PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vận tải đặc biệt là vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nó đảm bảo sự luân chuyển hàng hóa, thông thương với các bạn bè năm châu và có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành vận tải quốc tế trong nước.Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều tiên quyết để thương mại quốc tế ra đời và phát triển.
Nhưng nhắc đến hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với hơn 3000km bờ biển cùng với rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự bước phát triển đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế , kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng cao.
Có thể nói ngành giao nhận nói chung hay giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng đã có một bề dày lịch sử và khẳng định của mình trong sự phát triển kinh tế thế giới. Là một công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu THIÊN NHÂN đã và đang từng bước khẳng định sự tồn tại của mình bằng sự tín nhiệm của khách hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt này.Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thực tế để thúc đẩy hiệu qua hoạt động hơn nữa. Đó là lý do em chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu THIÊN NHÂN “ với mong muốn nâng cao kiến thức bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty cũng như sự phát triển của loại hình kinh doanh dịch vụ này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam nói chung và tại công ty THHH thương mại dịch vụ XNK Thiên Nhân nói riêng để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và thu thập thông tin số liệu, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếi thực tiễn.
4. Đóng góp của đề tài
- Cung cấp một cái nhìn tổn quát về hoạt động giao nhận hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại Việt Nam
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân.
- Đưa ra một số kiến nghị cụ thể phù hợp với thực tiễn của hoạt động giao nhận và một số giải pháp phát triển dịch vụ tại công ty Thiên Nhân.
5. Kết cấu và nội dung của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân.
Chương 3: Các giải pháp phát triển dịch vu giao nhận vận tải biển tại công ty Thiên Nhân.
Do tính phức tạp của đề tài, những hạn chế của bản thân và thời gian có hạn, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiết sót cả về nội dung lẫn hình thức em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo-TS Trần Thị Trang, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài viết khoá luận này.
Sinh viên: Lê Minh Khánh
54 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Thiên Nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5501
31,19
Nông sản
3776
25,87
4389
26,19
4478
25,39
Máy móc thiết bị
2348
16,09
2946
17,58
3441
19,51
Linh kiện điện tử
2466
16,90
2242
13,38
2442
13,85
Các mặt hàng khác
1173
8,02
1592
9,48
1776
10,06
Tổng
14597
100,00
16762
100,00
17638
100,00
Nguồn:Báo cáo nghiệp vụ phòng giao nhận đường biển
Hàng dệt may là một trong những mặt hàng thế mạnh của công ty, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu mặt hàng giao nhận (khoảng 1/3). Chúng ta đều biết trong những năm gần đây, mặt hàng này cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó đem lại không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước mà còn đóng góp vào doanh thu của các công ty giao nhận vận tải. Tuy nhiên, do việc kiểm soát và cấp hạn ngạch xuất khẩu còn hạn chế nên tỷ trọng giao nhận mặt hàng này của công ty trong thời gian gần đây có phần giảm sút.
Bù lại trong hai, ba năm trở lại đây, công ty ký được nhiều hợp đồng ủy thác giao nhận các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, thiết bị y tế. Những loại mặt hàng này đem về doanh thu cao do tính chất phức tạp trong việc giao nhận nên tỷ trọng loại hàng này có xu hướng tăng lên. Các mặt hàng nông sản như gạo, chè, cafê luôn giữ vị trí ổn định. Ngoài ra những mặt hàng khác tuy không đều nhưng tổng đóng góp cũng tăng lên cùng với việc mở rộng quan hệ bạn hàng của công ty.
* Sản lượng giao nhận.
Tại công ty Thiên Nhân, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển luôn chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng giao nhận hàng hóa. Hàng năm, khối lượng hàng mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng 80-90 ngàn tấn, với tốc độ tăng bình quân khá cao, khoảng 12%/năm. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, khối lượng hàng giao nhận đường biển của công ty như sau:
Bảng 2.4: Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường của công ty
Đơn vị: Tấn
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
SLGN đường biển
84596
75965
83280
98497
96769
S SLGN toàn công ty
114824
98927
107822
119891
124364
Tỷ trọng (%)(SL/S SL)
73,67
76,78
77,24
82,16
77,81
Chỉ số phát triển (%)
89,80
109,63
118,27
98,25
Nguồn: Phòng giao nhận vận tải- công ty Thiên Nhân
Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm gần đây, sản lượng giao nhận năm 2008 đạt mức cao nhất, lên đến gần 100 ngàn tấn, tăng gần 20% so với năm 2007. Đến năm 2009 vẫn duy trì được khối lượng này và xu hướng năm 2010 sẽ vẫn tiếp tục phát triển ( ước tính 2010 là trên 100 ngàn tấn). Con số này tuy tăng không đều nhưng ở mức cao cho thấy công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn và có được sự tin tưởng của khách hàng.
So với tổng sản lượng giao nhận của công ty thì sản lượng giao nhận đường biển luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% và có xu hướng tăng lên. Sở dĩ tỷ trọng lớn như vậy không chỉ vì giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có nhiều ưu điểm mà còn vì đây là hoạt động thế mạnh của công ty trong nhiều năm qua.
Ta có thể thấy tuy năm 2006 là một năm đầy khó khăn đối với công ty vì vào năm này công ty gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty khác làm sản lượng giao nhận nói chung sụt giảm nhưng tỷ trọng đường biển vẫn tăng lên khá cao, 76,78% từ 73,67% vào năm 2005.
Đặc biệt năm 2008, con số này tăng lên đến 82,16% đạt mức cao nhất trong thời gian gần đây, đó cũng là do công ty không ngừng lỗ lực phát triển đối mới quy trình giao nhận cũng như nghiệp vụ cho các nhân viên.Năm 2008 là năm mà công ty có lượng khách hàng tìm đến rất cao, điều đó cho thấy công ty đang dần có được sự ủng hộ và sự tín nhiệm của khách hàng.
Có thể nói, xét về mặt sản lượng giao nhận, công ty đã đạt được kết quả khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số này có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận lại là giá trị giao nhận vì nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi tiến hành giao nhận một lô hàng cho khách hàng của mình. Vì vậy phần tiếp theo sau đây sẽ cho ta thấy rõ hơn khía cạnh này.
2.2.4.3. Giá trị giao nhận.
Như trên đã nói giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Ở công ty Thiên Nhân, giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển đạt mức cao và tăng đều qua các năm.Trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty tới 15 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành cônh chung của toàn công ty.
Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế tại Thiên Nhân
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
GTGN đường biển
14597
14625
16762
15963
17638
SGTGN toàn công ty
23079
22520
25476
22361
26235
Tỷ trọng (%)(GT/S GT)
63,25
64,94
65,79
71,38
67,23
Chỉ số phát triển (%)
100,20
114,61
95,23
110,50
Nguồn: Phòng giao nhận vận tải- Công ty Thiên Nhân
Bảng trên cho thấy mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, song thu nhập từ hoạt động này vẫn luôn chiếm phần chủ yếu trong các phương thức giao nhận hàng hóa, trung bình khoảng 64%. Đặc biệt năm 2008 lên tới 71,38% đạt tỹ trọng cao nhất trong các năm.
Chúng ta có thể thấy một điều, trong hoạt động giao nhận vận tải biển, dù sản lượng giao nhận chiếm lên tới 70% nhưng giá trị giao nhận chỉ chiếm 60%. Điều này có thể dễ dàng lý giải là do tiền cước, phí giao nhận một đơn vị hàng hóa (MT) trong vận tải biển rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác trong khi năng lưc vận chuyển lại rất lớn. Qua đó chúng ta thấy rằng con số tỷ trọng giá trị giao nhận trung bình 64% đã có thể coi là rất thành công, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Giá trị giao nhận đường biển của công ty ở mức cao, xu hướng là tăng lên và tương đối đồng đều qua các năm. Năm 2008 tuy giá trị tuyệt đối của hoạt động này giảm nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên cho thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn, giao nhận vận tải biển vẫn đã, đang và sẽ là hoạt động chủ lực của công ty.
Mục tiêu của công ty năm 2010 ở dịch vụ này là đạt 25tỷ VNĐ doanh thu. Mục tiêu này là có cơ sở nếu nhìn vào xu hướng phát triển của công ty.
Biểu đồ 2.2: Giá trị giao nhận của công ty
Thêm vào đó, bối cảnh chung của thị trường xuất nhập khẩu trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,15 tỷ USD, nhập khẩu đạt khoảng 6,5 tỷ USD, chưa kể tháng 7 và 3 tháng cuối năm thường là những tháng có nhu cầu vận chuyển đạt mức cao. Từ đó có cơ sở tin tưởng rằng trong năm 2010 công ty sẽ đạt được kết quả tốt như kế hoạch đề ra.
2.2.5. Ưu điểm và khó khăn tồn tại của hoạt động giao nhận tại công ty
* Ưu điểm
Cùng với sự phát triển của công ty, hoạt động giao nhận vận tải biển cũng ngày càng lớn mạnh, công ty không ngừng tiếp tu cái mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với xu hướng phá triển mới. Nhờ vậy, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn hoạt động giao nhận vận tải biển tại công ty đã đạt được không ít thành tựu. Cụ thể, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đã phát triển với tốc độ khá cao, chiếm tới trên 70% sản lượng hàng hóa giao nhận, hơn 60% giá trị hàng hóa giao nhận toàn công ty, đóng góp phần không nhỏ vào kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua.
Vể mặt sản lượng giao nhận, tốc độ tăng bình quân qua các năm khoãng 12%/năm, điều đó cho thấy công ty đang có chiến lược kinh doanh rất ổn định và có được sự tín nhiệm của khách hàng. Về mặt giá trị giao nhận, trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty 15 tỷ đồng. Mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ, song giá trị giao nhận đường biển của công ty vẫn duy trì ở mức cao, xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy năm 2008 chỉ số phát triển của loại hình dịch vụ này có giảm đi so với các năm khác nhưng tỷ trọng lại tăng lên cao nhất trong các năm. Điều đó cho thấy dù trong hoàn cảnh nào thì hoạt động giao nhận vận tải biển vẫn là hoạt động mang về lợi nhuận cao nhất cho công ty.
* Những khó khăn còn tồn tại.
Thị phần còn hạn chế
Hiện nay, công ty mới chỉ chiếm được khoảng 8% thị phần giao nhận hàng hóa nói chung và khoảng 6% thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển. Thị phần này về tỷ trọng và giá trị không phải là quá nhỏ nhưng so với quy mô phát tiển công ty thì đây có thể coi là một tồn tại cần khắc phục.
Biểu đồ 2.3: Thị phần giao nhận vận tải của công ty
THỊ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN Ở VIỆT NAM
Chỉ lấy một ví dụ là GEMATRANS-một công ty khá mạnh trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam, công ty này đã chiếm lĩnh đến gần 20% thị phần giao nhận. Do GEMATRANS có lợi thế về đội tàu và có nguồn vốn khá mạnh bởi GEMATRANS là một công ty nhà nước.
So với các công ty giao nhận nước ngoài hay liên doanh thì thị phần này càng trở nên nhỏ bé. Điều này chưa hẳn nằm trong tầm kiểm soát của công ty cũng như các doanh nghiệp giao nhận khác vì các công ty đó có tiềm lực về vốn và công nghệ, họ thường đưa ra mức giá thấp hơn với dịch vụ cũng tất hoàn hảo. Mà với các khách hàng thì đôi khi mức giá chào ban đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định.
Nói tóm lại, công ty không thể tự bằng lòng với những gì đã có mà cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể giành được vị trí cao hơn trong thị trường giao nhận vận tải biển ở Việy Nam.
Cơ cấu giao nhận còn mất cân đối
Tại công ty, sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa giao nhận bằng đường biển thể hiện ở sự không cân bằng trong sản lượng cũng như giá trị hàng xuất- hàng nhập. Trong khi Việt Nam vẫn còn là một nước nhập siêu thì tỷ trọng giao nhận hàng xuất tại công ty lại luôn chiếm ưu thế, còn hàng nhập không chỉ ít về số lượng mà giá trị giao nhận còn nhỏ bé hơn nhiều.
Bảng 2.6: Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty
Giá . trị
Năm
Sản lượng giao nhận (Tấn)
Giá trị giao nhận (Triệu VNĐ)
S
Hàng xuất
Hàng nhập
S
Hàng xuất
Hàng nhập
SL
TT (%)
SL
TT (%)
GT
TT (%)
GT
TT (%)
2005
84659
46189
54,55
38470
45,40
14597
9857
67,53
4740
32,47
2006
75965
38939
51,26
37026
48,74
14625
9920
67,83
4705
32,17
2007
83280
44625
53,58
38655
46,42
16762
11497
68,59
5265
31,41
2008
98497
53808
54,63
44689
45,37
15963
10989
68,84
4974
31,16
2009
96769
53087
54,86
43682
45,14
17638
12584
71,35
5054
28,65
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ phòng giao nhận đường biển.
