Đánh giá về mặt phẫu thuật, kết quả tốt (không cần can thiệp gì thêm về mặt phẫu thuật)
chiếm 86,6%, kết quả trung bình (phải sửa chữa một phần vạt) chiếm 6,7% và kết quả xấu (phải
làm lại vạt khác) chiếm 6,7%.
Có thể thấy đa số bệnh nhân được tạo hình cho kết quả tốt (86,6%). Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của David JM (1992) về sử dụng 81 vạt rãnh mũi má để tạo hình khuyết hổng
khoang miệng, tỷ lệ thành công là 95,9%(7). Một nghiên cứu khác của El Khatib K và cộng sự
(2005) sử dụng 53 vạt rãnh mũi má để tạo hình các khuyết hổng khoang miệng, tỷ lệ thành công
là 92%(1).
Một trường hợp cho kết quả xấu về tình trạng sống của vạt (vạt hoại tử hoàn toàn) là bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào vảy vùng niêm mạc má trái đã di căn hạch dưới hàm trái. Khối hạch
xâm lấn động mạch mặt nên chúng tôi buộc phải thắt động mạch này. Điều này càng chứng tỏ
động mạch mặt là động mạch cấp máu chính cho vạt rãnh mũi má. 3 trường hợp bị bung vết
khâu nối đều là các bệnh nhân ung thư niêm mạc má và vị trí bung chỉ thường ở gần mép. Điều
này có thể giải thích bằng hiện tượng vận động các cơ vùng mép khi nói, nhai làm co kéo vạt
nhiều. Các trường hợp này sau đó cũng tự liền nhưng thời gian hậu phẫu kéo dài hơn.
Đánh giá khả năng phục hồi chức năng của vùng được tái tạo bao gồm chức năng cách ly
khoang miệng, ảnh hưởng toàn thân và tình trạng nơi cho vạt. 13/15 bệnh nhân (86,6%) cho kết
quả cách ly khoang miệng tốt, chỉ có 13,4% cho kết quả trung bình (nuốt nước sặc lên mũi, trào
vào má và giọng mũi hở nghe còn rõ âm). Đa số các bệnh nhân hồi phục tốt, lên cân (86,6%), chỉ
có 1 trường hợp bị xuất huyết dạ dày và 1 trường hợp già yếu, hồi phục chậm nên bị sụt cân.
14/15 bệnh nhân (93,3%) có kết quả tốt về tình trạng nơi cho vạt (sẹo liền đẹp, không bị co kéo
hay nhiễm trùng), chỉ có 1 trường hợp (6,7%) cho kết quả trung bình (sẹo co kéo làm rãnh mũi
má bị biến dạng nhẹ).
Xạ trị hậu phẫu được chỉ định trong 11/15 trường hợp (73,3%) đối với các trường hợp diện
cắt u tiếp cận hoặc kết quả mô bệnh học sau mổ xác định là có di căn hạch. Có 2 trường hợp được
điều trị hoá chất phối hợp với xạ trị hậu phẫu.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả bước đầu sử dụng vạt rãnh mũi má tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư khoang miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 123
MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG VẠT RÃNH MŨI MÁ TẠO HÌNH KHUYẾT
HỔNG SAU PHẪU THUẬT CẮT BỎ UNG THƯ KHOANG MIỆNG
Hàn Thị Vân Thanh*, Nguyễn Quốc Bảo*
TÓM TẮT
Mục tiêu: 15 bệnh nhân được tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư khoang miệng bằng vạt rãnh mũi
má tại khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện K từ tháng 01/2009 đến tháng 01/2010.
Phương pháp: Tuổi bệnh nhân trung bình trong nghiên cứu là 50,5. Tỷ lệ nam/nữ là 2/1.
Kết quả: Đánh giá tình trạng sống của vạt cho thấy kết quả tốt chiếm đa số (86,6%). Tình trạng nơi cho vạt đạt kết
quả thẩm mỹ cao (93,3%). Hiện tượng bung mũi chỉ khâu xuất hiện trong 3 trường hợp (20%) nhưng sau đó liền lại tốt.
