Một số vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

Việc tiêu thụ sản phẩm trở thành căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tìm được biện pháp phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình. Hơn thế nữa nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những quan hệ tỷ lệ cần thiết. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là các hoạt động được diễn ra một cách bình thường trôi chảy tránh được những mất cân đối, đảm bảo được sự ổn định trong xã hội. Với người tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp giúp họ thoả mãn nhu cầu. Việc thoả mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của con người không chỉ là mục tiêu của nền sản xuất XHCN mà cả của nhân loài trong đó công tác tiêu thụ đóng một phần quan trọng.

doc71 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng tài chính hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng Kinh doanh Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng hành chính y Tế 4.1 Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý sản xuất của nhà máy: 4.1.1 Đặc điểm tổ chức : Nhà Máy Vật Liệu Chịu Lửa - Công Ty Gang Thép Thái Nguyên là một thành viên của công ty gang thép Thái Nguyên được tổ chức và quản lý sản xuất theo kiểu trực tuyến, chức năng cụ thể. Một giám đốc một phó giám đốc, 7 phòng chức năng và 5 phân xưởng. Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc nhà máy. Người dữ vai trò chỉ đạo chung và cao nhất trong mọi hoạt động của nhà máy, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động và kết quả suất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc là một phó giám đốc quản lý sản xuất. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo quy mô, quản lý của nhà máy gồm có: + Phòng tổ chức hành chính. + Phòng kế toán tài chính. + Phòng kinh doanh. + Phòng cơ điện. + Phòng kỹ thuật chất lượng. + Phòng kế hoạch sản xuất. + Phòng bảo vệ tự vệ. 4.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý sản xuất: Mỗi phòng ban đều có tính chất đặc điểm riêng và hoạt động dưới nhiều lĩnh vực khác nhau cụ thể là : * Giám đốc: điều tra toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy, chỉ đạo toàn bộ các chức năng từ phó giám đốc trở xuống, chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về toàn bộ tài sản được phân cấp quản lý trong nhà máy, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước. * Phó giám đốc: hoạt động dưới sự lãnh đạo của giám đốc nhà máy, có trách nhiệm phụ trách toàn bộ khối kỹ thuật công nghệ, sáng kiến tiết kiệm, đào tạo và cgỉ đạo trực tiếp sản xuất của nhà máy, chỉ đạo cân đối vật tư mua vào cho phù hợp với kế hoạch sản xuất... * Phòng tài chính hành chính: - Hoạt động dưới sự lãnh đạo của nhà máy (giám đốc). Đây là cơ quan tham mưu giúp giám đốc xây dựng và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh. - Thực hiện chế độ chính sách của nhà nước với cán bộ công nhân viên, chế độ chính sách về tiền lương, công tác nhân sự, tuyển dụng đào tạo, công tác bảo vệ kinh tế chính trị xây dựng nhà máy an toàn... - Có chức năng về hoạt động hành chính quản trị, đời sống, xây dựng cơ bản, y tế. Đảm bảo điều kiện kỹ thuật vật chất cho các đơn vị trực thuộc để hoàn thành nhiệm vụ mà nhà máy giao cho. * Phòng tài chính kế toán: - Hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà máy (giám đốc): phản ánh mọi hoạt động kinh tế phát sinh. - Tổng hợp quan sát quản lý chặt chẽ, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua giám đốc bằng tiền. - Phụ trách kế toán đơn vị trực thuộc sẽ là người thay mặt kế toán trưởng nhà máy hạch toán tổng hợp các số liệu do các đơn vị nội bộ báo sổ từ đó cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho giám đốc sớm có các phương hướng hoạch định sản xuất kinh doanh cho kỳ tới. * Phòng kinh doanh: - Hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy. - Điều hành các hoạt động bán hàng và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Xác định chiến ược ngiên cứu thị trường và tiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm, thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng, dịch vụ, hàng hoá. * Phòng cơ điện: - Hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy. - Chức năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất an toàn lao động đảm bảo máy móc thiết bị trong sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa lớn và bảo dưỡng máy móc thiết bị của nhà máy. * Phòng kỹ thuật chất lượng : Hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc chức năng giúp giám đốc quản lý mọi hoạt động sản xuất của các đơn vị trực thuộc về công nghệ, chất lượng sản phẩm, trang thiết bị, tổ chức sản xuất. Tạo điều kiện sản xuất phát triển đúng hướng tạo hiệu quả. * Phòng hành chính y tế: - Hoạt động dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc. Chức năng tham mưu giúp giám đốc, phó giám đốc quản lý và chăm lo sức khoẻ đời sống của cán bộ công nhân viên. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân và có biện pháp điều trị phù hợp đối với trường hợp bị bệnh. * Phòng bảo vệ: - Hoạt động dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc. Chức năng giúp phó giám đốc quản lý bảo vệ nhà máy, không để xảy ra các tệ nạn xã hội, các hoả hoạn... - Phân xưởng nguyên liệu: gia công chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho phân xưởng tạo hình dập bán thành phẩm, sản xuất thêm các loại sạn, bột vữa xây bán ngoài, nghiền xi măng, đóng bao xi măng. - Phân xưởng tạo hình: dập tạo hình bán thành phẩm các loại gạch chịu lửa. - Phân xưởng sấy nung: xếp nung ra thành phẩm gạch chịu lửa các loại, nhập kho thành phẩm. - Phân xưởng đô lô mi: luyện kim, sản xuất lanh ke xi măng. - Phân xưởng cơ khí: sửa chữa lớn thường xuyên tất cả các hệ thống thiết bị trong nhà máy gia công khuôn mẫu, phụ tùng phục vụ sửa chữa thiết bị. - Với sơ đồ bộ máy quản lý hiện nay của nhà máy đã đảm bảo được tính gọn nhẹ, tập trung. Các phòng phân công nhiệm vụ rõ ràng không chồng chéo, đảm bảo tính chủ động và khả năng thực hiện nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh của nhà máy. * Tình hình tài sản và tiền vốn của nhà máy trong 2 năm (2000-2001): + Tài sản cố định: ã Năm 2001: nguyên giá : 10.973.265.163 đ giá trị còn lại : 79.642.619 đ ã Năm 2000 : nguyên giá :10.909.211.783 đ giá trị còn lại : 70.523.874 đ + Vốn lưu động: ã Năm 2001: 1.223.684.565 đ ã Năm 2000: 1.223.684.565 đ V. Các đặc điểm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Nhà máy vật liệu chịu lửa: 5.1. Đặc điểm về lao động: Lĩnh vực sản xuất vật liệu chịu lửa của nhà máy ít nhiều cũng mang tính mùa vụ. Do vậy việc sử dụng hợp lý và linh hoạt lao động sao cho phù hợp với nhịp độ sản xuất luôn được nhà máy chú trọng. Tính đến năm 2001 đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà máy gồm 454 người. tình hình lao động tại nhà máy vật liệu chịu lửa S T T Chức danh Tổng Số Bậc thợ Bậc Thợ BQ Trình độ văn hoá Trình độ kỹ thuật Tuổi đời 1 2 3 4 5 6 PT CS PT TH ĐT DN Trung Cấp đại học <30 30á40 41á45 46á50 I Lao động phổ thông 5 1 4 3,4 4 1 3 1 1 II CôNG NHâN kỹ thuật 373 4 25 73 73 179 19 4,23 91 272 350 53 9 84 182 71 26 1 CNVL xây dựng 262 2 18 61 53 124 4 4,04 53 199 262 28 5 62 134 43 13 2 CôNG NHâN cơ khí 77 2 4 10 11 45 5 4,4 29 48 77 4 1 15 28 21 13 3 CôNG NHâN ô TK 6 6 6 1 5 6 3 3 4 CôNG NHâN hoá Phân tích 10 3 2 3 2 3,4 2 8 10 1 2 3 4 3 5 CôNG NHâN Cấp dưỡng 18 6 2 10 5,22 6 12 5 4 13 1 III Lãnh đạo 2 2 2 1 1 IV Nhân viên phòng ban 74 67 2 5 1 Nân viên kỹ thuật 13 13 7 6 2 10 1 2 NV cơ điện 4 4 4 4 3 NVKH.vật tư 26 26 21 5 1 19 6 4 NV kế toán 9 9 4 5 1 8 5 NVHC y tế 11 11 9 2 11 6 NV bảo vệ 11 11 10 1 Tổng 454 5.2. Đặc điểm về tiền lương: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tiền lương chính là nguồn lực để con người có thể tái sản xuất sức lao động và nó cũng là chất kết dính người lao động với doanh nghiệp. Nhận thức đúng đắn về vấn đề đó nên Nhà máy Vật liệu chịu lửa luôn quan tâm đến vấn đề tiền lương của người lao động. Nhà máy vật liệu chịu lửa luôn tổ chức sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất