Bốn là, quy định về trình tự, thủ tục
mua nợ của VAMC
Hướng đến một thị trường mua bán
nợ cạnh tranh và để tạo thuận lợi cho các
bên tham gia mua bán nợ cũng như đảm
bảo tính thống nhất khi tiến hành hoạt
động mua bán nợ, pháp luật cần xây dựng
quy trình chung cho hoạt động này. Theo
đó, hoạt động mua bán nợ của các chủ thể
trong đó có VAMC có thể tiến hành theo
quy trình thống nhất như sau:
Bước 1. Tổ chức tín dụng tiến hành rà
soát và xem xét việc bán nợ
Bước 2. Tổ chức tín dụng lựa chọn
phương thức bán nợ
Bước 3. Đàm phán, thỏa thuận các
điều khoản về mua bán nợ và kí kết hợp
đồng mua bán nợ
Bước 4. Tổ chức tín dụng gửi thông
báo bằng văn bản về việc mua bán nợ cho
khách hàng và bên có liên quan biết
Bước 5. Bên mua nợ và bên bán nợ thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận,
cam kết trong hợp đồng mua bán nợ.
Tóm lại, để tiến trình xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả từ đó
xây dựng nền tài chính vững mạnh, ổn
định phục vụ cho các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, việc sửa đổi các quy định
của pháp luật về hoạt động của VAMC
cho phù hợp với thực tiễn là điều hết sức
cần thiết và cấp bách.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quy định về hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - Hạn chế, bất cập và kiến nghị sửa đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ...
TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM - HẠN CHẾ,
BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI
kHÚC tHị PHưƠNg NHUNg* - trẦN tHị tHU traNg**
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam (Vietnam Asset Management Company - VAMC) là một trong những
chủ thể có vai trò quan trọng trong việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, một số quy định về hoạt động của VAMC vẫn còn có những bất cập, hạn
chế và thể hiện những điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, việc
sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động của VAMC là điều cần thiết.
Từ khóa: Nợ xấu; công ty quản lý tài sản; mua, bán nợ xấu.
Ngày nhận bài: 28/5/2019; Ngày biên tập xong: 10/6/2019; Ngày duyệt đăng:
29/5/2020.
Vietnam asset Management Company – VaMC is one of the key subjects
in dealing with bad debts in commercial banks. However, some regulations
about VaMC’s operation have witnessed inadequacies, limitations that are no
longer suitable to the actual situation. therefore, it is essential to amend and
supplement a number of regulations on VaMC’s operation.
keywords: Bad debts, asset management company, bad debts purchasing.
1. quy định về hoạt động của (VaMC)
và một số bất cập, hạn chế
VAMC (sau đây gọi tắt là “Công
ty”) là Công ty TNHH một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn
điều lệ được thành lập theo Nghị định
số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của
Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
của các TCTD Việt Nam và Quyết định
thành lập số 1459/2013/QĐ-NHNN ngày
27/6/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà
nước Việt Nam về việc thành lập Công
ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản
của các TCTD Việt Nam.
1Theo đó, VAMC là một tổ chức có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch
toán độc lập, được mở tài khoản tại Kho
bạc nhà nước và các ngân hàng thương
mại theo quy định của pháp luật. Theo địa
vị pháp lý này, trong quá trình hoạt động,
VAMC chịu sự chỉ đạo của Chính phủ,
Ngân hàng nhà nước (NHNN), trong đó
NHNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ
có trách nhiệm trực tiếp giám sát hoạt
động của VAMC (thông qua Cơ quan
Thanh tra, Giám sát ngân hàng). NHNN
là đại diện quản lý vốn sở hữu của Nhà
* Tiến sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
** Thạc sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Một Số qUy địNH VỀ HOạt độNg Của CôNg ty qUẢN LÝ...
44 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
nước tại VAMC. Hoạt động của VAMC
phải chịu sự quản lý nhà nước, thanh
tra, giám sát của NHNN. Có thể thấy,
việc NHNN được Chính phủ giao tham
gia giám sát hoạt động của VAMC là phù
hợp, bởi lẽ mục tiêu thành lập VAMC là
để giải quyết bài toán nợ xấu cho hệ thống
NHNN, để NHNN điều hành chính sách
tiền tệ và hệ thống ngân hàng hiệu quả.