Một vạt bị hoại tử hoàn toàn (6,7%) và một vạt bị hoại tử một phần (6,7%).
Kết luận: Vạt rãnh mũi má là vạt da đáng tin cậy, được cấp máu tốt, thích hợp với các tổn thương vừa và nhỏ, kỹ
thuật đơn giản, dễ bóc tách cho phép phẫu thuật trong thời gian ngắn, do vậy rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân già
yếu hoặc có bệnh kèm theo không chịu đựng được cuộc mổ kéo dài.
Từ khóa: Tạo hình khuyết hổng, phẫu thuật cắt bỏ ung thư khoang miệng, vạt rãnh mũi má.
ABSTRACT
PREMILINARY RESULTS FROM RECONSTRUCTION OF
ORAL CANTY DEFECTS WITH NASOTRIAL FLAPS
Han Thi Thanh Van, Nguyen Quoc Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 123 - 128
Objectives: We report a series of 15 patients who underwent reconstruction of various oral cavity defects with a total
of 15 nasolabial flaps, following ablative surgery in Department of Head & Neck Surgery, Hospital K between Jan 2009
and Jan 2010.
Methods: The median age was 50.5. The male to female ratio was 2/1.
Results: Most of patients had good funtional and aesthetical results (86/6% and 93/3% respectively). Dehiscence
occurred in three flap. One flap had total necrosis (6.7%) and the other had patial necrosis (6.7%).
Conclusions: The rest healed without complications. Cosmetic impairment was minimal. The nasolabial flap is an
useful procedure for the reconstruction of moderate-sized oral cavity defects because of its simple elevation, proximity to
the defect, and versatility. It appears to represent a functionally and aesthetically satisfactory in cases of small to medium-
sized defects, especially in older, medically compromised patients with an enhanced surgical risk.
Key words: Ablative surgery, reconstruction of various oral cavity defects, the nasolabial flap.
Ung thư biểu mô khoang miệng là bệnh phát
sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc phủ toàn bộ
khoang miệng bao gồm: Ung thư môi, lợI hàm trên,
lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi
(phần di động), niêm mạc má và sàn miệng(8).
Trên thế giới, tỷ lệ ung thư biểu mô khoang
miệng khác nhau tùy theo khu vực địa lý. Ở Hoa Kỳ,
ung thư vùng đầu cổ chiếm 15% tổng số ung thư các
loại với các tỷ lệ mắc là 9,5 ca/100.000 dân. Trong đó,
tỷ lệ các khối u ác tính vùng khoang miệng là 30%
tổng số ung thư đầu cổ và 5% tổng số các ung thư
nói chung. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở Ấn Độ và một số
nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung
thư 1991 - 1995, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là
2,7/100.000 dân (chiếm 1,8%), ở nữ là 3/100.000 dân
(chiếm 3,1%). Tính đến năm 2000, ung thư biểu mô
khoang miệng là một trong mười loại ung thư phổ
biến nhất Việt Nam(7).
Khoang miệng có nhiều chức năng quan trọng
như phát âm, hô hấp, dinh dưỡng và thẩm mỹ. Mặt
khác, phẫu thuật cắt bỏ các khối u ác tính đòi hỏi
diện cắt phải đủ rộng để tránh tái phát. Vì vậy, việc
*
Bệnh viện K
Địa chỉ liên lạc: ThS. Hàn Thị Vân Thanh. ĐT: 0985692464. Email: hanvanthanh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 124
tạo hình lại các khuyết hổng khoang miệng sau phẫu
thuật cắt bỏ khối u thực sự là một thách thức lớn đối
với phẫu thuật viên, đồng thời cũng là những yếu tố
quyết định đến sự thành công của phẫu thuật.
