Đã xác định được 7 loài KST ngoại ký sinh thuộc 7 giống, 7 họ, 7 bộ, 5 lớp đó là:
Cryptocaryon irritans, Trichodina compacta, Vorticella sp., Acanthoplacatus sp.,
Stellantchasmus falcatus (giai đoạn ấu trùng Metacercaria), Piscicola sp. và Ergasilus
rotundicorpus.
Các loài Trichodina compacta, Vorticella sp. và Piscicola sp. ký sinh trên cá có tỷ lệ và
cường độ cảm nhiễm ở một số cơ quan cao, riêng mức độ nhiễm loài Ergasilus
rotundicorpus trên mang cá Dìa rất cao trên cả hai chỉ số tỷ lệ
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá dìa (siganus guttatus) giai đoạn nuôi thương phẩm nuôi ở đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(48)/2018: tr. 75-83
Ngày nhận bài: 25/5/2017; Hoàn thành phản biện: 11/6/2017; Ngày nhận đăng: 01/7/2017
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ DÌA (Siganus guttatus)
GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM NUÔI Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG,
THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN TÝ*, HOÀNG LÊ THÙY LAN
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
*Email: nguyen.tys@gmail.com
Tóm tắt: Kết quả phân tích 210 mẫu cá Dìa giai đoạn nuôi thương phẩm đã
xác định được 7 loài ký sinh trùng (KST) ngoại ký sinh thuộc 7 giống, 7 họ,
7 bộ, 5 lớp đó là: Cryptocaryon irritans, Trichodina compacta, Vorticella sp.,
Acanthoplacatus sp., Stellantchasmus falcatus (giai đoạn ấu trùng
Metacercaria), Piscicola sp. và Ergasilus rotundicorpus. Trong đó, các loài
Trichodina compacta, Vorticella sp. và Piscicola sp. ký sinh trên cá có tỷ lệ
và cường độ cảm nhiễm ở một số cơ quan cao, riêng mức độ nhiễm loài
Ergasilus rotundicorpus trên mang cá Dìa với tỷ lệ và cường độ nhiễm đều
rất cao, những loài còn lại bắt gặp với tỷ lệ và cường độ thấp.
Từ khóa: Cá Dìa, Ký sinh trùng ngoại ký sinh, Siganus guttatus.
1. MỞ ĐẦU
Cá Dìa là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng đầm phá Tam Giang,
Thừa Thiên Huế, có giá trị kinh tế cao nên được nhiều người dân địa phương ương nuôi.
Cá Dìa được thả nuôi dưới nhiều hình thức như ương nuôi trong bể xi măng, ao, hồ;
nuôi xen ghép, nuôi lồng như ở xã Vinh Hiền, Vinh Hải, Lộc An, Lộc Điền, huyện Phú
Lộc; xã Phú Thuận, Phú Diên, huyện Phú Vang Hiện nay, quy trình sinh sản nhân tạo
và ương nuôi Cá Dìa đã thành công với tỉ lệ sống cao; tuy nhiên, số lượng cá sản xuất ra
chưa nhiều, giá thành còn cao, người dân vẫn chủ động đánh bắt từ tự nhiên. Nguồn
giống cá Dìa được thu vớt từ tự nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, trong đó tác
nhân ký sinh trùng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây bệnh cho cá. Bệnh
KST làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá, có thể gây chết hàng loạt cho cá nuôi, gây
nhiều thiệt hại cho sản xuất.
Thực tế các công trình nghiên cứu về KST trên cá Dìa vẫn còn hạn chế. Do đó, nghiên
cứu KST trên cá Dìa có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định thành phần loài KST,
cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm của chúng, làm cơ sở cho các nghiên cứu đề xuất các
biện pháp phòng trị bệnh KST trên cá Dìa, góp phần vào việc phát triển nuôi cá Dìa ổn
định và bền vững. Trong khuôn khổ nghiên cứu chúng tôi xác định một số KST ngoại
ký sinh trên cá Dìa giai đoạn nuôi thương phẩm và xác định được mức độ cảm nhiễm
của chúng trên cá.