Do đó, việc NHNN trực tiếp là chủ sở
hữu để quyết định các vấn đề quan trọng
của VAMC hay giám sát, kiểm tra VAMC;
hướng dẫn nghiệp vụ mua, bán và xử lý
nợ xấu của VAMC sẽ đảm bảo hoạt động
của VAMC sát với mục tiêu điều hành nền
kinh tế tiền tệ của NHNN.
Tuy nhiên, việc NHNN giữ vai trò
quan trọng, then chốt và chủ đạo trong
hoạt động của VAMC, chỉ đạo và giám
sát xuyên suốt hoạt động của VAMC cũng
có thể là một trong những yếu tố làm
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
VAMC. Bởi lẽ, NHNN là cơ quan quản lý
nhà nước, chức năng, nhiệm vụ và hoạt
động theo quy định của pháp luật và
mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện các
chính sách, chủ trương của Chính phủ về
kinh tế - xã hội. Do đó, các hoạt động của
VAMC không hoàn toàn độc lập và có thể
bị áp đặt để thực hiện các nhiệm vụ mang
tính chính trị. Điều này khiến cho phương
hướng hoạt động của VAMC mang đậm
dấu ấn của nhà nước, khó có thể phát
triển theo quy luật của thị trường và thực
tiễn. Thực tế có một số bất cập đối với các
quy định liên quan đến VAMC như sau:
Thứ nhất, quy định về vốn của VAMC
Theo quy định của pháp luật tại thời
điểm thành lập, vốn điều lệ của VAMC
là 500 tỷ đồng Việt Nam, toàn bộ nguồn
vốn do ngân sách nhà nước cấp. Từ 2015,
vốn điều lệ của VAMC được tăng lên là
2.000 tỷ đồng. Và tại Quyết định số 1058/
QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý
nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”, số vốn điều
lệ của VAMC tiếp tục được tăng lên. Theo
đó, với lộ trình thực hiện tăng đủ 5000 tỷ
đồng vốn điều lệ cho VAMC ở giai đoạn
2017 - 2018 và đủ 10.000 tỷ đồng ở giai
đoạn 2019 - 2020.
Ngoài vốn điều lệ, VAMC có các
nguồn vốn huy động từ trái phiếu đặc
biệt do VAMC phát hành theo quy định
của NHNN và các nguồn vốn huy động
khác theo quy định của pháp luật đối với
Công ty TNHH một thành viên do nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Với số vốn điều lệ như hiện tại và lộ
trình tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng cho
VAMC vào năm 2020, có thể thấy quy mô
vốn này thấp hơn rất nhiều so với quy mô
nợ xấu của các TCTD. Số vốn điều lệ này chỉ
đại diện cho vốn lưu động, còn việc mua lại
toàn bộ các khoản nợ xấu của các TCTD là
khó khả thi trong bối cảnh VAMC thực hiện
mua bán nợ xấu theo nguyên tắc không
dùng vốn ngân sách nhà nước.
Hơn nữa, việc VAMC phát hành trái
phiếu đặc biệt để mua nợ xấu thì thực chất
khoản nợ của TCTD chưa được xử lý dứt
điểm. Như vậy, cho dù vốn điều lệ đã tăng
nhưng nhu cầu của VAMC vẫn cần thêm
vốn để tạo điều kiện cho phương án mua
nợ theo giá trị thị trường và xử lý dứt điểm
nợ xấu. Như vậy, năng lực vốn hiện tại của
VAMC mới chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ
nghĩa vụ xử lý nợ xấu của tổ chức này. Hay
nói cách khác, với mức vốn này, VAMC vẫn
chưa đủ khả năng để đáp ứng kỳ vọng của
nhà nước cũng như xã hội trong việc giải
quyết khối lượng nợ xấu hiện nay. Do vậy,
cần sửa đổi chính sách về vốn hoạt động
KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG - TRẦN THỊ THU TRANG
45Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
của VAMC để tránh ảnh hưởng đến tình
hình ngân sách nhà nước.
