KẾT LUẬN
Trong số 13 chỉ số hình thái, thể lực được
khảo sát thì chỉ có 12 chỉ số hình thái và thể lực
có mối tương quan với thành tích nhảy cao úp
bụng của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất
trường Đại học An Giang nhưng mức độ có
khác nhau.
Trong 6 chỉ số hình thái thì có 5 chỉ số ảnh
hưởng đến thành tích nhảy cao úp bụng của
nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường
Đại học An Giang nhưng ở những mức độ khác
nhau. Đó là chiều cao đứng (r = 0,58), cân nặng
cơ thể (r = -0,45), vòng đùi (r = 0,45), chỉ số
BMI (r = -0,51) và chiều dài chi dưới (r = 0,35),
tuy nhiên những mối tương quan này cũng chỉ ở
mức trung bình (r < 0,7). Một điều lý thú là chỉ
số hình thái được kỳ vọng có ảnh hưởng đến
thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên
ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang chính là vòng cổ chân lại không có mối
tương quan với thành tích nhảy cao úp bụng
(r < 0,2).
Trong 7 chỉ số thể lực, ảnh hưởng mạnh
nhất đến thành tích nhảy cao úp bụng là sức
mạnh tốc độ của cơ đùi (sức mạnh bột phát)
(r = 0,7), kế đó là sức nhanh (r = -0,46), nhưng
mức độ tương quan cũng chỉ ở mức trung bình.
Các chỉ số sức mạnh tối đa cơ đùi, sức bền cơ
đùi, sức bền chi dưới, có mối tương quan với
thành tích nhảy cao úp bụng chỉ ở mức yếu do
môn nhảy cao không đòi hỏi sức bền nhiều,
nhưng những chỉ số thể lực này là tiền đề cho
sự phát triển sức mạnh bột phát (sức bật). Còn
độ mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động
cũng chỉ ở mức ảnh hưởng yếu do đặc thù nhảy
cao úp bụng không đòi hỏi độ mềm dẻo cao và
động tác thực hiện cũng không quá phức tạp
nhưng 2 chỉ số này là điều kiện cần thiết để
phát triển và hoàn thiện kỹ thuật của các môn
nhảy cao.
Từ kết quả nghiên cứu rút ra được những
khinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy và
huấn luyện nhảy cao cho nam sinh viên ngành
giáo dục thể chất trường Đại học An Giang nên
chú trọng phát triển sức mạnh bột phát của cơ
đùi và sức nhanh. Bên cạnh đó muốn đạt được
sức mạnh bột phát cao nên phát triển đồng đều
các nhóm cơ chi dưới chứ không riêng biệt một
cơ nào. Đồng thời trong tuyển chọn nhảy cao
cân chú ý đến các nhân tố hình thái chiều cao,
cân nặng, vòng đùi, chỉ số BMI, chiều dài chi
dưới vì những chỉ số này có mối liên hệ mật
thiết với thành tích môn nhảy cao.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 10 - 12/2019) 67
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH NHẢY CAO ÚP BỤNG
CỦA NAM SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
ThS. Trần Kỳ Quốc Tuấn
Trường Đại học An Giang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn thể thao, điền kinh là môn
thể thao có tác dụng tốt đến sự phát triển thể
chất cho con người. Điền kinh là một trong
những nội dung chính trong hệ thống giáo dục
thể chất ở các trường học, đồng thời cũng là
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Với nội dung
phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị
trí quan trọng trong chương trình thi đấu của
các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong
đời sống văn hóa nhân loại. Các bài tập của
điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đến sức
khỏe mà còn là cơ sở để phát triển thể lực
toàn diện và nâng cao thành tích các môn thể
thao khác.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
trong những năm qua, thành tích nhiều môn
điền kinh của nước ta có những tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, thành tích điền kinh nói chung và
nhảy cao nói riêng của học sinh, sinh viên trong
nước ta so với các nước trong khu vực và châu
Á còn ở mức chệnh lệch cần phải phấn đấu
Tóm tắt: Góp phần từng bước đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy ở
trường Đại học An Giang trong giai đoạn mới hiện nay, nghiên cứu đã hệ thống được 13 chỉ
số hình thái và thể lực có ảnh hưởng đến thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên
ngành giáo dục thể chất trường Đại học An Giang, trong đó có 6 chỉ số hình thái và 7 chỉ số
thể lực, nghiên cứu tiến hành đánh giá và phân tích mối tương quan giữa các chỉ số hình thái
và thể lực với thành tích nhảy cao úp bụng cho kết quả có cơ sở khoa học và đảm bảo độ tin
cậy cao. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị mang tính khoa
học góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy cho môn nhảy cao ở trường Đại học
An Giang.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, nhảy cao úp bụng, nam sinh viên ngành giáo dục thể chất,
trường Đại học An Giang.
