Đặc điểm: Sao biển cỡ nhỏ, 5 tay, đĩa
thân hẹp (Hình 4a). Tay nhỏ, thuôn dài,
chiều dài tay từ tấm đĩa 35-43 mm, đường
kính đĩa thân 5-8 mm. Tấm xương lưng
dạng khảm, mang gai nhỏ rải rác, phủ lớp
da mỏng. Gai thịt to, phân bố rải rác, dạng
đơn lẻ, không tập trung thành đám. Những
tấm xương ở mặt bụng cũng mang gai nhỏ,
nằm rải rác. Tấm biên trên và dưới rõ, phần
ở gốc tay trơn láng, không gai, nên vách
thân gần như trơn, không sần sùi. Tấm
xương kề chân mút mang gai cong vào rãnh
chân (Hình 4c). Một tấm sàng khá to mang
gờ thô, nằm gần trung tâm đĩa.
Mẫu tươi có màu nâu nhạt, chóp tay màu
đỏ cam, mặt bụng màu sáng hơn (Hình 4b).
Mẫu ngâm trong cồn màu trắng ngà.
Nhận xét: Sao biển Metrodira subulata
Gray, 1840 được nhận biết nhờ những tấm
xương kề chân ống mang những gai cong
vòng vào bên trong (VandenSpiegel và cs.,
1998, Hình 4b). Trên thực tế Metrodira
subulata được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt
Nam trong báo cáo của Antokhina và cs.
(2012). Tuy vậy, trong báo cáo của
Antokhina và cs. (2012) chỉ liệt kê, không
mô tả, nên loài M. subulata được đề cập
trong báo cáo này.
Sinh thái - Phân bố: Sống ở độ sâu từ 0-
150 m (VandenSpiegel và cs., 1998). Loài
được ghi nhận ở Xing-ga-po, Việt Nam,
Trung Quốc
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số loài sao biển mới ghi nhận ở vùng biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
176
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2013, tập 19: 176-181
MỘT SỐ LOÀI SAO BIỂN MỚI GHI NHẬN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Nguyễn Thị Mỹ Ngân & Đào Tấn Hỗ
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt 101 mẫu sinh vật thuộc ngành da gai đã thu được ở vùng biển Khánh Hòa từ
những chuyến thu mẫu nhằm bổ sung mẫu vật cho Bảo tàng Hải dương học
năm 2012. Trong số đó, 2 loài sao biển lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt
Nam là Paragonaster stenostichus Fisher, 1913, Goniodiscaster granuliferus
(Gray, 1847). Sao biển Metrodira subulata Gray, 1840 được ghi nhận trước
đó nhưng chưa có mô tả chi tiết cũng được đề cập trong báo cáo này. Bài báo
đã cung cấp những dẫn liệu về hình thái và hình ảnh minh họa các loài.
NEW RECORDS OF STARFISHES IN VIETNAM
Nguyen Thi My Ngan & Dao Tan Ho
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology
Abstract 101 specimens of echinoderms were collected during surveys in Khanh Hoa
to modify specimens for Museum of Oceanography in 2012. Among them,
two species of starfish (Asteroidea) such as Paragonaster stenostichus
Fisher, 1913 and Goniodiscaster granuliferus (Gray, 1847) are newly
recorded in Vietnam; Metrodira subulata Gray, 1840 is also included in
this paper even though it was recorded without decription in previous studies
. Morphological diagnosis of the three species are further described and
illustrated.
