Khuyến nghị
Từ thực tiễn công tác LGG trong
xây dựng luật pháp chính sách thời gian
qua cho thấy cần thiết phải có những giải
pháp nhằm tháo gỡ những bất cập, vướng
mắc để việc thực hiện LGG trong xây
dựng luật pháp chính sách được thực sự
hiệu quả, thúc đẩy bình đẳng giới từ đó
góp phần thiết thực bảo đảm công bằng
xã hội. Tăng cường công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức xã hội trên
tinh thần trách nhiện chung vì mục tiêu
bình đẳng giới cũng là mục tiêu của
bình đẳng xã hội
Thông qua các hoạt động tuyên
truyền (tập huấn, hội thảo, trao đổi các
kiến thức về giới và LGG ) một cách
thường xuyên cho các đối tượng xã hội
trong đó tập trung chủ yếu vào đội ngũ
cán bộ công chức liên quan đến vấn đề
phân tích chính sách, soạn thảo văn bản
pháp luật, các chủ thể tham gia vào quá
trình xây dựng pháp luật cũng như hoàn
thiện pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa
nhận thức về giới và năng lực, kỹ năng
thực hiện LGG. Từ đó tạo nền tảng giới
trong nhận thức của cán bộ cũng như
trong các hoạt động chuyên môn.
Tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng kiến thức giới (phân tích giới,
LGG ) nâng cao chất lượng đội ngũ
làm công tác chuyên gia, phản biện giới
Đẩy mạnh thực hiện các khóa đào
tạo chuyên sâu về giới và LGG đối với
đội ngũ cán bộ cán bộ làm công tác tham
vấn, phản biện khi xây dựng các chính
sách pháp luật mà trong đó có liên quan
đến bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế
chính sách thu hút, tạo ra mạng lưới các
chuyên gia cao cấp tư vấn về giới tham
gia các ý kiến, tham vấn, phản biện trong
cả quá trình xây dựng văn bản pháp luật
có liên quan đến bình đẳng giới, tạo điều
kiện để Hội LHPNVN thực thi đầy đủ và
hiệu quả vai trò phản biện xã hội của
mình; nâng cao nhận thức về giới, năng
lực, kỹ năng thực hiện LGG. Hoàn thiện
pháp luật về LGG trong đó nhấn mạnh
việc xây dựng hướng dẫn LGG trong xây
dựng luật pháp chính sách. kể cả quy trình
xem xét, thông qua luật, bảo đảm các báo
cáo thẩm tra Lồng ghép giới được Quốc
hội xem xét, thảo luận
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thách thức về lồng ghép giới trong xây dựng luật pháp chính sách trong thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
12
MỘT SỐ THÁCH THỨC VỀ LỒNG GHÉP GIỚI TRONG XÂY DỰNG
LUẬT PHÁP CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN QUA
Ths. Nguyễn Khắc Tuấn
TT Nghiên cứu Lao động nữ và giới
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng lồng ghép giới (LGG) trong xây dựng luật
pháp chính ở nước ta kể từ khi Luật Bình đẳng giới (BĐG) có hiệu lực (2006) trên cơ sở
tham khảo một số tài liệu có liên quan và ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng
pháp luật, chính sách. Các phân tích cho thấy các qui định chưa thực sự nhất quán, thống
nhất giữa Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật (2008) và Luật BĐG (2006) về LGG,
cũng như sự chưa rõ ràng, thiếu qui định hướng dẫn về LGG trong quá trình xây dựng/ban
hành luật pháp chính sách. Bên cạnh đó, vấn đề giới và công tác LGG chưa được quan tâm
và nhìn nhận đúng mức trong thực tiễn từng giai đoạn của quá trình xây dựng luật
pháp/chính sách trong thời gian qua. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp khuyến nghị
nhằm góp phần cải thiện tình trạng bất cập, hạn chế của việc thực hiện LGG trong quá
trình xây dựng Luật pháp/chính sách.
