Về xác định tình huống cháy lớn, phức tạp nhất
+ Lựa chọn khu vực, hạng mục có nguy hiểm và khả năng cháy lan nhanh (hoặc nổ) gây
cháy lớn nhất, lực lượng tại chỗ ít có khả năng khống chế được đám cháy nhất; ưu tiên lựa chọn
khu vực khi cháy có tỏa ra nhiều khói, khí độc hay có thể nổ, sụp đổ công trình gây khó khăn cho
hoạt động chữa cháy.
+ Chọn thời điểm xảy ra cháy mà ở cơ sở có ít người nhất, chú ý về ban đêm và thời điểm
giao thông thường gây khó khăn cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trên đường tới
cứu chữa.
+ Xác định thời gian cháy tự do cần đặc biệt chú ý đến khả năng phát hiện cháy của cơ sở.
Ví dụ, ban đêm ở cơ sở chỉ có nhân viên bảo vệ trực tại cổng, trong khi nhà xưởng sản xuất được
đóng kín cửa, không có cửa kính để phát hiện ánh sáng ngọn lửa mà chỉ có thể phát hiện được
khói nhiều thoát qua khe hở ở mái nhà thì tính toán thời gian khói lan tỏa từ điểm giải định cháy
đến các điểm mà nhân viên bảo vệ có thể nhìn thấy được vào ban đêm là khoảng bao lâu.
Trường hợp khó xác định thì cần lấy thông số thời gian cháy tự do trung bình với loại cơ
sở đã xảy ra cháy lớn mà Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã tổng kết
hàng năm và có thông báo trong toàn lực lượng. Sau đó xác định thời gian cơ sở điện báo cháy,
thời gian nhận tin và xuất xe đi chữa cháy, thời gian trên đường đến đám cháy theo cách tính toán
thông thường để tính ra tổng thời gian cháy tự do.
Trong thực tế thời gian qua, theo thống kê cho thấy nhiều vụ cháy xảy ra có thời gian cháy
tự do kéo dài do cơ sở phát hiện và báo cháy muộn, khi không khống chế được đám cháy thì lực
lượng cơ sở mới gọi điện báo cháy cho Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Nhiều vụ sau khi phát
hiện cháy 20 - 30 phút mới gọi điện báo cháy, khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đến
nơi thì đám cháy đã phát triển quá lớn, vượt quá khả năng xử lý có hiệu quả. Do vậy, khi tính
toán giả định tình huống cháy lớn phức tạp nhất cũng như một số tình huống cháy khác cũng cần
phải tính đến khả năng báo cháy muộn của cơ sở để việc tính toán quy mô đám cháy, lực lượng,
phương tiện cần thiết cũng như áp dụng phương pháp, biện pháp và chiến, kỹ thuật chữa cháy
phù hợp, sát với thực tế.
172 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề cơ bản về công tác phòng cháy và chữa cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ là 2 giờ.
- Để có được tính năng tốt nhất, hãy sạc pin hai tuần một lần.
- Camera nhiệt T4 cực kỳ nhạy với các nguồn nhiệt mạnh, sáng chói. Không bao giờ được
hướng máy T4 vào mặt trời hoặc các nguồn nhiệt cực sáng, vì điều này có thể làm cho camera
nhiệt bị hỏng nghiêm trọng.
- Không được dùng dung môi hoặc chất pha loãng sơn để lau camera nhiệt Bullard T4 vì
chúng có thể làm hỏng bề mặt hoặc làm giảm sút tính chất bảo vệ của vỏ.
- Không cố ý làm ngập máy dưới nước hoặc làm máy tiếp xúc với nước có áp suất cao.
Không tự ý tháo camera nhiệt Bullard T4 ra sửa chữa. Nếu như máy không hoạt động, hãy
thông báo cho C66 để có biện pháp khắc phục.
6. Đai thắt lưng an toàn
Đây là thiết bị an toàn dùng cho chiến sỹ chữa cháy chuyên nghiệp trong khi thực hiện
nhiệm vụ ở trên cao. Đồng thời bộ đai này cũng có thể kết hợp với cuộn dây cứu người để tự
thoát nạn từ trên cao xuống trong trường hợp khẩn cấp hoặc cứu người theo các động tác cứu
người cơ bản trong tài liệu “Động tác cơ bản và đội hình chữa cháy”. Khi sử dụng bộ dây đai này
phải móc dây và thắt lưng thật chắc chắn vào người và cấu kiện mới tiến hành thả người xuống.