Trên thế giới, cùng với sự tiến bộ của phẫu
thuật tạo hình, nhiều loại vạt cơ và vạt da-cơ như vạt
da tại chỗ và kế cận, cơ ngực lớn, cơ ức đòn chũm, cơ
lưng to, cơ thang, cơ bám da cổ sử dụng liền cuống
đã mang lại hiệu quả rất lớn trong tái tạo những tổn
khuyết vùng khoang miệng. Tuy nhiên, những vạt
trên khó đạt hiệu quả cao vì sự hạn chế vươn dài của
vạt, sự quay vạt quá cồng kềnh và làm biến dạng rất
nhiều ở vùng có cuống vạt đi qua.
Vi phẫu thuật ra đờI cho phép sử dụng các vạt
da-cơ hay da-cơ-xương từ xa có cuống nuôi để nối
với mạch máu dưới kính phóng đại. Tiến bộ này đã
mang lại cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật
tạo hình, tuy nhiên không phải cơ sở ngoại khoa nào
cũng có thể áp dụng được.
Trong các vạt da tại chỗ và kế cận, vạt rãnh mũi
má được coi là vạt có cuống mạch, có thể sử dụng để
điều trị các tổn khuyết vùng khoang miệng. Vạt rãnh
mũi má đã được sử dụng từ năm 600 trước Công
nguyên, sau đó đến thế kỷ XIX – XX đã được nhiều
tác giả nghiên cứu cải tiến sử dụng rộng rãi với rất
nhiều hình thức và được thừa nhận là có nhiều ưu
điểm về màu sắc, chất liệu, sức sống tốt, linh hoạt,
đa dạng và thẩm mỹ cao. Mặt khác, việc tạo hình
bằng vạt này cho phép tiến hành phẫu thuật trong
thời gian ngắn, điều đặc biệt có ý nghĩa đối với
những bệnh nhân già yếu hoặc có bệnh kèm theo
không chịu được phẫu thuật nặng nề và kéo dài(1,3,4,5).
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục tiêu:
Đánh giá kết quả bước đầu sử dụng vạt rãnh mũi
má trong tạo hình các khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ
ung thư khoang miệng.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bao gồm các bệnh nhân được chẩn đoán là ung
thư khoang miệng (có kết quả mô bệnh học được
khẳng định là ung thư), được phẫu thuật cắt bỏ khối
u để lại khuyết hổng có kích thước không quá 5 cm
(thích hợp với việc tạo hình bằng vạt rãnh mũi má)
tại khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện K tháng 01/2009
đến 01/2010. Số lượng là 15 bệnh nhân.
Cụ thể là:
- Các khối u sàn miệng trước hoặc lợi hàm dưới
có thể xâm lấn màng xương nhưng chưa xâm lấn
xương hàm dưới.
- Các khối u xương hàm trên và khẩu cái cứng
có tổn thương xương đòi hỏi phải cắt một phần
xương hàm trên.
- Các khối u niêm mạc má chưa lan ra mép.
Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu:
- Các trường hợp được xác định là không thể
phẫu thuật cắt bỏ u hoặc nạo vét hạch triệt để hoặc
có di căn xa.
- Bệnh nhân già yếu, suy dinh dưỡng hoặc mắc
bệnh toàn thân (tim mạch, tiểu đường, hô hấp... chưa
điều trị ổn định) không có chỉ định gây mê nội khí
quản hoặc có nguy cơ vết mổ không liền.
- Bệnh nhân đã được điều trị tia xạ trước đó.
Phương pháp nghiên cứu
Là nghiên cứu lâm sàng có can thiệp (thử
nghiệm lâm sàng) một nhóm (không có nhóm
chứng). Chúng tôi trực tiếp thăm khám, phẫu thuật,
chăm sóc và theo dõi bệnh nhân theo các trình tự
sau:
- Tuyển chọn bệnh nhân vào nghiên cứu theo
các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
- Đánh giá chẩn đoán xác định bệnh :
+ Nghiên cứu lâm sàng: Khai thác thông tin về
lâm sàng theo mẫu thu thập thông tin định sẵn bao
gồm tuổi, giới, tình trạng bệnh toàn thân, bệnh kèm
theo, vị trí, kích thước u (hạch) trên lâm sàng.