Từ khóa: lồng ghép giới, bình đẳng giới
Abstract: The paper analyzes the situation of integrating gender issues into the
development of legal policies in Vietnam since the Law on Gender equality has taken its
effect in 2006, basing on some related literature reviews and experts' comments in the field
of law and policies development. The analysis have shown that the regulations have not
only been inconsistent between the Law on promulgation of legal documents (2008) and
the Law on Gender equality (2006), but also unclear and lacking of guidance on
integrating gender issues in the process of developing/promulgating law and policies.
Besides, gender issues and its activities have not been receiving the desired amount of
attention throughout the different stages of law and policies development over the past
years. The paper also provides some recommendations to improve the drawbacks of
integrating gender issues in the process of law and policies development.
Key words: integration of gender issues, gender equality
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
13
1. Đặt vấn đề
Lồng ghép giới (LGG) là một biện
pháp mang tính chiến lược nhằm thúc
đẩy Bình đẳng giới được cộng đồng quốc
tế công nhận chính thức tại Hội nghị thế
giới lần thứ 4 của Liên Hiệp Quốc về phụ
nữ. Hiện nay LGG là một chiến lược
được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu để
thúc đẩy bình đẳng giới, LGG bản thân
nó không phải là một mục tiêu mà là một
chiến lược, một cách tiếp cận, một cách
thức để đạt được mục tiêu Bình đẳng
giới3. LGG đòi hỏi bảo đảm rằng các
triển vọng và quan tâm về giới đối với
mục tiêu Bình đẳng giới là trung tâm của
tất cả các hoạt động như phát triển chính
sách, nghiên cứu, vận động ủng hộ, đối
thoại pháp luật, phân bố nguồn lực và lập
kế hoạch, thực hiện và giám sát chương
trình dự án.
Ở Việt nam LGG được hiểu là
phương pháp tiếp cận4, hay một biện
pháp mang tính chiến lược nhằm đạt
được bình đẳng giới trên diện rộng trong
xã hội - bằng cách đưa yếu tố giới vào
mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của
đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội và gia đình.
Kể từ khi Luật Bình đẳng giới được
ban hành (2006), LGG ở nước ta mới
thực sự được xem xét thực hiện trong các
3 Tài liệu Hướng dẫn LGG, ILO và Bộ LĐTBXH
(2011)
4 Hướng dẫn LGG trong hoạch định và thực thi
chính sách , NXBPN (2004)
lĩnh vực của đời sống xã hội, và một
trong những lĩnh vực tiên phong thực
hiện LGG đó là lĩnh vực xây dựng luật
pháp chính sách mà cụ thể là công tác
xây dựng văn bản qui phạm pháp luật.
Thực tiễn, việc thực hiện LGG trong xây
dựng luật pháp những năm qua bên cạnh
những mặt đã đạt được, còn bộc lộ không
ít hạn chế, bất cập cần phải xem xét,
nghiên cứu hoàn thiện để việc thực hiện
LGG ngày càng đạt hiệu quả cao hơn đáp
ứng yêu cầu mục tiêu Bình đẳng giới.
Theo qui định của pháp luật về Ban
hành văn bản qui phạm pháp luật
(BHVBQPPL), có thể khái quát qui trình
xây dựng văn bản qui phạm pháp luật
thường phải được thực hiện theo một số
bước (công đoạn) chủ yếu như sau: từ
soạn thảo của cơ quan soạn thảo; thẩm
định của Bộ Tư pháp; thẩm tra của UB
các vấn đề xã hội của quốc hội và trình
Quốc hội xem xét, cho ý kiến, chỉnh lý,
tiếp thu và thông qua dự án5. Theo qui
định của pháp luật về LGG thì việc thực
hiện LGG được thực hiện theo những
mức độ khác nhau trong tất cả các giai
đoạn của qui trình xây dựng văn bản qui
phạm pháp luật như vừa nêu.
