Trong bài báo này, chúng tôi đã đề xuất một thuật toán
cải tiến (Thuật toán 3) tính bao đóng của một tập thuộc
tính đối với một tập phụ thuộc hàm. Vì tất cả các FD có
vế phải chứa trong Xnew đều bị loại bỏ trước khi thực sự
tiến hành tính bao đóng nên Thuật toán 3 rõ ràng là hiệu
quả hơn Thuật toán 2. Đặc biệt là trong trường hợp tập F
ban đầu gồm một số phụ thuộc hàm có vế phải chứa trong
Xnew hoặc trong quá trình tính giá trị mới của Xnew, việc
thay thế một phụ thuộc hàm bằng một phụ thuộc hàm đơn
giản hơn, làm xuất hiện một phụ thuộc hàm mới có vế phải
chứa trong Xnew. Hơn nữa, tính đúng đắn của Thuật toán 2
không được chứng minh tường minh khi thực hiện phép
thay thế các phụ thuộc hàm bằng các phụ thuộc hàm đơn
giản hơn. Với bổ đề 0, chúng tôi đã chứng minh tính đúng
đắn này trong Thuật toán 3. Với việc rút gọn bài toán tìm
khóa, chúng tôi cũng đã chứng minh được điều kiện cần (8)
trùng với điều kiện cần (9) là một dạng cải tiến của điều
kiện cần (4). Đây là những điều kiện cần để một tập con
của Ω là khóa tối tiểu của lược đồ quan hệ S = hΩ, Fi. Việc
tìm một điều kiện cần tốt hơn (8) hoặc (9) nhằm rút gọn
hơn nữa bài toán tìm khóa là một vấn đề đáng quan tâm.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả về thuật toán tính bao đóng và rút gọn bài toán tìm khóa của lược đồ quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Một số kết quả về thuật toán tính
bao đóng và rút gọn bài toán tìm khóa
của lược đồ quan hệ
Vũ Quốc Tuấn, Hồ Thuần
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
E-mail: vqtuanhd@gmail.com, hothuan1812@yahoo.com
Tác giả liên hệ: Vũ Quốc Tuấn
Ngày nhận: 27/03/2017, ngày sửa chữa: 04/08/2017, ngày duyệt đăng: 13/11/2017
Tóm tắt: Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu quan hệ, khóa của lược đồ quan hệ và bao đóng của một tập
thuộc tính đối với một tập phụ thuộc hàm có vai trò quan trọng và được sử dụng trong nhiều bài toán như tối ưu hóa
truy vấn, chuẩn hóa lược đồ quan hệ, loại bỏ ràng buộc dư thừa, v.v. Do đó, độ phức tạp của thuật toán tìm bao đóng và
việc rút gọn bài toán tìm khóa là các vấn đề luôn được quan tâm. Trong vài năm gần đây, các vấn đề này được xới lại
với hàng loạt các công trình mới nhằm giải quyết bài toán tính bao đóng và tìm tập các khóa của lược đồ quan hệ một
cách hiệu quả hơn theo nhiều tiếp cận khác nhau. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một thuật toán cải tiến tính bao
đóng và đưa ra một số kết quả về rút gọn bài toán tìm khóa nhằm nâng cao hiệu năng tính toán khi giải quyết các vấn
đề có liên quan.
Từ khóa: Cơ sở dữ liệu quan hệ, lược đồ quan hệ, phụ thuộc hàm, bao đóng của một tập thuộc tính, khóa của lược đồ
quan hệ.
Title: Some Results for the Closure Computing Algorithm and Reducing the Key Finding Problem of a Relation Schema
Abstract: In artificial intelligence and relational databases, the key for a relation schema and the closure of a set of attributes
under a set of functional dependencies are important and used in several problems such as query optimization, relational
schema normalization, removing redundant constraints, etc. Therefore, the complexity of closure computing algorithms
and reducing the key finding problem are always interesting problems. In recent years, these problems have been
revisited with a series of new studies, to be solved more efficiently by several different approaches. In this paper, we
propose an improved closure computing algorithm and provide some results for reducing the key finding problem to
enhance the computing performance for solving related problems.
Keywords: Relational database, relation schema, functional dependency, closure of a set of attributes, key for a relation schema.
I. MỞ ĐẦU
Phần này nhắc lại một số khái niệm quan trọng trong lý
thuyết cơ sở dữ liệu quan hệ nhằm mục đích sử dụng cho
các phần tiếp theo.
Lược đồ quan hệ. Một lược đồ quan hệ S là một cặp có
thứ tự S = 〈Ω, F〉, trong đó Ω là tập hữu hạn các thuộc tính
của quan hệ, F là tập các ràng buộc giữa các thuộc tính.
Cho lược đồ quan hệ S = 〈Ω, F〉 với Ω = {A1, A2, . . . ,
An}. Nếu không quan tâm đến tập các ràng buộc F thì ta
sẽ dùng ký hiệu S(Ω) thay cho S = 〈Ω, F〉.
