Kết luận
Vận động chính sách nghị viện chịu
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó quy
mô của nhóm vận động hành lang nghị viện,
mạng lưới xã hội và quyền lực của nhóm
vận động hành lang nghị viện là những nhân
tố ảnh hưởng mạnh đến hoạt động này. Tuy
nhiên, các nhân tố này phát huy trong các
điều kiện thuận lợi mà không hoàn toàn
chiếm ưu thế, điều này giải thích cho việc
vận động chính sách nghị viện không phải
lúc nào cũng thành công với nhóm có quy
mô lớn, hoặc có mạng lưới xã hội rộng khắp
hoặc nhóm quyền lực doanh nghiệp.
Nghiên cứu về những nhân tố ảnh
hưởng đến vận động chính sách cần tiếp tục
đối với các nhân tố về thể chế chính trị, sự
tương tác của các biến điều kiện trong môi
trường vận động chính sách nghị viện, đặc
biệt sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng
đến vận động chính sách nghị viện cần phải
tiếp tục được nghiên cứu. Những nhân tố
này có ảnh hưởng và tương tác như thế nào
trong điều kiện Việt Nam cũng cần phải có
những nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến vận động chính sách nghị viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Vận động chính sách nghị viện là vận động hành lang nhằm gây ảnh
hưởng đến quá trình ra quyết định chính sách. Có nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến vận động chính sách nghị viện, nghiên cứu này tập trung
phân tích một số nhân tố là quy mô nhóm vận động chính sách, mạng
lưới xã hội của nhóm vận động chính sách, quyền lực doanh nghiệp
vận động chính sách trong phạm vi vận động chính sách nghị viện.
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN ĐỘNG
CHÍNH SÁCH NGHỊ VIỆN
Đỗ Phú Hải*
Abstract:
Parliamentary lobbying is an lobby activity to influence the
decision-making process. There are several factors influencing the
Parliamentary lobbying. This article provides analysis of the factors
including the size of the public policy lobbying group, the social
network of the public policy lobbying group, and the enterprise
power in parliamentary lobbying of the public policy.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: vận động chính sách, lợi
ích, chính sách công
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 31/05/2017
Biên tập: 27/09/2017
Duyệt bài: 03/10/2017
Article Infomation:
Keywords: policy lobbying, interest,
public policy
Article History:
Received: 31 May 2017
Edited: 27 Sep. 2017
Appproved: 03 Oct. 2017
* PGS. TS. Giảng viên cao cấp, Bộ Nội vụ.
1. Đặt vấn đề
Khái niệm “vận động chính sách” là
một quá trình gây ảnh hưởng tới chính phủ
và cơ quan chính phủ bằng cách cung cấp
thông tin cho chương trình nghị sự chính
sách công. Hội đồng châu Âu (EU) cho
1 Broscheid, A., & Coen, D. (2003). Insider and outsider lobbying of the European Commission: An informational model
of forum politics. European Union Politics, 4(2), 165-189.
rằng, vận động chính sách nói chung là một
"nỗ lực phối hợp để gây ảnh hưởng lên xây
dựng chính sách và ra quyết định nhằm đạt
được một số kết quả được chỉ định từ các cơ
quan chính phủ và các đại diện dân cử được
bầu"1. Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ này
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 22(350) T11/2017
có thể đề cập đến các hành động công, các
hoạt động công cộng của các tổ chức khác
nhau như các hiệp hội, tư vấn, các nhóm vận
động, các tổ chức tư vấn, các tổ chức phi
chính phủ, các luật sư... Theo nghĩa hẹp hơn,
nó có nghĩa là bảo vệ quyền lợi kinh tế của
doanh nghiệp như là vận động hành lang của
công ty cho xứng đáng với tỷ trọng doanh số
của nó trên toàn quốc hoặc toàn cầu.
Một quy trình hoạch định và xây dựng
chính sách có sự tham gia không chỉ bao gồm
những nhà lập pháp và những người cung
ứng dịch vụ công mà còn là một chiến dịch
lớn mang tính cạnh tranh gây ảnh hưởng tới
các cơ quan điều hành, tổ chức phi chính
phủ, những nhà lãnh đạo, chính quyền địa
phương và cơ quan truyền thông đại chúng.