Sau khi Luật bình đẳng giới được ban
hành (2006), Hệ thống pháp luật Bình
đẳng giới đã từng bước được thiết lập
ngày càng hoàn chỉnh, tạo nền tảng pháp
lý quan trọng hình thành hệ thống quy
5 Chương III, Luật Ban hành văn bản qui phạm
pháp luật, (2008)
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
14
phạm pháp luật về LGG để thực hiện
trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong
lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật,
pháp luật LGG điều chỉnh một cách khá
toàn diện tới nội dung, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền và trách nhiệm LGG của các
chủ thể liên quan. Việc thực hiện các quy
định về Lồng ghép giới trong mỗi giai
đoạn của qui trình xây dựng luật pháp là
có sự khác nhau. Qua thực tiễn LGG
nhiều năm thực hiện trong lĩnh vực này
cho thấy, việc thực hiện LGG trong xây
dựng luật pháp chính sách nói chung và
trong từng giai đoạn nói riêng vẫn chưa
được thực sự quan tâm, nhìn nhận một
cách thấu đáo theo đúng tinh thần của
pháp luật về LGG, cụ thể trên các khía
cạnh sau:
2. Qui định của pháp luật về LGG
Chưa thực sự nhất quán về các qui
định LGG trong các văn bản pháp lý
gốc, cụ thể giữa Luật ban hành VBQPPL
(2008) và Luật BĐG (2006), Luật ban
hành VBQPPL chỉ dành 1 quy phạm duy
nhất để qui định thẩm quyền và trách
nhiệm thẩm tra LGG trong xây dựng
pháp luật của Ủy ban về các vấn đề xã
hội (Điều 47 Luật ban hành VBQPPL).
Trong khi đó, Nghị định 48/2009/NĐ-CP
(ngày 19/5/2009) quy định chi tiết thi
hành Luật BĐG về các biện pháp bảo
đảm BĐG đã dành riêng Chương III (6
điều) để quy định khá đầy đủ và cụ thể
các vấn đề chi tiết về thẩm quyền, trình
tự, thủ tục thực hiện LGG trong tất cả
các khâu của quá trình xây dựng luật
pháp. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vấn
đề LGG trong nhiều văn bản qui phạm
pháp luật chỉ được kiểm soát chặt chẽ ở
khâu thẩm tra do UB các VĐXH của
Quốc hội thực hiện còn các khâu trước
thẩm tra vấn đề LGG được coi nhẹ, thiếu
sự kiểm tra sát xao, phụ thuộc nhiều vào
ý thức, thái độ cũng như hiểu biết LGG
của các cơ quan được phân công chịu
trách nhiệm tại mỗi khâu.
Chưa qui định rõ ràng, cụ thể về
cách thức thực hiện LGG. Lý thuyết về
LGG có đưa ra chu trình chính sách có
trách nhiệm giới bao gồm các bước6 chủ
yếu như sau: Xác định vấn đề; thu thập
thông tin; xây dựng chính sách; thẩm
định chính sách; phê duyệt và ban hành;
phân bố nguồn lực; thực hiện chính
sách; giám sát; đánh giá .và việc vận
dụng, lồng ghép các qui định này ở
những mức độ khác nhau vào từng giai
đoạn khác nhau trong quá trình xây dựng
luật pháp chính sách là những đòi hỏi bắt
buộc để bảo đảm việc LGG được thành
công. Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật
về LGG chưa có một hướng dẫn cụ thể
nào về cách thức vận dụng các bước
LGG vào từng giai đoạn khác nhau của
quá trình xây dựng luật pháp chính sách.
cụ thể: LGG ở giai đoạn nào nhiều, giai
đoạn nào ít, cũng như trong mỗi giai
đoạn xây dựng luật pháp khác nhau thì
6 Hướng dẫn LGG trong hoạch định và thực thi
chính sách, NXBPN (2004)
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
15
đòi hỏi các nguyên liệu về giới là gì, kỹ
năng ra sao tất cả cần phải qui chuẩn
bằng một hướng dẫn cụ thể để tránh tình
trạng như thực tế trong thời gian qua có
rất nhiều bất cập, gây lung túng cho các
cơ quan thực hiện ở tất cả các giai đoạn
xây dựng luật pháp, ví dụ như: việc lập
báo cáo LGG là báo cáo chung hay báo
cáo riêng và có đưa chung hay không vào
tờ trình dự án xây dựng luật trong hồ sơ
trình cấp có thẩm quyền xem xét thuộc
các khâu từ soạn thảo, thẩm định đến
thẩm tracủa qui trình xây dựng văn
bản qui phạm pháp luật.