7. Thang dây thoát hiểm
Loại F112 của Hàn Quốc và KF-N12 - Đức dùng để thoát hiểm khi xảy ra cháy hoặc
trường hợp khẩn cấp ở các công trình, nhà cao tầng. Chiều cao an toàn lớn nhất cho người thoát
nạn tùy theo thiết kế của các loại thang. Thang gồm 2 dây thang dọc (làm bằng các sợi cáp thép
hoặc các thanh thép) và các thanh ngang bằng nhôm, vật liệu làm thang là loại không cháy,
không bắt lửa, bảo đảm an toàn cho người thoát nạn. Khi sử dụng thang phải bảo đảm móc treo
của thang đã được móc chắc chắn vào cấu kiện.
8. Thiết bị cấp cứu sự cố
- Rà soát sắp xếp các thiết bị luôn ở vị trí sẵn sàng thường trực chiến đấu.
- Đối với thiết bị cấp cứu sự cố thủy lực phải kiểm tra mức dầu thủy lực (nếu thiếu phải bổ
sung), các tuy ô, khớp nối bảo đảm kín khít, hoạt động bình thường không có hiện tượng rò chảy.
- Đối với động cơ xăng dẫn động thiết bị thủy lực phải thực hiện các công việc bảo dưỡng
như đối với động cơ nổ thông thường, bảo đảm động cơ dễ khởi động.
- Đối với thiết bị thủy lực dùng điện ắc qui phải nạp điện đủ cho ắc qui hoạt động, nếu
không bảo đảm phải đề xuất thay thế ắc qui mới.
9. Quần áo chống nóng, cách nhiệt chống phóng xạ, chống hóa chất
- Khi sử dụng bộ quần áo chống nóng, cách nhiệt phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của
nhà sản xuất và của C66.
- Đối với bộ quần áo cách nhiệt ISO TEMP 2000 của Đức, quần áo chống phóng xạ,
chống hóa chất khi sử dụng bắt buộc phải sử dụng cùng với bộ mặt nạ phòng độc cách ly.
- Trong quá trình bảo quản, sử dụng phải chú ý không để làm bong tróc lớp phản xạ nhiệt
trên bề mặt của bộ quần áo.
10. Đệm nhảy
Dùng để thoát nạn từ các nhà và công trình cao tầng cho người trong trường hợp khẩn cấp,
khi không có khả năng thoát nạn nào khác. Vì vậy, đề nghị các đơn vị địa phương phải tuân thủ
theo đúng hướng dẫn sử dụng và các thao tác bảo đảm an toàn khác đã được chỉ ra trong tài liệu
hướng dẫn sử dụng do C66 phát hành. Trong khi tập luyện chú ý chỉ phải tiến hành nhảy thử từ
thấp đến độ cao thích hợp bảo đảm an toàn tuyệt đối, không nhảy thử đến độ cao thiết kế lớn nhất
của đệm.
Phải duy trì chế độ bảo quản đệm nhảy tránh trường hợp để ẩm mốc gây mục nát hư hỏng.
- Đối với loại đệm hơi dùng quạt gió phải bảo dưỡng phần động cơ nổ, máy phát điện,
quạt gió làm việc tin cậy.
- Đối với loại đệm nhảy sử dụng bình khí nén phải kiểm tra, nạp đầy khí cho bình theo tiêu
chuẩn.
Chú ý: Chỉ được phép nhảy thử từ độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần chiều cao của đệm.
11. Thiết bị thông tin bộ đàm
- Các địa phương hiện nay, mỗi đội chữa cháy được trang bị hệ thống bộ đàm của hãng
TAIT. Hệ thống bộ đàm được trạng bị ở mỗi đội chữa cháy gồm các cụm thiết bị:
+ Tủ trung tâm đặt tại phòng trực ban, trong tủ bố trí một máy thu phát tín hiệu gọi là trạm
lặp, một máy liên kết tín hiệu của các mạng thông tin khác nhau về với mạng của TAIT và liên
kết giữa bộ đàm của các đội chữa cháy với nhau, có tên gọi là ACU (liên kết đa mạng), có một
hoặc nhiều máy bộ đàm cố định loại 25W, 50W làm thiết bị đầu tiếp nhận, khuyếch đại tín hiệu
thu phát. Ngoài ra trong tủ trung tâm còn bố trí tại các bộ nguồn phục vụ cho các thiết bị hoạt
động, quạt gió để giải nhiệt.
+ Cột ăng ten ngoài độ cao 30 mét là cửa ngõ thu phát tín hiệu của hệ thống Bộ đàm.
+ Máy bộ đàm cầm tay 5W trang bị cho cá nhân, máy bộ đàm 25W, 50W lắp cố định trên
các xe chữa cháy, xe chuyên dùng và xe chỉ huy, hai loại thiết bị này là cổng giao tiếp trực tiếp,
thực hiện chức năng đàm thoại trong hệ thống bộ đàm.
