Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, hiện nay việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Đây là một quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế các nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Việt Nam cũng vậy, với một nền kinh tế đang phát triển thì thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giúp tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH đất nước; đồng thời góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên thị trường quốc tế và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia bình đẳng trong các hoạt động giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, gia nhập các tổ chức, các hiệp hội kinh tế khi cần thiết và có điều kiện. Đặc biệt là đối với các nước láng giềng có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tương đồng về văn hoá . như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo .
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “ núi liền núi, sông liền sông”. Quan hệ ngoại giao, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu, như một tất yếu khách quan và là mối quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị, xã hội trong lịch sử có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa bao giờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vây, sau một thời kỳ sóng gió, với sự nỗ lực của cả hai bên quan hệ đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh, bền vững và đang trở thành một trong “bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.
Trong qua trình học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, quan tâm đến vấn đề “ Việt Nam trước thềm hội nhập khu vực và quốc tế” và ý thức được sự cần thiết của sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc nên em quyết định chọn đề tài: “ Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc”. Qua đề tài em chỉ mong muốn đưa ra một góc nhìn nhỏ về quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua và một số khuyến nghị phát triển cho tương lai. Nội dung của đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về thị trường Trung Quốc và sự cần thiết mở rộng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc.
Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
Chương III: Một số khuyến nghị phát triển thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ góc nhìn đối với doanh nghiệp.
32 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, hiện nay việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Đây là một quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế các nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Việt Nam cũng vậy, với một nền kinh tế đang phát triển thì thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giúp tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH đất nước; đồng thời góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên thị trường quốc tế và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia bình đẳng trong các hoạt động giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, gia nhập các tổ chức, các hiệp hội kinh tế khi cần thiết và có điều kiện. Đặc biệt là đối với các nước láng giềng có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tương đồng về văn hoá... như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo...
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “ núi liền núi, sông liền sông”. Quan hệ ngoại giao, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu, như một tất yếu khách quan và là mối quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị, xã hội trong lịch sử có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa bao giờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vây, sau một thời kỳ sóng gió, với sự nỗ lực của cả hai bên quan hệ đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh, bền vững và đang trở thành một trong “bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.
Trong qua trình học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, quan tâm đến vấn đề “ Việt Nam trước thềm hội nhập khu vực và quốc tế” và ý thức được sự cần thiết của sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc nên em quyết định chọn đề tài: “ Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc”. Qua đề tài em chỉ mong muốn đưa ra một góc nhìn nhỏ về quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua và một số khuyến nghị phát triển cho tương lai. Nội dung của đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về thị trường Trung Quốc và sự cần thiết mở rộng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc.
Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
Chương III: Một số khuyến nghị phát triển thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ góc nhìn đối với doanh nghiệp.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC.
1. Đặc điểm vị trí địa lý kinh tế của Trung Quốc:
Trung Quốc là một thị trường lớn đối với diện tích là 9,6 triệu 1km2, độ dài đường biên giới đất liền là 22143, 34km, đường bờ biển là 14.500km, giáp với rất nhiều nước như Ấn Độ, Bắc Triều Tiên. Mganmar, Lào, Nga, Mông Cổ, Nepal, Taji kistan, Việt Nam … nên rất thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động buôn bán qua biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh, cùng với các đặc khu hành chính Hồng Kông, MaKao, Thành phố Thượng Hải, Thiên Tân, Vũ Hán, Thẩm Dương, Quảng Châu, Trùng Khánh, Thành Đô và Cáp Nhĩ Tân có sự phát triển kinh tế rất cao, góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tương đối cao trong các năm qua, năm 2000 đạt 8,0%, 2001 đạt 7,3% sau 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc.
Với một thị trường có 1,3 tỷ dân, GDP năm 2001 (đạt 1,179,9) tỷ USD, có nơi thu nhập rất cao bằng các nước phát triển vào khoảng 18000 - 20000 USD/ năm/ đầu người, nhưng cũng có nơi chỉ đạt 250 - 300 USD/ năm/ một người vị thế sức mua rất đa dạng, từ hàng có chất lượng trung bình đến hàng cao cấp, điều này rất thuận lợi cho việc hàng hoá vn thâm nhập thị trường "béo bở" này.
2. Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, tình hình xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng phù hợp, tương xứng với giai đoạn phát triển kinh tế.
Nếu như vào cuối những năm 70 (1979) 80% ngoại tệ của Trung Quốc đã dành nhập khẩu các phương tiện sản xuất, 25% chi cho nhập khẩu các nhà máy hoàn chỉnh, công nghệ mới, máy móc thiết bị điện, trang thiết bị và công cụ như các bộ thiết bị hoàn chỉnh dành cho công nghiệp dầu khí, luyện kim, than đá, phân bón, các công cụ và thiết bị dành cho các ngành công nghiệp nhẹ và dệt. Nó phù hợp với giai đoạn đầu đổi mới kinh tế, CNH - HĐH đất nước. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất, kinh doanh trong nước. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu được thể hiện rõ hơn qua hoạt động thương mại với một số đối tác lớn.
Cũng như Việt Nam, trước 1989 Trung Quốc chủ yếu buôn bán với Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu trong hệ thống các nước CHXH: từ sau 1979, Trung Quốc có sự mở cửa rộng rãi thị trường trong nước và vươn rộng hơn sang thị trường các nước phát triển nền kinh tế thị trường phát triển như Nhật Bản, Mỹ, EU, Châu Á, chiếm gần hơn 70% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc. Đến 6 tháng đầu năm 2001, Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng kể trong quan hệ thương mại với các thị trường chính. Thương mại song phương với Nhật Bản đạt 37,893 tỷ USD tăng 30,3% so với 2000, trong đó xuất khẩu đạt: 18,7 tỷ USD tăng 34,3%, nhập khẩu: 19,106 tỷ USD tăng 26,6%. Thương mại song phương với Mỹ đạt 34,224 tỷ USD, tăng 26,3%, trong đó xuất khẩu đạt 23,611 tỷ USD, tăng 30,4%, nhập khẩu: 10,163 tỷ USD, tăng 17,9%. Thương mại song phương với các nước ASEAN đạt 17,742 tỷ USD, tăng 46,5%, trong đó nhập khẩu là 7,934 tỷ USD, tăng 51,4%, nhập khẩu: 9,786 tỷ USD, tăng 42,8%. Đặc biệt trong hai quan hệ ASEAN +3 trong đó có Trung Quốc thì Kim ngạch này còn tăng đáng kể. Ngoài ra còn các quốc gia Châu Á khác đạt kim ngạch trên 13 tỷ USD như Hàn Quốc, Đài Loan. Đối với Châu Âu, tiêu biểu là thị trường Đức, Thương mại Trung Quốc - Đức đạt 9,275 tỷ USD, tăng 28,9%, xuất khẩu đạt 4,404 tỷ USD, tăng 29,3%, nhập khẩu đạt 4,871 tỷ USD tăng 28,5%.