Hai biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn sự không cân đối này.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu sản lượng giao nhận tại công ty
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu giá trị giao nhận
Nếu chỉ nhìn vào sản lượng giao nhận hẳn sẽ là quá vội vã khi đưa ra kết luận nói trên vì tỷ trọng hàng xuất trong tỗng sản lượng giao nhận chỉ chiếm trung bình khoảng 53%, so bới mức trung bình của hàng nhập là 47% thì sự chênh lệch này là không quá lớn. Nhưng nếu chỉ xét cơ cấu giá trị giao nhận thì đây thực sự là vấn đề cần quan tâm. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giá trị hàng xuất chiếm đến gần 70% tổng giá trị giao nhận, đem về nguồn thu nhập chủ yếu cho công ty chứ không phài là hàng nhập trong khi Việt Nam đang là một nước có tỷ lệ nhập siêu rất cao. Đây không chỉ là tồn tại có riêng ở công ty mà ở hầu hết các doanh nghiệp giao nhận tại Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF. Trong cả hai trường hợp thì quyền vận tải đều do phía nước ngoài quyết định.
Tuy nhiên đối với hàng xuất, trong thời gian gần đây, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đã dần nhận thức được ý nghĩa của việc giành quyền vận tải. Thêm vào đó, đối với hàng xuất, người giao nhận dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Còn đối với hàng nhập, các đại diện hay đại lý của các công ty nước ngoài do có lợi thế về am hiểu thị trường cùng tiềm lực vốn lớn thường đưa ra mức cước rất thấp, do đó cho dù các công ty giao nhận Việt Nam có cố gắng thế nào cũng khó thuyết phục được khách hàng. Nên với hàng nhập người giao nhận Việt Nam thường chỉ có nguồn thu từ chi phí giao nhận từ các cảng chuyển tải về cảng Việt Nam. Phí này không thể cao bằng nếu giành đựơc hợp đồng ủy thác giao nhận ngay từ đầu nước ngoài về.
Tính thời vụ của hoạt động giao nhận.
Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ như trên đã nói không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tínnh thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn làm không hết việc. Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không đặt được chổ của hãng tàu nên công ty phải từ chối nhận hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm. Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.
Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, công ty vẫn phải khấu hao máy móc, vẫn phải tra lương cho nhân viên, khiến lợi nhuận bị giảm sút.
Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của công ty nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân công ty, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.
Trình độ đội ngũ nhân viên còn hạn chế, hiệu qủa làm việc chưa cao.
Chúng ta đều biết hoạt động giao nhận là một công việc khá phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết rất đa dạng. Khi giao dịch với khách hàng, người giao nhận không chỉ phải giỏi về nghiệp vụ, thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ, từng luồng tuyếm mà còn phải thông tường luật pháp, có những kiến thức tổng quát vế tính chất hàng hóa, có khả năng thuyết phục khách hàng, hơn thế phải tư vấn cho khách hàng về nhu cầu thị trường. Muốn vậy, người làm giao nhận phài am hiểu nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững địa lý, có nghệt thuật giao tiếp khách hàng.
Tại công ty Thiên Nhân, đội ngũ nhân viên được đánh giá là giỏi nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm so vói các công ty khác. Nhưng nếu so sánh với những công ty trong khu vực và trên thế giới thì trình độ của họ vẫn còn non yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Điều đó thể hiện ở chỗ chỉ có khoảng 20% cán bộ nhân viên có bằng trên đại học, 22% thông thạo từ 2 ngoại ngữ, số còn lại chỉ biết 1 ngoại ngữ, vẫn còn những nhân viên chưa có bằng đại học. Điều này gây khá nhiều cản trở trong hoạt động của công ty. Trong điều kiện mà có nhiều dịch vụ mới xuất hiện như hoạt động logistics thì những yếu kém trong đội ngũ cán bộ nhân viên bộc lộ rõ. Thực tế hoạt động ở Thiên Nhân cho thấy rằng những sai sót, thiệt hại gây ra cho công ty hầu hết là do các nhân viên thiếu kinhn ghiệm và hạn chế về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, hiệu quả làm việc còn chưa phản ánh đúng thực lực của công ty. Với những điều kiện và trang thiết bị hiện đại như vậy, lẽ ra công ty phải tiến xa hơn nếu công việc được tiến hành khoa học, mọi người trong công ty luôn đoàn kết nhất trí, nâng cao tinh thần tự giác, hết mình với công ty. Nhưng ở Thiên Nhân còn xuất hiện tình trạng đấu đá nhau trong nội bộ công ty, hoạt động chồng chéo. Chẳng hạn như chỉ một khách hàng lại nhận được tới vài mức giá chào khác nhau, mà đều từ các nhân viên cùa công ty đưa ra. Khi đó khách hàng sẽ đặt dấu hỏi, và sẽ dần mất lòng tin đối với công ty.
* Nguyên nhân tồn tại
Tình hình quốc tế có nhiều bất lợi.
Trong thời gian mấy năm trở lại đây, bối cảnh quốc tế có hàng loạt những biến động to lớn gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế cũng như cuộc sống của con người trên khắp thế giới. Đó là những cuộc chiến tranh biên giới, chiến tranh tôn giáo, nạn khủng bố, cướp biển đã đẩy người dân vào cảnh sống bất ổn, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua của nước Mỹ đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái và sụt giảm, nạn thất nghiệp tại các quốc gia tăng cao đã làm cho tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó có ngành giao nhận vận tải. Năm 2008 là năm mà Việt Nam chịu nhiều ảnh hường của cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu sụt giảm, điều này giải thích vì sao năm 2008, sàn lượng và giá trị giao nhận bằng đường biển của công ty giảm mạnh đến vậy.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện những chính sách đội mới, số lượng người làm giao nhận tăng cao, tuy chưa thống kê chính thức, hiện nay ở TP HCM ước tính có khoảng 300-400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải khiến cho môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Một phần cũng bởi vì ngành giao nhận của ta không mạnh và dường như phát triển một cách tự phát. Số lượng doanh nghiệp tăng lên ồ ạt, người kinh doanh chỉ cần bỏ ra ít vốn, liên hệ làm thuê cho một vài chủ hàng, kiếm hàng cho một vài chủ vận tải, làm thuê dịch vụ khai báo hải quan là thành người giao nhận. Một số chạy việc cho công ty nước ngoài kiến hoa hồng, trách nhiệm đối với hàng hóa đã có công ty chịu. Một số từ các doanh nghiệp giao nhận vận tải, họ học hỏi được cách làm ăn giao dịch, nắm một số mối hàng rồi nhảy ra lập công ty riêng, không ít người làm ăn kiểu chụp giật, tranh thủ lợi ích trước mắt. Ngoài ra một số công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn họ bỏ tiền ra mua tên một số công ty đại lý giao nhận vận tải Việt Nam để kinh doanh, điều này làm cho ta khó khăn trong công tác quản lý doanh nghiệp, sẽ gây ra thất thu về thuế. Mặt khác do có vốn mạnh nên họ muốn chiếm lĩnh thị trường nên thường chào giá rất cạnh tranh, mà khách hàng lại thường chọn giá thấp khiến các doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ. Như vậy, công ty không chỉ phải đối mặt với những công ty mạnh về vốn, công nghệ mà còn rất thủ đoạn trong cạnh tranh khiến thị phần của công ty vẫn còn khiêm tốn.