Abstract: Contributing to step by step promoting and improving the quality of teaching at
An Giang University in the current new period, the study has systematically 13 morphological
and physical indicators affecting the high jumping achievement, including 6 morphological
and 7 fitness indicators, the research conducted to assess and analyze the correlation between
morphological indicators and physical fitness with high jump results belly down for scientific
results and ensure high reliability. At the same time, based on the research results, there are
scientific recommendations to contribute to improving the quality of teaching for high jump
subjects at An Giang University.
Keywords: Influence factor, high jump belly down , male student in physical education,
An Giang University.
68 BÀI BÁO KHOA HỌC
nhiều hơn nữa. Nhảy cao là môn học nội khóa
trong các trường phổ thông, trường Cao đẳng
và Đại học, nó cũng là một môn học chính của
sinh viên chuyên giáo dục thể chất trường Đại
học An Giang. Nhảy cao là một trong những
môn điền kinh có các động tác gần gũi với
những hoạt động tự nhiên của con người vì vậy
khi thực hiện không mấy khó khăn, song để đạt
được hiệu quả và thành tích cao cần phải xác
định được những nhân tố ảnh hưởng đến thành
tích nhảy cao. Trường Đại học An Giang trong
những năm qua đã đào được nhiều giáo viên thể
dục giỏi phục vụ cho công tác giáo dục thể chất
ở các trường phổ thông trong tỉnh. Là một giảng
viên, bản thân luôn trăn trở làm thế nào để đóng
góp cho công tác giáo dục thể chất có hiệu quả
và đạt chất lượng hơn. Nhận thấy tầm quan
trọng của việc xác định và đánh giá đúng các
nhân tố ảnh hưởng đến thành tích của các môn
thể thao nói chung và nhảy cao nói riêng có ý
nghĩa quan trọng, góp phần cho công tác tuyển
chọn, huấn luyện và giảng dạy cho học sinh,
sinh viên có hiệu quả và đạt chất lượng hơn nên
đã tiến hành nghiên cứu:“Một số nhân tố ảnh
hưởng đến thành tích nhảy cao úp bụng của
nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất
trường đại học An Giang”.
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp sau: phương pháp tham khảo,
tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp kiểm tra y sinh học,
phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp
toán thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hệ thống hóa các nhân tố hình thái,
thể lực liên quan đến thành tích nhảy cao úp
bụng của nam sinh viên ngành giáo dục thể
chất trường Đại học An Giang
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu
với 50 HLV ở các trung tâm quận huyện, các
chuyên gia, các giáo viên thể dục đã từng tham
gia công tác giảng dạy và huấn luyện nhảy cao
trong tỉnh An Giang.
Bảng 1. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hình thái đến thành tích nhảy cao
STT TÊN CÁC NHÂN TỐ
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
NHIỀU ÍT KHÔNG
1 Chiều cao đứng 90% 10% 0%
2 Cân nặng cơ thể 80% 20% 0%
3 Chỉ số BMI 78% 14% 8%
4 Chiều dài bàn chân 20% 50% 30%
5 Chiều dài chi dưới 96% 4% 0%
6 Vòng cổ chân 50% 40% 10%
7 Vòng đùi 90% 10% 0%
Chiều cao đứng: Mức độ ảnh hưởng nhiều
có 45 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 90%, mức độ
ảnh hưởng ít có 5 người lựa chọn chiếm tỷ
lệ 10%, mức độ không ảnh hưởng có 0 người
lựa chọn.
