Thứ sáu, nguyên nhân từ những
hạn chế trong triển khai các biện pháp
phòng ngừa tội phạm buôn lậu
Công tác phòng ngừa tội phạm
buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó
lực lượng nòng cốt là lực lượng Công an
nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường,
Cảnh sát biển Trong thời gian qua, thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
quy định, các lực lượng chức năng trên đã
tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp phòng
ngừa tội phạm buôn lậu và đã phát hiện,
điều tra, khám phá nhiều vụ án buôn lậu
qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, qua khảo sát
nghiên cứu cho thấy, hoạt động của lực
lượng chức năng vẫn chưa thực sự đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn
công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu
qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ, cụ thể: Công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân
vẫn còn mang tính hình thức, chưa thường
xuyên; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
một số cán bộ thuộc lực lượng chức năng
chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng
ngừa tội phạm này; sự phối hợp của các cơ
quan chức năng có lúc thiếu chặt chẽ; điều
kiện phương tiện làm việc chưa đáp ứng
được yêu cầu; công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành ở một số đơn vị, địa phương
chưa quyết liệt 15 Điều đó dẫn đến ở đâu
đó vẫn còn “lỗ trống” để các đối tượng lợi
dụng hoạt động phạm tội
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 51 (01/2019) 77-84 77
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA
TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM
Phạm Văn Trung,Nguyễn Thị Trang, Phạm Văn Tuân*1
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/7/2018
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 7/01/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/01/2019
Tóm tắt: Từ năm 2013 đến 2018, tình hình tội buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ diễn biến phức tạp, số lượng hàng hóa buôn lậu bị cơ quan
chức năng tịch thu ngày càng nhiều. Đứng trước tình hình này, cơ quan chức năng đã triển
khai nhiều biện pháp phòng, chống tội phạm buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu
thực tiễn công tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Để góp phần đưa ra một số giải pháp hữu
hiệu, nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu làm rõ một số nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam.
Từ khóa: Cửa khẩu quốc tế; Đông Nam Bộ; nguyên nhân, điều kiện; tội buôn lậu.
1. Khái niệm nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội buôn lậu
Theo Từ điển Tiếng Việt nguyên
nhân là “nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm
nảy sinh sự việc”1;2điều kiện là “cái cần
phải có để cho một cái khác có thể có
hoặc có thể xảy ra”2.3Trong nghiên cứu
Tội phạm học, GS.TS. Võ Khánh Vinh
định nghĩa: “Nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm được hiểu là hệ
thống các hiện tượng xã hội tiêu cực
trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng
quyết định sự ra đời của tình hình tội
phạm như là hậu quả của mình ”3.4 Từ
* Trường CĐ CSND II
1 Phạm Lê Liên (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, 2015, tr. 723.
2 Phạm Lê Liên (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, 2015, tr. 383.
3 Võ Khánh Vinh (2008), Giáo trình tội phạm học, Trường Đại học Huế, NXB CAND, Hà Nội, tr.
87.
quan điểm này, có thể hiểu: Nguyên nhân
và điều kiện của tình hình tội buôn lậu
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ là hệ
thống các hiện tượng xã hội tiêu cực tồn
tại trong môi trường kinh tế - xã hội ở
miền Đông Nam Bộ quyết định sự ra đời
của tình hình tội buôn lậu quy định tại
Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa
đổi năm 2017.
2. Khái quát tình hình tội buôn
lậu ở miền Đông Nam Bộ
Miền Đông Nam Bộ bao gồm có
06 tỉnh, thành phố (Thành phố Hồ Chí
Minh và 05 tỉnh Bình Dương, Tây Ninh,
78 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng
Nai). Đây là miền có nhiều ưu đãi về điều
kiện tự nhiên và luôn nhận được sự quan
tâm đầu tư phát triển của Đảng và Nhà
nước. Những năm gần đây, các tỉnh,
thành phố miền Đông Nam Bộ ngày càng
khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa-
xã hội của cả nước. Một trong những nhân
tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh
tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ phải
kể đến là hệ thống 08 cửa khẩu quốc tế,
trong đó có 03 cửa khẩu đường bộ, 02 cửa
khẩu đường biển, 02 cửa khẩu đường
sông; 01 cửa khẩu hàng không.41Theo
thống kê số liệu từ Cục Hải quan các tỉnh,
thành phố miền Đông Nam Bộ cho thấy
trung bình có 5943 doanh nghiệp/năm
tham gia thủ tục hải quan qua các cửa
khẩu quốc tế trên địa bàn, với lượng kim
ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt 4572
tỷ USD/năm, trong đó năm 2018 tăng
24,21% so với năm 2017 và tăng 40,39%
so với năm 2013.52Điều đó phần nào
khẳng định hoạt động xuất nhập khẩu qua
các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ có xu hướng ngày càng
tăng về quy mô mức độ và góp phần thúc
đẩy hoạt động ngoại thương phát triển
mạnh ở các tỉnh, thành phố này. Tuy
nhiên, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng
hóa qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ thời gian qua diễn
biến còn phức tạp, khó kiểm soát, nhiều
đối tượng đã lợi dụng để phạm tội, trong
đó có tội phạm buôn lậu.