Hệ thống quản lý của công ty còn nhiều bất cập.
Có thể nói hệ thống quản lý của công ty còn khá cồng kềnh và chưa hiệu quả. Trong khối quản lý có quá nhiều phòng như phòng hành chính, kết toán, tổng hợp. Tuy chức năng, nhiệm vụ có riêng biệt nhưng lại là thừa với một công ty mang tính chất kinh doanh dịch vụ như Thiên Nhân.Trong khối kinh doanh vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, ví dụ như phòng Marketing có nhiệm vụ đề ra chiến lược hoạt động cho công, giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng. Nhưng do chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng và thiết bị phục vụ cho công việc, thêm vào đó khi các phòng khác được rót việc xuống lại làm không chu đáo, đôi lúc còn gây khó khăn cho khách hàng nên khiến phòng Marketing mất uy tín, gặp trở ngại trong những lần giao dịch tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ XNK Thiên Nhân và các vấn đề đặc thù trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Công ty Thiên Nhân được thành lập năm 2002, đến nay đã trải qua hơn 8 năm hoạt động với nhiều thành công và đạt đươc những kết quả nhất định, đã đóng góp một phần nhỏ trong việc phát triển ngành giao nhận tại Việt Nam. Chương 2 cũng giới thiệu một số hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty, qua đó có thể thấy được hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã nêu nên một số ưu điểm và những khó khăn còn tồn tại ở công ty để từ đó qua chương 3 sẽ có những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại và định hướng phát triển công ty ngày cáng tốt hơn.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN TẠI CÔNG TY THIÊN NHÂN
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động công ty
Để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty phải đề ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể để từ đó định hướnh phát triển công ty.Sau đây là một số mục tiêu cụ thể:
Mở rộng thị trường giao nhận, đẩy mạnh công tác Marketing, đặc biệt chú trọng tới thị trường Trung Quốc, Châu Âu, Mỷ, tìm kiếm khả năng mở rộng ngành nghề.
Xây dựng, thực hiện cơ chế điều hành kinh doanh, cơ chế giá cả, hoa hồng, tạo đòn thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý tiếp kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách hàng mới, giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ.
Đầu tư, tận dụng, khai thác tối đa cơ sở vật chất, kho bãi, đổi mới thiết bị phương tiện vận tải bốc xếp để tổ chức tốt dịch vụ giao nhận.
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo, trong đó chú trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có trong kinh doanh như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về kho bãi, đội ngũ nhân viên được đào tạo và có kinh nghiệm.
Tạo nên mội quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các phòng trong văn phòng công ty, giữa văn phòng với chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau vì lợi ích chung của toàn công ty.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải biển tại công ty.
3.2.1. Giải pháp về thị trường.
* Mục tiêu mở rộng thị trường
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển đồng thời mở rộng nâng cao thị phần, công ty cần phải mở rộng thị trường giao nhận. Đây là một biện pháp hữu hiệu để đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu củng cố, tăng cường vị thế của công ty.
* Phương án mở rộng thị trường
Có 2 hình thức mở rộng thị trường, đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng được hiểu là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, theo chiều rộng về không gian. Cho đến nay, công ty đã vươn ra nhiều thị trường quốc tế, hoạt động trên hầu hết các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Tuy nhiên vẫn còn một số thị trường tiềm năng mà công ty chưa khai thác hết tiềm năng của nó như khu vực Châu Phi, khu vực Nam Mỹ (Mêhicô, Brazil,vv)
Mở rộng thị trường theo chiều sâu ngược lại không phải là mở rộng thị trường về khu vực địa lý mà là trên cùng một thị trường hiện có nhưng công ty có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, củng cố, thiết lập quan hệ lâu dài với các khách hàng lâu năm bằng chất lượng dịch vụ, bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ của mình. Hình thức này công ty có thể áp dụng cho thị trường Trung Quốc vì đây là thị trường rộng lớn, lại khá tương đồng về văn hóa, tập quán với Việt Nam.
Mở rộng thị trường không phải là công việc đơn giản bởi mỗi thị trường lại có những đặc điểm về kinh tế xã hội, luật pháp, văn hóa, phong tục tập quán không giống nhau. Điều này tác động rất lớn tới môi trường kinh doanh, tới tâm lý tiêu dùng xã hội, từ đó ảnh hưởng rất nhiều tới việc thâm nhập, mở rộng thị trường của công ty. Vì vậy muốn mở rộng thị trường công ty phải tiến hành các công việc sau:
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường là công việc cần làm trước tiên bởi “Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Mỗi doanh nghiệp không thể thành công nếu không am hiểu về thị trường mà mình định thâm nhập, cho dù với thị trường quen thuộc đang kinh doanh nếu không thường xuyên cập nhật những quy định mới thì cũng không thể duy trì hoạt động. Thực tế cho thấy, nhiều thua thiệt thậm chí thất bại của các công ty là do không tìm hiểu kỹ về luật pháp, tập quán của thị trường. Khi tiến hành nghiên cứu thị trường cần tìm hiểu rõ các thông tin sau:
Trước hết công ty cần tìm hiểu về phong tục tập quán, quy định pháp luật ở thị trường đó có gì khác so với những thị trường mà công ty đã và đang hoạt động. Những điểm khác biệt đó có gây khó khăn, trở ngại gì cho công việc thâm nhập thị trường và thực hiện công việc giao nhận vận chuyển hàng hóa ở đó không. Chẳng hạn như thị trường Mỹ- thị trường mà công ty đang có chiến lược mở rộng trong những năm tới. Đây là một thị trường rất khó tính, không chỉ về nhu cầu của người dân mà đặc biệt là những quy định của luật pháp Mỹ. Có thể nói hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp và khắt khe. Hơn nữa mỗi bang lại có những quy định riêng không giống nhau nên dù có thành công ở một hợp đồng cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm đó cho những hợp đồng tiếp theo.
Ngoài ra, việc nghiên cứu nhu cầu về giao nhận hàng hóa ở thị trường đó cũng rất quan trọng. Muốn biết đó có phải là thị trường triển vọng để pháp triển lâu dài không, công ty phải tìm hiểu xem nhu cầu và lượng cầu về dịch vụ của công ty trên thị trường đó đang ở mức độ nào, khả năng phát triển ra sao bởi có thể một thị trường đang ở dạng tiềm năng nhưng trong tương lai hứa hẹn sẽ rất phát triển, nếu được phát hiện sớm để thâm nhập tạo chổ đứng vững chắc công ty sẽ thu được nhiều lơi nhuận. Ngược lại một thi trường đang rất lớn, dể dàng thâm nhập nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ suy thoái thì việc tiếp tục kinh doanh ở đó sẽ rất mạo hiểm khẳ năng thất bại rất cao. Hiện nay dù khối EU đang là thị trường quan trọng trong hoạt động của công ty, sản lượng giao nhận hàng hóa vào thị trường này chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 1/3 tổng sản lượng giao nhận, nhưng gần đây thì thị trường này có biểu hiện sụt giảm. Nhận thức được điều này, công ty đang dần chuyển hướng sang một số thị trường khác như khu vực Địa Trung Hải, khai thác hơn nữa thị trường Trung Quốc rộng lớn. Còn với thị trường Mỹ, thị trường được đánh giá là thị trường rất có triển vọng, công ty đã và đang dần thiết lập mối quan hệ để tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh sau này.