3. Thực tiễn LGG trong các giai
đoạn xây dựng luật pháp, chính sách
Theo qui định của pháp luật về LGG,
việc tích hợp yêu cầu LGG vào các khâu
của quy trình lập pháp đồng nghĩa với
việc đòi hỏi về trách nhiệm giới của tất
cả các chủ thể liên quan đến quá trình
xây dựng pháp luật (XDPL), việc LGG
vào quá trình XDPL chỉ thực sự có hiệu
quả khi các chủ thể tham gia XDPL có
được sự nhận thức thống nhất, đầy đủ,
sâu sắc trách nhiệm, thực hiện đúng và
đủ thủ tục, trình tự LGG theo các quy
định hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế
việc bảo đảm thực hiện LGG trong xây
dựng luật pháp chính sách nói chung và
trong từng giai đoạn của qui trình xây
dựng luật nói riêng vẫn là vấn đề còn rất
nhiều hạn chế, điều này được thể hiện
trong thực tế có không ít hiện tượng các
văn bản được xác định là có vấn đề giới
và cần phải thực hiện LGG nhưng đã
không được phân tích giới, không xác
định vấn đề giới nên không có đánh
giá tác động cũng như đề ra các biện
pháp giải quyết vấn đề giới đặt ra trong
các giai đoạn xây dựng dự án và thẩm
định dự án, xin khái quát như sau:
Giai đoạn soạn thảo luật
Từ khi Luật BĐG có hiệu lực đến
nay, nhiều cơ quan soạn thảo và các cơ
quan hữu quan chủ yếu tập trung vào
những lĩnh vực chuyên môn mà nội dung
văn bản sẽ điều chỉnh để thực hiện việc
soạn thảo, chưa thật sự quan tâm đến
việc thực hiện các quy định về LGG,
chưa thực sự coi vấn đề giới như một nội
dung bắt buộc cần được xem xét, lồng
ghép trong giai đoạn soạn thảo. Có
không ít hiện tượng văn bản được xác
định là có vấn đề giới, tuy nhiên trong
quá trình soạn thảo cũng không thủ
nghiêm túc trình tự, thủ tục LGG (thu
thập, phân tích giới, đánh giá vai trò
giới) trong giai đoạn soạn thảo. Trong
số rất ít hồ sơ các dự án luật, pháp lệnh
có báo cáo Lồng ghép giới nhưng thông
tin về giới cũng khá nghèo nàn, không
được phân tích mổ sẻ một cách nghiêm
túc, khách quan theo góc độ giới, hoặc
trong tờ trình có nội dung báo cáo Lồng
ghép giới song không có đánh giá tác
động cũng như không đưa ra được các
biện pháp xử lý vấn đề giới; cá biệt có
nội dung nhiều văn bản khi trình sang
Quốc hội chưa thể hiện sự Lồng ghép
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
16
giới mặc dù trong nội dung văn bản có
vấn đề giới7.
Thực tế cũng cho thấy, soạn thảo là
một trong những giai đoạn quan trọng
nhất của quá trình xây dựng luật pháp
chính sách (nền tảng ra đời của một luật
pháp chính sách), song ngay từ việc xác
định đối tượng điều chỉnh của nhiều văn
bản được các cơ quan soạn thảo xác định
theo cách truyền thống, qui định “trung
tính giới” không phân biệt nam, nữ;
không chỉ ra được nhu cầu, nguyện vọng
và khả năng thực hiện khác nhau của
nam và nữ dẫn đến việc không thấy
được sự khác biệt giới trong đối tượng
điều chỉnh ngay từ khi soạn thảo luật.