- Sau khi hoàn thành lắp đặt chạy thử đơn vị thi công đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử
dụng cho cán bộ chiến sỹ tại các đội chữa cháy. Tuy vậy đến nay việc thao tác sử dụng của cán
bộ chiến sỹ ở một số đơn vị chưa thật sự thành thạo, chưa phát huy hiệu quả của thiết bị. Để sử
dụng tốt thiết bị thông tin liên lạc các đơn vị cần lưu ý các điểm sau:
+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị tại tủ trung tâm, kiểm tra nguồn điện
vào các thiết bị, kiểm tra ăng ten bảo đảm sự kết nối đồng bộ giữa các thiết bị thì hệ thống mới
hoạt động được;
+ Phải thống nhất trong khâu tổ chức thông tin liên lạc, đặc biệt là quy ước sử dụng các
kênh liên lạc.Trong hệ thống bộ đàm các máy bộ đàm phải đặt cùng kênh (cùng tần số) thì mới
liên lạc được với nhau. Việc này, nhà cung cấp thiết bị đã có tài liệu hướng dẫn đầy đủ bằng
tiếng Việt cho các đơn vị;
+ Đối với máy bộ đàm cầm tay cần lưu ý sử dụng pin và nạp pin:
• Sạc pin ngay khi bộ đàm báo pin yếu.
• Sạc pin ở chế độ điều kiện ngắn hàng tuần.
• Sạc pin ở chế độ điều kiện dài chỉ khi: pin lần đầu tiên sử dụng, pin chất lượng đã kém
hoặc pin sau hơn 02 tuần không sử dụng.
• Không sạc pin với thời gian xạc quá 01 ngày đêm.
• Tắt máy bộ đàm khi không sử dụng trong thời gian dài.
• Máy có 02 pin, nên sử dụng thay đổi thường xuyên giữa 02 pin.
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy địa phương cần chú ý kiểm tra, bảo dưỡng
thường xuyên các phương tiện, thiết bị được trang cấp để bảo đảm thường trực sẵn sàng làm
nhiệm vụ.
---------------------------------
CHƯƠNG VII
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
I. KHÁI NIỆM KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình
nhất định, nhằm đánh giá, xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định được
quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng
kiểm định và bảo đảm phù hợp sử dụng trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ.
II. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
1. Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng
cháy, chữa cháy
- Khoản 1, Điều 53: Phương tiện phòng cháy, chữa cháy được sản xuất trong nước hoặc
nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng, đúng tiêu chuẩn và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Khoản 2, Điều 53: Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng
cháy, chữa cháy phải có điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật theo quy định của cơ
quan quản lý của nhà nước về phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền.
- Khoản 5, Điều 48 Luật Phòng cháy, chữa cháy (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy
định chức năng nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: tổ chức nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, kiểm
định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt
về phòng cháy, chữa cháy.
- Khoản 7, Điều 57, Luật Phòng cháy, chữa cháy (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy
định nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy: Thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế
và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và
chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng
cháy, chữa cháy.
2. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy, chữa cháy.
- Khoản 5, Điều 38 quy định: “Phương tiện phòng cháy, chữa cháy sản xuất mới trong
nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của
Bộ Công an”.
- Khoản 6, Điều 38 quy định: “Phương tiện phòng cháy, chữa cháy lắp ráp, hoán cải
trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền và phải
được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an”.
- Khoản 2, Điều 17 quy định: Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy bao gồm: “Bản
sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy”.
3. Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi
hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 18. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Nội dung kiểm định
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
h) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
2. Phương thức kiểm định
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của
phương tiện;
h) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô
hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần
kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định
toàn bộ;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).
3. Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả
sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19)
và dán tem kiểm định (mẫu số PC20).
4. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
a) Hồ sơ để nghị kiểm định, gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17);
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
- Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.
Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và
cơ quan, tổ chức, cá nhân để nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản
dịch đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương
tiện cần kiểm định cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu
phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có
kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc
lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.
Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên
bản kiểm định của đơn vị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm c
Khoản 5 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp
giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản
trả lời, nêu rõ lý do.
5. Phân cấp kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa
cháy
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm
định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;
b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa chữa cấp tỉnh thực hiện kiểm định, cấp giấy
chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8
và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, các loại máy bơm chữa cháy
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại
phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;
c) Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định đối với phương tiện
phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/20I4/NĐ-
CP. Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục
trưởng cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm
định.
6. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xây dựng, ban hành quy trình
kiểm định, quản lý và hướng dẫn thực hiện việc kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và
chữa cháy.
III. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY
- Về quy trình chung:
+ Tiếp nhận hồ sơ kiểm định;
+ Xử lý Đơn đề nghị kiểm định;
+ Tổ chức kiểm định: Kiểm tra thành phần hồ sơ, tổ chức kiểm tra, thử nghiệm các thông
số kỹ thuật của phương tiện.
+ Đề xuất lãnh đạo duyệt Giấy chứng nhận kiểm định và tổ chức dán tem kiểm định.