Một vấn đề cần nghiên cứu nữa đó là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Cần tìm hiểu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó ra sao, những đối thủ cạnh tranh chính, có điểm mạnh, yếu gì. Để cạnh tranh công ty cần chuẩn bị những chiến lược gì.
Các thông tin trên đầu đủ chính xác sẽ giúp công ty thâm nhập thị trường với chi phí thấp nhất mà lại đạt hiệu quả cap và hạn chế rủi ro. Ngoài ra, với những thị trường truyền thống, công ty phải nắm bắt được nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển trong những năm tới. Hiện công ty có thể đáp ứng được ở mức độ nào và khả năng đáp ứng được nhu cầu đó trong tương lai. Những dịch vụ mà công ty cung cấp trên thị trường đã đáp ứng nhu cầu khách hàng chưa, công ty có nên mở rộng phạm vi dịch vụ không, nếu có thì theo hướng nào để khai thác tối đa nhu cầu thị trường cũng như khả năng đáp ứng của công ty. Để có được những thông tin trên thì công ty nên những cán bộ có khả năng đi nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với các công ty khác trong và ngoài nước, tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ.
Thâm nhập thị trường
Sau khi đã có đầy đủ các thông tin nghiên cứu thị trường, công ty cần lựa chọn một số thị trường phù hợp để thiếp cận qua nhiều phương thức khác nhau như:
Tự thâm nhập
Đây là phương thức mà công ty tự mình tiến hành để tìm kiếm và mở rộng khách hàng của mình trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về tình hình khách hàng và thị trường. Các cán bộ nhận viên của công ty sẽ phải đi gặp khách hàng, thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của công ty, các cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, các cuộc họp, gặp mặt doanh nghiệp để qua đó tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các công ty nước ngoài từ đó ký kết được các hợp đồng ủy thác giao nhận.
Để làm được như vậy đòi hỏi bộ máy lãnh đạo phải hoạch định được chiến lược thâm nhập đúng đắn, các cán bộ của công ty phải có chuyên môn cao về nghiệp vụ, có kiến thức Marketing, thông thạo ngoại ngữ, có nghệ thuật giao tiếp và thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó, công ty phải trường vốn mới có thể giữ vững thị trường vì những khoản chi phí bỏ ra để thực hiện các công việc trên là không hề nhỏ.
Khi tự mình thâm nhập thị trường công ty giữ được thế chủ động tối đa nhưng cũng phải chấp nhận rủi ro vì những nỗ lực bỏ ra chưa chắc ngay lập tức đã thu được kết quả. Công ty chỉ nên áp dụng phương thức này cho một vài thị trường quan trọng như Trung Quốc, EU còn với những thị trường khó khăn hay quá mới công ty nên áp dụng phương thúc thứ hai.
Thâm nhập qua trung gian.
Phổ biến nhất là hình thức liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài, những công ty vốn đã quen thuộc với những thị trường mà công ty đang cần thâm nhập. Khi tiến hành liên doanh, liên kết tuy công ty sẽ phải chia sẻ lợi nhuận và ở thế yếu hơn nhưng công ty có thể tận dụng được nguồn vốn và các mối quan hệ của đối tác. Công ty sẽ không phải mất công nghiên cức thị trường, dò dẫm từng bước mà lại có thể tăng ngay được thị phần đồng thời hạn chế được thấp nhất rủi ro.
* Hiệu quả mang lại.
.Khi thị trường đã được mở rộng thì cho dù một khu vực thị trường nào đó có biến động cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của toàn công ty. Có mở rộng được thị trường mới đảm bảo được lợi ích lâu dài của công ty cũng như các cán bộ công nhân viên, mới nâng cao triển vọng phát triển của công ty.
3.2.2. Các giải pháp về loại hình dịch vụ giao nhận, nâng cao chất lượng dịch vụ
Giải pháp về loại hình dịch vụ
* Mục tiêu
Cũng như việc mở rộng thị trường, việc phát triển mở rộng các loại hình dịch vụ cũng rất quan trọng, giúp công ty đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó nâng cao thị phần, hạn chế được tính thời vụ trong đặc thù hoạt động, đồng thời tạo dựng được mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với khách hàng.
* Phương án thực hiện
Đối với phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biền, những dịch vụ mà công ty đang cung cấp là vận chuyển giao nhận hàng rời, hàng nguyên container, dịch vụ gom hàng, dịch vụ vận tải đa phương thức, giao nhận từ cửa đến cửa, cho thuê kho bãi. Công ty cần chú trọng hơn nữa vào dịch vụ gom hàng vì đây là loại hình dịch vụ mang lại lợi ích cho nhiều bên: người chuyên chở được lợi nhờ tiếp kiệm thời gian giao nhận và phân phát các lô hàng lẻ, không sợ thất thu tiền cước của các chủ hàng lẻ vì đã có người giao nhãn đảm nhiệm, chủ hàng tiếp kiệm được chi phí do không phải thuê nguyên một container, người giao nhận thu được nhiều doanh thu do cước giao nhận hàng lẻ thường lớn hơn cước hàng nguyên container. Thực hiện dịch vụ này đối với một công ty giao nhận là rất dễ dàng và thuận lợi, chỉ cần công ty thiếp lập những trạm giao nhận và đóng hàng lẻ, đồng thời có sự cẩn trọng và trách nhiệm trong giao hàng.
