Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái theo khuynh hướng "NICHE" tại miền Trung Việt Nam
Thứ tư: Xây dựng mô hình quản lý và
tổ chức hoạt động du lịch sinh thái niche phù
hợp với điều kiện của từng vùng cũng như
thực trạng phát triển du lịch sinh thái của
từng điểm tài nguyên. Điều này sẽ góp phần
định hướng và thúc đẩy các doanh nghiệp du
lịch đầu tư phát triển loại hình này
Thứ năm: Làm tốt công tác giáo
dục môi trường cho du lịch sinh thái. Đặc
biệt cần khuyến khích du khách tham gia
vào các chương trình DLST niche, ít tác
động đến môi trường. Công tác giáo dục
môi trường không chỉ dừng lại ở du
khách và cộng đồng cư dân địa phương
mà còn phải tiến hành cho các nhà lập
chính sách, các nhà quản lý; các đơn vị
và đối tượng kinh doanh du lịch tại các
điểm tài nguyên
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái theo khuynh hướng "NICHE" tại miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh teá – Xaõ hoäi
85
TÓM TẮT
Thuật ngữ du lịch sinh thái theo
khuynh hướng "niche" vừa mới xuất hiện
trong vài năm trở lại đây nhưng đã được rất
được nhiều quốc gia quan tâm và khuyến
khích phát triển . Bởi nó chọn lọc được đối
tượng khách, đem lại hiệu quả kinh tế cao và
ít tác động đến môi trường so với loại hình
du lịch đại chúng (Mass tourist). Vì vậy, việc
phát triển loại hình du lịch sinh thái theo
khuynh hướng niche được xem là một trong
những yếu tố nhằm thúc đẩy sự phát triển du
lịch sinh thái bền vững.‡
SOME SOLUTIONS FOR
ECOTOURIST IN THE TREND OF
“NICHE” IN THE CENTRE OF
VIETNAM
ABSTRACT
The ecotourist terminology in the
trend of “Niche” has just appeared for only
some years but attracted many countries and
was encouraged to develop strongly. The
reasons are: it selects the targeted visistors,
brings high economic efficiency but little
impacts on the environment than the mass
tourist. Therefore, developing the ecotourist
* ThS. NCS. Trưởng bộ môn du lịch, Khoa Thương mại-Du lịch,
trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
in this trend is considered one of the factors
promotes the sustainable ecotourist.
I . DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU
LỊCH SINH THÁI THEO
KHUYNH HƯỚNG NICHE
Cùng với sự phát triển nhanh chóng
của xã hội và trào lưu du lịch trên thế giới;
Du lịch sinh thái (DLST) ngày càng phát
triển cả về mặt nội dung lẫn hình thức, đem
lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia.
Các Tổ chức Du lịch Thế giới cho rằng
khách DLST tăng trưởng với tốc độ
20%/năm trên qui mô toàn cầu, tạo ra hơn 20
tỷ USD/ năm. Tuy nhiên, đứng trước nguy
cơ ảnh hưởng môi trường cho các khu thiên
nhiên, khu bảo tồn do có quá nhiều du khách
tham quan. Do đó, vấn đề phát triển DLST
đã từng được đặt ra và nhìn nhận lại đối với
nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, ngày
nay DLST đươc hiểu trên cơ sở kết hợp cả
sự quan tâm tới thiên nhiên và trách nhiệm
xã hội: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách
nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn
môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân
dân địa phương" (Hiệp hội DLST thế giới -
Ecotourism society).
Còn nhiều vấn đề cần thảo luận về
khái niệm DLST, tuy nhiên có một điều chắc
chắn rằng: Du lịch sinh thái đúng nghĩa
không đồng nghĩa với du lịch tự nhiên, du
lịch phổ thông (Masstourist). DLST có khả
năng nhưng không tất yếu là một hình thức
của du lịch bền vững. Những nghiên cứu
MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN LOAÏI HÌNH DU
LÒCH SINH THAÙI THEO KHUYNH HÖÔNG
“NICHE” TAÏI MIEÀN TRUNG VIEÄT NAM
Nguyễn Quyết Thắng*
86 Kinh teá – Xaõ hoäi
điển hình từ kinh nghiệm triển khai một số
dự án phát triển DLST như ở đảo Galapagos
(Belize); một số dự án ở Nepan; Hana,
Ecuađo, Senegal, Indonexia v.v... đã chỉ ra
rằng sự không bền vững của DLST phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: công tác quản
lý, khai thác nguồn tài nguyên; sự phản đối
của cồng đồng cư dân vì DLST không mang
lại lợi ích cho họ v.v. Tuy nhiên có một yếu
tố mà ngày nay người ta phải tính đến, đó là
tính chất của du khách và loại hình DLST.
