Hoàn cảnh hạ đường huyết
Trong mẫu nghiên cứu trên, số bệnh nhân
hạ đường huyết đang được điều trị và theo dõi
trong bệnh viện ít hơn bệnh nhân từ bên ngoài
vào. Những trường hợp nặng đều từ bên ngoài
vào viện; những bệnh nhân đang được điều trị
nội trú được theo dõi kĩ, phát hiện kịp thời triệu
chứng hạ đường huyết để điều trị nên triệu
chứng hồi phục nhanh, không nặng.
Bệnh nhân có triệu chứng hạ đường huyết
rồi mới xét nghiệm để xác định mức glucose
trong máu nhiều hơn bệnh nhân tình cờ xét
nghiệm có hạ glucose máu. Trong 2 nghiên cứu
của 2 tác giả Nguyễn thị Mây Hồng(5) và Lý Đại
Lương(3), do đối tượng bệnh nhân nghiên cứu là
bệnh nhân đang điều trị bệnh đái tháo đường và
đang nội trú, nên bác sỹ luôn cảnh giác với triệu
chứng hạ đường huyết. Có khác nghiên cứu này
của chúng tôi, đối tượng bệnh nhân bao gồm cả
những bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường
và không có bệnh đái tháo đường, bệnh nhân
nội trú và cả những bệnh nhân từ ngoài vào
viện vì bệnh lý khác. Dù vậy, số lượng bệnh
nhân tình cờ được phát hiện có glucose máu
thấp cũng khá cao (38,9%). Đối với người cao
tuổi, do quá trình tích tuổi học làm cho thay đổi
vị giác và cảm giác đói no, kèm những bệnh lý
mạn tính làm cho bệnh nhân chán ăn, nhiều lý
do góp phần gây ra hạ đường huyết mà nếu
không lưu ý thì chúng ta sẽ dễ bỏ sót.
Mức độ triệu chứng và tuổi
Mức độ nặng của triệu chứng tỉ lệ nghịch
với số lượng, nhưng tỉ lệ thuận với tuổi; có 4/6
trường hợp nặng trên 70 tuổi. Vì số lượng bệnh
nhân không nhiều nên chưa thể kết luận được
có phải bệnh nhân tuổi càng cao thì càng nặng
không, vì theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn
thị Mây Hồng(5) thì tuổi không khác biệt so với
nhũng triệu chứng nặng và không nặng.
Yếu tố nguy cơ hạ đường huyết
Đa số do chán ăn, bỏ bữa (41.6%) Như vậy,
khi bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường
huyết, thì vấn đề chán ăn và bỏ bữa mà vẫn
uống thuốc hạ đường huyết như cũ là yếu tố
nguy cơ đáng quan tâm nhất.
Một bệnh nhân do dùng insulin quá liều.
Trong số bệnh nhân khảo sát có 04 bệnh
nhân uống rượu. Biến chứng của uống rượu,
ngoài hạ thân nhiệt hoặc ngộ độc rượu, còn có
hạ đường huyết. Vì vậy đối với những người
uống rượu, nếu không cảnh giác, mà chủ
quan và cho rằng đó chỉ là do say rượu thì có
thể bệnh nhân sẽ không được cấp cứu kịp
thời. Nhất là những người uống rượu thường
xuyên có thể đ bị viêm gan mạn tính hay xơ
gan do rượu. Khi đã bị tổn thương gan do
rượu thì dự trữ glucose ở gan không còn làm
nặng thêm tình trạng hạ đường huyết.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhận xét về hạ đường huyết ở bệnh viện Thống Nhất năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 105
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Ở BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2010
Nguyễn Đức Công*, Hồ Thượng Dũng*, Đặng Thị Thùy Quyên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát những đặc điểm của bệnh nhân hạ đường huyết và những yếu tố nguy cơ gây hạ
đường huyết.
Đối tượng & Phương pháp: Khảo sát 36 bệnh nhân mới vào viện hay đang điều trị trong bệnh viện có
đường huyết < 70mg/dL (3,9mmol/l).
Kết quả & bàn luận: Đa số BN>70t (58%), đang điểu trị thuốc hạ đường huyết (66,7%), nhưng BN
không đái tháo đường bị hạ đường huyết cũng tương đối cao 33,3%. BN ngoại trú (61,1%) so nội trú (38,9%);
triệu chứng nhẹ (mệt, vã mồ hôi) (52,8%) so nặng (lơ mơ, mê..) (16,7%) gặp chủ yếu ở BN ngoại trú.