I. MỞ ĐẦU
Sao biển là thuộc ngành động vật da gai,
nhóm sinh vật đáy cỡ lớn thường gặp ở
vùng biển Việt Nam. Nhiều công trình
nghiên cứu về sao biển đã được xuất bản
như nghiên cứu động vật không xương sống
trong khu hệ động vật đáy vùng biển Đông
Dương của Dawydoff (1952), báo cáo của
Trần Ngọc Lợi (1967), nghiên cứu khu hệ
động vật và điều kiện sống ở vịnh Bắc Bộ
của Gurjanova (1972). Những báo cáo ở
giai đoạn tiếp theo chủ yếu của Đào Tấn Hỗ
như Sơ bộ nghiên cứu về động vật da gai ở
quần đảo Trường Sa (1991), ở vùng đảo
Phú Quốc và Thổ Chu (1992), động vật da
gai ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa (2002) hay
sinh vật đáy vùng biển Thuận Hải – Minh
Hải (Nguyễn Văn Chung và cs., 1991). Kết
quả tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy,
có khoảng 56 loài sao biển được ghi nhận ở
vùng biển Việt Nam (Đào Tấn Hỗ, 2002;
Lane và cs., 2000). Báo cáo gần đây của
Antokhina và cs., 2012 tổng hợp từ các báo
cáo trước và kết quả thu mẫu trong giai
đoạn từ 2003-2011 đưa ra một danh mục
gồm 79 loài sao biển được ghi nhận vùng
ven bờ biển Việt Nam. Tuy vậy, số liệu trên
vẫn còn khá khiêm tốn so với 236 loài sao
biển ở vùng biển Đông (Đào Tấn Hỗ, 2002;
Chao, 2000; Lane và cs., 2000; Liu và cs.,
2006; Antokhina và cs., 2012). Điều này
cho thấy khả năng có thể tìm thấy thêm
nhiều loài sao biển ở vùng biển Việt Nam.
Bài báo này mô tả và minh họa 2 loài
sao biển lần đầu tiên được ghi nhận và một
loài mới ghi nhận trước đó nhằm bổ sung
cho khu hệ sinh vật đáy ở biển Việt Nam.
Mẫu vật thu được trong những chuyến thu
mẫu cho đề tài cơ sở của Bảo tàng Hải
dương học năm 2012. Tất cả mẫu vật trong
177
báo báo đều thu được trong lưới cào của
ngư dân trên vùng biển Nha Trang, Khánh
Hòa.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Mẫu vật thu được trong những chuyến thu
mẫu cho đề tài cơ sở của Bảo tàng Hải
dương học năm 2012. Tất cả mẫu vật trong
báo báo đều thu được trong lưới cào của
ngư dân trên vùng biển Nha Trang, Khánh
Hòa.
Mẫu được cố định trong dung dịch cồn
96% hoặc formalin 10%, sau đó bảo quản
trong cồn 80%.
Tên loài được xác định theo tài liệu của
Gray, 1847; Gray, 1866; Fisher, 1919;
Doderlein, 1935; Clark & Rowe, 1971;
Liao & Clark, 1995; VandenSpiegel và cs.,
1998.
Các quan trắc sinh học như bán kính tay
và đĩa thân được mô tả trong Hình 1.
Hình 1. R: bán kính tay, r: bán kính đĩa thân
Figure 1. R: radius of the ray, r: distance from
the center of the disc to the edge of the radius
III. KẾT QUẢ
1. Bộ VALVATIDA Perrier
Họ GONIASTERIDAE Forbes
Paragonaster stenostichus Fisher, 1913
(Hình 2a-c)
Mẫu vật: Tổng số 4 mẫu thu được: R/r =
38/10, 43/13, 40/14 mm và 52/13 mm. Mẫu
thu trong lưới đánh cá của ngư dân ở vùng
biển Nha Trang, Khánh Hòa. Độ sâu không
rõ. Ngày thu 2/7/2012. Mẫu vật hiện lưu
giữ tại Bảo tàng Hải dương học.
Đặc điểm: Sao biển có kích thước khá
nhỏ, hình sao, 5 tay dài và mảnh, góc tay
tròn (Hình 2a). Những tấm cụm xương lưng
tương đối lớn, phẳng, hơi tròn hoặc hình ô
van, xếp đều, song song với dãy xương giữa
tay. Mỗi tấm đều phủ kín những hạt tròn,
những hạt ở giữa to hơn hạt ở rìa. Những
tấm xương xen tia ở giữa tay luôn lớn nhất
ở vùng đĩa. Tại gốc tay, những tấm xương
xen tia hẹp dần, chiều dài lớn hơn chiều
rộng, chúng nhỏ dần đến tận mút tay. Đây
cũng chính là dãy xương duy nhất phân
cách 2 dãy mảnh biên lưng (Hình 2c).