Những nhóm này có tác động trực tiếp tới
quy trình hoạch định, xây dựng chính sách
và quá trình cung cấp thông tin và gây ảnh
hưởng - được gọi là “vận động chính sách”.
Đối với vận động chính sách nghị
viện, theo nghĩa rộng, đó là sự vận động cho
tiến trình nghị viện, hay nói cách khác là
việc hình thành nghị viện với cơ cấu tổ chức
và thủ tục hoạt động, đồng thời là vận động
cho hoạt động của nghị viện. Theo nghĩa
hẹp, vận động chính sách nghị viện là sự vận
động đưa chính sách vào các bộ luật, nghị
quyết của nghị viện.
Yếu tố căn bản nhất của vận động
chính sách là tác động tới nguồn lực ủng hộ
cho chiến dịch đó. Nếu chiến dịch gây ảnh
hưởng này đơn thuần cho các chính sách thì
việc tiếp cận cần phải được thực hiện ngay
từ giai đoạn đầu của chiến dịch và người sẽ
thực hiện việc vận động hành lang có thể sẽ
là các nhà trí thức, chuyên gia cố vấn, hoặc
những nhà vận động ngay trong nội bộ cơ
quan nhà nước.
Thêm nữa, một quá trình vận động
2 Maik T. Schneider (2014); “Interest-group size and legislative lobbying”; Journal of Economic Behavior & Organization
106 (2014) p. 29–41.
chính sách tốt là phải biết tiếp cận ngay từ
giai đoạn đầu của quá trình hoạch định, xây
dựng chính sách, nghĩa là có những nhóm
chuyên gia tư vấn để vận động chính sách
thành công, hoặc can thiệp ở giai đoạn phê
duyệt chính sách.
Vận động chính sách nghị viện có thể
sử dụng phương tiện truyền thông để thay
đổi nhận thức cộng đồng về một vấn đề chính
sách, giải pháp công cụ, mục tiêu chính sách
đó, qua đó gián tiếp tác động những chính trị
gia, người quyết định chính sách.
Những nhân tố có thể ảnh hưởng đến
vận động chính sách là hệ thống chính trị
với nền tảng là văn hóa chính trị, thể chế
chính trị, thể chế nhà nước, chính sách, pháp
luật, tổ chức bộ máy nhà nước, truyền thông,
nhóm và mạng lưới xã hội, doanh nghiệp.
Xét trong phạm vi hẹp, nhân tố ảnh hưởng
đến vận động chính sách là bối cảnh vấn đề
cần vận động, loại lợi ích vận động chính
sách, nguồn lực vận động chính sách, chiến
lược và truyền thông vận động chính sách...
Ở đây, chúng tôi tập trung phân tích một số
nhân tố ảnh hưởng sau: quy mô của nhóm
vận động chính sách, mạng lưới xã hội của
nhóm vận động chính sách, quyền lực doanh
nghiệp trong vận động chính sách.
2. Quy mô của nhóm vận động chính sách
Maik T. Schneider2 đặt vấn đề là các
kết quả hình thành chính sách có phụ thuộc
vào quy mô của các nhóm vận động chính
sách không, nhân tố này đóng vai trò gì
trong vận động chính sách nghị viện? Thông
thường, việc đề xuất và vận động chính sách
đều mang tính chất nội sinh và tương tác với
nhau trong các nhà nước, kể cả nhà nước
tam quyền phân lập. Khi đề xuất chính sách
được đưa ra, nhóm vận động chính sách sẽ
hỗ trợ kỹ thuật, thậm chí các nguồn lực khác
như tài chính, luật pháp, hoặc có hành
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 22(350) T11/2017
động định hướng mục tiêu chính sách cho
các chủ thể chính sách. Với những nỗ lực
như vậy, các nhà chính trị sẽ lựa chọn chính
sách của họ. Mô hình vận động chính sách
theo cách truyền thống thường đề cập đến
các đề xuất chính sách được đưa ra từ bên
ngoài nhà nước. Các đề xuất này kết hợp
các đề xuất chính sách bên trong mang tính
nội sinh, nơi các nhóm vận động chính sách
hoạt động. Do đó, kết quả chính sách được
thông qua phần nhiều do quy mô của các
nhóm vận động chính sách. Các nhóm vận
động chính sách xác định chính sách nào cần
được cơ quan lập pháp thông qua và mức
độ liên quan đến các nhà lập pháp là như
thế nào. Thông thường, khi nhóm vận động
chính sách có quy mô lớn thường có những
tác động thuận lợi cho vận động chính sách.
