Giải pháp về kết nối doanh nghiệp
Đẩy mạnh năng lực liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công khai, minh bạch về nhà
cung ứng nội địa có thể truy cập được online và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ
liệu này. Bởi theo nghiên cứu của Jetro (2019), tỷ lệ phần trăm lớn ở các doanh
nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết khó hoặc không tìm thấy doanh nghiệp để
cung cấp đầu vào. Hơn nữa, Chính phủ có thể hỗ trợ thông tin cho các nhà đầu tư
nước ngoài của một số đối tác chiến lược (như Nhật Bản, Hàn Quốc) ngay tại chính
quốc gia của các nhà đầu tư này. Chính phủ Thái Lan đã làm rất tốt việc này thông
qua thiết lập các BOI tại các thành phố lớn ở Nhật Bản, như Tokyo và Osaka.
Nghiên cứu của World Bank (2017) cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn dựa
vào mối quan hệ cá nhân không chính thức trong việc tìm kiếm các cơ hội kinh
doanh với các tập đoàn đa quốc gia. Điều này thể hiện các kênh kết nối chính thống,
hiện đại và chuyên nghiệp vẫn chưa được thực hiện một cách thực sự hiệu quả. Giao
thương văn hóa và kinh tế xã hội với các nước có những doanh nghiệp FDI tiềm
năng, tìm kiếm cơ hội kết nối bằng việc thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển
lãm hoặc tham quan lẫn nhau cần được đẩy mạnh.
Tận dụng các chuyên gia nước ngoài tham gia các công tác kết nối và đào tạo,
cung cấp chứng chỉ quốc tế về quản lý chất lượng cho SMEs tại Việt Nam. Sau đó
những nhà quản lý này dựa vào đó có thể xây dựng triển khai lại những chương
trình đào tạo cho doanh nghiệp của họ. Kaizen là một chương trình điển hình cho
sự thành công trong việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp của
Nhật Bản tại Việt Nam.
16 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 67
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Trang chủ:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA
CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM
Đào Hoàng Tuấn1
Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 09/09/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 13/11/2020; Ngày duyệt đăng: 24/11/2020
Tóm tắt: Việt Nam là một nền kinh tế hội nhập đang ngày càng phát triển và góp phần
không nhỏ vào thành công này phải kể đến vai trò của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Những đóng góp ấy qua từng thời kỳ đều đem lại những thành tựu to
lớn, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, trong đó điển hình là thực tiễn
liên kết yếu kém giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Bài viết sử dụng
phương pháp thu thập số liệu và tính toán các chỉ số liên kết để đánh giá thực trạng liên
kết giữa hai nhóm doanh nghiệp này và phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết trong
nội dung đề xuất chính sách nhằm tăng cường mối liên kết này.
Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp trong nước, Liên kết
POLICIES TO INCREASE THE LINKAGE BETWEEN
FDI AND DOMESTIC COMPANIES IN VIETNAM
Abstract: Vietnam is gradually integrating into the global economy and has achieved
sustainable growth. FDI contributes significantly to this success. Although this
contribution is widely recognized, there are certain limitations, such as the weak linkage
between FDI and domestic firms. In this study, the method developed by Javorcik (2004)
is applied to Vietnamese data to calculate linkage statistics and to highlight keypoints of
the current linkage between them. The paper also suggests policies that can enhance this
linkage.
Keywords: FDI enterprises, Domestic firms, Linkage
1. Đặt vấn đề
Hơn 30 năm kể từ tháng 12 năm 1987, khi mà lần đầu tiên Luật Đầu tư nước
ngoài được ban hành, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình rất
mạnh mẽ và tích cực. Từ việc xây dựng khuôn khổ cơ bản chung nhất của chính
sách FDI, quan điểm của Đảng về một nền kinh tế mở cửa và hội nhập sâu rộng,
toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã được từng bước hoàn thiện qua các
1 Tác giả liên hệ, Email: tuandhapd@gmail.com
68 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
thời kỳ. Thu hút đầu tư nước ngoài giúp hình thành nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và thay thế cho nền kinh tế tập trung, một nền kinh tế nhiều
thành phần với doanh nghiệp tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dần
đóng một vai trò quan trọng hơn so với khu vực kinh tế nhà nước.
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào
đầu năm 2007 và kể từ đó đến nay, Việt Nam dần minh bạch hóa những chính sách
kinh tế và chủ động hội nhập sâu hơn thông qua việc ký kết, thực hiện các hiệp định
thương mại tự do. Dòng vốn FDI tăng khá nhanh đạt 12-18 tỷ USD/năm, đóng góp
27,7% tăng trưởng trong mức tăng bình quân 6%/năm của nền kinh tế trong giai
đoạn 2010-2018 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Tỷ trọng đóng góp của khu vực
FDI trong GDP tăng dần qua các thời kỳ, từ 6% giai đoạn 1988-1996 lên đến khoảng
20% giai đoạn 2018-2019 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Trong hoạt động xuất
nhập khẩu, khu vực FDI xuất khẩu năm 2019 đạt 179,2 tỷ USD, gấp 2,1 lần so với
xuất khẩu của khu vực trong nước (84,99 tỷ USD). Hai quý đầu năm 2020, dưới tác
động tiêu cực của đại dịch Covid đến nền kinh tế thế giới, khu vực này xuất siêu
17,57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 95,03 tỷ USD, giảm 5,7%, nhập
khẩu đạt 77,46 tỷ USD giảm 6,1% (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020).
Bên cạnh những đóng góp của FDI vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, vẫn còn tồn tại những hạn chế và yếu kém cần khắc phục, bao gồm:
(1) Chất lượng, hiệu quả thu hút và quản lý FDI chưa cao; (2) Phân bố FDI chưa
đồng đều khiến cơ sở hạ tầng quá tải, đầu tư nước ngoài chưa cân đối giữa các
ngành, lĩnh vực (ngành chế biến, chế tạo 195,3 tỷ USD, chiếm 57,4% tổng vốn đầu
tư), tỷ lệ nội địa hóa thấp, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp do thiếu tính
liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa thị trường
nguyên vật liệu với thị trường xuất khẩu (Hồ & cộng sự, 2002); (3) Nguồn nhân lực
chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; (4) Còn nhiều nhà đầu tư chui, núp bóng nhà
đầu tư gây ảnh hưởng đến tài nguyên và vi phạm việc bảo vệ môi trường (Vedan,
Miwon, Formosa). Vì vậy cần phải thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc,
lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ
yếu, tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN-4
trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN-3 trước năm 2030.