* Một số mặt hàng xuất khẩu đáng quan tâm của Trung Quốc (đối với Việt Nam):
- Trên thị trường Việt Nam, khi nhắc đến Trung Quốc là người ta nhắc đến các sản phẩm như xe máy, hàng dệt may, máy móc, hàng điện tử gia dụng… Nhưng nổi trội nhất vẫn là thị trường xe máy Trung Quốc và hàng may mặc. Chỉ trong vòng 13 năm, xe máy Trung Quốc đã có mặt ở hơn 130 quốc gia trên khắp thế giới, năm 1998 Trung Quốc xuất khẩu gần 80.000 xe máy, 1999 đạt 250.000 chiếc và 2 triệu chiếc vào năm 2000, đến 2001 chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch giảm lượng xuất khẩu xe máy xuống còn 1 triệu chiếc. Hiện Trung Quốc có khoảng 240 nhà sản xuất xe máy và còn ít nhất 400 Công ty sản xuất xe máy với quy mô nhỏ và không đủ tiêu chuẩn sản xuất. Kết quả là cuộc chiến tranh giá cả giữa các hãng xe máy nổi tiến như Jialing, Jianshe, Long xin, liyan, Zongchen làm cho giá xe máy giảm mạnh, ví dụ đối với xe 100 cc giá từ 6.600 NDT tại Việt Nam năm 1999 xuống còn 2.483 NDT vào cuối năm 2000. Kéo theo đó là sự suy giảm của chất lượng xe máy để theo kịp cuộc chạy đua về giá rẻ, làm cho nhãn hiệu xe máy Trung Quốc trở nên tầm thường và đồng nghĩa với xe kém chất lượng tại Việt Nam và Inđônêsia. Nhưng liệu các hãng xe máy Trung Quốc còn duy trì được năng lực sản xuất như hiện nay không khi thị trường mô tô Trung Quốc sẽ có nguy cơ biến mất vào 2010 do ngày càng nhiều các tỉnh, thành phố Trung Quốc cấm hay hạn chế đi mô tô. Hiện đã có trên 30 thành phố Trung Quốc cấm đăng ký mô tô, 30 thành phố khác đặt hạn chế cấp đăng ký mô tô. Và trên thị trường Trung Quốc thì hình ảnh chất lượng uy tín xe máy Trung Quốc trong mắt người dân đã suy giảm khá nhiều.
- Một ngành nữa cũng đạt mức doanh thu và lợi nhuận của ngành năm 2000 đạt 29,01 tỷ NDT (3,5 tỷ USD) tăng 20% so với 1999. Trung Quốc đã xuất khẩu 52,08 tỷ USD trị giá quần áo dệt năm 2000, tăng 20,9% so với 1999, xuất khẩu quần áo chiếm đến 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc ưu tiên cho nhập khẩu, máy móc, công nghệ và trang thiết bị tiên tiến cần thiết để hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và điện tử từ các nước EU, Nhật Bản... Ngoài ra còn có các sản phẩm hoá chất, hạt ngũ cốc, thực phẩm từ Mỹ, các nước Châu Á khác...
Tóm lại Trung Quốc là một thị trường tương đối dễ tính và phù hợp với khả năng của Việt Nam. Đây là một thị trường đầy triển vọng đối với Việt Nam trong khi mà chúng ta chưa có những biện pháp để khai thác thị trường rộng lớn với mức tiêu thụ 1,3 tỷ dân này.
II. SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC.
1. Lợi thế so sánh của Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Việt Nam và nước ngoài, Việt Nam có một số lợi thế cạnh tranh sau:
Việt Nam có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng phong phú, nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp. Việt Nam còn là quốc gia có rừng đa sinh vật, có đường bờ biển dài với nguồn thuỷ sản đa dạng và nhiều loại khoáng sản khác nhau như dầu khí, quặng sắt...
Về vị trí địa lý, nằm ở Tây Thái Bình Dương- khu vực kinh tế phát triển cao, ổn định, nơi của ngõ giao lưu quốc tế. Việt Nam có nhiều khả năng để phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau dựa trên những lợi thế về vận tải biển, dịch vụ viễn thông, du lịch...
Về tài nguyên con người, với hơn 76 triệu dân, Việt Nam là quốc gia có dân số đứng thứ 13 trên thế giới. Ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, cung cấp một lực lượng lao động dồi dào. Không chỉ đông về số lượng, lao động Việt Nam lại rẻ và đa số có trình độ giáo dục phổ thông…
Tuy nhiên, những lợi này theo M.Porter thì là những lợi thế cấp thấp. Đối với Việt Nam thì việc xuất khẩu các nguồn nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, có hàm lượng lao động và nguyên liệu cao, nhưng đây không thể coi là mục tiêu lâu dài. Cho nên trong dài hạn, chúng ta phải biết khai thác những lợi thế này một cách triệt để thông qua việc áp dụng công nghệ tiến tiến, hiện đại đối với những lĩnh vực then chốt, những khâu có tính chất quyết định; công nghệ phù hợp đối với những ngành sử dụng nhiều lao động trong điều kiện nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần phải phát triển hơn nữa vào phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ để cố gắng tạo dựng thêm nhiều lợi thế cạnh cấp cao.
Còn đối với Trung Quốc thì có các lợi thế so sánh sau:
Trung Quốc có nguồn tài nguyên khá phong phú, nhiều về số lượng phong phú về chủng loại. Nhiều sản phẩm sơ chế của Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng.
