Giáo dục KNS cho SV Học viện Chính trị CAND là
một trong những nội dung giáo dục cần thiết, đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Bởi, sau khi tốt nghiệp,
SV sẽ trở thành những người cán bộ, chiến sĩ công an
làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an
toàn xã hội thì những KNS cần rèn luyện phải liên quan
đến hoạt động nghiệp vụ của lực lượng công an như kĩ
năng: nói, viết, trình bày, thuyết phục; hợp tác, làm việc
nhóm; tổ chức công việc; kĩ năng quản lí, sử dụng
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kĩ năng sống cần giáo dục cho sinh viên học viện chính trị công an nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 27-31; 49
27
MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CÔNG AN NHÂN DÂN
Vũ Thị Hương Lý - Học viện Chính trị Công an nhân dân
Ngày nhận bài: 07/03/2018; ngày sửa chữa: 12/03/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018.
Abstract: Life skills education is an important content to train skills and improve knowledge for
cadets at People’s Public Security Political Academy with aim to meet the requirements of building
a revolutionary, regular, elite and modern people’s public security force. Based on the
characteristics in learning and limitations on life skills of students at the People’s Public Security
Political Academy, the article points out some key life skills for students that must be trained in
current period.
Keywords: Life skills, education, students, public security, People’s Public Security Political
Academy.
1. Mở đầu
Sinh viên (SV) Học viện Chính trị Công an nhân dân
(CAND) bên cạnh những đặc điểm chung của SV Việt
Nam như giàu nghị lực, ước mơ, hoài bão thì cần có
những đặc điểm riêng đáp ứng những tiêu chuẩn về chính
trị, tư tưởng, thể lực, trí lực của Bộ Công an. SV Học viện
Chính trị CAND bao gồm những đối tượng: Là học sinh
(HS) đã tốt nghiệp trung học phổ thông được trúng tuyển
trong kì thi tuyển sinh quốc gia của Bộ GD-ĐT và Bộ
Công an; những hạ sĩ quan, chiến sĩ đang công tác tại các
đơn vị công an và con em vùng đồng bào dân tộc ít người
được cử đi học.
Do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lí
bởi điều kiện, hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục nên
SV Học viện Chính trị CAND không được phát triển tối
ưu như nhau. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống (KNS)
cho SV là một trong những nội dung giáo dục cần thiết
nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo ra những cán bộ, chiến
sĩ Công an có lập trường chính trị vững vàng, có trình độ
sâu về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt
đáp ứng được yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Bài viết
này đề cập những KNS cần được giáo dục cho SV chính
quy của Học viện Chính trị CAND.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề lí luận
2.1.1. Khái niệm “kĩ năng sống”
Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS: Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) “KNS là khả năng để có hành
vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá
nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày” [1; tr 3]. Theo Quỹ nhi
đồng Liên hợp quốc (UNICEF): “KNS là cách tiếp cận
giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới” [1; tr 3].
Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến
thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Theo Tổ chức văn
hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),
KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết
(learning to know), gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy
phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn
đề, nhận thức được hậu quả...; Học để làm (Learning to
do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ
như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...; Học
để khẳng định mình (Learning to be) gồm các kĩ năng cá
nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc,
tự nhận thức...; Học để chung sống với người khác
(Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như:
giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc
theo nhóm, thể hiện sự cảm thông [1; tr 3].
Từ những khái niệm trên đây có thể thấy, KNS bao
gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng
tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân
tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả; nói
cách khác “KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, là khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống của cuộc sống” [1; tr 3].
2.1.2. Khái niệm “Giáo dục kĩ năng sống”
Giáo dục KNS là một quá trình tác động sư phạm có
mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành
động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp
cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội,
thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu
thách thức của cuộc sống hàng ngày...
2.1.3. Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống
- Về mặt sức khoẻ: Xây dựng hành vi sức khoẻ lành
mạnh cho cá nhân và cộng đồng; biết giải quyết nhu cầu
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 27-31; 49
28
cá nhân cần thiết cho sự phát triển; tự bảo vệ sức khoẻ cá
nhân và cộng đồng
- Về mặt giáo dục: Tạo mối quan hệ tốt giữa thầy -
trò, bạn - bạn; tạo hứng thú trong học tập; chủ động, tự
giác trong học tập, tu dưỡng chuẩn mực đạo đức.