Kết luận: Phần lớn hạ đường huyết xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc nhưng
chán ăn hay bỏ bữa.
Từ khóa: Hạ đường huyết, đái tháo đường.
ABSTRACT
SOME CHARACTERISTIC OF HYPOGLICEMIC PATIENTS IN THE THONG NHAT HOSPITAL IN 2010
Nguyen Duc Cong, Ho Thuong Dung, Dang Thi Thuy Quyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 105 - 109
Aim: To examine some characteristic of hypoglicemic patient and its risk factors.
Materials & Methods:To evaluate 36 patients who have just admitted and inpatients with the glucose
falls below 70 mg/dL.
Results & Discussion: The most patients are more than 70 year old (58%). Hypoglycemia occur as a
complication of treatment of diabetes mellitus with insulin or oral medications (66.7%). Hypoglycemia is less
common in non-diabetic persons (33.3%). Hypoglycemia occur in outpatients is 61.1%; and inpatients, 38.9%.
There are 52.8% patients with hypoglycemic symptoms and manifestations is fatigue, weakness, sweating. About
16.7% hypoglycemic symptoms is more severe symptoms such as confusion, coma in patients who come mostly
from outpatients.
Conclusion: The most case of hypoglycemia occur in patient of diabetes mellitus with reduction of oral
intake while continuing to take insulin or oral medications.
Key words: Hypoglicemia, diabetes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ đường huyết là một hậu quả của rất
nhiều bệnh lý, trong đó nhiều nhất là hạ đường
huyết do thuốc điều trị đái tháo đường.
Thế kỷ XXI, đái tháo đường tiếp tục là vấn
đề đáng báo động. Mục tiêu kiểm soát đường
huyết càng chặt chẽ thì hạ đường huyết càng
dễ xuất hiện.
Đái tháo đường nằm viện có rất nhiều yếu tố
nguy cơ của hạ đường huyết (bệnh cơ bản nặng,
suy dinh dưỡng, nhiễm trùng can thiệp thủ
* Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. CKI. Đặng Thị Thùy Quyên, ĐT: 0908366367
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 106
thuật, phẫu thuật, phối hợp các lọai thuốc điều
trị khác nhau ). Do đó cần tìm hiểu về vấn đề
này để việc điều trị đái tháo đường đảm bảo về
an toàn và chất lượng.
Đối tượng bệnh nhân của bệnh viện Thống
Nhất phần lớn là người có tuổi. Đối với người
có tuổi, thường ăn uống kém, sa sút trí tuệ dễ
nhầm lẫn trong thuốc uống; là một trong những
nguyên nhân gây hạ đường huyết.
Khi xảy ra hạ đường huyết, nếu không phát
hiện và điều chỉnh kịp thời, sẽ để lại hậu quả
đáng tiếc, có thể là tử vong.
Đề tài này nhằm nhận xét một số bệnh cảnh
hạ đường huyết ở Bệnh viện Thống Nhất để
giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm hạ đường
huyết, để điều trị kịp thời giúp hạn chế tổn
thương do hạ đường huyết gây ra.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu những yếu tố nguy cơ gây hạ
đường huyết ở bệnh nhân nhập viện bệnh viện
Thống Nhất từ thng năm 2010.
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát những đặc điểm của bệnh nhân hạ
đường huyết.
Tỉ lệ những yếu tố nguy cơ gây hạ
đường huyết.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân vào viện hay đang điều trị
trong bệnh viện có đường huyết < 70mg/dL
(3,9mmol/l).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không có xét nghiệm chứng
minh có hạ đường huyết.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thống kê mô tả tiền cứu.
Thu thập dữ liệu
Thăm khám bệnh nhân (thu thập các triệu
chứng cơ năng và thực thể) và hồ sơ bệnh án.
Xử lý dữ liệu
Các số liệu được phân tích và xử lý theo
các thuật toán thống kê trong y học bằng
phần mềm SPSS 16.0 và MS-EXCEL, sử dụng
test x2 với p < 0,05 được coi là sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Tuổi và giới
Tuổi 70
n; % 6; 6,8% 9;25,2% 21; 8%
Giới Nam Nữ
n;% 27; 75% 9; 25%
Nhận xét: Tuổi gặp nhiều nhất là >70 tuổi.