Diện tích đất đai của Trung Quốc có thể sử dụng vào mục đích công nghiệp và dịch vụ rất lớn, vì vậy đất đai công nghiệp rẻ hơn nhiều so với các nước, đặc biệt so với các nước trong khu vực.
Lực lượng lao động của Trung Quốc hiện nay khoảng hơn 730 triệu người và có thể bổ sung thêm 150 triệu người trong vòng 10 năm nữa. Lục lượng lao động hùng hậu này là một thế mạnh lớn của Trung Quốc.
Ưu thế về vốn là yếu thế rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều năm qua mức tích luỹ trong nước luôn xấp xỉ 40% GDP nhờ vào chính sách thu hút vốn của chính phủ linh hoạt và đa dạng. Đây là điều kiện để Trung Quốc phát triển về mọi mặt.
Đặc biệt Trung Quốc có thế mạnh về quy mô thị trường va sức mua lớn. Hiên nay khoảng 80% dân số có mức thu nhập trên 1000 USD/ năm, riêng số này đã tạo ra sức mua 100 tỉ USD hàng năm. Thị trường này càng được mở rộng thêm nhờ vị trí đại lý và đường biên giới chung với 15 quốc gia.
3. Một vài đặc điểm cần lưu ý ở thị trường Trung Quốc:
Thứ nhất, các doanh nghiệp Trung Quốc thường thích thanh toán và mua bán qua đường biên mậu vì họ có những ưu đãi nhất định của Chính phủ Trung Quốc.
Thứ hai, khi phải cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc ở bất cứ một thị trường nào, ngay cả trên thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam không nên đối đầu. Cái gì Trung Quốc không sản xuất thi chúng ta sản xuất nếu không rất dễ thất bại do hàng hoá của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh về giá, mẫu mã, chủng loại sản phẩm.
Thứ ba, để thâm nhập vào Trung Quốc, các doanh nghiệp nên cố gắng cải tiến mẫu mã, xem xét giá thành vì tại thị trường này, mẫu mã thay đổi liên tục. Nhà nước cần hỗ trọ ban đầu cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường như chia sẻ kinh phí tổ chức hội chợ triển lãm, giảm thua lỗ cho các doanh nghiệp bắt đầu vào chiếm thị trường.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HAI NƯỚC TỪ 1991 ĐẾN NAY.
I. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN 1991 ĐẾN NAY:
Ngày 7 -11- 1991 tại lầu số 18, Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh đã diễn ra cuộc hội đàm quan trọng giữa các nhà lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam và Trung Quốc. Kết quả cuộc hội thảo là các hiệp định hợp tác và ra thông báo chung Việt Nam - Trung Quốc về bình thường hoá quan hệ. Để có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực, thiện chí giữa chính phủ và nhân dân 2 nước trong suốt thời gian trước đó. Từ đó sự giao lưu, hợp tác Việt Trung trên các lĩnh vực ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Những quá khứ để lại đã được hai bên giải quyết dần từng bước. Hai nước đã ký kết hiệp ước về biên giới trên đất liền, hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và hiệp định nghề cá. Đặc biệt, quan hệ thương mại giữa hai nước mở ra một trang mới với nhiều thành tựu và triển vọng.
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kể từ 1991 trở lại đây, trao đổi thương mại giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Đặc biệt, năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2.957 triệu USD, tăng 78 lần so với năm 1991 là 37,7 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.534 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2001, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đạt 794, triệu USD với mức tăng trưởng là 30%. Tính trung bình tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1991 đến nay là khoảng xấp xỉ 20%/ năm. Tốc độ phát triển này khá cao so với tốc độ phát triển thương mại Việt Nam với một số nước khác (như Mỹ, EU, Nhật Bản) đã phần nào chứng minh được tiềm năng thương mại của 2 phía.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước trong giai đoạn 1991 - 2000 cụ thể như sau:
Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 1997 - 2000 (Báo)
Trong giai đoạn này, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc tăng đều hàng năm. Nếu năm 1991, Việt Nam mới xuất khẩu sang Trung Quốc 19,3 triệu USD và nhập khẩu 18,4 triệu USD thì đến năm 1997 con số này đã 474,1 triệu USD và 404,4 triệu USD tương ứng. Mức tăng đều hàng năm cho thấy khả năng duy trì tốc độ trao đổi thương mại giữa 2 bên khá tốt, luồng hàng lưu thông hàng hoá ngày càng (thể hiện trọng kim ngạch xuất nhập khẩu ngạch ngày càng cao). Tuy nhiên, năm 1996, kim ngạch trao đổi thương mại giữa 2 nước có giảm nhẹ, từ 691,6 triệu USD năm 1995 xuống còn 669,2 triệu USD (bằng 96,7%) Nhưng năm 1997 lại tăng lại và đạt… Năm 1998, mặc dù có khủng hoảng tài chính Châu Á, tuy không trực tiếp gây ra những thiệt hại lớn về tài chính, kinh tế đối với Việt Nam song đã ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ trao đổi thương mại Việt Nam với một số nước khác, nhất là các nước cùng châu lục nhưng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn tăng từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4 triệu USD. So sánh giữa số kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu cho thấy Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã xuất siêu sang Trung Quốc tuy số lượng không lớn và xét về tổng thể thì cán cân thương mại thời gian qua khá cân bằng. Riêng năm 1997, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc khoảng 70 triệu USD.
Nhận thấy giai đoạn 1991 - 1996 kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc khá thăng bằng, tăng đều qua hàng năm và chỉ giảm nhẹ vào 1996. Sự biến động này có thể chấp nhận được do những dao động của thị trường qua hàng năm. Năm 1997, Việt Nam giảm nhập thiết bị cho các nhà máy đường, xi măng, nhất là đối với các thiết bị của nhà máy xi măng lò đứng (gần như không nhập nữa) làm giảm kim ngạch nhập khẩu, trong khi số lượng hàng hoá vẫn được duy trì dẫn đến hình tượng xuất siêu khá cao (70 triệu USD) mà Hải Quan thống kê được. Bên cạnh đó cũng còn những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng xuất siêu trong mấy năm gần dây như ảnh của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Hàn Quốc, Thái Lan, Inđonesia. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất trong cuộc khủng hoảng nói trên và cũng là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải luôn tìm lối thoát cho sản phẩm của mình bằng cách xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1991 - 2000, ta đã dần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và duy trì sự tăng trưởng ổn định, bất chấp những biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là một kết quả đáng ghi nhận trong trao đổi thương mại nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc nói riêng.
