Một số quy định về cống tròn theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 159- 86

Giữa và các đoạn cống phải làm khe chống lún rộng 3cm. Khe chống lún trát kín bằng vật liệu cách nước đàn hồi. Phía ngoài khe chống lún phải phủ lớp phòng nước rộng 25cm. 1-7. Cống tròn BTCT khẩu độ D=0.5m và D=0.75m chỉ làm cửa cống miệng thẳng. Chiều dài đoạn cống là 1.15m. ở cửa vào và cửa ra xây dựng tường đầu, khối nón và sân cống. Hiện nay chỉ áp dụng cho chế độ nước chảy tự do và chế độ nước chảy nửa áp . 1-8. Cống tròn BTCT khẩu độ D=1.00;1.25; 1.5 ;2.00m làm cửa cống dạng miệng loe hay miệng thẳng. ở cửa ra và cửa vào xây dựng tường đầu, tường cánh chéo và sân cống. Góc mở tường cánh chéo là 200 . Chiều dài cống miệng loe là 1.68m. Cửa cống miệng loe được áp dụng cho nước chảy theo chế độ tự do và chế độ có áp. 1-9. Cống không dùng móng cọc,phải đặt dưới nền đắp với độ vồng xây dựng bằng 1/80H trên đất cát và bằng 1/50H trên đất sét (H là chiều cao nền đắp ). ở nền đất yếu khi xác định độ vồng xây dựng của cống phải xét đến độ lún dự kiến do trọng lượng đất đắp có thể tạo nên theo chỉ dẫn của " Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn '' của Bộ GTVT. 1-10. Để tránh ứ nước ( nhất là trong thời kỳ mới khai thác ) dù ở điều kiện nào cao độ đáy cống ở cửa vào cũng phải cao hơn cao độ đáy cống ở đoạn giữa. Độ dốc dọc của đáy cống phải làm lớn hơn độ dốc làm giới. Khi xây dựng độ dốc dọc cống lớn hơn 5% thì phải có biện pháp đặc biệt để ổn định móng và nền đường.

doc27 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 3835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số quy định về cống tròn theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 159- 86, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt quá trình thực tập cán bộ kỹ thuật Họ và Tên SV:Nguyễn Quang Minh Lớp :43-CĐ1. MSV : 8911 43 *Thời gian thực tập :Từ 9/12-10/1/2003. *Địa điểm thực tập :phòng Tư vấn Thiết kế Công trình 5 thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng (Liên hiệp đường sắt Việt Nam – Bộ giao thông vận tải ). * Về thu hoạch trong quá trình thực tập : - SV đã tìm hiểu và thu thập các tài liệu ,hướng dẫn,quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đang được sử dụng. - Tìm hiểu nội dung, yêu cầu của hồ sơ báo cáo dự án khả thi và thiết kế kỹ thuật của một tuyến đường - Tìm hiểu và thu thập các tài liệu về cống định hình,các quy định. *tự nhận xét: - Trong thời gian thực tập với sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty và sự hướng dẫn tận tình của Trưởng phòng Tư vấn Thiết kế 5, Th.S Vũ Quang Khôi cùng tập thể các anh chị Cán bộ kỹ thuật trong phòng em đã hoàn thành những yêu cầu và nội dung của đợt Thực tập Tốt Nghiệp. Qua thời gian được thực tập tại công ty đã giúp em hiểu rõ hơn những công tác thiết kế,kiểm định tiến hành thực hiện dự án công việc của người kỹ sư nói chung và những người làm công tác tư vần thiết kế nói riêng và nắm được quy trình khi lập một Dự án tiền khả thi, Dự án khả thi và Hồ sơ thiết kế kỹ thuật . Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Công ty tư vấn và Đầu tư xây dung(LHĐSVN) thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, Th.S Vũ Quang Khôi - Trưởng phòng Tư vấn thiết kế 5 và các anh chị kỹ sư trong phòng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt qúa trình thực tập tại cơ quan. Nhận xét Trưởng phòng TKTVCT 5 Hà Nội,ngày 11/1/2003 Phần mở đầu Chương 1 Mục đích và nội dung của đợt thực tập I. Mục đích : Nhằm củng cố những kiến thức đã học ở trường, giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức từ thực tế trong công tác thiết kế cũng như trong việc tổ chức thi công các Công trình Giao thông, trước mỗi kỳ làm Đồ án tốt nghiệp, bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị đều tổ chức cho các sinh viên năm cuối đi thực tập cán bộ ký thuật tại các công ty, các viện thiết kế. Mặc dù đợt thưc tập kéo dài không lâu nhưng nó lại rất quan trọng đối với sinh viên năm cuối, những người sắp tốt nghiệp và trở thành những cán bộ kỹ thuật trong công việc . Nó giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quan thực tế đối với công việc sau khi ra trường. Sinh viên được làm quen với các phương tiện máy móc các chương trình trợ giúp thiết kế tiên tiến nhất đồng thời cũng nắm bắt được phương thức tiến hành thiết kế một dự án từ giai đoạn tiền khả thi đến khả thi rồi thiết kế kỹ thuật,bản vẽ thi công...Trong quá trình thực tập sinh viên phải áp dụng những kiến thức đã học được trong trường và công tác thiết kế đồng thời phải có sự so sánh đánh giá giữa các tài liệu quy chuẩn lý thuyết và các tiêu chuẩn áp dụng trong thực tế. Sinh viên còn được tham khảo các báo cáo về các công tác thiết kế , điều hành dự án của các kỹ sư đầu nghành trong công ty, những kinh nghiệm cần thiết trong thực tế thi công. Bên cạnh những kinh nghiệm trong công tác thiết kế, sinh viên còn được rèn luyện về tác phong làm việc, kỷ luật trong môi trường làm việc. Điều này giúp cho sinh viên sau khi ra trường có một nền tảng vững chắc cả về chuyên môn cũng như tác phong làm việc Với mục tiêu đào tạo đội ngũ kỹ sư nghành Xây dựng Công trình Cầu Đường năng động, giỏi về chuyên môn, nhanh nhạy trong thực tế sản xuất, phục vụ tốt sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đó là tất cả những điều tâm huyết nhất của các Thầy giáo bộ môn Đường nói riêng và các thầy cô giáo trong trường nói chung. II. Nội dung : Được gửi về thực tập tại Phòng Tư vấnThiết kế 5 – Công ty tư vấn và đầu tư xây dựng ( LHĐSVN ) thuộc Bộ GiaoThông Vận Tải với thời gian thực tập 4 tuần ( từ 9/12/2002 đến 10/1/2003 ), với sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty và sự hướng dẫn tận tình của Trưởng phòng Tư vấn Thiết kế 5, Th.S Vũ Quang Khôi cùng tập thể các anh chị Cán bộ kỹ thuật trong phòng em đã hoàn thành những yêu cầu và nội dung của đợt Thực tập Tốt Nghiệp. Qua thời gian được thực tập tại công ty đã giúp em hiểu rõ hơn những công việc của người kỹ sư nói chung và những người làm công tác tư vần thiết kế nói riêng và nắm được quy trình khi lập một Dự án tiền khả thi, Dự án khả thi và Hồ sơ thiết kế kỹ thuật- Bản vẽ thi công. Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường và thầy giáo Đinh Văn Hiệp, thầy giáo Bùi Phú Doanh trong quá trình thực tập. Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Công ty tư vấn và Đầu tư xây dung (LHĐSVN) thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, Th.S Vũ Quang Khôi - Trưởng phòng Tư vấn thiết kế 5 và các anh chị kỹ sư trong phòng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt qúa trình thực tập tại cơ quan. SV : Nguyễn Quang Minh _ Lớp 43 CĐ1. *) nhật ký thực tập: - Ngày 09/12/2002-Bố trí địa điểm thực tập ở phòng TKTVCT 5- Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng . - Ngày 10/12/2002-15/12/2002: + Nghiên cứu một số định hình cống f1.00 đến f2.00m. + Thiết kế điển hình cống tròn btct 53301- 01 và 53301-02. + Nghiên cứu các tiêu chuẩn hiện hành :Quy trình 4054-98,Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-93... - Ngày 16/12/2002 đến 10/1/2003 nghiên cứu báo cáo khả thi và báo cáo thiết kế kỹ thuật của một số dự án .Gồm có báo cáo khả thi của một đoạn của dự án tuyến đường nâng cấp cải tạo Quốc lộ 14B. +Thiết kế kỹ thuật đường Hồ Chí Minh đoạn Xuân Mai – Khe Cò (Km279 –Km356 + 500 ) + Bình đồ + Mặt cắt dọc + Mặt cắt ngang + Kết cấu mặt đường Hồ Chí Minh của đoạn Xuân Mai – Khe Cò . + Quy trình khảo sát đường ô tô 22tcn-263-2000. + Quy trình thiết kế đường ô tô trên nền đất yếu 22tcn-262-2000. + Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22tcn-259-2000. + Quy phạm đo vẽ bản đồ của cục đo đạc bản đồ nhà nước 96-tcn-43-90. + Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô tcvn 4054-85. + Tiêu chuẩn thiết kế đườngô tô tcvn 4054-98. + Tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc tcvn 5729-1997. + Quy trình thiết kế áo đường cứng 22tcn-223-95. + Quy phạm thiết kế đường phố,quảng trường,đô thị 20tcn-104-83. + Quy trình thiết kế đường cứu nạn ô tô 22tcn-2018-94. + Quy phạm thiết kế tường chắn đất qp23-65. + Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22tcn-220-95. + Dòng chảy lũ sông ngòi việt nam-viện khí tượng năm 1991. + Quy trình thiết kế lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi công tcvn4252-88. + Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cpdd trong kết cấu áo đường ô tô 22tcn 252-1998. + Điều lệ biển báo đường bộ 22tcn-237-97. + 22-TCN –268-2000 Qui định nội dung tiến hành lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT. Chương 2 Giới thiệu về công ty tư vấn Và Đầu tư xây dựng (LHĐSVN) Thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải I/ Giới thiệu. Công Ty Tư Vấn và Đầu tư xây dựng ( LHĐSVN ) . Tiền thân là Công ty khảo sát và thiết kế đường sắt sau đó đổi tên là Viện nghiên cứu và thiết kế đường sắt . Từ năm 1992 , Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Tư vấn Đầu và Xây dung .Tên giao dịch viết tắt là VRICCC (Vietnam railway investment construction consultant company ) là công ty đầu nghành về tư vấn thiết kế cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta . Công ty hiện tại có đội ngũ gần 400 kỹ sư tư vấn ,thiết kế chuyên môn trình độ cao và 2 đội khảo sát chuyên đi khảo sát trực tiếp các công trình, thường xuyên được đào tạo và nâng cao nghiệp vụ ở trong và ngoài nước, với các trang thiết bị hiện đại đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ mới trong khảo sát và thiết kế. Các phòng ban thành phần của công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng bao gồm các đơn vị thành viên chính: + Giám đốc + 05 Phó giám đốc Kỹ thuật phụ trách các nghành khác nhau trong công ty . + Phòng Tài chính - Kế toán + Phòng Tổ chức cán bộ lao động + Phòng Quản lý kinh doanh + Phòng Hành chính – Tổng hợp . + Phòng Vật tư thiết bị + Phòng Thẩm định + 5 Phòng Tư vấn thiết kế công trình + 2 Đội Khảo sát + Phòng Kiến trúc + Phòng nền mặt đường ( Xí nghiệp cơ khí công trình ) . + Phòng cầu hầm 1 . + Phòng cầu hầm 2 . + Phòng Thông tin – Tín hiệu . Trong nhiều năm qua , Công ty đã thực hiện tư vấn , khảo sát thiết kế nhiều dự án lớn về đường bộ, đường sắt , cảng , đường thuỷ, cầu lớn, hầm, sân bay,kiến trúc xây dựng và công nghiệp , đã tiếp cận được với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tư vấn , quan hệ với nhiều cơ quan và công ty của các nước Pháp , Đức , Nhật , Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ như : + Tư vấn các công trình về đường sắt và đường bộ từ khâu khảo sát đến khâu thiết kế , nhưng mạnh nhất là các công trình đường sắt . + Lập dự án nghiên cứu tiền khả thi , nghiên cứu khả thi , thiết kế kỹ thuật , thiết kế bản vẽ thi công : Tư vấn thiết kế về đường sắt : + Các dự án công trình mở mới + Các công trình cải tuyến cũ , dịch tuyến nhằm nâng cao tốc độ xe chạy và đảm bảo an toàn giao thông . + Các công trình đại tu . + Các công trình sửa chữa lớn . + Các công trình cầu cống lớn , vừa và nhỏ. + Các công trình kiên cố hóa hệ thống đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh + Các công trình cơ khí : Thiết kế đóng và sửa chữa toa xe . Thiết kế các thiết bị toa xe . Thiết kế đóng mới toa xe khánh 2 tầng . Thiết kế hệ thống tín hiệu cảnh báo tự động cho đường sắt giao cắt với đường bộ . Tư vấn thiết kế về đường bộ : + Thiết kế tuyến + Dự án tiền khả thi , dự án khả thi , bước Thiết kế và kỹ thuật và Bản vẽ thi công các tuyến . + Thiết kế đại tu nâng cấp các hệ thống đường bộ : Đường quốc lộ , đường liên tỉnh , liên xã , huyện . Các công trình mà công ty đã khảo sát và thiết kế thì rất nhiều sau đây em chỉ nêu một số công trình trong thời gian gần đây : - Khắc phục các công trình cầu , cống , đường bị hư hại trong đợt lũ tháng 11 , 12 năm 1999 Kiên cố hóa cơ sở hạ tầng đường sắt miền trung đoạn từ Quảng Bình đến Khánh Hoà . Kiên cố hóa đường sắt Thống Nhất . Sửa chữa lớn đường sắt tren tuyến đường sắt Thống nhất theo từng dự án . Đại tu , thay ray đường sắt Thống nhất Khảo sát ,thiết kế nâng cấp , đại tu đường Quốc lộ 70 Khảo sát ,thiết kế nâng cấp , đại tu đường Quốc lộ 7. Khảo sát ,thiết kế nâng cấp , đại tu đường Quốc lộ 3. - Tư vấn giám sát - Khảo sát thiết kế kỹ thuật đường Hồ Chí Minh . Với phần lớn đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ có trình độ cao,trang thiết bị máy vi tính-phần mềm tự động hoá thiết kế hiện đại trợ giúp công tác thiết kế,công ty tư vấn thiết kế đường bộ ngày càng mở rộng quy mô