76 NGUYỄN TÝ, HOÀNG LÊ THÙY LAN
2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Xác định thành phần giống, loài ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Dìa ở giai đoạn cá
nuôi thương phẩm.
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Dìa ở giai đoạn nuôi
thương phẩm.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu: Cá Dìa - Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn nuôi thương phẩm.
Đối tượng: Các giống loài ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Dìa giai đoạn nuôi thương
phẩm.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
210 mẫu cá Dìa giai đoạn nuôi thương phẩm được thu trong các ao nuôi cá Dìa tại các
huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Mẫu được kiểm tra, nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu KST của Viện sĩ V.A.
Dogiel và bổ sung nghiên cứu của Hà Ký, Bùi Quang Tề (2007) [2]. Mẫu cá sau khi thu
được đo chiều dài (mm) và cân khối lượng (g), sau đó kiểm tra KST ngoại ký sinh trên
các cơ quan (da, mang và vây) của cá.
Quan sát bằng mắt thường dưới kính hiển vi soi nổi toàn bộ cơ thể bên ngoài của cá, cạo
nhớt và kiểm tra các vẩy, da, nắp mang, cung mang, lá mang dưới kính hiển vi quang
học nhằm phát hiện KST. Những mẫu KST được cố định, làm tiêu bản, bảo quản và tiến
hành phân loại và nhận dạng.
Sử dụng một số tài liệu để phân loại KST: Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam của Hà
Ký và Bùi Quang Tề (2007) [2]; Sinh học của Gyrodactylidae (Monogenea) của Bakke
và cs (2007) [4]; Một giống mới thuộc họ Gyrodactylidae (Monogenea) của Ernst và cs
(2001) [5]; Chuẩn đoán và phòng trị bệnh, trúng độc ở cá của FAO (1991) [6]; Ký sinh
trùng đơn bào của Lom và Dykov (1992) [9].
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần giống, loài ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Dìa giai đoạn nuôi
thương phẩm
Kết quả khảo sát KST trên 210 mẫu cá Dìa giai đoạn nuôi thương phẩm, chúng tôi đã
xác định được 7 loài KST ngoại ký sinh thuộc 7 giống, 7 họ, 7 bộ, 5 lớp đó là:
Cryptocaryon irritans, Trichodina compacta, Vorticella sp., Acanthoplacatus sp.,
Stellantchasmus falcatus (giai đoạn ấu trùng Metacercaria), Piscicola sp. và Ergasilus
rotundicorpus. Loài Stellantchasmus falcatus chỉ tìm thấy ở giai đoạn ấu trùng
Metacercaria.
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ DÌA... 77
Jones và Hine (1983) đã tìm ra loài Ergasilus rotundicorpus ký sinh trên mang cá
Siganus guttatus [7]. Năm 2008, Bùi Quang Tề cũng cho biết sự xuất hiện của loài
Cryptocaryon irritans trên một số đối tượng cá khác như: cá song (Epinephelus spp.),
cá vược (Lates calcarifer) cá mú (Cromileptes sp.), cá mú (Plectropomus spp.), cá hang
(Lutjanus spp.), cá cam (Seriola spp.) và cá giò (Rachycentron canadus) [3]. Theo
Leong và cs (2006) Cryptocaryon irritans là một trong những loài gây bệnh trên các
loài cá nuôi biển ở vùng Châu Á Thái Bình Dương [8].
Bảng 1. Vị trí phân loại các giống, loài KST ngoại ký sinh trên cá Dìa nuôi
Loài Giống Họ Bộ Lớp
Cryptocaryon
irritans Brown,
1951
Cryptocaryon
Brown, 1951
Ophryoglenidae
Kent, 1882
Hymetostomatida
Delage et
Hesrouard, 1896
Oligohymen-
ophorea de
Puytorac et
al., 1974
Trichodina
compacta
Bassion et Van
As, 1989
Trichodina
Ehrenberg, 1830
Trichodinidae
Clau, 1874
MobilinaKahl,
1933
Vorticella sp. Vorticella
Linnaeus, 1767
Vorticellidae
Ehrenberg, 1838
Peritrichia Stein,
1859
Acanthoplaca-
tus sp.