Công ty cũng nên tập trung phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức lấy chặng đường biển làm chủ đạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Ở công ty, vận tải đa phương thức là thực hiện việc vận chuyển hàng từ kho tới kho hoặc từ trạm gửi hàng lẻ (CFS) đến CFS hoặc từ CFS đến kho bao gồm cả việc đóng hàng vào container, niêm phong kẹp chì, giám định hàng hóa, làm thủ tục hải quan. Đối với công ty, đây là dịch vụ không quá khó khăn vì công ty có đầy đủ các phương tiện và kinh nghiệm để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn dịch vụ này, công ty cần phải đầu tư hơn nữa, hiện đại hóa các phương tiện, trang thiết bị làm hàng cho phù hợp với tình hình mới. Đó là các thiết bị đóng hàng vào container, xe nâng, xe cẩu, và các loại xe chở container. Ngoài ra công ty phải thiết lập quan hệ, ký các hợp đồng với các hãng tàu, hãng hàng không, hãng đường sắt trong và ngoài nước để chủ động về phương tiện và chỗ trong mùa hàng, phối hợp chặt chẽ các điểm chuyển tải, các đại lý chi nhánh phải theo dõi và thông báo kịp thời lịch trình, thời gian xuất phát của phương tiện vận tải, lựa chọn hãng vận chuyển phù hợp để khi hàng đến điểm chuyển tải thì có thể nối chuyến kịp thời, lưu chỗ, giữ chỗ để hàng không bị rớt. Bên cạnh đó, công ty cũng nên chú trọng đến chuyên môn, kinh nghiệm của các nhân viên nghiệp vụ để tạo dựng uy tín trên thương trường bởi chúng ta biết rằng để phá triển dịch vụ này thì uy tín của công ty là vô cùng quan trọng.
* Hiệu quả dự kiến mang lại.
Khi việc mở rộng các loại hình dịch vụ thành công, công ty đã có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao được vị thế của công ty trên thị trường, giúp nâng cao thị phần và hạn chế tối đa được tính thời vụ trong hoạt động giao nhận.
Nâng cao chất lương dịch vụ.
* Mục tiêu
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là rất khó khăn bởi khái niệm “chất lượng dịch vụ” còn rất mơ hồ, chưa có một tiêu chuẩn nào đánh giá. Chúng ta chỉ có thể hiểu một dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng thì là có chất lượng. Trong hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa, chất lượng của dịch vụ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an toàn và đến đích chính xác.
* Phương án thực hiện.
Để làm được điều đó, trước hết hoạt động giao nhận của công ty phải đáp ứng được những yêu cầu đặc thù cơ bản của nghề nghiệp. Đó là nhanh gọn, chính xác, an toàn với chi phí thấp nhất có thể. Muốn vậy, công ty nên tự mình xây dựng một số chỉ tiêu định lượng như thời gian hoàn thành công việc hợp lý và cả một số chỉ tiêu định tính để theo dõi kết quả dịch vụ, đánh giá của khách hàng. Để xây dựng nên những chỉ tiêu này, công ty có thể tham khảo một số chỉ tiêu của những công ty giao nhận uy tín trên thế giới hoặc những hiệp hộp quốc tế, hay thực tế hơn là phỏng vấn khách hàng, lập bảng câu hỏi để trưng cầu ý kiến. Về lâu dài, công ty phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Nhiều người lầm tưởng chứng chỉ này chỉ áp dụng với doanh nghiệp sản xuất nhưng thực sự nó lại có tác dụng rất lớn với các doanh nghiệp dịch vụ. Để lấy được chứng chỉ này các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng toàn diện, không chỉ dịch vụ mà cả chất lượng con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của công ty khi tiến hành cải tiến chất lượng dịch vụ chính là có chứng chỉ ISO 9002.
Với loại hình giao nhận hàng hóa xuầt nhập khẩu bằng đường biển, chất lượng dịch vụ đôi khi thể hiện ở những việc tưởng như rất nhỏ. Chẳng hạn như đối với những loại hàng tương đối đặc biệt như hàng container treo cần yêu cầu vệ sinh cao thì công ty nên chọn container sạch, các trang thiết bị làm hàng cũng nên đảm bảo để hàng xếp đều, đúng vị trí. Nếu chỉ cần chú ý những chi tyết nhỏ nhặt như thế thì cách nhìn nhận, đánh giá của khách hàng đội với dịch vụ của công ty sẽ khác hẳn. Còn với hàng cần những yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe trong vận chuyển, xếp dỡ, đóng gói, bảo quản thì công ty nên đầu tư vào công cụ làm hàng, nhân viên giao nhận là những người trực tiếp làm hàng hay chỉ đạo làm hàng phải đặc biệt chú ý, bỏ thêm công sức cho dù phí làm hàng không hơn những lô hàng bình thường là mấy. Ngoài ra, tạo ra dịch vụ tốt cũng tức là tư vấn cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, luật pháp quốc tế. Cung cấp cho khách hàng những thông tin về đối tác xuất nhập khẩu, đưa ra các lời khuyên về các điều khoản hợp đồng mua bán ngoại thương, giải thích cụ thể các điều khoản phức tạp để khách hàng không hiểu sai, dẫn đến tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra. Tư vấn về việc sử dụng hãng tàu có uy tín, về tuyến đường, những thủ tục cần thiết liên quan đến hàng hóa như thủ tục hải quan, xin giấy chứng nhận xuất xứ nhằm giúp cho hàng hóa được thông quan dễ dàng.
* Hiệu quả mang lại.
Ta thấy rằng công ty mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ trong thị trường giao nhận vận tải biển, một phần là do chất lượng dịch vụ chưa cao, một số khách hàng mới khi ủy thác cho công ty giao nhận một lô hàng do gặp quá nhiều trục trặc đã không quay lại công ty nữa. Do vậy, việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ là rất cần thiết, nó giúp công ty bớt được gánh nặng cạnh tranh bằng giá vì trong cuộc cạnh tranh giá cả, công ty không thể lại được với các công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn.
Những dịch vụ bổ xung này mang tính chất như một loại chất xúc tác để duy trì và củng cố quan hệ với khách hàng cũng như nâng cao vị thế của công ty trong cạnh tranh.
3.2.3. Giải pháp Marketing
* Mục tiêu
Marketing là hoạt động vô cùng phong phú, mọi công ty đều biết đến tầm quan trọng của hoạt động này nhưng để thực hiện một chiến lược marketing hiệu quả dài lâu là một việc rất khó khăn bởi chi phí dành cho hoạt động này là khá cao mà các công ty nếu chưa có nguồn vốn đủ mạnh thì không thể theo đuổi chiến lược này dài lâu được. Nhưng để bền vững và phát triển, công ty cần thúc đẩy hoạt động này.
Chiến lược marketing đối với một doanh nghiệp dịch vụ bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: Quảng cáo và quan hệ khách hàng mà trong đó quan trọng là chiến lược chăm sóc khách hàng. Chiến lược quảng cáo là một hoạt động quan trọng, bằng chứng là mỗi năm các công ty lớn trong nước tốn khoảng 20% doanh thu cho hoạt động quảng cáo. Mục tiêu của quảng cáo được dùng để duy trì hình ảnh của công ty, làm nổi bật một mặt hàng, dịch vụ hay sự kiện, các chính sách khuyến mãi, hạ giá, hay hỗ trợ khách hàng.
* Phương thức thực hiện.