Điều đó đồng nghĩa với việc đặt dấu
chấm hết cho vấn đề LGG ngay từ những
khâu đầu tiên của quá trình xây dựng luật
pháp chính sách.
Giai đoạn thẩm định
Bộ tư pháp với vai trò thực hiện thẩm
định các dự án luật trong nhiều năm qua
cho thấy, việc LGG trong giai đoạn thẩm
định văn bản qui phạm pháp luật ngày
càng được chú trọng. Theo qui định của
pháp luật về LGG, việc thẩm định thực
hiện LGG bao gồm nội dung8 chủ yếu
sau: Xác định vấn đề giới trong dự án
luật; xem xét việc bảo đảm các nguyên
tắc cơ bản về BĐG trong dự án luật; xem
7 Nguyễn Thùy Anh, Phó chủ nhiệm UBCVĐXH,
Quốc hội khóa XIII, (2011)
8 Khoản 3 điều 21 Luật Bình đẳng giới (2006)
xét tính khả thi của các biện pháp giải
quyết vấn đề về giới được điều chỉnh
trong dự án luật và việc tuân thủ quy
trình, thủ tục LGG trong xây dựng dự án
luật của các cơ quan chủ trì soạn thảo.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc thẩm
định về LGG mới chủ yếu tập trung vào
việc phát hiện những nội dung thể hiện
sự bất bình đẳng giới, xác định vấn đề
giới trong dự án luật để từ đó đưa ra kiến
nghị sửa đổi, bổ sung. Các nội dung khác
của LGG chưa được chú trọng quan tâm
nhiều. Nguyên nhân của tình trạng9 này
chủ yếu là: Pháp luật về LGG trong việc
xây dựng pháp luật chưa thật cụ thể, gây
lúng túng trong quá trình thực hiện. Nhận
thức của người làm công tác xây dựng
pháp luật về giới chưa đầy đủ, chưa nắm
chắc các quy định về LGG trong xây
dựng pháp luật, kỹ năng phân tích, lồng
ghép giới còn hạn chế. Thiếu nguồn
thông tin, thiếu cơ chế phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan thực hiện, đầu tư
chưa tương xứng cho việc thực hiện lồng
ghép bình đẳng giới.
Giai đoạn thẩm tra
Với việc phân công Ủy ban về các
vấn đề xã hội của Quốc hội chịu trách
nhiệm trong việc thẩm tra việc LGG
trong các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo
7.Kết quả Hội thảo “Tham vấn về lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới trong xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật”, Bộ Tư pháp, 7/ 2013.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
17
Nghị quyết10, việc thẩm tra Lồng ghép
giới trong các dự án xây dựng luật đã
được quan tâm, đẩy mạnh. Tuy nhiên,
kết quả đạt được vẫn còn thấp, chỉ tính
riêng trong 5 năm từ 2007 – 2012 với vai
trò thẩm tra việc lồng ghép giới trong các
các văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban
Về các vấn đề xã hội chỉ tiến hành thẩm
tra lồng ghép giới được khoảng 30% luật
tương ứng với 24/80 luật được Quốc hội
thông qua hoặc cho ý kiến. Quá trình
thẩm tra cho thấy, kết quả thực hiện các
quy định về lồng ghép giới trong xây
dựng pháp luật còn hạn chế, còn chưa
tuân thủ nghiêm túc các quy trình, thủ
tục lồng ghép giới. Điều này cho thấy,
không chỉ việc phản biện, tham vấn
chính sách pháp luật liên quan đến bình
đẳng giới chưa được thực hiện đầy đủ,
mà việc lồng ghép giới trong tất cả các
khâu của quá trình xây dựng luật chưa
thực sự hiệu quả.
