Quy định phương pháp tính giá trị sản
xuất của hoạt động mua nhà để bán bao
gồm cả thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp là
không thực tế vì không có khái niệm xuất
khẩu nhà ở xây trên lãnh thổ Việt Nam. Hai
phương pháp tính đối với hoạt động mua nhà
để bán của các đơn vị không hoạch toán
theo chế độ kế toán doanh nghiệp cho kết
quả không giống nhau và không cùng một
loại giá:
- Phương pháp thứ nhất hướng dẫn giá
trị sản xuất bằng doanh thu trong năm và
không loại trừ trị giá nhà mua vào để bán
là không đúng, theo phương pháp này, giá
trị sản xuất của hoạt động kinh doanh bất
động sản bao gồm cả giá trị công trình xây
dựng đã tính trong giá trị sản xuất của
ngành xây dựng.
- Phương pháp thứ hai hướng dẫn giá trị
sản xuất bằng tổng chi phí hoạt động thường
xuyên. Hướng dẫn như vậy quá chung
chung, không chỉ rõ chi hoạt động thường
xuyên có bao gồm thuế và lợi nhuận hay
không. Theo phương pháp này chắc chắn
không bao gồm thuế sản phẩm, vì vậy, giá
trị sản xuất theo phương pháp này thực chất
tính theo giá cơ bản.
- Đối với hoạt động dịch vụ nhà ở tự có
tự ở của các hộ gia đình, phương pháp tính
giá trị sản xuất hoàn toàn theo giá cơ bản vì
không có yếu tố thuế sản phẩm. Phương
pháp tính như đã nêu trong chế độ báo cáo
(trang 95) chưa phải là phương pháp tốt nhất
theo quy định của tài khoản quốc gia, tuy
vậy phương pháp này có tính khả thi và phù
hợp với hoàn cảnh thực tế của thị trường cho
thuê nhà ở và thống kê Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số suy nghĩ về phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất trong chế độ báo cáo tài khoản quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 16 - Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2005
Một số suy nghĩ về ph−ơng pháp tính
chỉ tiêu giá trị sản xuất trong chế độ báo cáo
tμi khoản quốc gia
ThS. Nguyễn Bích Lâm
Viện Khoa học Thống kê
Giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm
vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một
thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất có thể tính
theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất, Tổng cục
Thống kê đang áp dụng giá sản xuất trong
tính toán chỉ tiêu này.
Thống kê tài khoản quốc gia định nghĩa:
Giá cơ bản là số tiền ng−ời sản xuất nhận
đ−ợc do bán một đơn vị hàng hóa hay dịch
vụ sản xuất ra trừ đi thuế đánh vào sản
phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm. Giá cơ
bản loại trừ phí vận tải không do ng−ời sản
xuất trả khi bán hàng. Giá sản xuất là số
tiền ng−ời sản xuất nhận đ−ợc do bán một
đơn vị hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ
đi thuế giá trị gia tăng hay thuế đ−ợc khấu
trừ t−ơng tự. Giá sản xuất loại trừ phí vận tải
không do ng−ời sản xuất trả khi bán hàng(1).
Dùng giá sản xuất để tính phù hợp với
chế độ hạch toán, kế toán và hệ thống thuế
sản xuất tr−ớc đây. Kỳ họp thứ 11 (từ ngày
2/4 đến 10/5/1997), Quốc hội khoá IX đã
thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng và có
hiệu lực từ ngày 1/1/1999 thay cho Luật thuế
Doanh thu và chế độ hạch toán, kế toán
cũng có những đổi mới. Vì vậy, việc áp dụng
giá sản xuất để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất
theo ngành kinh tế bộc lộ một số bất cập.