+ Thăm dò cận lâm sàng:
Sinh thiết u để chẩn đoán mô bệnh học.
Chọc hút tế bào đối với các trường hợp sờ thấy
hạch trên lâm sàng.
Chụp X quang lồng ngực để đánh giá tình trạng
di căn phổi.
Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để
đánh giá xâm lấn u.
Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa thường
quy, điện tâm đồ... để đánh giá tình trạng toàn thân.
- Các kỹ thuật mổ:
+ Cắt bỏ khối u bao gồm: Cắt chậu sàn miệng
trước có hoặc không kèm theo cắt xương hàm dưới
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 125
không đứt đoạn, cắt bỏ khối u niêm mạc má, cắt bỏ
khối u và một phần xương hàm trên
+ Vét hạch cổ:
Vét hạch cổ chọn lọc chỉ tiến hành với các
trường hợp N0 của ung thư sàn miệng do nguy cơ di
căn hạch cao. Không vét hạch với các trường hợp N0
của ung thư niêm mạc má, lợi hàm trên và khẩu cái
cứng do nguy cơ di căn hạch thấp. Vét hạch cổ chức
năng với N1 và vét hạch cổ triệt căn với N2.
+ Tiến hành lấy diện cắt ở 4 – 6 vị trí của diện
mổ sau khi cắt bỏ u để kiểm tra mô bệnh học sau mổ
cùng với bệnh phẩm u và hạch.
+ Tia xạ hậu phẫu đối với các trường hợp diện
cắt u tiếp cận hoặc di căn hạch (được xác định bằng
kết quả mô bệnh học).
+ Kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má:
Dùng vạt đảo cuống trên hoặc cuống dưới (có
thể kèm theo phẫu tích động mạch mặt) luồn qua má
để che phủ các khuyết hổng vùng sàn miệng trước,
khẩu cái cứng và niêm mạc má. Trường hợp mất tổ
chức sàn miệng rộng hơn thì có thể sử dụng 2 vạt
rãnh mũi má.
- Đánh giá kết quả gần (7 – 10 ngày sau mổ).
+ Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt bỏ u (hạch).
+ Tình trạng sống của vạt.
+ Khả năng phục hồi chức năng của vùng được
tái tạo.
Xử lý số liệu
Bằng thuật toán thống kê y học có sử dụng
phần mềm Epi Info 6.04 và SPSS 10.0. Mức ý nghĩa
thống kê được xác lập khi p ≤ 0.05.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
70
Biểu đồ 1. Tuổi bệnh nhân
Tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu phân bố từ 27
tuổi đến 73 tuổi với độ tuổi trung bình là 50,5. Đỉnh
cao mắc bệnh là lứa tuổi từ 40 đến 50 tuổi. Trong số
đó, nam giới chiếm ưu thế với 10 nam và 5 nữ cho tỷ
lệ 2/1. Điều này cũng phù hợp với nhận xét trong y
văn là ung thư khoang miệng thường gặp ở nam
giới, tỷ lệ nam/nữ dao động từ 3/1 đến 1/1 tùy theo
vùng dân cư, đỉnh cao mắc bệnh của ung thư
khoang miệng là từ 50 đến 60 tuổi, tuy nhiên hiện
nay có xu hướng trẻ hơn do tình hình hút thuốc và
uống rượu ngày càng gia tăng trong giới trẻ(6,8,9).
Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá phối hợp với uống
rượu là 9/15 chiếm 60% tổng số bệnh nhân trong
nghiên cứu.
Bảng 1. Vị trí u
Số BN Tỷ lệ %
Niêm mạc má 6 40
Sàn miệng trước 5 33,3
Vòm khẩu cái & lợi hàm trên 3 20
Lợi hàm dưới 1 6,7
Chúng tôi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ở
các vị trí niêm mạc má (40%), sàn miệng trước
(33,3%), vòm khẩu cái và lợi hàm trên (20%) và lợi
hàm dưới (6,7%). Tùy theo vị trí khối u mà có các
loại phẫu thuật cắt bỏ u tương ứng như lấy rộng u
(40%), cắt chậu sàn miệng trước (33,3%), cắt u và
một phần xương hàm trên (20%) và cắt chậu sàn
miệng kèm theo cắt xương hàm dưới không đứt
đoạn (6,7%). Vét hạch cổ được thực hiện trong 8/15
trường hợp (chiếm 53,3%), trong đó tất cả đều là vét
hạch cổ chọn lọc.