Có rất nhiều loại hình DLST mà việc phát
triển nó sẽ lọc được đối tượng khách , hạn
chế hay không tiêu dùng tài nguyên (Non-
consumptive ecotourism) như: loại hình
DLST nghiên cứu động thực vật, người ta
chỉ cho phép du khách đi rón rén, quan sát và
chụp ảnh các động thực vật trong khu vực
nhất định v.v.
Thuật ngữ “du lịch niche” là thuật
ngữ chỉ mới xuất hiện trong những năm gần
đây, tương phản với những gì thường được
gọi là “du lịch đại chúng”(Mass tourism).
Thuật ngữ "du lịch niche" chủ yếu được vay
mượn từ thuật ngữ “tiếp thị niche”, nhưng
thực tế thuật ngữ “tiếp thị niche” cũng đã
được lấy từ khái niệm niche của ngành sinh
thái học. Theo thuật ngữ tiếp thị , niche được
hiểu một cách khái quát nhất là nó đề cập
đến một sản phẩm chuyên biệt được làm ra
hay điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu của
một nhóm khán giả/phân khúc thị trường đặc
biệt. Trong hoạt động du lịch những năm gần
đây, chúng ta thường thấy xuất hiên các
thuật ngữ như: “các sản phẩm du lịch niche”
và “các thị trường khách du lịch niche” v.v.
Các thuật ngữ trên được đưa ra bởi các nhà
cung ứng nhiều hơn là khía cạnh tiêu dùng.
Đứng trên cách thức phân chia thị trường, du
lịch Niche hiện nay thường được chia làm
hai loại:
- Thứ nhất: là các “Niche vĩ mô” như
du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể
thao v.v.
- Thứ hai: Là các “Niche vi mô”
nghĩa là tập trung vào các thị trường nhỏ khó
phân chia thêm như : Du lịch địa lý, du lịch
ẩm thực, du lịch xe đạp, du lịch ngắm chim
v.v. Hay cụ thể hơn là tập trung vào các loại
hình du lịch chuyên đề.
Việc phân chia thị trường du lịch
niche ngày nay thường được đề cập đến trên
khía cạnh thứ hai, tức là các loại hình du lịch
mang tính chuyên biệt. Chính vì vậy du lịch
niche mang tính chọn lọc đối tượng khách và
thị trường tinh tế. Một ví dụ của Smith
(2003) về việc phân loại khách niche trong
du lịch văn hóa đó là khách du lịch tham
quan “những hoạt động thú vị” như: tham dự
các buổi hòa nhạc, tham quan các địa điểm
nghệ thuật, các địa điểm văn chương v.v. Nó
khác với loại hình du lịch đại chúng (Mass
tourist) hay “khách du lịch văn hóa bình
dân” có thể tham quan các điểm di sản chính,
các trung tâm mua sắm, các sự kiện thể thao
v.v.
Tất nhiên, khách du lịch thì khó phân
định được hệ thống phân loại riêng của
mình, họ có thể tham gia nhiều hoạt động du
lịch khác nhau. Vấn đề quan trọng là những
nhà cung ứng du lịch cần phải đưa ra những
chương trình chuyên đề “niche vi mô” để
phục vụ du khách. Theo đánh giá của nhiều
chuyên gia, việc phát triển các loại hình du
lịch niche sẽ đem lại lợi ích cao vì nó chọn
lọc được đối tượng khách đặc biệt hơn và
“cao cấp” đồng thời ít tiêu dùng tài nguyên so
với du lịch đại chúng. “Du lịch niche cũng
được xem là một cơ chế để thu hút các khách
du lịch chi tiêu nhiều, điều này liệt du lịch
niche vào loại hình du lịch khá tinh hoa,
tương phản với du lịch trọn gói đại chúng có
giá rẻ” (Mike Robinson & Marina Novelli ).
Vì những lý do này, các tổ chức như Tổ
chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Du lịch
và Lữ hành Thế giới (WTTC) xem việc
Kinh teá – Xaõ hoäi
87
tiêu dùng du lịch niche là có lợi hơn cho
các cộng đồng chủ nhà, so với các loại
hình du lịch đại chúng (Hall và Weiler, 1992;
Hall và Lew, 1998).