FDI giúp đẩy mạnh công nghiệp hóa, giúp cho nhiều ngành công nghiệp (CN)
mới phát triển, như ngành CN hỗ trợ bước đầu có những liên kết với doanh nghiệp
trong nước, từng bước đưa Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp FDI vẫn hạn chế trong việc hợp tác với doanh nghiệp trong nước
để nhận cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa khiến tỷ lệ nội địa hóa trong ngành CN
hỗ trợ còn thấp. Việc chuyển giao công nghệ trong ngành cũng chưa đáp ứng được
yêu cầu khi các nhà đầu tư lớn vẫn chưa thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 69
triển (R&D) tại Việt Nam. Thực trạng liên kết yếu kém cũng là một hạn chế cho
các doanh nghiệp trong nước trong tiếp cận công nghệ, khi các doanh nghiệp này
không tham gia được vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp FDI và học hỏi công
nghệ từ FDI.
Những thực trạng nói trên về thu hút FDI cho thấy một giải pháp tổng thể về
thu hút và sử dụng FDI nói chung và giải pháp tăng cường liên kết giữa doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước nói riêng là rất cần thiết trong bối cảnh của
Việt Nam hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động của liên kết giữa doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp trong nước đối với nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư, cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết này. Để đo lường quy mô liên kết, các nhà
nghiên cứu chia ra các hình thức liên kết khác nhau, bao gồm liên kết ngang, liên
kết dọc và liên kết ngược cung. Liên kết ngang là dạng liên kết giữa doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp trong nước cùng ngành và thể hiện tương tác của doanh nghiệp
nội địa khi tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Liên kết dọc bao gồm:
(i) Liên kết thuận chiều: xảy ra khi doanh nghiệp FDI sản xuất và bán linh kiện cho
doanh nghiệp trong nước (tỉ lệ các sản phẩm đầu vào được sản xuất bởi doanh
nghiệp FDI); (ii) Liên kết ngược chiều: xảy ra khi doanh nghiệp trong nước sản
xuất và bán linh kiện cho doanh nghiệp FDI (tỉ lệ đầu ra cung ứng cho doanh nghiệp
FDI). Liên kết ngược cung xảy ra khi doanh nghiệp trong nước ở khác ngành doanh
nghiệp FDI tham gia mua sản phẩm của doanh nghiệp FDI và cung cấp cho các
doanh nghiệp trong nước ở cùng ngành với doanh nghiệp FDI.
Javorcik (2004) đã phát triển phương pháp đo lường liên kết ngang và liên kết
dọc. Phương pháp đo lường liên kết ngược cung được sử dụng trong các nghiên cứu
của Schoors & Merlevede (2007), Blalock & Gertler (2008) và Jude (2012). Tác
động tích cực của liên kết ngang đến doanh nghiệp trong nước được tìm thấy trong
các nghiên cứu của Blomstrom & Kokko (1998), Barrios & Stroble (2002), Rhee
(1990), Greenaway & cộng sự (2004). Markusen & Venables (1999), Lall (1980),
Javorcik (2004), Liang (2017) đã chứng minh tác động tích cực của liên kết dọc.
Tác động tích cực của liên kết ngược cung được tìm thấy trong các nghiên cứu của
Markusen & Venables (1999), Schoors & Merlevede (2007), Blalock & Gertler
(2008) và Jude (2012).
Các yếu tố tác động đến khả năng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước bao gồm 03 nhóm yếu tố: (i) Nhóm yếu tố về phía các doanh
nghiệp FDI, như định hướng thị trường (Altenburg, 2000; Farole & Winkler, 2012;
Reuber & cộng sự, 1975; UNCTAD, 2000; Belderbos & cộng sự, 2001); cấu trúc
sở hữu của doanh nghiệp (Chen & Chang, 2011; Akyuz, 2018; Toth & Semjen,
70 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
1999; Martin & cộng sự, 2015); đặc tính của ngành nghề hoạt động của doanh
nghiệp (Martin & cộng sự, 2015); cách thức đầu tư của doanh nghiệp FDI (Kennel,
2007; Belderbos & cộng sự, 2001; UNCTAD, 2000); quy mô của doanh nghiệp
FDI (Halbach, 1989; Barkley & McNamara, 1994); trình độ công nghệ của các
doanh nghiệp FDI (UNCTAD, 2001; Martin & cộng sự, 2015); tuổi đời của các
doanh nghiệp FDI (Handfield & Krause, 1999; Akyuz, 2018; Zaheer, 1995); nguồn
gốc văn hóa của doanh nghiệp FDI (Köylü, 2016; Akyuz 2018; Zhang, 2005); (ii)
Nhóm yếu tố về phía các doanh nghiệp trong nước, như tỷ lệ sở hữu nhà nước
(Nguyễn, 2018); tỷ lệ sở hữu nước ngoài (Mansfield & Romeo, 1980; Lee &
Mansfield, 1996; Ramachandran, 1993); quy mô doanh nghiệp (Nguyễn, 2018);
trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước (Liu & cộng sự, 2009; UNCTAD,
2001); trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong nước (Kamata & cộng sự,
2017) và khoảng cách địa lý giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước
(Akyuz, 2018); (iii) Nhóm yếu tố về thể chế và môi trường kinh doanh (VCCI, 2019;
Hayat, 2019).
Bài viết sử dụng phương pháp của Javorcik (2004)21 và Bộ số liệu Điều tra
doanh nghiệp Việt Nam hàng năm của GSO trong giai đoạn 2010-201732 để tính
toán chỉ số về các loại hình liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
FDI, nhằm chứng minh thực trạng yếu kém của liên kết. Ngoài ra, dựa trên việc
tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến liên kết, bài viết đề xuất 04
nhóm giải pháp để cải thiện tình hình liên kết này tại Việt Nam.
3. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước
3.1 Tổng quan thực trạng thu hút FDI
Tính đến hết ngày 31/07/2020, có tới 32.391 dự án FDI còn hiệu lực và đang
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ 137
quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư cam kết là 380,6 tỷ USD, trong
đó vốn thực hiện lũy kế của các dự án là 221,87 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài,
2020). Cũng theo nguồn số liệu này, trong vòng 7 tháng đầu năm nay, mặc dù tình
hình kinh tế thế giới có phần bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì 14,18 tỷ USD
tổng số vốn FDI vẫn được đổ vào các dự án tại Việt Nam, tăng 21,2% so với cùng
kỳ năm ngoái, trong đó có 9,46 tỷ USD vốn đăng ký mới đầu tư vào 1.620 dự án và
4,72 tỷ USD được đăng ký tăng vốn cho 619 dự án.