Cân nặng cơ thể: Mức độ ảnh hưởng nhiều
có 40 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 80%, mức độ
ảnh hưởng ít có 10 người lựa chọn chiếm tỷ lệ
20%, mức độ không ảnh hưởng có 0 người
lựa chọn.
Chỉ số BMI: Mức độ ảnh hưởng nhiều có
39 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 78%, mức độ ảnh
hưởng ít có 7 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 14%,
mức độ không ảnh hưởng có 4 người lựa chọn
chiếm tỷ lệ 8%.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 10 - 12/2019) 69
Chiều dài bàn chân: Mức độ ảnh hưởng
nhiều có 10 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 20%,
mức độ ảnh hưởng ít có 25 người lựa chọn
chiếm tỷ lệ 50%, mức độ không ảnh hưởng có
15 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 30%.
Chiều dài chi dưới: Mức độ ảnh hưởng
nhiều có 48 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 96%,
mức độ ảnh hưởng ít có 2 người lựa chọn chiếm
tỷ lệ 4%, mức độ không ảnh hưởng có 0 người
lựa chọn.
Vòng cổ chân: Mức độ ảnh hưởng nhiều có
25 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 50%, mức độ ảnh
hưởng ít có 20 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 40%,
mức độ không ảnh hưởng có 5 người lựa chọn
chiếm tỷ lệ 10%.
Vòng đùi: Mức độ ảnh hưởng nhiều có
45 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 90%, mức độ ảnh
hưởng ít có 5 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 10%,
mức độ không ảnh hưởng có 0 người lựa chọn.
Dựa trên kết quả thu được có thể thấy rằng
các chỉ số hình thái chiều cao đứng, cân nặng
cơ thể, chỉ số BMI, chiều dài chi dưới và vòng
đùi có tỷ lệ được lựa chọn rất cao, trong đó các
nhân tố di truyền chiếm đa số phiếu được chọn,
còn các nhân tố do tác động ngoại cảnh chiếm
tỷ lệ ít. Do đó việc tuyển chọn tài năng trẻ cần
được tiến hành sớm từ cấp cơ sở, để phát hiện
sớm những nhân tố này và có hướng đào tạo
cho phù hợp và lâu dài. Việc đưa môn nhảy cao
úp bụng vào cấp phổ thông cơ sở cũng là một
chiến lược nằm trong chiến lược đào tạo con
người phát triển toàn diện của Đảng và Nhà
nước ta, nhưng chiến lược này vẫn chưa thể
thực hiện một cách triệt để chính là do điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị của đa số trường
phổ thông chưa được trang bị đầy đủ. Đây cũng
chính là một thực trạng đầy khó khăn để thực
hiện chiến lược đào tạo tài năng trẻ và con
người phát triển toàn diện.
Bảng 2. Mức độ sử dụng các bài test đánh giá thể lực của môn nhảy cao
STT NỘI DUNG
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG
NHIỀU ÍT KHÔNG
1
Bật cao tại chỗ (đánh giá sức mạnh tốc độ của
cơ đùi)
100% 0% 0%
2 Chạy 30m xuất phát cao (đánh giá sức nhanh) 50% 40% 10%
3 Đo độ dẻo (đánh giá độ mềm dẻo) 50% 30% 20%
4 Nằm ngửa gập bụng (đánh giá sức bền cơ bụng) 30% 20% 50%
5 Nằm sấp bật cơ lưng (đánh giá sức bền cơ lưng) 30% 40% 30%
6 Bật bục đổi chân (đánh giá sức bền cơ chi dưới) 50% 50% 0%
7
Gánh tạ ngồi xuống - đứng lên (đánh giá sức
mạnh tối đa của cơ đùi)
100% 0% 0%
8
Đứng lên ngồi xuống trên một chân (đánh giá
sức bền của cơ đùi)
90% 10% 0%
9 Chạy 800m, 1000m, 1500m (đánh giá sức bền) 0% 10% 90%
10 Nhảy dây 2 phút tính số lần (đánh giá sức bền
tốc độ)
40% 60% 0%
11 Thử nghiệm Burpee (đánh giá khả năng phối
hợp vận động)
60% 40% 0%
70 BÀI BÁO KHOA HỌC
Test bật cao tại chỗ: mức độ sử dụng nhiều
có 50 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 100%.