Trong du lịch sinh thái, có rất nhiều
cách phân chia loại hình du lịch niche tùy
giác độ tiếp cận. Tuy nhiên, nếu đứng trên
giác độ động cơ của du khách và khu vực địa
lý chúng ta có thể phân chia thành các “niche
vĩ mô” như: du lịch sinh thái biển, du lịch
sinh thái núi, du lịch nông thôn, du lịch đầm
phá và các “niche vi mô” là các chương
trình du lịch chuyên đề như: Du lịch lăn biển
tìm hiểu động thực vật; du lịch quan sát chim
hoặc động thực vật rừng quốc gia; Du lịch
khám phá hang động; Du lịch khám phá nhà
vườn vùng nông thôn; du lịch khám phá các
thác nước v.v. Dựa trên sơ đồ các thành phần
của du lịch niche của Mike Robinson and
Marina Novelli (2005) chúng tôi đã tổng hợp
các loại hình của du lịch sinh thái niche theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ: Các thành phần của du lịch sinh
thái niche
Các niche vĩ mô
Các niche vi mô
DU LỊCH SINH THÁI ĐẠI CHÚNG
Bao gồm số lượng lớn khách du lịch
tham quan "tự phát" tại các điểm DLST
DU LỊCH SINH THÁI NICHE
Du lịch dựa trên những lợi ích đặc biệt. bao
gồm một số lượng nhỏ khách du lịch trong
những chương trình chuyên đề chuyên sâu
SINH THÁI
BIỂN
SINH THÁI
NÚI & RỪNG QG
DU LỊCH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN
CÁC LOẠI
HÌNH KHÁC
Du lịch lặn biển
tìm hiểu động,
thực vật; Du lịch
khám phá tìm
hiểu hệ sinh thái
đảo; Du lịch
tham quan các
hang động ngầm
ở đảo v.v.
Du lịch tìm hiểu
hệ sinh thái/
chụp ảnh động
thực vật; Du lịch
khám phá thác
nước; Tìm hiểu
rừng ngập mặn;
Du lịch khám
phá núi cao v.v.
Du lịch khám phá các
vùng nông thôn/tìm
hiểu làng nghề; Du
lịch cắm trại tham
quan các vùng nông
nghiệp/ tìm hiểu
phương thức cánh tác ;
Tham quan trang trại,
vùng cây ăn trái v.v.
Tham quan, tìm
hiểu hệ sinh thái
đầm phá; Chụp
ảnh phong cảnh;
Du lịch khám
phá hang động;
Ngắm cảnh trên
sông v.v.
CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
88 Kinh teá – Xaõ hoäi
II. KINH NGHIỆM PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NICHE TRÊN
THẾ GIỚI
Mặc dù thuật ngữ du lịch niche mới ra
đời trong vài năm gần đây, tuy nhiên việc
triển khai du lịch sinh thái theo khuynh
hướng niche (gọi tắt du lịch sinh thái niche)
đã xuất hiện từ nhiều thập niên trước đây và
ngày nay nó càng được quan tâm. Nhận thức
được việc phát triển các chương trình du lịch
chuyên đề sẽ góp phần đa dạng hóa sản
phẩm, đem lại lợi ích cao và ít gây tác động
môi trường, nên nhiều quốc gia đã khuyến
khích và có chính sách cụ thể để phát triển
loại hình này. Cơ quan quản lý du lịch và các
văn phòng du lịch địa phương ở Úc và Áo đã
xây dựng các quy hoạch và đưa ra các chỉ
dẫn cho DLST, trong đó người ta đã giới hạn
những vùng nhạy cảm và khuyến khích các
công ty phát triển các chương trình chuyên
đề nhằm giảm thiểu tác động về môi trường.
Tại Queensland (Úc) những chương trình
chuyên đề như Birdwatching (quan sát chim)
đã thu hút một lượng lớn khách tham gia.