sản xuất,sản phẩm thiết kế của công ty đạt chất lượng và độ chính xác cao.Hàng năm công ty liên tục tuyển kỹ sư cầu đường trẻ,có trình độ được đào tạo đại học. Với định hướng đúng đắn trong việc phát triển quy mô của công ty nói riêng và của nghành giao thông vận tải nói chung cả về chiều sâu và chiều rộng, Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng thuộc Liên hiệp đường sắt Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh xứng đáng là đơn vị đi đầu trong công tác khảo sát thiết kế trong cả nước. Phòng Thiết kế tư vấn 5 là một trong 5 phòng thiết kế kỹ thuật chuyên về đường sắt và đường bộ , công trình trên đường chủ yếu của VRICCC. Biên chế của phòng gồm trưởng phòng, phó phòng và nhân viên, gồm chủ yếu là các kỹ sư chuyên nghành Đường săt , Đường bộ . Công việc của phòng thiết kế là dựa vào các số liệu khảo sát để đưa ra các phương án tuyến, thiết kế trắc dọc, trắc ngang, các công trình dọc tuyến, tính toán khối lượng ... lập thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để phê duyệt Dự án và chuyển cho bên thi công. Hiện nay phòng đã và đang thực hiện các công trình : Thiết kế kỹ thuật đường Hồ Chí Minh đoạn Km 315 đến Km 326 Thiết kế kỹ thuật Quốc lộ 14 B đoạn Km50 đến Km 65 Thiết kế kỹ thuật Quốc lộ 7 đoạn Km78 đến Km 120 Thiết kế kỹ thuật Quốc lộ 3 Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Tỉnh lộ 191,Quốc lộ 2. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Quốc lộ 70 ( Hành lang Côn Minh – Hải Phòng ). Công việc của phòng được trưởng phòng phân bổ cho các thành viên thực hiện. Vai trò và công việc của người cán bộ kỹ thuật trong công ty, trong đội. Tuỳ từng nghành mà người cán bộ được đào tạo mà khi về công tác tại công ty được phân công làm các công việc phù hợp. Đối với người kỹ sư Cầu Đường khi về công ty được phân công vào phòng kỹ thuật, làm công việc khảo sát thiết kế, kỹ sư giám sát thi công, kỹ sư thiết kế. * Khi làm công việc khảo sát thiết kế. Lúc đó người kỹ sư sẽ phải kết hợp với bộ phận trắc đạc đi khảo sát ngoài thực địa để lấy số liệu về thiết kế, cụ thể là : Căn cứ vào các văn bản nhiệm vụ hoặc đề cương khảo sát đã được giao mà lấy số liệu cụ thể : Đo và cắm các cọc ( cọc tim đường, cọc mốc giải toả, diện tích đền bù, các cọc đỉnh góc ngoặt, cọc mở rộng đường cong, cọc tiếp đầu tiếp cuối... ) Đo chiều dài tuyến. Đo cao đạc tổng quát và cao đạc chi tiết ( khi đo phải dựa theo cao độ của nhà nước ). Các văn bản giao nhiệm vụ và đề cương khảo sát thiết kế tuyến đường. Hồ sơ thiết kế, Các tài liệu về khai thác đường ( lưu lượng xe, thành phần xe ... ) Các tài liệu về địa chất, thuỷ văn dọc tuyến. Các công trình liên quan đến tuyến đường. Các tài liệu, văn bản làm việc tại địa phương, các đơn vị quản lý và các cơ quan hữu quan. Dựa vào các số liệu khảo sát, lập đề cương đo đạc chi tiết ( về khí hậu, địa chất, thuỷ văn ). * Công tác thiết kế kỹ thuật gồm các công việc: Thiết kế bình đồ. Thiết kế mặt cắt dọc. Thiết kế mặt cắt ngang. Thiết kế nền đường. Thiết kế mặt đường. Tính toán khối lượng xây lắp nền mặt đường ( khối lượng đào đắp... ) Thiết kế các công trình trên tuyến ( công trình phòng hộ, cống, cầu nhỏ..) Lập bảng tổng hợp khối lượng toàn đạc. Lập thuyết minh thiết kế. - Lập dự toán và Tổng dự toán công trình . * Khi làm công tác thiết kế tổ chức thi công, phải đạt được mục đích : Hợp lý về kỹ thuật, phương pháp thi công đơn giản, an toàn và bảo đảm đùng tiến độ, ... Về kinh tế phải sử dụng tốt nhất mọi nguồn nhân lực, vật lực sẵn có. Lập các biểu đồ thời gian thi công, bố trí vật liệu, sử dụng máy thi công hợp lý.... - Lập phương án tổ chức thi công toàn công trình vật tư , máy móc , nhân lực thực tế của đơn vị thi công . * Nếu làm công tác giám sát thi công, người ký sư phải đi theo công trình. Thông qua bản vẽ thiết kế mà chỉ huy nhân lực, vật lực để thi công theo đúng tiến độ. Đồng thời giám sát chặt chẽ chất lượng thi công. Phần 2 thiết kế sơ bộ (dự án tiền khả thi và khả thi) - Báo cáo nghiên cứu dự án tiền khả thi và khả thi do chủ đầu tư lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập. - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi (đủ cả 2 giai đoạn)cho các trường hợp sau đây: + Cho các dự án nhóm A + Cho các dự án nhóm B nếu có người có thẩm quyền quyết định ,chủ đầu tư có văn bản yêu cầu phải lập báo cáo tiền khả thi và khả thi. - Chỉ lập báo cáo nghiên cứu khả thi mà không cần lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong các trường hợp : + Dự án nhóm A được Quốc Hội và Chính Phủ quy định có chủ trương đầu tư . + Các Dự án thành phần (tiểu dự án) thuộc nhóm S và đã được chính phủ thông qua . - Chỉ lập báo cáo đầu tư mà không yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi được áp dụng cho các thường hợp : + Dự án có mức vốn <1 tỷ dồng. + Các dự án sửa chữa ,bảo trì và sử dụng vốn sự nghiệp. + Các dự án của các nghành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được bộ quản lý nghành phê duyệt. - Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nói chung là sử dụng các tài liệu thu thập và điều tra mà không cần phải tổ chức khảo sát đo đạc .trong trường hợp đặc biệt thì phải tổ chức thị sát để bổ sung vào các tài liệu thu thập được. Dự án tiền khả thi Nội dung hồ sơ thiết kế tiền khả thi Báo cáo thuyết minh chung tổng hợp. Các bản vẽ thiết kế. Các phụ lục A. Báo cáo chung tổng hợp. Tên công trình, địa chỉ chỗ liên lạc Giới thiệu chung. Tổng quát. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tổ chức thực hiện Dự án. Các văn bản pháp lý cho phép tiến hành chuẩn bị, các thông tư quyết định, các văn bản có liên quan. Các nguồn tài liệu để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu. Tình hình phát triển kinh tế trong vùng. Tình hình lao động và nghành nghề. Tình hình KT- XH của các vùng lân cận và của các nước có liên quan. Chiến lược phát triển kinh tế trong vùng. Tổng quát về phát triển kinh tế ( CN,NN ...). Định hướng tổng quát về KT – XH của kế hoạch dại, trung, ngắn hạn. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của một số nghành. Sơ bộ dự báo tình hình phát triển dân số và lao động. Phương hướng phát triển kinh tế của các vùng lân cận liên quan tới Dự án. Hiện trạng mạng lưới giao thông trong vùng nghiên cứu. Tổng quan về mạng lưới GTVT. Hiện trạng về mạng lưới đường bộ trong vùng. Tình hình vận tải những năm gần đây và những năm tương lai Sơ bộ đánh giá tình hình vận chuyển trên các tuyến đường bộ của những năm gần đây. Tính toán dự báo sơ bộ nhu cầu vận tải trên tuyến đường dự kiến sẽ xây dựng mới hay nâng cấp cải tạo. Phân tích sự cần thiết phải đầu tư xây dựng mới hay nâng cấp cải tạo, những thuận lợi, khó khăn. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn. Điều kiện về địa hình. Điều kiện về địa chất và vật liệu xây dựng. Những thuận lợi, khó khăn. Sơ bộ xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật. Thuyết minh quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng. Dự kiến nâng cấp đường và các tính chất hình học của đường. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu, cống, mặt đường. 10.Sơ bộ chọn các giải pháp về tuyến và các công trình trên đường. Sơ bộ lựa chọn các phương án tuyến, xác định các điểm khống chế. Sơ bộ thiết kế trắc dọc. Sơ bộ chọn các công trình khác nếu có ( nút giao thông, tường chắn ) Sơ bộ chọn các công trình thoát nước (cầu cống). Sơ bộ chọn kết cấu mặt đường. 11. Xác định sơ bộ khối lượng xây dựng ( công tác đất, mặt đường, các công trình đặc biệt, khối lượng giải phóng mặt bằng ). 12. Sơ bộ xác định tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, phương án phân kỳ đầu tư, phân đoạn thi công. 13. Sơ bộ ước tính nhu cầu lao động và tổ chức thực hiện, thời gian khởi công và thời gian hoàn thành. 14. Sơ bộ phân tích hiệu quả đầu tư của dự án. 15. Sơ bộ đánh giá tác động nút và biện pháp giảm thiểu. 16. Kết luận kiến nghị. B. Hồ sơ bản vẽ. Bản vẽ các phương án tuyến : vẽ với các mầu khác nhau, phương án chọn vẽ mầu đỏ. Bản vẽ trắc dọc đường : Tỷ lệ ngang theo bản đồ, tỷ lệ đứng bằng 10 lần tỷ lệ ngang. Trắc dọc đường mặt đất tự nhiên được vẽ theo cao độ cọc. Được xác định bằng nội suy giữa hai đường đồng mức. Bản vẽ trắc dọc được vẽ theo mẫu quy định và thể hiện đầy đủ vị trí cầu lớn, trung, nhỏ, cống ( lý trình, khẩu độ, mực nước ... ), Bản vẽ trắc ngang : Tỷ lệ 1/200 ; 1/100 Mẫu bản vẽ trắc ngang theo quy định Số lượng bản vẽ trắc ngang điển hình có sử dụng trên tuyến. Kết cấu mặt đường vẻ chung trong mặt cắt ngang. Bản vẽ cống và cầu : Nói chung trong thiết kế tiền khả thi có thể bỏ qua bản vẽ này trừ trường hợp có thiết kế riêng. Bản vẽ các công trình khác nếu có ( tường chắn, kè ... ) C.Phụ lục. Bảng thống kê các cống và cầu ( chỉ rõ lý trình, chiều dài, khẩu độ ...) Bảng thống kê các công trình phòng hộ. Bảng thống kê các nút giao nhau. Bảng thông kê các công trình an toàn giao thông vầ Bảng thống kê các công trình khác. Các tài liệu thu thập trong thời gian điều tra thuỷ văn, địa chất, các công trình trên đường ... Các văn bản làm việc với địa phương, các bộ nghành có liên quan tới tuyến. Vị trí cầu lớn, các điểm khống chế. Bảng thống kê các định mức, các căn cứ để tính tổng mức đầu tư. dự án khả thi Mục đích và yêu cầu của báo cáo nghiên cứu dự án khả thi : Chứng minh được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng con đường. Xác định quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật của con đường ( cấp đường, các tiêu chuẩn hình học, ... ) Các giải pháp kỹ thuật chính và kiến nghị phương án chọn ( phương án tuyến, vị trí cầu loại kết kấu mặt ... ) Xác định tổng mức đầu tư và nguồn kinh phí. Chứng minh hiệu quả kinh tế, lập dự toán công trình, xác định thời kỳ xây dựng, phương pháp tổ chức thi công... A. Nội dung khảo sát giai đoạn dự án khả thi. Việc khảo sát thiết kế lập dự án khả thi cũng chính là bước khảo sát thiết kế sơ bộ trước kia, trình tự tiến hành thường theo 3 bước sau : + Công tác chuẩn bị. + Công tác thực địa. + Công tác chỉnh lý và hoàn thiện số liệu. Sau đây là từng nội dung cụ thể. i. Công tác chuẩn bị Tập hợp tài liệu : Các hồ sơ khảo sát thiết kế của giai đoạn trước (nếu có), các tài liệu hoàn công, khai thác số liệu tuyến hiện có trong khu vực thiết kế. Số liệu điều tra tình hình tuyến đi qua : Tình hình dân sinh, kinh tế, văn hoá xã hội. Các bản đồ địa hình tỷ lệ : 1/50.000, 1/25.000.... Các tài liệu về địa chất, địa chất thuỷ văn, khí hậu, khí tượng ... vùng tuyến đi qua. Hệ thống mốc cao độ, toạ độ nhà nước đã có trong vùng. Tình hình giao thông trước kia, hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng xe. Chọn và vạch tuyến trên bình đồ. Căn cứ vào địa hình, lưu lượng xe chạy ở năm tương lai thứ 20, chủ trương đầu tư của nhà nước và các yếu tố khác xác định cấp hạng kỹ thuật của toàn tuyến và của từng đoạn tuyến ( V thiết kế, bề rộng nền đường, bề rộng mặt đường, tải trọng tính toán, các tiêu chuẩn hình học....) Sau khi sơ bộ chọn hướng tuyến trên bản đồ. Lựa chọn các điểm khống chế (vị trí vượt sông, vượt đèo, giao với đường sắt ... ) Chọn phương án tuyến tốt nhất để đưa ra khảo sát thực địa. Tổ chức đội khảo sát với quân số hớp lý. Dự trù máy móc và vật tư phục vụ cho công tác khảo sát. Dự định thời gian khảo sát và các trọng tâm cần lưu ý khi thu thập tài liệu tại thực địa. ii. Công tác thực địa Sử dụng bản đồ đã vạch tuyến sơ bộ đem ra hiện trường đối chiếu để hiệu chỉnh và kiểm tra các điểm khống chế. Đo đạc đường sườn mặt cắt ngang của tuyến. Với giai đoạn này thường chỉ khảo sát sơ bộ. Chiều dài tuyến được đo bằng : thước vải, thước thép, máy đo xa lắp trong máy kinh vĩ điện tử, bằng ô tô hay xe máy.... Đo cao độ : dùng máy kinh vĩ và mia, máy thuỷ bình, bằng áp kế có độ nhạy cao. Đo góc ngoặt của tuyến bằng : máy kinh vĩ thường hặc máy kinh vĩ điện tử, địa bàn có độ phân vạch nhỏ. Điều tra địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn : - Nghiên cứu tình hình đất đai, loại đất đoạn tuyến đi qua, khảo sát kỹ một số điểm xung yếu ( vùng đất yếu, đào sâu, đắp cao ) Điều tra tình hình động đất vùng tuyến đi qua. Điều tra thuỷ văn : Xác định các đường phân thuỷ, tụ thuỷ, diện tích lưu vực, lưu lượng nước các con sông suối, độ dốc sườn, mực nước lịch sử ... Sơ bộ xác định cao độ thi công trên các đoạn. Điều tra vật liệu địa phương : Sơ bộ đánh giá trữ lượng, số lượng của các mỏ vật liệu. Xác định khả năng lợi dụng đường cũ. Điều tra và xác định phạm vi giải phóng mặt bằng, khối lượng đền bù giải toả. Thu thập ý kiến của chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan đến tuyến đường khảo sát, lập các văn bản làm việc với các cơ quan và chính quyền địa phương về các kiến nghị có liên quan khi thiết kế tuyến. ii. Công tác chỉnh lý tài liệu khảo sát Các tài liệu đo vẽ và thu thập được ở ngoài thực địa phải được kiểm tra và xử lý hàng ngày để phát hiện sai sót và bổ xung kịp thời các vấn đề còn thiếu sót. Các sổ sách đo đạc, nhật ký thăm dò điều tra phải được giữ gìn cẩn thận, ghi chép rõ ràng đúng theo quy định. Hồ sơ gửi cho thiết kế sau khi đã hoàn thành công tác thực địa bao gồm : Các loại sổ sách ghi chép tại thực địa : sổ đo góc, sổ đo dài, sổ đo cao, nhật ký thăm dò địa chất, nhật ký khảo sát thuỷ văn ... Bình đồ tuyến ( tuỳ theo yêu cầu tỷ lệ bản đồ từ 1/2000 – 1/25.000 ) Trên đó có các phương án tuyến đã khảo sát, vị trí các công trình, mỏ vật liệu, các điểm toạ đô và cao độ Nhà nước. Mặt cắt dọc tuyến ( thường tỷ lệ dài lấy bằng tỷ lệ bình đồ, tỷ lệ cao bằng 10 lần tỷ lệ dài ) Các mặt cắt ngang đại diện tỷ lệ 1/200. Bảng thống kê công trình thoát nước, trên đó có thể hiện lưu lượng, dự kiến khẩu độ, chiều dài. Bình đồ, cắt dọc, trắc ngang các vị trí dự kiến có các công trình chống đỡ, công trình đặc biệt. Bình độ, mặt cắt ngang sông ở các cầu vừa và lớn, có ghi mực nước cao nhất điều tra được. Bảng thống kê đền bù giải phóng mặt bằng : đất đai, nhả cửa, mồ mả, cây cối ... trong phạm vi dự kiến chiếm dụng của nền đường tạm thời và vĩnh cửu. Thuyết minh khảo sát địa chất chung cho toàn tuyến và các điểm xung yếu. Sơ đồ nguyên vật liệu trên đó thể hiện vị trí mỏ vật liệu, có thuyết minh về chất lượng, trữ lượng, khả năng khai thác. Thuyết mnh khảo sát thuỷ văn và các loại sổ sách ghi chép thực địa, văn bản điều tra ngập lụt dọc tuyến và các vị trí vượt sông, văn bản làm việc với các địa phương và các nghành có liên quan. Sổ ghi chép và sơ đồ các điểm khống chế. Tài liệu đếm xe thực tế ( theo ngày, giờ ) và thống kê lưu lượng xe trên đường cũ. Bảng thông kê các điểm có thể bố trí lán trại. B. Nội dung và trình tự hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi. Bao gồm các nội dung chính sau Mở đầu Tên dự án, hướng tuyến cơ bản và các địa danh chính mà tuyến đi qua. Giới thiệu cơ quan lập hồ sơ. Phạm vi nghiên cứu của Dự án. Giới thiệu các phần chính của hồ sơ. Chương 1 Giới thiệu chung Tổng quan. Trình bày về chiều dài dự án, lý trình địa danh của các điểm khống chế. Các đơn vị tham gia khảo sát thiết kế. Các văn bản pháp lý. Các văn bản và quy định liên quan của Bộ GTVT. Các văn bản của các đơn vị tham gia lập dự án. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện. 4. Nguồn tài liệu sử dụng lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Chương 2 Tình hình kinh tế xã hội trong vùng Tình hình kinh tế và xã hội trong vùng ( nếu tuyến đi qua nhiều tỉnh thì tách riêng từng tỉnh ) Dân số và lao động Tổng sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế Tình hình ngân sách. Hiện trạng một số nghành kinh tế chủ yếu : Công nghiệp , Nông lâm nghiệp. Chương 3 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Teho quy hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Một số chỉ tiêu của kế hoạch trên Dự báo phát triển dân số và lao động. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của các vùng lân cận và các vùng thuộc khu vực hấp dẫn của đường. Chương 4 Các quy hoạch có liên quan đến dự án 1. Trình bầy các quy hoạch phát triển Dự án các khu đô thị, khu chế suất, khu công nghiệp, khu kinh tế mới ... 2. Quy hoạch và các Dự án về Giao thông Vận tải có liên quan tới Dự án nghiên cứu ( Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,...) 3. Quy hoạch và các Dự án khác có liên quan ( Thuỷ lợi, năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, du lịch,....) Chương 5 Hiện trạng mạng lưới giao thông trong vùng 1. Tổng quan về mạng lưới giao thông hiện tại. 2. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ : + Đối với các tuyến đường có liên quan trực tiếp đến Dự án thì cần thuyết minh chi tiết các nội dung : Chức năng trong mạng lưới chung, cấp đường và chiều dài. Tài liệu thống kê lưu lượng xe những năm gần đây. Bảng thống kê các tiêu chuẩn hình học chủ yếu của từng tuyến đường. Thống kê các công trình trên đường và các đặc trưng kỹ thuật chủ yếu. Thống kê kết cấu, chất lượng mặt đường dọc tuyến. Thống kê các công trình an toàn giao thông và các công trình khác trên đường. Đường sắt Hàng không Cảng biển Đường thủy Chương 6 đánh giá tổng quát về vân tải và dự báo nhu cầu vận tải của vùng nghiên cứu 1. Đánh giá về hiện trạng giao thông vận tải : Các phương tiện tham gia vận tải trong vùng +Đường bộ + Cảng +Hàng không Tỷ lệ khối lượng vận tải và loại hàng hoá của từng loại phương tiện. 2. Điều tra vận tải : Tại các tuyến và các điểm lập hàng về lưu lượng xe, số lượng hành khách, khối lượng hàng hoá, loại hàng hoá, loại xe lưu thông ... 3. Xác định khu vực hấp dẫn của dự án 4 Nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo 5. Dự báo nhu cầu vận tải Loại hàng, khối lượng từng loại hàng, cự ly và địa điểm vận chuyển Chương 7 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường 1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng : Nêu ý nghĩa về phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu. ý nghĩa về an ninh quốc phòng. ý nghĩa về giao thông và lịch sử. 2. Xác định những đoạn tuyến cần đầu tư sớm để mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội. Chương 8 đặc điểm các điều kiện tự nhiên 1. Mô tả chung : Trình bầy điểm đầu, điểm cuối và các điểm trung gian đặc biệt mà tuyến đi qua. Thống kê các đơn vị hành chính mà tuyến đi qua. 2. Điều kiện địa hình : Nêu đặc điểm địa hình chung toàn tuyến và đặc điểm địa hình của từng đoạn tuyến. Các tư liệu gốc về địa hình ( các điểm toạ độ, cao độ, bản đồ địa hình ), nhận xét về số liệu gốc và tình hình sử dụng các tư liệu đó. Các cơ sở pháp lý, quy trình quy phạm và thiết bị máy móc sử dụng đo đạc phục vụ quá trình nghiên cứu Dự án. Nội dung công tác khảo sát đo vẽ địa hình đã thực hiện. Kết luận. 3. Điều kiện địa chất và địa chất công trình : Điều kiện địa chất. Cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, các loại đá và lớp đất yếu b. Điều kiện địa chất công trình. Phân đoạn và mô tả tầng phủ, tầng đất đá dưới tầng phủ. Đánh giá sơ bô khả năng chịu tải, các hiện tượng địa chất có thể hoặc đã xẩy ra. c. Vật liệu xây dựng trình bầy chất lượng, trữ lượng, khả năng khai thác của các loại vật liệu có thể dùng cho Dự án của từng đoạn. d. Kết cấu mặt đường cũ của từng đoạn. 4. Đặc điểm khí tượng : Các yếu tố như : nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió của vùng nhiệt đới ... 