Bệnh nhân của bệnh viện Thống nhất phần lớn
là nam, cao tuổi.
Có đái tháo đường
ĐTĐ có không
n; % 24; 6,7% 12; 3,3%
Nhận xét: BN bị hạ đường huyết đang có
bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ nhiều hơn,
nhưng bệnh nhân không đái tháo đường bị
hạ đường huyết cũng có một tỷ lệ tương đối
cao 33,3%.
Mức độ triệu chứng
Mức độ Nhẹ TB Nặng
n; % 19;52,8% 11;30,6% 6; 16,7%
Nhận xét: Đa số chỉ biểu hiện nhẹ, nhưng
những ca nặng cũng nhiều (16.7%).
Hoàn cảnh
Hoàn cảnh Nội viện Ngoại viện
n; % 14;38.9% 22; 61.1%
Nhận xét: Bệnh nhân từ ngoài vào nhiều
hơn bệnh nhân nội trú. Tuy nhiên, bệnh
nhân nội trú, tức những bệnh nhân đang có
chế độ chăm sóc y tế, cũng chiếm tỷ lệ khá
cao (38,9%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 107
Tình cờ xét nghiệm hay có triệu chứng
Có triệu chứng Tình cờ
n; % 22; 61,1% 14; 38,9%
Nhận xét: Những bệnh nhân có triệu
chứng hạ đường huyết rồi xét nghiệm nhiều
hơn số bệnh nhân xét nghiệm tình cờ phát
hiện hạ đường huyết.
Mức độ triệu chứng và hoàn cảnh
Mức độ Nặng (n;%) Nhẹ (n;%) TB (n;%)
Nội viện 0 14; 38,8% 0
Ngoại viện 6; 16,6% 5; 14,0% 11; 30,6%
Nhận xét: Những bệnh nhân có mức độ triệu
trung bình đến nặng đều là bệnh nhân từ ngoài
vào. Bệnh nhân đang nằm điều trị nội trú bị hạ
đường huyết chỉ có ở mức độ nhẹ.
Mức độ triệu chứng và tuổi
Độ nặng Nhẹ (n;%) TB(n;%) Nặng(n;%)
Tuổi < 60 4; 11,1% 1; 2,8% 1; 2,8%
Tuổi từ 60 – 70 4; 11,1% 4; 11,1% 1; 2,8%
Tuổi > 70 11; 30,6% 6; 16,6% 4; 11,1%
Nhận xét: Tuổi và mức độ triệu chứng tỷ
lệ thuận với nhau. Tuổi càng cao số lượng
bệnh nhân bị hạ đường huyết càng nhiều và
càng nặng. Có 6 bệnh nhân nặng thì 4 bệnh
nhân trên 70 tuổi.
Yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết
Yếu tố nguy cơ n; %
Đang dùng thuốc HĐH 16; 44,4%
Do dùng thuốc quá liều. 01; 2,8%
Do ăn kém hoặc bỏ bữa ăn. 15; 41,6%
Uống rượu 04; 1,2%
Bệnh mạn tính kèm theo (suy thận mạn, lao,
ung thư, bệnh tim mạch,..)
16; 4,4%
Nhận xét: Trong số bệnh nhân đang dùng
thuốc hạ đường huyết, chỉ có 01 bệnh nhân do
dùng thuốc quá liều, số còn lại do chán ăn hoặc
ăn bỏ bữa. Uống rượu có 04 bệnh nhân, chiếm tỷ
lệ 11,2%. Những bệnh nhân còn lại có nhiều loại
bệnh lý mạn tính đi kèm như suy thận mạn, lao,
ung thư, bệnh tim mạch.
BÀN LUẬN
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề
hạ đường huyết. Nhưng những nghiên cứu
đó tập trung chú ý đến hạ đường huyết trên
bệnh nhân đái tháo đường. Chúng tôi không
chỉ nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo
đường mà trên bệnh nhân với mọi loại bệnh
và mọi tình huống gây ra hạ đường
huyết.Bệnh nhân của bệnh viện Thống Nhất
phần lớn là người có tuổi, nhất là những
người sống một mình, ăn uống kém vì vị giác
thay đổi, trí nhớ không còn minh mẫn nữa,..
sẽ là những cơ hội để hạ đường huyết xảy ra.