Tuy nhiên, kết quả chính sách không
hoàn toàn phụ thuộc một cách đơn điệu vào
quy mô của các nhóm vận động chính sách.
Thông thường, tăng quy mô của nhóm vận
động chính sách sẽ bảo đảm cho sự thành
công, nhưng việc vượt ngưỡng của nhóm
lại có thể gây ra những thay đổi chính sách
bất lợi.
3. Mạng lưới xã hội
Theo Olivier Arifon3, mạng lưới xã
hội ảnh hưởng đến vận động chính sách
nghị viện, điều này giải thích tại sao một số
nhóm vận động chính sách thành công khi
sử dụng các mạng xã hội cho chiến dịch vận
động chính sách của họ. Mạng lưới xã hội
có thể được sử dụng theo hướng tích cực
để vận động mục tiêu của nhóm vận động
chính sách.
Vận động chính sách là quá trình mang
tính chất chính trị ảnh hưởng đến chính sách
và phân bổ nguồn lực trong một hệ thống
kinh tế - chính trị - xã hội, thể chế nhất
3 Olivier Arifon & Nicolas Vanderbiest ( 2016); “Integrating social networks in a lobbying campaign: The case study of
Intermarché, a supermarket chain”; Telematics and Informatics 33 (2016) p. 1105–1118.
4 Olivier Arifon & Nicolas Vanderbiest ( 2016), tlđd.
định. Do đó, mạng lưới xã hội rộng khắp
ảnh hưởng đến thành công của vận động
chính sách. Mạng lưới xã hội được hình
thành như trường hợp vận động chính sách
ở Brúc - xen đối với Nghị viện châu Âu là
sự kết hợp giữa các nhóm qua các cuộc gặp
không chính thức, chẳng hạn như cùng nhau
ăn trưa, uống cà phê buổi sáng4. Mạng lưới
xã hội ảnh hưởng nhiều thông qua vận động
chính sách gián tiếp. Bên cạnh đó, vận động
chính sách còn phụ thuộc vào văn hóa chung
của nhóm công chức bậc trung và bậc cao.
Do mạng lưới xã hội có đặc tính gắn với văn
hóa hiểu biết chung nên dễ đóng góp cho
thành công vận động chính sách. Việc vận
động chính sách cần đến các văn bản thể chế
hoặc văn bản của chính sách đó, trong khi
các thành viên mạng lưới chính sách có thể
làm được công việc này một cách dễ dàng và
phù hợp nhất.
Các loại hình trực tiếp và bên trong
của hoạt động vận động chính sách bao gồm
cả việc liên hệ, gặp gỡ và tranh luận giữa
các công chức chịu trách nhiệm đệ trình dự
luật và đại diện các cơ quan lập pháp. Đối
với loại hình vận động chính sách gián tiếp
và bên ngoài bao gồm các hành động như:
biểu tình, truyền thông mạng xã hội, đơn thư
kiến nghị, truyền thông trên báo chí v.v.. góp
phần hình thành dư luận xã hội tác động đến
việc thảo luận và quyết định chính sách của
nghị viện.
Truyền thông mạng lưới được coi là
chìa khóa cho sự thành công của vận động
chính sách nghị viện. Trong vận động chính
sách, thông tin vào thời điểm phù hợp có
tính quyết định thắng lợi đối với vận động
chính sách nghị viện. Ngày nay, truyền
thông kỹ thuật số tạo nên cuộc cách mạng
cho vận động chính sách nghị viện. Nó giúp
mang lại quyền lực cho sự thành công của
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 22(350) T11/2017
vận động chính sách với sự tập trung vào
‘phong trào xã hội’5. Mạng lưới xã hội với
công nghệ thông tin có thể thúc đẩy bởi
công chúng, truyền thông và nhà chính trị.