Trên giác độ phân tích kinh tế, dùng giá
sản xuất không phản ánh đúng bản chất
kinh tế của chỉ tiêu này. Giá sản xuất không
phản ánh thực tế số tiền đơn vị sản xuất thu
đ−ợc khi bán sản phẩm của họ và cũng
không phản ánh đúng số tiền ng−ời mua
thực sự phải trả để có đ−ợc hàng hóa và
dịch vụ ng−ời mua cần(2). Giá trị sản xuất
tính theo giá cơ bản không ảnh h−ởng tới “độ
lớn” của chỉ tiêu tổng sản phẩm trong n−ớc
(GDP) vì GDP bằng tổng giá trị tăng thêm
theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế
cộng với tổng số thuế sản phẩm của toàn bộ
nền kinh tế.
Ph−ơng pháp tính chỉ tiêu giá trị sản
xuất trong Chế độ báo cáo TKQG ban hành
theo Quyết định số 75/2003/QĐ-TCTK ngày
15 tháng 01 năm 2003 của Tổng cục tr−ởng
Tổng cục Thống kê(3) chia làm 2 khu vực:
khu vực áp dụng và khu vực không áp dụng
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chế
độ báo cáo tài chính doanh nghiệp áp dụng
thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi
ngành kinh tế, nên hiện nay ph−ơng pháp
tính GTSX đối với khu vực áp dụng Chế độ
báo cáo tài chính doanh nghiệp của hầu hết
các ngành kinh tế trong Chế độ báo cáo
TKQG có nội dung giống nhau. Vì vậy,
những tồn tại và bất cập của ph−ơng pháp
tính quy định trong Chế độ báo cáo TKQG
xảy ra với hầu hết các ngành gồm:
1. Một số bất cập chung
Chế độ báo cáo TKQG quy định tính chỉ
tiêu giá trị sản xuất của khu vực áp chế độ
báo cáo tài chính doanh nghiệp nh− sau:
Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2005 - Trang 17
Giá trị sản xuất bằng Doanh thu thuần
về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cộng
với Thuế VAT phát sinh phải nộp, thuế tiêu
thụ đặc biệt phát sinh phải nộp, thuế xuất
khẩu phát sinh phải nộp cộng với Thuế VAT
theo ph−ơng pháp trực tiếp phải nộp cộng
với Thu do bán sản phẩm phụ (đối với tr−ờng
hợp doanh thu tiêu thụ nhỏ không hạch toán
riêng, không tách ra đ−ợc để đ−a về ngành
t−ơng ứng) cộng với Thu do cho thuê thiết bị,
máy móc có ng−ời điều khiển và các tài sản
khác (không kể đất) cộng với Thu do bán
phế liệu thu hồi, sản phẩm kèm theo tận thu
đ−ợc trong quá trình sản xuất cộng với Giá
trị các mô hình công cụ là tài sản cố định tự
trang bị cho đơn vị cộng với Chênh lệc cuối
kỳ trừ đầu kỳ về thành phẩm tồn kho, hàng
gửi đi bán, sản phẩm dở dang và các chi phí
dở dang còn lại khác(4).
Giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất là
toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất
trong kỳ bao gồm thuế sản phẩm trừ đi trợ
cấp sản phẩm nh−ng không bao gồm thuế
giá trị gia tăng hoặc thuế t−ơng tự đ−ợc khấu
trừ và loại trừ phí vận tải không do ng−ời sản
xuất trả khi bán hàng. Ph−ơng pháp tính nêu
trên không đảm bảo đúng nội dung của chỉ
tiêu theo khái niệm giá sản xuất (vì gồm cả
thuế VAT) và gây ra bất cập không đáng có,
những bất cập này sẽ không tồn tại nếu chỉ
tiêu GTSX đ−ợc tính theo giá cơ bản. Cụ thể,
nếu GTSX tính theo giá cơ bản, khi đó các
yếu tố về thuế sản phẩm phát sinh phải nộp
th−ờng có độ tin cậy không cao, không cần
thu thập và đ−a vào công thức tính.