5. Đặc điểm thuỷ văn. Trình bầy tình hình thuỷ văn dọc tuyến : mạng lưới các khe suối, lưu lượng, độ dốc lòng suối, dốc sườn, tình hình ngập lụt... Lấy số liệu ở các trạm quan trắc thuỷ văn. Chương 9 Xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật 1. Các quy trình quy phạm áp dụng. Các quy trình khảo sát. Các quy trình quy phạm thiết kế. Các thiết kế điển hình. 2. Lựa chọn quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng đoạn tuyến : Xác định quy mô xây dựng cho từng đoạn theo cấp đường. Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu cho từng cấp ( V thiết kế, Rmin, imax, Bm .... ) 3. Xác định tiêu chuẩn thiết kế cầu ( nếu có ) Khổ cầu, cấp tải trọng, cấp động đất, khổ thông thuyền .... 4. Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường : Giới thiệu hiện trạng mặt đường cũ cảu từng đoạn và các giải pháp chính khi thiết kế. Lựa chọn các loại kết cấu mặt đường áp dụng cho từng đoạn. Chương 10 Các giải pháp và kết quả thiết kế tuyến 1. Phân loại tuyến : Nêu cơ sở để phân loại và kết quả phân loại từng đoạn tuyến. 2. Kết quả khảo sát tuyến : Kết quả công tác khảo sát đo vẽ địa hình : lưới khống chế mặt bằng, độ cao. Công tác khảo sát địa hình tuyến : nội dung các công tác đã thực hiện, khối lượng và chất lượng các công tác đó. Kết quả khảo sát địa chất : công tác đo vẽ địa chất công trình, khoan đào, khảo sát mỏ vật liệu xây dựng. Kết quả khảo sát thuỷ văn : quy trình áp dụng, các tài liệu thu thập được, kết quả khảo sát thuỷ văn cầu cống dọc tuyến. 3. Kết quả thiết kế tuyến : Trình bầy các khống chế về địa hình, địa vật và lý trình của nó. Trình bầy hường tuyến và các phương án tuyến ( hường tổng quát các phương án cục bộ ) kết luận chọn tuyến. Xác định các tiêu chuẩn hình học của phương án tuyến đã chọn ( cụ thể cho từng đoạn ). Kết quả thiết kế nền đường : bề rộng nền, ta luy đào đắp ... Kết quả thiết kế mặt đường : bề rộng mặt đường, lề đường, các loại kết cấu áo đường áp dụng. Hệ thống thoát nước trên đường : rãnh biên, rãnh đỉnh, cống ... Các công trình phòng hộ : tường chắn, gia cố mái ta luy, kè... Các nút giao thông. 4. Các công trình an toàn giao thông 5. Các công trình phục vụ khai thác : trạm thu phí, cây xăng, trạm nghỉ .... 6. Tổng hợp các khối lượng chính của phương án tuyến chọn : Khối lượng xây dựng nền mặt đường. Khối lượng công trình làm mới : cầu, cống. Chương 11 Tổng mức đầu tư và phân kỳ đầu tư 1. Các căn cứ lập tổng mức đầu tư : Giới thiệu chung : Tên Dự án, các cộng tác và khối lượng để tính tổng mức đầu tư. Các căn cứ lập tổng mức đầu tư : các nghị định, thông tư, quyết định và các văn bản của Nhà nước và địa phương đang áp dụng. Cấu thành và phương pháp tính tổng mức đầu tư. 2. Các phương án đầu tư : Các căn cứ xây dựng phương án đầu tư ( theo giai đoạn và theo hạng mục ) 3. Tổng mức đầu tư : Bảng tổng hợp kết quả tổng mức đầu tư. Chương 12 đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án : Đánh giá theo các chỉ số : hiệu số thu chi NPV,tỷ số thu chi (B / C ), giá trị lợi nhuận (MPV), thời gian hoàn vốn (T), tỷ lệ giữa lợi ích năm đầu khai thác so với chi phí của Dự án, tỷ suất nội hoàn (IRR). Trình bày phương pháp đánh giá, các đại lượng đầu vào. 2. Kết quả tính toán. 3. Kết luận và kiến nghị. Chương 13 đánh giá tác động môi trường Giới thiệu chung : Tình hình tài liệu , số liệu làm căn cứ để đánh giá. Phạm vi nghiên cứu và hệ thống qui trình qui phạm áp dụng. Hiện trạng môi trường : Nêu đặc điểm chung về địa hình địa mạo, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, hiện tượng xói mòn, chất lượng môi trường, chất lượng nước, hệ sinh thái, đặc điểm kinh tế xã hội. 3 . Đánh giá tác động môi trường : Đánh giá sự tác động đến các yếu tố cụ thể của môi trường như : nước, không khí, tiếng ồn, các hệ sinh thái, đời sống cộng đồng và hoạt động kinh tế, phong tục tập quán các dân tộc vùng tuyến đi qua. 4 . Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường : Đề xuất các biện pháp giảm thiểu về : xói lở, bào mòn đất, ô nhiễm bụi và tiếng ồn, ô nhiễm nước, tác động đến hệ sinh thái, tác động đến kinh tế xã hội... chương 14 thực hiện dự án 1 . Phân kỳ đầu tư và yêu cầu tài chính 2 . Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 +Bước thiết kế kỹ thuật – thi công + Kế hoạch giải phóng mặt bằng + Bước thi công 3 . Cơ quan thực hiện Chương 15 Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận : Nêu tính cấp thiết của Dự án và khả năng đầu tư xây dựng theo từng quy mô phù hợp với từng đoạn. 2. Kiến nghị : Về quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu cho từng đoạn. Các phương án đầu tư xây dựng : tổng mức đầu tư cho từng phương án theo những trường hợp vốn đầu tư nhiều hay ít. Nêu các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu trong giai đoạn sau. * hồ sơ thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công A. Nội dung khảo sát thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công. I. Nội dung công tác thực địa Công tác chuẩn bị : Nghiên cứu kỹ hồ sơ Dự án khả thi. Trong trường hợp không có hồ sơ Dự án khả thi thì phải đi hiện trường thu thập các số liệu như bước Dự án khả thi nhưng ở mức độ khái quát. Lập kế hoặch tổ chức các bước khảo sát ở hiện trường. Lập đề cương đo đạc và khảo sát chi tiết tại thực địa. Chuẩn bị các loại dụng cụ máy móc, văn phòng phẩm phục vụ đo vẽ. Thành lập tổ đội theo mô hình hợp lý và có đủ các kỹ thuật viên chuyên ngành. Công tác khảo sát ở hiện trường. a. Khảo sát tuyến. Phóng tuyến, định đỉnh ( thường do chủ nhiệm Dự án quyết định ). Phát quang dọc theo hướng đã chọn. Tiến hành đo đác các yếu tố : góc ngoặt, chiều dài cánh tuyến... Cắm các đường cong theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được duyệt. Cắm các cọc lý trình và các cọc thay đổi địa hình hoặc các công trình trên đường. Tiến hành đo