Qua thống kê số liệu của Tòa án
4 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ (2018), Báo cáo tổng kết năm 2018, các
tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ.
5 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ (2013 - 2018), Báo cáo tổng kết năm, các
tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ.
6 Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ (2013 - 2018), Báo cáo tổng kết năm,
các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ.
nhân dân các tỉnh, thành phố miền Đông
Nam Bộ, trong giai đoạn từ năm 2013 đến
2018, số vụ án phạm tội buôn lậu đưa ra
xét xử sơ thẩm là 123 vụ, với 154 bị cáo,
trong đó số vụ phạm tội buôn lậu qua cửa
khẩu quốc tế là 85/123 vụ (chiếm tỷ lệ
69,11%) so với tổng số vụ án phạm tội
buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
Số lượng vụ án, bị cáo tăng, giảm không
tuân theo quy luật, mỗi năm từ 10 đến 19
vụ, với 25 đến 34 bị cáo 63nhưng xét thấy
tính chất, mức độ hành vi phạm tội buôn
lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ là phức tạp, nghiêm trọng,
số lượng hàng hóa bị tịch thu ngày càng
nhiều, tập trung vào các mặt hàng có nhu
cầu tiêu thụ lớn, giá trị cao trong xã hội
hiện nay như: Điện thoại di động, mỹ
phẩm, rượu ngoại, đồ điện tử, quần áo, vải,
thuốc lá, thuốc chữa bệnh Ngày càng
nhiều đối tượng phạm tội buôn lậu qua cửa
khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ có trình độ hiểu biết về xuất, nhập khẩu
hàng hóa, về kinh tế, thị trường, thậm chí
có nhiều đối tượng có địa vị, quan hệ trong
xã hội, đặc biệt có quan hệ với các cán bộ
trong các cơ quan liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu hoặc đến công tác phòng,
chống tội phạm buôn lậu trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ và có xu hướng lợi dụng
mối quan hệ này để thực hiện hành vi
phạm tội buôn lậu.
Điều đó cho thấy phòng ngừa tội
phạm buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ trong thời gian
tới là một vấn đề có tính cấp thiết. Để có cơ
sở xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 79
phạm buôn lậu qua cửa khẩu quốc
tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trước
hết phải làm rõ những nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội này. Khi nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội buôn lậu qua cửa
khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ là những hiện tượng xã hội tiêu cực tác
động qua lại đến một cá nhân hoặc pháp
nhân thương mại, từ đó thúc đẩy họ nảy
sinh ý thức và thực hiện hành vi buôn lậu
qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ.
3. Một số nguyên nhân và điều
kiện cơ bản của tình hình tội buôn lậu
Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo
tổng kết, chuyên đề liên quan đến công tác
phòng, chống tội phạm buôn lậu trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ, các bản án phạm
tội buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế và trực
tiếp trao đổi với cán bộ thuộc các cơ quan
chức năng (Hải quan, Cảnh sát Kinh tế,
Quản lý thị trường) là những lực lượng
chủ công trong phòng, chống tội phạm
buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ, chúng tôi rút ra một
số nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2013 đến
năm 2018 như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân và điều
kiện từ những hạn chế, yếu kém trong tổ
chức quản lý nhà nước về hoạt động xuất,
nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ.
Hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về hoạt động xuất, nhập khẩu qua
cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông
7 Nguyễn Ngọc Minh (2015), Tình hình tội phạm buôn lậu trong điều kiện Việt Nam gia nhập
cộng đồng kinh tế ASEAN - Một số nhận định và kiến nghị, Tạp chí CSND điện tử, ngày
21/1/2015.
