Một số kết quả nghiên cứu về vi sinh vật tại vùng ven biển Hải Phòng

From 50 water and sediment samples collected in coastal zone of Haiphong, we have isolated 65 bacterial strains and identification belong to 31 species, 16 gena, 8 families and 2 orders, the genus Bacillus, there are the highest species number - 8 species, Pseudomonas being 5 species and the other genus has only 1 - 2 species. Aerobic bacterial amounts in Bang la, Trang cat mangrove are quite high, range of 104 - 107tb/ml,g; Actinomycetes is 0 - 102tb/ml,g; yeast is 0 - 2.102tb/ml,g and fungi density can reach up65 103tb/ml,g. The number of aerobic bacteria and actinomycetes in sediment samples were higher 10 - 100 times than those in water samples, but the numbers of yeast and fungi were opposite orientation, especially in raining season. Many bacterial strains were tested the ability of nitrifying, denitrifying, degradation of protein, starch and resistibility to pathogens of Vibrio parahaemolyticus and Vibrio fuonissi indicated that had high activities. Liquid and powder probiotics made from a the bacterial combination were evaluated in the wastewater of shrimp aquaculture pond indicating that analysed chemical parameters of DO, COD, BOD5 and NH4+ significantly approved in comparation with control samples in 10 days.

pdf15 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả nghiên cứu về vi sinh vật tại vùng ven biển Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51 Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10 (2010). Số 1. Tr 51 - 65 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VI SINH VẬT TẠI VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG ðỖ MẠNH HÀO, PHẠM THẾ THƯ Viện Tài nguyên và Môi trường biển Tóm tắt: Từ 50 mẫu nước và trầm tích vùng ven biển Hải Phòng ñã phân lập ñược 65 chủng vi khuẩn ñiển hình thuộc 31 loài, 16 chi, 8 họ và 2 bộ. Số lượng nhóm vi khuẩn hiếu khí rừng ngập mặn Bàng La, Tràng Cát khá cao, biến ñộng 104 - 107tb/ml,g; xạ khuẩn từ 0 - 102tb/ml,g; nấm men từ 0 - 2.102tb/ml,g và nấm sợi có mật ñộ ñạt tới 103tb/ml,g. Số lượng vi khuẩn hiếu khí và xạ khuẩn trong các mẫu trầm tích thường cao hơn mẫu nước bề mặt từ 10 - 100 lần, nhưng nấm sợi và nấm men lại có xu hướng ngược lại, ñặc biệt vào mùa mưa. Nhiều chủng vi khuẩn có hoạt tính nitrat hoá, phản nitrat, phân giải protein, tinh bột và khả năng ñối kháng với vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus và Vibrio fuoniss cao. Chế phẩm dạng lỏng và bột ñược tạo ra từ tổ hợp một số chủng vi khuẩn trên khi thử nghiệm trên nước thải ñầm nuôi trồng thuỷ sản cho thấy các chỉ tiêu môi trường ñược phân tích là DO, COD, BOD5 và NH4+ có sự cải thiện ñáng kể so với mẫu ñối chứng sau 10 ngày thả chế phẩm. Từ khoá: vi khuẩn hiếu khi; xạ khuẩn, nấm men; nấm sợi; rừng ngập mặn Bàng La và Tràng Cát; chế phẩm dạng lỏng và dạng bột. I. MỞ ðẦU Vùng ven biển Hải Phòng nằm trong phạm vi hệ toạ ñộ 20035’00”-21000’00”N và 106035’00”-107010’40”E, phía ðông và ðông Bắc giáp với ven biển Quảng Ninh, phía Tây và Nam giáp với vùng ven biển Thái Bình. Trong ñó, Vùng này bao gồm ñới ngập triều rộng 242 km2 và ñới bờ ngầm với ñộ sâu 6 - 10 m rộng trên 500 km2 [8] ñã tạo ra nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau như là rừng ngập mặn (RNM), cửa sông, bãi triều cát, khu vực nuôi trồng thuỷ sản và cảng biển. Vùng ven biển này nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa với mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều và mùa khô lạnh khô ít mưa, các thông số trầm tích lơ lửng, ñộ muối, pH, nhiệt ñộ và các hợp chất hữu cơ hoà tan cũng có sự biến ñổi theo mùa rất rõ rệt. Cho ñến nay, ñã có nhiều công trình nghiên cứu về ña dạng của hệ thống ñộng thực vật, ñánh giá nguồn lợi thuỷ sản và các ñiều kiện thuỷ lý, thuỷ hoá, nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu về vi sinh vật (VSV), nhóm sinh vật ñóng vai trò rất quan trọng trong 52 quá trình chuyển hoá vật chất, ñồng thời vi sinh vật cũng là nguồn gen giá trị cho các ngành công nghiệp thực phẩm, y dược, hoá mỹ phẩm và xử lý môi trường. Chính vì vậy, chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu sự ña dạng vi sinh vật, ñồng thời ñánh giá và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật hữu ích tại khu vực này. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu Bao gồm 50 mẫu nước và trầm tích ñược thu thập tại các ñầm nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn, cửa sông trong vùng ven biển Hải phòng, thuộc ñề tài cơ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển những năm 2003, 2004, 2005 và 2007. 2. Phương pháp 2.1. Thu mẫu ngoài hiện trường - Mẫu nước ñược lấy bằng bathometer sau ñó chuyển vào lọ thuỷ tinh dung tích 100 ml ñã khử trùng và bảo quản lạnh trong hộp xốp có chứa ñá trước khi mang về phòng thí nghiệm phân tích. - Mẫu trầm tích ñược lấy bằng thiết bị lấy bùn chuyên dụng hoặc bằng thìa inox ñã khử trùng, khoảng 500 g trầm tích ñược chuyển vào túi nylon và bảo quản lạnh trong hộp xốp có chứa ñá trước khi mang về phòng thí nghiệm phân tích. 2.2. Phương pháp trong phòng thí nghiệm - ðếm số lượng các vi sinh vật và phân lập vi sinh vật hữu ích trên môi trường chọn lọc: Vi khuẩn hiếu khí (HK) trên môi trường hiếu khí tổng số; Nấm men (NMn) trên môi trường Hansen; Nấm mốc (NM) trên môi trường Czapek; Xạ khuẩn (XK) trên môi trường xạ khuẩn biển (1). - Xác ñịnh hình dạng tế bào dưới kính hiển vi thường (Ba Lan) và kính hiển vi ñiện tử quét JSM-5410 LV, JEOL (Nhật Bản) (1). - Xác ñịnh các ñặc ñiểm sinh lý và sinh hoá của vi khuẩn theo hướng dẫn của Smibert & Krieg, (1994) (10). - ðoạn gen 16S rRNA sau khi ñược nhân lên và thuần khiết sẽ ñược ñọc trực tiếp trên máy ñọc gen ABI 3100. - Phân loại vi khuẩn theo khoá phân loại của Bergey, (1957) (9). - Xác ñịnh hàm lượng amoni (NH3) và nitrit (NO2-) trong nước biển ñược xác ñịnh bằng phương pháp so màu phenat trên máy ño quang phổ kế DR/2000 (HACH, Mỹ) với dài ño: từ vết (0,0 µgN) trở lên, ñộ phân giải: 0,1µgN và sai số: ± 10% giá trị ño. 53 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài Bảng 1: Thành phần loài các chủng vi khuẩn phân lập từ ven biển Hải Phòng Stt Thành phần loài Stt Thành phân loài Class: Schizomycetes Family VI: Bacteroidaceae Order I: Pseudomonadales Genus 8: Bacteroides