2 Chi tiết tại phụ lục 01
3 Hàng năm, Tổng cục Thống kê công bố Bộ số liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc điều tra
doanh nghiệp hàng năm này được thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra
chọn mẫu. Giai đoạn số liệu được lựa chọng từ năm 2010-2017 để thuận tiện cho việc tính toán do
việc chuyển gốc số liệu về năm 2010.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 71
Các nhà doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân
ngành kinh tế quốc dân, trong 7 tháng đầu năm 2020: (1) Lĩnh vực CN chế biến,
chế tạo vẫn đứng đầu về tổng vốn đăng ký và số dự án với 7,71 tỷ USD, chiếm
khoảng 60% tổng vốn đầu tư; (2) Lĩnh vực sản xuất/phân phối điện, khí, nước đứng
thứ 2 với 3,85 tỷ USD; (3) Hoạt động kinh doanh bất động sản có xu hướng chững
lại khi chỉ thu hút được 1,62 tỷ USD. Như vậy có thể nhận định, xu hướng thu hút
FDI vẫn tiếp tục chủ yếu vào ngành CN chế biến, chế tạo khiến số vốn tăng mạnh
từ 7,8 tỷ USD năm 2011 đến 24,56 tỷ USD cuối năm 2019, tăng gấp hơn 3 lần.
Với những đóng góp được nêu trên, Việt Nam đã được các nhà đầu tư quốc tế đánh
giá thuộc nhóm 12 nước tiềm năng nhất cho hoạt động đầu tư giai đoạn 2017-2019
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Như vậy, những kết quả trên càng thể hiện hướng
đi, chủ trương đúng đắn của Đảng về một nền kinh tế quốc tế hội nhập; phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó, khu vực FDI là một bộ phận hữu cơ của nền
kinh tế như đã nêu rõ trong Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị.
3.2 Thực trạng của các loại hình liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
trong nước
Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài không thể chỉ hoạt
động độc lập, việc tạo dựng những mối liên kết với doanh nghiệp trong nước là vô
cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả cho chính các doanh nghiệp FDI, đồng
thời giúp cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường. Trong giai đoạn từ
2010 đến 2017, vốn FDI chiếm tỉ trọng khoảng 10 – 12% tổng lượng vốn của toàn
bộ nền kinh tế và không có nhiều sự thay đổi. Theo Cục Đầu tư nước ngoài đến
cuối năm 2019, vốn lũy kế FDI đăng ký vào ngành CN chế biến, chế tạo chiếm tới
59,1% tổng vốn. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký vào các ngành nông – lâm – thủy
sản chỉ chiếm 0,97% tổng vốn đăng ký. Với sự chênh lệch rõ rệt như vậy, liên kết
ngang giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước triển vọng nhất là trong
lĩnh vực CN chế biến, chế tạo. Doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực này lớn số lượng
và cả về quy mô vốn sản xuất góp phần không nhỏ tạo nên hiệu ứng cạnh tranh đối
với doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, với những lợi thế về mặt lao động giá
rẻ và thị trường xuất khẩu, FDI vào các ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi
tính và sản phẩm quang học, các ngành dệt và sản xuất trang phục được đẩy mạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cuối năm 2019, điện thoại và linh kiện vẫn là
nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ước tính 46,32 tỷ USD, tăng 5,63%
so với cùng kỳ năm trước.
Thị phần sản lượng của khu vực FDI trung bình cho tất cả các ngành duy trì ở
mức 7% (Bảng 1). Trong ba ngành lớn, thị phần sản lượng của khu vực FDI cao
nhất trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với 10% sản lượng, tiếp đến là ngành
CN chế biến, chế tạo với 9%. Mặc dù quy mô nguồn vốn FDI tuyệt đối vào ngành
72 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
nông, lâm nghiệp thủy sản là không lớn, nhưng quy mô vốn của các doanh nghiệp
trong nước trong ngành này lại rất nhỏ, khiến cho chỉ số về liên kết ngang trong
ngành này tương đối lớn so với các ngành còn lại và ở mức 10%.
Bảng 1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và
doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam giai đoạn 2010-2017
Đơn vị: %
Hình thức liên kết Trung bình
các ngành
CN chế biến,
chế tạo
Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản
Dịch vụ
Tỷ lệ tham gia của vốn FDI 10 - 12 25 4,56 6,11
Liên kết ngang 7 9 10 2
Liên kết ngược 10 6 20 6
Liên kết xuôi 7 8 11 1
Liên kết ngược cung 0,12 0,05 0,27 0,04
Nguồn: Tính toán của Tác giả41từ Số liệu Điều tra doanh nghiệp – GSO
Đối với liên kết ngược chiều, trong giai đoạn từ 2010-2017, tỷ lệ này cao nhất
cũng ở ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với 20% (Bảng 1). Điều đó thể hiện
năng lực cung ứng của các doanh nghiệp trong nước còn tương đối hạn chế, bởi chỉ
có thể đáp ứng được các nguyên liệu dạng thô trong ngành nông - lâm - thủy sản
cho doanh nghiệp FDI, chưa cung cấp được các sản phẩm đầu vào có chất lượng
cao cho lĩnh vực sản xuất.
Ở các ngành còn lại, mức độ liên kết ngược còn thấp và không có nhiều thay
đổi trong những năm qua (Bảng 2). Điều đó cho thấy năng lực cung ứng của các
doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế bởi chủ yếu các doanh nghiệp tại Việt
Nam là vừa và nhỏ, chưa có những doanh nghiệp đủ lớn có khả năng cung ứng cho
các doanh nghiệp FDI quy mô lớn. Theo khảo sát của Jetro (2019), các doanh
nghiệp chế biến chế tạo Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu mua nguyên liệu thô từ các
doanh nghiệp Nhật Bản khác tại Việt Nam (46,9%). Khả năng cung ứng của doanh
nghiệp trong nước cho khu vực FDI còn yếu và chất lượng nguồn nguyên liệu thô
từ Việt Nam chưa đạt đủ các yêu cầu của đối tác nước ngoài nên tỉ lệ mua nội địa
là rất thấp. Chỉ có 9% doanh nghiệp nội địa đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng cung
ứng trong khi tỉ lệ ở các doanh nghiệp FDI là 50%. Tuy nhiên, khảo sát của Jetro
năm 2019 cho thấy 79% số doanh nghiệp FDI Nhật Bản trong lĩnh vực chế biến chế
tạo có ý định tăng cường mua các nguyên phụ liệu từ Việt Nam và 76,8% cho rằng
việc mua các nguyên liệu địa phương thông qua các doanh nghiệp trong nước là
quan trọng.