Trong giai đoạn thẩm tra của quá
trình xây dựng luật pháp, có sự tham gia
của nhiều Ủy ban của Quốc hội trong đó
Ủy ban về các vấn đề xã hội được phân
công phụ trách thẩm tra lĩnh vực giới,
thẩm tra Lồng ghép giới. Tuy nhiên, mức
độ quan tâm của các Ủy ban khác của
Quốc hội đối với nội dung này còn hạn
chế. Do đó vấn đề Lồng ghép giới còn ít
được thể hiện trong các Báo cáo thẩm tra
10 Điều 47 Luật BHVBQPPL (2008)
của Ủy ban chủ trì thẩm tra11 (theo quy
trình xem xét, thông qua Luật thì chỉ Ủy
ban chủ trì thẩm tra đọc báo cáo Thẩm
tra trước Quốc hội; quy chế hoạt động
của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc
hội có quy định về trường hợp ý kiến
khác nhau giữa Ủy ban chủ trì thẩm tra
và Ủy ban tham gia thẩm tra thì Ủy ban
tham gia thẩm tra có thể có báo cáo
riêng, nhưng trong quy trình lại không có
cơ chế trình báo cáo riêng này trước
Quốc hội).
Giai đoạn Quốc hội xem xét,
thảo luận
Qua nhiều kỳ họp Quốc hội cũng như
việc xem xét thông qua các dự án Luật
đã diễn ra trong nhiều năm qua cho thấy,
khía cạnh Bình đẳng giới cũng như LGG
trong các dự án luật được đề cập còn khá
sơ sài, chủ yếu thông qua phát biểu của
một vài đại biểu mà chưa dành được
nhiều sự quan tâm, thảo luận, trao đổi
của các Đại biểu Quốc hội khác. Thực tế
nhiều năm qua cũng cho thấy, nhiều văn
bản đã được Quốc hội thông qua đã có sự
Lồng ghép giới thì trong nhiều trường
hợp, việc Lồng ghép giới còn mang tính
hình thức, chất lượng chưa cao. Một số
tình trạng có thể nhận thấy trong hoạt
động Lồng ghép giới là tình trạng ý thức
tầm quan trọng của việc cần thiết bảo
đảm Bình đẳng giới là chưa cao.
11 Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên TT UBTP của
QH (2012)
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
18
4. Công tác tham vấn và phản biện
về lồng ghép giới trong quá trình xây
dựng, hoạch định chính sách
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia,
việc tham vấn, phản biện về LGG trong
quá trình xây dựng, hoạch định chính
sách vẫn còn khá nhiều bất cập thách
thức, chưa được coi trọng đúng với tinh
thần pháp luật về LGG.
Theo qui định của Luật Bình đẳng
giới, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(LHPNVN) là cơ quan có trách nhiệm12
thực hiện phản biện xã hội đối với chính
sách, pháp luật về bình đẳng giới. Tuy
nhiên, tính đến cuối năm 2010, sau gần
04 năm Luật Bình đẳng giới được ban
hành Hội LHPNVN chưa thực hiện một
phản biện chính thức đối với văn bản quy
phạm pháp luật nào13. Nguyên nhân của
tình trạng này là do Hội LHPNVN chưa
nhận được đề nghị chính thức nào từ phía
cơ quan soạn văn bản quy phạm pháp
luật mời Hội phản biện dự thảo. Cùng
với đó, quy trình phản biện, vai trò và
trách nhiệm các bên trong việc phản biện
dự thảo chính sách chưa có quy định cụ
thể, rõ ràng. Ngoài ra, việc lấy ý kiến
đóng góp cho dự thảo luật thông qua
mạng trực tuyến chưa khả thi vì chưa bảo
đảm chất lượng phản biện, trình độ tham
gia phản biện của cán bộ Hội chưa thật
đồng đều, bên cạnh đó là thời gian dành
12 Khoản 5, Điều 30 Luật Bình đẳng giới (2006)
13 Hà Thị Thanh Vân, Phó ban chính sách pháp luật, Hội
LHPNVN (2011).
cho phản biện quá ngắn cũng là những
nguyên nhân góp phần khiến quá trình
phản biện không được thực thi đầy đủ.