Nam Bộ đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo sự ổn định và phát
triển bền vững của hoạt động ngoại
thương, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
lành mạnh, tăng cường khả năng cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp. Trong hoạt
động quản lý xuất, nhập khẩu, Bộ Tài
chính, trực tiếp là lực lượng Hải quan
đóng vai trò là lực lượng chủ công trong
quản lý nhà nước về hoạt động xuất, nhập
khẩu đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp
phòng ngừa sai phạm trong xuất, nhập
khẩu, trong đó có tội phạm buôn lậu qua
cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ. Tuy nhiên, đôi khi hoạt động
quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu chưa
đạt được hiệu quả như mong muốn, việc
kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất, nhập
khẩu chưa phát hiện nhiều vi phạm pháp
luật, trong đó có tội phạm buôn lậu. Hầu
hết các đối tượng bị phát hiện xử lý hành
chính là chủ yếu mà chưa xác định, chứng
minh dấu hiệu tội phạm để chuyển cơ quan
cảnh sát điều tra. Điều này xuất phát từ xu
hướng hoạt động phạm tội tinh vi, bí mật
cao, phát triển theo hướng trí tuệ hóa, kĩ
thuật hóa của các đối tượng buôn
lậu7.1Bên cạnh đó, qua nghiên cứu thấy
rằng nguyên nhân của tình hình tội buôn
lậu qua các cửa khẩu quốc tế này còn từ
sự yếu, kém, chưa đồng đều về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức đấu tranh
và tinh thần, trách nhiệm của lực lượng
điều tra chống buôn lậu, lực lượng kiểm
tra, kiểm định, giám sát quản lý về hải
quan cũng như hoạt động thanh tra, kiểm
tra chưa thực sự sâu sát dẫn đến vẫn có
nơi, có lúc công tác quản lý xuất, nhập
80 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
khẩu còn sơ hở để các đối tượng lợi dụng
buôn lậu, thậm chí có trường hợp cán bộ
Hải quan thông đồng với các đối tượng là
doanh nghiệp xuất nhập khẩu để buôn
lậu.81
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu thấy
rằng tình trạng có lúc công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm hành chính
và tội phạm buôn lậu chưa thực sự
nghiêm, kịp thời ở một số đơn vị, địa
phương có cửa khẩu quốc tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ dẫn đến các đối tượng
đã manh nha để hoạt động phạm tội buôn
lậu. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận
động quần chúng chấp hành pháp luật về
hoạt động xuất, nhập khẩu, nâng cao ý
thức phòng, chống buôn lậu qua cửa khẩu
quốc tế của một số đơn vị, địa phương,
thậm chí của cơ quan quản lý chuyên trách
ở các đơn vị, địa phương có cửa khẩu quốc
tế còn tình trạng mang tính hình thức,
chung chung, chưa cụ thể92 và chưa gắn
với đặc điểm đối tượng trên địa bàn, nhất
là địa bàn dân cư có kinh tế khó khăn,
công ăn việc làm thiếu dẫn đến có tình
trạng quần chúng nhân dân tiếp tay, bị đối
tượng dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo tham gia
buôn lậu.
Thứ hai, nguyên nhân và điều kiện
từ những khó khăn trong quản lý các
doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu
Trong những năm gần đây, Nhà
nước đã thực hiện nhiều chính sách thông
thoáng, mở cửa để các doanh nghiệp trong
và ngoài nước thực hiện các hoạt động
8 Thái An Đông (2016), Phòng ngừa tội phạm buôn lậu qua các tỉnh biên giới Tây Nam, Luận án
tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, tr. 79.
9
so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-phong-ngua-toi-pham-buon-lau-cua-luc-luong-Canh-sat-kinh-te
10 Nguyễn Xuân Yêm – Nguyễn Minh Đức (2014), Tội phạm học Việt Nam, tập 2, Chương XI
“Đặc điểm Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm buôn lậu”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.