4 Tính toán theo phương pháp của Javorcik trong Phụ lục 01
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 73
Bảng 2. Tỉ lệ đầu ra cung ứng cho doanh nghiệp FDI (%) - Liên kết ngược
Năm Trung bình các ngành
Nông - Lâm -
Thủy sản
Công nghiệp
chế biến, chế tạo Dịch vụ
2010 8 13 6 6
2011 9 17 6 5
2012 11 20 6 6
2013 10 19 6 4
2014 11 22 5 7
2015 13 25 5 8
2016 12 22 5 9
2017 9 19 5 3
Trung bình 10 20 6 6
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Số liệu Điều tra doanh nghiệp – GSO
Tỉ lệ liên kết xuôi chiều của tất cả các ngành bình quân ở mức 7% trong giai
đoạn 2010-2017 (Bảng 3). Trong ba ngành lớn, tỉ lệ này cao nhất ở ngành nông -
lâm nghiệp và thủy sản (trung bình 11% mua từ doanh nghiệp FDI); tiếp theo là
ngành CN chế biến, chế tạo và thấp nhất là ngành dịch vụ. Trong hầu hết các ngành
sản xuất, mức độ mua đầu vào trực tiếp từ các doanh nghiệp FDI là rất thấp. Mức
độ liên kết của các doanh nghiệp FDI đối với doanh nghiệp trong nước về việc mua
bán nguyên liệu đầu vào còn khó khăn. Vấn đề này cho thấy, hầu hết các doanh
nghiệp trong nước chưa thể liên kết trực tiếp với doanh nghiệp FDI mà cần phải
thông qua các doanh nghiệp nhập khẩu trung gian.
Trong những năm qua, tỷ lệ thu hút FDI vào lĩnh vực chế biến, chế tạo rất lớn,
tạo ra tiềm năng cho liên kết ngược nhờ lợi thế quy mô. Tuy nhiên, điều này đã
không xảy ra, mặc dù ngành chế biến, chế tạo thu hút được nhiều hơn 5,5 lần nguồn
vốn FDI so với ngành nông - lâm - thủy sản, nhưng lại có tỷ lệ liên kết thấp hơn
nhiều so với ngành nông - lâm - thủy sản. Những con số này minh chứng cho sự
yếu kém của ngành CN hỗ trợ của Việt Nam. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng không thay
đổi trong nhiều năm qua, cho thấy thực trạng yếu kém này chưa có dấu hiệu được
cải thiện.
Bảng 3. Tỉ lệ sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp trong nước
mua từ doanh nghiệp FDI (%) – Liên kết xuôi
Năm Chung Nông-Lâm-Thủy sản
CN chế biến,
chế tạo Dịch vụ
2010 8 14 9 2
2011 9 17 8 2
2012 8 13 9 2
2013 6 8 9 1
2014 5 4 7 2
2015 6 10 8 1
2016 7 10 7 3
2017 5 8 7 1
Trung bình 7 11 8 2
Nguồn: Số liệu Điều tra doanh nghiệp – GSO
74 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những cải thiện
trong khâu đầu vào của sản xuất khiến mức độ liên kết ngược có xu hướng giảm.
Nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiếp cận được với doanh nghiệp FDI có cùng
ngành sản xuất kinh doanh để thực hiện liên kết hoặc mua đầu vào trực tiếp thay vì
phải nhập khẩu qua một doanh nghiệp trung gian khác nhằm giảm chi phí đầu vào
sản xuất. Tuy nhiên, để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp FDI, cần phải tăng cường chất lượng sản phẩm, nâng cao kỹ năng của lao
động, nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo,
đồng thời xóa bỏ những rào cản gây ảnh hưởng đến việc liên kết giữa các doanh
nghiệp.
4. Một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước
Từ thực trạng trên cho thấy FDI vào Việt Nam đã và đang tăng lên đáng kể
trong những năm gần đây, tuy nhiên thực trạng liên kết vẫn còn rất nhiều hạn chế
cần khắc phục, năng lực liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước còn chưa cao,
gây lãng phí nguồn lực phát triển. Để tận dụng những cơ hội và nâng tầm vị thế của
nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước cần thiết phải đưa ra những chính sách
cụ thể nhằm thu hút FDI một cách hiệu quả, tăng cường khả năng và năng lực liên
kết giữa doanh nghiệp. Đồng thời, các chính sách cần phải cụ thể, đa dạng, đồng bộ
và yêu cầu phối hợp chặt chẽ và nghiêm túc giữa các Bộ, Ban và các Ngành liên
quan. Dựa trên phần tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết
giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp như sau:
4.1 Đưa ra cơ chế ưu đãi vượt trội đối với doanh nghiệp FDI có khả năng liên
kết và tạo ra tính lan tỏa cao
Đưa ra cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp FDI có khả năng liên
kết và tạo ra tính lan tỏa lớn. Cần có cơ chế ưu đãi vượt trội đối với 03 nhóm doanh
nghiệp FDI như sau:
Một là, những doanh nghiệp FDI với quy mô lớn và có chiến lược phát triển
cụ thể cần được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Việc xúc tiến đầu tư tại chỗ là vô
cùng cần thiết bởi tầm quan đối với thu hút các dự án và các doanh nghiệp FDI mới.