Test chạy 30m xuất phát cao: Mức độ sử
dụng nhiều có 25 người lựa chọn chiếm tỷ lệ
50%, mức độ sử dụng ít có 15 người lựa chọn
chiếm tỷ lệ 40%, mức độ không sử dụng có
5 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 10%.
Test đo độ dẻo: Mức độ sử dụng nhiều có
25 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 50%, mức độ sử
dụng ít có 15 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 30%,
mức độ không sử dụng có 10 người lựa chọn
chiếm tỷ lệ 20%.
Test nằm ngửa gập bụng: Mức độ sử dụng
nhiều có 15 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 30%,
mức độ sử dụng ít có 10 người lựa chọn chiếm tỷ
lệ 20%, mức độ không sử dụng có 25 người lựa
chọn chiếm tỷ lệ 50%.
Test nằm sấp bật cơ lưng: Mức độ sử dụng
nhiều có 15 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 30%,
mức độ sử dụng ít có 20 người lựa chọn chiếm tỷ
lệ 40%, mức độ không sử dụng có 15 người lựa
chọn chiếm tỷ lệ 30%.
Test bật bục đổi chân: Mức độ sử dụng nhiều
có 25 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 50%, mức độ
sử dụng ít có 25 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 50%.
Test gánh tạ ngồi xuống - đứng lên: Mức độ
sử dụng nhiều có 50 người lựa chọn chiếm tỷ lệ
100%.
Test đứng lên ngồi xuống trên một chân:
Mức độ sử dụng nhiều có 45 người lựa chọn
chiếm tỷ lệ 90%, mức độ sử dụng ít có 5 người
lựa chọn chiếm tỷ lệ 10%.
Test chạy 800m, 1000m, 1500m: Mức độ sử
dụng nhiều có 0 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 0%,
mức độ sử dụng ít có 5 người lựa chọn chiếm tỷ
lệ 10%, mức độ không sử dụng có 45 người lựa
chọn chiếm tỷ lệ 90%.
Test nhảy dây 2 phút tính số lần: Mức độ sử
dụng nhiều có 20 người lựa chọn chiếm tỷ lệ
40%, mức độ sử dụng ít có 30 người lựa chọn
chiếm tỷ lệ 60%.
Test thử nghiệm Burpee: Mức độ sử dụng
nhiều có 30 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 60%,
mức độ sử dụng ít có 20 người lựa chọn chiếm tỷ
lệ 40%.
Từ Bảng 1 và Bảng 2, dựa vào mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố hình thái và mức độ sử
dụng các bài test đánh giá trình độ thể lực,
nghiên cứu đã lựa chọn ra những nhân tố và test
có từ 50% trở lên số người được phỏng vấn lựa
chọn mức ảnh hưởng và mức độ sử dụng nhiều
để tiến hành khảo sát lấy số liệu.
