Đây có lẽ cũng là vấn đề “khó” của các
nhà làm luật. Hòa giải trước hết là sự thỏa
thuận, thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền
định đoạt của các bên tranh chấp. Tự nguyện
là một trong những nguyên tắc cơ bản của
mọi hình thức hòa giải, trong đó có HGOCS.
Vì bản chất của HGOCS là tính phi tố
tụng và nguyên tắc của HGOCS là “tôn
trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt
buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến
hành hoà giải”4 cho nên khi kết thúc việc hòa
giải, các đương sự phải tự nguyện thực hiện
các cam kết đã thỏa thuận. Nếu sau đó các
bên không thực hiện cam kết thì hòa giải
viên cũng chỉ có thể động viên, thuyết phục
họ thực hiện chứ không có quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành. Vì thỏa
thuận trong HGOCS không có giá trị bắt
buộc thi hành, biên bản hòa giải thành chỉ là
sự ghi nhận sự thỏa thuận của các bên mang
ý nghĩa đạo lý, danh dự nên dễ làm cho các
bên đương sự coi thường kết quả hòa giải,
muốn thực hiện hay không cũng được vì
không có ràng buộc pháp lý nào. Do đó, vai
trò của HGOCS không được nhận thức đúng
đắn, bản chất tốt đẹp của HGOCS bị xem
nhẹ, không phát huy được ý nghĩa xã hội của
nó trên thực tế. Vì thế các nhà làm luật cần
nghiên cứu về khả năng áp dụng các biện
pháp bảo đảm thực hiện đối với những thỏa
thuận trong biên bản hòa giải thành của
đương sự.
Ngoài ra, cần xây dựng và hoàn thiện cơ
chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ
chức và đoàn thể trong việc thực hiện pháp
luật về HGOCS. Tăng cường ký kết các
chương trình hành động, chương trình phối
hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về hòa
giải với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương
để làm cơ sở pháp lý cho các thành viên, hội
viên của các tổ chức này tham gia công tác
HGOCS. Trong đó, vai trò của Mặt trận tổ
quốc và các thành viên của Mặt trận là hết
sức quan trọng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung cần quy định trong dự án luật hòa giải ở cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Hiện nay, có hai văn bản pháp lýcao nhất điều chỉnh các quan hệxã hội phát sinh trong lĩnh vựchòa giải ở cơ sở (HGOCS), đó là
Hiến pháp năm 1992 “Ở cơ sở thành lập các
tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết
những vi phạm pháp luật (VPPL) và tranh
chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của
pháp luật” (Điều 127) và Pháp lệnh về Tổ
chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm
1998 (Pháp lệnh TCVHĐHGOCS). Trên cơ
sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
160/1999/NĐ-CP (Nghị định 160) quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh
TCVHĐHGOCS.
Cho đến nay, Pháp lệnh TCVHĐH
GOCS và Nghị định 160 đã thể chế hóa các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong lĩnh vực HGOCS. Tuy nhiên,
trước sự biến đổi và phát triển nhanh chóng
của các quan hệ xã hội, nhất là trong giai
đoạn hiện nay khi chúng ta đang xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa (XHCN) với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, các văn bản trên
đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, những vấn
đề mới phát sinh trong xã hội vẫn chưa được
cập nhật vào quy định của pháp luật, một số
nội dung của pháp luật về HGOCS vẫn chưa
hoàn thiện Do vậy, việc nâng Pháp lệnh
TCVHĐHGOCS lên thành Luật là một yêu
cầu rất cần thiết.
Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27/6/2011
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường
công tác HGOCS cũng đã yêu cầu phải “tập
trung xây dựng, hoàn thiện thể chế và thực
hiện pháp luật về HGOCS”1. Trong đó, giao
cho Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có
liên quan nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở lý
luận, thực tiễn, chuẩn bị cho việc soạn thảo
dự án Luật HGOCS; xây dựng và trình Bộ
trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chí đánh
giá chất lượng vụ việc hòa giải.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi cũng
xin đóng góp một vài ý tưởng cho quá trình
soạn thảo Dự án Luật HGOCS.