Những doanh nghiệp FDI này có mức độ liên kết liên kết cao hơn hẳn bởi họ hiểu
rất rõ về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động
lâu hơn tại Việt Nam và do đó có khả năng liên kết cao hơn (Handfield & Krause,
1999; Akyuz, 2018; Zaheer, 1995). Nếu như năm 2015 mới chỉ có 4 nhà cung ứng
cấp 1 của Việt Nam cho chuỗi sản xuất của Samsung Việt Nam, thì con số này đến
nay đã là 20 nhà cung ứng cấp 1 và 178 nhà cung ứng cấp 2. Sau 6 năm hoạt động
kể từ năm 2013, Samsung Việt Nam bắt đầu khởi công trung tâm R&D tại Hà Nội
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 75
vào năm 2019. Sự gắn kết tốt hơn của Samsung vào nền kinh tế Việt Nam chỉ có
thể có được sau một thời gian nhất định. Các cơ chế ưu đãi đầu tư vượt trội, như ưu
đãi về thuế hay tiền thuê đất, không chỉ áp dụng với những doanh nghiệp FDI mới,
mà còn cần áp dụng với các doanh nghiệp FDI đã hiện diện ở Việt Nam và có những
cam kết cụ thể về việc mở rộng chuỗi giá trị của sản phẩm được thực hiện trong nước.
Các cơ chế ưu đãi này cần được thực thi cùng với cơ chế hậu kiểm chặt chẽ, để đảm
bảo các doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết.
Hai là, các doanh nghiệp FDI được đầu tư dưới hình thức M&A hay PPP
thường có liên kết tốt hơn so với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Kennel,
2007; Belderbos & cộng sự, 2001; UNCTAD, 2000). Chính phủ cần khuyến khích
những hình thức đầu tư này bằng việc thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào cổ
phần hóa các doanh nghiệp sản xuất thuộc sở hữu Nhà nước. Điều này sẽ cùng một
lúc thực hiện được 02 mục đích. (1) Thoái vốn nhà nước nhà nước khỏi các doanh
nghiệp nhà nước không cần nắm giữ, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành của
doanh nghiệp. (2) Tạo ra các doanh nghiệp liên doanh, liên kết lớn có cổ đông nước
ngoài tham gia vào công tác quản trị, điều hành.
Ba là, đối với những doanh nghiệp FDI có quy mô lớn, công nghệ cao và chưa
có cơ sở sản xuất ở trong khu vực thì cân có những chính sách ưu đãi đầu tư hấp
dẫn để lôi kéo các doanh nghiệp này thiết lập chuỗi cung ứng chính tại Việt Nam.
Việc kết nối và liên kết được những doanh nghiệp FDI có nền tảng công nghệ hiện
đại sẽ nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trong nước, đồng
thời đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam, dần tiến tới tự chủ
công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ cần phải có những chính
sách nhằm thiết lập sự cạnh tranh với quốc tế nhằm tạo điều kiện kinh doanh thuận
lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các
nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các
trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Hiện nay Nissan và
Samsung đã xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam.
4.2 Tiếp tục duy trì nền kinh tế vĩ mô và chính trị ổn định làm đòn bẩy trong thu
hút FDI, hoàn thiện các chính sách, thể chế về thu hút FDI có chọn lọc và hoàn
thiện cơ chế giải quyết tranh chấp
Duy trì nền kinh tế và chính trị ổn định với một môi trường đầu tư minh bạch
và tiềm năng sẽ là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI và gia tăng liên kết giữa
doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Trong khi nền kinh tế thế giới gặp
nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng rất ngoạn mục và đặc biệt
hơn khi dòng vốn đầu tư FDI vẫn tăng lên đều đặn, điều đó chứng tỏ một quốc gia
với nền kinh tế và chính trị ổn định chính là một động lực tăng trưởng. Điều này đã
được thể hiện rõ nhất trong hai năm gần đây. Khi chủ nghĩa bảo hộ, xu thế tranh
76 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
chấp thương mại trên thế giới và bối cảnh dịch bệnh làm nguồn vốn FDI trên thế
giới sụt giảm mạnh, Việt Nam vẫn duy trì khá tốt thu hút vốn FDI. Dòng vốn FDI
vào Việt Nam năm 2019 tăng 7,2% và 8 tháng đầu năm 2020 sụt giảm 13,7%. Trong
khi đó, dòng vốn FDI trên thế giới sụt giảm 6% năm 2019 và dự kiến giảm 40%
năm 2020 (UNCTAD, 2020).
Nhanh chóng hoàn thiện các chính sách liên quan đến thu hút FDI và thu hút
FDI có chọn lọc. Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác đầu tư nước
ngoài đến năm 2030 đã được ban hành vào tháng 8 năm 2019. Tuy nhiên, để cụ thể
hóa cơ chế, chính sách về thu hút FDI có chọn lọc thì cần hoàn thiện và xây dựng
các văn bản pháp luật liên quan. Một số cơ chế, chính sách, định hướng ưu đãi FDI
hiện nay đã cho thấy sự bất cập. Về địa bàn thu hút đầu tư, Việt Nam ưu đãi FDI
vào các địa phương khó khăn, tuy nhiên, chính sách này không hiệu quả. Tính đến
hết năm 2018, FDI tập trung chủ yếu tại các vùng có điều kiện thuận lợi như thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, vùng Đông Nam Bộ (42,12%), Đồng bằng sông Hồng
(29,5%) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Thay vào đó, các ưu đãi cần được hướng
đến việc xây dựng các cụm công nghiệp, như cụm CN ô tô, cụm CN điện tử
Trong các cụm CN, có nhiều doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hoạt
động trong cùng lĩnh vực với khoảng cách địa lý gần nhau. Đây là một yếu tố quan
trọng thúc đẩy liên kết (Akyuz, 2018). Đối với chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực
công nghệ cao, chúng ta ưu đãi theo danh mục sản phẩm công nghệ cao. Điều này
cũng bộc lộ nhiều bất cập khi các doanh nghiệp FDI mặc dù sản xuất ra các sản
phẩm công nghệ cao, nhưng công đoạn thực hiện tại Việt Nam lại có công nghệ
thấp và thâm dụng lao động. Việc tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí về ưu đãi đầu tư
để cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết số 50-NQ/TW là việc làm cấp bách hiện nay.