Bảng 3. Kết quả hệ thống hóa các nhân tố hình thái liên quan đến thành tích nhảy cao
STT TÊN CÁC NHÂN TỐ
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Nhiều Ít Không
1 Chiều dài chi dưới 96% 4% 0%
2 Chiều cao đứng 90% 10% 0%
3 Vòng đùi 90% 10% 0%
4 Cân nặng cơ thể 80% 20% 0%
5 Chỉ số BMI 78% 14% 8%
6 Vòng cổ chân 50% 40% 10%
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 10 - 12/2019) 71
Bảng 4. Kết quả hệ thống hóa các bài test đánh giá thể lực của môn nhảy cao
STT NỘI DUNG
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG
NHIỀU ÍT KHÔNG
1
Bật cao tại chỗ (đánh giá sức mạnh tốc
độ của cơ đùi)
100% 0% 0%
2
Gánh tạ ngồi xuống – đứng lên (đánh
giá sức mạnh tối đa của cơ đùi)
100% 0% 0%
3
Đứng lên ngồi xuống trên một chân
(đánh giá sức bền của cơ đùi)
90% 10% 0%
4
Thử nghiệm Burpee (đánh giá khả năng
phối hợp vận động)
60% 40% 0%
5
Chạy 30m xuất phát cao (đánh giá
sức nhanh)
50% 40% 10%
6
Đo độ dẻo
(đánh giá độ mềm dẻo)
50% 30% 20%
7
Bật bục đổi chân (đánh giá sức bền cơ
chi dưới)
50% 50% 0%
2. Nghiên cứu mối tương quan giữa các
chỉ số hình thái, thể lực và thành tích nhảy
cao úp bụng của nam sinh viên ngành giáo
dục thể chất trường Đại học An Giang
Để xác định một số chỉ số hình thái và thể
lực ảnh hưởng đến thành tích nhảy cao úp bụng
của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất
trường Đại học An Giang, nghiên cứu đã tiến
hành phân tích mối tương quan giữa các chỉ số
chiều cao đứng, cân nặng cơ thể, chỉ số BMI,
chiều dài chi dưới, vòng cổ chân, vòng đùi, bật
cao tại chỗ, chạy 30m xuất phát cao, đo độ dẻo,
bật bục đổi chân, gánh tạ ngồi xuống - đứng
lên, đứng lên ngồi xuống trên một chân, thử
nghiệm Burpee với thành tích nhảy cao úp bụng
của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất
trường Đại học An Giang.
Qua quá trình xử lý và phân tích số liệu thu
được, nghiên cứu rút ra được một số nhận xét
về mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái, thể
lực với thành tích nhảy cao úp bụng của nam
sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại
học An Giang. Kết quả được thể hiện qua Bảng
5 và Bảng 6.
Bảng 5. Hệ số tương quan giữa một số chỉ số hình thái với thành tích nhảy cao úp bụng
của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An Giang
Nhóm yếu tố 1 2 3 4 5 6 7
Chiều cao đứng 1
Cân nặng cơ thể 0,61 1
Chiều dài chi dưới 0,66 0,31 1
Vòng cổ chân 0,33 0,56 0,77 1
72 BÀI BÁO KHOA HỌC
Vòng đùi 0,18 0,65 0,04 0,51 1
Chỉ số BMI 0,02 0,80 -0,04 0,45 0,67 1
Thành tích nhảy cao úp bụng 0,58 -0,45 0,35 0,14 0,45 -0,52 1
r05 = 0,196; r01 = 0,258; r001 = 0,324
Biểu đồ 1. Hệ số tương quan giữa một số chỉ số hình thái với thành tích nhảy cao úp bụng
của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An Giang
- Chiều cao đứng và thành tích nhảy cao
úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chiều cao đứng
và thành tích nhảy cao úp bụng là r = 0,58
(p < 0,001).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,33.
Giữa chiều cao đứng và thành tích nhảy
cao úp bụng của nam sinh viên ngành giáo dục
thể chất trường Đại học An Giang có mối tương
quan trung bình - thuận, 33% sự biến thiên của
thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên
ngành Giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang phụ thuộc vào chiều cao đứng. Chiều cao
đứng phần lớn là do nhân tố di truyền quyết
định, do đó trong quá trình tuyển chọn và đào
tạo môn nhảy cao cần chú ý đến chỉ số này.
- Cân nặng cơ thể và thành tích nhảy cao
úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa cân nặng cơ thể
và thành tích nhảy cao úp bụng là r = -0,45
(p < 0,001).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,2.
Giữa cân nặng cơ thể và thành tích nhảy
cao úp bụng của nam sinh viên ngành giáo dục
thể chất trường Đại học An Giang có mối tương
quan trung bình - nghịch, 20% sự biến thiên của
thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên
ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang phụ thuộc vào cân nặng cơ thể. Trọng
lượng của cơ thể ảnh hưởng không ít đến thành
tích nhảy cao, chỉ số này còn phản ánh tình
trạng sức khỏe và thể lực, do đó trong quá trình
tuyển chọn và đào tạo môn nhảy cao cần chú ý
đến chỉ số này.