Ta dùng ký hiệu r(S) để chỉ một quan hệ r (hay một thể
hiện r) của lược đồ quan hệ S. Với một bộ t của r(S) và
X ⊆ Ω , ta ký hiệu t[X] là bộ chỉ chứa các giá trị của bộ
t tại các thuộc tính trong X .
Phụ thuộc hàm. Cho Ω là tập thuộc tính và S(Ω) là một
lược đồ quan hệ trên Ω. Giả sử X , Y ⊆ Ω, khi đó Y được
gọi là phụ thuộc hàm vào X trên lược đồ S(Ω), ký hiệu là
X → Y , nếu với mọi quan hệ r trên lược đồ S(Ω), với hai
bộ bất kỳ t1, t2 ∈ r mà t1[X] = t2[X] thì t1[Y ] = t2[Y ].
Nếu Y phụ thuộc hàm vào X thì ta cũng nói “X xác định
hàm Y”. Với mỗi quan hệ r trên lược đồ S(Ω), ta nói r thỏa
mãn (hay thỏa) phụ thuộc hàm X → Y (hay phụ thuộc hàm
X → Y đúng trên r) nếu và chỉ nếu với mọi bộ t1, t2 ∈ r ,
t1[X] = t2[X] kéo theo t1[Y ] = t2[Y ]. Trong bài báo này,
ta hạn chế F (của lược đồ S = 〈Ω, F〉) chỉ gồm các phụ
thuộc hàm.
Hệ quy tắc suy diễn Armstrong. Với lược đồ quan hệ
S = 〈Ω, F〉 và X , Y ⊆ Ω, ta ký hiệu XY thay cho X ∪ Y .
Với mọi X , Y , Z ⊆ Ω, hệ quy tắc suy diễn Armstrong đối
12
Tập V-2, Số 18 (38), 12/2017
Thuật toán 1: Tính bao đóng X+
Input:
Ω, F, X ⊆ Ω
Output: X+
begin
X+ = X
repeat
for each (Y → Z) ∈ F do
if Y ⊆ X+ then
X+ = X+ ∪ Z;
end if
end for each
until không còn thuộc tính nào được thêm vào X+;
return X+;
end
với các phụ thuộc hàm gồm ba quy tắc sau đây:
A1. (Phản xạ): Nếu Y ⊆ X thì X → Y ;
A2. (Gia tăng): Nếu X → Y thì XZ → YZ;
A3. (Bắc cầu): Nếu X → Y và Y → Z thì X → Z .
Ký hiệu F+ là tập tất cả các phụ thuộc hàm được suy
diễn từ F bằng cách áp dụng một số hữu hạn lần các quy
tắc của hệ quy tắc suy diễn Armstrong.
Bao đóng của một tập thuộc tính. Cho tập phụ thuộc
hàm F xác định trên tập thuộc tính Ω (phụ thuộc hàm (FD:
functional dependency) Y → Z xác định trên tập thuộc tính
Ω nếu Y , Z ⊆ Ω) và X ⊆ Ω. Ta gọi bao đóng của tập thuộc
tính X đối với tập phụ thuộc hàm F, ký hiệu là X+F , là tập
tất cả các thuộc tính A của Ω sao cho X → A được suy
diễn từ F nhờ hệ quy tắc suy diễn Armstrong,
X+F =
{
A ∈ Ω| (X → A) ∈ F+} .
Khóa của lược đồ quan hệ. Cho lược đồ quan hệ S =
〈Ω, F〉 và K ⊆ Ω. Ta nói K là một khóa của S nếu hai điều
kiện sau đây đồng thời được thỏa mãn:
i) (K → Ω) ∈ F+;
ii) Nếu K ′ ⊂ K thì (K ′→ Ω) < F+.
II. THUẬT TOÁN CẢI TIẾN TÍNH BAO ĐÓNG
CỦA MỘT TẬP THUỘC TÍNH
1. Thuật toán chuẩn tính bao đóng X+
Thuật toán 1 là thuật toán tính bao đóng X+. Dễ chứng
minh được rằng độ phức tạp thời gian của Thuật toán 1 là
O(npmin{n, p}), trong đó n là số thuộc tính trong Ω và p là
số phụ thuộc hàm trong F. Như vậy, thuật toán trên không
là tuyến tính theo tích np. Để có các thuật toán tính bao
đóng với độ phức tạp tuyến tính, cần sử dụng một số cấu
trúc dữ liệu thích hợp nhằm giảm chi phí của việc duyệt
các tập F và Ω. Các chiến lược rút gọn bao gồm:
Thuật toán 2: Tính bao đóng X+ [4]
Input:
Ω, F, X ⊆ Ω
Output: X+
begin
Xnew = X;
repeat
Xold = Xnew;
for each (Y → Z) ∈ F do
if Y ⊆ Xnew then
Xnew = Xnew ∪ Z; . (I)
F = F − {Y → Z};
else if Z ⊆ Xnew then
F = F − {Y → Z}; . (II)
else
F = F − {Y → Z}; . (III)
F = F ∪ {Y − Xnew → Z − Xnew}; . (III)
end if
end for each
until (Xnew = Xold) hoặc (|F | = 0);
return X+ = Xnew;
end
i) Dùng một tập để lưu giữ các thuộc tính còn phải thêm
vào bao đóng;
ii) Dùng một mảng được đánh chỉ số bởi các thuộc tính
Ai để lưu giữ các phụ thuộc hàm có vế trái chứa Ai;
iii) Lưu giữ số thuộc tính thuộc vế trái của mỗi phụ thuộc
hàm còn chưa có mặt trong bao đóng.