759.
kinh doanh thông qua xuất, nhập khẩu một
cách tiện lợi, linh hoạt. Điều đó đã thúc
đẩy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xuất, nhập khẩu ngày càng tăng. Khi
đó lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu
quốc tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
đã và đang đối mặt với những áp lực trong
hoạt động quản lý như khối lượng công
việc gia tăng với yêu cầu nghiệp vụ cao và
phải luôn đảm bảo cho các doanh nghiệp
được thực hiện thủ tục thông quan theo
quy định... Do đó, đảm bảo cho các doanh
nghiệp hoạt động đúng pháp luật là yêu
cầu khó khăn trong giai đoạn hiện nay và
tất yếu việc kiểm soát các doanh nghiệp có
điều kiện, khả năng, biểu hiện nghi vấn
phạm tội buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế
trên địa bàn miền Đông Nam Bộ sẽ gặp
nhiều khó khăn hơn. Xuất phát từ việc các
đối tượng phạm tội có thủ đoạn tinh vi, tìm
mọi cách để che giấu không bị các cơ quan
chức năng phát hiện, bắt giữ. Một số đối
tượng lợi dụng chính sách thông thoáng
của nhà nước đã thành lập nhiều công ty,
lấy tư cách pháp nhân khác nhau để thực
hiện hành vi phạm tội buôn lậu. Thậm chí,
một số đối tượng đã cấu kết với nhau
thành “lợi ích nhóm”, trong đó có các đối
tượng buôn lậu với cán bộ, nhân viên cơ
quan chức năng trong phòng, chống tội
phạm buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế cùng
các doanh nghiệp phân phối trong và
ngoài nước.103
Thứ ba, nguyên nhân và điều kiện
từ phía tâm lý tiêu cực của người phạm tội
buôn lậu cũng như từ phía người tiêu
dùng.
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 81
Tâm lý của người phạm tội buôn
lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ xuất phát chủ yếu từ nhu
cầu về vật chất và ý thức về nhu cầu cũng
như cách thỏa mãn nhu cầu vật chất đó.
“Sự sai lệch trong định hướng giá trị là
nguyên nhân tâm lý quan trọng của những
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, kể cả
hành vi phạm tội”11.
Khi nghiên cứu về tâm lý từ phía
người phạm tội buôn lậu qua cửa khẩu
quốc tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ
cho thấy 100% người phạm tội hướng đến
là kiếm được những đồng tiền bất hợp
pháp từ hoạt động buôn lậu.12 Yếu tố tâm
lý tiêu cực nảy sinh thể hiện chủ yếu là vụ
lợi, tham lam, mong muốn lợi ích cá nhân
và khát vọng hưởng thụ vật chất một cách
thái quá hoặc muốn cạnh tranh không lành
mạnh với đối thủ trên thị trường... Tuy
nhiên, thông thường tâm lý tiêu cực này
chỉ nảy sinh mạnh mẽ khi có điều kiện,
hoàn cảnh thuận lợi như: Từ sự hạn chế,
yếu kém, sơ hở, thiếu sót trong hoạt động
quản lý xuất, nhập khẩu của cơ quan chức
năng tại cửa khẩu quốc tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ mà đối tượng có thể
lợi dụng để buôn lậu; từ điều kiện thuận
lợi để tiêu thụ, kinh doanh bất hợp pháp
trên thị trường; khi móc ngoặc, lôi kéo, dụ
dỗ, hối lộ được cán bộ, nhân viên kiểm tra,
kiểm soát xuất nhập khẩu, cán bộ điều tra
chống buôn lậu để không bị phát hiện,
xử lý theo quy định pháp luật. Khi đó, tâm
lý này sẽ trở thành động lực để thôi thúc
đối tượng thực hiện hành vi phạm tội buôn
lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, tâm lý từ phía người
11 Nguyễn Xuân Yên (2012), Tâm lý học hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 25.
12 Công an các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ (2013 – 2018), Hồ sơ 53 vụ án phạm tội buôn
lậu qua cửa khẩu quốc tế, các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ.
tiêu dùng cũng là một nguyên nhân, điều
kiện làm nảy sinh tội phạm buôn lậu qua
cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ trong thời gian qua. Xuất phát từ
tâm lý sính ngoại, muốn mua được hàng
hóa giá rẻ hơn trên thị trường cạnh tranh
của các doanh nghiệp khác. Một bộ phận
người dân có khuynh hướng bao che, dung
túng cho các đối tượng buôn lậu, giúp tiêu
thụ các mặt hàng lậu hoặc thờ ơ, để mặc
cho các đối tượng buôn lậu có thể tiêu thụ,
cất giấu, vận chuyển hàng lậu vào thị
trường mà không kịp thời báo hoặc hợp
tác với cơ quan chức năng phát hiện, ngăn
chặn, bắt giữ người phạm tội buôn lậu qua
cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ.