- Chiều dài chi dưới và thành tích nhảy cao
úp bụng:
0,58
-0,45
0,35
0,14
0,45
-0,52-0,6
-0,4
-0,2
0
0,2
0,4
0,6
0,8
Th
àn
h
tí
ch
n
hả
y
ca
o
úp
b
ụn
g
Các chỉ số hình thái
Chiều cao đứng
Cân nặng cơ thể
Chiều dài chi dưới
Vòng cổ chân
Vòng đùi
Chỉ số BMI
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 10 - 12/2019) 73
+ Hệ số tương quan giữa chiều dài chi dưới
và thành tích nhảy cao úp bụng là r = 0,35
(p < 0,001).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,12.
Giữa chiều dài chi dưới và thành tích
nhảy cao úp bụng của nam sinh viên ngành
Giáo dục thể chất trường Đại học An Giang có
mối tương quan yếu - thuận, 12% sự biến thiên
của thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh
viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang phụ thuộc vào chiều dài chi dưới.
- Vòng cổ chân và thành tích nhảy cao
úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa vòng cổ chân
và thành tích nhảy cao úp bụng là r = 0,14 <
r05 = 0,196.
Giữa vòng cổ chân và thành tích nhảy
cao úp bụng của nam sinh viên ngành giáo dục
thể chất trường Đại học An Giang không có
mối tương quan.
- Vòng đùi và thành tích nhảy cao úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa vòng đùi và thành
tích nhảy cao úp bụng là r = 0,45 (p<0,001).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,2
Giữa vòng đùi và thành tích nhảy cao úp
bụng của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất
trường Đại học An Giang có mối tương quan
trung bình - thuận, 20% sự biến thiên của thành
tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên ngành
giáo dục thể chất trường Đại học An Giang phụ
thuộc vào vòng đùi. Trong quá trình tuyển chọn
và đào tạo nhảy cao cần chú ý đến chỉ số hình
thái này vì nó có mối liên quan mật thiết đến
sức mạnh bộc phát và ảnh hưởng đến thành tích
các môn nhảy kể cả nhảy cao và nhảy xa.
- Chỉ số BMI và thành tích nhảy cao úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số BMI
và thành tích nhảy cao úp bụng là r = -0,52
(p < 0,001).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,27.
Giữa chỉ số BMI và thành tích nhảy cao
úp bụng của nam sinh viên ngành Giáo dục thể
chất trường Đại học An Giang có mối tương
quan trung bình - nghịch, 27% sự biến thiên của
thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên
ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang phụ thuộc vào chỉ số BMI.
Bảng 6. Hệ số tương quan giữa test đánh giá thể lực với thành tích nhảy cao úp bụng
của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An Giang
Nhóm yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8
Chạy 30m xuất phát cao (đánh
giá sức nhanh) 1
Gánh tạ (đánh giá sức mạnh tối
đa của cơ đùi) -0,24 1
Bật cao tại chỗ (đánh giá sức
mạnh tốc độ) -0,18 -0,02 1
Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân
(đánh giá sức bền của cơ đùi) -0,04 0,22 0,10 1
Bật bục đổi chân (đánh giá sức
bền cơ chi dưới) -0,12 -0,13 0,22 0,20 1
Độ dẽo (đánh giá độ mềm dẻo) -0,23 -0,12 -0,21 0,24 0,18 1
Thử nghiệm Burpee (đánh giá
khả năng phối hợp vận động) -0,19 -0,27 0,15 -0,35 -0,25 0,14 1
Thành tích nhảy cao úp bụng -0,46 0,23 0,70 0,20 0,25 0,22 0,27 1
r05 = 0,196; r01 = 0,258; r001 = 0,324.
74 BÀI BÁO KHOA HỌC
Biểu đồ 2. Hệ số tương quan giữa test đánh giá thể lực với thành tích nhảy cao úp bụng
của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An Giang
- Chỉ số sức nhanh với thành tích nhảy cao
úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số sức nhanh
với thành tích nhảy cao úp bụng là r = -0,46
(p < 0,001).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,21.