Phạm vi hòa giải
Phạm vi hòa giải được quy định tại
khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh TCVHĐHGOCS
và tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 160. Theo
đó, hoà giải được tiến hành đối với việc
VPPL và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng
dân cư, bao gồm:
- Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành
viên trong gia đình do khác nhau về quan
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN QUY ĐỊNH
TRONG DỰ ÁN LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
PHAN THỊ HOÀNG MAI *
* GV. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang.
1 Xem mục 2 Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường công tác HGOCS.
niệm sống, lối sống, tính tình không hợp
hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân
trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi
qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công
trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh
chung...
- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh
từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh
từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng
dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử
dụng đất.
- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh
từ quan hệ hôn nhân gia đình như: thực hiện
quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con
nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng.
- Tranh chấp phát sinh từ những việc
VPPL mà theo quy định của pháp luật,
những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử
lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp
hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau
gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây
thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương
tích nhẹ.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định
các vụ việc không được hòa giải tại khoản 2
Điều 3 Pháp lệnh TCVHĐHGOCS và tại
khoản 2 Điều 4 Nghị định 160. Theo đó,
không hoà giải các vụ việc sau đây:
- Các tội phạm hình sự (riêng đối với các
hành vi VPPL hình sự mà người bị hại đã
không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ
án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự, Viện Kiểm sát hoặc Toà án không
tiếp tục tiến hành việc tố tụng và không bị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp
luật đối với các hành vi như: cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác thì có thể hoà giải).
- Hành vi VPPL bị xử lý vi phạm hành
chính (bao gồm: hành vi cố ý hoặc vô ý vi
phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và
theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi
phạm hành chính; hành vi VPPL về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy
định của pháp luật phải bị áp dụng các biện
pháp xử lý vi phạm hành chính như: giáo
dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào
cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính).
- Các VPPL và tranh chấp khác mà theo
quy định của pháp luật không được hoà giải
bao gồm: kết hôn trái pháp luật; gây thiệt hại
đến tài sản nhà nước; tranh chấp phát sinh từ
giao dịch trái pháp luật; tranh chấp về lao
động.
Như vậy, đối tượng và phạm vi HGOCS
không phải là mọi hành vi VPPL và mọi
tranh chấp trong nhân dân. Từ đặc điểm trên,
việc thực hiện pháp luật HGOCS bị chi phối
bởi phạm vi và đối tượng của pháp luật về
HGOCS, đó là những VPPL và tranh chấp
nhỏ trong nhân dân. Tuy nhiên, cả trong
Pháp lệnh TCVHĐHGOCS và Nghị định
160 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cũng
không lượng hóa hết khái niệm “tranh chấp
nhỏ”. Tuy vậy, căn cứ vào nội dung tinh thần
của pháp luật cũng như thực tiễn công tác
HGOCS, thì có thể hiểu, tranh chấp nhỏ là
những tranh chấp ít có những tình tiết pháp
lý phức tạp, không đòi hỏi người giải quyết
tranh chấp phải có kiến thức chuyên môn và
trình độ pháp lý cao, phạm vi tranh chấp chỉ
ở cơ sở, mức độ mâu thuẫn không quá gay
gắt, chưa làm phát sinh hậu quả đáng kể và
có thể dùng lời lẽ thuyết phục được.
Đặc điểm này đòi hỏi hòa giải viên phải
nắm vững những quy định pháp luật về
HGOCS, phải biết được vụ việc mình hòa
giải có thuộc phạm vi, đối tượng của
HGOCS hay không. Từ đó có hướng giải
quyết đối với từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ đối
với những VPPL về hình sự, kết hôn trái
pháp luật hay tranh chấp về lao động thì
không thể HGOCS mà hòa giải viên cần
phải giải thích, hướng dẫn các bên làm thủ
tục cần thiết chuyển cơ quan có thẩm quyền
giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết. Về phía đương sự
cũng phải biết rõ sự việc tranh chấp của
24 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
25NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
mình có thuộc đối tượng HGOCS hay
không, từ đó có thể yêu cầu tổ hòa giải tiến
hành hòa giải.
Vì thế chúng tôi cho rằng, khi xây dựng
Luật HGOCS nên mở rộng hơn phạm vi
HGOCS. Trong Luật HGOCS nhất thiết nên
làm rõ thuật ngữ “tranh chấp nhỏ”, thay vì
liệt kê các loại tranh chấp thuộc phạm vi của
HGOCS thì nên làm rõ nội hàm của nó và
giới hạn ngoại diên ở những lĩnh vực nào.