Thứ tư, nguyên nhân và điều kiện
từ phía người phạm tội buôn lậu lợi dụng
những sơ hở, bất cập của pháp luật để
phạm tội.
Qua nghiên cứu cho thấy, thời gian
qua, các đối tượng phạm tội buôn lậu
thường lợi dụng những sơ hở, bất cập của
pháp luật để phạm tội. Điển hình như việc
quy định doanh nghiệp tự in hóa đơn là
một chính sách thông thoáng, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp hoạt động chủ
động, hạn chế thủ tục hành chính. Tuy
nhiên, vấn đề quản lý hóa đơn, chứng từ
mua bán hàng hóa vẫn rất khó khăn, doanh
nghiệp dễ “qua mặt” lực lượng có chức
năng phòng, chống buôn lậu. Chẳng hạn:
Lợi dụng chính sách doanh nghiệp được
tự in hóa đơn, đối tượng thành lập doanh
nghiệp để buôn lậu đường cát Thái Lan từ
Campuchia về Việt Nam, sau khi “gom
hàng”, đối tượng “thay áo”, mua hoặc sử
dụng hóa đơn bán hàng của nhà máy
82 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
đường trong nước để “hợp thức hóa” số
lượng đường lậu khi bị kiểm tra nên cơ
quan chức năng không thể xử lý13. Bên
cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy
định pháp nhân thương mại là chủ thể của
tội buôn lậu nhưng hiện nay việc xử lý tội
phạm đối với hành vi của pháp nhân
thương mại vẫn còn rất khó khăn do còn
một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể như
thế nào là pháp nhân thương mại, khi pháp
nhân thương mại phạm tội thì việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn, phong tỏa tài sản sẽ
khó thực hiện
Trên cơ sở những sơ hở, bất cập
của pháp luật và sự hiểu biết về hoạt động
quản lý xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu
quốc tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ,
các đối tượng khi gặp hoàn cảnh thuận lợi
sẽ phạm tội buôn lậu. Việc kịp thời hoàn
thiện các quy định pháp luật có liên quan
đến phòng, chống tội phạm buôn lậu sẽ
góp phần hạn chế đi đến loại bỏ nguyên
nhân và điều kiện phạm tội buôn lậu qua
cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ từ phía bất cập của pháp luật.
Thứ năm, nguyên nhân và điều
kiện xuất phát từ sự xuống cấp của nhận
thức về tư tưởng, chính trị trong một bộ
phận quần chúng nhân dân, trong đó có
một bộ phận cán bộ, nhân viên cơ quan
chức năng trong phòng, chống tội phạm
buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ.
Nước ta đang trong giai đoạn phát
triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng. Điều đó đã thúc đẩy,
tác động đến kinh tế, văn hóa và cả tư
tưởng, chính trị của một bộ phận quần
13 Thái An Đông (2016), Phòng ngừa tội phạm buôn lậu qua các tỉnh biên giới Tây Nam, Luận án
tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, tr. 79.
14
container-mat-tich_45012.html
chúng nhân dân trong cả nước nói chung,
quần chúng nhân dân trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ nói riêng. Bên cạnh những
thành tựu về kinh tế, văn hóa, tư tưởng,
chính trị trên địa bàn miền Đông Nam Bộ,
thời gian qua, các hiện tượng tiêu cực của
mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động
đến đời sống của một bộ phận quần chúng
nhân dân, trong đó có sự xuống cấp về tư
tưởng, chính trị. Đó là những biểu hiện
của sự nhận thức lệch lạc, thực dụng, chạy
theo lối sống vật chất, coi trọng “đồng
tiền”, hiểu chưa đúng quan điểm, chủ
trương đúng đắn của Đảng, chính sách của
Nhà nước trong phát triển hoạt động ngoại
thương, hoạt động xuất nhập khẩu thậm
chí tiêu cực đó còn tác động ảnh hưởng
đến một bộ phận cán bộ, nhân viên thuộc
cơ quan chức năng có liên quan trong công
tác phòng, chống tội phạm buôn lậu qua
cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ, thúc đẩy họ nảy sinh ý thức thiếu
trách nhiệm, lạm dụng, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để tiếp tay cho đối tượng buôn
lậu. Điển hình như vụ 2 công chức Hải
quan liên quan đến vụ 213 container mất
tích.142Điều đó khiến cho hoạt động tổ
chức phòng, chống tội phạm buôn lậu qua
cửa khẩu quốc tế trên điạ bàn miền Đông
Nam Bộ đôi khi ở một số đơn vị, địa
phương chưa thực sự được đẩy mạnh, tích
cực, chủ động, đồng bộ. Đây sẽ là mầm
mống nảy sinh tội phạm buôn lậu khi có
điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi tác động.