Giữa chỉ số sức nhanh với thành tích
nhảy cao úp bụng của nam sinh viên ngành giáo
dục thể chất trường Đại học An Giang có mối
tương quan trung bình - nghịch, 21% sự biến
thiên của thành tích nhảy cao úp bụng của nam
sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại
học An Giang phụ thuộc vào sức nhanh.
- Chỉ số sức mạnh tối đa của cơ đùi với
thành tích nhảy cao úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số sức mạnh
tối đa của cơ đùi với thành tích nhảy cao úp
bụng là r = 0,23 (p < 0,05).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,05.
Giữa chỉ số sức mạnh tối đa của cơ đùi
với thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh
viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang có mối tương quan yếu - thuận, 5% sự
biến thiên của thành tích nhảy cao úp bụng của
nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường
Đại học An Giang phụ thuộc vào sức mạnh tối
đa của cơ đùi.
- Chỉ số sức mạnh tốc độ của cơ đùi với
thành tích nhảy cao úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số sức mạnh
tốc độ của cơ đùi với thành tích nhảy cao úp
bụng là r = 0,7 (p < 0,001).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,49.
Giữa chỉ số sức mạnh tốc độ của cơ đùi
với thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh
viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang có mối tương quan trung bình - thuận,
49% sự biến thiên của thành tích nhảy cao úp
bụng của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất
trường Đại học An Giang phụ thuộc vào sức
mạnh tốc độ của cơ đùi (hay còn gọi là sức
mạnh bột phát của cơ đùi).
- Chỉ số sức bền của cơ đùi với thành tích
nhảy cao úp bụng:
-0,46
0,23
0,7
0,2
0,250,22
0,27
-0,6
-0,4
-0,2
0
0,2
0,4
0,6
0,8
Th
àn
h
tí
ch
n
hả
y
ca
o
úp
b
ụn
g
Các test thể lực
Chạy 30m XPC
Gánh tạ
Bật cao tại chỗ
Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân
Bật bục đổi chân
Độ dẽo
Khả năng phối hợp vận động
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 10 - 12/2019) 75
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số sức bền của
cơ đùi với thành tích nhảy cao úp bụng là
r = 0,20 (p < 0,05).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,04.
Giữa chỉ số sức bền của cơ đùi với thành
tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên ngành
giáo dục thể chất trường Đại học An Giang có
mối tương quan yếu - thuận, 4% sự biến thiên
của thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh
viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang phụ thuộc vào sức bền của cơ đùi.
- Chỉ số sức bền của chi dưới với thành tích
nhảy cao úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số sức bền chi
dưới với thành tích nhảy cao úp bụng là r = 0,25
(p < 0,05).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,06.
Giữa chỉ số sức bền chi dưới với thành
tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên ngành
giáo dục thể chất trường Đại học An Giang có
mối tương quan yếu - thuận, 6% sự biến thiên
của thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh
viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang phụ thuộc vào sức bền của chi dưới.
- Chỉ số độ mềm dẻo với thành tích nhảy
cao úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số độ mềm dẻo
với thành tích nhảy cao úp bụng là r = 0,22
(p < 0,05).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,05.
Giữa chỉ số độ dẻo với thành tích nhảy
cao úp bụng của nam sinh viên ngành giáo dục
thể chất trường Đại học An Giang có mối tương
quan yếu - thuận, 5% sự biến thiên của thành
tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên ngành
giáo dục thể chất trường Đại học An Giang phụ
thuộc vào độ mềm dẻo.
- Chỉ số khả năng phối hợp vận động với
thành tích nhảy cao úp bụng:
+ Hệ số tương quan giữa chỉ số khả năng
phối hợp vận động với thành tích nhảy cao úp
bụng là r = 0,27 (p < 0,05).
+ Hệ số xác định D = r2 = 0,07.
Giữa chỉ số khả năng phối hợp vận động
với thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh
viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang có mối tương quan yếu - thuận, 7% sự
biến thiên của thành tích nhảy cao úp bụng của
nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường
Đại học An Giang phụ thuộc vào khả năng phối
hợp vận động.
