Một số kiến nghị phát triển chương trình đào tạo thẩm phán tại Việt Nam trong thời gian tới

Chúng tôi cho rằng, việc đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong một chương trình có nhiều lợi thế. Trước hết, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư là ba chức danh có quan hệ mật thiết với nhau trong các hoạt động tố tụng; nếu họ hiểu được kỹ năng nghề nghiệp của nhau sẽ nhanh chóng thống nhất ý kiến khi đánh giá về cùng một vấn đề, giúp giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật và phù hợp với các tình tiết khách quan. Việc đào tạo Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên trong một chương trình thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển công tác giữa các chức danh này, tạo điều kiện thực hiện được chủ trương quan trọng của Nghị quyết số 49-NQ/TW là “mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các luật gia, Luật sư”. Bên cạnh đó, việc thống nhất đào tạo các chức danh tư pháp tạo điều kiện cho việc tập trung năng lực đào tạo (giáo viên, giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo) và tạo nhiều thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các khoá đào tạo (tổ chức các buổi diễn án, thảo luận, toạ đàm khoa học). Có thể nói rằng, công tác đào tạo Thẩm phán trong những năm qua đã thu được nhiều thành quả đáng trân trọng, là một bước tiến vượt bậc trong công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp nói chung; tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao làm nguồn bổ nhiệm Thẩm phán nói riêng. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế thì, kết quả đó chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Một trong những giải pháp nâng chất lượng đào tạo Thẩm phán là phải nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, luôn bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo phù hợp theo từng thời kỳ và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp./.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kiến nghị phát triển chương trình đào tạo thẩm phán tại Việt Nam trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 65 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẨM PHÁN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Nguyễn Kim Chi1 Nguyễn Thị Hạnh2 Tóm tắt: Sau gần 20 năm đào tạo, chương trình đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tư pháp đã ngày càng hoàn thiện, thể hiện khá toàn diện các nội dung cần thiết để trang bị cho người làm nghề Thẩm phán, đã cập nhật kịp thời cho học viên những vấn đề pháp luật mới, pháp luật chuyên sâu; trang bị các kỹ năng tiến hành tố tụng, kỹ năng áp dụng pháp luật mà một Thẩm phán cần có. Nội dung đào tạo vừa cụ thể, vừa khái quát và toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt song vẫn trang bị cho học viên những kiến thức, nguyên tắc, phương pháp cần thiết đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu cải cách tư pháp của Đảng. Chương trình đào tạo Thẩm phán đang áp dụng về cơ bản là phù hợp với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Tuy vậy, tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong thời gian tới đặt ra nhu cầu phải tiếp tục rà soát để chỉnh lý, bổ sung nội dung chương trình đào tạo Thẩm phán nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn hành nghề hiện nay. Từ khóa: Chương trình đào tạo Thẩm phán; Thẩm phán; Tòa án. Ngày nhận bài: 10/01/2018; Ngày hoàn thành biên tập: 18/01/2018 ; Ngày duyệt đăng: 30/1/2018. Abstract: After nearly 20 years of training, the judicial training program in Vietnam has been increasingly improved, reflecting all the necessary contents equipped for the judges; Updating students with new legal issues, specialized law, with procedural skills and legal skills that a Judge should have. The content of training is both specific and general and comprehensive, while meeting the immediate practical requyrements, but still equipping students with the knowledge, principles and methods necessary to meet the requirements and objectives of the Judicial reform of the Party. The judicial training program in use is basically appropriate for the subject and purpose of the training. However, with the process of judicial reform and international economic integration in our country in the coming time, and from the above analysis, there is a need to continue reviewing for internal adjustment and improvement to meet the practical requirements of today’s practice. Key words: Judge Training Program; Judge; Court. Date of receipt: 10/01/2018; Date of revision: 18/01/2018 ; Date of approval: 30/1/2018. 