Sub-order: Rhodobacteriineae 13 Bacteroides capillosus Family I: Nitrobacteriaceae Genus 9: Streptobacillus Genus 1: Nitrosomonas 14 Streptobacillus moniliformis 2VK2 1 Nitrosomonas spp. 15 Streptobacillus moniliformis 1VK3 Genus 2: Nitrobacter Family VII: Achromobacteraceae 2 Nitrobacter spp. Genus 10: Alcaligenes Genus 3: Nitrospina 16 Alcaligenes faecalis 3 Nitrospina spp. Genus 11: Flavobacterium Family II: Athiorhodaceae 17 Flavobacterium marinum Genus 4: Rhodopseudomonas 18 Flavobacterium marinotypicum 4 Rhodopseudomonas capsulate BLV-01 Genus 12: Achromobacter 5 Rhodopseudomonas capsulate BLV-02 19 Achromobacter liquefaciens Sub-order: Pseudomonadineae Genus 13: Lactobacillus Family III: Pseudomonas 20 Lactobacillus spp. Genus 5: Pseudomonas Genus 14: Escherichia 6 Pseudomonas aeruginosa 21 Escherichia sp. 7 Pseudomonas pseudomallei Genus 15: Bacillus 8 Pseudomonas caviae 22 Bacillus subtilus STCK99 9 Pseudomonas fluorescens 23 Bacillus subtilus VK07 10 Pseudomonas putida 24 Bacillus lichenniformis Order II: Enbacteriales 25 Bacillus cereus Family IV: Rhizobaiceae 26 Bacillus brevis Genus 6: Rhizobium 27 Bacillus megaterium 11 Rhizobium spp. 2V2 28 Bacillus sphaericus Family V: Brevibacteraceae 29 Bacillus spp. 2VK5 Genus 7: Brevibacterium 30 Bacillus spp. 2V8 12 Brevibacterium healii Family VIII: Bacillaceae Genus 16: Clostridium 31 Clostridium spp. 2V1 54 Dựa trên các ñặc ñiểm hình thái khuẩn lạc, tế bào, ñặc ñiểm sinh lý, sinh hoá, kết quả giải trình tự 16S rRNA và theo khóa phân loại của Bergey’s 1954. Chúng tôi xếp 65 chủng vi khuẩn phân lập ñược từ vùng ven biển Hải Phòng vào 31 loài, 16 chi, 8 họ, 2 bộ (bảng 1). Tất cả các chủng giống này ñã ñược lưu vào bộ sưu tập giống vi sinh vật của Viện. Họ Achromobacteraceae có số chi nhiều nhất - 6 chi, trong khi ñó các họ khác chỉ có từ 1 - 2 chi. Chi Bacillus có tới 8 loài vi khuẩn khác nhau, tiếp ñến là chi Pseudomonas với 5 loài vi khuẩn, các chi còn lại chỉ có từ 1 - 2 loài. 2. Phân bố của VSV trong RNM Bàng La và Tràng Cát Kết quả cho thấy cả 4 nhóm vi sinh vật này ñều có mặt ở trong vùng nghiên cứu với mật ñộ khác nhau (bảng 2): Số lượng tế bào vi khuẩn hiếu khí biến ñộng từ 104 - 107tb/ml; g, mật ñộ tế bào vi khuẩn hiếu khí ít nhất trong mẫu nước Bàng La vào mùa khô - 104 và cao nhất là mẫu ñất Tràng Cát vào mùa mưa - 107 (hình 1). Số lượng xạ khuẩn ñạt mật ñộ cực ñại là 102tb/ml;g trong mẫu ñất Tràng Cát vào mùa mưa. Số lượng tế bào nấm men ñạt mật ñộ cao nhất trong mẫu nước Tràng cát vào mùa mưa - 2.102tb/ml;g, nấm men không thấy xuất hiện trong tất cả các mẫu vào mùa khô. Trong mẫu nước Tràng Cát vào mùa mưa mật ñộ tế bào nấm sợi ñạt tới 103tb/ml;g, nhiều mẫu không thấy có mặt nấm sợi (hình 2). Bảng 2: Số lượng một số nhóm vi sinh vật trong RNM Bàng La - Tràng Cát Mùa mưa (tháng 8/2007) Mùa khô (3/2008) HK XK NM NS HK XK NM NS STC 107 102 15 50 106 102 0 0 WTC 106 0 2x102 103 5x104 0 0 50 SBL 107 101 0 0 106 10 0 0 WBL 105 0 10 2X102 104 0 0 0 Ghi chú: STC: ðất RNM Tràng Cát, WTC: Nước RNM Tràng Cát, SBL: ðất RNM Bàng La, WBL: Nước RNM Bàng La, HK: Vi khuẩn hiếu khí, XK: Xạ khuẩn, NM: nấm men, NS: nấm sợi Nhìn