Thứ hai, quy định về mục tiêu hoạt
động của VAMC
Một trong những mục tiêu hoạt động
của VAMC đã được xác định rõ ngay từ
khi thành lập là: “Lấy thu bù chi và không
vì mục tiêu lợi nhuận”1. Với mô hình công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và
mục tiêu hoạt động nêu trên, có thể hiểu
mong muốn của Chính phủ khi thành lập
VAMC nhằm tạo ra một định chế hoạt
động phi lợi nhuận, thực hiện nhiệm vụ
chính trị - kinh tế.
VAMC không được quyền xác định
động cơ trong kinh doanh. Mục tiêu phi
lợi nhuận mà Chính phủ đặt ra khiến
cho hoạt động của VAMC chưa có tính
chủ động, làm cản trở hoạt động nhanh
chóng xử lý nợ xấu đã mua của VAMC.
Theo cơ chế hiện nay, VAMC có quyền trả
lại khoản nợ xấu đã mua cho tổ chức tín
dụng nếu khi hết thời hạn của trái phiếu
đặc biệt mà khoản nợ đã mua vẫn không
thu hồi được. Việc không đặt ra mục tiêu
lợi nhuận đồng nghĩa với việc không phải
chịu áp lực thua lỗ trong kinh doanh, dẫn
đến hậu quả làm giảm động lực xử lý nợ
xấu đã mua của VAMC.
Thứ ba, quy định về điều kiện của
khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá
trị thị trường
VAMC tiến hành hoạt động mua nợ
của TCTD theo một trong hai phương
thức: (i) Mua theo giá trị ghi sổ bằng Trái
phiếu đặc biệt; hoặc (ii) Mua theo giá trị
thị trường. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập
1 Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ–CP
ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ
chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam
đến nay, hoạt động mua nợ của VAMC chủ
yếu được thực hiện theo phương thức mua
theo giá trị ghi sổ bằng Trái phiếu đặc biệt.
Theo báo cáo tài chính năm 2015 và 2016,
tính đến 31/12/2014, VAMC đã phát hành
106.770 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt theo
mệnh giá để mua nợ xấu. Con số này đã
tăng lên là 195.415 tỷ đồng vào năm 2015
và 207.684 tỷ đồng vào năm 20162. Để mua
khoản nợ xấu theo giá trị thị trường bằng
phát hành trái phiếu đặc biệt, khoản nợ
xấu đó ngoài việc phải đáp ứng đủ các điều
kiện của khoản nợ xấu được mua còn phải
đáp ứng được thêm một số điều kiện khác
như: (i) Được đánh giá có khả năng thu hồi
đầy đủ số tiền mua nợ xấu; (ii) Tài sản bảo
đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát
mại hoặc khách hàng vay có triển vọng
phục hồi khả năng trả nợ3.
Như vậy, hiện nay pháp luật quy định
các điều kiện đối với các khoản nợ xấu mà
VAMC được mua theo giá trị thị trường quá
chặt chẽ. Để VAMC mua khoản nợ đó, đòi
hỏi khoản nợ phải đáp ứng tất cả chứ không
quy định theo hướng linh hoạt là đáp ứng
một trong các điều kiện. Đây cũng chính
là một trong số những nguyên nhân khiến
cho hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị
trường của VAMC hiện nay hoạt động cầm
chừng và tỷ lệ còn khiêm tốn trên thực tế.
Hơn nữa, quy định như vậy cũng tỏ
ra không phù hợp ở chỗ, nếu khoản nợ đã
đáp ứng đủ điều kiện để bán cho VAMC
thì các khoản nợ này được coi là khoản
nợ “không hề xấu”. Khi đó, các TCTD sẽ
không có nhu cầu bán mà muốn tự xử lý.
Đây là vấn đề mà Chính phủ phải
2 Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
– VAMC, Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 http://
sbvamc.vn/bao-cao-tai-chinh-nam-2016/, đăng ngày
19/3/2018
3 Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP
Một Số qUy địNH VỀ HOạt độNg Của CôNg ty qUẢN LÝ...