1. Thực trạng chương trình đào tạo Thẩm phán Tại Việt Nam, những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ hai mươi, vấn đề đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn cán bộ để bổ nhiệm các chức danh tư pháp nói chung, Thẩm phán nói riêng chưa được đặt ra. Thời kỳ này, cán bộ tư pháp chỉ cần đáp ứng được một số tiêu chí nhất định do Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy định như: là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có đạo đức, đã tốt nghiệp đại học luật hoặc tương đương là có thể được bổ nhiệm Thẩm phán. Sau khi được bổ nhiệm Thẩm phán, họ phải tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ các Thẩm phán đi trước để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án. Khắc phục tình trạng này, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 34/1998/QĐ- TTg về việc thành lập Trường đào tạo các chức danh tư pháp (Quyết định 34). Từ đây, quan điểm, định hướng về hoạt động “dạy nghề” cho Thẩm phán mới bắt đầu có những thay đổi cơ bản và quan trọng. Thực hiện Quyết định 34, ngày 12/2/1998, lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử (sau đây gọi tắt là đào tạo Thẩm phán) đầu tiên 1 Tiến sỹ, Khoa đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát, Luật sư 2 Thạc sỹ, Khoa đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát, Luật sư ÑAØO TAÏO - BOÀI DÖÔÕNG HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 66 được khai giảng tại Hà Nội, đặt nền móng cho hoạt động đào tạo nghề Thẩm phán một cách chính quy và chuyên nghiệp ở Việt Nam. Cấu trúc chương trình đào tạo tại Học viện tư pháp đã được quy định rất rõ tại quyết định phê duyệt đề án thành lập Học viện Tư pháp của Thủ tướng Chính phủ số 1269/QĐ-TTg ngày 18/11/2003. Chương trình đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tư pháp có mục tiêu là đào tạo nguồn cán bộ bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; do đó chủ yếu trang bị cho người học các phẩm chất, kỹ năng và năng lực cụ thể như sau: - Trang bị kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cho Thẩm phán để họ có thể tiến hành công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi được bổ nhiệm, tạo cơ sở ban đầu cho quá trình tự đào tạo và đào tạo lại sau này để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, rèn luyện bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cho chức danh Thẩm phán. Chương trình đào tạo Thẩm phán của Học viện Tư pháp được chia thành 5 phần với số đơn vị học trình ở từng giai đoạn đáp ứng yêu cầu đào tạo với thời gian đào tạo và 12 tháng bao gồm: - Phần chuyên đề chung: chiếm 4,4 % tổng số đơn vị học trình. Phần này trang bị cho học viên nhận thức chung về nghề Thẩm phán; bổ sung và cập nhật kiến thức pháp luật cần thiết phục vụ cho hoạt động nghề Thẩm phán; giới thiệu một số vấn đề mang tính chất bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp Thẩm phán - Phần kỹ năng chung chiếm 55% thời lượng của toàn bộ chương trình. Nội dung đào tạo này đã trang bị cho học viên một cách toàn diện và hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản của Thẩm phán để họ có thể hành nghề độc lập ngay sau khi được bổ nhiệm. Trong đó, kỹ năng giải quyết các vụ án theo thủ tục xét xử sơ thẩm được xác định là trọng tâm. Trên cơ sở đó, phần kỹ năng chung được xây dựng trên từng môn học, bao gồm 3 môn học sau: Kỹ năng giải quyết vụ án dân sự; hôn nhân và gia đình kinh doanh thương mại và lao động; Kỹ năng giải quyết vụ án Hình sự; Kỹ năng giải quyết vụ án Hành chính. Module của một bài kỹ năng là một bài lý thuyết, các bài thực hành hồ sơ tình huống và bài đối thoại. - Sau phần đào tạo các chuyên đề chung và kỹ năng cơ bản là các bài học diễn án. Việc thực hành làm Thẩm phán theo mô hình “đóng kịch”, phân “vai” và được giảng viên cài đặt các tình huống phức tạp cần xử lý đã tạo ra những điểm nhấn thú vị, khiến cho phiên tòa kịch tính và sinh động, tạo dấu ấn về xử lý tình huống cho học viên. - Phần thực tập (chiếm 20,3% tổng thời lượng chương trình), học viên được về các TAND các cấp để tiếp cận với thực tiễn, sau khi đã được trang bị nhận thức về nghề, kiến thức về lý thuyết kỹ năng và thực