Cũng theo đánh giá của nhiều chuyên
gia, việc lấy ý kiến, phản biện về lồng
ghép giới trong các văn bản chưa được
quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong
giai đoạn đầu quá trình soạn thảo các văn
bản quy phạm pháp luật. Hầu hết các dự
thảo luật chỉ được lấy ý kiến khi đến các
dự thảo cuối, đã hoàn thiện nên việc
nghiên cứu, lấy ý kiến tham gia của các
chuyên gia về giới, cũng như Hội
LHPNVN còn hạn chế. Việc giải trình,
tiếp thu các góp ý, các phản biện và xem
xét điều chỉnh các quy định nhiều khi chỉ
mang tính hình thức mà không được thực
hiện thấu đáo.
Mặt khác, từ góc độ nguồn nhân lực
có chuyên môn về giới và lồng ghép giới,
hiện tại chúng ta còn thiếu vắng đội ngũ
các chuyên gia có am hiểu sâu về giới,
bên cạnh đội ngũ cán bộ hiện cũng chưa
đủ “vốn” về lồng ghép giới trong quá
trình xây dựng văn bản pháp luật. Đáng
buồn hơn là việc trao đổi, xin ý kiến của
các chuyên gia về giới trong quá trình
xây dựng pháp luật chưa được các cơ
quan chịu trách nhiệm trong mỗi bước
trong qui trình xây dựng luật pháp thực
hiện một cách đầy đủ và cũng chưa có cơ
chế chính sách để lôi kéo sự tham gia của
các chuyên gia về giới vào việc phản
biện trong quá trình xây dựng văn bản
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
19
pháp luật14. Điều này tất yếu dẫn đến
những khiếm khuyết về giới trong các dự
án luật khi áp dụng vào thực tiễn.
5. Khuyến nghị
Từ thực tiễn công tác LGG trong
xây dựng luật pháp chính sách thời gian
qua cho thấy cần thiết phải có những giải
pháp nhằm tháo gỡ những bất cập, vướng
mắc để việc thực hiện LGG trong xây
dựng luật pháp chính sách được thực sự
hiệu quả, thúc đẩy bình đẳng giới từ đó
góp phần thiết thực bảo đảm công bằng
xã hội. Tăng cường công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức xã hội trên
tinh thần trách nhiện chung vì mục tiêu
bình đẳng giới cũng là mục tiêu của
bình đẳng xã hội
Thông qua các hoạt động tuyên
truyền (tập huấn, hội thảo, trao đổi các
kiến thức về giới và LGG ) một cách
thường xuyên cho các đối tượng xã hội
trong đó tập trung chủ yếu vào đội ngũ
cán bộ công chức liên quan đến vấn đề
phân tích chính sách, soạn thảo văn bản
pháp luật, các chủ thể tham gia vào quá
trình xây dựng pháp luật cũng như hoàn
thiện pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa
nhận thức về giới và năng lực, kỹ năng
thực hiện LGG. Từ đó tạo nền tảng giới
trong nhận thức của cán bộ cũng như
trong các hoạt động chuyên môn.