chung, tế bào vi khuẩn hiếu khí, xạ khuẩn, nấm men hay nấm sợi ñều có mật ñộ cao vào mùa mưa và có mật ñộ thấp hơn nhiều vào mùa khô. ðặc biệt là nấm men và 55 nấm sợi, chúng hầu như không có mặt trong các mẫu vào mùa khô. Có thể vào mùa mưa, nước từ các lưu vực sông mang theo một lượng lớn nguồn dinh dưỡng và cả các vi sinh vật lục ñịa phân tán vào vùng RNM này làm cho khu hệ VSV ở ñây phong phú thêm. RNM Tràng Cát có số lượng VSV cả 4 nhóm vi khuẩn hiếu khí, xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi ñều cao hơn VSV ở RNM Bàng La. ðây có thể là kết quả của sự khác nhau về thành phần môi trường từ 2 RNM này. Các mẫu nước có số lượng nấm men và nấm sợi cao hơn các mẫu trầm tích, ñiều này có thể lý giải là do 2 nhóm VSV này có thể di nhập tạm thời từ các vùng lục ñịa ra. 3. ðặc ñiểm hình thái Từ khoảng 50 mẫu trầm tích và nước vùng ven biển Hải phòng, chúng tôi tuyển chọn ñược 65 chủng vi khuẩn khác nhau (bảng 3). Các khuẩn lạc có màu sắc rất khác nhau, từ màu trắng sữa, màu ñất ñến màu vàng, lục và màu ñỏ. Hình dạng và kích thước khuẩn lạc cũng khá ña dạng, có những khuẩn lạc có kích thước từ nhỏ ñến to và lan toả lên khắp bề mặt thạch, mép khuẩn lạc có thể tròn ñều ñến răng cưa, bề mặt lồi hoặc lõm. ða số các chủng phân lập ñược có tế bào dạng hình que ngắn ñến dài, cũng có mặt các tế bào có dạng hình cầu, xoắn và hình ovan, một số chủng có dạng ña hình và biến ñổi theo chu kì phát triển hay ñiều kiện môi trường. Các chủng này có thể phản ứng âm hay dương khi nhuộm Gram. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 RS TC DS TC RW TC DW TC RS BL DS BL RW BL DW BL XK NM NS 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 RS TC DS TC RW TC DW TC RS BL DS BL RW BL DW BL Hình 1: Phân bố vi khuẩn HK trong RNM Tràng Cát và Bàng La mùa mưa(R) và khô (D) Hình 2: Phân bố XK, NM và NS trong RNM Tràng Cát và Bàng La mùa mưa (R) và khô (D) 56 4. ðặc ñiểm sinh lý Các chủng vi khuẩn nghiên cứu ñược phân tích khả năng phản ứng với oxy, với nhiệt ñộ tại 4, 30, 45 và 550C, phản ứng với nồng ñộ muối tại 10 nồng ñộ khác nhau từ 0% ñến 10%, và ba pH khác nhau là 5,5; 7,0 và 9,5. Hầu hết các chủng vi khuẩn ñược phân lập là vi khuẩn vi hiếu khí ñến hiếu khí. Chúng ñều là những vi khuẩn chịu muối và sinh trưởng tốt nhất tại nồng ñộ muối từ 2 - 3%. Chúng có khả năng sinh trưởng tốt nhất tại 300C, một số chủng có khả năng sinh trưởng tại 450C, nhưng những chủng vi khuẩn này không mọc ñược tại 40C và 550C. Giới hạn pH của các chủng vi khuẩn này khá rộng, từ 5,5 ñến 9,5, tuy nhiên chúng có khả năng sinh trưởng tốt hơn tại các pH kiềm. A. Chủng vi khuẩn PLTa B. Chủng vi khuẩn PLTb’ C. Chủng vi khuẩn PLTE D. Chủng vi khuẩn KT8c Hình 3: Ảnh tế bào một số chủng vi khuẩn dưới kính hiển vi ñiển tử quét 57 Bảng 3: ðặc ñiểm hình thái một số chủng vi khuẩn ñiểm hình ðặc ñiểm tế bào Mẫu Chủng ðặc ñiểm khuẩn lạc H. thái Gram ðầm nuôi Kiến Thuỵ KT1a Tròn nhỏ li ty, màu sữa Cầu - ðầm nuôi Kiến Thuỵ KT8a’ Khuẩn lạc tròn màu lục, bề mặt nhẵn Que - ðầm nuôi ðồ Sơn ðS1a’ Khuẩn lạc tròn, màu vàng bề mặt nhẵn Que - ðầm nuôi ðồ Sơn ðS1c Khuẩn lạc nhỏ li ty, màu vàng Que - RNM Gia Minh GMTa Khuẩn