2. Cơ cấu xuất nhập khẩu:
2.1. Hàng xuất khẩu:
Trung Quốc là một trong những nước có hệ thống máy móc - công nghệ khá phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Với thế mạnh là giá rẻ, công nghệ sản xuất khá tiên tiến, mẫu mã đẹp.. sản phẩm của Trung Quốc không chỉ có ưu thế trên thị trường Châu Á mà còn chiếm lĩnh được thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Một trong những khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc là những mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, chè và một số sản phẩm nông nghiệp khác cũng là thế mạnh của Trung Quốc nên những mặt hàng này rất khó mở rộng thị trường, nâng cao số lượng tiêu thụ tại thị trường nước này.
Trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hoá quan hệ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là Nông sản và một vài khoáng sản có thế mạnh như quặng crôm, dầu thô. Tuy nhiên, các sản phẩm này chủ yếu là nguyên liệu thô chưa qua chế biến, loại hàng CNTD chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Số liệu cụ thể về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1992 -1995 như sau:
Bảng số liệu (Tập tài liệu)*******
Nhìn chung, các mặt hàng tăng trưởng không đều: dầu thô, cao su, hạt điều là những hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong giai đoạn này. Các mặt hàng này đều được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu nên giá trị tận dụng được giá trị sản phẩm, trị giá xuất khẩu chưa cao. Vì vậy, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp phải nâng cao khối lượng hàng xuất. Đây là một trong những khó khăn chung của ngành thương mại Việt Nam đòi hỏi Việt Nam phải chuyển theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, nâng dần khối lượng hàng hoá qua chế biến. Hướng đi này phải nhanh được áp dụng trong mọi quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong đó có Trung Quốc.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước. Các sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, hạt điều vẫn chiếm một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác như hàng dệt may, hải sản cũng đã bước đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Số liệu cụ thể như sau:
Bảng số liệu (tập tài liệu)**********
Đáng chú ý là dầu thô ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều hơn so với giai đoạn trước. Nếu như 1993 kim ngạch dầu thô là 31,722 triệu USD, năm 1994 giảm xuống rất thấp còn 7.600.000 USD thì năm 1996 con số này đã là 16.671.913 USD và tăng lên 141.371.655 USD năm 1997. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu than đá dường như có xu hướng giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ 28.693.603 USD (1996) xuống chỉ còn 5.227.000 USD (1997). Xét một cách tổng thể thì trong giai đoạn 1996 - 2000 cơ cấu xuất khẩu sang Trung quốc của Việt Nam đã có những bước chuyển biến bước đầu. Tỷ lệ hàng nguyên liệu đã qua chế biến và hàng TD đã tăng lên đáng kể. Một số mặt hàng như cao su, dầu thô, hải sản, hàng rau quả, hạt điều, than đá đã chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Đặc biệt năm 2000, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc một mặt hàng mới mà trước đây chưa có, đó là linh kiện vi tính với kim ngạch đạt 3,5 triệu tỉ USD và Trung Quốc đang nhập khẩu 60% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam (gần 80.000T).
Nhình chung, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể chia thành 4 nhóm chính như sau:
- Nhóm hàng nguyên liệu gồm than đá, dầu thô, quặng sắt, quặng cromit, các loại dầu, coa su tự nhên …
- Nhóm hàng nông sản gồm lương thực, chè, rau, gạo, hạt điều, các loại hoa quả nhiệt đối như chuối, xoài, thanh long, chôm chôm…, các loại gỗ…
- Nhóm hàng thuỷ sản tươi sống và đông lạnh, như tôm, cá, cua…, động vật nuôi như rắn, ba ba…,
- Nhóm hàng TD, khả năng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp…
2.2. Hàng nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú về chủng loại song chủ yếu đều là những mặt hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu của từng năm, từng giai đoạn mà số lượng nhập khẩu từng mặt hàng tăng hoặc giảm. Trong giai đoạn 1991- 1995, các mặt hàng nhập khẩu co số lượng lớn là xi măng, kính xây dựng, thép cán, thép xây dựng, ngũ cốc và bột, dược phẩm, hàng may mặc, dược phẩm. Cơ cấu hàng nhập khẩu giai đoạn 1991- 1995 như sau:
Bảng số liệu ( tập tài liệu)
Nếu so sánh với kim ngạch và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có thể thấy sự chênh lệnh trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, vài năm Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc nhưng chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu thô, trong khi đó hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến và được nhập với giá cao hơn hẳn so với giá nguyên liệu thô xuất khẩu. Rõ ràng, cần thiết phải nhanh chóng tăng lượng hàng xuất khẩu đã qua chế biến để tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, tăng gía trị xuất khẩu.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu giai đoạn 1996- 2000 như sau:
Bảng số liệu: (tập tài liệu)
Các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc nhìn chung chỉ có trình độ kỹ thuật thấp hoặc trung bình. Vì vậy, nó không phù hợp với chính sách nhập khẩu mấy moc thiết bị của chúng ta là nhập những thiết bị, máy móc có trình độ kỹ thuật tiến tiến để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trưòng sinh thái của đất nước. Nên cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc. Từ năm 1997 trở lại đây chúng ta đã phần nào hạn chế được số lượng nhập khẩu đối với những mặt hàng này. Ví dụ như các thiết bị toàn bộ cho các nhà máy xi măng lò đứng do chất lượng không cao, khả năng an toàn về mặt môi trường kém nên từ năm 1997 đã không được nhập khẩu nữa. Đối với nhóm hàng tiêu dùng, các sản phẩm này của Trung Quốc đang cạnh tranh rất mạnh mẽ với hàng sản xuất trong nước và hàng của một số nước trong khu vực, nhiều mặt hàng thuộc nhóm này có xu hướng “lấn áp” so với hàng sản xuất trong nước do giá rất rẻ. Nói chung các mặt hàng này có chất lượng không cao và chủ yếu là sản phẩm của địa phương. Thực tế này đặt các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trong nước trước vấn đề làm thế nào để hạn chế hạn chế lượng hàng nhập khẩu loại này từ Trung Quốc, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loạiủtên chính thị trường nội địa và khẳng định mình trên thị trường khu vực cũng như quốc tế.