- Về mặt văn hóa xã hội: Xây dựng hành vi mang tính
xã hội tích cực, xây dựng môi trường và xã hội lành
mạnh; sống hòa hợp trong một xã hội văn hóa đa dạng,
có nền kinh tế phát triển, đất nước hội nhập quốc tế.
- Về mặt kinh tế - chính trị: Tự nhận thức nhu cầu và
quyền trẻ em, xác định nghĩa vụ của mình đối với bản
thân, gia đình và xã hội, giúp ổn định chính trị quốc gia.
- KNS giúp phát triển các kĩ năng cá nhân và xã hội;
giữ gìn bản thân an toàn, trở thành người có trách nhiệm
và có tinh thần độc lập, sáng tạo, biết làm chủ tình cảm,
cảm xúc của bản thân.
- KNS giúp con người quyết định hành vi tích cực,
duy trì lối sống đúng đắn, lành mạnh, có trách nhiệm đối
với sức khỏe bản thân và cộng đồng.
2.2. Cơ sở xác định những kĩ năng sống cần rèn luyện
cho sinh viên Học viện Chính trị Công an nhân dân
2.2.1. Những yêu cầu nghề nghiệp
Xuất phát từ đặc trưng của công tác công an là một
nghề đặc biệt, khác hoàn toàn với những loại hình lao
động khác trong xã hội. Đây là một công việc khó khăn,
gian khổ, nhiều hiểm nguy, đòi hỏi sự hi sinh to lớn. Do
đó, những yêu cầu về nghề nghiệp của công tác công an
đã đặt ra cho người cán bộ, chiến sĩ công an phải là những
người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung
thành với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng; có
phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật,
nghiệp vụ công an; có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
về công tác xây dựng lực lượng CAND; có sức khỏe tốt
để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để đáp ứng những yêu cầu của nghề nghiệp, đòi hỏi
SV phải có được những kĩ năng sau:
- Các kĩ năng để học tập và nghiên cứu: Dựa trên việc
đào tạo chuyên môn, SV cần có kĩ năng học tập và nghiên
cứu, bao gồm kĩ năng tư duy phê phán để nhận định, phân
tích đường lối, chính sách cụ thể và đánh giá đúng các
vấn đề chính trị - xã hội.
- Các kĩ năng phát triển cá nhân như: sự tự tin, quyết
đoán, chủ động, hiểu biết rộng về xã hội và thế giới.
- Các kĩ năng sáng tạo và linh hoạt trong công việc:
Người sĩ quan CAND trong hoạt động nghiệp vụ của
mình đòi hỏi phải là người có kĩ năng phân tích, tổng
hợp, tham mưu đề xuất với các cấp lãnh đạo các mặt công
tác công an kịp thời với hoạt động thực tiễn thường
xuyên biến động của công tác đảm bảo an ninh quốc gia
và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do đó, sáng tạo trong
công việc và linh hoạt trước những tình huống sinh động
của thực tiễn là yêu cầu cần thiết. Hoạt động chống phá
nhà nước của các thế lực thù địch và các loại tội phạm
thường diễn ra rất manh động, với nhiều âm mưu, thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt và có sử dụng công nghệ cao. Vì
vậy, trong công tác nghiệp vụ của lực lượng công an luôn
đòi hỏi tinh thần tập thể, kĩ năng làm việc đồng đội và
làm chủ công nghệ thông tin và công nghệ khác...
2.2.2. Những đặc điểm tâm lí của sinh viên Học viện
Chính trị Công an nhân dân
- Sự thích nghi với cuộc sống và hoạt động mới
SV Học viện Chính trị CAND là những thanh niên
có tuổi đời rất trẻ từ nhiều môi trường, hoàn cảnh sống
khác nhau mới nhập ngũ nên sự thích nghi với cuộc sống
và môi trường mới là điều kiện cần thiết để họ có thể
hoàn thành tốt được nhiệm vụ học tập, rèn luyện trong
những năm học tại Học viện. Do đó, những đặc điểm tâm
lí của SV Học viện Chính trị CAND sẽ được hình thành
và chịu sự chi phối của những hoạt động cơ bản của nhà
trường, bao gồm:
+ Hoạt động về thể chất: Đây là hoạt động đòi hỏi
cường độ, tốc độ rèn luyện thể lực cao, nhanh và mạnh
mẽ trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tại thao trường,
bãi tập của hoạt động huấn luyện điều lệnh, quân sự, võ
thuật, thể dục thể thao.