21-28 mảnh biên lưng dạng khối, hơi lồi,
chiều rộng lớn hơn dài, phủ hạt nhỏ. Mặt
bụng mang những tấm xương phủ gai nhỏ,
thưa, tấm xương vùng giữa tay khá nhỏ
(Hình 2b), trong đó những tấm xương cạnh
tấm xương kề chân mút là lớn nhất và kéo
dài đến giữa tấm xương biên bụng thứ 3. Ở
gốc tay từ mảnh biên bụng thứ 4, không còn
tấm xương bụng mà chỉ còn tấm xương kề
chân mút. Mảnh biên bụng tương tự và
tương ứng với mảnh biên lưng, hai tấm đầu
có chiều rộng lớn hơn nhiều so với chiều
dài, nên khi nhìn từ trên xuống, hai tấm
xương này rất hẹp. Tấm xương kề chân mút
rộng, mang gai hơi dẹp, đầu tròn. Gai nhỏ
dạng đơn lẻ, nằm rải rác xung quanh các
tấm xương lưng ở đĩa thân. Tấm sàng nhỏ,
mang những gờ thô, nằm ở khoảng giữa
tâm đĩa và mép trong của tấm biên lưng.
Mẫu tươi có màu cam ở mặt lưng và
vàng nhạt ở mặt bụng, vùng đĩa ở cả hai
mặt đều sậm màu hơn vùng biên. Mẫu
ngâm cồn màu vàng nhạt đều hai mặt.
Nhận xét: Sao biển P.r stenotichus
Fisher, 1913 rất giống loài P. ctenipes
hypacanthus Fisher, 1913. Cả hai cùng có
khu vực phân bố ở Phi-líp-pin, biển Đông
(Fisher, 1919; Lane và cs., 2000). Tuy vậy,
có thể nhận biết loài P. stenotichus nhờ vào
hình dạng tấm xương phân cách hai dãy
biên lưng. Ở vùng gần tâm đĩa, những tấm
xương này dài và hẹp, trong khi đó ở loài P.
ctenipes hypacanthus, những tấm xương
này rộng và ngắn. Ngoài ra, đặc điểm và sự
phân bố hạt trên các tấm xương cũng có sự
khác biệt giữa 2 loài này. Vị trí của giống
178
Paragonaster trong hệ thống phân loại hiện
vẫn đang còn được các chuyên gia trên thế
giới tranh luận. Giống Paragonaster
Sladen, 1889 vốn dĩ được xếp vào họ
Gonasteridae, bộ Valvatida. Blake (1987)
dựa vào những đặc điểm hình thái, chức
năng, liên kết với những loài đã tuyệt chủng
đã tách họ phụ Pseudarchasterinae (bao
gồm giống Paragonaster) thành một nhóm
tách biệt nhưng vẫn giữ trong họ
Gonasteridae. Gần đây, nghiên cứu phả hệ
dựa trên sinh học phân tử của Mah & Foltz
(2011) cho thấy họ phụ Pseudarchasterinae
có quan hệ gần với bộ Paxillosida hơn là
Goniasteridae thuộc bộ Valvatida và đề
nghị đưa Pseudarchasterinae vào bộ
Paxillosida. Trong báo cáo này,
Paragonaster vẫn được xếp vào họ
Gonasteridae (bộ Valvatida).
Sinh thái - Phân bố: Sống ở đáy cát,
bùn, độ sâu đến 172-363 m (VandenSpiegel
và cs., 1998). Loài này được tìm thấy ở Việt
Nam, và Phi-lip-pin.