Về cách thức và phương tiện quảng cáo, công ty có thể quảng cáo trên báo, làm panô, áp phích quảng cáo. Đây là các biện pháp dễ dàng mà không quá tốn kém vì khác với các doanh nghiệp sản xuất, phải đưa ra chiến dịch quảng cáo rầm rộ khi đưa ra thị trường sản phẩm mới. Là một công ty kinh doanh dịch vụ, Thiên Nhân chỉ cần quảng cáo thường xuyên mà không cần quá phô trương. Ngoài ra, tăng cường quảng cáo tại các điểm giao dịch và sử dụng phương pháp “tiếng đồn” như giới thiệu những người đang sử dụng dịch vụ của công ty và đã rất hài lòng về dịch vụ đó, viết bài phóng sự về công ty trên báo chí hoặc trên tivi, sử dụng internet để quảng cáo về công ty trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên hình thức được sử dụng hay nhất là đưa các nhân viên của công ty đến các công ty xuất nhập khẩu để xây dựng quan hệ bằng cách đưa báo giá, tờ rơi, thuyết phục khách hàng. Hình thức này nằm trong chiến lược marketing được gọi là chăm sóc khách hàng. Không chỉ thường xuyên đi gặp khách hàng để tìm hiểu về những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng đối với dịch vụ của công ty, những cuộc trao đổi còn giúp cho hai bên hiểu và tin tưởng nhau hơn. Bên cạnh đó, để giành được sự ủng hộ của khách hàng, công ty có thể áp dụng một số cách như: cho khách hàng hưởng hoa hồng thỏa đáng, với những khách hàng lớn có lượng hàng ổn định cho hưởng mức giá ưu đãi hơn, quan tâm đến khách hàng khi họ gặp phải khó khăn. Những điều này tưởng như không hiệu quả nhưng đã được nhiều công ty áp dụng và đã đạt được những thành công nhất định.
* Hiệu quả của hoạt động Marketing mang lại
Hiệu quả của một chiến lược Marketing thành công mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, nó có thể đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng, giúp cho công ty và khách hàng gần nhau hơn. Một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp cho công ty lựa chọn định vị được những khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu từ đó sẽ tiếp kiệm rất nhiều chi phí giúp công ty nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh
3.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cách thức tổ chức quản lý.
3.2.4.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới
* Mục tiêu.
Cho dù công ty có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, giàu nghiệp vụ, nhưng như trên đã phân tích, một tồn tại rất lớn cần khắc phục ở công ty đó là trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng hạn chế trước nhu cầu đòi hỏi của thị trường, hiệu quả hoạt động chưa cao. Chúng ta đều biết rằng con người là trung tâm của mọi hoạt động, một tổ chức muốn mạnh phải có những người tài. Để phát triển lâu dài, công ty cần phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viện trong công ty..
* Phương án thực hiện.
Trước hết là trình độ về nghiệp vụ, cho dù mỗi cán bộ công nhân viên phải tự tau dồi thêm kiến thức, học hỏi thêm nghiệp vụ nhưng vai trò của công ty trong việc đào tạo đội ngũ lao động của mình là không thể phủ nhận. Công ty thường xuyên tổ chức các khóa học về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm về luật pháp cho các cán bộ kinh doanh. Thực hiện phương châm kết hợp đào tạo ngắn hạn với dài hạn, vừa học vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trước hết cần đầu tư bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ tinh thông về nghiệp vụ giao nhận, hiểu biết sâu rộng về địa lý, luật lệ tập quán của nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, có nghệ thuật thuyết phục khách hàng. Thông qua các hiệp hội giao nhận quốc tế, cần cử cán bộ ra nước ngoài học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tham gia các khóa học do các hiệp hội này tổ chức như khóa học về hàng nguy hiểm, khóa học nghiệp vụ. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của công ty có điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn hàng, thực hiện các giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng mới.
Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình với công việc. Có thế mới tạo thuận lợi cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ để mọi cán bộ, nhân viên luôn phải tự học tập, không lơ là việc trau dồi, làm giàu kiến thức, trình độ của mình. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho cán bộ công nhân viên cũng rất quan trọng, góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. Đó là tinh thần tránh nhiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, ý thức tiếp kiệm, giữ gìn bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như Thiên Nhân, tinh thần trách nhiệm, tính mẫn cán trong công việc nên đặc biệt coi trọng khi khách hàng đã tin tưởng giao hàng hóa vào tay người giao nhận, họ phải được đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được an toàn. Hơn thế việc nâng cao ý thức còn giúp công ty sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được như vậy công ty cần:
Tuyên truyền để nâng cao ý thức của mọi cán bộ công nhân viên trong công việc, trong sử dụng thiết bị, tài sản của công ty.
Đưa ra nội quy chặt chẽ, quy định thưởng phạ rõ ràng để khuyến khích tinh thần tự giác, đãi ngộ tối với người có sáng kiến cản cách công việc.
Chính sách sử dụng lao động phải đúng người đúng việc, lãnh đạo công ty phải gương mẫu thực hành tiếp kiệm, ý thức, trách nhiệm cao với công việc
* Hiệu quả mang lại
Con người chính là yếu tố mang tính chất quyết định trong sự thành công chung của toàn công ty. Để công ty thực sự lớn mạnh và phát triển bền vững thì không thể thiếu được những con người giỏi chuyên môn và nghiệp vụ từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc
3.2.4.2 Cách thức tổ chức quản lý
* Mục tiêu
Một công ty rất cần có những con người giỏi nhưng làm thế nào để kết hợp họ thành một tập thể mạnh còn quan trọng hơn. Mà điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào phương thức tổ chức quản lý của công ty. Mỗi công ty có một mô hình tổ chức riêng và có một phương thức quản lý riêng phù hợp với mô hình tổ chức đó.Tại công ty Thiên Nhân tuy đã có rất nhiều cải tiến nhằm từng bước hoàn thiện mô hình quản lý của mình nhưng phải thứa nhận rằng công ty hoạt động còn cồng kềnh, chưa thực sự tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh, các phòng ban. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả mong muốn, không tạo được sức mạnh tập thể chung cho toàn công ty. Chính vì vậy, công ty cần phải đổi mới hình thức quản lý và mô hình tổ chức cho phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay của công ty, sao cho tổ chức phải thực sự liên kết các cá nhân, các quá trình, những hoạt động trong hệt thống để có thể phát huy được sức mạnh tập thể, tạo ra hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.
* Phương án thực hiện.
Trước hết, công ty phải kiện toàn lại bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ hơn. Trong khối quản ly hiện nay còn quá nhiều phòng như phòng hành chính,tổng hợp, kế toán. Tuy chức năng và nhiệm vụ của các phòng khác nhau nhưng đối với một công ty kinh doanh thì cơ cấu trên là cồng kềnh, lãng phí nguồn nhân lực. Để thực hiện những nhiệm vụ kể trên, công ty chỉ cần hai phòng, có thể kết hợp phòng tổng hợp và phòng hành chính thành một phòng, và phòng kế toán một phòng. Như thế vừa gọn nhẹ vừa tạo thuận lợi cho bộ phận kinh doanh.