lạc tròn, màu sữa Cầu - Cửa sông Gia Minh GMDa Khuẩn lạc tròn, màu ñỏ, tế bào dễ tách Que - RNM Phù Long PLTa Khuẩn lạc tròn, màu ñỏ Que - RNM Phù Long PLTb’ Khuẩn lạc tròn, màu vàng nhạt, bề mặt nhẵn Que - RNM Vinh Quang VQT Khuẩn lạc tròn, d = 2 - 3 cm, màu da cam, bề mặt nhẵn Cầu - RNM Tràng Cát STCK6.22 Màu nâu lan toả, mép không ñều, dễ tách, không thay ñổi màu dưới các môi trường khác nhau và không hoà tan vào môi trường thạch Que + RNM Tràng Cát STCV3.13 Khuẩn lạc màu nâu ñất ñến vàng nhạt Que _ RNM Tràng Cát STCV3.10 Khuẩn màu lẫn ñất có sắc tố hoà tan tiết vào môi trường thạch Que _ RNM Tràng Cát STCM3.29 Khuẩn lạc to, mép tròn không ñều, bề mặt hơi lồi, màu vàng nhạt Que + RNM Tràng Cát WTCV1.25 Màu da cam to lan toả mép không ñều, bề mặt phẳng, không thay ñổi màu dưới môi trường khác nhau và không hoa tan vào môi trường thạch Cầu _ RNM Bàng La SBLV4.15 Khuẩn lạc màu nâu ñất, có sắc tố hoà tan tiết vào môi trường thạch Que _ RNM Tràng Cát BLV-02 Khuẩn lạc màu ñỏ, nhỏ, mép tròn không ñều dưới ñiều kiện kị khí có chiếu sáng Que _ RNM Bàng La WBLV2.15 Màu nâu ñất, có sắc tố hoà tan tiết vào môi trường thạch Que _ ðất RNM Tràng Cát STCK99 Màu trắng sữa to, không thay ñổi màu dưới môi trường khác nhau và không hòa tan vào môi trường thạch Que + 58 Bảng 4: ðặc ñiểm sinh hoá một số chủng vi khuẩn ñiển hình Tê n ch ủn g D ịc h ho á sữ a Ca ta laz a LM glu co se LM lac to se M an n os e Ax it ax et ic Su cr os e Et an ol St ar ch G ela tin e In do le H 2S STCM3.27 Trung hoà + - + + - + - - + - - SBLK3.6 Axit hoá + + + + - + - - + + 0 STCK6.22 Axit hoá + + + + + + - + + 0 0 STCV3.13 Trung hoà + - + + - + - - - - - STCV3.10 Kiềm hoá + - + + - + - - + - 0 STCM3.29 Axit hoá + + + + + + - + + 0 0 SBLV4.2 Axit hoá + - + - - - - - + - 0 WTCV1.25 Axit hoá + - + - - + - - + - - SBLV4.15 Kiềm hoá + - + + - + - + - 0 0 STCV3.7 - + - - + - + - - + - 0 BLV-01 Axit hoá + + + - + + - - - - - BLV-02 Axit hoá + + + - + + - - - - - SBLV2-12 Axit hoá + + + + - + - - - + 0 STCK99 Axit hoá + + + + + + + + + 0 0 WBLV2.15 Trung hoà + - + - - - - - - 0 0 1VK3 0 + + + 0 0 - + - - 0 0 1VK5 0 + + + 0 0 - + - - 0 0 2VK2 0 + + - 0 0 - + - - 0 0 2VK5 0 + + - 0 0 - + - - 0 0 2VK8 0 _ - - 0 0 - + - - 0 0 4VK1 0 + - - 0 0 + + - - 0 0 4VK2 0 + + - 0 0 + - + - 0 0 VK07 0 + + + 0 0 + - + + 0 0 1VK8 0 + + + 0 0 + + + + 0 0 2V2 0 + + + 0 0 + + + + 0 0 2V1 0 + + + 0 0 + - + + 0 0 2V8 0 + + + 0 0 + + + + 0 0 *Ghi chú: (+): dương tích, (-): âm tính, (0): chưa xác ñịnh 59 5. ðặc ñiểm sinh hoá Các chủng vi khuẩn này cũng ñược tiến hành phân tích các ñặc tính sinh hoá như là khả năng dịch hoá sữa, phản ứng catalaza, lên men glucose, lên men lactose, khả năng ñồng hoá các loại ñường ñơn (mannose, sucrose, etanol, axit axetic .v.v.), khả năng phân huỷ các ñại phân tử (tinh bột, gelatine) và một số ñặc tính sinh hoá dùng ñể ñịnh loại khác như là nitrat hoá, phản nitrat, sinh indole, khử H2S.v.v. cũng ñược sử dụng (bảng 4). Một số kết quả ñược trình bày ở bảng 3 cho thấy, tất cả các chủng ñều có phản ứng catalaza dương tính, ña số các chủng có khả năng kiềm hoá dung dịch sữa, nhiều chủng có khả năng lên men glucose và