợp báo cáo theo quy định, qua thực tế để Uỷ ban nhân dân huyện huyện chỉ đạo kịp thời công tác quản lý Ngân sách sát với điều kiện thực tế của địa phương. Đối với cấp xã: Cán bộ tài chính kế toán xã, thị trấn có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện quản lý tài chính và ngân sách xã theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan cấp trên. 4. Tăng cường Công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ làm công tác tài chính, kế toán của huyện được xem là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước địa phương. Để quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ huyện đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng. Đội ngũ cán bộ phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, trong sạch, tận tụy phục vụ, thực sự là cầu nối giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước. Muốn có được đội ngũ cán bộ như vậy thì cần phải đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ huyện trên cơ sở xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp huyện trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ huyện cần phải tiến hành đồng bộ cả về xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ. 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách. Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đang được ứng dụng tại hầu hết mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện rõ vai trò là công cụ đắc lực của mình. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Ngân sách là hết sức cần thiết. Hiện nay hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý Ngân sách và đã đem lại hiệu quả cao. Huyện Than Uyên là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh, vì vậy để công tác quản lý Ngân sách Nhà nước cần trang bị máy móc, thiết bị tin học, phần mềm quản lý chuyên dùng và phần mềm kế toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách, đồng thời đi đôi với việc trang bị máy móc, thiết bị cần phải tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác này về chuyên môn, cùng kiến thức cơ bản. Trong thời gian tới, cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho các đơn vị của huyện để phục vụ công tác quản lý thu, chi ngày càng có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. II. KIẾN NGHỊ: Từ thực trạng công tác quản lý Ngân sách Nhà nước của huyện Than Uyên trong thời gian qua, để công tác quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý Ngân sách địa phương của huyện đạt được hiệu quả cao hơn, em xin mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau: Cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương. Đặc biệt là ngành Tài chính cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý Ngân sách huyện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Linh hoạt trong quản lý Ngân sách địa phương để phù hợp với điều kiện của huyện, nâng cao sự phối hợp của các cơ quan, thống nhất của cấp Uỷ và bộ máy Chính quyền. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn, Quán triệt thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và các quy định về luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cấp trên chỉ dừng lại ở việc giao kế hoạch thu, chi, phân định nhiệm vụ, quyền hạn, nguồn thu, nhiệm vụ chi, xác định định mức bổ sung. Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành kế toán tại các đơn vị của huyện. Để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý Ngân sách Nhà nước trong tình hình mới, huyện cần có chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với sinh viên của huyện nhà, và một số nơi khác khi đã tốt nghiệp các trường chuyên ngành Tài chính Kế toán đến địa phương công tác. Thực hiện tốt quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành “Qui chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”. Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý từng cán bộ, viên chức và phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan. công tác tự kiểm tra phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, cần có biện pháp tuyên truyền để mọi người đều có trách nhiệm tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán. Những kết luận của công tác tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, tuỳ hình thức kiểm tra để có kết luận phù hợp. Trong mỗi đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra bộ phận kiểm tra phải báo cáo kiểm tra, trong báo cáo phải nêu ra những tồn tại và kiến nghị giải pháp khắc phục. (6) Thực hiện tốt công tác Công khai Ngân sách theo quyết định số 192/204/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp Ngân sách Nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, các Doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ có nguồn từ Ngân sách Nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của Nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra tài chính. Công tác thanh tra tài chính phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra Tài chính phải được thực hiện ở tất cả các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý sai phạm. Như vậy muốn có đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm toán Nhà nước thì cần phải xây dựng các công ty kiểm toán một cách độc lập, có chế độ ưu đãi cụ thể để trách những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra. KẾT LUẬN: Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách huyện theo Luật Ngân sách Nhà nước là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động thu, chi tài chính Ngân sách diễn ra được quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với các đơn vị và các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, ngành tài chính. Nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách huyện Than Uyên là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không những khó khăn, vướng mắc, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cấp, nghành. Đặc biệt mỗi cán bộ quản lý Ngân sách Nhà nước phải không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức của mình cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp Uỷ, chính quyền địa phương và các cơ chế chính sách phù hợp. Nói chung, nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nước không chỉ riêng ở cấp huyện mà phải được thực hiện ở tất cả các cấp, nhằm phát huy tối đa nguồn lực Tài chính quốc gia, góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển đáng kể, vai trò của Ngân sách Nhà nước được thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý ngân sách huyện vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức, trong chỉ đạo điều hành và công tác hoàn thiện cơ chế chính sách. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải phối kết hợp tìm ra những giải pháp cùng nhau khắc phục, đưa công tác quản lý Ngân sách huyện đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách huyện, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Thông qua chuyên đề: “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu”, em muốn nêu những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân, trong công tác quản lý chi ngân sách huyện, đồng thời trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách huyện. Tuy nhiên với khả năng trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý, nhận xét để chuyên đề được hoàn thiện hơn, với mong muốn góp phần nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu./. Than Uyên, ngày 07 tháng 01 năm 2007 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN THAN UYÊN Nguyễn Thế Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo báo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Than uyên các năm 2003, 2004,2005, 2006. (1) 2. Báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên năm 2003,2004,2005. (2) 3. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách 10 tháng và ước thực hiện Ngân sách năm 2006. (3) 4. Luật ngân sách Nhà nước năm 2002, Nhà xuất bản Tài chính tháng 07 năm 2003. (4). 5. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính tháng 07 năm 2003. (5) 6. Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành “Qui chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”. (6) 7. Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. (7) 8. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/QĐ-CP của chính phủ Nhà xuất bản Tài chính tháng 07 năm 2003. (8) 9. Thông tư số118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước. (9) 10. Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán Ngân sách và các tổ chức được Ngân sách nhà nước hỗ trợ. (10) MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang1 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 4 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4 1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước 4 2. Nội dung Ngân sách Nhà nước 4 3. Nguyên tắc của Ngân sách Nhà nước 6 4. Vai trò của Ngân sách Nhà nước 7 5. Chức năng của Ngân sách Nhà nước 9 6. Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam 10 7. Niên độ Ngân sách Nhà nước 10 8. Phân cấp Ngân sách Nhà nước 10 8.1. Nguyên tắc phân cấp Ngân sách 10 8.2. Nội dung phân cấp Ngân sách 10 II NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 10 1. Sự tồn tại khách quan của Ngân sách huyện 10 2. Vai trò Ngân sách huyện 11 3. Nhiệm vụ Ngân sách huyện 13 3.1. Về thu Ngân sách 13 3.1.1 Các nguồn thu Ngân sách địa phương hưởng 100% 13 3.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 14 3.1.3 Thu bổ sung cân đối Ngân sách 14 3.2 Về chi Ngân sách 14 3.2.1 Chi đầu tư phát triển 15 3.2.2 Chi thường xuyên 15 3.3.3 Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới 17 4. Nội dung quản lý Ngân sách huyên. 17 4.1 Lập dự toán Ngân sách huyện 17 4.1.1 Yêu cầu của việc lập dự toán 17 4.1.2 Căn cứ lập dự toán Ngân sách huyện 18 4.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong quá trình lập dự toán Ngân sách 20 4.1.4 Phân bổ, giao dự toán Ngân sách huyện 21 4.1.5 Điều chỉnh dự toán Ngân sách 22 4.2 Chấp hành Ngân sách huyện 22 4.3 Kế toán và Quyết toán Ngân sách 26 4.3.1 Tổ chức bộ máy Kế toán Ngân sách 27 4.3.2 Khoá sổ kế toán Ngân sách 27 4.3.3 Quyết toán Ngân sách 28 5. Sự cần thiết phải tăng cường Ngân sách Huyện Trong điều kiện hiện nay 29 5.1 Xuất phát từ điều kiện kinh tế nước ta 29 5.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý Ngân sách huyện trong thời gian qua 29 III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003 - 2006) 30 1. Tổng quan về đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý Ngân sách huyện Than Uyên 30 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Than Uyên 31 1.1.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp 33 1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 34 1.1.3 Giao thông, xây dung cơ sở hạ tầng 34 1.1.4 Công tác tài chính, tín dụng, thương mai, dịch vụ 35 1.1.5 Công tác Giáo dục - Đào tạo 36 1.1.6 Công tác dân số, gia đình, trẻ em 36 1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội 37 1.2 Khái quát tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên 37 2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyện trong thời gian qua (2003-2006) 41 2.1 Về công tác thu ngân sách trên địa bàn 42 2.2 Về công tác chi ngân sách trên địa bàn 43 2.3 Một số đánh giá chung về công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên trong những năm qua (2003-2006) 43 2.3.1 Trong công tác lập dự toán ngân sách 43 2.3.2 Chấp hành dự toán Ngân sách huyện 45 2.3.3 Kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước 53 CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN THAN UYÊN THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 55 I MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 55 1 Thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương 55 2 Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ 55 2.1 Khâu xây dung, lập dự toán Ngân sách phải chính xác, sát thực tế 55 2.2 Tăng cường công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước theo đúng luật Ngân sách Nhà nước 56 2.3 Tăng cường đôn đốc, rà soát các nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chi tiêu tại các đơn vị 59 2.4 Tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu 63 3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền 64 4. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ 64 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Ngân sách 65 II. KIẾN NGHỊ: 66 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT1142.docx
Tài liệu liên quan