Các chiến lược này đã giúp một số tác giả xây dựng được
các thuật toán tuyến tính tính bao đóng, tức có độ phức tạp
thời gian là O(np). Đó là các thuật toán của Beeri trong [1],
của Diederich trong [2] và của Paredaens trong [3].
2. Thuật toán của Mora và cộng sự
Thuật toán 2 và các thuật toán tính bao đóng của
Diederich, Beeri và Paredaens đã được chạy thử nghiệm
và cho kết quả được trình bày trong [4], cụ thể như sau:
sinh ngẫu nhiên tập thuộc tính Ω, tập phụ thuộc hàm F
và tập con X ⊆ Ω; các tập phụ thuộc hàm được sinh ngẫu
nhiên lần lượt có 25, 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200 phụ
thuộc hàm, số lượng các thuộc tính ở vế trái và vế phải của
các phụ thuộc hàm biến đổi từ 1 đến 300, kích thước của
các tập phụ thuộc hàm từ 50 đến 61770 thuộc tính (kích
thước của một tập phụ thuộc hàm F được định nghĩa là
tổng các kích thước của các phụ thuộc hàm trong F; kích
thước của X → Y là |X | + |Y |; |X | là số thuộc tính của tập
X); thực hiện thử nghiệm các thuật toán 1817 lần. Kết quả
thử nghiệm cho thời gian tính toán của 1817 lần thực hiện
được cho trong Bảng I, trong đó thời gian trung bình tính
13
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Bảng I
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Thuật toán Trung bình
Thuật toán tính bao đóng X+ của Diederich 4593,48
Thuật toán tính bao đóng X+ của Beeri 7013,56
Thuật toán tính bao đóng X+ của Paredaens 5863,35
Thuật toán tính bao đóng của nhóm A. Mora và
cộng sự (Thuật toán 2)
1262,41
theo đơn vị giây. Từ bảng kết quả trên, ta thấy Thuật toán 2
tiêu tốn ít thời gian hơn ba thuật toán còn lại.
3. Thuật toán cải tiến tính bao đóng
Ta nhận thấy rằng, so với các thuật toán tính bao đóng
đã nêu trong mục II-1, Thuật toán 2 có ưu điểm là làm
đơn giản hóa tập F bằng cách loại bỏ FD Y → Z trong F
sau khi đã dùng nó để tính giá trị mới của Xnew hoặc thay
thế FD Y → Z trong F bằng một FD đơn giản hơn trong
trường hợp cả hai vế của FD này đều không là những tập
con của Xnew. Tuy nhiên, tính đúng đắn của Thuật toán 2
không được chứng minh một cách tường minh. Hơn nữa,
nhược điểm của nó là mỗi lần duyệt tập F, tất cả các FD có
vế trái và vế phải cùng chứa trong Xnew vẫn được kiểm tra
vế trái để từ đó tính giá trị mới của Xnew (điều này làm mất
thời gian không cần thiết vì giá trị Xnew thực chất không
thay đổi). Thuật toán 3 tránh được những phép kiểm tra và
tính toán không cần thiết này vì thực hiện loại bỏ ngay từ
đầu các FD có vế phải chứa trong Xnew nên thời gian thực
hiện nhanh hơn so với Thuật toán 2.
Với Thuật toán 3, ta có bổ đề sau đây.
Bổ đề 1. Thuật toán 3 là đúng đắn, có nghĩa nó tính đúng
bao đóng X+ của X đối với F.
Chứng minh: Vì Thuật toán 3 là một cải tiến của Thuật
toán 2 và do đó cũng là cải tiến của Thuật toán 1 nên để
chứng minh tính đúng đắn của Thuật toán 3, ta chỉ cần chỉ
ra rằng việc thay thế
Y → Z bởi Y − Xnew → Z − Xnew (1)
không có ảnh hưởng gì đến kết quả của việc tính bao đóng.
Thật vậy, Thuật toán 3 sẽ thay thế Y → Z bởi Y−Xnew →
Z − Xnew trong trường hợp cả Y và Z đều không phải là
tập con của Xnew. Do đó, từ (1) ta suy ra Y − Xnew , Ø vì
nếu Y − Xnew = Ø thì Y là tập con của Xnew (mâu thuẫn).