Tóm lại, hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gồm 5 nhóm mặt hàng chính là:
Dây chuyền sản xuất đồng bộ như dây chuyền sản xuất đường, xi măng lò đứng...
Máy móc thiết bị như thiết bị y tế, vận tải, máy nông nghiệp...
Nguyên nhiên liệu như xăng dầu, sắt thép , vật liệu xây dựng...
Mặt hàng nông sản như lương thực bột mì, đường, hoa quả, ...
Hàng tiêu dùng như các sản phẩm điện tử, xe máy, quần áo, đồ chơi trẻ em...
Các chủng loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú và một phần đáng kể được nhập theo đường tiểu ngạch hoặc đi theo đường biên giới do hoạt động buôn lậu.
3. Phương thức buôn bán:
Hoạt động ngoại thương giữa hai nước được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất. Nhưng trong đó buôn bán chính ngạch và tiểu ngạch là phương thức chính. Hoạt động chính ngạch và tiểu ngạch đã phát triển do được sự chú trọng của cả hai phía, nhất là sau Hiệp định thương mại được ký kết vào năm 1991 đã góp phần làm tăng kim ngạch buôn bán hai chiều ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, trao đổi thương mại của dân cư khu vực biên giới cũng được mở rộng và phát triển. Đến nay, trên biên giới phái Bắc đã mở 25 cặp cửa khẩu trên bộ, trong đó có 18 cặp theo Hiệp định tạm thời (gồm 4 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu quốc gia, 7 cửa khẩu địa phương), 7 cặp cửa khẩu mở ngoài Hiệp định do sự thở thuận của địa phương hai bên, trong số này 2 cửa khẩu Ka Long( Móng Cái) và Tân Khanh (Lạng Sơn) hoạt động nhôn nhịp hơn các cửa khẩu chính. Ngoài ra còn hàng trăm đường mòn, hàng chục chợ đường biên qua lại cho dân cư hai bên vùng miền biên giới qua lại giao lưu.
Đối với hoạt động buôn bán chính ngạch:
Đã có sự phát triển đáng kể từ khi quan hệ hai nước bình thường trở lại và chiếm phần lớn trong trao đổi thương mại hai chiều. Trong thời kỳ 1991- 1996, xuất nhập khẩu chính ngạch tăng bình quân 103%/ năm. Giai đoạn đầu(1991- 1993) mậu dịch chính ngạch chỉ chiếm một phần nhỏ so với mậu dịch tiểu ngạch. Từ năm 1994- 1998 hoạt động buôn bán chính ngạch đã vươn lên giữ vị trí áp đảo trong tổng kim ngạch xuuát khẩu với Trung Quốc. Do đặc thù là Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới trên bộ khá dài (1350 km) nên trao đổi qua các cửa khẩu ở khu vực biên giới trên bộ diễn ra hết sức mạnh mẽ và chiếm phần lớn lượng hàng hoá trao đổi của hai phía. Theo Tổng cục Hải Quan thì năm 1997 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ta qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc là 442 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 1998 con số này là 158 triệu USD. Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng của các cửa khẩu biên giới trong quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc. Hoạt động buôn bán ở các cửa khẩu như Móng Cái, Đồng Đăng, Ka Long diễn ra sôi động, xuất nhập chính ngạch của ta chiếm 70- 75% trong tổng kim ngạch. Các chủ thể tham gia buôn bán chính ngạch chủ yếu là các Doanh nghiệp Nhà nước ở các tỉnh biên giới có liên doanh với các Tổng công ty ở sâu trong nội địa, sau đó hình thành mạng lưới kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước trong cả nước cùng tham gia. Các hình thức giao dịch trong buôn bán chính ngạch cũng rất đa dạng và đã áp dụng các phương thức buôn bán thông dụng trong thương mại quốc tế như Hợp đồng mua bán.Bên cạnh đó, các hình thức gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu cũng bước đầu được thực hiện và có xu hướng gia tăng. Có thể thấy rằng hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những kết quả đáng nghi nhận, song chính sự nhộn nhịp này cũng đã gây nên những khó khăn nhất định cho hoạt động quản lý của phía Việt Nam. Đó chính là sự hỗn loạn, tranh mua tranh bán làm cho việc quản lý hoạt động thương mại, nhất là khu vực biên giới trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch:
Cùng với sự phát triển khá nhanh của hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch, hoạt động xuất nhập tiểu ngạch cũng diễn ra rất sôi động. Trong giai đoạn 1991- 1996, tiểu ngạch tăng bình quân 56%/ năm. Hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường chiếm khoảng 25- 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan thì năm 1997, con số này là 31,25% trong tổng kim ngạch buôn bán hai chiều, năm 1998 là 41,76%. Cụ thể như sau:
Bảng số liệu (tập tài liệu)
Hoạt động xuất nhập khẩu không những làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi của dân cư hai nước, cải thiện, nâng cao đời sống của người dân khu vực biên giới, thậm chí một bộ phận dân cư ở các tỉnh biên giới hai nước đã có thêm việc làm , tăng thêm thu nhập, thoát khỏi cảnh nghèo đói của thời kỳ trước khi bình thường hoá quan hệ. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc ổn định và duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC:
1. Đặc điểm mối quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc:
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, nên trong quan hệ, đặc biệt là quan hệ thương giữa hai nước có những đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm đầu tiên phải kể đến đó là Việt Nam và Trung Quốc có hoàn cảnh đại lý gần gũi, có truyền thống văn hoá tương đồng, gắn bó lẫn nhau, hệ thống chính trị. Do có chung biên giới cả đường bộ và đường biển nên quan hệ thương mại qua biên giới rất phát triển, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Sự gần gũi, tương đồng về văn hoá này góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai nước chẳng những trong thế kỷ XXI mà còn mãi mãi về sau.