lactose, nhiều chủng có khả năng phân huỷ gelatine hơn là tinh bột, có nhiều chủng có thể phát triển ñược trong môi trường chỉ có etanol làm nguồn cácbon duy nhất. 6. Phân tích trình tự 16S rRNA chủng vi khuẩn VK 07 và STC99 Trình tự 16S rRNA của chủng vi khuẩn VK07 và STC99 ñược nhân lên bằng cặp mồi: 5’ AGAGTTTGACCTGGCTCAC 3’ và 5’ CGGCTACCTTGTTACGACTT 3’ tại nhiệt ñộ gắn mồi là Ta 540C, sau khi tinh sạch sản phẩm này ñược phân tích trình tự trên máy phân tích DNA. Hình 4: Cây phát sinh chủng loại của chủng Cây phát sinh chủng loại của 2 chủng vi khuẩn này với các loài vi khuẩn có mối quan hệ di truyền gần gũi ñược xây dựng bằng phần mềm MEGA 4.0 (Kumar et al., 60 2006). Kết quả trong hình 4 cho thấy chủng VK07 thuộc loài Bacillus subtilis và có mối liên hệ gần gũi với loài Bacillus subtilis C.2, Bacillus subtilis C.4 và Bacillus sp. CP1, chủng STC99 thuộc loài Bacillus megaterium và có mối quan hệ gần gũi với loài Bacillus megaterium C.3. 7. Hoạt tính một số chủng vi khuẩn ven biển Hải Phòng 7.1. Hoạt tính nitrat hoá Sau thời gian 42 ngày nuôi vi khuẩn oxy hoá amon trong bể thuỷ tinh thứ nhất dung tích 20 l, nồng ñộ amon từ 45,86 mg/l giảm xuống còn 0,12 mg/l, tức là chỉ bằng 0,26% so với nồng ñộ ban ñầu (bảng 5). Từ hình 5 cho thấy nồng ñộ amon giảm mạnh nhất trong 22 ngày ñầu, từ 45,86 mg/l xuống còn 4,01 mg/l, chỉ bằng 8,7% so với nồng ñộ ban ñầu. Nồng ñộ nitrit từ 0,052 mg/l sau 42 ngày nuôi giảm xuống còn 0,013 mg/l, bằng 25% nồng ñộ ban ñầu. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0 10 20 30 40 50 m g/ l ngày NH4+ 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12 0,14 0,16 0 20 40 60 m g/ l ngày NO2- Hình 5: Hoạt tính nitrat hoá trong các bể thuỷ tinh thí nghiệm 61 Bảng 5: Kết quả ño hoạt tính nitrat hoá trong các bể thuỷ tinh thí nghiệm Thời gian ño hoạt tính (ngày) STT Hoá chất (mg/l) 0 14 22 29 42 Bể 01 NH4+ 45,86 23,98 4.01 3,88 0,12 Bể 02 NO2- 0,052 0,138 0,104 0,021 0,013 7.2. Hoạt tính phân giải protein, tinh bột và phản nitrat hoá Tám chủng vi khuẩn ñược phân lập từ ñầm nuôi trồng thuỷ sản Kiến Thuỵ và ðồ Sơn ñược tiến hành phân tích khả năng phân giải protein, tinh bột và phản nitrat. Kết quả trong bảng 6 cho thấy, ba chủng KT001, KT003 và DS003 có cả ba hoạt tính phân giải protein, tinh bột và phản nitrat, trong ñó KT001 và KT003 có hoạt tính phân giải protein và tinh bột mạnh. 7.3. Khả năng ñối kháng ñối với Vibrio 13 chủng vi khuẩn phân lập vùng ven biển Hải phòng ñược tiến hành phân tích khả năng ñề kháng hai chủng vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus và Vibrio fuonissi. Kết quả bảng 7 cho thấy, 9 chủng có khả năng ñối kháng với Vibrio parahaemolyticus và chín chủng có khả năng ñối kháng với V. fuonissi. ðáng chú ý là các chủng B1H6, L1H3, B1H5 và DS002 có khả năng ức chế cả 2 loài Vibrio cao. 7.4. Kết quả thử nghiệm chế phẩm HIO dạng lỏng và bột vào việc xử lý nước thải nuôi tôm ở quy mô phòng thí nghiệm Hai loại nước thải là nước thải ñầm nuôi trồng thuỷ sản thuộc ñịa bàn huyện Kiến Thuỵ (NTKT) và ñịa bàn thị xã ðồ Sơn (NTDS) sau khi ñược ñưa vào bể thuỷ tinh với lượng thể tích như nhau 10 lít. Các bể kiểm tra sẽ ñược bổ sung 30 g chế phẩm/10 m3 nước ñối với chế phẩm dạng bột và 01 lít chế phẩm/1000 m3 nước ñối với chế phẩm dạng lỏng. Sau 10 ngày thả chế phẩm, kết quả phân tích mẫu ñược trình bày ở bảng 8 cho thấy cả hai chế phẩm có tác dụng cải thiện môi trường nước thải ñầm nuôi trồng thuỷ sản Kiến thuỵ và ðồ sơn khá tốt, chế phẩm HIO dạng bột tỏ ta có tác dụng cải thịên môi trường nước tốt hơn. 62 Bảng 6: Hoạt tính phân giải protein, tinh bột và phản nitrat hoá một số chủng vi khuẩn STT Chủng VK Phân giải protein Phản nitrat Phân giải Tinh bột Tên loài VK 1 KT001 +++ + +++ Bacillus lichenliformis 2 KT002 + - ++ Lactobacillus sp. 3 KT003 +++ + +++ Bacillus cereus 4 DS001 ++ - ++ Bacillus subtilis 5 DS002 ++ - + Lactobacillus sp. 6 DS003 + + + Bacillus sp. *Ghi chú: (+++): hoạt tính mạnh, (++): ht trung bình, (+): ht yếu, (-): không hoạt tính Bảng 7: Khả năng ức chế Vibrio của một số chủng vi khuẩn ven biển Hải Phòng ðối kháng Chủng V.p V.f Tên loài vi khuẩn B5H5 + - Bacillus cereus B1H4 + + B. alvei B5H10 - + B. Polymyxa B1H6 ++ ++ B. licheniformis B7H3 - - B. subtillis L1H3 ++ ++ Lactobacillus sp. B1H5 ++ ++ B. licheniformis KT001 + + Bacillus lichenliformis KT002 + + Lactobacillus sp. KT003 - + Bacillus cereus DS001 + - Bacillus subtilis DS002 ++ ++ Lactobacillus sp. DS003 - - Bacillus sp. Ghi chí: V.p: Vibrio parahaemolyticus, V.f: Vibrio fuonissi 63 Bảng 8: Thông số hoá lý trong nước thải nuôi trồng thuỷ sản sau 10 ngày thả chế phẩm Nước thải NTTS Kiến Thuỵ Nước thải NTTS ðồ Sơn Thông số Bột Lỏng DC Bột Lỏng DC T0C 30 30 30 30 30 30 pH 7,6 7,5 7,32 7,65 7,60 7,50 DO(mg/l) 5,5 5,0 4,5 4,6 4,5 4,3 BOD5(mg/l) 2,2 3,0 4,8 3,9 4,0 4,3 COD(mg/l) 15,5 15,9 16,7 14,5 14,7 15,0 NH4+(mg/l) 0,13 0,14 0,20 0,14 0,15 0,17 IV. KẾT LUẬN Chúng tôi ñã xác ñịnh ñược 31 loài vi khuẩn thuộc 16 chi, 8 họ và 2 bộ cho vùng ven biển Hải Phòng. Vi khuẩn kiếu khí, xạ khuẩn, nấm men và nấm sợi thường có mật ñộ cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô, số lượng vi khuẩn hiếu khí và xạ khuẩn trong các mẫu trầm tích thường cao hơn mẫu nước bề mặt từ 10 - 100 lần, nhưng nấm sợi và nấm men lại có xu hướng ngược lại. Nhiều chủng vi khuẩn có hoạt tính nitrat hoá, phản nitrat, phân giải protein, tinh bột và khả năng ñối kháng với vi khuẩn gây bệnh cao. Chế phẩm dạng lỏng và bột ñược tạo ra từ tổ hợp một số chủng vi khuẩn có các hoạt tính cao này khi kiểm tra trên nước thải ñầm nuôi trồng thuỷ sản cho thấy một số chỉ tiêu môi trường như DO, COD, BOD5 và NH4+ có sự cải thiện ñáng kể so với mẫu ñối chứng sau 10 ngày thử nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lân Dũng, ðoàn Xuân Mượu, Nguyễn Phùng Tiến, ðặng ðức Trạch, Phạm Văn Ty, 1972-1978. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật tập I, II, III. NXB. KH & KT Hà Nội, 471Tr., 430Tr., 441Tr. 2. Lại Thuý Hiền, ðặng Phương Nga, ðỗ Thu Phương, Phạm Thị Hằng, Kiều Quỳnh Hoa, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Bá Tú, 2008. Một số kết quả nghiên cứu ña dạng vi sinh vật tại biển ñảo Cát Bà. Hội nghị khoa học toàn Quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ hai: 284-293. 