Riêng năm 2002 ở phía Bắc Queensland, có
hơn 20% du khách (khoảng 400.000 du
khách) trong tổng số khách du lịch đến đây
với mục đích khám phá các loài chim. Tại
Áo, các cơ quan chính phủ kết hợp với các
hiệp hội như: Hiệp hội các khách sạn Áo
(Österreichische Hoteliervereinigung); Hiệp
hội người Áo mến khách (Bund
Österreichischer Gastlichkeit) v.v. thường
giới thiệu cho du khách các tour chuyên đề
như một phần cơ hội để khám phá thiên
nhiên như: Các tour du lịch hướng dẫn tại
công viên quốc gia hoặc bảo tồn thiên nhiên,
tour du lịch đi bộ đường dài, tour tham quan
chụp ảnh vùng núi... Theo số liệu khảo sát du
lịch Áo 2000/01 (Gästebefragung Österreich
2000/01), khách DLST Áo ngày càng tăng
về chất lượng, nhiều du khách đến Áo từ các
nước phát triển như: Đức, Hà Lan, Italia,
Anh, Mỹ, Nhật v.v. Trong tổng số khách
được điều tra có 49% khách tham gia đi bộ
đường dài; Thể thao/ Tour du lịch xe đạp
chiếm 28% v.v. và người ta sẵn sàng chi tiêu
tăng thêm từ 5% 20% cho một kỳ nghỉ
sinh thái.
Còn tại Anh, Italia và nhiều nước
khác, bên cạnh việc khuyến khích và hướng
dẫn cho các nhà cung ứng, các công ty lữ
hành khai thác loại hình DLST niche. Các cơ
quan du lịch của chính phủ; các tổ chức phi
chính phủ và các hiệp hội còn khuyến cáo du
khách hãy nghiên cứu trước và chỉ nên tham
vào những chương trình DLST ít tác động
đến môi trường.
Ở một số nước Châu Á có ngành công
nghiệp du lịch mới phát triển trong những
năm gần đây. Việc phát triển các loại hình du
lịch sinh thái theo khuynh hướng niche đã
được quan tâm như tại Nepan. Nepal đã trải
qua một cuộc bùng nổ du lịch sinh thái, với
số lượng trekkers (những dân du lịch ba lô)
tăng 255% từ 1980-1991. Điều này đã ảnh
hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Chính
phủ Nepan cùng với sự hỗ trợ của các tổ
chức khác đã phải điều chỉnh rất nhiều nhằm
làm cho DLST trở nên bền vững hơn. Ngay
nay du khách đến vùng Apurama và Công
viên quốc gia Sagarmatha (Mt Everest)
(Nepan) thường được khuyến cáo tham gia
vào những hoạt động và tour du lịch ít gây
tác động về môi trường. Còn tại Indonexia,
đất nước có trên 17.000 hòn đảo với sự đa
dạng về sinh học và văn hóa cao nên đã thu
hút một số lượng lớn khách du lịch đến tham
quan đất nước này . Ngay từ sau khi được
thành lập năm 1996, Hiệp hội Du lịch sinh
thái Indonesia (Masyarakat Ekowisata
Indonesia) viết tắt là ME I đã phối hợp với
các tổ chức như: Tổng cục Bảo vệ Thiên
nhiên và Bảo tồn (Dirjen Perlindungan dan
Konservasi Alam), Bộ Lâm nghiệp và trồng
Kinh teá – Xaõ hoäi
89
rừng, Bộ Du lịch và Nghệ thuật cũng như các
tổ chức Phi chính phủ để thiết lập những
nguyên tắc chỉ đạo cho DLST. Trong đó có
hai nguyên tắc quan trọng đó là: Phát triển
DLST phải hỗ trợ cho các chương trình bảo
tồn thiên nhiên và tuân thủ các quy định liên
quan đến du lịch và bảo tồn môi trường. MEI
đã khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành
phát triển các chương trình du lịch chuyên đề
nhằm đáp ứng những thị trường khách “cao
cấp” hơn , ít tác động với môi trường . Ví dụ
như: Tour du lịch quan sát và chụp ảnh đàn
khỉ tại Vườn quốc gia (VQG) Gunung
Halimum (Tây Java) nhằm hạn chế việc săn
bắt khỉ như trước đây v.v.