Tiếp theo phải kể đến là mối quan hệ Việt- Trung được dựa trên cơ sở mối quan hệ ngoại giao giữa chính phủ hai nước, đặc biệt mối quan hệ này mới chuyển từ bạn sang thù nên còn rất nhiều cơ hội cho cả hai bên. Một đặc biểm khá quan trọng nữa là hiện nay Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam là một thành viên. Trong thời gian qua, ASEAN + 3, ASEAN +1, quan hệ trong tổ chức hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và các kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế như việc xây dựng con đường xuyên á, đường sắt ASEAN nối Trung Quốc với các quốc gia khác đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại Việt- Trung phát triển. Các đặc điểm nêu trên tạo ra nhiều điệu thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong quan hệ thương mại hai nước ở cả tầm vỹ mô và vi mô.
2. Thuận lợi:
Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, có đường biên giới chung trên đất liền dàif khoảng 1350 km chạy qua sáu tỉnh ( 31 huyện) của Việt Nam và hai tỉnh gồm sáu thành phố, địa khu, châu (14 huyện) của Trung Quốc. Trên biên giới chung của có 18 cặp cặp cửa khẩu bao gồm cả cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu cấp tỉnh. Số km biên giới chung của cả hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác. Gần đây nhiều cửa khẩu như Đông Hưng- Móng Cái, Bang Tường- Đồng Đăng, Pò Chài- Tân Khanh, Hà Khẩu- Lào Cai đã có ý tưởng xây dựng thành những khu buôn bán tự do,là điều kiện hết sức thuận lợi cho điều kiện buôn bán của nhân đân và thương nhân hai nước. Còn giúp cắt giảm được nhiều khoản chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển, lưu kho lư bãi…từ đó giảm được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho hàng hoá.
Thứ hai, phát triển buôn bán qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc không thể tách rời trong bối cảnh chung về quan hệ hai nước. Tháng 2 năm 1999 Tổng Bí thư hai nước, đã xác lập khuôn khổ mới cho Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Phương châm này sẽ tạo điều kiện thuận cho quan hệ thương mại hai nước cả chính ngạch và tiểu ngạch, cả ở tầm vỹ mô và vi mô.
Thứ ba, Trung Quốc với diện tích 9,6 triệu km2 ( rộng thứ ba thế giới), dân số là 1,3 tỷ người (1/5 dân số thế giới) và Việt Nam là một nước lớn ở Đông Nam Á. Đây là hai thị trường có tiềm năng mà chưa được khai thác xứng với tiềm năng vốn có, đòi hỏi các doanh nghiệp hai nước cần có những chính sach, kế hoạch trong ngắn, trung và dài hạn để thâm nhập và khai thác thị trường của nhau.
Thứ tư, cả hai đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng vùng biên giới chung, chú trong xây dựng môi trường phần cứng ( đường, điện, nước..), xây dựng các thành phố cửa khẩu biên giới. Đồng thời, chú trong xây dựng môi trường phần mềm, hai nước đã ký kết được 19 Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại ( trong tổng số 30 Hiệp định và thoả thuận đã được ký kết, đáng lưu ý là Hiệp định kinh tế buôn bán, Hiệp định tạm thời về việc xử lý đường biên giới hai nước, Hiệp định hợp tác và bảo đảm và chứng nhận lẫn nhau về hàng hoá xuất nhập khẩu, Ghi nhận hội đàm chống buôn lậu, Hiệp định về mua bán hàng hoá vùng biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa (năm 1998), Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước (ký ngày 30/12/1999). Qua đó Chính phủ hai nước khuyến khích các doanh nghiệp của nhau tiến hàng hoạt động kinh doanh như Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia vào chiến dịch “Đại khai phá Miền Tây”, phát triển thị trường tỉnh Vân Nam- Trung Quốc ...nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế đầu tư, thương mại.
Thứ năm, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (APTA), Hội nghị hợp tác kinh tế ASEAN +1,Trung Quốc vừa trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới- WTO... ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hai nước, đặc biệt có lợi cho Việt Nam như được hưởng quy chế tối huệ quốc...
Thứ sáu, việc phát triển thương mại không ngừng giữa hai bên trong suốt thời gian qua sẽ là cơ sở cho sự phát triển hơn nữa trong tương lai với dự kiến buôn bán hai chiều Việt Nam- Trung Quốc từ năm 2000 đến 2010 đạt mức tăng trưởng là 8- 15%.
Tóm lại, những điều kiện thuận lợi cơ bản này sẽ kết hợp với sự cố gắng của cả hai bên thì tin rằng trong thế kỷ mới tiềm năng buôn bán Việt Nam- Trung Quốc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều khó khăn, tồn tại mà cần được giải quyết, khắc phục trong cả ngắn và dài hạn.
3. Khó khăn và tồn tại:
Thứ nhất, quan hệ ngoại thương giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Tổng kim ngạch ( cả chính ngạch và tiểu ngạch) chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam và chỉ bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Và Việt Nam mới chỉ là nước xuuát khẩu thứ 29 trong tổng 220 nước xuất khẩu vào Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng chỉ là nước xuất khẩu lớn thứ 6 vào Việt Nam.
Thứ hai, Quan hệ thương mại giữa hai nước trong 10 năm qua phát triển dựa trên sự chênh lệch rất rõ về trình độ, đó là do trình độ phát triển khoa học và phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn Việt Nam. Điều này làm cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao hơn do có ưu thế về chất lượng và chủng loại, mẫu mã, có giá thành thấp hơn vì các doanh nghiệp Trung Quốc có đủ lực và chính sách công nghệ tích cực. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm, trong khi đó hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lại thường là những mặt hàng có giá trị cao hơn.
Thứ ba, Hiện nay hai bên tuy đã có “Ghi nhận hội đàm” chống buôn lậu, hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hoá xuất nhập khẩu nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng: hàng giả, hàng kém phảm chất và buôn lậu qua biên giới. Trốn lậu thuế là hiện tượng phổ biến trông buôn bán tiểu ngạch, đãn đến thất thu cho Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, thông qua các thủ đoạn như nhập nhiều khai ít, nhập những mặt hàng có mức thuế cao như xe đạp 75%, phụ tùng xe máy khai thành những laoị hàng có mức thuế thấp như đồ chơi trẻ em 10%, vật liệu xây dựng 18%...Gian lận thương mại, chạy theo lợi ích cá nhân, cục bộ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách xuất khẩu qua biên giới những mạt hàng quý hiếm gây xáo trộn thị trường, mất lòng tin, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp khác và lợi ích quốc gia.