Bên cạnh đó, các ‘liên minh quốc tế’ hình
thành trên toàn cầu thúc đẩy vận động chính
sách nghị viện. Đặc biệt, liên minh quốc tế
phụ thuộc rất nhiều mạng lưới xã hội và hệ
thống truyền thông kỹ thuật số. Các mạng
xã hội như Facebook và Twitter nếu được sử
dụng với chiến lược truyền thông hợp lý, kịp
thời với thông điệp tốt sẽ trở nên rất hiệu quả
trong vận động chính sách nghị viện.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,
việc kết hợp truyền thông đại chúng và sử
dụng mạng lưới xã hội đem lại thành công
hơn6. Nếu chỉ tập trung vào mạng lưới xã hội
đôi khi cũng có thất bại khi công chúng quay
lưng lại với các quyết định chính sách hình
thành nhờ vận động chính sách nghị viện.
4. Quyền lực của doanh nghiệp
Theo Andreas Polk, Armin Schmutzler,
Adrian Müller7, nhóm doanh nghiệp có khả
năng mạnh mẽ đối với các quyết định chính
sách hơn so với các nhóm vận động chính
sách. Trước hết là do nguyên nhân dồi dào
về nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức
tốt hơn và nắm giữ các thông tin liên quan
đến chính sách, hơn nữa họ đóng vai trò lớn
trong quyết định tỷ lệ thất nghiệp, số việc
làm tạo ra, và tăng trưởng kinh tế.
Theo Rasmussen8, nhóm doanh
nghiệp có quy mô nhỏ nhưng khả năng liên
5 Castells, M., 2011; “Communication Power”; Oxford University Press, Oxford.
6 Olivier Arifon & Nicolas Vanderbiest ( 2016), tlđd.
7 Andreas Polk, Armin Schmutzler, Adrian Müller (2014); “Lobbying and the power of multinational firms”; European
Journal of Political Economy 36 (2014) p. 209–227.
8 Rasmussen (2012); “The Influence of Interest Groups in the European Parliament: Does Policy Shape Politics?”.
London School of Economics and Political Science for the degree of Doctor of Philosophy, London, August 2012.
9 Olson, M. (1965); The Logic of Collective Action: Public Goods and the Theory of Groups (1 ed.); Boston: Harvard
University Press.
10 Betsill, M. M., & Corell, E. (2001); NGO Influence in International Environmental Negotiations: A Framework of
Analysis; Global Environmental Politics, 1 (4), p. 65-85.
11 Broscheid, A., & Coen, D. (2003); Insider and outsider lobbying of the European Commission: An informational model
of forum politics; European Union Politics, 4(2), p.165-189.
kết cao dẫn đến việc vận động chính sách
nghị viện hiệu quả hơn, trái ngược với giả
thiết là quy mô nhóm vận động chính sách
nghị viện. Hiện tượng thụ hưởng mà không
đóng góp (free rider) có thể xảy ra dù theo
nguyên lý, người đóng góp phải là người thụ
hưởng. Nhiều trường hợp không đóng góp
gì nhưng được hưởng lợi từ nhóm vận động
chính sách nghị viện bởi vì công chúng và
nhóm vận động chính sách song trùng lợi
ích. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra
đối với nhóm doanh nghiệp bởi các lợi ích
của doanh nghiệp ít khi trùng với lợi ích
công chúng. Việc huy động các thành viên
nhóm xã hội lớn cho vận động chính sách
nghị viện thường khó hơn so với huy động
nhóm nhỏ doanh nghiệp bởi các thành viên
nhóm nhỏ có được lợi ích trông thấy từ việc
đóng góp9 .
Nhóm doanh nghiệp thường nắm giữ
công nghệ, nguồn lực cao cấp, do đó chiếm
vị trí ưu thế trong vận động chính sách có
liên quan đến công nghệ. Quá trình lập pháp
luôn là một quá trình phức tạp, do đó việc
ra quyết định chính sách trong các đạo luật
đều phải dựa vào tham vấn kỹ thuật, dẫn tới
nhóm doanh nghiệp nắm giữ công nghệ ở vị
trí thuận lợi nhất cho vận động chính sách
khi cung cấp các thông tin liên quan về công
nghệ đó10, họ trở thành nhóm có ảnh hưởng
lớn nhất đến việc ra quyết định chính sách11.
Cuối cùng, nhóm doanh nghiệp nắm
giữ quyền lực bởi vì các quyết định đầu tư
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 22(350) T11/2017
của họ ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế.