Bảng 2. Loại phẫu thuật cắt bỏ u
Số
BN
Tỷ lệ
%
Lấy rộng u 6 40
Cắt chậu sàn miệng trước 5 33,3
Cắt chậu sàn miệng+cắt xương
hàm dưới không ñứt ñoạn
1 6,7
Cắt u + một phần xương hàm trên 3 20
Kỹ thuật tạo hình bằng vạt rãnh mũi má được
thực hiện ngay sau phẫu thuật cắt bỏ u trong cùng
một thì mổ. Kích thước vạt tùy thuộc vào kích thước
khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ u. Kích thước
khuyết hổng trong nghiên cứu này chủ yếu là 5 cm
(10/15 trường hợp, chiếm 66,7%) và 4 cm (5/15
trường hợp, chiếm 33,3%). Loại vạt phụ thuộc vào
loại khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ u. Vạt đảo
cuống trên được sử dụng để tái tạo khuyết hổng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 126
vùng vòm khẩu cái và lợi hàm trên (20%). Vạt đảo
cuống dưới không có phẫu tích động mạch mặt được
sử dụng với các khuyết hổng niêm mạc má và sàn
miệng trước có cắt xương hàm dưới không đứt đoạn
(46,7%). Đối với các khuyết hổng sàn miệng trước
không kèm theo cắt xương hàm dưới không đứt
đọan, cần phải phẫu tích động mạch mặt để có thể
luồn dưới xương hàm đưa vào sàn miệng (33,3%).
Bảng 3. Loại vạt rãnh mũi má
Số
BN
Tỷ lệ
%
Vạt ñảo cuống dưới có phẫu tích
ĐM mặt
5 33,3
Vạt ñảo cuống dưới không phẫu
tích ĐM mặt
7 46,7
Vạt ñảo cuống trên 3 20
Bảng 4. Mô bệnh học
Số BN Tỷ lệ %
Ung thư biểu mô tế bào vảy 14 93,3
Ung thư biểu mô nhầy dạng
biểu bì
1 6,7
Trong số 15 bệnh nhân, chỉ có 1 bệnh nhân có
kết quả mô bệnh học là ung thư biểu mô nhầy dạng
biểu bì, biểu hiện trên lâm sàng là 1 khối u vùng
vòm khẩu cái bên phải, có phá hủy xương khẩu cái
và xoang hàm trên. 14 bệnh nhân còn lại (chiếm
93,3%) đều có mô bệnh học là ung thư biểu mô tế
bào vảy. Điều này cũng đúng với nhận xét trong y
văn là hầu hết các ung thư đầu cổ nói chung và ung
thư khoang miệng nói riêng là ung thư biểu mô tế
bào vảy(6,8,9).
Đánh giá về kết quả phẫu thuật u, 14/15 bệnh
nhân (93,3%) được cắt bỏ rộng rãi khối u, các diện
cắt không có tế bào ung thư. Chỉ có 1 trường hợp u
xâm lấn rộng cho diện cắt tiếp cận (có 1 diện cắt có tế
bào ung thư). Chúng tôi không ghi nhận một trường
hợp nào có tai biến trong và sau mổ như chảy máu,
nhiễm trùng, rò dịch nước bọt hay liệt mặt.
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
Mức ñộ nhận
máu của vạt
Trạng thái của
vạt
Tình trạng chỗ
khâu nối
Đánh giá về
mặt phẫu
thuật
Tốt
Trung bình
Xấu
Biểu đồ 2. Tình trạng sống của vạt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 127
Tình trạng sống của vạt bao gồm mức độ nhận máu của vạt, tình trạng của vạt, tình trạng
chỗ khâu nối và đánh giá về mặt phẫu thuật.