Thứ sáu, nguyên nhân từ những
hạn chế trong triển khai các biện pháp
phòng ngừa tội phạm buôn lậu
Công tác phòng ngừa tội phạm
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 83
buôn lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó
lực lượng nòng cốt là lực lượng Công an
nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường,
Cảnh sát biển Trong thời gian qua, thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
quy định, các lực lượng chức năng trên đã
tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp phòng
ngừa tội phạm buôn lậu và đã phát hiện,
điều tra, khám phá nhiều vụ án buôn lậu
qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, qua khảo sát
nghiên cứu cho thấy, hoạt động của lực
lượng chức năng vẫn chưa thực sự đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn
công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu
qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ, cụ thể: Công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân
vẫn còn mang tính hình thức, chưa thường
xuyên; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
một số cán bộ thuộc lực lượng chức năng
chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng
ngừa tội phạm này; sự phối hợp của các cơ
quan chức năng có lúc thiếu chặt chẽ; điều
kiện phương tiện làm việc chưa đáp ứng
được yêu cầu; công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành ở một số đơn vị, địa phương
chưa quyết liệt15 Điều đó dẫn đến ở đâu
đó vẫn còn “lỗ trống” để các đối tượng lợi
dụng hoạt động phạm tội.
Trên đây là một số nguyên nhân và
điều kiện chủ yếu với tình hình tội buôn
lậu qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền
Đông Nam Bộ trong thời gian qua. Nghiên
cứu nội dung này có ý nghĩa quan trọng
trong việc đưa ra hệ thống các giải pháp
mang tính toàn diện, có hiệu lực, hiệu quả
trong phòng ngừa tội phạm buôn lậu qua
15https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=25074&Category=Tin
%20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt
cửa khẩu quốc tế trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ.
Tài liệu tham khảo:
1. Công an các tỉnh, thành phố miền
Đông Nam Bộ (2013 – 2018), Báo cáo tổng
kết năm, các tỉnh, thành phố miền Đông Nam
Bộ.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
miền Đông Nam Bộ (2013 - 2018), Báo cáo
tổng kết năm, các tỉnh, thành phố miền Đông
Nam Bộ.
3. Thái An Đông (2016), Phòng ngừa
tội phạm buôn lậu qua các tỉnh biên giới Tây
Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh
sát nhân dân, Hà Nội.
4.
kinh-te/bat-tam-giam-2-cong-chuc-hai-quan-
lien-quan-vu-213-container-mat-
tich_45012.html
5.
Trao-doi/2612/Nguyen-nhan-cua-toi-pham-
buon-lau-va-mot-so-giai-phap-nang-cao-
hieu-qua-phong-ngua-toi-pham-buon-lau-
cua-luc-luong-Canh-sat-kinh-te
6.https://www.customs.gov.vn/Lists/T
inHoatDong/ViewDetails.aspx?ID= 25074
&Category=Tin%20n%E1%BB%95i%20b%
E1%BA%ADt
7. Phạm Lê Liên (Chủ biên), Từ điển
Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, 2015, tr. 383.
8. Nguyễn Ngọc Minh (2015), Tình
hình tội phạm buôn lậu trong điều kiện Việt
Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Một
số nhận định và kiến nghị, Tạp chí CSND điện
tử, ngày 21/1/2015.
9. Tòa án nhân dân các tỉnh, thành
phố miền Đông Nam Bộ (2013 - 2018), Báo
cáo tổng kết năm, các tỉnh, thành phố miền
Đông Nam Bộ.
10. Võ Khánh Vinh (2008), Giáo trình
tội phạm học, Trường Đại học Huế, NXB
CAND, Hà Nội, tr. 87
84 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
11. Nguyễn Xuân Yêm – Nguyễn Minh
Đức (2014), Tội phạm học Việt Nam, tập 2,
Chương XI “Đặc điểm Tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm buôn lậu”, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội, tr. 759.
12. Nguyễn Xuân Yêm (2012), Tâm lý
học hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
tr. 25.
Địa chỉ tác giả: Phạm Văn Trung
Email: unitea78@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_nguyen_nhan_va_dieu_kien_cua_tinh_hinh_toi_buon_lau_q.pdf