Khi xảy ra hạ đường huyết ở người có tuổi thì
triệu chứng không rõ như ở người trẻ mà bị lu
mờ do đặc điểm của tích tuổi học, và nếu cấp
cứu không kịp thời sẽ để lại những hậu quả
đáng tiếc. Trong phần nêu lên một số trường
hợp nặng, chúng tôi sẽ đề cập đến một trường
hợp hạ đường huyết ở người có tuổi không
bệnh đái tháo đường, nhưng do ăn uống kém
mà tình trạng hạ đường huyết nặng để lại di
chứng tổn thương não không hồi phục, rất
đáng tiếc.
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình của nghiên cứu của chúng
tôi là 70,9. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn
thị Mây Hồng là 62,2(5). Nghiên cứu của tác giả
Lý Đại Lương là 69,5(3). Nghiên cứu của chúng
tôi có số tuổi cao hơn 2 nghiên cứu trên do đặc
điểm bệnh nhân của bệnh viện Thống Nhất
phần lớn là người có tuổi.
Trong số bệnh nhân hạ đường huyết, số
bệnh nhân đang có bệnh đái tháo đường có tỷ lệ
nhiều hơn. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân bị hạ
đường huyết nhưng không có bệnh đái tháo
đường – không dùng thuốc hạ đường huyết
cũng có tỷ lệ khá cao (33,3%). Điều này cảnh báo
các bác sỹ lâm sàng không chỉ cảnh giác hạ
đường huyết ở bệnh nhân đang bị bệnh đái tháo
đường đang dùng thuốc, mà còn phải cảnh giác
hạ đường huyết ở mọi đối tượng. Cũng như
phần đặt vấn đề điều trị, khi hạ đường huyết
xảy ra, nếu chúng ta phát hiện sớm và điều
chỉnh kịp thời thì triệu chứng hồi phục nhanh
chóng. Nhưng nếu để tình trạng hạ đường
huyết xảy quá lâu mới được phát hiện để điều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 108
trị thì tổn thương sẽ khó hồi phục, thậm chí có
thể tử vong.
Hoàn cảnh hạ đường huyết
Trong mẫu nghiên cứu trên, số bệnh nhân
hạ đường huyết đang được điều trị và theo dõi
trong bệnh viện ít hơn bệnh nhân từ bên ngoài
vào. Những trường hợp nặng đều từ bên ngoài
vào viện; những bệnh nhân đang được điều trị
nội trú được theo dõi kĩ, phát hiện kịp thời triệu
chứng hạ đường huyết để điều trị nên triệu
chứng hồi phục nhanh, không nặng.
Bệnh nhân có triệu chứng hạ đường huyết
rồi mới xét nghiệm để xác định mức glucose
trong máu nhiều hơn bệnh nhân tình cờ xét
nghiệm có hạ glucose máu. Trong 2 nghiên cứu
của 2 tác giả Nguyễn thị Mây Hồng(5) và Lý Đại
Lương(3), do đối tượng bệnh nhân nghiên cứu là
bệnh nhân đang điều trị bệnh đái tháo đường và
đang nội trú, nên bác sỹ luôn cảnh giác với triệu
chứng hạ đường huyết. Có khác nghiên cứu này
của chúng tôi, đối tượng bệnh nhân bao gồm cả
những bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường
và không có bệnh đái tháo đường, bệnh nhân
nội trú và cả những bệnh nhân từ ngoài vào
viện vì bệnh lý khác. Dù vậy, số lượng bệnh
nhân tình cờ được phát hiện có glucose máu
thấp cũng khá cao (38,9%). Đối với người cao
tuổi, do quá trình tích tuổi học làm cho thay đổi
vị giác và cảm giác đói no, kèm những bệnh lý
mạn tính làm cho bệnh nhân chán ăn, nhiều lý
do góp phần gây ra hạ đường huyết mà nếu
không lưu ý thì chúng ta sẽ dễ bỏ sót.