Ph−ơng pháp tính nêu trong chế độ báo
cáo TKQG bao gồm cả thuế giá trị gia tăng
gây nên sự thiếu thống nhất và điều đó sẽ
không xảy ra nếu tính theo giá cơ bản. Để
minh họa nhận định này, chúng ta xét ví dụ
sau: giả sử trong năm 2004, doanh nghiệp
công nghiệp A mua nguyên, vật liệu trị giá
10 triệu đồng và dùng hết vào sản xuất, phải
nộp thuế giá trị gia tăng là 1 triệu đồng (thuế
này sẽ đ−ợc khấu trừ khi doanh nghiệp bán
sản phẩm) và tạo ra giá trị hàng hóa bán
trên thị tr−ờng theo giá cơ bản (không bao
gồm bất kỳ loại thuế sản phẩm nào) là 15
triệu đồng. Xét hai tr−ờng hợp:
- Doanh nghiệp bán hết sản phẩm sản
xuất ra: giá trị sản xuất theo giá cơ bản lμ 15
triệu đồng, GTSX theo ph−ơng pháp tính của
Vụ Hệ thống tμi khoản quốc gia lμ 15,5 triệu
đồng vì bao gồm 0,5 triệu đồng thuế VAT
phát sinh phải nộp (Thuế VAT phát sinh khi
bán sản phẩm là 1,5 triệu đồng, doanh
nghiệp đ−ợc khấu trừ 1 triệu);
- Giả sử doanh nghiệp bán đ−ợc 90%
số sản phẩm sản xuất ra: giá trị sản xuất
theo giá cơ bản vẫn lμ 15 triệu đồng (gồm
doanh thu thuần 13,5 triệu đồng và tồn kho
là 1,5 triệu đồng). Giá trị sản xuất theo
ph−ơng pháp tính của Vụ Hệ thống tμi khoản
quốc gia lμ 15,45 triệu đồng, gồm các khoản
doanh thu thuần 13,5 triệu đồng, tồn kho 1,5
triệu đồng và thuế VAT phát sinh phải nộp là
0,45 triệu đồng (1,35 triệu tiền thuế VAT do
bán 90% sản phẩm trừ đi thuế VAT đ−ợc
khấu trừ 0,9 triệu).
Rõ ràng ph−ơng pháp tính chỉ tiêu giá trị
sản xuất hiện nay của Vụ Hệ thống tài
khoản quốc gia không thống nhất trong hai
tr−ờng hợp nêu trên và bất cập này đ−ợc loại
trừ khi tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản.
2. Bất cập riêng của một số ngành
a. Ngμnh nông, lâm nghiệp
Đối với khối hộ sản xuất nông, lâm
nghiệp, Chế độ báo cáo TKQG quy định giá
Trang 18 - Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2005
trị sản xuất của hoạt động trồng trọt/chăn
nuôi bằng sản l−ợng sản xuất trong năm
nhân với với giá bán của ng−ời sản xuất bình
quân trong năm. Giá sản xuất bình quân
trong năm lấy từ bảng cân đối sản phẩm
trồng trọt/chăn nuôi hoặc đơn giá bán sản
phẩm trồng trọt/chăn nuôi của các hộ nông
dân điều tra ở chợ nông thôn. Quy định tính
nh− trên có một số bất cập sau:
- Giá bình quân lấy trong các bảng cân
đối sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt và
chăn nuôi) bị ảnh h−ởng của giá sản phẩm
dùng cho nhiều mục đích khác nhau với đơn
giá khác nhau nh−: giá của sản phẩm dùng
để làm giống do mua ngoài, giá tính cho sản
phẩm để ăn, giá bán sản phẩm trên thị
tr−ờng. Giá bình quân lấy trong bảng cân đối
sản phẩm nông nghiệp bị ảnh h−ởng bởi
quyền số của sản phẩm dùng cho các mục
đích khác nhau. Một yếu tố cần đề cập đó là
chất l−ợng lập bảng cân đối sản phẩm nông
nghiệp cũng ảnh h−ởng tới tính giá bình
quân và câu hỏi đặt ra là có nên lập bảng
cân đối này với những mục đích nh− Vụ Hệ
thống tài khoản quốc gia đ−a ra;
- Giá bán sản phẩm nông nghiệp của
các hộ nông dân tại chợ nông thôn thực chất
là giá cơ bản vì giá bán những sản phẩm này
không bao gồm thuế sản phẩm nh−: thuế
VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đặc thù trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp đó là trợ cấp sản phẩm của
Nhà n−ớc đối với nông dân, công thức tính
hiện nay ch−a để ý tới yếu tố này. Nói cách
khác GTSX theo giá sản xuất phải trừ đi trợ
cấp sản phẩm.