hành các kỹ năng thông qua các hồ sơ tình huống, diễn án. Trong đó, trọng tâm là thực tập ở Tòa án cấp huyện. - Phần kỹ năng xét xử một số loại án cụ thể (hay còn gọi là kỹ năng chuyên sâu, chiếm khoảng 11% tổng lượng chương trình). Các chuyên đề kỹ năng chuyên sâu được bố trí sau khi học viên đã được học xong các kỹ năng cơ bản, giúp học viên có kỹ năng giải quyết các loại án cụ thể, mang tính phổ biến trong thực tiễn xét xử. Đây có thể coi là phần nâng cao trong chương trình đào tạo Thẩm phán. Phần kỹ năng này cũng được xây dựng theo từng môn học nhưng mỗi bài học chỉ là một bài lý thuyết kỹ năng chuyên sâu trang bị cho học viên kiến thức trong việc giải quyết một loại án cụ thể. Ngoài ra, trước khi thi tốt nghiệp, Học viện Tư pháp tổ chức 3 buổi giải đáp thắc mắc (bao gồm giải đáp thắc mắc về kỹ năng nghề nghiệp và giải đáp thắc mắc trong việc thi tốt nghiệp) cho 3 môn học. Kết thúc khóa học là thi tốt nghiệp nếu học viên tích lũy đủ các điều kiện học phần. Với kết cấu chương trình đào tạo như trên, học viên được tiếp cận chương trình theo một trình tự logic, hợp lý. Vì vậy, học viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ kỹ năng cơ bản đến kỹ năng cụ thể và chuyên sâu. Từ năm 2014 cho đến nay, ngoài Học viện Tư pháp thì Học viện Tòa án cũng thực hiện chức năng đào tạo Thẩm phán theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Tương tự như chương trình đào tạo Thẩm phán Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 67 tại Học viện Tư pháp, khóa học đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tòa án trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ năng giải quyết các loại vụ việc hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính, lao động. Phát biểu tại lễ khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ khóa 4 tại Học viện Tòa án, đồng chí Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TANDTC, Giám đốc Học viện Tòa án đã nêu rõ “Nội dung đào tạo Thẩm phán tập trung nhấn mạnh vào hai chức năng chủ yếu của Thẩm phán: Chức năng thực hiện hành vi tố tụng, điều hành hoạt động tố tụng của Thẩm phán; chức năng phân tích các vấn đề pháp lý để đưa ra các phán quyết, quyết định trong phạm vi quyền hạn của Thẩm phán. Bên cạnh đó, khóa học sẽ rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho các học viên, những tình huống phát sinh trong quá trình người Thẩm phán giải quyết vụ án.” Nội dung chương trình đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tòa án cũng có nhiều điểm tương đồng với nội dung chương trình đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tư pháp3. Phần chuyên đề chung cũng được cấu tạo bởi các chuyên đề liên quan đến nghiệp vụ xét xử chiếm khoảng 5% tổng số đơn vị học trình (30 tiết). Nội dung phần học này giúp học viên có những nhận thức chung về ngành Tòa án, nghề Thẩm phán và đạo đức của Thẩm phán. Phần kỹ năng (bao gồm kỹ năng chung và kỹ năng chuyên sâu) cũng được xây dựng theo từng môn học có cấu trúc gần giống với chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp. Điểm khác là việc phân chia các môn học nhiều hơn so với môn học trong chương trình đào tạo Thẩm phán của Học viện Tư pháp. Cụ thể, bao gồm 06 môn học: Kỹ năng giải quyết vụ án dân sự; Kỹ năng giải quyết vụ án kinh doanh thương mại; Kỹ năng giải quyết vụ án lao động; Kỹ năng giải quyết vụ án hôn nhân gia đình; Kỹ năng giải quyết vụ án Hình sự; Kỹ năng giải quyết vụ án Hành chính. Mỗi một môn học trong kỹ năng chung bao gồm các bài lý thuyết và các bài thực hành hồ sơ. Bài lý thuyết cung cấp cho học viên những kiến thức tổng thể về lý thuyết kỹ năng liên quan đến nội dung bài học được đúc kết từ thực tiễn. Các bài thực hành hồ sơ tình huống được sắp xếp ngay sau khi học bài lý thuyết với hồ sơ tình huống cụ thể đi kèm giúp cho học viên có thể hiểu rõ và vận dụng được lý thuyết kỹ năng. Các môn học trong phần kỹ năng trang bị các tri thức và kỹ năng cần thiết như: kỹ năng thụ lý vụ án, điều tra thu thập chứng cứ nghiên cứu hồ sơ, xét xử phiên tòa sơ thẩm, ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án. Tương tự như chương trình đào tạo Thẩm phán của Học viện Tư pháp, trong nội dung đào tạo Thẩm phán của Học viện Toà án cũng có phần đào tạo kỹ năng chuyên sâu. Phần này được thực hiện sau khi được đào tạo kỹ năng chung, cũng được xây dựng theo từng môn học và mỗi bài học chỉ là một bài lý thuyết kỹ năng