Để đánh giá mức độ nhận máu của vạt, chúng tôi dựa vào 4 yếu tố chính: Màu sắc của vạt,
độ trương do máu trong vạt, độ tái lấp đầy mao mạch và chảy máu ở chỗ chích. Từ đó phân
thành 3 mức độ: Tốt, trung bình và xấu. 13/15 bệnh nhân có kết quả tốt (86,6%), có một trường
hợp có kết quả trung bình (6,7%) và một có kết quả xấu (6,7%).
Về tình trạng của vạt, kết quả tốt (vạt không hoại tử, không loét, khoang miệng không có
mùi hôi) chiếm 86,6%, kết quả trung bình (vạt hoại tử một phần, loét từ 2 - 3 vị trí trên vạt,
khoang miệng không có mùi hôi) chiếm 6,7% và kết quả xấu (hoại tử toàn bộ vạt, loét nhiễm
khuẩn, khoang miệng có mùi thối của tổ chức hoại tử) chiếm 6,7%.
Theo dõi tình trạng chỗ khâu nối, chúng tôi ghi nhận 11/15 trường hợp (73,3%) có kết quả tốt
(vết khâu liền tốt, cắt chỉ sau 7 - 10 ngày), 3/15 trường hợp (20%) có kết quả trung bình (vết khâu
bung 5 - 10 mũi, cắt chỉ chậm sau 12-15 ngày) và 1/15 bệnh nhân (6,7%) có kết quả xấu (vết khâu
bung ra toàn bộ, chỉ khâu tự rơi ra).
Đánh giá về mặt phẫu thuật, kết quả tốt (không cần can thiệp gì thêm về mặt phẫu thuật)
chiếm 86,6%, kết quả trung bình (phải sửa chữa một phần vạt) chiếm 6,7% và kết quả xấu (phải
làm lại vạt khác) chiếm 6,7%.
Có thể thấy đa số bệnh nhân được tạo hình cho kết quả tốt (86,6%). Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của David JM (1992) về sử dụng 81 vạt rãnh mũi má để tạo hình khuyết hổng
khoang miệng, tỷ lệ thành công là 95,9%(7). Một nghiên cứu khác của El Khatib K và cộng sự
(2005) sử dụng 53 vạt rãnh mũi má để tạo hình các khuyết hổng khoang miệng, tỷ lệ thành công
là 92%(1).
Một trường hợp cho kết quả xấu về tình trạng sống của vạt (vạt hoại tử hoàn toàn) là bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào vảy vùng niêm mạc má trái đã di căn hạch dưới hàm trái. Khối hạch
xâm lấn động mạch mặt nên chúng tôi buộc phải thắt động mạch này. Điều này càng chứng tỏ
động mạch mặt là động mạch cấp máu chính cho vạt rãnh mũi má. 3 trường hợp bị bung vết
khâu nối đều là các bệnh nhân ung thư niêm mạc má và vị trí bung chỉ thường ở gần mép. Điều
này có thể giải thích bằng hiện tượng vận động các cơ vùng mép khi nói, nhai làm co kéo vạt
nhiều. Các trường hợp này sau đó cũng tự liền nhưng thời gian hậu phẫu kéo dài hơn.
Đánh giá khả năng phục hồi chức năng của vùng được tái tạo bao gồm chức năng cách ly
khoang miệng, ảnh hưởng toàn thân và tình trạng nơi cho vạt. 13/15 bệnh nhân (86,6%) cho kết
quả cách ly khoang miệng tốt, chỉ có 13,4% cho kết quả trung bình (nuốt nước sặc lên mũi, trào
vào má và giọng mũi hở nghe còn rõ âm). Đa số các bệnh nhân hồi phục tốt, lên cân (86,6%), chỉ
có 1 trường hợp bị xuất huyết dạ dày và 1 trường hợp già yếu, hồi phục chậm nên bị sụt cân.