+ Môi trường học tập, sinh hoạt theo chế độ tập trung
với yêu cầu cao về ý thức tổ chức kỉ luật nghiêm ngặt của
lực lượng vũ trang. Trong những năm đầu ở nhà trường
công an, SV phải thích nghi với hoạt động rèn luyện thể
lực, hoạt động học tập gắn với thao trường tập luyện,
giảng đường và môi trường sinh hoạt sống tập trung
trong doanh trại được quản lí bằng kỉ luật nghiêm ngặt
của Điều lệnh công an. Để SV thích nghi được với những
vấn đề trên đòi hỏi SV phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm
vượt khó.
Hoạt động học tập của SV ở bậc đại học với tính chất,
yêu cầu, nội dung, phương pháp học tập mới mang tính
chất nghiên cứu khoa học và nghề nghiệp của những
chuyên gia tương lai với nét đặc trưng là sự căng thẳng
nhiều về trí tuệ. Vì vậy, trong những giai đoạn đầu, SV
đều thể hiện sự kém thích nghi, lúng túng, căng thẳng,
mệt mỏi, hiệu quả học tập không cao.
- Đời sống xúc cảm, tình cảm
Tuổi SV là thời kì phát triển tích cực nhất của những
loại tình cảm cao đẹp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo
đức, tình cảm thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu, trong đó tình
yêu nam nữ là một lĩnh vực rất đặc trưng. Trong lĩnh vực
này, ở SV công an nói chung và SV Học viện Chính trị
CAND nói riêng gặp nhiều mâu thuẫn nội tại: Đó là mâu
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 27-31; 49
29
thuẫn giữa thời gian hạn hẹp do SV phải sống tập trung
hoàn toàn trong nội trú với nhu cầu được tự do tìm hiểu
yêu đương của tuổi trẻ. Những mâu thuẫn này luôn tồn
tại cùng với khát khao được giải quyết ở SV. Thực tế đã
cho thấy, những hiện tượng vi phạm kỉ luật của SV trong
quá trình học tập có nguyên nhân từ mâu thuẫn này. Đặc
biệt, ở lứa tuổi SV khi hoạt động nhận thức về yêu cầu
nghề nghiệp đang trong giai đoạn được hình thành cùng
kinh nghiệm thực tiễn công tác còn hạn chế, họ chưa có
khả năng điều chỉnh cảm xúc tự nhiên của tuổi trẻ bằng
hành động ý chí thì đây là điều khó tránh khỏi. Vì vậy,
đây là một nội dung quan trọng cần phải xây dựng trong
chương trình giáo dục KNS cho SV Học viện Chính trị
CAND.
- Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách
SV Học viện Chính trị CAND mang đầy đủ các đặc
điểm nhân cách của SV và SV công an như: Khả năng
lập kế hoạch và hành động một cách độc lập; sự biến đổi
mạnh mẽ về động cơ, về giá trị nghề nghiệp; xác định
con đường sống tích cực, bắt đầu thể nghiệm bản thân
trong mọi lĩnh vực cuộc sống; tự ý thức phát triển mạnh
mẽ; thế giới quan được hình thành rõ rệt và ngày càng
phát triển [2; tr 30]. Bên cạnh đó, SV Học viện Chính trị
CAND có những đặc điểm riêng.
- Thứ nhất, sự phát triển nhân cách hướng vào việc
hình thành, phát triển nhân cách của người sĩ quan chính
trị tương lai; củng cố và phát triển xu hướng nghề nghiệp,
hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết đối với nghề
nghiệp của người sĩ quan công an trong công tác Đảng,
công tác chính trị;
- Thứ hai, nhu cầu nhận thức của SV Học viện Chính
trị CAND có những nét đặc thù thể hiện ở động cơ học
tập, nghiên cứu về công tác công an mang tính chuyên
môn sâu ở lĩnh vực công tác Đảng, công tác tham mưu
xây dựng lực lượng với tính tự giác, tích cực cao.
- Thứ ba, định hướng giá trị về nghề nghiệp được SV
xác định rõ ràng, đặc biệt là những giá trị về đạo đức,
chính trị, xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của SV Học viện
Chính trị CAND là có khả năng đảm nhiệm được các
hoạt động của công tác công an đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn công tác công an hiện nay.