cung cấp cho học viên kiến thức trong việc giải quyết một loại án cụ thể. Kết thúc các môn học trong nội dung đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tòa án là các bài diễn án nhằm mục tiêu rèn luyện các kỹ năng của Thẩm phán, tạo cơ hội để học viên thực hành nghề nghiệp. Phương pháp học bài diễn án tại Học viện Tòa án cũng giống bài học diễn án tại Học viện Tư pháp Một trong những điểm khác biệt căn bản của nội dung đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tòa án so với chương trình đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tư pháp là không có phần thực tập. Điều này có lẽ bắt nguồn từ thời gian đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tòa án chỉ bằng 1/2 thời gian đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tư pháp (6 tháng). Tuy nhiên, theo nội dung chương trình đào tạo Thẩm phán cho thấy cũng có một số giờ (khoảng 30 tiết) đưa học viên đi tham dự phiên tòa và đi thực tế. Ngoài ra, điểm khác biệt trong chương trình đào tạo Thẩm phán tại Học viện Tư pháp và tại Học viện Tòa án là trong chương trình đào tạo của Học viện Tòa án còn có một phần học bổ trợ các kiến thức về tin học (khoảng 40 tiết) như Một số kỹ năng cơ bản khi soạn thảo văn bản bằng phần mềm Microsoft Word 2003; Một số kỹ năng 3 Lịch học đăng trên HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 68 sử dụng phần mềm Power point, kỹ năng trình bày văn bản nhằm giúp cho học viên có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng giúp học viên có thể sử dụng tốt công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Như vậy có thể thấy, trong chương trình đào tạo Thẩm phán ở Học viện Tư pháp và Học viện Tòa án hiện nay về cơ bản đã thể hiện được mục tiêu đào tạo Thẩm phán có năng lực xét xử, có các tố chất, đạo đức nghề nghiệp. Sau gần 20 năm đào tạo, chương trình đào tạo Thẩm phán đã ngày càng hoàn thiện, thể hiện khá toàn diện các nội dung cần thiết để trang bị cho người làm nghề Thẩm phán; đã cập nhật kịp thời cho học viên những vấn đề pháp luật mới, pháp luật chuyên sâu; trang bị các kỹ năng tiến hành tố tụng, kỹ năng áp dụng pháp luật mà một Thẩm phán cần có. Nội dung đào tạo vừa cụ thể, vừa khái quát và toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt song vẫn trang bị cho học viên những kiến thức, nguyên tắc, phương pháp cần thiết đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu cải cách tư pháp của Đảng. Chương trình đào tạo nghiệp Thẩm phán được xây dựng theo phương án “mở”, có thể linh hoạt điều chỉnh sau mỗi khóa hoặc ngay trong từng khóa học cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Với chương trình đào tạo Thẩm phán hiện nay, học viên được tiếp cận chương trình theo một trình tự logic, hợp lý, thủ tục cơ bản làm nền tảng cho các thủ tục đặc biệt. Vì vậy, học viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ kỹ năng cơ bản đến kỹ năng cụ thể và chuyên sâu, được thực hiện hoạt động diễn án sinh động và được đào tạo thực tế tại các Tòa án địa phương. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên đây, chương trình đào tạo Thẩm phán hiện nay vẫn còn một số vấn đề bất cập cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới. Nội dung chương trình đào tạo hiện tại chưa bảo đảm tính toàn diện ở mức cần thiết. Hiện nay, nội dung chủ yếu vẫn là đào tạo kỹ năng cơ bản mà các Thẩm phán Việt Nam đang thực hiện nhiều năm nay khi tiến hành tố tụng, giải quyết các vụ, việc. Trong khi, các kỹ năng này còn mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được tính chất hiện đại và tiên tiến; tụt hậu khá xa so với kỹ năng tiến hành tố tụng của những nền tư pháp văn minh trên thế giới. Về thời gian đào tạo, theo chúng tôi, thời gian đào tạo hiện tại còn tương đối ngắn và chưa hợp lý (đặc biệt là thời gian đào tạo Thẩm phán của Học viện Tòa án). Như chúng ta đều biết, nghề Thẩm phán là nghề đặc biệt, cần nhân lực có chất lượng cao và có những kiến thức, kỹ năng và tố chất nhất định mới có thể hành nghề đáp ứng yêu cầu cải cách nền tư pháp. Trong khi, hệ thống pháp luật của nước ta đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy, yêu cầu về năng lực chủ thể áp dụng pháp luật đòi hỏi càng phải cao. 2. Một số kiến nghị phát triển chương trình đào tạo Thẩm phán trong thời gian tới Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bồi dưỡng cán bộ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế XHCN”. Trong quá trình cải cách, Tòa án được xác định là cơ quan trung tâm và cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm trong hệ thống tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp. Đó cũng chính là yêu cầu mà Bộ Chính trước hết và chủ yếu là nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán. Bởi đội ngũ Thẩm phán chính là lực lượng nòng cốt vận hành bộ máy Tòa án thực hiện chức năng tư pháp. Đây được xem là cơ sở lý luận của các giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo Thẩm phán, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, đáp ứng yêu cầu của một đất nước công nghiệp hiện đại như mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra cho năm 2020, trong đó việc phát triển chương trình đào tạo Thẩm phán được quan tâm đầu tiên. Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 69 Cải cách hoạt động xét xử tại phiên toà theo hướng, đẩy mạnh việc tranh tụng theo Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị; nâng cao hoạt động tranh tụng theo các quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân sự năm 2015, Bộ Luật Tố Tụng Hình sự năm 2015 cũng là cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo Thẩm phán. Chương trình đào tạo Thẩm phán đang áp dụng về cơ bản là phù hợp với đối tượng và mục đích đào tạo. Tuy vậy với tiến trình cải cách tư pháp, và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong thời gian tới và từ thực tiễn được phân tích ở trên đang đặt ra nhu cầu phải tiếp tục rà soát để chỉnh lý, bổ sung nội dung chương trình đào tạo Thẩm phán nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn hành nghề hiện nay. Chương trình đào tạo Thẩm phán cần được hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo khung chương trình chung với cấu thành phần chuyên đề chung; phần kỹ năng; diễn án, thực tập; kỹ năng chuyên sâu và thi tốt nghiệp. Nội dung chương trình phải căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, tiêu chuẩn của chức danh Thẩm phán. Trong đó quán triệt phương châm lý luận phải gắn thực tiễn, học đi đôi với hành đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Đồng thời nội dung chương trình đào tạo phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn với việc nâng cao nhận thức về chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ xét xử. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trang bị cần toàn diện đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm tránh dàn trải. Trước mắt, trong điều kiện chưa thể thực hiện việc đào tạo chung cho Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư thì Chương trình đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán cần bổ sung thêm các nội dung liên quan đến vị trí, vai trò và một số kỹ năng cơ bản của Kiểm sát viên và Luật sư trong hoạt động tố tụng. Trong thời gian tới cần đưa vào chương trình đào tạo bộ môn đạo đức nghề nghiệp cho học viên Thẩm phán. Giảm thời lượng cập nhật văn bản pháp luật mới, pháp luật nội dung. Tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ xét xử, kinh nghiệm và tác nghiệp cụ thể. Chương trình đào tạo Thẩm phán phải đảm bảo thống nhất với chương trình đào tạo các chức danh tư pháp khác như kiểm sát, Luật sư đồng thời phải đảm bảo tính hiện đại, thiết thực và có cơ cấu hợp lý. Cùng với việc nâng cao các kiến thức kỹ năng trong chương trình đào tạo Thẩm phán thì cần tăng cương thời lượng đào tạo để nghiên cứu và trao dồi kỹ năng nhiều hơn nữa thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cải cách tư pháp. Bên cạnh việc tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo Thẩm phán thì việc xây dụng chương trình Thẩm phán mới phù hợp với yêu cầu đào tạo là rất cần thiết. Qua nghiên cứu mô hình đào tạo Thẩm phán nhiều nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước trên thế giới tiến hành đào tạo chung các chức danh tư pháp. Ví dụ, Nhật Bản đào tạo 3 chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong một chương trình chung thống nhất với 3 nhóm nội dung chính là xét xử, biện hộ, công tố. Cộng hoà Pháp đào tạo chung 2 chức danh là Thẩm phán và Công tố viên (Kiểm sát viên) trong một chương trình chung. Nhiều nước khác tuy không có thiết chế đào tạo riêng cho Thẩm phán nhưng Thẩm phán được lựa chọn bổ nhiệm trong số những Luật sư giỏi nên họ am hiểu rất sâu sắc nghiệp vụ của Luật sư. Ở Việt Nam chủ trương đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong một chương trình đang được triển khai. Từ năm 2004, Bộ Tư pháp đã giao cho Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Chương trình chung đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Hiện nay, chương trình chung đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã được thông qua và theo kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện năm 2018. Chúng tôi cho rằng, việc đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong một chương trình có nhiều lợi thế. Trước hết, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư là ba chức danh có quan hệ mật thiết với nhau trong các hoạt động tố tụng; nếu họ hiểu được kỹ năng nghề nghiệp của nhau sẽ nhanh chóng thống nhất ý kiến khi đánh giá về cùng một vấn đề, giúp giải HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 70 quyết vụ án nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật và phù hợp với các tình tiết khách quan. Việc đào tạo Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên trong một chương trình thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển công tác giữa các chức danh này, tạo điều kiện thực hiện được chủ trương quan trọng của Nghị quyết số 49-NQ/TW là “mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các luật gia, Luật sư”. Bên cạnh đó, việc thống nhất đào tạo các chức danh tư pháp tạo điều kiện cho việc tập trung năng lực đào tạo (giáo viên, giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo) và tạo nhiều thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các khoá đào tạo (tổ chức các buổi diễn án, thảo luận, toạ đàm khoa học). Có thể nói rằng, công tác đào tạo Thẩm phán trong những năm qua đã thu được nhiều thành quả đáng trân trọng, là một bước tiến vượt bậc trong công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp nói chung; tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao làm nguồn bổ nhiệm Thẩm phán nói riêng. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế thì, kết quả đó chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Một trong những giải pháp nâng chất lượng đào tạo Thẩm phán là phải nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, luôn bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo phù hợp theo từng thời kỳ và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp./. Tài liệu tham khảo 1. Luật Tổ chức TAND năm 2014 2. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. 3. Quyết định số 653/QĐ-HVTP của Giám đốc Học viện Tư pháp Ban hành Chương trình chi tiết đào tạo nghiệp vụ xét xử khóa 15. 4. Lịch học lớp đào tạo xét xử của Học viện Tòa án (xem tại an.gov.vn/portal/ page/portal/hvta/27676673/27677503. Ngoài ra, nhà nước phong kiến rất coi trọng tính uy nghiêm của bộ máy công quyền trong nghi lễ công đường cũng như phẩm phục của các quan chức. Đối với các quan Thừa, Hiến, quan Lục bộ, các quan Ngự sử, các quan Đại thần, nghi thức trang phục càng thêm phần trang trọng. Coi trọng vấn đề thưởng phạt, lễ nghĩa trong quan triều giúp cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, đây là những yếu tố tích cực trong quản lý nhà nước mà các nhà nước sau cần nghiên cứu áp dụng. Nói chung, thời kỳ này, pháp luật đã có nhiều tiến bộ trong xây dựng và áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả mà pháp luật hiện nay cần nghiên cứu kế thừa. Tóm lại, một số quan điểm chính trị cho rằng thời kỳ này nên tách hệ thống hành chính khỏi hệ thống tố tụng, giảm bớt sự chuyên chế của chính quyền bằng việc giám sát và khảo khoá quan lại, nhưng về căn bản do xuất phát từ cơ cấu tập quyền trong quản lý nhà nước nên chính quyền và quan chức thời kỳ này về cơ bản vẫn mang tính chất đặc quyền đặc lợi. Đặc trưng này đã chi phối toàn bộ hệ thống Nha môn và hoạt động của các cơ quan tố tụng./. Tài liệu tham khảo 1. Quốc triều Hình luật, Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1991. 2. Quốc triều Khám tụng điều lệ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1994. 3. Hoàng Việt luật lệ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1994. 4. Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, năm 2006. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM THẾ KỶ XV - XIX (Tiếp theo trang 64)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_kien_nghi_phat_trien_chuong_trinh_dao_tao_tham_phan_t.pdf
Tài liệu liên quan