Nh− vậy, ph−ơng pháp tính GTSX đối
với hoạt động sản xuất của khối hộ nông,
lâm nghiệp trong thống kê Tài khoản quốc
gia theo giá sản xuất hiện nay ch−a chính
xác, đó là sự pha trộn giữa giá sản xuất vμ
giá cơ bản. Không nên dùng bảng cân đối
sản phẩm nông nghiệp để tính giá vì điều
này vi phạm khái niệm giá cơ bản hoặc giá
sản xuất.
b. Ngμnh thuỷ sản
Đối với khu vực hộ khai thác và nuôi
trồng thủy sản, giá trị sản xuất tính theo
ph−ơng pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá
và l−ợng với giá bán của ng−ời sản xuất bình
quân trong năm. Giá bán của ng−ời sản xuất
đối với các mặt hàng thủy sản do đánh bắt
và nuôi trồng không bao gồm bất kỳ một loại
thuế sản phẩm nào. Nói cách khác, giá bán
của ng−ời sản xuất trong thống kê Th−ơng
mại hoàn toàn là giá cơ bản. Vì vậy, giá trị
sản xuất đối với khối hộ sản xuất thủy sản
nh− h−ớng dẫn trong Chế độ báo cáo TKQG
thực chất tính theo giá cơ bản.
c. Ngμnh công nghiệp khai thác, chế
biến, sản xuất vμ phân phối điện n−ớc
Đối với kinh tế tập thể và cá thể, chỉ tiêu
giá trị sản xuất đ−ợc tính bằng tổng số lao
động hoặc tổng số hộ sản xuất trong năm
nhân (x) với giá trị sản xuất bình quân một
lao động hoặc một hộ của đơn vị điều tra
chọn mẫu. Ph−ơng pháp tính này có một số
bất cập sau:
- Tính GTSX bình quân một lao động
hoặc một hộ từ điều tra chọn mẫu để suy
rộng cho toàn bộ tổng thể của khu vực này
không hợp lý vì quy mô và năng suất lao
động của tập thể và cá thể khác nhau;
- Ph−ơng pháp tính nêu quá chung
chung, không biết ngành Thống kê có tổ
chức điều tra để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất
Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2005 - Trang 19
bình quân một lao động hoặc một hộ hay
không, do Vụ nào điều tra;
- Ph−ơng pháp không nêu rõ giá trị sản
xuất bình quân một lao động hoặc một hộ
tính theo giá nào, nội dung gồm những gì.
d. Ngμnh xây dựng
Với đặc thù của hoạt động xây dựng
nên doanh thu xây dựng đ−ợc tính trên cơ sở
“vốn đầu t− thanh toán của chủ đầu t− không
chỉ cho công trình, hạng mục công trình
hoàn thành bàn giao, mà còn bao gồm cả
phần vốn ứng tr−ớc cho đơn vị xây dựng
theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ng−ợc lại
có khi công trình đã bàn giao đ−a vào sử
dụng, nh−ng do chủ đầu t− ch−a có vốn
thanh toán, nên cũng ch−a đ−ợc tính trong
doanh thu. Do vậy, doanh thu của ngành
xây dựng không phản ánh đúng thực chất
của sản phẩm xây dựng hoàn thành và
không thể hiện đ−ợc quan hệ đẳng thức giữa
sản phẩm tiêu thụ tồn kho và dở dang nh−
các ngành sản xuất kinh doanh khác”(5).