2. Bộ VALVATIDA Perrier
Họ OREASTERIDAE Fisher
Goniodiscaster granuliferus (Gray, 1847)
(Hình 3a-b)
Anthenea granulifera Gray, 1847: 77 ;
1866 : 9, Pl. 5, Figs2, 2a.
Goniodiscus stella Mobius, 1859 : 9, Pl. 3,
Figs 1, 2.
Goniodiscaster granuliferus : Doderlein,
1935 : 81, Pl. 20, Figs 1, 1a : Clark &
Rowe, 1971 : 32, 49.
Mẫu vật: Tổng số 4 mẫu được đo: R/r =
83/32, 80/33, 87/34 mm và 88/40 mm. Mẫu
thu trong lưới đánh cá của ngư dân ở vùng
biển Nha Trang, Khánh Hòa. Độ sâu không
rõ. Ngày thu 12/5/2012. Mẫu vật hiện lưu
giữ tại Bảo tàng Hải dương học.
Đặc điểm: Sao biển có kích thước trung
bình, 5 tay (Hình 3a). Thân dẹp, dạng sao,
tay phát triển, gốc tay rộng, sau đó thuôn
dần và nhọn ở chóp. Những tấm cụm xương
lưng hình đa giác hoặc hơi tròn, tất cả đều
phủ hạt mịn, tròn. Trên mỗi tấm cụm xương
còn có 1 hoặc vài gai kìm dạng 2 van có
kích thước tương đương hoặc hơi to hơn hạt
xung quanh. Những tấm xương xen tia rõ
ràng, kéo dài đến hết chiều dài tay. Mỗi tấm
xương xen tia nguyên thủy ở trung tâm đĩa
thân mang 1 u lồi nhỏ nhưng rõ (Hình 3b),
ngoài ra vùng trung tâm đĩa còn có thêm 3-
4 u lồi tương tự. 15 mảnh biên lưng, dạng
khối lồi, phủ kín hạt nhỏ, khá đều và mịn.
Mảnh biên bụng tương ứng với mảnh biên
lưng, phủ hạt mịn. Các mảnh biên tạo thành
gờ cơ thể. Tấm xương bụng hình đa giác,
phủ hạt nhỏ và thưa. Gai nhỏ rất nhiều,
phân bố khắp bề mặt lưng đến gần chóp tay.
Tấm sàng to, có gờ nhỏ và mịn, nằm gần
trung tâm đĩa.
Mẫu tươi màu nâu sậm ở mặt lưng, tấm
cụm xương lưng sẫm màu hơn, vùng gần
chóp tay có 1 khoảng sẫm màu, vùng kế
tiếp đến chóp tay sáng màu. Mặt bụng màu
trắng ngà với 5 vùng trung gian màu nâu
sậm. Khi ngâm trong formalin, những vùng
màu nâu chuyển sang màu tím và tạo thành
những khoảng sẫm màu tương tự như khi
mẫu còn tươi.
Nhận xét: Sao biển Goniodiscaster
granuliferus (Gray, 1847) giống sao biển G.
forficulatus Clark, 1909. Chúng cùng phân
bố ở vùng biển Đông (Liao & Clark, 1995).
Điểm khác biệt là vùng trung tâm đĩa của
G. granuliferus có 5 u lồi nhỏ nhưng rất rõ
(Liao & Clark, 1995), ngoài ra mặt lưng và
các tấm biên trên chỉ phủ hạt mịn mà không
có gai như G. forficulatus (Clark & Rowe,
1971).
Sinh thái - Phân bố: Sống ở độ sâu 110-
146 m (VandenSpiegel và cs., 1998). Được
tìm thấy ở Việt Nam, Trung Quốc.
3. Bộ SPINULOSIDA Perrier
Họ ECHINASTERIDAE Gray
Metrodira subulata Gray, 1840 (Hình 4a-
c)
Mẫu vật: Có 2 mẫu thu được : R/r = 43/8
mm và 36/5 mm. Mẫu thu trong lưới đánh
cá của ngư dân ở vùng biển Nha Trang,
Khánh Hòa. Độ sâu không rõ. Ngày thu
02/7/2012. Mẫu vật hiện lưu giữ tại Bảo
tàng Hải dương học.