Acanthoplacatus
Ernst, Jones and
Whittington,
2001
Gyrodactylidae
Van Beneden et
Hesse, 1863
Gyrodactylidea
Bychowski, 1937
Monogenea
Bychowsky,
1937
Stellantchas-
mus falcatus
Onji & Nisho,
1924
Stellantchasmus
Onjiet
Nisho,1919
Heterophyidae
Odhner, 1914
Opisthorchiida La
Rue, 1957
Trematoda
Rudolphi,
1808
Piscicola sp. Piscicola
Blaiinoille, 1818
Piscicolidae
Johnston, 1890
Rhynchobdellea
Banehard, 1894
Hirudinea
Lamarck,
1818
Ergasilus
rotundicorpus
Jones & Hine,
1983
Ergasilus
Nordmann, 1832
Ergassilidae
Thorell, 1859
Poecilostomatoida
Thorell, 1859
Maxillopoda
Dahl, 1956
78 NGUYỄN TÝ, HOÀNG LÊ THÙY LAN
Hình 1. Cryptocaryon irritans Brown, 1951 (mẫu tươi)
Hình 2. Trichodina compacta (A- mẫu tươi, B- mẫu nhuộm AgNO3 2%)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàn (2011) về thành phần loài KST trên 2 loài cá Dìa
Siganus guttatus và Siganus canaliculatus ở Khánh Hòa cho biết đã tìm thấy 17 loài
KST với 11 KST ngoại ký sinh và 6 KST nội ký sinh. Trong đó, lớp sán lá đơn chủ
(Monogenea) có số lượng loài nhiễm cao nhất là 7 loài, sán lá song chủ (Trematoda) 5
loài, giáp xác (Crustacea) 3 loài, giun đầu gai (Acanthocephala) 1 loài, bào tử sợi
(Myxosporea) 1 loài [1]. Tuy nhiên, thành phần giống, loài KST ngoại ký sinh mà
chúng tôi tìm thấy không có giống, loài nào trùng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàn
(2011). Sự sai khác này do sự khác nhau về vùng địa lý cũng như điều kiện sinh thái
môi trường.
A
B
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ DÌA... 79
Hình 0. Vorticella sp. ký sinh trên da cá Dìa
(A- mẫu tươi; B- mẫu nhuộm AgNO3 2%)
Hình 4. Hình thái Acanthoplacatus sp. (A- cơ thể; B- đĩa bám)
Hình 5. Ấu trùng Metacercaria của Stellantchasmus falcatus
B
A
Bào thai
A
B
80 NGUYỄN TÝ, HOÀNG LÊ THÙY LAN
Hình 6. Đỉa Piscicola sp. ký sinh trên da cá
(A- da; B- cơ thể; C- giác hút trước; D- giác hút sau)
Hình 7. Ergasilus rotundicorpus
(A- Mang cá Dìa nhiễm E. rotundicorpus dày đặc;
B- E. rotundicorpus được tách ra từ mang cá Dìa)
3.2. Mức độ nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá Dìa giai đoạn nuôi thương
phẩm
Trong số 7 loài KST tìm thấy có 3 loài KST (42,86%) thuộc nhóm động vật đơn bào và
có 4 loài KST (57,14%) thuộc nhóm động vật đa bào. Đối với nhóm trùng đơn bào, tỷ lệ
nhiễm Trichodina compacta (16,19%) là cao nhất, còn Ergasilus rotundicorpus
(83,33%) chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất trong nhóm trùng đa bào. Những loài
Cryptocaryon irritans, Vorticella sp., Metacercaria của Stellantchasmus falcatus bắt gặp
với tỷ lệ nhiễm thấp.