co độ chi tiết tại các cọc dựa vào hệ thống mốc đã có ở bước trước. Đo mấu toạ độ các cọc đỉnh, cọc Km vào hệ thống mốc toạ độ đã có doạ tuyến. Phải cố định tuyến bằng các cọc bê tông tại điểm đầu, điểm cuối và các đỉnh đường cong. Đo lập bình đồ địa hình các cầu, cống lớn, nút giao và các vị trí thiết kế các công trình chống đỡ. Điều tra đo đạc phạm vi giải phóng mặt bằng. b. Khảo sát địa chất : Điều tra đo vẽ mặt cắt dọc địa chất dọc theo tim tuyến. Điều tra đo vẽ địa chất tại các công trình : cầu, cống, công trình chống đỡ ( bằng quan sát, đào, khoan ... ). Điều tra về tình hình vật liệu xây dựng. c. Khảo sát thuỷ văn : Điều tra tình hình ngập lụt dọc tuyến và tại vị trí các công trình vượt sông. Điều tra, khoanh lưu vực và gắn vị trí các công trình thoát nước vào bản đồ địa hình. Lập các văn bản điều tra mực nước có xác nhận của địa phương. Lập các văn bản có liên quan đến các nghành các địa phương. Công tác khác : Kiểm tra số sách hàng ngày và chỉnh lý số liệu kịp thời nếu có sai sót khi đo vẽ. Lập mặt cắt dọc tuyến tỷ lệ dài 1/1000, tỷ lệ cao 1/100 hoặc 1/2000 và 1/200. Vẽ bình đồ tuyến theo tỷ lệ 1/1000 hoặc 1/2000. Vẽ tất cả các mặt cắt ngang tại tất cả các cọc trên tuyến theo tỷ lệ 1/200. Vẽ bình đồ khu vực các cầu, cống lớn, công trình chống đỡ với tỷ lệ 1/200 – 1/500. Lập mặt cắt địa chất dọc tuyến và tại các công trình. Vẽ sơ đồ nguyên vật liệu, sơ đồ hệ thống mốc cao độ. Thuyết minh khảo sát địa chất. Tính toán lưu lượng các công trình thoát nước và lập bảng thống kê. Tính toán mực nước thiết kế dựa theo số liệu điều tra ngập lụt dọc tuyến. Viết thuyết minh khảo sát thuỷ văn. II. Nội dung công tác thiết kế Thiết kế bình đồ tuyến : việc này thường được chủ nhiệm Dự án quyết định tại thực địa khi khảo sát đo đạc. Thiết kế trắc dọc : Trắc dọc phải được thiết kế chính xác theo các tài liệu khảo sát đo đạc địa hình, địa chất thuỷ văn dọc tuyến. Trắc dọc phải thoả mãn các yêu cầu về cao độ khống chế : điểm đầu, điểm cuối, các điểm vượt đèo, giao nhau với đường sắt ... Trắc dọc phải được thiết kế phối hợp với bình đồ, trắc ngang để bảo đảm sự hài hoà. Trong mọi trường hợp đường đỏ phải được thiết kế không vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bản vẽ trắc dọc phải được lập theo mẫu quy định. 3. Thiết kế trắc ngang đường : Trong điều kiện bình thường về địa chất, về chiều cao đào đắp thì sử dụng trắc ngang định hình. Trong những trường hợp cá biệt như : đào sâu, đắp cao, qua vùng đất yếu ... thì phải thiết kế đặc biệt và kèm theo các biện pháp xử lý và kiểm toán ổn định nền đường. Thiết kế các công trình trên đường : Phải xác định chính xác vị trí của chúng trên trắc dọc và bình đồ, cấu tạo và kích thước của chúng phải được tính toán chính xác, chi tiết dựa theo các số liệu khảo sát đo đạc, trong giai đoạn khảo sát kỹ thuật phải có luận chứng kinh tế so sánh phương án. 5. Thiết kế mặt đường : Căn cứ vào các chỉ tiêu cơ lý đã xác định qua các thí nghiệm với từng đoạn để quyết định thiết kế kết cấu mặt đường. Tuy nhiên không nên phân đoạn quá nhỏ vì không thuận lợi cho thi công. Việc tính toán kết cấu mặt đường dựa vào mô đun yêu cầu Eyc và mô đun đàn hồi của nền đất E0 và thể hiện trong hồ sơ. 6. Thiết kế các công trình khác trên đường và các công trình có liên quan đến tuyến đường : Thiết kế chi tiết các nút giao, cọc tiêu biển báo, công trình phụ trợ. 7. Tính toán khối lượng xây dựng : - Việc tính toán khối lượng xây dựng được thực hiện chi tiết chính xác cho tựng hạng mục của công trình, làm cơ sở để lập hồ sơ dự toán công trình. 8. Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật : Bình đồ TL 1:1000;1:2000 Trắc dọc đường : Tỷ lệ đứng gấp 10 lần tỷ lệ ngang, có cao độ thiên nhiên , cao độ thiết kế ,cự ly lẻ,cự ly cộng dồn,tên cọc và các yếu tố đường cong, vị trí cống ,khẩu độ cống,độ dốc dọc ,chiều dài dốc Trắc ngang đường : Tỷ lệ 1:100,1:200, Trên trắc ngang thể hiện cao độ thiên nhiên,thiết kế ,cự ly lẻ từ tim ra, tên cọc,lý trình, cao độ thi công tại tim đường, độ dốc taluy, bán kính đường cong ,mở rộng tim , độ dốc siêu cao ... Bản vẽ kết cấu áo đường: phương án áo đường cho từng giai đoạn đầu tư. Trên đó ghi đầy đủ các số liệu như loại vật liệu ,yêu cầu đối với vật liệu : Chiều dày, Eđàn hồi ,lí trình sử dụng. Bản vẽ rãnh thoát nước dọc tuyến. Bản vẽ trắc dọc ,trắc ngang rãnh ,vật liệu gia cố. Bản vẽ quy hoạch hệ thống thoát nước ngầm. - Bản vẽ cống : TL: 1/50. Bản vẽ cống được lập cho mỗi cống có thể hiện đầy đủ bình đồ vị trí công trình,mặt cắt dọc và mặt cắt cống chỉ rõ đường mặt đất tự nhiên các lớp địa chất,đường thiết kế có tính toán thuỷ văn,thuỷ lực . Cầu nhỏ : Tỷ lệ 1:50 hoặc 1:100; Các yêu cầu tương tự như đối với cống Các công trình đặc biệt : Kè ,sử lý chống xói Nút giao nhau : (TL 1/500) trên đó có vẽ đường dẫn tới nút ,mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của đường, sơ đồ đường tim ,mép đường của các nhánh tuyến tại nút và các hướng đi, các đảo và giải phân cách ,các bán kính thiết kế của đảo , chiều dài các đoạn vuốt nối,cong,mở rộng ... Bản vẽ các công trình an toàn giao thông vượt tuyến : Phần giải phân cách ,tôn lượn sóng ,bó vỉa,gia cố mái taluy. Bản vẽ cấu tạo cọc tiêu BTCT. Bản vẽ chi tiết lan can tôn lượn sóng, vạch sơn đường, cấu tạo bó vỉa ,giải phân cách... Các công trình ngầm nếu có, Các công trình phục vụ khác dọc tuyến III. Hồ sơ tổng dự toán công trình giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Giới thiệu chung : Tên công trình, chiều dài, lý trình đầu, cuối, địa danh vùng tuyến đi qua. Đặc điểm dân cư, điều kiện kinh tế – xã hội. Quy mô xây dựng công trình : Cấp đường, các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu. Các phương án thiết kế mặt đường. Phương án tổ chức thi công các hạng mục : nền đường, mặt đường, cống. 2. Các căn cứ lập dự toán : Trình bầy các định mức, đơn giá và các thông tư, quyết định, các thông báo giá của các địa phương nơi có công trình. 3. Cơ sở tính toán : Trình bầy các cơ sở để tính : khối lượng theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thông báo giá của địa phương về các loại VLXD. Vị trí các điểm và loại VLXD cùng cự ly vận chuyển. 