Mức độ phát triển của các phẩm chất nhân cách này
của SV Học viện Chính trị CAND có liên quan đến năng
lực học tập của SV. Những SV có kết quả học tập cao
thường chủ động, tích cực trong việc tự nhận thức, tự
đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ
giao tiếp của bản thân để hướng tới tự hoàn thiện nhân
cách. Còn những SV có kết quả học tập thấp có biểu hiện
thụ động đã ảnh hưởng đến việc tự giáo dục, tự hoàn
thiện bản thân.
2.3. Một số kĩ năng sống cần rèn luyện cho sinh viên
Học viện Chính trị Công an nhân dân
2.3.1. Kĩ năng tự đánh giá
Ở lứa tuổi SV, kinh nghiệm sống còn nhiều hạn chế,
chưa có kinh nghiệm trong công tác, chưa nhận thức
được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, chưa biết cách
giải quyết hợp lí khi gặp những mâu thuẫn, xung đột tâm
lí... Điều đó khiến cho kết quả học tập, rèn luyện của SV
chưa cao. Vì vậy, cần rèn luyện kĩ năng tự đánh giá bản
thân cho SV, để SV tự ý thức được mình đang thiếu
những gì trước yêu cầu của công việc để có kế hoạch tự
trang bị, tự học tập, không ỷ lại hay trông chờ vào nhà
trường.
Để giúp SV Học viện Chính trị CAND phát triển kĩ
năng tự đánh giá, cần tăng cường cho SV thực hành, trải
nghiệm với các hoạt động học tập, rèn luyện trong thực
tiễn công tác công an như: hoạt động dân vận, tình
nguyện vì cộng đồng... Từ đó, SV sẽ có khả năng tự nhận
thức, đánh giá được những năng khiếu, hạn chế của bản
thân trong giao tiếp, ứng xử, vận động quần chúng tham
gia vào phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa phương,
vận dụng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công an vào
tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước tới nhân dân, vận động nhân dân xây dựng
đời sống văn hóa mới... Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho
SV giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với SV
trong và ngoài học viện, đặc biệt là hoạt động giao lưu
văn nghệ với đoàn viên thanh niên tại địa phương. Đây
là hoạt động giúp SV phát triển các kĩ năng giao tiếp,
mạnh dạn, tự tin, thiết lập các mối quan hệ gần gũi với tổ
chức, cá nhân ngoài lực lượng công an.
2.3.2. Kĩ năng giao tiếp
Giao tiếp là kĩ năng cơ bản trong công tác nghiệp vụ
của lực lượng công an, trong quá trình thi hành công vụ,
người cán bộ công an thường xuyên phải giao tiếp với
các đối tượng khác nhau, thường xuyên phải viết, trình
bày các loại văn bản pháp luật, văn bản nghiệp vụ chuyên
môn, văn bản về công tác Đảng, công tác chính trị và
công tác quần chúng. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho
SV kĩ năng nói, viết, trình bày khoa học, logic, chặt chẽ
là một yêu cầu cần thiết. Đặc biệt, trong công tác nghiệp
vụ, người cán bộ công an phải có kĩ năng thuyết phục vận
động quần chúng trong hoạt động phòng ngừa, đấu tranh,
ngăn chặn các loại tội phạm và những hành vi vi phạm
xã hội.
Để trở thành người cán bộ công an có kĩ năng giao
tiếp, ứng xử chuẩn mực, nghệ thuật và khôn khéo, có khả
năng thuyết phục để có thể làm chủ trong mọi tình huống
giao tiếp thì cần phải được rèn luyện. Do đó, nhà trường
cần xây dựng những chương trình rèn luyện kĩ năng giao
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 27-31; 49
30
tiếp cho SV thông qua các câu lạc bộ của SV như câu lạc
bộ hùng biện; tổ chức các cuộc thi như thi hùng biện, thi
xử lí tình huống ứng xử của lực lượng công an... Trong
nội dung thực hành, thực tế, thực tập tại địa phương cần
đưa nội dung thực hiện công tác vận động quần chúng
vào chương trình để SV có điều kiện rèn luyện kĩ năng
ứng xử, giao tiếp và thuyết phục.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho SV có thói quen tự
rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thuyết phục cũng là một trong
những biện pháp mang lại hiệu quả cao, trong những giờ
học lí thuyết trên giảng đường, những giờ luyện tập ngoài
thao trường, bãi tập người giảng viên, huấn luyện viên
thường xuyên phải tạo ra được những “tình huống có vấn
đề” trong giao tiếp, ứng xử để SV có điều kiện thực hành
trải nghiệm; qua đó, SV sẽ thu được những kinh nghiệm
cần thiết trong quá trình rèn luyện văn hóa ứng xử, giao
tiếp.