46 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
thực sự quan tâm và có định hướng đúng
đắn nhằm giải quyết vướng mắc, khó
khăn cho VAMC liên quan đến việc mua
bán nợ theo giá trị thị trường.
Thứ tư, quy định về trình tự, thủ tục
mua nợ của VAMC
Trường hợp VAMC mua nợ xấu bằng
trái phiếu đặc biệt, mua nợ xấu trong trường
hợp NHNN yêu cầu TCTD phải bán nợ cho
VAMC, hoạt động mua bán nợ phải tuân
thủ trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư
số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của
Ngân hàng nhà nước quy định về mua, bán
và xử lý nợ xấu của VAMC (sau đây gọi tắt
là Thông tư số 19). Cụ thể như sau:
Bước 1: VAMC kiểm tra hồ sơ đề nghị
mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị mua nợ
của TCTD, Công ty quản lý tài sản phải
tiến hành kiểm tra hồ sơ và yêu cầu TCTD
bán nợ bổ sung khi cần thiết.
Ở giai đoạn này, hoạt động kiểm tra
hồ sơ của VAMC là kiểm tra tính hợp lệ
của hồ sơ đề nghị mua nợ xấu bằng trái
phiếu đặc biệt. Hồ sơ này do TCTD có
khoản nợ xấu đề nghị bán phải lập và
phải đầy đủ các loại giấy tờ sau: (i) Giấy
đề nghị mua nợ theo mẫu của VAMC; (ii)
Danh sách, thông tin về các khoản nợ xấu
theo yêu cầu của VAMC; đánh giá thực
trạng từng khoản nợ xấu, khách hàng vay
mà TCTD đề nghị bán cho VAMC (thời
gian đã quá hạn, thực trạng tài chính và
hoạt động của khách hàng vay, bên bảo
đảm, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi
vốn); đề xuất thời hạn của trái phiếu đặc
biệt tương ứng với từng khoản nợ xấu;
(iii) Văn bản cam kết về khoản nợ xấu
chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của
TCTD bán nợ, tài sản bảo đảm của khoản
nợ xấu không có tranh chấp tại thời điểm
mua, bán nợ; (iv) Bản sao hợp đồng tín
dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua
trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo
đảm tài sản do người đại diện hợp pháp
của TCTD bán nợ xác nhận; (v) Bản sao hồ
sơ, giấy tờ liên quan đến khoản nợ xấu, tài
sản bảo đảm và khách hàng vay, bên bảo
đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ do người đại
diện hợp pháp của TCTD bán nợ xác nhận
theo yêu cầu của VAMC. Ngoài ra, những
văn bản, hợp đồng trong hồ sơ phải được
ký, ký kết bởi chủ thể có thẩm quyền và
được công chứng, chứng thực, đăng ký
theo quy định của pháp luật (nếu có).
Như vậy, TCTD bán nợ phải chịu trách
nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và trung
thực của hồ sơ, tài liệu, văn bản liên quan
đến tài sản bảo đảm, khách hàng vay, bên
bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ và khoản
nợ xấu bán cho VAMC.
Bước 2: VAMC thẩm định và xét duyệt
mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
Thẩm định và xét duyệt mua nợ xấu
bằng trái phiếu đặc biệt thực chất là việc
thẩm định, đối chiếu hồ sơ đề nghị mua
nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt do TCTD
cung cấp với các điều kiện để khoản nợ
xấu được Công ty Quản lý tài sản mua
bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của
pháp luật như các điều kiện về: (i) phạm
vi khoản nợ xấu; (ii) khoản nợ xấu phải có
tài sản bảo đảm; (iii) tính hợp pháp của
khoản nợ, tài sản bảo đảm và tính hợp lệ
của hồ sơ, tài liệu; (iv) về việc khách hàng
vay còn tồn tại; (v) về giá trị ghi sổ số dư
nợ gốc của khoản nợ xấu. Trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của
pháp luật, Công ty Quản lý tài sản xem
xét, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ
sơ và có văn bản trả lời tổ chức tín dụng về
việc mua hoặc không mua các khoản nợ
KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG - TRẦN THỊ THU TRANG
47Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
xấu. Trường hợp không mua nợ, văn bản
trả lời phải nêu rõ lý do.