Ngoài ra cũng cần nghiên cứu lại quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Nghị định
160: “các hành vi VPPL hình sự mà người
bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát hoặc Toà
án không tiếp tục tiến hành việc tố tụng và
không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật đối với các hành vi như: cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác thì có thể hoà giải”. Trong
trường hợp trên có thể lý giải ý đồ của nhà
làm luật là hành vi chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự, chưa gây hậu quả
nghiêm trọng cho xã hội mà không bị xử lý
hình sự lẫn hành chính thì mới đem ra hòa
giải. Theo chúng tôi, không nên tiếp tục đưa
quy định này vào trong Luật vì dễ gây nhầm
lẫn, nếu một hành vi đã đủ cấu thành tội hình
sự thì không được phép hòa giải, cho dù đó
là tội hình sự nhỏ hay tội hình sự lớn.
Bổ sung quy định về việc hòa giải trong
lĩnh vực đất đai
Tranh chấp đất đai là một vấn đề lớn của
xã hội, nhưng mới chỉ có Luật Đất đai năm
2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy
định về vấn đề này . Trên thực tế, để có thể
hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân
dân cấp xã, phường, thị trấn như trong Luật
Đất đai quy định thì đương sự phải qua bước
HGOCS. Trong khi đó, quy định pháp luật
về HGOCS vẫn chưa cập nhật kịp thời vấn
đề này.
Bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động
của Ban hòa giải ở xã, phường, thị trấn
Trong Pháp lệnh và Nghị định 160 mới
chỉ quy định tổ chức và hoạt động của Tổ
hòa giải mà chưa đề cập đến Ban hòa giải,
trong khi đó thành viên của Ban hòa giải có
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn
hòa giải viên tại Tổ hòa giải. Sự tin tưởng
của người dân đối với Ban hòa giải cũng cao
hơn Tổ hòa giải do có yếu tố “chính quyền”
trong thành viên Ban hòa giải. Nhìn theo
phân cấp hành chính thì có thể xem Ban hòa
giải là “cấp trên” của Tổ hòa giải.
Quy định rõ ràng, cụ thể về thời hạn tiếp
nhận và tiến hành hòa giải
Pháp lệnh TCVHĐHGOCS chưa quy
định cụ thể thời hạn và thời hiệu hòa giải. Từ
đó, có một số tổ hòa giải cứ tiếp nhận vụ việc
nhưng không tiến hành hòa giải ngay, trong
khi đó đối với các vụ việc về dân sự, hôn
nhân gia đình, đất đai theo quy định của
pháp luật phải qua giai đoạn HGOCS trước
khi được Tòa án nhân dân hoặc cơ quan
hành chính nhà nước thụ lý giải quyết. Việc
này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các
bên nếu thời hiệu khởi kiện hay khiếu nại đã
hết, từ đó làm tăng thêm mâu thuẫn, xích
mích đối với các bên tranh chấp, đôi khi dẫn
đến xô xát, VPPL.
Bên cạnh việc quy định về thời hạn tiếp
nhận và tiến hành hòa giải cũng cần quy định
hướng giải quyết đối với trường hợp đương
sự được mời tham gia hòa giải nhưng không
đến. Thêm vào đó, cần quy định rõ trách
nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
trong việc đôn đốc, chỉ đạo hòa giải các vụ
việc thuộc thẩm quyền, tránh tình trạng kéo
dài thời gian gây bức xúc trong nhân dân và
làm phát sinh khiếu kiện vượt cấp.