Mặt khác, ta luôn có
(Y − Xnew) ∪ (Y ∩ Xnew) = Y . (2)
Giả sử sau phép thay thế (1), Xnew thay đổi và nhận giá
trị mới là Xnew1 với Xnew ⊆ Xnew1.
Thuật toán 3: Tính bao đóng X+
Input:
Ω, F, X ⊆ Ω
Output: X+
begin
Xnew = X;
repeat
Xold = Xnew;
for each (Y → Z) ∈ F do
if Z ⊆ Xnew then
F = F − {Y → Z}; . (I)
else if Y ⊆ Xnew then
begin . (II)
Xnew = Xnew ∪ Z;
F = F − {Y → Z};
end
else
begin . (III)
F = F − {Y → Z};
F = F ∪ {Y − Xnew → Z − Xnew};
end
end if
end for each
until (Xnew = Xold) or (|F | = 0);
return Xnew;
end
Bây giờ ta phải chứng minh
(Y − Xnew) ⊆ Xnew1 ⇐⇒ Y ⊆ Xnew1. (3)
Thật vậy, từ Y ⊆ Xnew1 ta có
(Y − Xnew) ⊆ Xnew1.
Từ (Y − Xnew) ⊆ Xnew1, (Y ∩ Xnew) ⊆ Xnew ⊆ Xnew1 và (2),
ta có
Y = (Y − Xnew) ∪ (Y ∩ Xnew) ⊆ Xnew1.
Từ hai kết quả trên, ta suy ra (3) được chứng minh.
Ví dụ 1. Cho F = {d → a, ad → c, e→ bi, ke→ m, ce→
ik, d → bei, h → cde}. Chúng ta tính bao đóng của tập
thuộc tính X = acd theo Thuật toán 3. Trong Bảng II, ký
hiệu (I), (II), (III) tương ứng với các đoạn mã (I), (II), (III)
trong Thuật toán 3 được áp dụng; ký hiệu × là phụ thuộc
hàm trong cột tương ứng bị loại bỏ khỏi F. Kết quả ta được
X+ = acdbeikm. So với Thuật toán 2, ta thấy có 4 vị trí
(các ô có màu xám) chứng tỏ Thuật toán 3 thực hiện hiệu
quả hơn. Chẳng hạn, với (d → a) hoặc (ad → c) hoặc
(e→ bi) thì Thuật toán 3 chỉ cần kiểm tra vế phải và loại
bỏ ngay trong khi Thuật toán 2 phải kiểm tra vế trái rồi hợp
vế phải vào Xnew (nhưng thực sự Xnew không thay đổi) sau
đó mới loại bỏ. Như vậy, chỉ với 7 phụ thuộc hàm trong
14
Tập V-2, Số 18 (38), 12/2017
Bảng II
MINH HỌA THUẬT TOÁN 3
F d → a ad → c e→ bi ke→ m ce→ ik d → bei h → cde
Xnew acd acdbei
(I) (I) (III) (II) (I)
F × × e→ bi ke→ m e→ ik × ×
Xnew acdbei acdbeik
(I) (III) (II)
F × k → m ×
Xnew acdbeik acdbeikm
(II)
F ×
ví dụ trên, Thuật toán 3 đã tiết kiệm được 4 thao tác tính
toán vô ích so với Thuật toán 2.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ RÚT GỌN BÀI TOÁN
TÌM KHÓA
Trong [5], dựa trên ngữ nghĩa quen thuộc của các phụ
thuộc hàm trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ và thuật
toán tính bao đóng của một tập thuộc tính, các tác giả đã
xây dựng được một điều kiện cần để một tập thuộc tính
thuộc Ω là khóa của S. Tiếp đó, một số hướng cải tiến cho
điều kiện cần thu được cũng đã được xem xét. Trong [6],
dựa trên việc nghiên cứu các toán tử lý tưởng không tất
định (ideal non-deterministic operators) trong khuôn khổ
của lý thuyết dàn, các tác giả của [6] cũng đưa ra một điều
kiện cần để một tập thuộc tính là khóa. Như vậy, chúng ta
có hai kết quả cho cùng một bài toán được công bố cách
nhau 26 năm mà thoạt nhìn dường như khác nhau.
Trong phần này, chúng tôi sẽ chứng minh rằng điều kiện
cần trong [6] chính là một dạng cải tiến của điều kiện cần
trong [5]. Mối quan hệ giữa các dạng của điều kiện cần để
một tập thuộc tính là khóa của một lược đồ quan hệ với
việc rút gọn bài toán tìm khóa cũng được chỉ ra.
1. Nhắc lại một số kết quả đã biết
Trong mục này, một số kết quả trong [5] và [6] được
nhắc lại để tiện so sánh. Lưu ý rằng thuật ngữ khóa dùng
ở đây được hiểu theo nghĩa khóa tối thiểu.
Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ quan hệ, trong đó Ω =
{A1, A2, . . . , An} là tập hữu hạn các thuộc tính và F =
{ L1 → R1, . . . , Lm → Rm | Li, Ri ⊆ Ω, ∀ i = 1, . . . ,m} là tập
hữu hạn các phụ thuộc hàm đúng trên S.