14 Lương Phan Cừ, nguyên PCN Ủy ban CVĐXH
của QH (2011)
Tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng kiến thức giới (phân tích giới,
LGG) nâng cao chất lượng đội ngũ
làm công tác chuyên gia, phản biện giới
Đẩy mạnh thực hiện các khóa đào
tạo chuyên sâu về giới và LGG đối với
đội ngũ cán bộ cán bộ làm công tác tham
vấn, phản biện khi xây dựng các chính
sách pháp luật mà trong đó có liên quan
đến bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế
chính sách thu hút, tạo ra mạng lưới các
chuyên gia cao cấp tư vấn về giới tham
gia các ý kiến, tham vấn, phản biện trong
cả quá trình xây dựng văn bản pháp luật
có liên quan đến bình đẳng giới, tạo điều
kiện để Hội LHPNVN thực thi đầy đủ và
hiệu quả vai trò phản biện xã hội của
mình; nâng cao nhận thức về giới, năng
lực, kỹ năng thực hiện LGG. Hoàn thiện
pháp luật về LGG trong đó nhấn mạnh
việc xây dựng hướng dẫn LGG trong xây
dựng luật pháp chính sách. kể cả quy trình
xem xét, thông qua luật, bảo đảm các báo
cáo thẩm tra Lồng ghép giới được Quốc
hội xem xét, thảo luận
Với sức ép của công tác xây dựng
pháp luật hiện nay và những hạn chế của
công tác LGG trong XDPL đã trình bày
trên đây thì việc thực hiện nhận biết vấn
đề giới, phân tích giới, LGG trong giai
đoạn các cơ quan soạn thảo xây dựng dự
án luật là rất cần thiết. Nếu không có
“điểm khởi đầu này” thì việc LGG trong
giai đoạn tiếp theo: Thẩm định, thẩm tra
sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần sớm
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 36/Quý III - 2013
20
hoàn thiện pháp luật về LGG (tập trung
vào việc sớm ban hành hướng dẫn LGG
trong xây dựng pháp luật chính sách), từ
đó tạo sự thống nhất, đồng bộ nâng cao
chất lượng hoạt động LGG trong hoạt
động xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật của các cơ quan hữu quan tham gia
xây dựng văn bản luật pháp chính sách.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, thống kê số
liệu có tách biệt giới theo các lĩnh vực cụ
thể
Thực hiện LGG trong xây dựng luật
pháp chính sách là rất cần thiết, nhằm
mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới, tuy
nhiên hiện nay cơ sở đầu vào để thực
hiện LGG là rất hạn chế, các dữ liệu đầu
vào trên nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi
xây dựng luật pháp, chính sách chưa
được thống kê chia tách theo giới nên
việc phân tích, đánh giá lĩnh vực dưới
giác độ giới cũng như mức độ bất bình
đẳng giới trong những lĩnh vực cần điều
chỉnh gặp nhiều khó khăn, khó xác định
rõ ràng mức độ, phạm vi bất bình
đẳngtừ đó ảnh hưởng lớn đến chất
lượng giới trong luật pháp chính sách sau
khi được xây dựng. Nên việc đẩy mạnh
công tác nghiên cứu, thu thập, xử lý và
thống kê số liệu có tách biệt giới theo các
lĩnh vực cụ thể là một tất yếu cần phải
được thực hiện thường xuyên, liên tục,
tạo thói quen thống kê số liệu theo giới
góp phần quan trọng là đầu vào cho việc
thực hiện LGG trong xây dựng luật pháp
chính sách.
Tài liệu tham khảo
1.Tài liệu Hướng dẫn LGG, ILO và Bộ
LĐTBXH (2011)
2. Hướng dẫn LGG trong hoạch định
và thực thi chính sách , NXBPN (2004)
3. Luật Ban hành văn bản qui phạm
pháp luật, (2008)( sửa đổi bổ sung).
4. “Không để văn bản luật tạo “khe
hở“ cho bất bình đẳng giới”, Nguyễn Thùy
Anh, Phó chủ nhiệm UBCVĐXH, Quốc hội
khóa XIII, (2011).
5. Luật Bình đẳng giới (2006)
6. Nghị định 48/2009/NĐ-CP (ngày
19/5/2009) quy định chi tiết thi hành Luật
BĐG.
7. Kết quả Hội thảo “Tham vấn về
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật”, Bộ Tư pháp, 7/ 2013.
8. Bình luận việc thực hiện quy định
của pháp luật về lồng ghép giới trong xây
dựng pháp luật. Nguyễn Mạnh Cường, Ủy
viên TT UBTP của QH (2012).
9. Phản biện chính sách pháp luật về
bình đẳng giới chưa thực chất. Hà Thị
Thanh Vân, Phó ban chính sách pháp luật,
Hội LHPNVN (2011)
10. “Thưc tiễn Lồng ghép giới trong
xây dựng Văn bản qui pham pháp luật”.
Lương Phan Cừ, nguyên PCN Ủy ban
CVĐXH của QH (2011)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_thach_thuc_ve_long_ghep_gioi_trong_xay_dung_luat_phap.pdf