Điều này chứng tỏ ph−ơng pháp tính chỉ tiêu
GTSX dựa vào doanh thu và theo giá sản
xuất là không hợp lý.
Ph−ơng pháp tính GTSX đối với hoạt
động xây dựng nhà ở và vật kiến trúc của
dân c− quy định trong Chế độ báo cáo
TKQG không thỏa đáng vì:
- Đặc thù của hoạt động xây dựng là tạo
ra sản phẩm đơn chiếc, giá trị công trình
hoàn thành trong năm của các hộ dân c−
hoàn toàn khác nhau về diện tích xây dựng,
mẫu mã thiết kế. Ngay cả trong tr−ờng hợp
một ngôi nhà có diện tích, thiết kế giống
nhau nh−ng giá trị công trình hoàn toàn khác
nhau vì giá trị vật liệu xây dựng và thiết bị
lắp đặt vào công trình khác nhau.
- Chu kỳ sản xuất để hoàn thành công
trình xây dựng th−ờng kéo dài có khi tới vài
năm, trong khi đó khái niệm giá trị sản xuất
là kết quả của hoạt động sản xuất trong một
thời kỳ nhất định, vì vậy tính giá trị công trình
hoàn thành trong năm sẽ bỏ qua hoặc tính
trùng giá trị hoạt động xây dựng dở dang của
khu vực này.
e. Ngμnh khách sạn, nhμ hμng, vận tải
kho bãi vμ thông tin liên lạc
Ph−ơng pháp tính chung của khu vực
kinh tế tập thể và cá thể của các ngành này
bằng tổng số lao động hoặc số hộ sản xuất
trong năm nhân với giá trị sản xuất bình
quân cho 1 lao động hoặc cho 1 hộ của đơn
vị điều tra chọn mẫu. Bên cạnh những bất
cập và tồn tại của ph−ơng pháp tính nh− đã
nêu trong ngành công nghiệp, đối với các
ngành khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi
và thông tin liên lạc tính theo giá sản xuất
còn tồn tại một bất cập sau:
Hoạt động kinh doanh dịch vụ khu vực
tập thể và cá thể của những ngành này
không ổn định, địa điểm cung cấp dịch vụ
hay thay đổi (bán dong hàng ăn, ng−ời cung
cấp dịch vụ vận tải hay thay đổi nơi hoạt
động) vì vậy rất khó có thể tính đ−ợc giá trị
sản xuất bình quân cho một lao động hoặc
một hộ theo giá sản xuất. Thông th−ờng, cơ
quan thuế chỉ thu thuế môn bài (thuế sản
xuất khác) của hợp tác xã hay cá thể kinh
doanh những dịch vụ này. Nói cách khác,
thuế doanh thu phát sinh phải nộp trong
công thức tính quy định bởi Chế độ báo cáo
TKQG thực chất là thuế sản xuất khác. Vì
vậy nội dung của chỉ tiêu GTSX ch−a phản
ánh đúng theo giá sản xuất.
f. Ngμnh kinh doanh bất động sản vμ dịch
vụ t− vấn
Trang 20 - Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2005
Quy định ph−ơng pháp tính giá trị sản
xuất của hoạt động mua nhà để bán bao
gồm cả thuế xuất khẩu phát sinh phải nộp là
không thực tế vì không có khái niệm xuất
khẩu nhà ở xây trên lãnh thổ Việt Nam. Hai
ph−ơng pháp tính đối với hoạt động mua nhà
để bán của các đơn vị không hoạch toán
theo chế độ kế toán doanh nghiệp cho kết
quả không giống nhau và không cùng một
loại giá:
- Ph−ơng pháp thứ nhất h−ớng dẫn giá
trị sản xuất bằng doanh thu trong năm và
không loại trừ trị giá nhà mua vào để bán
là không đúng, theo ph−ơng pháp này, giá
trị sản xuất của hoạt động kinh doanh bất
động sản bao gồm cả giá trị công trình xây
dựng đã tính trong giá trị sản xuất của
ngành xây dựng.