Nhìn chung, trong 7 loài KST ngoại ký sinh mà chúng tôi bắt gặp trên cá Dìa giai đoạn
nuôi thương phẩm, 2 loài Trichodina compacta và Piscicola sp. có tỷ lệ nhiễm tương
đối cao, riêng loài Ergasilus rotundicorpus ký sinh trên cá với tỷ lệ rất cao, những loài
còn lại bắt gặp với tỷ lệ thấp.
B
A
B
D
A
C
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ DÌA... 81
Hình 8. Tỷ lệ nhiễm từng loài KST ngoại ký sinh bắt gặp trên cá Dìa nuôi thương phẩm
Trong nhóm trùng đơn bào, cường độ nhiễm của trùng bánh xe Trichodina compacta
trên mang cao với 2 trùng/thị trường (tt) kính hiển vi, các cơ quan khác chỉ bị nhiễm với
cường độ thấp. Vorticella sp. cũng cảm nhiễm cường độ cao trên cả hai cơ quan da và
vây lần lượt là 2,3 và 1,7 trùng/tt. Cá bị nhiễm trùng bánh xe Trichodina compacta,
Vorticella sp. với cường độ cao làm cản trở quá trình hô hấp của cá, dẫn đến cá thiếu
oxy nổi đầu lên mặt nước.
Trong nhóm trùng đa bào, tỷ lệ nhiễm và cường độ cảm nhiễm Ergasilus rotundicorpus
trên mang cá giai đoạn nuôi thương phẩm đều rất cao tương ứng là 83,33% với 172,8
trùng/cơ thể. Với mức độ nhiễm này cá thường bị gầy, giảm tốc độ sinh trưởng. Khi ký
sinh với cường độ nhiễm cao, thấy rõ trùng bám dày đặc trên các phiến mang của cá.
Các phiến mang này bị viêm loét, sưng phồng và tiết ra nhiều dịch nhờn màu trắng.
Theo Bùi Quang Tề (2008) Ergasilus dùng đôi râu thứ 2 và cơ quan miệng phá hoại tổ
chức mang, làm ảnh hưởng đến hô hấp bình thường của cá, cá có cảm giác ngứa ngáy,
ngạt thở. Mặt khác từ vết loét tạo điều kiện cho vi trùng, nấm, KST khác xâm nhập ký
sinh làm cho bệnh nặng hơn. Khi cá nhiễm nặng có thể nhìn thấy Ergasilus bằng mắt
thường, khi cá nhiễm thấp, dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng. Lúc nghiêm trọng có thể
làm cá chết [3].
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn bắt gặp đỉa cá Piscicola sp. cũng cảm nhiễm
trên da với tỷ lệ và cường độ cao tương ứng là 8,57% với 5,5 trùng/cơ thể.
82 NGUYỄN TÝ, HOÀNG LÊ THÙY LAN
Bảng 2. Mức độ nhiễm KST ngoại ký sinh trên cá Dìa giai đoạn nuôi thương phẩm
S
T
T
Tên KST
Cơ
quan ký
sinh
Số cá
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cường độ
nhiễm
(M ± SD)