179
Hình 2a-c. Paragonaster stenostichus Fisher, 1913: - a. Mặt bụng, - b. Mặt lưng, - c. Tấm xương
giữa. Hình 3a-b: Goniodiscaster granuliferus (Gray, 1847): – a. Mặt bụng. b. U lồi nhỏ vùng trung
tâm (các mũi tên). Hình 4a-c. Metrodira subulata Gray, 1840: – a. Mặt lưng, - b. Mặt bụng,
- c. Gai tấm xương vùng kề chân ống
Figs 2a-c. Paragonaster stenostichus Fisher, 1913: - a.Ventral view, - b. Dorsal view, - c. Very
narrow radial plates on the ray. Figs 3a-b: Goniodiscaster granuliferus (Gray, 1847): - a. Dorsal
view; - b. Small tubercle (arrows) at the centre next to madreporite. Figs 4a-c. Metrodira subulata
Gray, 1840: - a. Dorsal view, - b. Ventral view, - c. Adambulacral plates with curved inner spines.
180
Đặc điểm: Sao biển cỡ nhỏ, 5 tay, đĩa
thân hẹp (Hình 4a). Tay nhỏ, thuôn dài,
chiều dài tay từ tấm đĩa 35-43 mm, đường
kính đĩa thân 5-8 mm. Tấm xương lưng
dạng khảm, mang gai nhỏ rải rác, phủ lớp
da mỏng. Gai thịt to, phân bố rải rác, dạng
đơn lẻ, không tập trung thành đám. Những
tấm xương ở mặt bụng cũng mang gai nhỏ,
nằm rải rác. Tấm biên trên và dưới rõ, phần
ở gốc tay trơn láng, không gai, nên vách
thân gần như trơn, không sần sùi. Tấm
xương kề chân mút mang gai cong vào rãnh
chân (Hình 4c). Một tấm sàng khá to mang
gờ thô, nằm gần trung tâm đĩa.
Mẫu tươi có màu nâu nhạt, chóp tay màu
đỏ cam, mặt bụng màu sáng hơn (Hình 4b).
Mẫu ngâm trong cồn màu trắng ngà.
Nhận xét: Sao biển Metrodira subulata
Gray, 1840 được nhận biết nhờ những tấm
xương kề chân ống mang những gai cong
vòng vào bên trong (VandenSpiegel và cs.,
1998, Hình 4b). Trên thực tế Metrodira
subulata được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt
Nam trong báo cáo của Antokhina và cs.
(2012). Tuy vậy, trong báo cáo của
Antokhina và cs. (2012) chỉ liệt kê, không
mô tả, nên loài M. subulata được đề cập
trong báo cáo này.
Sinh thái - Phân bố: Sống ở độ sâu từ 0-
150 m (VandenSpiegel và cs., 1998). Loài
được ghi nhận ở Xing-ga-po, Việt Nam,
Trung Quốc.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm
ơn các đồng nghiệp ở Bảo tàng Hải dương
học đã hỗ trợ trong quá trình thu mẫu để
hoàn thành bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Antokhina T. I., O. V. Savinkhin, T. A.
Britayev, 2012. Asteroidea of Vietnam
with some notes on their symbionts. In
Britayev T. A., Pavlov D. S. (Eds).
Benthic fauna of the bay of Nhatrang,
Southern Vietnam. Moscow, KMK, 491
pp.
Blake D. B., 1987. Classification and
phylogeny of post-Paleozoic sea stars
(Asteroidea: Echinodermata). Journal of
Natural History, 21: 481-528.
Chao S. M., 2000. New records of sea stars
(Asteroidea: Echinodermata) from the
continental shelf of Taiwan. Zoological
Studies, 39(3): 275-284.
Clark A. M. & F. W. E. Rowe, 1971.
Monograph of the shallow water Indo-
west Pacific Echinoderms. London.