Charles Lindblom12 cho rằng, nhóm doanh
nghiệp vận động chính sách có vị trí chính
trị to lớn trong nền dân chủ tư sản bởi vì
quyết định đầu tư sẽ dẫn đến phúc lợi công
trong xã hội. Các nhà chính trị và các nhà
lập chính sách thường chịu sức ép to lớn từ
nhóm vận động chính sách doanh nghiệp
bởi vì sự đe dọa của họ rút lui hoặc hạn chế
đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Wilson13,
Vogel14, lại phê phán rằng, tại sao quyền lực
như vậy nhưng nhóm lợi ích doanh nghiệp
cũng vẫn thua nhiều trong vận động chính
sách nghị viện. Trong khi hầu hết các học
giả trên thế giới chưa thống nhất về mức độ
mà nhóm vận động chính sách nghị viện ảnh
hưởng quyết định đến chính trị, tuy nhiên họ
đều thống nhất rằng nhóm vận động chính
sách nghị viện là doanh nghiệp có tiếng nói
trọng lượng đối với quá trình ra quyết định
chính sách tại nghị viện liên quan đến khả
năng huy động nguồn lực, chuyên môn,
nguồn lực tài chính và các yếu tố kinh tế15.
Các công ty quốc gia và công ty đa
quốc gia có thể sử dụng quyền lực bằng cách
ảnh hưởng đến quá trình chính trị thông qua
vận động hành lang. Tam giác thép là mô
hình phản ánh quyền lực của doanh nghiệp
một cách chính xác qua tác động đến cơ
quan dân cử và cơ quan hành pháp để thay
đổi chính sách. Các hiệp hội doanh nghiệp
là nơi các doanh nghiệp tập hợp để vận động
chính sách. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể
độc lập vận động hoặc tổ chức thành nhóm
doanh nghiệp vận động. Chiến lược vận
động các doanh nghiệp thường tập trung vào
12 Lindblom, C. (1977); Politics and Markets; New York: Basic Books.
13 Wilson, J. Q. (1980); The Politics of Regulation; New York: NY: Basic Books.
14 Vogel, D. (1987); Political Science and the Study or Corporate Power: A Dissent from the New Conventional Wisdom;
British Journal of Political Science, 17 (4), pp. 358-408.
15 Yackee, J. W. (2006); “A bias towards business? Assessing interest group influence on the bureaucracy”; Journal of
Political Science, 36(1), 723-744.
16 Xem: Gawande, K., Krishna, P.,Robbins, M.J., (2006), “Foreign lobbies and U.S. trade policy”; Rev. Econ. Stat. 88,
563–571; Hansen,W.L.,Mitchell, N.J., (2000); “Disaggregating and explaining corporate political activity: domestic
and foreign corporations in national politics”; Am. Polit. Sci. Rev. 94, p. 891–903.
nhà lập pháp, công chức hành chính tại các
vụ chức năng. Trong nhà nước tập quyền,
nhóm doanh nghiệp tập trung vận động vào
nhóm hành pháp.
Quá trình toàn cầu hóa làm tăng quyền
lực cho các doanh nghiệp quốc tế trong hoạt
động vận động chính sách. Đôi khi quyền
lực vận động chính sách của các doanh
nghiệp đa quốc gia (đầu tư nước ngoài) vượt
trội so với nhóm doanh nghiệp trong nước
bởi vì các doanh nghiệp này ở vị thế lớn hơn
các doanh nghiệp trong nước.
Khi cổ phần của các công ty đa quốc
gia tăng lên thì bảo vệ thị trường giảm đi.
Tác động này phản ánh sự thay đổi định
hướng ưu tiên vận động của các công ty
trong nước. Đứng trước sự cạnh tranh ngày
càng tăng từ các công ty đa quốc gia, các
nhà sản xuất trong nước được hưởng lợi ít
hơn từ việc bảo vệ thương mại, làm giảm
các ưu đãi của họ qua vận động chính sách
của doanh nghiệp nước ngoài.
Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra
rằng, các công ty đa quốc gia đều muốn gây
ảnh hưởng đến quá trình chính trị thông qua
vận động chính sách nghị viện. Mặc dù mức
độ vận động chính sách của công ty đa quốc
gia có xu hướng nhỏ hơn hơn là đối với các
công ty trong nước, nhưng thường có ảnh
hưởng đáng kể đến chính trị trong nước16.