- Ph−ơng pháp thứ hai h−ớng dẫn giá trị
sản xuất bằng tổng chi phí hoạt động th−ờng
xuyên. H−ớng dẫn nh− vậy quá chung
chung, không chỉ rõ chi hoạt động th−ờng
xuyên có bao gồm thuế và lợi nhuận hay
không. Theo ph−ơng pháp này chắc chắn
không bao gồm thuế sản phẩm, vì vậy, giá
trị sản xuất theo ph−ơng pháp này thực chất
tính theo giá cơ bản.
- Đối với hoạt động dịch vụ nhà ở tự có
tự ở của các hộ gia đình, ph−ơng pháp tính
giá trị sản xuất hoàn toàn theo giá cơ bản vì
không có yếu tố thuế sản phẩm. Ph−ơng
pháp tính nh− đã nêu trong chế độ báo cáo
(trang 95) ch−a phải là ph−ơng pháp tốt nhất
theo quy định của tài khoản quốc gia, tuy
vậy ph−ơng pháp này có tính khả thi và phù
hợp với hoàn cảnh thực tế của thị tr−ờng cho
thuê nhà ở và thống kê Việt Nam.
g. Nhóm ngμnh giáo dục đμo tạo, y tế,
hoạt động cứu trợ xã hội vμ hoạt động
văn hóa, thể thao, Hoạt động của các tổ
chức không vì lợi, Phục vụ cá nhân vμ
cộng đồng, hoạt động lμm thuê các công
việc hộ gia đình, hoạt động của các tổ
chức vμ đoμn thể quốc tế
Ph−ơng pháp h−ớng dẫn tính giá trị sản
xuất của nhóm ngành này hoàn toàn theo
nội dung của giá cơ bản vì không bao gồm
bất kỳ một loại thuế sản phẩm nào. Ph−ơng
pháp thứ nhất(6) h−ớng dẫn ch−a cụ thể, dẫn
đến sự thiếu nhất quán khi các Cục Thống
kê tỉnh, thành phố áp dụng. Ph−ơng pháp
này có ghi: “Trừ một phần của mục chi khác
(134)”, trừ một phần là trừ bao nhiêu?.
Tuy nhiên, Chế độ báo cáo TKQG hiện
nay chỉ là chế độ tạm thời, Vụ Hệ thống tài
khoản quốc gia nên rà soát, sửa đổi và
h−ớng dẫn lại nội dung của chế độ báo cáo
này theo giá cơ bản để khắc phục những bất
cập nêu trên. Việc rà soát, sửa đổi cũng phù
hợp với kế hoạch phát triển thống kê tài
khoản quốc gia của Vụ và phù hợp với cam
kết của Tổng cục Thống kê với Quỹ Tiền tệ
quốc tế(7)
(1) Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội - 2004, trang 85.
(2) Độc giả quan tâm tới mối liên hệ và sự khác
biệt giữa giá cơ bản và giá sản xuất có thể tham khảo
cuốn: “Ph−ơng pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc
gia ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 2003.
(3) Từ đây trở đi trong bài sẽ viết gọn là Chế độ
báo cáo TKQG
(4) Chế độ báo cáo TKQG, trang 62.
(5) Vũ Văn Tuấn - Chuyên đề khoa học: “Ph−ơng
pháp tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản
của các ngành sản xuất vật chất” trang 23.
(6) Chế độ báo cáo TKQG, trang 102 và 108.
(7) Tổng cục Thống kê cam kết với Quỹ Tiền tệ
quốc tế là sẽ áp dụng giá cơ bản trong tính toán chỉ
Thông tin Khoa học Thống kê số 2/2005 - Trang 21
tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành
kinh tế từ năm 2005.