Không chỉ Indonexia mà ở các nước
khác, đặc biệt là Thái Lan - đất nước có
ngành công nghiệp phát triển nóng vào thập
niên 70, 80 của TK XX. Đến thập niên 90
Thái Lan đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược
phát triển nhằm làm cho ngành du lịch phát
triển bền vững hơn. Rút kinh nghiệm từ
thành công của chiến dịch quảng bá hình ảnh
đất nước Thái: "Amazing Thái Lan" (Ngạc
nhiên Thái Lan) trong lần thứ hai. Chỉ riêng
năm 1999, số lượng khách du lịch quốc tế
đến Thái Lan đạt 8.580.332 người, tăng
10,5% so với năm 1998. Trong đó rất nhiều
khách tham gia các chương trình DLST. Sự
tăng trưởng nhanh chóng của ngành công
nghiệp du lịch ở Thái Lan đã dẫn đến suy
thoái môi trường, tài nguyên du lịch của cả
nước. Để thúc đẩy hoạt động DLST bền
vững, Các cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã
soạn thảo một kế hoạch tổng thể phát triển
du lịch trên toàn quốc. TAT đã phối hợp
cùng các cơ quan khác như Hiệp hội Du lịch
Adventure (TEATA) và Hiệp hội các Đại lý
du lịch Thái Lan (ATTA) đã soạn thảo các
tiêu chuẩn cho từng khu vực kinh tế của du
lịch sinh thái, như lặn, xem chim, đi xe đạp
trên núiTrong đó, họ khuyến khích các
chương trình phát triển DLST mang tính
giáo dục. Ở các rừng quốc gia và công viên
biển du khách có thể tùy chọn nhiều chương
trình du lịch "chuyên sâu” theo hướng DLST
niche ngày nay như: xem núi Spectacular
của Doi Suthep và Doi Pui (Vườn quốc gia
tại miền bắc Thái Lan); cắm trại và đi bè,
chụp ảnh phong cảnh tại vườn quốc gia Ob
Luang v.v.
Từ kinh nghiệm phát triển DLST ở
các nước đã cho thấy, việc phát triển DLST
theo khuynh hướng niche không chỉ đem lại
lợi ích về kinh tế mà còn góp phần vào bảo
tồn môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DLST NICHE Ở MIỀN
TRUNG - VIỆT NAM
Bên cạnh một nền văn hóa lâu đời ,
phong phú; khu vực miền Trung - Việt Nam
còn là dải đất có nhiều cảnh quan đẹp và
hùng vĩ do địa hình bị chia cắt mạnh thành
những vùng nhỏ hẹp , độ dốc lớn . Đây cũng
là địa bàn có đầy đủ các dạng địa hình : Đồng
bằng; núi, đồi; đầm phá ; tiếp nối với biển
Đông mênh mang... Ngoài ra nơi đây cũng
được thiên nhiên ưu đãi với với hệ động thực
vật phong phú . Về thực vật , chỉ tính riêng
Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã đã có
khoảng 1.460 loài thực vật , trong đó có 30
loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam . Về
động vật ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có
1.072 loài; VQG Bạch Mã là 993 loài, trong
đó có rất nhiều loài quý hiếm, được thống kê
trong sách đỏ thế giới như: Sao la, mang lớn,
tắc kè Phong nha , khỉ đuôi lợn , khỉ vàng v .v.
Ngoài ra còn phải kể tới hệ thống động thực
vật ở các rừng quốc gia khác và ven các đảo :
Cồn Cỏ, quần đảo Trường Sa , Cù Lao Chàm
như các bãi san hô , các rừng trên đảo : rừng
quốc gia Cù Lao Chàm (Quảng Nam)Vì
vậy, khu vực miền Trung được đánh giá là
rất có điều kiện để tổ chức các loại hình
DLST mang tính chuyên đề “chuyên sâu”
theo khuynh hướng niche.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể
90 Kinh teá – Xaõ hoäi
thao và Du lịch , trong những năm gần đây
lượng khách du lịch trong nước và quốc tế có
nhu cầu đi DLST ngày càng cao, lên tới hàng
triệu lượt khách mỗi năm. Tuy nhiên, theo
đánh giá chung thì việc phát triển DLST
ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn
do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc tổ chức, mới chỉ dừng lại ở những loại
hình du lịch thiên nhiên như: tắm biển, dã
ngoại, đi bộ trong rừng, thăm bản làng dân
tộc... mang màu sắc của du lịch sinh thái.
Các hoạt động DLST mang tính chuyên đề
chuyên sâu theo khuynh hướng niche mặc dù
đã được tổ chức nhưng còn mang tính rời
rạc, chưa phổ biến và đang còn thiếu quy
hoạch như: Chương trình quan sát chim ở
Bạch Mã (Huế); Lặn biển (Khánh Hòa);
Tour xe đạp thăm các vùng nông thôn miền
Trung do một số công ty du lịch tổ chức
Từ thực tế trên , thiết nghĩ đã đến lúc
chúng ta cần thúc đẩy sự phát triển của
DLST Niche nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế, thúc đẩy sự phát triển DLST bền vững ;
chúng tôi đề xuất một số biện pháp như sau:
Thứ nhất: Cần nhanh chóng tiến hành
khảo sát và triển khai quy hoạch tổng thể
phát triển DLST của cả vùng trên cơ sở đó
xây dựng các quy hoạch chi tiết cho từng
điểm tài nguyên. Trong quy hoạch cũng phải
tính đến việc phát triển các loại hình DLST
niche dự vào điều kiện của điểm tài nguyên
nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh và bảo tồn
môi trường.