KẾT LUẬN
Trong số 13 chỉ số hình thái, thể lực được
khảo sát thì chỉ có 12 chỉ số hình thái và thể lực
có mối tương quan với thành tích nhảy cao úp
bụng của nam sinh viên ngành giáo dục thể chất
trường Đại học An Giang nhưng mức độ có
khác nhau.
Trong 6 chỉ số hình thái thì có 5 chỉ số ảnh
hưởng đến thành tích nhảy cao úp bụng của
nam sinh viên ngành giáo dục thể chất trường
Đại học An Giang nhưng ở những mức độ khác
nhau. Đó là chiều cao đứng (r = 0,58), cân nặng
cơ thể (r = -0,45), vòng đùi (r = 0,45), chỉ số
BMI (r = -0,51) và chiều dài chi dưới (r = 0,35),
tuy nhiên những mối tương quan này cũng chỉ ở
mức trung bình (r < 0,7). Một điều lý thú là chỉ
số hình thái được kỳ vọng có ảnh hưởng đến
thành tích nhảy cao úp bụng của nam sinh viên
ngành giáo dục thể chất trường Đại học An
Giang chính là vòng cổ chân lại không có mối
tương quan với thành tích nhảy cao úp bụng
(r < 0,2).
Trong 7 chỉ số thể lực, ảnh hưởng mạnh
nhất đến thành tích nhảy cao úp bụng là sức
mạnh tốc độ của cơ đùi (sức mạnh bột phát)
(r = 0,7), kế đó là sức nhanh (r = -0,46), nhưng
mức độ tương quan cũng chỉ ở mức trung bình.
Các chỉ số sức mạnh tối đa cơ đùi, sức bền cơ
đùi, sức bền chi dưới, có mối tương quan với
thành tích nhảy cao úp bụng chỉ ở mức yếu do
76 BÀI BÁO KHOA HỌC
môn nhảy cao không đòi hỏi sức bền nhiều,
nhưng những chỉ số thể lực này là tiền đề cho
sự phát triển sức mạnh bột phát (sức bật). Còn
độ mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động
cũng chỉ ở mức ảnh hưởng yếu do đặc thù nhảy
cao úp bụng không đòi hỏi độ mềm dẻo cao và
động tác thực hiện cũng không quá phức tạp
nhưng 2 chỉ số này là điều kiện cần thiết để
phát triển và hoàn thiện kỹ thuật của các môn
nhảy cao.
Từ kết quả nghiên cứu rút ra được những
khinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy và
huấn luyện nhảy cao cho nam sinh viên ngành
giáo dục thể chất trường Đại học An Giang nên
chú trọng phát triển sức mạnh bột phát của cơ
đùi và sức nhanh. Bên cạnh đó muốn đạt được
sức mạnh bột phát cao nên phát triển đồng đều
các nhóm cơ chi dưới chứ không riêng biệt một
cơ nào. Đồng thời trong tuyển chọn nhảy cao
cân chú ý đến các nhân tố hình thái chiều cao,
cân nặng, vòng đùi, chỉ số BMI, chiều dài chi
dưới vì những chỉ số này có mối liên hệ mật
thiết với thành tích môn nhảy cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
[2]. Daxưorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của vận động viên, NXB TDTT, Hà Nội.
[3]. Trịnh Trung Hiếu - Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT.
[4]. Đỗ Vĩnh - Huỳnh Trọng Khải (2008), Giáo trình phương pháp thống kê trong Thể dục thể
thao, NXB TDTT, TP HCM.
[5]. Đỗ Vĩnh - Trịnh Hữu Lộc (2010), Giáo trình Đo lường thể thao, NXB TDTT, TP Hồ
Chí Minh.
[6]. Trịnh Hùng Thanh (2002), Hình thái học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB
TDTT, Hà Nội.
Bài nộp ngày 4/10/2019, phản biện ngày 9/12/2019 , duyệt in ngày 12/12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_nhan_to_anh_huong_den_thanh_tich_nhay_cao_up_bung_cua.pdf