Thứ tư, mặc dù ngày 26- 5- 1993 Ngân hàng Trung ương của Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác thanh toán, theo đó mọi khoản thanh toán phải thông qua Ngân hàng thương mại hai nước theo hệ thống quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế từ 10 năm nay buôn bán qua biên giới Việt- Trung, tuy đã có sự chuyển đổi từ chỗ hoàn toàn tự phát qua phương thức “ Hàng đổi hàng”, buôn bán trao ta, tiến tới ký kết hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng nhưng đến nay lượng thanh toán qua Ngân hàng còn rất nhỏ (dưới 10%) tổng kim ngạch hàng hoá. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngoại thương của hai bên.
Thứ năm, Quản lý hoạt động ngoại thương va hỗ trợ xúc tiến thương mại của cả hai nước, đặc biệt là Việt Nam còn nhiều yếu kém. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt dộng ngaoị thương giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa đầy đủ, chưa phù hợp. Hoạt động quản lý cửa khẩu, hải quan ở biên giới còn nhiều khó khăn và tiêu cực. Các hoạt hỗ trợ, xuác tiến thương mại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc còn yếu kém, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường, dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hiểu biết cụ thể về thị hiếu người tiêu dùng, về thị trường, về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng này của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn, tồn tại của cả hai phía gặp phải. Nhưng nhìn chung quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Trung Quốc có triển vọng phát triển tốt trong tương lai. Chúng ta chủ trương giữ vững đường lối phát triển kinh tế củ đất nước là phát huy nội lực, đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước vì chỉ như vậy chúng ta mới tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc nói riêng. Những khó khăn, tồn tại trên sẽ được chính phủ hai nước giải quyết bằng hệ thống chính sách đổi mới, phù hợp với điều kiện của từng nước và thiện chí hợp tác của phía bạn.
III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI:
Qua phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong 10 năm qua có thể khẳng định rằng: Mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt trong cuộc cạnh tranh với hàng Trung Quốc, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã nâng cao về chất lượng, đã cải tiến về mẫu mã như sản phẩm ngành may mặc, hàng tiêu dùng, đồ điện tử...và đã có những thị phần nhất định ở Trung Quốc. Nhiều hàng hoá trước đây chưa có thị trường xuất khẩu thì nay đã xuất được sang thị trường Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đã trưởng thành qua 10 năm buôn bán với các doanh nghiệp Trung Quốc. Tình hình này cho thấy triển vọng quan hệ ngoại thương giữa hai nước trong thời gian tới có nhiều hứa hẹn, triển vọng phát triển theo hướng tích cực hơn.Dự báo rằng, từ này đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc sẽ tăng ở mức từ 8- 15%/ năm.
Sở dĩ có thể đưa ra triển vọng lạc quan về sự phát triển quan hệ thương mại hai nước những năm tới như vậy là do một số lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, bước vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ kinh tế thương mại hai nước.
Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc đã ký “ Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa” ngày 29-12-2000 và nhiều văn kiện khác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ ngoại thương hai nước phát triển trong thế kỷ XXI theo phương châm “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đồng thời cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của tổ chức kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và khi hội nghị hợp tác kinh tế ASEAN +1, ASEAN +3 vừa diễn ra giữa các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ mở ra một trang mới trong quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ thương mại nói riêng giữa các nước phát triển.
Thứ ba, đối với Việt Nam, trong thời gian tới, Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, do:
Khi Trung Quốc đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì thị trường xuất khẩu Trung Quốc được mở rộng, vốn nước ngoài đầu tư đổ vào càng nhiều, có thể du nhập chuyển giao công nghệ kỹ thuật và thiết bị máy móc tương đối tốt, sẽ dành được các mặt hàng nhập khẩu chất lượng tốt, giá rẻ. Từ đó thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, tăng cường nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về tiêu dùng cho sản xuất (các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất mà hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc) và cả tiêu dùng cá nhân.
Trung Quốc là thị trường có sức mua đa dạng, dễ tính với 1,3 tỷ dân, có nơi mức thu nhập rất cao từ 18.000- 20.000 USD/ 1 người/ năm, có nơi chỉ từ 250- 300 USD/ 1 người/ năm. Đây là thuận lợi rất cơ bản cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vì hàng ở mọi mức chất lượng cũng có thể xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trung Quốc có tị trường nội tệ ổn định trong 10 năm qua.
Thứ tư, xu hướng tích cực hợp tác đi đôi với cạnh tranh mạnh mẽ là động lực thúc đẩy quan hệ ngoại thương Việt Nam- Trung Quốc phát triển theo hướng lâu dài, bền vững, toàn diện và sâu sắc hơn.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC TỪ GÓC NHÌN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt Nam- Trung Quốc thì chính phủ hai nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo tiền đề, hướng đi cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà chính phủ hai nước nên đưa ra những chính sách, kế hoạch cũng như các hoạt động cụ thể nhằm định hướng, tạo điều kiện thuân lợi, hỗ trợ về mọi mặt cho các doanh nghiệp. Đặc biệt về phía chính phủ Việt Nam, nên đưa ra chính sách hỗ trợ mạnh mẽ về mọi mặt ( nhân lực, vật lực, tài lực) cho các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động có hiệu quả với Trung Quốc, có biện pháp tích cực trong phổ biến, tuyên truyền, cung cấp những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam về chính sách, pháp luật của cả Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến hoạt động ngoại thương giữa hai nước. Tăng cường hoạt động kiểm soát quản lý và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trốn thuế hàng giả...trong buôn bán tiểu ngạch và qua biên giới... Tuy nhiên, từ phía doanh nghiệp cũng rất quan trọng khi chuẩn bị cho mình những gì cần thiết để thâm nhập và phát triển kinh doanh trên thị trường Trung Quốc, bởi các doanh nghiệp còn nhiều lung túng, yếu kém khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đặc là đối với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các thuận lợi vốn có giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phần này xin được đi sâu vào việc đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ thương mại với Trung Quốc.
*. Đối với chất lượng và sản phẩm:
Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và quản lý của cán bộ, cải tiến mẫu mã, chủng loại và đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Đây được coi là chiến lược mang tính chất lâu dài nhưng cần phải được thực hiện ngay ở mỗi bản thân các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng mặt hàng, từng khu vực thị trường cụ thể của Trung Quốc.