+ Lập hồ sơ quản lý, theo dõi kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
IV. QUY ĐỊNH VỀ DÁN TEM KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY
1. Việc kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định theo quy định tại
Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an, chỉ có Cục Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có thẩm quyền.
2. Tem kiểm định được quy định cụ thể về quy cách, mẫu mã tại mẫu PC20 ban hành kèm
theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an và do Cục Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phát hành. Hiện nay C66 đã in được một số tem theo mẫu, có
chi tiết bảo vệ, đóng số thứ tự quản lý và ấn định mã số bí danh địa phương.
3. Việc dán tem kiểm định là khẳng định phương tiện cụ thể đã được kiểm định và cấp
giấy chứng nhận kiểm định tại thời điểm kiểm định bảo đảm các thông số kỹ thuật được dùng
trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Còn phương tiện đó bảo đảm chất
lượng đến thời điểm nào thì phải được kiểm tra, đánh giá về chất lượng thông số kỹ thuật lần tiếp
theo đã được quy định trong catalog và theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009
Phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra bảo dưỡng
và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Do đó, trong biên bản kiểm định phải có số
liệu về đặc tính của phương tiện để kiểm soát được.
Theo quy định, tất cả phương tiện được kiểm định phải dán tem kiểm định. Nhưng hiện
nay C66 phối hợp với đơn vị nghiệp vụ của Bộ bước đầu nghiên cứu in được một tem
dán trên bề mặt nhẵn. Do vậy, trong quá trình kiểm định, dán tem, địa phương cần chú vấn vấn
đề này.
4. Tem kiểm định được dự kiến dán cho các loại phương tiện như:
* Tem mẫu A được dán trên các phương tiện: các loại xe chữa cháy thông thường, xe
chữa cháy đặc biệt, các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy máy bay, tàu xuồng chữa cháy;
các loại máy bơm chữa cháy; các loại trung tâm báo cháy, tủ điều khiển hệ thống chữa cháy; các
loại cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy.
* Tem mẫu B được dán trên các phương tiện: thang chữa cháy; bình chữa cháy các loại;
mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly; đệm cứu người, ống cứu người; các loại
van ngăn lửa.
* Tem mẫu C được dán trên các loại phương tiện: đầu báo cháy, nút ấn, chuông báo cháy,
đèn báo cháy; đầu phun của các hệ thống chữa cháy; trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.
5. Về mã số bí danh địa phương trên tem kiểm định (mẫu A và B) được quy định bằng 02
số đầu của dãy số thứ tự, cụ thể như sau:
66 - Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
01 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội
02 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh
03 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thành phố Hải Phòng
04 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thành phố Đà Nẵng
05 - Cảnh sát Phòng nháy, chữa cháy thành phố Cần Thơ
06 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
07 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Bình Dương
08 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Đắk Lắc
09 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Đồng Nai
10 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Nghệ An
11 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Quảng Ninh
12 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Thanh Hóa
13 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc
14 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Lâm Đồng
15 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Thừa Thiên Huế
16 - Cảnh sát Phóng cháy, chữa cháy tỉnh Bình Định
17 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi
18 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Bắc Ninh
19 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Khánh Hòa
20 - Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh Thái Nguyên
C66 thống nhất kể từ ngày 18/5/2015, tất cá các phương tiện phòng cháy, chữa cháy được
kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phải được dán tem kiểm định theo đúng quy định.
Theo đó, kể từ ngày 18/5/2015, tất cả các dự án, công trình, khi được cơ quan Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy thì các phương tiện phòng cháy,
chữa cháy lắp đặt tại dự án, công trình đó phải được kiểm định và dán tem kiểm định theo đúng
quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khi thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng
cháy, chữa cháy, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các địa phương phải lưu ý, tại trang 02 của
Giấy chứng nhận kiểm định (mẫu số PC19 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA),
cột “Ghi chú” cần ghi rõ số hiệu tem kiểm định mẫu A, mẫu B tương ứng với số lượng và ký mã
hiệu của các phương tiện phòng cháy, chữa cháy đã kiểm định (Ví dụ, Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy thành phố Hà Nội kiểm định 100 bình bột chữa cháy MFZ4, thì tại mục “Ghi chú” của trang
02 Giấy chứng nhận kiểm định cần nêu rõ, 100 bình bột chữa cháy MFZ4 được cấp 100 tem mẫu
B với các số hiệu 010000 đến 010000....). Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các địa phương cần
lập sổ theo dõi cấp phát tem để phục vụ công tác quản lý và kiểm tra theo quy định.
V. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM
ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
--------------------------------------------
CHƯƠNG VIII
CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ VÀ GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Sau khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực công tác phòng cháy và chữa
cháy đã có nhiều sự chuyển biến tích cực; ý thức nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong việc
chấp hành các điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy ngày càng được tăng cường,
nhất là nhiều cá nhân, tổ chức đã chủ động, tự giác chấp hành việc thiết kế, trang bị phương tiện,
hệ thống phòng cháy và chữa cháy ngay từ khi đầu tư xây dựng các dự án, công trình. Đáp ứng
nhu cầu trang bị phương tiện, tư vấn về phòng cháy và chữa cháy của các cá nhân, tổ chức, nhiều
doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã xuất hiện, với nhiều lĩnh
vực như: tư vấn thiết kế về phòng cháy, chữa cháy; tư vấn giám sát, thi công về phòng cháy, chữa
cháy; kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy, chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương
tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy... Sự bùng nổ phát triển về kinh doanh dịch vụ phòng cháy
và chữa cháy trong bối cảnh chưa có sự quản lý sát sao của cơ quan quản lý nhà nước đã kéo theo
nhiều tồn tại, bất cập như: nhiều cá nhân, công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế về phòng cháy,
chữa cháy, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật, tư vấn giám sát, thi công về
phòng cháy, chữa cháy chưa qua đào tạo về phòng cháy, chữa cháy nên chất lượng công việc
không bảo đảm, nhất là các yêu cầu kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, dẫn đến việc kéo dài thời
gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt do phải chỉnh sửa thiết kế nhiều lần; phần lớn các doanh
nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, thi công, lắp đặt hay giám sát thi
công về phòng cháy, chữa cháy không có đầy đủ dụng cụ, thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ
cho công việc như các thiết bị kiểm tra cường độ áp lực đầu lăng, thiết bị kiểm tra đầu báo cháy,
thiết bị kiểm tra chất lượng chất chữa cháy, thiết bị kiểm tra điện trở nối đất, thiết bị đo áp suất
trong buồng thang... Để khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, ngày 22/11/2013 Quốc hội
khóa XIII thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy, theo đó
kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và doanh
nghiệp, cơ sở chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau
khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Ngoài ra, cá nhân chỉ được phép hành nghề dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy khi có văn bằng, chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp
với hoạt động kinh doanh và hoạt động cho một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy.
I. QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và
được quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa
cháy, bao gồm 09 ngành, nghề sau: Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn
kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển
giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và
chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; kinh doanh phương
tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
Doanh nghiệp, cơ sở khi tiến hành kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy ngoài
việc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh
nghiệp, còn phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ như sau:
1. Điều kiện cần
- Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh
doanh.
- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh
doanh.
2. Điều kiện đủ
Căn cứ vào từng loại ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ
phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng đủ từng loại điều kiện được quy định từ Điều 41 đến Điều
45 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy,
chữa cháy, cụ thể như sau:
a) Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm
định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy:
* Điều kiện về con người:
- Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng
về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
(đối với cá nhân có các văn bằng chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh).
- Có ít nhất 01 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở có chứng chỉ hành nghề tư vấn về
phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, phù
hợp với ngành, nghề kinh doanh (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm
tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy).
- Có ít nhất 01 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết
kế, chủ trì thẩm định, chủ trì giám sát, chủ trì kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy, chữa
cháy phù hợp với ngành, nghề kinh doanh. Cá nhân này phải đáp ứng các điều kiện được quy
định tại Khoản 4 Điều 47 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cụ thể gồm:
+ Có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm
tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy tương ứng;
+ Đã thực hiện tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư vấn giám sát hoặc tư vấn
kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công trình (sau khi đã được
cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy trong ngành, nghề kinh doanh
tương ứng).
* Điều kiện về địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh:
- Có địa điểm hoạt động rõ ràng, phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư
vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với ngành,
nghề kinh doanh.
b) Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về hoạt động tư vấn chuyển giao
công nghệ phòng cháy, chữa cháy hoặc huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy,
chữa cháy
* Điều kiện về con người:
- Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng
về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
(đối với cá nhân có các văn bằng chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh).
- Có ít nhất 01 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở có trình độ đại học phòng cháy,
chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi
dưỡng kiến thức về phòng cháy, chữa cháy ít nhất 06 tháng.
* Điều kiện về địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh:
- Có địa điểm hoạt động rõ ràng, phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ hoặc
phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ
phòng cháy, chữa cháy.
c) Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa
cháy
* Điều kiện về con người:
- Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng
về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
(đối với cá nhân có các văn bằng chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh).
- Có ít nhất 01 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở làm chỉ huy trưởng thi công về
phòng cháy và chữa cháy. Cá nhân này phải có chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về
phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp.
* Điều kiện về địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh:
- Có địa điểm hoạt động rõ ràng, phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng
cháy, chữa cháy.
d) Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị
phòng cháy, chữa cháy
* Điều kiện về con người:
- Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng
về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
(đối với cá nhân có các văn bằng chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh).