4. Tổng kinh phí : Trình bày tổng kinh phí cho từng Dự án, lập bảng so sánh các loại chi phí cho các phương án. Các bảng tính tổng dự toán toàn bộ công trình và cho từng hạng mục và đơn giá áp dụng cho từng công việc. Phần 3 Nghiên cứu một số định hình cống I. Một số quy định về cống tròn theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 159- 86 1- Quy cách 1-1. Đường kính cống tròn bê tông cốt thép được chọn làm kích thước cơ bản để tiến hành thiết kế các mô đun kích thước trong xây dựng cống tròn BTCT lắp ghép. Đường kính cơ bản gồm các khẩu độ sau :D= 0.5m; 0.75m; 1m; 1.25m; 1.5m; 2m. 1-2. Cống tròn thoát nước bằng BTCT gồm bốn bộ phận : - Móng cống ( tấm đỡ, khối móng ) - Thân cống ( ống cống ) - Cửa cống ( Tường đầu, tường cánh, thân cống ) - Kết cấu gia cố cửa vào và ra 1-3. Miệng cống tròn thường được làm theo hai dạng sau - Cống tròn miệng thẳng - Cống tròn miệng loe 1-4. Cống tròn thường được làm một cửa,hai cửa hoặc ba cửa.Đường kính ống cống và số lượng cửa cống được xác định theo lưu lượng thoát nước và chiều cao nền đường song nên ưu tiên dùng các cống có đường kính lớn,ít cửa cống 1-5. Khi cần xây dựng cống tròn nhiều cửa thì khoảng cách đường tim các cống lấy theo bảng sau : khoảng cách tim ống cống Đường kính trong 75 100 125 150 200 Khoảng cách tim cống 112 144 178 212 276 1-6. Chiều dài ống cống thường dùng từ 1- 3m, chiều dài đốt cống loe là 1.32m. Chiều dài đoạn cống ( bao gồm các đốt cống ) chọn dùng từ 2-5m.Các mạch nối của các khối móng và ống cống phải đặt so le. Mạch nối của các đốt cống và các khối móng rộng 1cm và phải trát kín bằng vữa xi măng mác 150. Giữa và các đoạn cống phải làm khe chống lún rộng 3cm. Khe chống lún trát kín bằng vật liệu cách nước đàn hồi. Phía ngoài khe chống lún phải phủ lớp phòng nước rộng 25cm. 1-7. Cống tròn BTCT khẩu độ D=0.5m và D=0.75m chỉ làm cửa cống miệng thẳng. Chiều dài đoạn cống là 1.15m. ở cửa vào và cửa ra xây dựng tường đầu, khối nón và sân cống. Hiện nay chỉ áp dụng cho chế độ nước chảy tự do và chế độ nước chảy nửa áp . 1-8. Cống tròn BTCT khẩu độ D=1.00;1.25; 1.5 ;2.00m làm cửa cống dạng miệng loe hay miệng thẳng. ở cửa ra và cửa vào xây dựng tường đầu, tường cánh chéo và sân cống. Góc mở tường cánh chéo là 200 . Chiều dài cống miệng loe là 1.68m. Cửa cống miệng loe được áp dụng cho nước chảy theo chế độ tự do và chế độ có áp. 1-9. Cống không dùng móng cọc,phải đặt dưới nền đắp với độ vồng xây dựng bằng 1/80H trên đất cát và bằng 1/50H trên đất sét (H là chiều cao nền đắp ). ở nền đất yếu khi xác định độ vồng xây dựng của cống phải xét đến độ lún dự kiến do trọng lượng đất đắp có thể tạo nên theo chỉ dẫn của " Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn '' của Bộ GTVT. 1-10. Để tránh ứ nước ( nhất là trong thời kỳ mới khai thác ) dù ở điều kiện nào cao độ đáy cống ở cửa vào cũng phải cao hơn cao độ đáy cống ở đoạn giữa. Độ dốc dọc của đáy cống phải làm lớn hơn độ dốc làm giới. Khi xây dựng độ dốc dọc cống lớn hơn 5% thì phải có biện pháp đặc biệt để ổn định móng và nền đường. 1-11. Cống dưới nền đường có thể bố trí vuông góc với tim đường, chéo với tim đường . Khi cần xây dựng cống chéo thì góc kẹp giữa tim cống và tim đường thì nên dùng 450, 600và 750. 1-12. Bề dày thành cống dùng nhỏ nhất là 8cm và tăng dần theo mô đun là 20mm . 1-13. Tuỳ theo điều kiện đất nền kết cấu móng của cống tròn BTCT có thể sủ dụng các dạng sau:Với đường ô tô 1. Cống đặt trực tiếp lên lớp đệm bằng đá dăm + cát +đất sét 2. Cống đặt trên các tấm đỡ ống cống đục sẵn 3. Cống đặt trên các khôí móng đổ tại chỗ. Với khối móng lắp ghép, cung tiếp xúc giữa ống cống với khối móng tính theo góc tâm là 900 .Với các lớp đệm và khối móng đúc tại chỗ cung tiếp xúc tính theo góc tâm là 1100. - Cống đặt trên các lớp đệm - Khối móng đúc tại chỗ - Khối đỡ đúc sẵn - Khối móng đúc sẵn 1.14. Các tấm đỡ ống cống tròn đúc dày 25cm, dài 100cm,150cm,200cm. Các tấm đỡ ống loe đúc dày 25cm dài 132cm. Các khối móng đúc dày 50cm, dài 100cm,150cm,và 200cm. 1.15. Các khối đầu tường cống tròn dùng bề dày thống nhất là 35cm. Các khối tường cánh chéo và tường đầu dày 20cm. 1.16. Thành phần lớp đá dăm đệm gồm có 70% đá 4-6cm;20% cát; 10% đất sét. 1.17. Để gắn các khối lắp ghép dùng vữa xi măng mác 150. Mạch vữa dày 1cm 1.18. Các cấu kiện của cống phải dùng BTXM mác 200 cho cấu kiện đúc sẵn và mác 150 cho bộ phận đổ bê tông tại chỗ. Bê tông phải đảm bảo không thấm nước và chịu được ăn mòn. 1.19. Các cấu kiện của BTCT dùng thép mác tanh và thép lò thổi ôxy cấp CI và CII mác CT-3 và CT-5 theo các GOST 5781-61 và GOST 380-63 để làm cốt thép không căng trước. Đường kính thanh cốt thép chịu lực không được nhỏ hơn 8mm. Đuờng kính thanh cốt thép đai không được nhỏ hơn 6mm. 1.20. Mặt thẳng đứng và mặt thẳng nghiêng của các bộ phận cống tròn tiếp giáp với đất phải quét lớp cách nước bằng bitum. Mặt ngoài của ống cống làm lớp cách nước cấu tạo bằng một lớp sơn bitum và 2 lớp cao amiăng nhựa đường dày 1.5-3mm. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị đã tạo cho chúng em có điều kiện được tiếp xúc với thực tế , từ đó có một cách nhìn tổng quát hơn giữa lý thuyết đã được học và áp dụng chúng vào các công trình hiện nay. Đợt thực tập này rất bổ ích đối với em vì khi đối chiếu tự bản thân sự hiểu biết đang còn rất hạn chế , em đang còn rất ngỡ ngàng mỗi lần thấy các công trình đang cần được thiết kế nâng cấp để sao cho phù hợp với sự phát triển của từng tỉnh nói riêng và cả nước ta nói chung. Phải có kiến thức cơ bản của môn Đường thật vững chắc , áp dụng tất cả các môn học có liên quan nữa .Để mang được lợi ích cho công ty mình đang làm việc mà còn lớn hơn nữa mang lại chất lượng , lợi ích cho đất nước của chúng ta .Ngoài ra không phải tất cả mọi tình huống xảy ra thực tế được đưa vào trong sách vở đã học các thầy cho kiến thức cơ bản có áp dụng được hay không còn tùy thuộc khả năng và sự học hỏi hàng ngày của mỗi bản thân sinh viên chúng em .Chỉ có bắt tay vào công việc cụ thể mà tự nâng cao, khẳng định trình độ của mình . Rất có nhiều việc khác nhau nhưng trong đợt tốt nghiệp này em xin được làm chuyên đề của làm tường chắn ở những nơi nền đất không ổn định . Em hứa sẽ đọc sách và xử lý tốt các công trình cụ thể để xứng đáng với mong muốn của các thầy cô giáo Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC454.doc
Tài liệu liên quan