2.3.3. Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm
Xuất phát từ đặc điểm học tập của SV công an nói
chung và SV Học viện Chính trị CAND nói riêng là học
tập và sinh hoạt theo chế độ tập trung thành các tiểu đội,
trung đội và đại đội. Do đó, SV có điều kiện để rèn luyện
kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy kĩ năng này ở SV Học viện Chính trị CAND còn
chưa tốt với những biểu hiện như: trong học tập và rèn
luyện, các “nhóm học tập” được thành lập nhưng hoạt
động thưa thớt, kém hiệu quả, trong các hoạt động tình
nguyện vì cộng đồng mức độ tham gia tích cực của các
thành viên trong nhóm không đồng đều, có những cá
nhân tích cực, nhiệt tình nhưng vẫn còn những cá nhân
ngại việc, ỷ lại. Trong các phong trào thi đua, kết quả giải
thưởng cao thường tập trung vào giải cá nhân, giải
thưởng tập thể còn hạn chế.
Công tác công an là công việc khó khăn, gian khổ,
hiểm nguy, đòi hỏi trong công tác nghiệp vụ rất cần tinh
thần tập thể đoàn kết, thống nhất cao mới có thể hoàn
thành được nhiệm vụ. Vì vậy, giáo dục, rèn luyện cho SV
kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm là một nội dung không
thể thiếu. Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm là một kĩ năng
không dễ hình thành nếu không được thường xuyên thực
hành luyện tập. Vì thế, để có được kĩ năng này, đòi hỏi
SV cần được rèn luyện thường xuyên, liên tục trong mọi
hoạt động học tập, rèn luyện. Để rèn luyện kĩ năng này
cho SV, các lực lượng giáo dục phải thường xuyên nêu
yêu cầu cho SV thông qua các hình thức học tập. Ví dụ:
trong giờ học lí thuyết trên giảng đường, giảng viên tổ
chức các hoạt động học tập theo nhóm, theo dự án để
tăng cường kĩ năng phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân
thực hiện một nhiệm vụ học tập hay trong hoạt động rèn
luyện quân sự, võ thuật huấn luyện viên tăng cường hoạt
động rèn luyện theo nhóm. Trong những “nhóm học tập”
giảng viên /huấn luyện viên cần xác định được những cá
nhân có thể lực, năng lực học tập tốt hỗ trợ, giúp đỡ
những cá nhân yếu hơn.
Bên cạnh việc nêu yêu cầu thì giảng viên/huấn luyện
viên thường xuyên tổ chức hoạt động rèn luyện qua thực
tế, luyện tập cho SV. Ví dụ: Trong công tác dân vận, cần
đan xen tổ chức cho những nhóm SV (từ 3 người trở lên)
được ăn cùng, ở cùng, làm việc cùng trong một nhà dân
để tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó như “người
cùng một nhà”.
2.3.4. Kĩ năng xác định giá trị sống phù hợp
Việc cá nhân xác định đúng và ứng xử đúng với các
trạng thái cảm xúc là vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết
định đến hiệu quả hành động, đó là các giá trị mà cá nhân
muốn hướng tới hoặc né tránh. Giá trị chính là cái có ý
nghĩa đối với cá nhân, là động lực thúc đẩy cá nhân hành
động để đạt được những mục đích đề ra trong cuộc sống.
Đối với SV Học viện Chính trị CAND, rèn luyện
KNS cho SV gắn với việc rèn luyện kĩ năng xác định giá
trị sống phù hợp, bởi, giá trị sống của họ gắn liền với sứ
mệnh chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
phó, đó là những con người suốt đời tận tụy hi sinh bảo
vệ chế độ, vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân
dân. Xác định đúng đắn giá trị sống của mình, SV Học
viện Chính trị CAND sẽ có thái độ nghiêm túc, tận tụy
trong học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị
trung thành với Đảng, tận tụy với dân “vì nước quên
thân, vì nhân dân phục vụ”.
2.3.5. Kĩ năng tổ chức công việc, quản lí sử dụng thời
gian hợp lí
Trước yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đòi hỏi
người SV Học viện Chính trị CAND cần có tác phong
hành động nhanh nhẹn, linh hoạt, chính xác, hiệu quả...