- Có ít nhất 01 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở có trình độ đại học phòng cháy,
chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi
dưỡng kiến thức về phòng cháy, chữa cháy ít nhất 06 tháng.
* Điều kiện về địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh:
- Có địa điểm hoạt động rõ ràng, phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị
phòng cháy, chữa cháy.
e) Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư
phòng cháy, chữa cháy
* Điều kiện về con người:
- Người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng
về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
(đối với cá nhân có các văn bằng chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với ngành, nghề kinh
doanh).
- Có ít nhất 02 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.
* Điều kiện về địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh:
- Có địa điểm hoạt động rõ ràng, phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện hoạt động kinh doanh phương
tiện, thiết bị, vật tư về phòng cháy, chữa cháy.
II. QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH
VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy,
chữa cháy, gồm các thành phần sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa
cháy (Mẫu PC21 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ
Công an);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay đổi là giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014) hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của
doanh nghiệp, cơ sở;
- Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ
và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
- Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân;
- Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt
động kinh doanh.
2. Thời hạn cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa
cháy
Thời hạn cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy là 07
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3. Thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp đổi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
phòng cháy, chữa cháy
Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, đổi, cấp lại giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở thuộc
các bộ, ngành ở Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, đổi, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ phòng cháy, chữa cháy cho các doanh nghiệp, cơ sở ở địa phương và những trường hợp
do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại, đổi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy, chữa cháy
Trường hợp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị
mất, hỏng; doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại
diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đó phải làm văn bản đề nghị gửi cơ quan Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy đã cấp giấy xác nhận trước đó để cấp lại hoặc đổi giấy xác nhận mới.
- Đối với trường hợp đổi giấy xác nhận khi doanh nghiệp có sự thay đổi về tên gọi, người
đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ
phòng cháy, chữa cháy, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi giấy xác nhận; bản sao có chứng thực hoặc
bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp, cơ sở sau khi thay đổi.
- Đối với trường hợp đề nghị đổi giấy xác nhận do bị hỏng, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi
giấy xác nhận, kèm theo giấy xác nhận cũ.
- Đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy xác nhận do bị mất, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp
lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; tài liệu chứng minh
doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy trước đó.
Thời hạn cấp lại, đổi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa
cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Quản lý, sử dụng, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng
cháy, chữa cháy
Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch
vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ phòng cháy và chữa cháy. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Khi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy thì giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
không còn giá trị sử dụng; trường hợp ngừng hoạt động thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày
ngừng hoạt động, phải nộp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó; trường hợp tạm
ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã
cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị thu hồi trong
các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng
cháy và chữa cháy.
- Không bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã
được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
6. Xử lý đối với doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy trước ngày Nghi định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực
Trong thời gian 36 tháng kể từ ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực, các doanh
nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC đã được cấp phép hoạt động trước ngày Nghị định số
79/2014/NĐ-CP có hiệu lực chưa bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các điều kiện bảo đảm việc kinh
doanh dịch vụ PCCC theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và vẫn được phép kinh
doanh dịch vụ PCCC theo nội dung đã được cấp; tuy nhiên các doanh nghiệp, cơ sở này phải đến
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để được xác nhận và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Sau 36 tháng, kể từ ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nếu doanh
nghiệp, cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo
quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì phải chấm dứt kinh doanh về lĩnh vực này.
III. QUY TRÌNH CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH
VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
1. Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ) tiếp
nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
trực tiếp từ cá nhân được ủy quyền của cơ sở, doanh nghiệp. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp
lệ và thành phần của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết
quả;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn cá nhân nộp hồ sơ
bổ sung, hoàn chỉnh.
- Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và
chữa cháy không thuộc thẩm quyền cấp của đơn vị mình thì hướng dẫn cho doanh nghiệp, cơ sở
đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đủ thẩm quyền để thực hiện.
Không tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hoặc chuyển phát nhanh.
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ)
chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ để vào sổ theo dõi cấp Giấy xác nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và thực hiện việc phân công cho cán bộ thụ lý
giải quyết xử lý.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ
1. Cán bộ thụ lý giải quyết kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; kiểm tra, đối chiếu các điều
kiện về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
2. Lập hồ sơ quản lý, theo dõi cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC
đối với cá nhân, tổ chức; báo cáo lãnh đạo phụ trách kết quả kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ không đạt yêu cầu, cán bộ phụ trách dự thảo văn bản trả lời
doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy xác nhận, nêu rõ lý do không đạt. Trình lãnh đạo cấp có thẩm
quyền ký, duyệt văn bản trả lời, sau đó chuyển văn bản trả lời cho bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả (hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận) để gửi trả cá nhân đề nghị.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu, chuyển sang bước 4.