Trong khối kinh doanh dịch vụ, công ty cần tiến hành chuyên môn hóa hơn nữa. Hiện nay tuy công ty đã có phòng chuyên trách Marketing và các phòng chuyên về đường biển, đường hàng không nhưng chưa phát huy được hết tác dụng. Đó là do phòng Marketing lại thuộc phòng giao nhận vận tải như vậy hoạt động sẽ chồng chéo nhau sẽ không phát huy hết tác dụng của phòng Marketing, phòng Marketing nên tách biệt riêng thành một phòng trong khối kinh doanh dịch vụ, và mỗi phòng chỉ hoạt động đúng chức năng của phòng mình.Phòng kinh doanh đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ khách hàng, thực hiện việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng.
* HIệu quả mang lại.
Chuyên môn hóa theo hướng trên vừa phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, vừa đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng trong quá trình thực hiện các công đoạn khác nhau của một nghiệp vụ. Tuy nhiên để thực hiện việc quản lý như vậy đòi hỏi yêu cầu hết sức khắt khe về qui chế hoạt động, khả năng tổ chức và lãnh đạo của giám đốc, các phương tiện vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý. Điều đó không dễ dàng thực hiện, đòi hỏi chi phí về thời gian, tiền bạn, công sức không nhỏ. Nhưng chỉ khi làm được điều đó, công ty mới ngày càng phát triển và bền vững dài lâu.
3.2.5. Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ
* Mục tiêu
Một đặc thù mà cũng là một tồn tại cần khắc phục của công ty đó là tính thời vụ. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bởi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chính là đối tượng của hoạt động giao nhận. Tuy vậy trong khi nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì sự lưu thông hàng hóa sẽ được đẩy mạnh. Dù có lúc hàng hóa sụt giảm nhưng không phải là không có hàng, nếu biết khai thác tốt, công ty vẫn có thể ổn định được nguồn hàng, tiến tới chủ động trong hoạt động kinh doanh.
* Phương án thực hiện
Muốn hạn chế được ảnh hưởng của tính thời vụ, công ty phải có được sự tín nhiệm của khách hàng, hoặc phải ký được những hợp đồng ủy thác giao nhận dài hạn với lượng hàng lớn. Đây là công việc đòi hỏi phải có chiến lược dài nhưng trước mắt công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau trong mùa hàng xuống:
Giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng
Tuy trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa, điều kiện tiên quyết là chất lượng nhưng đối với rất nhiều khách hàng nhân tố giá cả lại mang một tính chất quan trọng trong quá trình ra quyết định. Do đó, giảm giá trong mùa hàng xuống sẽ là biện pháp hiệu quả để thu hút khách hàng, đem lại việc làm và nguồn thu nhập cho công ty. Khi tiến hành giảm giá dịch vụ, có thể công ty làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ. Nhưng không làm gì, công ty cũng vẫn phải trả lương nhân viên, khấu hao máy móc thiết bị. Còn nếu thực hiện giảm giá công ty có một cái lợi là duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng, điều này là cái lợi tiềm tàng, khó có gì mua được. Khi tiến hành giảm giá công ty cần phải nghiên cứu một mức hợp lý, vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo được lợi nhuận. Điều này không đơn giản chút nào vì mùa hàng xuống, các công ty giao nhận khác cũng như các hãng tàu, cơ quan cảng đều đồng loạt giảm giá dịch vụ. Mà các công ty có tiềm lực về vốn thì mức giá mà họ đưa ra ngay cả mùa hàng cao cũng thấp đến giật mình, nếu công ty bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh giá cả thì sẽ làm cho lợi nhuận bị xói mòn, giảm khả năng tích lũy đầu tư mở rộng sản xuất. Do đó, công ty nên chuyển hướng thứ hai
Nâng cao chất lượng dịch vụ với giá không đổi
Đây là biện pháp mang tính chiến lược, mang lại lợi ích lâu dài cho công ty. Nhưng chất lượng dịch vụ không phải ngày một ngày hai mà có được, cũng không dễ dàng tạo được sự tín nhiệm của khách hàng ngay được. Nâng cao chất lượng dịch vụ tuy khó khăn nhưng phải tiến hành đồng bộ sau một quá trình chuẩn bị chu đáo. Như trên đã phân tích, dịch vụ phải đem lại lợi ích thực sự và dễ nhận thấy cho khách hàng, có thế công ty mới tạo được thế chủ động trong kinh doanh.
* Hiệu quả mang lại.
Tính thời vụ là một đặc thù của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế, chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng chung cho toàn bộ các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận. Cho nên khi công ty kiểm soát, hạn chế được tính thời vụ thì công ty có thể ổn định nguồn hàng, chủ động trong hoạt động kinh doanh, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho công ty đồng thời đảm bảo cuộc sống của các cán bộ công nhân viên trong công ty.
3.3. Kiến nghị
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực giao nhận vận tải hành hóa quốc tế như hiện nay, để đạt được kết quả mong muốn, công ty phải nhanh chóng kiện toàn lại tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động. Ngoài những nỗ lực của bản thân công ty, nhà nước ta cũng cần có những chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành giao nhận vận tải, cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục như thủ tục hải quan, thủ tục kiểm tra kiểm định chất lượng hàng hóa. Có thế những nỗ lực của công ty mới phát huy hiệu quả.
KẾT LUẬN
Vận tải biển là phương thức vận tải quốc tế lâu đời nhất và quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Công ty Thiên Nhân, một công ty đã kinh doanh khá thành công trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, trong đó giao nhận vận tải biển là hoạt động kinh doanh chủ lực, trở thành lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy công ty chỉ mới thành lập hơn 8 năm, song đã gặt hái được không ít thành công cũng như nếm trải bao thất bại để từ đó đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu, rút ra được những bài học giá trị để cho công ty phát triển được như ngày hôm nay.
Nhưng trong bối cảnh mà môi trường, điều kiện kinh doanh vô cùng khốc liệt, làm thế nào để đứng vững và không ngừng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động của mình, làm thế nào để phương thức giao nhận vận tải biển vẫn là thế mạnh của công ty đồng thời hỗ trợ cho các dịch vụ khác luôn là trách nhiệm nặng nề của các cán bộ cũng như giám đốc công ty.
Với những kiến thức đã được trang bị ở trường Đại học cùng với một số kiến thức đã học hỏi được trong thời gian thực tập và làm việc ở công ty Thiên Nhân, em đã đi sâu vào nghiên cứu hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty mà mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở công ty. Nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của mình, bài viết này của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong có được sự chỉ bảo giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giúp cho bài viết này được hoàn thiện hơn.