Cần phải tiếp tục cải thiện năng lực quản trị Nhà nước bởi đây là yếu tố có tác
động tích cực đến liên kết. Đặc biệt, cần cải thiện khả năng giải quyết tranh chấp
theo hướng công bằng và phù hợp với thông lệ quốc tế, bởi vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề về việc quản lý đầu tư nước ngoài nhiều địa phương còn hạn chế, thiếu tính
chủ động, sáng tạo; khả năng phân tích, dự báo còn nhiều bất cập. Theo khảo sát
của VCCI (2019), có đến 20% các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có tranh chấp
hợp đồng với đối tác trong năm 2018. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với chỉ 3,9% các
doanh nghiệp Việt Nam có tranh chấp1. Mặc dù vậy, khi tranh chấp xảy ra, chỉ 2%
các doanh nghiệp FDI muốn sử dụng tòa án để giải quyết tranh chấp, so với 39,4%
các doanh nghiệp trong nước. Việc cảm thấy “không được bảo vệ” và chi phí giải
quyết tranh chấp cao khiến cho các doanh nghiệp FDI, với mục đích giảm thiểu chi
1 Bảng 3.2 (trang 101), Báo cáo về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018, VCCI & USAID (2019).
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 77
phí và rủi ro, lựa chọn việc liên kết với doanh nghiệp FDI khác thay vì doanh nghiệp
trong nước.
4.3 Các giải pháp củng cố năng lực hấp thụ cho doanh nghiệp trong nước
Chiến lược phát triển những doanh nghiệp tư nhân mạnh, quy mô lớn trong
ngành sản xuất, đủ khả năng liên kết với các doanh nghiệp FDI là vô cùng quan
trọng. Bởi vậy, việc chuyển giao công nghệ, cải thiện trình độ lao động và năng lực
quản lý là một phần không thể thiếu. Khả năng đổi mới của doanh nghiệp có liên
quan chặt chẽ đến khả năng xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu (Lê
& Phạm, 2020). Cần có những chính sách hỗ trợ đào tạo lao động theo chuẩn quốc
tế để doanh nghiệp nội địa để nâng cao năng lực và mở rộng quy mô. Đối với năng
lực quản lý, cần học tập và áp dụng những mô hình tiên tiến như Kaizen hay 5S và
tổ chức những buổi hội thảo và xây dựng chương trình đào tạo riêng cho đội ngũ
quản lý. Khảo sát của Kamata & cộng sự (2017) cho thấy hầu hết những doanh
nghiệp trong nước có liên kết với doanh nghiệp FDI đều tiến hành đào tạo lao động
trong công việc và tỉ lệ này cao hơn gần 3 lần so với các doanh nghiệp không có
liên kết (91,7% so với 33,3%). Ngoài ra, các doanh nghiệp có khả năng liên kết
thường cũng có đội ngũ lãnh đạo, quản lý đã từng học tập, làm việc ở nước ngoài
hoặc đã có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp FDI.
Cần khuyến khích việc doanh nghiệp FDI đào tạo lao động bao gồm lao động
có kỹ năng và không có kỹ năng và sử dụng lao động cấp cao người Việt Nam hoặc
lao động Việt Nam được đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài. Chính nguồn nhân lực
này có thể làm cầu nối đến các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Trên thực tế, chỉ một số ít doanh nghiệp với quy mô và trình độ nhất định mới
có thể liên kết với doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp này có một trình độ
nhất định về công nghệ (Liu & cộng sự, 2009; UNCTAD, 2001) và có quy mô nhất
định (Nguyễn, 2018). Các chính sách nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong
nước nhằm thúc đẩy liên kết không nên thực hiện đại trà không hiệu quả. Vì vậy,
cần phải triển khai có chọn lọc những chương trình hỗ trợ liên kết giữa doanh nghiệp
nội địa và doanh nghiệp FDI. Các tiêu chí để chọn lọc bao gồm: (i) Các doanh
nghiệp đã tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp FDI; (ii) Các doanh
nghiệp có năng lực quản trị, đội ngũ nhân lực và quản lý có nhiều kinh nghiệm làm
việc trong môi trường quốc tế, có những chứng chỉ về quản lý, quản trị quốc tế; (iii)
Các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao, có năng suất lao động cao và (iv) Các
doanh nghiệp đầu tư vào R&D.
Các doanh nghiệp FDI, luôn tìm kiếm mối liên kết với một nhà cung ứng nội
địa tiềm năng luôn, vì vậy, chính phủ cần kết hợp với khu vực FDI xây dựng những
chương trình nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa, sau đó chọn lọc các
nhà cung ứng nội địa dựa trên các tiêu chí cụ thể (như quy mô và công nghệ). Các
78 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
tổ chức có thể thuê chuyên gia nước ngoài sang đào tạo cho các doanh nghiệp trong
nước và cử người lao động học tập các nhà máy ở nước ngoài hiện đang cung ứng
cho chính doanh nghiệp FDI này cũng rất bổ ích. Nhà nước cũng có thể hỗ trợ tạo
dựng liên kết công nghệ, giúp các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu công nghệ
cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp FDI, tuy nhiên việc
tiếp cận vốn của doanh nghiệp là rào cản khá lớn và cần có những chính sách hỗ trợ
tiếp cận tài chính.
4.4 Giải pháp về kết nối doanh nghiệp
Đẩy mạnh năng lực liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công khai, minh bạch về nhà
cung ứng nội địa có thể truy cập được online và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ
liệu này. Bởi theo nghiên cứu của Jetro (2019), tỷ lệ phần trăm lớn ở các doanh
nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết khó hoặc không tìm thấy doanh nghiệp để
cung cấp đầu vào. Hơn nữa, Chính phủ có thể hỗ trợ thông tin cho các nhà đầu tư
nước ngoài của một số đối tác chiến lược (như Nhật Bản, Hàn Quốc) ngay tại chính
quốc gia của các nhà đầu tư này. Chính phủ Thái Lan đã làm rất tốt việc này thông
qua thiết lập các BOI tại các thành phố lớn ở Nhật Bản, như Tokyo và Osaka.
Nghiên cứu của World Bank (2017) cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn dựa
vào mối quan hệ cá nhân không chính thức trong việc tìm kiếm các cơ hội kinh
doanh với các tập đoàn đa quốc gia. Điều này thể hiện các kênh kết nối chính thống,
hiện đại và chuyên nghiệp vẫn chưa được thực hiện một cách thực sự hiệu quả. Giao
thương văn hóa và kinh tế xã hội với các nước có những doanh nghiệp FDI tiềm
năng, tìm kiếm cơ hội kết nối bằng việc thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển
lãm hoặc tham quan lẫn nhau cần được đẩy mạnh.
Tận dụng các chuyên gia nước ngoài tham gia các công tác kết nối và đào tạo,
cung cấp chứng chỉ quốc tế về quản lý chất lượng cho SMEs tại Việt Nam. Sau đó
những nhà quản lý này dựa vào đó có thể xây dựng triển khai lại những chương
trình đào tạo cho doanh nghiệp của họ. Kaizen là một chương trình điển hình cho
sự thành công trong việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp của
Nhật Bản tại Việt Nam.