Bước 3: VAMC và TCTD kí kết hợp
đồng mua bán nợ
Trên cơ sở thẩm định các điều kiện
có liên quan đến hoạt động mua nợ xấu
bằng trái phiếu đặc biệt, nếu khoản nợ
xấu đáp ứng đủ các điều kiện luật định
và hồ sơ đề nghị mua nợ xấu do TCTD
lập đảm bảo tính hợp lệ thì VAMC và
TCTD sẽ đàm phán, kí kết hợp đồng
mua, bán nợ. Theo đó, trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
văn bản thông báo đồng ý mua nợ của
Công ty Quản lý tài sản, TCTD và Công
ty Quản lý tài sản tiến hành kí kết hợp
đồng mua, bán nợ.
Bước 4: TCTD bán nợ thực hiện nghĩa
vụ của mình với các chủ thể có liên quan
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày kí hợp đồng mua, bán nợ, TCTD
bán nợ phải thông báo cho khách hàng
vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm
về nội dung bán nợ để biết và thực hiện
nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.
Bước 5: VAMC tiếp tục thực hiện các
quyền có liên quan
Sau khi kí kết hợp đồng mua, bán
nợ, Công ty quản lý tài sản tiếp tục kiểm
tra, thu thập thông tin và đánh giá khách
hàng vay, khoản nợ xấu, tính chính xác,
trung thực của hồ sơ, tài liệu liên quan
đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Ở giai đoạn này, khi tiến hành kiểm
tra, thu thập thông tin và đánh giá khách
hàng vay, khoản nợ xấu, tính chính xác,
trung thực của hồ sơ, tài liệu liên quan đến
khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm mà VAMC
phát hiện ra những dấu hiệu thuộc vào
các trường hợp pháp luật đã quy định,
VAMC có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng mua bán nợ.
Trường hợp VAMC thực hiện mua nợ
xấu theo giá trị thị trường thì tiến hành
theo trình tự, thủ tục được quy định tại
Điều 26 khoản 2 Thông tư số 14/2015/TT-
NHNN ngày 28/8/2015 của Ngân hàng
nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 19, đó là:
Bước 1: Thực hiện đầy đủ các công
việc theo quy định của pháp luật trước
khi kí kết hợp đồng mua, bán nợ, bao
gồm: (i) Đánh giá về việc đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật
để khoản nợ xấu được mua theo giá thị
trường; (ii) VAMC phải định giá hoặc
thuê tổ chức có chức năng định giá độc
lập xác định giá trị (giá trị thị trường)
khoản nợ xấu, kể cả tài sản bảo đảm của
khoản nợ xấu đó; (iii) Đánh giá hiệu quả
kinh tế, rủi ro và khả năng thu hồi vốn
mua khoản nợ xấu; (iv) Phân tích, đánh
giá thực trạng và triển vọng khoản nợ
xấu, khách hàng vay, bên bảo đảm, bên
có nghĩa vụ trả nợ và các điều kiện thỏa
thuận mua nợ với TCTD bán nợ; (v) Dự
kiến các biện pháp khả thi xử lý nợ, tài
sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Bước 2: VAMC và TCTD kí kết hợp
đồng mua bán nợ
Bước 3: TCTD bán nợ thực hiện nghĩa
vụ của mình với các chủ thể có liên quan
Bước 4: VAMC tiếp tục thực hiện các
quyền có liên quan
Như vậy, việc pháp luật định ra trình
tự, thủ tục nhất định để VAMC thực hiện
hoạt động mua nợ của TCTD là cần thiết,
đảm bảo tính công khai minh bạch, giúp
đánh giá được chính xác tình trạng của
khoản nợ, khả năng tài chính của TCTD,
góp phần lành mạnh hoạt động tín dụng
nói chung. Tuy nhiên, quy định về vấn đề
này còn có hạn chế là: quy định về trình
tự, thủ tục mua nợ của VAMC còn khá
phức tạp, chưa có quy trình chung, thống
Một Số qUy địNH VỀ HOạt độNg Của CôNg ty qUẢN LÝ...