Thứ hai: Thiết lập các “nguyên tắc
chỉ đạo” cho DLST nói chung và loại hình
DLST niche nói riêng nhằm làm cơ sở cho
việc giám sát chặt chẽ hoạt động DLST và
quản lý nguồn tài nguyên. Kinh nghiệm của
các nước cho thấy việc soạn thảo các nguyên
tắc chỉ đạo phải hướng đến đầy đủ các đối
tượng gồm: các nhà quản lý, hoạch định
chiến lược; các nhà điều hành, doanh nghiệp
du lịch; khách du lịch và cộng đồng địa
phương.
Thứ ba: Có chính sách nhằm khuyển
khích, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch , cộng
đồng cư dân địa phương tổ chức và khai thác
loại hình DLST niche ., đặc biệt là các
chương trình du lịch không tiêu dùn g tài
nguyên. Chính sách hỗ trợ nên tập trung vào
việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên; công
tác quảng bá các chương trình DLST niche;
đầu tư cơ sở hạ tầng, biển chỉ dẫn, các trung
tâm hỗ trợ như trung tâm cứu hộ khẩn cấp
cho các chương trình DLST mạo hiểm; hỗ
trợ cho việc vay vốn phát triển các chương
trinh DLST đặc thù v.v.
Thứ tư: Xây dựng mô hình quản lý và
tổ chức hoạt động du lịch sinh thái niche phù
hợp với điều kiện của từng vùng cũng như
thực trạng phát triển du lịch sinh thái của
từng điểm tài nguyên. Điều này sẽ góp phần
định hướng và thúc đẩy các doanh nghiệp du
lịch đầu tư phát triển loại hình này
Thứ năm: Làm tốt công tác giáo
dục môi trường cho du lịch sinh thái. Đặc
biệt cần khuyến khích du khách tham gia
vào các chương trình DLST niche, ít tác
động đến môi trường. Công tác giáo dục
môi trường không chỉ dừng lại ở du
khách và cộng đồng cư dân địa phương
mà còn phải tiến hành cho các nhà lập
chính sách, các nhà quản lý; các đơn vị
và đối tượng kinh doanh du lịch tại các
điểm tài nguyên
Những biện pháp trên mới chỉ là
những vấn đề cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát
triển DLST niche. Hy vọng rằng, trong thời
gian sắp đến với sự cố gắng của nhà nước và
ngành du lịch Việt Nam nói chung, các đơn
Kinh teá – Xaõ hoäi
91
vị kinh doanh du lịch nói riêng; du lịch sinh
thái ở nước ta sẽ không ngừng phát triển
xứng đáng với tiềm năng và vị thế vốn có
của nó - Một nước được đánh giá đứng thứ
16 về sự phong phú, tính đa dạng sinh học
cao nhất thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của ngành du lịch nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mike Robinson and Marina Novelli
(2005); “Niche tourism: an introduction” –
Niche tourism: contemporary issues, trends
and caces. UK.
2. Norman Hassan. 2008. Perspectives in
Asian Leisure and Tourism. The Berkeley
Electronic Press.USA
3. Sudarto, G. 2001. Ekowisata: wahana
pelestarium alam, pengembangan ekonomi
berkelanjutan, dan pemberdayaan masyarakat.
84pp. Yayasan Kalpataru Bahari and Yayasan
KEHATI: Indonesia
4. Anak Agung Gde Raka Dalem. 2002.
Ecotourism in Indonesia, Chapter Ten. Indonesia
5. Vunsadet Thavarasukha (2005).
Ecotourism Case Studies in Thailand, Thai Lan
6. IPK International. 2009. Global Travel
Trends 2008
7. David Western. 1993. Defining
Ecotourism. The Ecotourist Society, North
Bennington, Vermont, USA
8. The International Ecotourism Society:
9. Global News:
10. Global Ecotourism:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dulich_63_8556.pdf