Quy định mẫu thống nhất biên bản hòa
giải, hướng dẫn thống kê, lưu trữ hồ sơ về
hòa giải
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về
2 Xem Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 159 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai.
26 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
HGOCS, khi tiến hành hòa giải không bắt
buộc hòa giải viên phải lập biên bản. Tùy
tính chất vụ việc, điều kiện thực tiễn, quan
hệ gia đình, xã hội của các bên mâu thuẫn,
tranh chấp mà các hòa giải viên có thể lựa
chọn, sử dụng các hình thức, biện pháp thích
hợp. Kết quả của hòa giải có thể được giải
quyết bằng thỏa thuận miệng hoặc có thể ghi
thành biên bản nếu các bên mâu thuẫn, tranh
chấp yêu cầu. Tuy nhiên, hình thức của biên
bản như thế nào thì chưa có quy định thống
nhất, cho nên mỗi địa phương phải tự “thiết
kế” kiểu biên bản hòa giải của địa phương
mình, có nơi đánh máy, có nơi viết tay, có
nơi lại điền vào mẫu in sẵn. Từ thực tế trên
đã phát sinh nhiều vướng mắc trong việc
thực hiện pháp luật HGOCS, nhất là trong
công tác thống kê, lưu trữ. Do đó, quy định
mẫu chung thống nhất về hình thức biên bản
là một điều cần thiết mà vẫn không làm mất
đi tính phi tố tụng của HGOCS.
Bổ sung các quy định về kinh phí cũng như
cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hòa
giải
Cần quy định các khoản kinh phí tối
thiểu để duy trì hoạt động của Tổ hòa giải,
chi phí xác minh, chi bồi dưỡng cho vụ việc
hòa giải thành và vụ hòa giải không thành
(với định mức khác nhau), thời gian chi
Từ kinh nghiệm của tỉnh An Giang, mặc dù
cấp trung ương chưa quy định, nhưng tỉnh
đã mạnh dạn trong việc ban hành chế độ chi
bồi dưỡng cho cả những vụ việc hòa giải
không thành3, điều này đã động viên rất lớn
cho đội ngũ hòa giải viên khiến họ thêm yên
tâm và nhiệt tình công tác.
Cần có hướng dẫn về những phong tục tập
quán, đạo đức tốt đẹp trong nhân dân được
Nhà nước thừa nhận để có thể áp dụng
trong hòa giải
Kinh nghiệm công tác hòa giải cho thấy,
để thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải,
cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố pháp luật với
phong tục tập quán và đạo đức của người
Việt Nam. Việc HGOCS phải giải quyết kịp
thời, qua đó giúp ngăn chặn ngay từ đầu
những tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân
và hành vi VPPL, không để mâu thuẫn, tranh
chấp đơn giản thành phức tạp, không để việc
nhỏ phát sinh thành việc lớn dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, ở mỗi vùng có thể có những
phong tục, tập quán khác nhau vì thế cần xác
định phong tục, tập quán của vùng nào thì áp
dụng cho vùng đó, không nên áp dụng
những tập quán của địa phương khác vào địa
phương mình. Ví dụ: theo quy ước chung
của cả nước, một chục là mười (10), nhưng
một số vùng của An Giang lại quy ước một
chục là mười hai (12), có nơi một chục lại là
mười bốn (14) hoặc mười sáu (16) do đó
không thể đem quy định của vùng này áp
dụng vào vùng khác mà phải sử dụng chính
tập quán, thói quen của địa phương đó thì
mới phù hợp.
Cơ chế đánh giá hiệu quả HGOCS
Cơ chế đánh giá hiệu quả HGOCS hiện
còn nhiều bất cập, thống kê về hòa giải chủ
yếu chỉ thông qua những số liệu do cơ sở báo
cáo lên cho cơ quan quản lý ở cấp trên. Tính
xác thực của số liệu báo cáo đôi khi thiếu sự
kiểm chứng thực tế. Theo yêu cầu thực tế,
muốn đánh giá được hiệu quả của HGOCS
cần dựa vào mối quan hệ của cộng đồng dân
cư thông qua sự đoàn kết, tình hình an ninh
trật tự, số vụ việc tranh chấp về dân sự, hôn
nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo... của địa
phương trong năm. Đó là cách chung để
đánh giá hiệu quả công tác HGOCS có vững
mạnh hay không. Ngoài ra, phải thường
xuyên làm phiếu khảo sát cho hòa giải viên
cơ sở về trình độ văn hoá, mức độ am hiểu
pháp luật. Đối với những vùng có đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống cũng cần phải
kiểm tra tiếng dân tộc của hòa giải viên...
3 Xem Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 6/4/2011 của UBND tỉnh An Giang quy định một số mức chi thực hiện công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
Bên cạnh đó, thông qua những buổi họp tổ
dân phố, cụm dân cư, thôn làng cũng cần lấy
phiếu khảo sát để nắm bắt được uy tín, tín
nhiệm của người dân đối với hòa giải viên
cơ sở. Đó mới chính là mẫu số chung đánh
giá tính hiệu quả hay không hiệu quả của
công tác hòa giải cơ sở.