48 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
nhất cho hoạt động mua nợ của VAMC
cũng như các chủ thể mua bán nợ khác.
Trình tự thủ tục mua nợ còn bị phụ thuộc
vào việc VAMC đã mua khoản nợ xấu
bằng trái phiếu đặc biệt hay theo giá trị
thị trường; thông qua phương thức thỏa
thuận trực tiếp với bên mua nợ; đấu giá
hay chào giá cạnh tranh.
2. Một số giải pháp, kiến nghị sửa
đổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật về hoạt động mua bán nợ của VaMC
Để khắc phục những hạn chế, bất cập
của các quy định về hoạt động mua bán
nợ của VAMC, tác giả đề xuất một số kiến
nghị cụ thể về từng vấn đề như sau:
Một là, quy định về vốn hoạt động
của VAMC
Cần sửa đổi chính sách về vốn hoạt
động của VAMC. Nhằm tránh ảnh hưởng
đến tình hình ngân sách nhà nước,
Chính phủ Việt Nam cần tạo ra các cơ
chế để VAMC có thể huy động vốn. Để
đạt mục tiêu này, cần xem xét chính loại
hình hoạt động hiện nay của VAMC, chủ
sở hữu của VAMC là Nhà nước (đại diện
là Ngân hàng nhà nước), chính vì thế
việc tăng vốn phải do Nhà nước quyết
định. Trong khi đó, pháp luật về loại
hình công ty TNHH một thành viên mặc
dù cho phép loại hình này được phát
hành trái phiếu để huy động vốn nhưng
phải thỏa mãn các điều kiện nhất định
theo quy định của pháp luật. Như vậy,
để có vốn hoạt động, VAMC có thể thực
hiện bằng việc xin Nhà nước tăng vốn
hoặc phải đi vay, phát hành trái phiếu.
Tất cả các phương án này đều không đạt
mục tiêu và đem lại hiệu quả vì việc xin
Nhà nước tăng vốn sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến ngân sách nhà nước và mức
tăng cũng chỉ trong giới hạn nhất định,
còn việc phải đi vay vốn hay phát hành
trái phiếu để hoạt động thì cần xem xét
trong tổng thể các nguồn thu của VAMC
có đủ để bù đắp chi phí về lãi suất.
Để giải quyết bài toán về vốn, có thể
phải thay đổi loại hình hoạt động của
VAMC, nên xem xét cho phép VAMC cổ
phần hóa. Theo đó, VAMC có khả năng
tạo lập nguồn vốn tài chính bổ sung cho
hoạt động mua bán nợ xấu từ việc huy
động vốn góp từ các cổ đông trong và
ngoài nước. Việc chuyển sang mô hình
công ty cổ phần sẽ giúp VAMC có thể
thu hút sự tham gia góp vốn, mua cổ
phần của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, của các TCTD làm tăng cường
vốn chủ sở hữu cho VAMC, tạo tiềm lực
tài chính vững mạnh. Điều này sẽ giải
quyết được vấn đề nhu cầu cấp thiết về
vốn cho VAMC, đồng thời vẫn đảm bảo
phù hợp với tình hình ngân sách nhà
nước hạn hẹp của Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, việc thay đổi mô hình hoạt
động sẽ tạo động lực về vốn cho VAMC
thực hiện được mục tiêu hoạt động là
mua đứt bán nhanh nợ xấu và mua nợ
xấu theo giá trị thị trường.
Hai là, quy định về mục tiêu hoạt
động của VAMC
Pháp luật cần bỏ quy định về mục
tiêu hoạt động phi lợi nhuận của VAMC,
đồng thời quy định rõ trách nhiệm của
VAMC khi mua nợ của các TCTD (nhất
là trong trường hợp mua nợ bằng trái
phiếu đặc biệt) cũng như tăng cường
chức năng bán nợ xấu. Theo đó, các quy
định pháp luật cần được thiết lập theo
hướng vừa trao quyền vừa gắn trách
nhiệm, nghĩa vụ cho VAMC, chẳng hạn
như quy định VAMC được toàn quyền
chủ động trong việc xử lý khoản nợ xấu.