14/15 bệnh nhân (93,3%) có kết quả tốt về tình trạng nơi cho vạt (sẹo liền đẹp, không bị co kéo
hay nhiễm trùng), chỉ có 1 trường hợp (6,7%) cho kết quả trung bình (sẹo co kéo làm rãnh mũi
má bị biến dạng nhẹ).
Xạ trị hậu phẫu được chỉ định trong 11/15 trường hợp (73,3%) đối với các trường hợp diện
cắt u tiếp cận hoặc kết quả mô bệnh học sau mổ xác định là có di căn hạch. Có 2 trường hợp được
điều trị hoá chất phối hợp với xạ trị hậu phẫu.
Do hạn chế về thời gian cũng như số lượng bệnh nhân, chúng tôi chưa đánh giá được tình
trạng tái phát, di căn cũng như sự phục hồi chức năng và thẩm mỹ của vạt theo thời gian. Những
đánh giá này sẽ được tiến hành vào các nghiên cứu sau với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi
dài hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 128
KẾT LUẬN
- Kỹ thuật tạo hình các khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ các khối u khoang miệng bằng vạt
rãnh mũi má cho kết quả tốt (86,6%).
- Vạt rãnh mũi má là vạt đáng tin cậy, được cấp máu tốt, thích hợp với các tổn thương vừa
và nhỏ (4 - 5 cm) và cho kết quả thẩm mỹ cao (93,3%).
- Tạo hình bằng vạt rãnh mũi má có kỹ thuật đơn giản hơn so với các phương pháp tạo hình
khác như vi phẫu thuật, được thực hiện ngay sau phẫu thuật cắt bỏ trong cùng một cuộc mổ, cho
thời gian phẫu thuật ngắn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những bệnh nhân già yếu hoặc có
các bệnh kèm theo không chịu được phẫu thuật nặng nề và kéo dài.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. El Khatib K., Danino A., Trost O., Jidal B., Malka G. (2005), “Use of nasolabial for mouth floor
reconstruction”, Ann Chir Plast Esthet 50(3), pp. 216-220.
2. Hàn Thị Vân Thanh (2009), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tạo hình ổ khuyết sau phẫu
thuật ung thư khoang miệng bằng vạt rãnh mũi má ”, Đề cương luận án tiến sĩ y học, Trường
Đại học Y Hà nội, Hà nội.
3. Lazaridis N (2003), “Unilateral subcutaneous pedicled nasolabial island flap for anterior
mouth floor reconstruction”, J Oral Maxillofac Surg, 61(2), pp 182-190.
4. Lim D.T.H., Soo K.C., (1995), Oropharyngeal reconstruction after ablative surgery of head &
neck – experience of 93 cases, Ann Acad Med Singapore, 24, pp. 370-372.
5. Marandas P., Gerbanlet A., Luboinski B. (1991), “Tumeurs malignes du plancher de la
bouche, Oto-Rhino-Laryngologie 20627D10”, Encycl.Méd.Chir, Paris, pp.1-16.
6. Mark D.D (2004), “General Principle of Reconstructive Surgery for Head and Neck Cancer
Patients”, Head and Neck – A multidicciplinary approach, 2nd , Lippincott Williams &
Wilkins, pp. 150-152.
7. Nguyễn Bá Đức (2006), “Báo cáo tóm tắt khoa học kỹ thuật”, Nghiên cứu dịch tễ học, chẩn
đoán, điều trị, phòng chống một số bệnh ung thư ở Việt nam, Đề tài cấp nhà nước mã số KC-
10-06, tr. 6.
8. Nguyễn Quốc Bảo (1999), “Ung thư biểu mô khoang miệng”, Hướng dẫn thực hành chẩn
đoán và điều trị ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr. 92-113.
9. William M.M, Charles E.R, Nicholas J.C (20030, “Treatment of Head and Neck Cancers”,
Cancer: Principle and Practice of Oncology, 7th, Lippincott-Raven Publisher, Philadenphia,
pp. 657-664.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_ket_qua_buoc_dau_su_dung_vat_ranh_mui_ma_tao_hinh_khu.pdf