Bước 4: Kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết
bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh
- Sau khi hồ sơ đã bảo đảm các điều kiện về thành phần, tính pháp lý, cán bộ thụ lý giải
quyết báo cáo, đề xuất lãnh đạo tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ
sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở.
- Lập biên bản kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện,
thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở theo mẫu số PC05, Thông tư
số 66/2014/NĐ-CP.
Bước 5: Trình lãnh đạo duyệt ký
- Trường hợp doanh nghiệp, cơ sở bảo đảm các điều kiện, cán bộ thụ lý giải quyết báo cáo
lãnh đạo phụ trách xem xét, cho ý kiến đối với kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế; báo cáo
đề xuất lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ không đạt yêu cầu, cán bộ phụ trách dự thảo văn bản trả lời
doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy xác nhận, nêu rõ lý do không đạt. Trình lãnh đạo cấp có thẩm
quyền ký, duyệt văn bản trả lời, sau đó chuyển văn bản trả lời cho bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả (hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận) để gửi trả cá nhân đề nghị.
Bước 6: Trả kết quả
1. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu và lãnh đạo cấp có thẩm quyền đã ký Giấy xác nhận đủ
điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC thì cán bộ thụ lý giải quyết lấy số, đóng dấu Giấy xác nhận
đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC, vào sổ theo dõi cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ PCCC và chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
(hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận).
2. Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận) trả kết
quả cho cá nhân nộp hồ sơ theo phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 7: Lưu và hoàn thiện Hồ sơ quản lý, theo dõi
Sau khi hoàn thành việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC, cán bộ
thụ lý giải quyết hoàn thiện hồ sơ quản lý, theo dõi.
IV. QUY ĐỊNH VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY
1. Điều kiện cần đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện
sau:
- Có văn bằng, chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động
kinh doanh.
- Hoạt động cho một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Điều kiện đủ đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy, chữa cháy phải đáp ứng các
điều kiện về văn bằng, chứng chỉ và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
Các điều kiện cụ thể đối với từng lĩnh vực hành nghề như sau:
a) Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư
vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy
- Có trình độ đại học về phòng cháy, chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù
hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy
và chữa cháy;
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong từng lĩnh vực: tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm
định hoặc tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và đã tham gia thực
hiện thiết kế ít nhất 05 công trình đối với từng lĩnh vực.
b) Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy
phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành
phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn giám sát và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy;
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công,
lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.
c) Điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa
cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành
phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và
chữa cháy.
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua
lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng; chứng chỉ do cơ sở có
chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cháy cấp.
3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy, chữa cháy
Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp chứng chỉ hành
nghề về phòng cháy, chữa cháy cho tất cả các cá nhân hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam. Không
tổ chức phân cấp cho các đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương cấp chứng chỉ.
4. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy, chữa cháy
- Thành phần hồ sơ (quy định tại Điều 20 Thông tư số 66/2014/TT-BCA) gồm:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu PC23 - TT
66/2014/TT-BCA). Ngoài việc phải điền đầy đủ thông tin theo mẫu, cá nhân đề nghị cấp chứng
chỉ phải chỉ rõ lĩnh vực hành nghề cụ thể (ví dụ: Đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế
thì trong đơn phải ghi rõ đề nghị cấp chứng chỉ tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
không ghi chung chung là cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy).
+ Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến nội dung đề nghị cấp
chứng chỉ hành nghề về phòng cháy chữa cháy (kèm theo Mẫu PC23 - TT 66/2014/TT-BCA).
Đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ gồm nhiều lĩnh vực hành nghề thì trong từng lĩnh vực
phải ghi rõ năm kinh nghiệm và số lượng công trình đã tham gia hoạt động trong lĩnh vực đó.
Ngoài ra, bản khai kinh nghiệm phải có chữ ký, dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực
tiếp đối với cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ.
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng
chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa
cháy;
+ 01 ảnh màu cỡ 3x4.
- Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
5. Thời gian cấp và giá trị, thời hạn có giá trị sử dụng chứng chỉ:
Thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy là 35 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy có giá
trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc và có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
6. Cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề
- Cấp lại chứng chỉ hành nghề khi Chứng chỉ hết thời hạn sử dụng hoặc bị mất.
- Đổi chứng chỉ hành nghề khi Chứng chỉ bị hỏng hoặc bổ sung nội dung hành nghề tư vấn
mới.
- Thành phần hồ sơ:
+ Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề do bị hỏng gồm: Đơn đề nghị (mẫu PC23);
chứng chỉ bị hỏng; 01 ảnh màu 3x4.
+ Hồ sơ đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề khi bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới,
gồm: Đơn đề nghị (mẫu PC23), bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn;
chứng chỉ hành nghề đã được cấp; 01 ảnh màu 3x4.
+ Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề do hết thời hạn sử dụng, gồm: Đơn đề nghị
(mẫu PC23); chứng chỉ đã hết hạn sử dụng; 01 ảnh màu 3x4.
+ Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề do bị mát, gồm: Đơn đề nghị (mẫu PC23); tài
liệu chứng minh đã được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy trước đó;
01 ảnh màu 3x4.
- Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
- Thẩm quyển cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ.
- Thời hạn cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề:
+ Thời hạn cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề do bị hỏng: 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được đơn đề nghị;
+ Thời hạn đổi chứng chỉ hành nghề do cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư
vấn mới: 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7. Xử lý đối với cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa
cháy trước ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực
Cá nhân đã được cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy không phải do cơ quan Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy cấp thì phải làm thủ tục để được cấp đổi chứng chỉ về phòng cháy
và chữa cháy.
V. QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN VỀ PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY
Bước 1: Tiếp nhận Hồ sơ
1. Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ) tiếp
nhận hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy trực tiếp từ cá
nhân. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết
quả;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn cá nhân nộp hồ sơ
bổ sung, hoàn chỉnh.
- Trường hợp nộp hồ sơ gửi qua người ủy quyền thì cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra
văn bản ủy quyền của cá nhân xin cấp Chứng chỉ, kiểm tra giấy tờ chứng minh (Chứng minh
nhân dân hoặc bằng lái xe hoặc các giấy tờ chứng minh khác).
Không tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hoặc chuyển phát nhanh.
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ)
chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ để vào sổ theo dõi cấp Chứng chỉ và thực hiện
việc phân công cho cán bộ thụ lý giải quyết xử lý.
Bước 3: Kiểm tra Hồ sơ
1. Cán bộ thụ lý giải quyết kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; kiểm tra, đối chiếu các điều
kiện về hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Lập hồ sơ quản lý, theo dõi cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa
cháy; báo cáo lãnh đạo phụ trách kết quả kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ không đạt yêu cầu, cán bộ thụ lý giải quyết dự thảo văn bản trả
lời cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ, nêu rõ lý do không đạt. Chuyển văn bản trả lời cho bộ phận
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận) để gửi trả cá nhân đề nghị.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu, chuyển sang bước 4.
Bước 4: Trình lãnh đạo duyệt ký
- Sau khi lãnh đạo phụ trách xem xét, cho ý kiến đối với kết quả kiểm tra hồ sơ thì báo
cáo, đề xuất lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp Chứng chỉ.
- Trường hợp cá nhân chưa bảo đảm các điều kiện, cán bộ thụ lý giải quyết dự thảo văn
bản trả lời cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ, nêu rõ lý do không đạt. Chuyển văn bản trả lời cho bộ
phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận) để gửi trả cá nhân đề
nghị.
Bước 5: Trả kết quả
1. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu và lãnh đạo cấp có thẩm quyền đã ký Chứng chỉ thì cán
bộ thụ lý giải quyết lấy số, đóng dấu Chứng chỉ, vào sổ theo dõi cấp Chứng chỉ và chuyển kết
quả giải quyết cho bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận).
2. Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (hoặc cán bộ phụ trách việc tiếp nhận) trả kết
quả cho cá nhân nộp hồ sơ theo phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 6: Lưu và hoàn thiện hồ sơ quản lý, theo dõi
Sau khi hoàn thành việc cấp Chứng chỉ, cán bộ thụ lý giải quyết hoàn thiện hồ sơ quản lý,
theo dõi.
LỜI KẾT
Với mục tiêu trang bị những kiến thức cơ bản cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy
trong tình hình mới, Ban biên soạn hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành công cụ hữu ích cho công
tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
các địa phương. Đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản cho người đứng đầu chính quyền địa
phương, cơ quan, tổ chức để vận dụng áp dụng vào công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa
cháy cho chính đơn vị của mình, ngăn ngừa, hạn chế các vụ cháy, nổ nhất là các vụ cháy lớn gây
thiệt hại nghiêm trọng, qua đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
Những kiến thức trong cuốn sách này là những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy. Đó là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về công tác phòng cháy, chữa
cháy, kết hợp với các kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực để xây dựng lực lượng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy ngày càng tinh nhuệ, lực lượng dân phòng, phòng cháy, chữa cháy cơ sở,
chuyên ngành ngày càng hoàn thiện, phát huy nguyên tắc tại chỗ, kịp thời xử lý các tình huống
cháy, nổ ngay từ giai đoạn ban đầu. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ
Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ để được hướng dẫn cụ thể.
CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH
Thiếu tướng, tiến sĩ Đoàn Việt Mạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_co_ban_ve_cong_tac_phong_chay_va_chua_chay_7827.pdf