Trong trường hợp VAMC chậm trễ trong
việc áp dụng các biện pháp mà từ đó
KHÚC THỊ PHƯƠNG NHUNG - TRẦN THỊ THU TRANG
49Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
có thể gây thiệt hại cho các TCTD bán
nợ thì VAMC phải chịu trách nhiệm về
những thiệt hại đó. Đồng thời, Chính
phủ cũng cần phải xây dựng kế hoạch
và chiến lược mua bán nợ cụ thể cho
VAMC như: mua bao nhiêu, xử lý trong
thời hạn nhất định, mục tiêu xử lý được
bao nhiêu Điều này tạo động lực và
áp lực để VAMC thực hiện, thúc đẩy quá
trình mua bán nợ và xử lý nợ xấu của
VAMC, từ đó có thể định lượng được
hiệu quả thành công trong hoạt động xử
lý nợ xấu của VAMC.
Ba là, quy định về điều kiện của
khoản nợ được VAMC mua theo giá trị
thị trường
Để thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu
nhằm góp phần lành mạnh hóa tình hình
tài chính của các tổ chức tín dụng, từ đó
góp phần ổn định và phát triển nền kinh
tế, đòi hỏi Chính phủ cần có biện pháp
cởi nút thắt cho VAMC bằng việc sửa
đổi các quy định về điều kiện đối với
khoản nợ xấu được mua bán theo giá trị
thị trường theo hướng đơn giản, thuận
lợi hơn.
Theo đó, pháp luật cần có sự thay
đổi điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ
các điều kiện đối với các khoản nợ
xấu VAMC được mua theo giá trị thị
trường. Trên tinh thần này, nên chăng
pháp luật quy định theo hướng chỉ cần
khoản nợ xấu đáp ứng một trong các
điều kiện: (i) có tài sản bảo đảm đủ khả
năng phát mại; hoặc (ii) khách hàng có
triển vọng phục hồi khả năng trả nợ;
hoặc (iii) khoản nợ xấu được đánh giá
là có khả năng thu hồi được đầy đủ số
tiền mua nợ xấu. Việc quy định linh
hoạt như vậy sẽ tạo thuận lợi hơn cho
VAMC trong việc áp dụng mua nợ xấu
theo giá trị thị trường.
Ngoài ra, có thể xem xét giảm bớt các
điều kiện chung vì thực tế khi định giá
các khoản nợ xấu mua bán theo giá trị thị
trường, VAMC sẽ thường định giá trên
cơ sở giá trị tài sản bảo đảm của khoản
nợ và hiệu quả từ việc bán lại chính tài
sản bảo đảm này trên thị trường.
Bốn là, quy định về trình tự, thủ tục
mua nợ của VAMC
Hướng đến một thị trường mua bán
nợ cạnh tranh và để tạo thuận lợi cho các
bên tham gia mua bán nợ cũng như đảm
bảo tính thống nhất khi tiến hành hoạt
động mua bán nợ, pháp luật cần xây dựng
quy trình chung cho hoạt động này. Theo
đó, hoạt động mua bán nợ của các chủ thể
trong đó có VAMC có thể tiến hành theo
quy trình thống nhất như sau:
Bước 1. Tổ chức tín dụng tiến hành rà
soát và xem xét việc bán nợ
Bước 2. Tổ chức tín dụng lựa chọn
phương thức bán nợ
Bước 3. Đàm phán, thỏa thuận các
điều khoản về mua bán nợ và kí kết hợp
đồng mua bán nợ
Bước 4. Tổ chức tín dụng gửi thông
báo bằng văn bản về việc mua bán nợ cho
khách hàng và bên có liên quan biết
Bước 5. Bên mua nợ và bên bán nợ thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận,
cam kết trong hợp đồng mua bán nợ.
Tóm lại, để tiến trình xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả từ đó
xây dựng nền tài chính vững mạnh, ổn
định phục vụ cho các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, việc sửa đổi các quy định
của pháp luật về hoạt động của VAMC
cho phù hợp với thực tiễn là điều hết sức
cần thiết và cấp bách./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_quy_dinh_ve_hoat_dong_cua_cong_ty_quan_ly_tai_san_cua.pdf