British Museum (Nat. Hist.) Publ. No.
290, 238pp. 100 figs., 31 pls.
Dawydoff C., 1952. Contribution à l’étude
des invertébrés de la faune marine
benthique de l’Indochine. Bulletin
biologique de la France et de la Belgique,
Supplement 37, 158 pp.
Doderlein L., 1935. Die Asteriden der
«Siboga » Expedition. III Oreasteridae.
Siboga Expd., 46 : 71-110, pls 20-27.
Đào Tấn Hỗ, 2002. Động vật da gai
(Echinodermata) ở vùng biển tỉnh Khánh
Hòa. Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ
Biển, 2(1): 1-11.
Đào Tấn Hỗ, 1991. Sơ bộ nghiên cứu động
vật da gai (Echinodermata) ở quần đảo
Trường Sa. Tạp chí Sinh Học (Viện Khoa
Học Việt Nam), Hà Nội, Phụ trương
(10/1991): 44-47.
Đào Tấn Hỗ, 1992. Sơ bộ nghiên cứu động
vật da gai (Echinodermata) ở vùng đảo
Phú Quốc và Thổ Chu. Tạp chí Sinh Học
(Viện Khoa Học Việt Nam), Hà Nội,
14(2): 12-15.
Đào Tấn Hỗ, 2002. Động vật da gai
(Echinodermata) ở vùng biển tỉnh Khánh
Hòa. Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ
Biển, 2(1): 1-11.
Fisher W. K., 1919. Starfishes of the
Philippine seas and adjacent waters.
Bulletin of the United States National
Museum, 3(100): 1-547, 156 pls.
Gray J. E., 1847. Description of some new
genera and species of Asteriadae.
Proceedings of the Zoological Society of
London, 72-82.
Gray J. E., 1866. Synopsis of the species of
starfish in the British Museum (with
figures of some of the new species). iv +
17 pp., 16 pls. London.
181
Gurjanova E. F., 1972. The fauna of the
Tonkin gulf and conditions of life in it.
Exploitation of the fauna of the sea
(XVIII). Acad. Sci. USSR Zool. Inst.
Lane D. J. W., L. M. Marsh, D.
Vandenspiegel, F. W. E. Rowe, 2000.
Echinoderm fauna of the South China
Sea: an inventory and analysis of
distribution patterns. The Raffles Bulletin
of Zoology, 8: 459-493.
Liao Y. & A. M. Clark, 1995. The
echinoderms of Southern China. Science
Press, Beijing, China, 614 pp., 338 figs.,
23 pls.
Liu W., Y. Liao and X. Li., 2006. A new
sea star species (Asteroidea: Luidiidae)
from the South China Sea. Raffles
Bulletin of Zoology, 54(2): 441-445.
Mah C. L. and D. W. Foltz,
2011. Molecular phylogeny of the
Forcipulatacea (Asteroidea: Echino-
dermata): Systematics & biogeography.
Zoological Journal of the Linnean
Society, 162: 646-660.
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hỗ, Lê Trọng
Minh, Nguyễn Huy Yết, Tôn Thất Thống,
Trần Đình Nam, Tạ Minh Đường, Phạm
Thị Dự, Nguyễn Văn Lượm, Nguyễn Thị
Huệ, Lê Quốc Dũng, 1991. Sinh vật đáy
vùng biển Thuận Hải – Minh Hải. Tuyển
Tập Nghiên Cứu Biển, III: 137-149.
Trần Ngọc Lợi, 1967. Peulements animaux
et végétaux du substrat dur intertidal de la
Baie de Nhatrang, Vietnam. Mem. Inst.
Ocean. Nhatrang, no.11, 236 p.
VandenSpiegel D., D. J. W Lane, S.
Stampanato & M. Jangoux, 1998. The
asteroid fauna (Echinodermata) of
Singapore, with a distribution table and
an illustrated identification to the species.
Raffles Bulletins of Zoology, 46 (2): 1-
40.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_nguyenthimyngan_trang176_181_6077_2070893.pdf