Ký hiệu L = ∪m
i=1Li , R = ∪mi=1Ri , KS là tập tất cả các
khóa của S, KS = {Ki |Ki là khóa của S}, G = ∩K j ∈KSKj
là giao của tất cả các khóa của S, H = ∪K j ∈KSKj là tập tất
cả các thuộc tính khóa của S, H = Ω \ H là tập tất cả các
thuộc tính không khóa của S.
Trong [5] đã chứng minh các kết quả sau:
Định lý 1 ([5, Định lý 1]). Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ
quan hệ và X là một khóa của S, khi đó
Ω \ R ⊆ X ⊆ (Ω \ R) ∪ (L ∩ R) . (4)
Định lý 2 ([5, Định lý 4]). Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ
quan hệ, khi đó
G = Ω \ R. (5)
Mệnh đề 1 ([5, Trong chứng minh Định lý 1]). Ta có
R \ L ⊆ H, có nghĩa các thuộc tính trong R \ L đều là các
thuộc tính không khóa.
Từ (4), dễ dàng suy ra các nhận xét sau:
Nhận xét 1. (Ω \ R)∪ (L ∩ R) là siêu khóa chứa tất cả các
khóa của S. Lưu ý là trong phân tích Ω = (Ω \ R)∪(R ∩ L)∪
(R \ L), chỉ tập (L ∩ R) có khả năng chứa cả hai loại thuộc
tính là thuộc tính khóa và thuộc tính không khóa. Thêm vào
đó, nếu có (R \ L) , Ø thì siêu khóa (Ω \ R)∪(L ∩ R) ⊂ Ω
và việc tìm tập tất cả các khóa chứa trong một siêu khóa
nhỏ hơn thực sự Ω sẽ ít tốn kém hơn. Điều này rõ ràng
liên quan đến việc rút gọn bài toán tìm khóa của một lược
đồ quan hệ. Thật vậy, giả sử đã xác định được Z ⊂ Ω là
tập chứa tất cả các khóa của lược đồ quan hệ S = 〈Ω, F〉.
Khi đó việc rút gọn bài toán cho việc tìm khóa của S được
tiến hành qua các bước sau:
1) Xác định lược đồ quan hệ S′ = 〈Ω′, F ′〉 trong đó Ω′ =
Z\(Ω \ R) và F ′ = { Li ∩Ω′→ Ri ∩Ω′ | (Li → Ri) ∈
F, i = 1, 2, . . . ,m};
2) Tìm KS′ theo một thuật toán nào đó;
3) Dễ thấy rằng KS = { (Ω \ R) ∪ K | K ∈ KS′}.
Nhận xét 2. Các khóa Kj ∈ KS không chứa nhau và có
cấu trúc chung là Kj = (Ω \ R) ∪ Z j với Z j ⊆ L ∩ R. Điều
này tạo thuận lợi cho việc xác định các khóa của S.
Nhận xét 3. Trường hợp tồn tại tập Z ⊆ H sao cho
(L ∩ R) ∩ Z , Ø thì (Ω \ R) ∪ [(L ∩ R) \ Z] sẽ là một
siêu khóa chứa tất cả các khóa của S và siêu khóa này rõ
ràng chứa thực sự trong siêu khóa (Ω \ R) ∪ (L ∩ R).
15
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Khi đó
(Ω \ R) ⊆ Kj ⊆ (Ω \ R) ∪ [(L ∩ R) \ Z], ∀Kj ∈ KS,
sẽ là một dạng cải tiến của điều kiện cần (4).
Trong [6, 7], có đưa ra định nghĩa và định lý sau (các
ký hiệu được sửa lại cho phù hợp với hệ thống ký hiệu đã
dùng ở trên).
Định nghĩa 1 ([7, Định nghĩa 3.3]). Cho S = 〈Ω, F〉 là
một lược đồ quan hệ, khi đó lõi (core) và thân (body) của
S được định nghĩa như sau:
core (Ω, F) = Ω \ ©«
⋃
(Li→Ri )∈F
Ri
ª®¬ ,
body (Ω, F) = ©«
⋃
(Li→Ri )∈F
Li
ª®¬ ∩
[
Ω \ core (Ω, F)+] .
Bằng những tính toán đơn giản, ta nhận được
core (Ω, F) = Ω \ R, (6)
body (Ω, F) = L ∩ [Ω \ (Ω \ R)+]. (7)
Ví dụ 1[[7, Ví dụ 3.1]] Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ
quan hệ, trong đó tập thuộc tính Ω = {a, b, c, d, e, f , g, h}
và tập phụ thuộc hàm F = {ab → c, a → g, g → c, b →
h, bh→ d, c→ d, e→ f , f → e}.
Ta có L = abce f gh, R = cde f gh, Ω\R = ab, (Ω\R)+ =
abcdgh, L ∩ [Ω \ (Ω \ R)+] = e f . Từ đó, core (Ω, F) = ab
và body (Ω, F) = e f .
Định lý 3 ([6, 7, Định lý 3.4]). Cho S = 〈Ω, F〉 là một
lược đồ quan hệ và K là một khóa (tối tiểu) của S, khi đó,
ta có core ⊆ K ⊆ (core ∪ body), có nghĩa là
Ω \ R ⊆ K ⊆ (Ω \ R) ∪ [L ∩ [Ω \ (Ω \ R)+]]. (8)
Rõ ràng (8) là phát biểu của một điều kiện cần để K là
khóa của S. Chứng minh của (8) được cho trong [6] cùng
với một số ví dụ minh họa.
2. Một dạng cải tiến cho điều kiện cần (4)
Trong [5] có chứng minh bổ đề sau:
Bổ đề 2 ([5, Bổ đề 3]). Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ
quan hệ và X là một khóa của S, khi đó
X ∩ R ∩ (L \ R)+ = Ø.
Bổ đề 2 dễ dàng được mở rộng thành Bổ đề 3 sau đây.
Bổ đề 3. Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ quan hệ, khi đó
K ∩ R ∩ (Ω \ R)+ = Ø ∀K ∈ KS ⇒ R ∩ (Ω \ R)+ ⊆ H.
Chứng minh: Giả sử điều ngược lại, tức là tồn tại
K ∈ KS sao cho K ∩ R ∩ (Ω \ R)+ , Ø, có nghĩa là tồn tại
A ∈ Ω sao cho A ∈ K , A ∈ R và theo định nghĩa bao đóng,
Ω \ R→ A. Vì A ∈ R nên A < Ω \ R. Từ điều kiện (4), có
(Ω \ R) ⊆ K . Kết hợp với A < Ω \ R, suy ra Ω \ R ⊆ K \ A.
Từ đó, K \ A→ Ω \ R. Mặt khác, Ω \ R→ A. Kết quả là,
K \ A → A với A ∈ K , chứng tỏ K không là khóa của S.
Vậy, K ∩ R ∩ (Ω \ R)+ = Ø, có nghĩa là R ∩ (Ω \ R)+ ⊆ H.
Từ Nhận xét 3, định lý sau đây là hiển nhiên.
Định lý 4. Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ quan hệ, khi đó
Ω \ R ⊆ K ⊆ (Ω \ R) ∪ [(L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+)], (9)
với mọi K ∈ KS .
Ta xem (9) như một dạng cải tiến của (4). Sau đây là
một ví dụ trong đó (L ∩ R) ∩ (R ∩ (Ω \ R)+) , Ø có nghĩa
là
(Ω \ R) ∪ [(L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+)] ⊂ (Ω \ R) ∪ (L ∩ R) .
Ví dụ 2. Xét lược đồ quan hệ S = 〈Ω, F〉, trong đó Ω =
{a, b, c, d, e, f , g, h, i} và F = {a → b, b → c, d → e, h →
i, i → h}.
Với lược đồ quan hệ này, ta có: L = abdhi, R = bcehi,
L ∩ R = bhi, Ω \ R = adf g; (Ω \ R)+ = abcde f g, R ∩
(Ω \ R)+ = bce. Dễ thấy rằng KS = {adf gh, adf gi}. Từ đó
H = {a, d, f , g, h, i} và H = {b, c, e}. Bổ đề 3 được nghiệm
đúng vì R ∩ (Ω \ R)+ = bce ⊆ H.
Hơn nữa, ta còn có (L ∩ R) ∩ (R ∩ (Ω \ R)+) = b , Ø.
Và như vậy, với lược đồ quan hệ S được cho trong Ví dụ 2,
ta có
Ω \ R ⊆ K ⊆ (Ω \ R) ∪ [(L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+)],
với mọi K ∈ KS . Cụ thể là, adf g ⊆ K ⊆ adf ghi, với
K ∈ {adf gh, adf gi}.
3. So sánh hai điều kiện cần (8) và (9)
Nhận xét 4. Trong (8) dễ thấy rằng
L ∩ [Ω \ (Ω \ R)+] = L \ (Ω \ R)+ .
Thật vậy, giả sử x ∈ L ∩ [Ω \ (Ω \ R)+]. Lúc đó, x ∈ L,
x ∈ Ω \ (Ω \ R)+, suy ra x ∈ L, x < (Ω \ R)+, vì thế
x ∈ L \ (Ω \ R)+. Ngược lại, giả sử x ∈ L \ (Ω \ R)+. Khi
đó, x ∈ L, x < (Ω \ R)+, suy ra x ∈ L, x ∈ Ω \ (Ω \ R)+, vì
vậy x ∈ L ∩ [Ω \ (Ω \ R)+].
Do Nhận xét 4, để đơn giản, ta vẫn đánh số bao hàm
thức kép
Ω \ R ⊆ K ⊆ (Ω \ R) ∪ [L \ (Ω \ R)+], ∀K ∈ KS, (8)
là (8).