64 3. ðỗ Mạnh Hào, ðàm ðức Tiến, 2003. Bước ñầu nghiên cứu nhóm vi khuẩn nitrat hoá trong ñầm nuôi trồng thuỷ sản Hải Phòng. ðề tài cơ sơ Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 57tr. 4. ðỗ Mạnh Hào, ðàm ðức Tiến, 2004. Bước ñầu nghiên cứu nhóm vi khuẩn phân giải protein, tinh bột và phản nitrat hoá vùng ven biển Hải Phòng. Báo cáo ñề tài cơ sở 2004, 40tr. 5. ðỗ Mạnh Hào, 2005. Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất chế phẩm xử lý nước thải ñầm nuôi trồng thuỷ sản. Báo cáo ñề tài cơ sở 2005, 50tr. 6. ðỗ Mạnh Hào, Phạm Thế Thư, 2007. Ứng dụng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA vào việc phân loại một số chủng vi khuẩn rừng ngập mặn Bàng La, Tràng Cát. Báo cáo ñề tài cơ sở 2007, 49tr. 7. Hao Do Manh, Matsuo Yoshihide, Atsuko Katsuta, Satoru Matsuda, Yoshikazu. Shizuri and Hiroaki Kasai, 2008. Robiginitalea myxolifaciens sp. nov., a novel myxol-producing bacterium isolated from marine sediment and emended description of the genus Robiginitalea. International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology 58: 1660-1664. 8. Trần ðức Thạnh, Nguyễn ðức Cự, Nguyễn Chu Hồi, 1993. Báo cáo môi trường ñịa chất ven bờ Hải phòng. Thư viện Phân viện Hải dương học Hải phòng. 151 Tr. 9. Breed Robert, S.; Murray, E.G.D.; Smith Nathan, R., 1957. Bergey’s manual determinative bacteriology, seventh edition. London, Bailiere. Tindall & Cox, Ltd. USA. 1094p. 10. Smibert, R. M., & Krieg, N. R., 1994. Phenotypic characterization. In Methods for General and Molecular Bacteriology, pp. 607-654. Edited by P. Gerhardt, R. G. E. Murray, W. A. Wood & N. R. Krieg. Washington, DC: American Society for Microbiology. SOME RESULTS OF STUDY ON MICROBE IN HAI PHONG COASTAL ZONE DO MANH HAO, PHAM THE THU Summary: From 50 water and sediment samples collected in coastal zone of Haiphong, we have isolated 65 bacterial strains and identification belong to 31 species, 16 gena, 8 families and 2 orders, the genus Bacillus, there are the highest species number - 8 species, Pseudomonas being 5 species and the other genus has only 1 - 2 species. Aerobic bacterial amounts in Bang la, Trang cat mangrove are quite high, range of 104 - 107tb/ml,g; Actinomycetes is 0 - 102tb/ml,g; yeast is 0 - 2.102tb/ml,g and fungi density can reach up 65 103tb/ml,g. The number of aerobic bacteria and actinomycetes in sediment samples were higher 10 - 100 times than those in water samples, but the numbers of yeast and fungi were opposite orientation, especially in raining season. Many bacterial strains were tested the ability of nitrifying, denitrifying, degradation of protein, starch and resistibility to pathogens of Vibrio parahaemolyticus and Vibrio fuonissi indicated that had high activities. Liquid and powder probiotics made from a the bacterial combination were evaluated in the wastewater of shrimp aquaculture pond indicating that analysed chemical parameters of DO, COD, BOD5 and NH4+ significantly approved in comparation with control samples in 10 days. Ngày nhận bài: 05 - 7 - 2009 Người nhận xét: TS. ðàm ðức Tiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf906_6132_1_pb_7386_2079522.pdf
Tài liệu liên quan