Trong đó, kĩ năng tổ chức công việc hiệu quả đòi hỏi SV
phải biết tổ chức hoạt động của bản thân một cách hợp lí,
khoa học, biết lược bỏ những hoạt động làm mất thời
gian, ảnh hưởng tới hoạt động chủ đạo của bản thân. Kĩ
năng sử dụng thời gian hợp lí yêu cầu SV có khả năng
phân bố hài hòa, hợp lí công việc học tập, rèn luyện với
nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi năng lượng thần kinh, cơ
bắp hao phí. Để có được kĩ năng này cần rèn luyện cho
SV kĩ năng lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo điều kiện
thực tế và năng lực của bản thân; hình thành thói quen
làm việc theo đúng kế hoạch về thời gian, yêu cầu công
việc; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để
có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế và mang tính khả
quan.
2.3.6. Kĩ năng điều chỉnh cảm xúc xã hội: gồm kĩ năng
nhận biết, kiểm soát, điều khiển cảm xúc của bản thân và
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 27-31; 49
31
người khác phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. Rèn
luyện những kĩ năng xúc cảm xã hội là vô cùng cần thiết
với SV Học viện Chính trị CAND, trong đó quan trọng
nhất là khả năng biết bộc lộ, biết kiểm soát xúc cảm của
bản thân. Hoạt động nghề nghiệp của SV sau khi tốt
nghiệp đòi hỏi ở họ kĩ năng kết hợp hài hòa giữa lí trí với
cảm xúc, thể hiện ở khả năng biểu lộ cảm xúc. Khi tiếp
xúc với người dân thì mang lại cảm giác gần gũi, an tâm,
tin cậy còn khi tiếp xúc với các đối tượng phạm tội thể
hiện sự cương quyết, khôn khéo, cứng rắn, thể hiện sự
trầm tĩnh, ổn định của tâm trạng, làm chủ xúc cảm. Rèn
luyện kĩ năng này chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho nghề
nghiệp trong tương lai của SV.
2.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của một
số kĩ năng sống cần rèn luyện cho sinh viên Học viện
Chính trị Công an nhân dân
Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của một
số KNS cần rèn luyện cho SV Học viện Chính trị CAND,
chúng tôi tiến hành khảo sát trên 120 SV của Học viện
Chính trị CAND từ tháng 01-02/2018. Kết quả ở bảng 1, 2.
Kết quả bảng 1, 2 cho thấy, đa số SV được khảo sát
đều cho rằng: Những KNS cần rèn luyện cho SV Học
viện Chính trị CAND là rất cần thiết; đặc biệt là kĩ năng
hợp tác, làm việc nhóm; kĩ năng điều chỉnh cảm xúc xã
hội, có sự khác nhau về mức độ cần thiết giữa các KNS
cần rèn luyện cho SV. Những KNS cần rèn luyện cho SV
Học viện Chính trị CAND được cho là rất khả thi, khả thi
nhất là kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng tự đánh
giá, kĩ năng xác định giá trị sống phù hợp; ít khả thi hơn
là kĩ năng điều chỉnh cảm xúc xã hội và kĩ năng giao tiếp.