5. Kết luận
Bài viết sử dụng phương pháp đo lường quy mô liên kết của Javorcik (2004)
để chỉ ra thực trạng liên kết yếu kém giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong
nước. Thực trạng này không có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu của
bài viết. Từ 2010 đến 2017, tỷ lệ liên kết ngược giữa doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước không thay đổi, luôn ở mức 5-6%. Tỷ lệ liên kết xuôi giảm nhẹ,
từ 9% (2010) xuống còn 7% (2017). Bài viết đề xuất 04 nhóm giải pháp nhằm cải
thiện thực trạng này, bao gồm nhóm giải pháp về cơ chế ưu đãi FDI, nhóm giải
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 79
pháp về cải thiện năng lực hấp thụ của doanh nghiệp trong nước, nhóm giải pháp
về kết nối doanh nghiệp và nhóm giải pháp về duy trì ổn định và cải thiện môi
trường đầu tư. Tại Việt Nam, các nhóm giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ
để đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tới.
Tài liệu tham khảo
Akyuz, S. (2018), Factors affecting technology spillovers from Multinational Enterprises
(MNEs) in backward linkages in the Turkish manufacturing sector: lessons for Investment
Promotion Agencies (IPAs), International Labour Organization Publication.
Altenburg, T. (2000), “Linkages and spillovers between transnational corporations and
small and medium-sized enterprises in developing countries: opportunities and
policies”, in UNCTAD, TNC-SME Linkages for Development: Issues-Experiences-
Best Practices (New York and Geneva: United Nations), United Nations Publication,
UNCTAD/ITE/TEB/1, pp. 3 - 61.
Barkley, D.L. & McNamara, K.T. (1994), “Local input linkages: a comparison of foreign-
owned and domestic manufacturers in Georgia and South Carolina”, Regional Studies,
Vol. 28 No. 7, pp. 725 - 737.
Barrios, S. & Strobl, E. (2002), “Foreign direct investment and productivity spillovers:
evidence from the Spanish experience”, Weltwirtschaftliches Archiv, Vol. 138 No. 3,
pp. 459 - 481.
Belderbos, R., Capannelli, G. & Fukao, K. (2001), “Backward vertical linkages of foreign
manufacturing affiliates: evidence from Japanese multinationals”, World
Development, Vol. 29 No. 1, pp. 189 - 200.
Blalock, G. & Gertler, P.J. (2008). "Welfare gains from Foreign Direct Investment through
technology transfer to local suppliers", Journal of International Economics, Elsevier,
Vol. 74 No. 2, pp. 402 - 421.
Blomström, M. & Kokko, A. (1998), “Multinational corporations and spillovers”, Journal
of Economic Surveys, Vol. 12 No. 2, pp. 1 - 31.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2019), “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất
lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030”.
Chen, M.Y. & Chang, J.Y. (2011), “The choice of foreign market entry mode: an analysis of the
dynamic probit model”, Economic Modelling, Elsevier, Vol. 28 No. 1-2, pp. 439 - 450.
Cục Đầu tư nước ngoài. (2020), “Tình hình Đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2020”,
https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6374/Tinh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-7-
thang-dau-nam-2020, truy cập ngày 30/8/2020.
Cục Đầu tư nước ngoài. (2020), “Tình hình Đầu tư nước ngoài 8 tháng năm 2020”,
https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6378/Tinh-hinh-Dau-tu-nuoc-ngoai-8-thang-
nam-2020, truy cập ngày 30/08/2020.
Farole, T. & Winkler, D. (2012), “Foreign firm characteristics, absorptive capacity and the
institutional framework: the role of mediating factors for FDI spillovers in low- and middle-
income countries”, Policy Research Working Paper Series 6265, World Bank Group.
Greenaway, D., Sousa, S. & Wakelin, K. (2004), “Do domestic firms learn to export from
multinationals?”, European Journal of Political Economy, Vol. 20 No. 4, pp. 1027 - 1043.
80 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Halbach, A. (1989), “Multinational enterprises and subcontracting in the third world: a
study of inter-industrial Linkages”, Multinational Enterprises Programme Working
Paper, No. 58, International Labour Office.
Handfield, R. & Krause, D. (1999), “Think globally, source locally”, Supply Chain
Management Review, Vol. 35, pp. 36 - 49.
Hayat, A. (2019), “Foreign direct investments, institutional quality, and economic growth”, The
Journal of International Trade & Economic Development, Vol. 28 No. 5, pp. 561 - 579.
Hồ, Đ.B., Nguyễn, P.H., Đỗ, Q.A. & Trần, T.T. (2020), “Tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc
tế, Số 131, tr. 50 - 64.
Javorcik. (2004), “Does foreign direct investment increase the productivity of domestic
firms? In search of spillovers through backward linkages”, American Economic
Review, Vol. 94 No. 3, pp. 605 - 627.
Jetro. (2019), “Survey on business conditions of Japanese companies in Asia and Oceania”,
https://www.jetro.go.jp/ext_images/en/reports/survey/pdf/rp_firms_asia_oceania201
9.pdf, truy cập ngày 17/11/2020.
Jude, C. (2012), “Horizontal and vertical technology spillovers from FDI in Eastern
Europe”, Working Papers, HAL.
Kamata, I., Sato, H. & Tanaka, K. (2017), “Hội nhập kinh tế quốc tế hóa của các doanh nghiệp
và thực tế quản trị: kết quả khảo sát ở Việt Nam”, Hội thảo CIEM-IDE, Hà Nội.
Kennel, J.S. (2007), “Foreign direct investment and local linkages: an empirical
investigation”, Management International Review, Vol. 47 No. 1, pp. 51 - 77.
Köylü, T. (2016), “Interview with the purchasing method and planning specialist of fiat
TOFAŞ”, International Labour Organization Publication.
Lall, S. (1980), “Vertical interfirm linkages in LDCs: an empirical study”, Oxford Bulletin
of Economics and Statistics, Vol. 42 No. 3, pp. 203 - 226.
Lee, J.Y. & Mansfield, E. (1996), “Intellectual property protection and U.S. foreign direct
investment”, Review of Economics and Statistics, Vol. 78 No. 2, pp. 181 - 186.
Lê, T.H. & Phạm, T.L.T (2020), “Tác động của hoạt động đổi mới và mạng lưới kết nối
đến xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”, Tạp chí Quản lý và Kinh
tế quốc tế, Số 131, tr. 17 - 30.