* Đối với giá cả hàng hoá:
Kinh doanh trên thị trường Trung Quốc thì một điều đáng quan tâm đó là vấn đề giá cả do hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc rất nhạy cảm với giá và thường chọn sản phẩm rẻ hơn trừ khi họ bị tác động bởi các hoạt động hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn hẳn. Chính vì thế nên vấn đề đạt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam làm sao giảm được giá thành sản phẩm mà vẫn giữ vững chất lượng hàng hoá. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trong từ yếu tố đầu vào sản xuất tốt đảm bảo chất lượng hàng hoá. Sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá với nhiều mức chất lượng ứng với với nó là nhiều mức giá khác để phục vụ hết nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc, từ người có mức thu thập thấp đến mức thu nhập cao rất rõ rệt trong từng khu vực thị trường ở Trung Quốc.
* Đối với các chiến lược xúc tiến thương mại:
Các doanh nghiệp nên áp dụng công nghệ tiếp thị và quảng cáo mạnh hơn trên thị trường này. Quảng cáo được coi là một trong những cách hữu hiệu nhằm tạo dựng nhận thức của người tiêu dùng tiềm năng về sản phẩm ở Trung Quốc. Những kênh quảng cáo bao gồm các ấn phẩm, đài, tivi, bảng hiệu, internet và bảo trợ cho các hoạt động thể thao.
Hiện nay, hàng trăm các cuộc triển lãm được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc, hầu hết được tài trợ hay đồng tài trợ bởi các cơ quan Chính phủ, các hiệp hội nhà nghề hoặc Cục xúc tiến ngoại thương Trung Quốc. Các cuộc triển lãm cũng được tổ chức bởi Mỹ, Hồng Kông ... Và Việt Nam cũng có thể độc lập hoặc phối hợp cùng Trung Quốc tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại trên nhiều nơi ở Trung Quốc để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng Trung Quốc và để người tiêu dùng Trung Quốc biết đến các loại sản phẩm “made in Việt Nam” giúp hàng Việt Nam khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Trung Quốc. Đây là cách rất hiệu quả để trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng quốc tế.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của quảng cáo và công nghệ thông tin đã làm gia tăng lợi ích trong việc sử dụng “ thương mại điện tử” ở Trung Quốc. Thêm vào đó, marketing trực tiếp và bán hàng qua mạng đã bắt đầu được khai thác trên thị trường này. Qua đó, các doanh ngiệp Việt Nam có thể thâm nhập thị trường này con đường “thương mại diện tử” bằng cách xây dựng các trang Web của mình, cá siêu thị bán hàng trực tuyến trên mạng.
Ngoài ra, các dịch vụ hậu mãi cung được người tiêu dùng Trung Quốc rất quan tâm. Họ có thể chấp nhận một mức giá cao hơn nếu như chất lượng hàng hoá tốt hơn và dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Nên các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh trực tiếp trên thị trường này cần quan tâm hơn nữa tới các dịch vụ xúc tiến này.
* Đối với khâu thanh toán:
* Các khuyến nghị khác:
Các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng có thể liên kết với nhau thành một hiệp hội có người đứng đầu điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu của hiệp hội. Vì lợi ích lâu dài của mình các doanh nghiệp trong hiệp hội hỗ trợ nhau về các mặt khác nhau để cùng nâng cao chất lượng hàng hoá cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại. Các hiệp hội ở các ngành hàng khác nhau có thể liên kết với nhau xây dựng mạng lưới siêu thị trên thị trường Trung Quốc ( có sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc và các cơ quan ban ngành chuyên môn) nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc.
Các hiệp hội này có thể định kỳ tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo để cùng nhau trao đổi thông tin thị trường, kinh nghiệm kinh doanh cho nhau, có thể mời đại diện các cơ quan quản lý tại một số khu vực thị trường, các doanh nghiệp Trung Quốc cùng tham gia để nhận được đóng góp, giúp đỡ từ phía bạn.
Chuẩn bị trong thời gian không xa, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng mới như các sản phẩm của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dich vụ tư vấn có hàm lượng trí tuệ cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên thận trọng khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với những khách hàng Trung Quốc mà mình chưa có quan hệ làm ăn lâu dài.
Tránh đối đầu khi cạnh tranh cùng mặt hàng với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trên đây là một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập, kinh doanh trên thị trường Trung Quốc. Hy vọng trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy được những lượi thế của mình, tận dụng được những thuận lợi để nâng cao hiệu qủa kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Từ đó, tạo dựng uy tín cho hàng hoá mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung, ở thị trương nước bạn nói riêng.
KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường phát triển tốt đẹp của quan hệ thương mại hai nước, chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm chu đáo chặt chẽ của chính phủ hai nước, sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, các cáp chính quyền địa phương hai nước, sự đổi mới và kiện toàn nội dung hoạt động của Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại hai nước lần thứ ba đã diễn ra tại Hà Nội, với mục tiêu tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 nhất định sẽ trở thành hiện thực, góp phần đưa quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc phát triển theo đúng như phương châm “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” trong thế ky XXI và mãi mãi về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thương mại quốc tế - Trường ĐH KTQD HN, Khoa Thương mại, chủ biên PGS.PTS Nguyễn Duy Bột; Nhà xuất bản Thống Kê - 1997.
2. Giáo trình Marketing Thương Mại quốc tê- Trường ĐH KTQD HN, Khoa Thương Mại, chủ biên PGS.PTS Nguyễn Duy Bột, Ths. Nguyễn Quỳnh Chi, Ths. Trần Văn Hoè; nhà xuất bản Thống kê- 1997.
3. Phát biểu của đồng chí Đỗ Mười nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc 1997. Báo Nhân dân ngày 14- 7-1997.
4. Tạp chí “ Kinh tế Sài Gòn” số 17/ 2001.
5. Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 10- 10- 2001.
6. Tạp chí “ Nghiên cứu Trung Quốc” số 3- Tháng 6/ 2000; số 6- Tháng 2/2001; số 5- Tháng 10/2001.
7. Tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới” số1/ 1997.
8. Tạp chí “ Thị trường giá cả” số 6/2000.
9. Tạp chí “ Thương Mại” ngày 7- 3/2001.
Và một số thông tin trên các trang Web:
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TMai (169).doc