3. Kết luận
Giáo dục KNS cho SV Học viện Chính trị CAND là
một trong những nội dung giáo dục cần thiết, đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Bởi, sau khi tốt nghiệp,
SV sẽ trở thành những người cán bộ, chiến sĩ công an
làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an
toàn xã hội thì những KNS cần rèn luyện phải liên quan
đến hoạt động nghiệp vụ của lực lượng công an như kĩ
năng: nói, viết, trình bày, thuyết phục; hợp tác, làm việc
nhóm; tổ chức công việc; kĩ năng quản lí, sử dụng
Bảng 1. Tính cần thiết của một số KNS cần rèn luyện cho SV Học viện Chính trị CAND
TT Nội dung
Tính cần thiết
Điểm
TB
Thứ
bậc
Rất cần thiết Cần thiết
Không
cần thiết
SL % SL % SL %
1 Kĩ năng tự đánh giá 88 73,3 24 20,0 8 6,7 320 3
2 Kĩ năng giao tiếp 76 63,3 34 28,3 10 8,3 306 5
3 Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm 98 81,7 16 13,3 6 5,0 332 1
4 Kĩ năng xác định giá trị sống phù hợp 69 57,5 46 38,3 5 4,2 304 6
5
Kĩ năng tổ chức công việc, quản lí sử
dụng thời gian hợp lí
78 65,0 35 29,2 7 5,8 311 4
6 Kĩ năng điều chỉnh cảm xúc xã hội 98 81,7 14 11,7 8 6,7 330 2
(Chú thích: SL: Số lượng; TB: Trung bình)
Bảng 2. Tính khả thi một số KNS cần rèn luyện cho SV Học viện Chính trị CAND
TT Nội dung
Tính khả thi
Điểm
TB
Thứ
bậc
Rất khả thi Khả thi
Không
khả thi
SL % SL % SL %
1 Kĩ năng tự đánh giá 76 63,3 37 30,8 7 5,8 309 2
2 Kĩ năng giao tiếp 65 54,2 45 37,5 10 8,3 295 6
3 Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm 87 72,5 26 21,7 7 5,8 320 1
4 Kĩ năng xác định giá trị sống phù hợp 73 60,8 42 35,0 5 4,2 308 3
5
Kĩ năng tổ chức công việc, quản lí sử
dụng thời gian hợp lí
71 59,2 42 35,0 7 5,8 304 4
6 Kĩ năng điều chỉnh cảm xúc xã hội 69 57,5 43 35,8 8 6,7 301 5
(Xem tiếp trang 49)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 45-49
49
[2] Nguyễn Thị Kim Dung (2006). Tài liệu hướng dẫn
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Dự án
phát triển giáo dục trung học phổ thông, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[3] Lê Phương Nga (chủ biên - tái bản lần thứ 10, 2013).
Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học I. NXB
Đại học Sư phạm.
[4] Lê Phương Nga (chủ biên, tái bản lần thứ 10, 2013).
Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học II. NXB
Đại học Sư phạm.
[5] Nguyễn Sỹ Thư - Đinh Thị Kim Thoa (2013). Phát
triển năng lực giáo dục học sinh. NXB Giáo dục
Việt Nam.
[6] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC...
(Tiếp theo trang 16)
vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, đây là yếu tố quan
trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa
“chuyên” góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 5. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[2] Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Những
chặng đường phát triển (2014). NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
[3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 9. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 12. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (1987). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự thật.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật, tr 133.
[7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 11. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[8] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 10. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[9] Ban Chấp hành Trung ương. Văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ X, XI, XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC...
(Tiếp theo trang 31)
thời gian hợp lí; điều chỉnh cảm xúc. Những kĩ năng này
cần được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng khác nhau,
trong đó đặc biệt là hình thức thông qua công tác dân vận
và những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Thanh Bình (2011). Giáo trình chuyên
đề Giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm.
[1] Phan Thanh Long (chủ biên, 2013) - Trần Quang
Cấn - Nguyễn Văn Diện. Lí luận giáo dục. NXB Đại
học Sư phạm.
[2] Nguyễn Văn Đồng (2009). Tâm lí học giao tiếp.
NXB Chính trị - Hành chính.
[3] Hội khoa học Tâm lí - giáo dục Việt Nam (2010). Kỉ
yếu Hội thảo khoa học “20 năm khoa học tâm lí -
giáo dục Việt Nam: Thành tựu và triển vọng”.
[4] Phạm Văn Tư (chủ biên, 2014) - Nguyễn Xuân
Long - Nguyễn Hiệp Thương - Vũ Thị Ngọc Tú.
Tâm lí học xã hội. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Nguyễn Đức Trí (chủ biên, 2011). Giáo trình giáo
dục học nghề nghiệp. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục học hiện đại
(Những nội dung cơ bản). NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[7] Lê Thị Bừng (2007). Tâm lí học ứng xử. NXB Giáo
dục.
KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA
TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2018
Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua thuận
tiện tại các bưu cục địa phương, (Mã số C192) hoặc đặt
mua trực tiếp tại Tòa soạn (số lượng lớn) theo địa chỉ:
TẠP CHÍ GIÁO DỤC, Số 4 Trịnh Hoài Đức, quận
Đống Đa, Hà Nội.
Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục, trường học
đặt mua Tạp chí Giáo dục năm 2018. Mọi liên hệ xin
gửi về địa chỉ trên hoặc liên lạc qua số điện thoại:
024.37345363; Fax: 024.37345363.
Xin trân trọng cảm ơn.
TẠP CHÍ GIÁO DỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_ki_nang_song_can_giao_duc_cho_sinh_vien_hoc_vien_chin.pdf