Ghi chú
Lớp Oligohymenophoreade Puytorac et al., 1974
1 Cryptocaryon irritans Brown, 1951
Da 4 1,90 0,3 ± 0,1 Trùng/tt
Vây 9 4,29 0,2 ± 0,1 Trùng/tt
2
Trichodina compacta Bassion et
Van As, 1989
Da 21 10,00 0,9 ± 1,3 Trùng/tt
Mang 24 11,43 2,0 ± 0,9 Trùng/tt
Vây 14 6,67 0,7 ± 0,3 Trùng/tt
3 Vorticella sp.
Da 8 3,81 2,3 ± 0,2 Trùng/tt
Vây 4 1,90 1,7 ± 0,1 Trùng/tt
Lớp Monogenea (Van Beneden, 1858) Bychowsky, 1937
4 Acanthoplacatus sp.
Da 3 1,43 1,7 ± 0,3 Trùng/lamen
Vây 16 7,62 1,1 ± 0,4 Trùng/lamen
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
5
Metacercaria của
Stellantchasmusfalcatus Onji &
Nisho, 1924
Mang 5 2,38 1,2 ± 0,4
Ấu trùng/cơ
thể
Lớp Hirudinea Lamarck, 1818
6 Piscicola sp.
Da 18 8,57 5,5 ± 1,8
Trùng/cơ thể
Mang 7 3,33 2,0 ± 0,8
Vây 14 6,67 2,5 ± 1,1
Miệng 4 1,90 1,8 ± 1,0
Lớp Maxillopoda Dahl, 1956
7
Ergasilus rotundicorpus
Jones & Hine, 1983
Mang 73 83,33
172,8
± 136,9
Trùng/cơ thể
4. KẾT LUẬN
Đã xác định được 7 loài KST ngoại ký sinh thuộc 7 giống, 7 họ, 7 bộ, 5 lớp đó là:
Cryptocaryon irritans, Trichodina compacta, Vorticella sp., Acanthoplacatus sp.,
Stellantchasmus falcatus (giai đoạn ấu trùng Metacercaria), Piscicola sp. và Ergasilus
rotundicorpus.
Các loài Trichodina compacta, Vorticella sp. và Piscicola sp. ký sinh trên cá có tỷ lệ và
cường độ cảm nhiễm ở một số cơ quan cao, riêng mức độ nhiễm loài Ergasilus
rotundicorpus trên mang cá Dìa rất cao trên cả hai chỉ số tỷ lệ và cường độ nhiễm,
những loài còn lại bắt gặp với tỷ lệ và cường độ thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Hoàn (2011). Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông
(Siganus guttatus Bloch, 1787) và cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797), Luận
văn Thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang.
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ DÌA... 83
[2] Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Bùi Quang Tề (2008). Phần 3 - Bệnh ký sinh trùng ở động vật thủy sản, Bệnh học
thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 220-407.
[4] Bakke, T. A., et al (2007). The Biology of Gyrodactylid Monogeneans: The Russian-
Doll Killers, Advances in Parasitology, Academic Press, 161-460.
[5] Ernst, I. – Jones, M. K. – Whittington, I. D. (2001). A new genus of viviparous
gyrodactylid (Monogenea) from the Great Barrier Reef, Australia with descriptions of
seven new species, Journal of Natural History, 35 (3), 313-340.
[6] FAO Fisheries and Aquaculture Department (1991). 2.1.4. Parasitic Diseases,
Diagnostics, prevention and therapy of fish diseases and intoxications, Manual for
International Training Course on Fresh-Water Fish Diseases and Intoxications:
Diagnostics, Prophylaxis and Therapy.
[7] Jones, J. B. – Hine, P. M. (1983). Ergasilus rotundicorpus n.sp. (Copepoda:
Ergasilidae) from Siganus guttatus (Bloch) in the Philippines, Systematic
Parasitology, 5, 241-244.
[8] Leong, T. S. – Zilong, T. – William, J. E. (2006). Important parasitic diseases in
cultured marine fish in the Asia-Pacific region, Aquaculture Aisa-Pacific Magazine,
January/February,14-16.
[9] Lom, J. – Dyková, I. (1992). Protozoan parasites of Fishes, Developments in
Aquaculture and Fisheries Science, 26, Elsevier, Amsterdam.
Title: SOME ECTOPARASITES OF GOLDLINED SPINEFOOT (Siganus guttatus)
CULTURED IN TAM GIANG LAGOON OF THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: Analysing 210 goldlined spinefoot samples detected 7 ectoparasites: Cryptocaryon
irritans, Trichodina compacta, Vorticella sp., Acanthoplacatus sp., Stellantchasmus falcatus
(Metacercaria), Piscicola sp. and Ergasilus rotundicorpus. Trichodina compacta, Vorticella sp
and Piscicola sp. parasitized high rate and intensity in some organs; especially, Ergasilus
rotundicorpus parasitized in gill fish has very high rate and intensity, others appeared with low
rate and intensity.
Keywords: Ectoparasites, Goldlined spinefoot, Siganus guttatus.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_ky_sinh_trung_ngoai_ky_sinh_tren_ca_dia_siganus_gutta.pdf