5. Kết luận
Vận động chính sách nghị viện chịu
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó quy
mô của nhóm vận động hành lang nghị viện,
mạng lưới xã hội và quyền lực của nhóm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 22(350) T11/2017
vận động hành lang nghị viện là những nhân
tố ảnh hưởng mạnh đến hoạt động này. Tuy
nhiên, các nhân tố này phát huy trong các
điều kiện thuận lợi mà không hoàn toàn
chiếm ưu thế, điều này giải thích cho việc
vận động chính sách nghị viện không phải
lúc nào cũng thành công với nhóm có quy
mô lớn, hoặc có mạng lưới xã hội rộng khắp
hoặc nhóm quyền lực doanh nghiệp.
Nghiên cứu về những nhân tố ảnh
hưởng đến vận động chính sách cần tiếp tục
đối với các nhân tố về thể chế chính trị, sự
tương tác của các biến điều kiện trong môi
trường vận động chính sách nghị viện, đặc
biệt sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng
đến vận động chính sách nghị viện cần phải
tiếp tục được nghiên cứu. Những nhân tố
này có ảnh hưởng và tương tác như thế nào
trong điều kiện Việt Nam cũng cần phải có
những nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andreas Polk, Armin Schmutzler, Adrian Müller (2014); “Lobbying and the power of multinational
firms”; European Journal of Political Economy 36 (2014) p. 209–227.
2. Betsill, M. M., & Corell, E. (2001); NGO Influence in International Environmental Negotiations: A
Framework of Analysis; Global Environmental Politics, 1 (4), p. 65-85.
3. Broscheid, A., & Coen, D. (2003); Insider and outsider lobbying of the European Commission: An
informational model of forum politics; European Union Politics, 4(2), p. 165-189.
4. Castells, M., (2011); “Communication Power”; Oxford University Press, Oxford.
5. Giovanni Facchini, Anna Maria Mayda, Prachi Mishra (2016); “Do interest groups affect US immigration
policy?”; Journal of International Economics 85 (2011) p. 114–128.
6. Grossman, G.M.,Helpman, E., (2002); “Interest Groups and Trade Policy”; Princeton University Press,
Princeton.
7. Grossman, G.M.,Helpman, E., (1996); “Foreign investment with endogenous protection”; In: Feenstra,
R.C., Grossman, G.M., Irwin, D.A. (Eds.), The Political Economy of Trade Policy; MIT Press, Cambridge
MA, pp. 199–223.
8. Gawande, K., Krishna, P.,Robbins, M.J., (2006); “Foreign lobbies and U.S. trade policy”; Rev. Econ. Stat.
88, p.563–571.
9. Hillman, A.L., (1989); “The Political Economy of Protection”. Harwood Academic Publishers, Chur.
10. Hillman, A.L.,Ursprung, H.W., (1993); “Multinational firms, political competition, and international trade
policy”; Int. Econ. Rev. 34, p.347–363.
11. Hansen,W.L.,Mitchell, N.J., (2000); “Disaggregating and explaining corporate political activity: domestic
and foreign corporations in national politics”; Am. Polit. Sci. Rev. 94, p. 891–903.
12. Lindblom, C. (1977); Politics and Markets; New York: Basic Books.
13. Maik T. Schneider (2014); “Interest-group size and legislative lobbying”; Journal of Economic Behavior
& Organization 106 (2014) p. 29–41.
14. Olivier Arifon, Nicolas Vanderbiest (2016); “Integrating social networks in a lobbying campaign: The
case study of Intermarché, a supermarket chain”; Telematics and Informatics 33 (2016) p. 1105–1118
15. Olson, M. (1965); The Logic of Collective Action: Public Goods and the Theory of Groups (1 ed.); Boston:
Harvard University Press.
16. Rasmussen (2012); “The Influence of Interest Groups in the European Parliament: Does Policy Shape
Politics?”; London School of Economics and Political Science for the degree of Doctor of Philosophy,
London.
17. Wilson, J. Q. (1980); The Politics of Regulation; New York: NY: Basic Books.
18. Vogel, D. (1987); Political Science and the Study or Corporate Power: A Dissent from the New Conventional
Wisdom; British Journal of Political Science, 17 (4), pp. 358-408.
19. Yackee, J. W. (2006); “A bias towards business? Assessing interest group influence on the bureaucracy”;
Journal of Political Science, 36(1), p. 723-744.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 22(350) T11/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_nhan_to_anh_huong_den_van_dong_chinh_sach_nghi_vien.pdf