Mức độ triệu chứng và tuổi
Mức độ nặng của triệu chứng tỉ lệ nghịch
với số lượng, nhưng tỉ lệ thuận với tuổi; có 4/6
trường hợp nặng trên 70 tuổi. Vì số lượng bệnh
nhân không nhiều nên chưa thể kết luận được
có phải bệnh nhân tuổi càng cao thì càng nặng
không, vì theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn
thị Mây Hồng(5) thì tuổi không khác biệt so với
nhũng triệu chứng nặng và không nặng.
Yếu tố nguy cơ hạ đường huyết
Đa số do chán ăn, bỏ bữa (41.6%) Như vậy,
khi bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường
huyết, thì vấn đề chán ăn và bỏ bữa mà vẫn
uống thuốc hạ đường huyết như cũ là yếu tố
nguy cơ đáng quan tâm nhất.
Một bệnh nhân do dùng insulin quá liều.
Trong số bệnh nhân khảo sát có 04 bệnh
nhân uống rượu. Biến chứng của uống rượu,
ngoài hạ thân nhiệt hoặc ngộ độc rượu, còn có
hạ đường huyết. Vì vậy đối với những người
uống rượu, nếu không cảnh giác, mà chủ
quan và cho rằng đó chỉ là do say rượu thì có
thể bệnh nhân sẽ không được cấp cứu kịp
thời. Nhất là những người uống rượu thường
xuyên có thể đ bị viêm gan mạn tính hay xơ
gan do rượu. Khi đã bị tổn thương gan do
rượu thì dự trữ glucose ở gan không còn làm
nặng thêm tình trạng hạ đường huyết.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát trên, vì số lượng bệnh nhân
còn ít, nên chúng tôi chỉ mới có thể có những kết
luận bước đầu như sau:
Về đặc điểm bệnh nhân hạ đường huyết
Bệnh nhân đang điều trị bệnh đái tháo
đường nhiều hơn bệnh nhân không dùng thuốc
hạ đường huyết. Dù vậy, bệnh nhân không
dùng thuốc hạ đường huyết bị hạ đường huyết
cũng có tỉ lệ khá cao.
Bệnh nhân ngoại viện nhiều hơn nội viện.
Hạ đường huyết nặng thì đều là ngoại viện.
Bệnh nhân đang nằm viện bị hạ đường huyết
đều ở mức độ nhẹ và hồi phục.
Về tỷ lệ những yếu tố nguy cơ gây hạ
đường huyết
Yếu tố nguy cơ chán ăn và bỏ bữa là thường
gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường đang
dùng thuốc hạ đường huyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ambrosius WT., Brillon DJ., Buse JB., Byington RP. (2010):
Epidemiologic relationships between A1c and all-cause motality
during a median 3.4 year follow-up of glycemic treatment in the
accord trial. Diabetes care april 28, vol. 33 no; 5: p983-990.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 109
2. Gerstein HC, Miller ME, Byington RP, and Goff DC. (2008):
Effects of intensive glucose lowering in type 2 diabetes. N Engl J
Med; 358:p2545-2559.
3. Lý Đại Lương (2008). Tỉ lệ các yếu tố gây hạ đường huyết trên
bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị. Luận văn tốt nghiệp
bác sỹ nội trú năm 2008.
4. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). Nội tiết học đại
cương. Nhà xuất bản y học; tr372 - 508.
5. Nguyễn Thị Mây Hồng (2008). Tần suất và các yếu tố nguy cơ
của hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường nằm viện tại
khoa Nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy. Luận án tốt nghiệp chuyên
khoa cấp 2 năm 2008.
6. Nguyễn Thiện Thành (1991). Hướng dẫn người có tuổi giữ gìn
sức khỏe. Nhà xuất bản Y học; tr101 - 110.
7. Nguyễn Thiện Thành (1993). Cấp cứu những tình huống ưu tiên
ở người có tuổi. Nhà xuất bản y học 1993; tr16 - 26.
8. Zoungas S, Patel A, Chalmers J, de Galan BE., Li Q, Biostat M..,
Billot L, Ninomiya T, Neal B, MacMahon S, Grobbee DE.,
Kengne AP, Marre M, and Heller S, for the ADVANCE
Collaborative. (2010): Severe hypoglycemia and risks of vascular
event and death. N Engl J Med; p363:1410-1418.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_nhan_xet_ve_ha_duong_huyet_o_benh_vien_thong_nhat_nam.pdf