16
Tập V-2, Số 18 (38), 12/2017
Định nghĩa 2. Ta nói rằng điều kiện (8) tốt hơn điều kiện
(9) nếu
L \ (Ω \ R)+ ⊆ (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+)
và tồn tại một lược đồ quan hệ sao cho
L \ (Ω \ R)+ ⊂ (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) .
Hiểu theo nghĩa đó, ta thấy điều kiện (9) là một dạng
cải tiến của (4). Tương tự, ta có định nghĩa khi nào thì (9)
tốt hơn (8).
Để so sánh (8) với (9) ta có định lý sau.
Định lý 5. Hai điều kiện (8) và (9) chỉ là một và được diễn
đạt bằng những biểu thức khác nhau.
Chứng minh: Để chứng minh Định lý 5, rõ ràng chỉ
cần chứng minh
L \ (Ω \ R)+ = (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) . (10)
Giả sử x là một thuộc tính bất kỳ thuộc L \(Ω \ R)+. Khi
đó, với mọi x ∈ L\(Ω \ R)+, ta có x ∈ L và x < (Ω \ R)+. Từ
đó, x ∈ L, x < (Ω \ R) và x < (Ω \ R)+, suy ra x ∈ L, x ∈ R
và x < (Ω \ R)+, suy ra x ∈ (L ∩ R) và x < [R ∩ (Ω \ R)+],
suy ra x ∈ (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) , có nghĩa là
L \ (Ω \ R)+ ⊆ (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) . (11)
Bây giờ ta chứng minh điều ngược lại. Với mọi x ∈
(L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) , ta có x ∈ L, x ∈ R và x < [R ∩
(Ω \ R)+], suy ra x ∈ L, x ∈ R và x < (Ω \ R)+, suy ra
x ∈ L \ (Ω \ R)+, có nghĩa là
(L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) ⊆ L \ (Ω \ R)+ . (12)
Kết hợp (11) và (12), ta có
L \ (Ω \ R)+ = (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) .
Định lý được chứng minh.
Để minh họa cho Định lý 5, ta trở lại với Ví dụ 1 và Ví
dụ 2. Với Ví dụ 1, Ω = {a, b, c, d, e, f , g, h}, F = {ab →
c, a → g, g → c, b → h, bh → d, c → d, e → f , f →
e}. Ta có, L = abce f gh, R = cde f gh, L ∩ R = ce f gh,
Ω \ R = ab, (Ω \ R)+ = abcdgh, R ∩ (Ω \ R)+ = cdgh. Từ
đó L \ (Ω \ R)+ = e f và (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) = e f .
Với Ví dụ 2, Ω = {a, b, c, d, e, f , g, h, i}, F = {a →
b, b → c, d → e, h → i, i → h}. Ta có, L = abdhi,
R = bcehi, L ∩ R = bhi, Ω \ R = adf g; (Ω \ R)+ =
abcde f g, R ∩ (Ω \ R)+ = bce. Từ đó L \ (Ω \ R)+ = hi
và (L ∩ R) \ (R ∩ (Ω \ R)+) = hi.
Liên quan tới các điều kiện cần để một tập thuộc tính
K ⊆ Ω là khóa của lược đồ quan hệ S = 〈Ω, F〉, ta có thể
xem xét và giải quyết bài toán sau.
4. Một bài toán quyết định
Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ quan hệ và cho Z ⊂ Ω.
Bài toán đặt ra là quyết định xem Z có phải là tập chứa tất
cả các khóa của S không.
Giả sử Z chứa tất cả các khóa của S. Điều đó có nghĩa là
Z ⊇ H =
⋃
K j ∈KS
Kj .
Từ đó Ω \ Z ⊆ Ω \ H = H.
Bổ đề 4. Cho S = 〈Ω, F〉 là một lược đồ quan hệ và cho
Z ⊂ Ω. Khi đó Z chứa tất cả các khóa của S khi và chỉ
khi Ω \ Z chỉ gồm các thuộc tính không khóa, có nghĩa là
Ω \ Z ⊆ H.
Để thấy được ý nghĩa của Bổ đề 4, ta trở lại với điều
kiện (8), là Định lý 3.4 trong [7]. Rõ ràng, điều kiện này
khẳng định rằng
Z = (Ω \ R) ∪ [L \ (Ω \ R)+] (13)
là tập (siêu khóa) chứa tất cả các khóa của S.
Để kiểm tra tính chất trên, ta có thể dùng Bổ đề 4. Ta có1
Ω \ Z = Ω \ [(Ω \ R) ∪ (L \ (Ω \ R)+)]
= R \ (L \ (Ω \ R)+)
= (R \ L) ∪ (R ∩ (Ω \ R)+) .
Như vậy
Ω \ Z = R \ (L \ (Ω \ R)+)
= (R \ L) ∪ (R ∩ (Ω \ R)+) ⊆ H,
do đã có (R \ L) ⊆ H (theo [5]) và R ∩ (Ω \ R)+ ⊆ H
(theo Bổ đề 3). Điều này chứng tỏ rằng Z = (Ω \ R) ∪ [L \
(Ω \ R)+] là siêu khóa chứa tất cả các khóa của S.