Tμi liệu tham khảo
1. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ tài
khoản quốc gia áp dụng đối với Cục Thống kê
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng, ban hành
theo Pháp lệnh kế toán và Thống kê theo Quyết
định số 75/2003/QĐ-TCTK ngày 15 tháng 01
năm 2003 của Tổng cục tr−ởng Tổng cục Thống
kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 2003.
2. Ph−ơng pháp biên soạn Hệ thống tài
khoản quốc gia ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội - 2003
3. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Vốn đầu
t− và xây dựng áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung −ơng, ban hành theo
Pháp lệnh kế toán và Thống kê theo Quyết định
số 733/2002/QĐ-TCTK ngày 15 tháng 11 năm
2002 của Tổng cục tr−ởng Tổng cục Thống kê,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 2002
4. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ Th−ơng
nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành và
dịch vụ áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung −ơng, ban hành theo Pháp
lệnh kế toán và Thống kê theo Quyết định số 734
/2002/QĐ-TCTK ngày 15 tháng 11 năm 2002 của
Tổng cục tr−ởng Tổng cục Thống kê, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội - 2002.
5. Ph−ơng án điều tra và báo cáo thống kê
giá bán sản phẩm của ng−ời sản xuất hàng công
nghiệp (kèm theo Quyết định số 650 /2004/QĐ-
TCTK ngày 5 tháng 9 năm 2004 của Tổng cục
tr−ởng Tổng cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội - 2004.
6. Ph−ơng án điều tra và báo cáo thống kê
giá bán sản phẩm của ng−ời sản xuất hàng
nông, lâm, thủy sản (kèm theo Quyết định số 650
/2004/QĐ-TCTK ngày 5 tháng 9 năm 2004 của
Tổng cục tr−ởng Tổng cục Thống kê, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội - 2004.
7. Vũ Văn Tuấn - Chuyên đề khoa học:
“Ph−ơng pháp tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm
theo giá cơ bản của các ngành sản xuất vật chất”.
Nền kinh tế tri thức Khái niệm, tiêu chí. (tiếp theo trang 15)
n−ớc đang phát triển sẽ nhận đ−ợc nhiều lợi
ích hơn từ quyền tác giả. Chẳng hạn nếu có
cơ sở vật chất hiện đại cho hoạt động xuất
bản và ghi băng đĩa thì các công ty tại các
n−ớc đang phát triển sẽ dễ dàng tham gia
cạnh tranh và v−ơn ra thị tr−ờng quốc tế
Tμi liệu tham khảo
- OECD (1996): "The Knowledge-based
Economy” , OECD, pari.
- OECD (1999): "Toward Knowledge-based
economy: Facts and Figures”, OECD, paris.
- OECD (2001): "The New Economy:
Beyond the Hype”, OECD, Paris.
- World Bank (1999): "Knowledge for
Development , World Development Report.
- APEC (2000): "Toward the Knowledge-
based Economy.
- APEC (2001): "The New Economy in APEC”
- Joseph E. Stiglitz (1998): "Towards a New
Paradigm for Development: Strategies, Pohcies,
and Processes, Raul Prebisch Lecture at
UNCTAD, Geneva.
- Joseph E. Stiglitz (1999): "Public Policy for
a Knowledge Economy”, Centerfor Econo-
micpolicy Research(cepr), DTI, london, UK.
- John Houston & Peter Sheehan (2000): "A
Pnmary on the Kowledge Economy , Center for
Strategic Economic Studies (CSES), Victoria
University, Australia.
- Lester Thurow (2000): "Creating Wealth”,
Nicholas Brealey Pubhshing, - Ngô Quang, Tùng
(2000): "Xu thế kinh tê tri thức”, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
- Damel Cohen và Michèle Debonneuil
(2001): "Nền kinh tế mới, ch−ơng trình Diễn đàn
kinh tê” việt-pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_suy_nghi_ve_phuong_phap_tinh_chi_tieu_gia_tri_san_xua.pdf