Nghiên cứu về khả năng áp dụng các biện
pháp bảo đảm thực hiện đối với các bên
không thực hiện đúng với nội dung biên
bản hòa giải thành
Đây có lẽ cũng là vấn đề “khó” của các
nhà làm luật. Hòa giải trước hết là sự thỏa
thuận, thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền
định đoạt của các bên tranh chấp. Tự nguyện
là một trong những nguyên tắc cơ bản của
mọi hình thức hòa giải, trong đó có HGOCS.
Vì bản chất của HGOCS là tính phi tố
tụng và nguyên tắc của HGOCS là “tôn
trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt
buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến
hành hoà giải”4 cho nên khi kết thúc việc hòa
giải, các đương sự phải tự nguyện thực hiện
các cam kết đã thỏa thuận. Nếu sau đó các
bên không thực hiện cam kết thì hòa giải
viên cũng chỉ có thể động viên, thuyết phục
họ thực hiện chứ không có quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành. Vì thỏa
thuận trong HGOCS không có giá trị bắt
buộc thi hành, biên bản hòa giải thành chỉ là
sự ghi nhận sự thỏa thuận của các bên mang
ý nghĩa đạo lý, danh dự nên dễ làm cho các
bên đương sự coi thường kết quả hòa giải,
muốn thực hiện hay không cũng được vì
không có ràng buộc pháp lý nào. Do đó, vai
trò của HGOCS không được nhận thức đúng
đắn, bản chất tốt đẹp của HGOCS bị xem
nhẹ, không phát huy được ý nghĩa xã hội của
nó trên thực tế. Vì thế các nhà làm luật cần
nghiên cứu về khả năng áp dụng các biện
pháp bảo đảm thực hiện đối với những thỏa
thuận trong biên bản hòa giải thành của
đương sự.
Ngoài ra, cần xây dựng và hoàn thiện cơ
chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ
chức và đoàn thể trong việc thực hiện pháp
luật về HGOCS. Tăng cường ký kết các
chương trình hành động, chương trình phối
hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về hòa
giải với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương
để làm cơ sở pháp lý cho các thành viên, hội
viên của các tổ chức này tham gia công tác
HGOCS. Trong đó, vai trò của Mặt trận tổ
quốc và các thành viên của Mặt trận là hết
sức quan trọng.
Khi xã hội phát triển thì các mối quan
hệ trong xã hội càng trở nên đa dạng, phức
tạp, dễ dẫn đến những mâu thuẫn nảy sinh
trong cuộc sống, HGOCS có thể góp phần
làm hạn chế những mâu thuẫn tranh chấp,
giúp ổn định tình hình an ninh trật tự, tăng
cường hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ
sở. Tuy hòa giải cơ sở là một công việc
tương đối đơn giản, không phức tạp nhưng
đây là những công việc góp phần giải quyết
kịp thời, tại chỗ những VPPL, tranh chấp
không lớn trong nội bộ quần chúng nhân
dân, là tiền đề cho việc ngăn ngừa phát sinh
các tội phạm hình sự, tranh chấp phức tạp về
dân sự và các VPPL khác, hạn chế các đơn
thư khiến kiện của người dân, giảm áp lực
xét xử cho cơ quan Tòa án một khi kết quả
hòa giải thành. Trong Luật HGOCS cần có
những hướng dẫn cụ thể hơn về các trình tự,
thủ tục tiến hành hòa giải, hình thức, nội
dung biên bản hòa giải để có một kết quả hòa
giải mang giá trị pháp lý đảm bảo sự thỏa
thuận của các bên được thực hiện. Từ đó,
trình tự thủ tục tiến hành một cuộc hòa giải
cũng như kết quả hòa giải cần được quan
tâm thực hiện đúng quy định và quan trọng
hơn hết là trình tự, thủ tục lập biên bản hòa
giải cần được đảm bảo về nội dung lẫn hình
thức để nâng cao giá trị pháp lý của một
cuộc hòa giải, đồng thời đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người dân khi thực hiện
quyền khiếu kiện của mìnhn
27NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
4 Xem Điều 4 Pháp lệnh TCVHĐHGOCS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_noi_dung_can_quy_dinh_trong_du_an_luat_hoa_giai_o_co.pdf