IV. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng tôi đã đề xuất một thuật toán
cải tiến (Thuật toán 3) tính bao đóng của một tập thuộc
tính đối với một tập phụ thuộc hàm. Vì tất cả các FD có
vế phải chứa trong Xnew đều bị loại bỏ trước khi thực sự
tiến hành tính bao đóng nên Thuật toán 3 rõ ràng là hiệu
quả hơn Thuật toán 2. Đặc biệt là trong trường hợp tập F
ban đầu gồm một số phụ thuộc hàm có vế phải chứa trong
Xnew hoặc trong quá trình tính giá trị mới của Xnew, việc
thay thế một phụ thuộc hàm bằng một phụ thuộc hàm đơn
giản hơn, làm xuất hiện một phụ thuộc hàm mới có vế phải
chứa trong Xnew. Hơn nữa, tính đúng đắn của Thuật toán 2
không được chứng minh tường minh khi thực hiện phép
thay thế các phụ thuộc hàm bằng các phụ thuộc hàm đơn
1Ở đây, với ba tập bất kỳ A, B, C ⊆ Ω, ta đã áp dụng biến đổi quen
thuộc A \ (B \C) = (A \ B) ∪ (A∩C).
17
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
giản hơn. Với bổ đề 0, chúng tôi đã chứng minh tính đúng
đắn này trong Thuật toán 3. Với việc rút gọn bài toán tìm
khóa, chúng tôi cũng đã chứng minh được điều kiện cần (8)
trùng với điều kiện cần (9) là một dạng cải tiến của điều
kiện cần (4). Đây là những điều kiện cần để một tập con
của Ω là khóa tối tiểu của lược đồ quan hệ S = 〈Ω, F〉. Việc
tìm một điều kiện cần tốt hơn (8) hoặc (9) nhằm rút gọn
hơn nữa bài toán tìm khóa là một vấn đề đáng quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Beeri and P. A. Bernstein, “Computational problems re-
lated to the design of normal form relational schemas,” ACM
Transactions on Database Systems (TODS), vol. 4, no. 1, pp.
30–59, 1979.
[2] J. Diederich and J. Milton, “New methods and fast algorithms
for database normalization,” ACM Transactions on Database
Systems (TODS), vol. 13, no. 3, pp. 339–365, 1988.
[3] J. Paredaens, P. De Bra, M. Gyssens, and D. Van Gucht,
“The Structure of the Relational Database Model,” EATCS
Monographs on Theoretical Computer Science, vol. 17, 1989.
[4] A. Mora, G. Aguilera, M. Enciso, P. Cordero, and I. P.
de Guzmán, “A new closure algorithm based in logic: SLFD-
Closure versus classical closures,” Inteligencia Artificial. Re-
vista Iberoamericana de Inteligencia Artificial, vol. 10, no. 31,
pp. 31–40, 2006.
[5] H. Thuan and L. V. Bao, “Some results about key of relational
schemas,” Acta Cybernetica, vol. 7, no. 1, pp. 99–113, 1985.
[6] A. Mora, I. P. de Guzmán, M. Enciso, and P. Cordero, “Ideal
non-deterministic operators as a formal framework to reduce
the key finding problem,” International Journal of Computer
Mathematics, vol. 88, no. 9, pp. 1860–1868, 2011.
[7] P. Cordero, M. Enciso, and A. Mora, “Automated reasoning
to infer all minimal keys,” in Proceedings of the Twenty-
Third International Joint Conference on Artificial Intelligence
(IJCAI), 2013, pp. 817–823.
Vũ Quốc Tuấn sinh năm 1982 tại Hải
Dương. Ông tốt nghiệp Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội, ngành Toán-Tin ứng dụng, năm 2005.
Năm 2010, ông nhận bằng Thạc sĩ Công
nghệ Thông tin tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Hiện nay, ông đang công
tác tại Trường Cao đẳng Hải Dương và là
nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu
của ông bao gồm khai phá dữ liệu, các hệ cơ sở dữ liệu và
cơ sở tri thức.
Hồ Thuần sinh năm 1933 tại Bắc Ninh,
nguyên là Trưởng phòng Lập trình, Viện
Khoa học tính toán và Điều khiển, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng
hợp năm 1960, bảo vệ Tiến sĩ ngành Toán
học tính toán năm 1979 và được phong Phó
Giáo sư năm 1984. Hiện nay, ông là cán bộ
nghỉ hưu. Lĩnh vực nghiên cứu của ông gồm các hệ cơ sở dữ liệu
và cơ sở tri thức, phân tích và thiết kế thuật toán, lý thuyết mật
mã và an toàn dữ liệu.
18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_ket_qua_ve_thuat_toan_tinh_bao_dong_va_rut_gon_bai_to.pdf