Liang, F.H. (2017), “Does foreign direct investment improve the productivity of domestic
firms? Technology spillovers, industry linkages, and firm capabilities”, Research
Policy, Vol. 46 No. 1, pp. 138 - 159.
Liu, X., Wang, C. & Wei, Y. (2009), “Do local manufacturing firms benefit from
transactional linkages with multinational enterprises in China?”, Journal of
International Business Studies, Vol. 40 No. 7, pp. 1113 - 1130.
Mansfield, E. & Romeo, A. (1980), “Technology transfer to overseas subsidiaries by US-
based firms”, Quarterly Journal of Economics, Vol. 95 No. 4, pp. 737 - 750.
Markusen, J. & Venables, A. (1999), “Foreign direct investment as a catalyst for industrial
development”, European Economic Review, Vol. 43 No. 2, pp. 335 - 356.
Martin, M.E.S., Pinies, J. & Antoine, K. (2015), “Measuring the determinants of backward
linkages from FDI in developing economies: Is it a matter of size?”, Policy Research
Working Paper Series 7185, The World Bank.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 81
Nguyễn, N.A. (2018), Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam, Luận án Tiến
sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ramachandran, V. (1993), “Technology Transfer, Firm Ownership, and Investment in Human
Capital”, The Review of Economics and Statistics, Vol. 75 No. 4, pp. 664 - 700.
Rhee, Y.W. (1990), “The catalyst model of development: lessons from Bangladesh’s
success with garment exports”, World Development, Vol. 18 No. 2, pp. 333 - 346.
Reuber, G., Rubin, S., Crookell, H., Emerson, M. & Gallais-Hamonno, C. (1975), “Private
foreign investment in development”, The Journal of Finance, Vol. 30 No. 1, pp. 245 - 247.
Schoors, K. & Merlevede, B. (2007), “FDI and the consequences: towards more complete
capture of spillover effects”, William Davidson Institute Working Papers Series, No.
WP886, William Davidson Institute at the University of Michigan.
Toth, I.J. & Semjen, A. (1999), “Market links and growth capacity of enterprises in a
transforming economy: the case of Hungary”, in Istvan Janos Toth and Andras Semjen,
eds., Market links, tax environment and financial discipline of Hungarian enterprises,
Budapest: Institute of Economics, Hungarian Academy of Sciences, pp. 1 - 37.
UNCTAD. (2000), World investment report: cross-border mergers and acquisitions and
development, United Nations Publication.
UNCTAD. (2001), World investment report 2001: promoting linkages, United Nations
Publication.
UNCTAD. (2020), Investment trend monitor, United Nations Publication.
UNCTAD. (2020), World investment report: international production beyond pandemic,
United Nations Publication.
VCCI & USAID. (2019), “Báo cáo về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018”,
truy cập ngày
17/11/2020.
World Bank. (2017), “Việt Nam: Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh
nghiệp vừa và nhỏ: Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế”,
https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/28488, truy cập ngày 17/11/2020.
Zaheer, S. (1995), “Overcoming the liability of foreignness”, Academy of Management
Journal, Vol. 38 No. 2, p. 341 - 363.
Zhang, K. (2005), “Why does so much FDI from Hong Kong and Taiwan go to Mainland
China?”, China Economic Review, Vol. 16 No. 3, pp. 293 - 307.
82 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Phụ lục
Liên kết ngang được đo bằng hai thước đo là chỉ số liên kết ngược chiều và liên kết
xuôi chiều theo phương pháp của Javorcik (2004), cụ thể:
Tỷ trọng vốn FDI trong ngành (biến ܨ ܵ௧) cho biết lượng vốn đến từ nước ngoài chiếm
bao nhiêu phần trăm tổng lượng vốn của ngành j tại thời điểm t.
Thị phần sản lượng của khu vực FDI (biến ܪݎ௧) là thị phần sản lượng đầu ra được
tạo ra bởi vốn FDI trong ngành j tại thời điểm t được tính theo công thức:
1
ijt ijt
jt n
ijt
j
FS X
Hor
X
Trong đó: ܨ ܵ௧ là tỉ lệ vốn FDI trong từng doanh nghiệp i; ܺ௧ là sản lượng đầu
ra của doanh nghiệp i trong ngành j tại thời điểm t.
Liên kết ngược chiều được đo bằng tỉ lệ đầu ra cung ứng cho doanh nghiệp FDI của
ngành j (Biến Back) được tính theo công thức:
jt jkt kt
k nêu k j
Back Hor
Trong đó ߛ௧ là tỷ trọng của sản lượng ngành j được cung cấp cho ngành k tại thời
điểm t được rút ra từ ma trận I-O năm 2012. Cách tính này không tính đo lường các đầu
vào được cung cấp trong nội bộ ngành (tức là k≠j) bởi vì tác động này được thể hiện trong
biến Hor.
Liên kết xuôi chiều được thể hiện thông qua tỉ lệ các sản phẩm đầu vào được sản xuất
bởi các doanh nghiệp FDI (biến For) được thể hiện bằng:
jt jlt lt
l nêul j
For Hor
Trong đó ߜ௧ là tỉ lệ của đầu vào ngành công nghiệp j mua từ ngành l ở thời điểm t
được rút ra từ bảng I-O năm 2012. Cách tính này không tính đo lường các đầu vào được
cung cấp trong nội bộ ngành (tức là k≠j) bởi vì tác động này được thể hiện trong biến Hor.
Liên kết ngược cung được đo theo phương pháp của Markusen và Venables (1999)
theo đó, các tác giả cho rằng có sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI của ngành j với ngành
khác và cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp cùng ngành thông qua một doanh nghiệp
của ngành l. Có nghĩa là, doanh nghiệp trong nước ở ngành l với doanh nghiệp FDI tham
gia mua sản phẩm của doanh nghiệp FDI và cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước ở
cùng ngành với doanh nghiệp FDI. (biến ܾܵܽܿ ݇௧).
ܾܵܽܿ ݇௧ = ߜ௧ ∗ ܾܽܿ݇௧
୬ế୳ ஷ
Trong đó phần tỉ lệ ߜ௧ của đầu vào của ngành công nghiệp j mua từ ngành l ở thời
gian t mà đến lượt nó lại cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_tang_cuong_lien_ket_giua_cac_doanh_nghiep_d.pdf