nhằm mục đích cho người lao động trên cơ sở đó để nâng cao mức lương của. Bảng 2: Thu nhập bình quân của nhà máy vật liệu chịu lửa-TN Năm 2000 2001 Tăng/ giảm % TNBQ 436.245 838.168 +434.553 192,1 Như vậy thu nhập bình quân tăng 92,1% bên cạnh tăng mức lương cho người lao động, nhà máy còn có chế độ khen thưởng thích đáng nhằm động viên khuyến khích những cá nhân có thành tích tốt trong sản xuất. Ngoài việc đảm bảo các chế độ đối với người lao động theo đúng quy định của Nhà nướcnm còn áp dụng các chế độ khác như bồi dưỡng lao động độc hại, làm thêm giờ, tăng ca, tặng quà nhân dịp Tết, tổ chức tham quan nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên. 5.3. Đặc điểm về sản phẩm của nhà máy: Trước đây sản phẩm của Nhà máy thường bị bó hẹp trong một số sản phẩm gạch chịu lửa nhất định như: Gạch samốt A thủ công, gạch samốt B thủ công, Đôlômít Ngày 28/2/1986 Xưởng vật liệu chịu lửa - Thái Nguyên chuyển thành Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Đồng thời công ty cũng đưa vào dâu truyền sản xuất hiện đại và mở rộng thêm một số mặt hàng. Hiện nay một số sản phẩm của nhà máy có thể được kể như sau: Gạch samốt A, Gạch samốt B, Gạch cao nhôm, gạch xốp cách nhiệt, gạch zicôn, bột sống, sạn cách nhiệt, bột xây dựng 5.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ là một tiêu thức đánh giá xem doanh nghiệp thuộc loại nào (lớn hay nhỏ) và nhu cầu vốn của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cùng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tính đến năm 2001, tổng số vốn kinh doanh của công ty là 6.271.602.000 đồng, trong đó vốn cố định là: 5.214.100.000 đồng, vốn lưu động là: 1.057.502.000 đồng. Qua biểu đồ trên ta thấy vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn kinh doanh. Để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có của mình, công ty cần căn cứ vào tình hình sản xuất cụ thể để điều chỉnh cơ cấu vốn của mình sao cho hợp lý. 5.5. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ của nhà máy: Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên có tiền thân là một xưởng vật liệu chịu lửa nên có công nghệ rất lạc hậu, sản xuất mang tính thủ công. Đến năm 1976 Nhà máy đã có một bước chuyển mình quan trọng đó là Nhà máy đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô để lắp đặt một dây chuyền sản xuất hiện đại gồm hệ thống lò sấy, nung Tuynel liên hợp, dây chuyền tạo hình với công suất 3000 tấn/năm. Ta có thể thấy sau khi đổi mới công nghệ, các chỉ tiêu của công ty đều tăng đáng kể qua bảng sau: Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch +/- % Sản lượng tấn 3.990 4.685 695 117,4 Doanh thu đồng 9.364.431.757 12.332.321.768 2.967.890.011 131,7 Nộp ngân sách đồng 536.313.674 672.908.662 136.594.988 125,5 Qua bảng trên ta tính được sản lượng của công ty tăng trung bình qua các năm là 16,3%, doanh thu tăng trung bình 22,02%, nộp ngân sách Nhà nước tăng trung bình 8,6%. 5.6. Những lợi thế và bất lợi của nhà máy: * Những lợi thế: - Nhà máy có truyền thống hơn 30 năm trong việc sản xuất kinh doanh vật liệu chịu lửa. - Nhà máy có uy tín tốt trên thị trường, các sản phẩm mang nhãn hiệu gạch chịu lửa khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến đó là tài sản vô giá của nhà máy. - Nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao. - Có đội ngũ công nhân lao động lành nghề và các cán bộ lãnh đạo năng động, có trình độ chuyên môn cao. - Các khu vực khai thác nguyên vật liệu đều gần nhà máy nên giảm được chi phí vận chuyển. - Các xí nghiệp cũng như khu văn phòng của nhà máy đều nằm ở vị trí thuận lợi nên tiện cho việc kinh doanh giao dịch cũng như mua bán sản phẩm... * Những bất lợi: - Hiện nay có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại đang cạnh tranh quyết liệt với nhà máy, sản phẩm của họ có chất lượng không cao lại rẻ do vậy cũng gây khó khăn cho nhà máy. - Các sản phẩm gạch chịu lửa của nhà máy hiện đang bị thu hẹp thị trường do có nhiều sản phẩm thay thế mới xuất hiện trên thị trường. - Các bãi đất gần các xí nghiệp đã khai thác từ lâu nên cũng sắp hết, vì vậy công ty cần kiếm nguồn mới để không bị động trong sản xuất. VI. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên: 6.1. Nghiên cứu thị trường: Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu và xác định khả năng tiêu thụ mặt hàng của nhóm mặt hàng trên địa bàn xác định. Để nắm bắt yêu cầu của thị trường, nhà máy đã tiến hành tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường và các thông tin về thị trường được nhà máy thu thập bằng cả hai phương pháp: điều tra trực tiếp và điều tra bàn giấy. Phương pháp điều tra trực tiếp được tiến hành bởi các nhân việc của xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng. Các nhân viên này thu thập các thông tin về thị trường chủ yếu bằng phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn khi đi tiếp thị, bán sản phẩm cho các công trình xây dựng. Các nhân viên sẽ ghi chép lại các thông tin. Sau đó sẽ tổng hợp lại gửi phòng Kế hoạch vật tư xem xét và xử lý bằng phương pháp thống kê. Kết hợp với phương pháp thu thập thông tin là phương pháp bàn giấy. Qua công tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường, nhà máy đã trả lời được câu hỏi mà mình đã nêu ra như: a. Về quy mô của thị trường của nhà máy: Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên có quy mô thị trường lớn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của nhà máy là khu vực các tỉnh ở phía Bắc cùng với một số khu vực khác như một số tỉnh ở miền Nam. Quy mô thị trường của nhà máy lớn là do đặc điểm của lĩnh vực sản xuất vật liệu chịu lửa được phân bổ rộng rãi trong cả nước và sản phẩm được cung cấp cho thị trường trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên các sản phẩm vật liệu chịu lửa cũng có thể được cung cấp cho khách hàng ở ngoài phạm vi khu vực thị trường của nhà máy, khi đó chi phí vận chuyển sẽ tăng lên cao và dù sản phẩm của nhà máy có chất lượng cao cũng không đủ sức hấp dẫn người tiêu dùng. Do vậy nhà máy đã xác định thị trường trọng điểm của mình chủ yếu là các tỉnh ở phía Bắc. b. Về các đối thủ cạnh tranh: Đã hoạt động trong cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên không phải là ngoại lệ. Hiện nay các sản phẩm của nhà máy đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như: Công ty VLXD Cầu Đuống, nhà máy VLCL Tam Tầng - Bắc Ninh, Nhà máy Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn - Hải Dương. Theo đánh giá của nhà máy, các Nhà máy Vật liệu chịu lửa kể trên đều lcác đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Họ có công nghệ sản xuất hiện đại, quy mô lớn nên sản phẩm cũng rất đa dạng. Biết rõ về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà máy đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn và từ đó nhà máy đứng vững trên thị trường. Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên đã đưa ra bảng so sánh cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường khu vực Hà Nội như sau: STT Doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm Giá Khách hàng Thị phần (%) 1 Nhà máy VLCL - TN tốt cao nhiều 13 2 Nhà máy VLXD Cầu Đuống tốt khá cao khá nhiều 11 3 Nhà máy VLCL Tam Tầng - BN tốt cao khá nhiều 12 4 Nhà máy VLCL Trúc Thôn - HD khá tốt khá cao không nhiều 10 6.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên: 6.2.1. Theo cơ cấu mặt hàng: Cơ chế thị trường đã mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội làm ăn hấp dẫn nhưng doanh nghiệp phải làm sao nắm bắt một cách nhanh nhậy thay đổi cũng như yêu cầu của thị trường để phục vụ cho tốt. Trong những năm gần đây, các sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ khá tốt, doanh số không ngừng phát triển. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm đồng thời thực hiện giá trị thặng dư kết tinh trong sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc và thị trường. Thị trường chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế. Trong một chừng mực nó chi phối các khâu sản xuất, tài chính, lao động. Tiêu thụ là điều kiện để doanh nghiệp thu hồi lại các chi phí sản xuất và có lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp. Qua số liệu ở bảng 2.1.A và bảng 2.1.B cho thấy số lượng sản phẩm tiêu thụ của các loại về số lượng vượt kế hoạch 10%, về giá trị vượt 7%. Đi sâu phân tích từng loại sản phẩm ta thấy thực hiện tiêu thụ sản phẩm gạch samốt A so với kế hoạch số lượng tăng 21%, giá trị tăng 16%; so với năm 200 tăng 544 tấn, tương ứng 29%, giá trị tăng 966.000.000 đ, tương ứng 24%. Như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm gạch samốt A của nhà máy trong 2 năm 2000 và 2001 là rất tốt, chứng tỏ rằng việc tổ chức thực hiện và tìm kiếm thị trường tiêu thụ đã đạt được kết quả đáng kể. Sản lượng gạch samốt B so với năm 2000 về số lượng tăng 106,1 tấn, tương đương với 6%; Về giá trị tăng 80.353.000 đ, tương đương vượt 13%; So với kế hoạch năm 2001 về số lượng tăng 5,6 tấn vượt 3,3% nhưng về giá trị không đạt giảm 21.422.000 đ, tương đương 1%. Điều này chứng tỏ trong năm 2001 việc tiêu thụ gạch samốt B giảm do nhà máy giảm sản lượng tiêu thụ nội bộ Công ty vì sản lượng công ty sử dụng hầu hết là gạch samốt B, giá bán thấp hơn giá sản phẩm gạch samốt A do đó sản lượng đạt kế hoạch nhưng giá trị giảm. Năm 2001 Nhà máy Vật liệu chịu lửa có rất nhiều cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm ngoài công ty nhất là các sản phẩm cho các lò xi măng dùng nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao như gạch cao nhôm so với năm 2000 về số lượng tiêu thụ vượt 11,3 tấn, giá trị vượt 33.787.000 đ; so với năm kế hoạch về số lượng vượt 12,8 tấn và về giá trị vượt 34.272.000 đ. tình hình tiêu thụ sản phẩm Bảng 2.1.A STT Chỉ tiêu Kế hoạch 2001 Thực hiện 2001 So sánh số lượng (tấn) Giá trị (đồng) số lượng (tấn) Giá trị (đồng) số lượng (tấn) Giá trị (đồng) +,- % +,- % 1 gạch samốt A 1986 4.241.450.000 2409 4.938.450.000 423 121 697.000.000 116 2 gạch samốt B 1800 2.736.000.000 1805,6 2.714.578.000 5,6 100,3 -21.422.000 99 3 gạch cao nhôm 400 1.200.200.000 412,8 1.234.272.000 12,8 103 34.272.000 103 4 gạch xốp 89 262.550.000 81 234.900.000 -8 91 -27.650.000 89,5 5 gạch zicôn 25 805.000.000 25,6 819.200.000 0,6 102 14.200.000 102 Tổng 4300 9.245.000.000 4734 9.941.400.000 434 110 696.400.000 107 Bảng 2.1.B STT Chỉ tiêu Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 So sánh số lượng (tấn) Giá trị (đồng) số lượng (tấn) Giá trị (đồng) số lượng (tấn) Giá trị (đồng) +,- % +,- % 1 gạch samốt A 1865 3.972.450.000 2409 4.938.450.000 544 129 966.000.000 124 2 gạch samốt B 1699,5 2.634.225.000 1805,6 2.714.578.000 106,1 106 80.353.000 103 3 gạch cao nhôm 401,5 1.200.485.000 412,8 1.234.272.000 11,3 102 33.787.000 103 4 gạch xốp 90 263.520.000 81 234.900.000 -9 90 -1.620.000 99 5 gạch zicôn 20 923.520.000 25,6 819.200.000 5,6 128 -104.320.000 88 Tổng 4076 8.967.200.000 4734 9.941.400.000 658 116 974.200.000 111 Gạch zicôn là sản phẩm của nhà máy nhưng dã chiếm được ưu thế thị trường thép miền Nam với số lượng vượt 0,6 tấn, giá trị vượt 14.200.000 đ tương đương tỷ lệ tăng 2%. Xét tình hình tiêu thụ của nhà máy nhìn chung là tốt. Nhờ sự nỗ lực tận tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức nhất là sự quan tâm của cấp lãnh đạo kết hợp với chuyên môn của các phòng kỹ thuật, kinh doanh về việc nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ, tham khảo thị trường và thực hiện “Nhà máy chỉ sản xuất nhữnh sản phẩm mà thị trường cần chứ không sản xuất các sản phẩm mà nhà máy có”. Từ cuối năm 200 và trong năm 2001 Nhà máy Vật liệu chịu lửa không những sản xuất các loại sản phẩm cho nhành luyện kim như công ty thép Miền Nam, công ty thép Thái Bình, công ty thép Đà Nẵng mà còn sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm cho các nhà máy xi măng trong cả nước như Nhà máy xi măng Hà Tiên, Nhà máy xi măng Đồng Hới, Nhà máy xi măng Cầu Đước - Nghệ An, Nhà máy xi măng Tuyên Quang, Cao Bằng, Nhà máy xi măng Lưu Xá - Thái Nguyên và Nhà máy phân đạm hoá chất Bắc Giang. Báo cáo sản xuất - tiêu thụ - tồn kho năm 2001 Bảng 2.1.C STT Loại sản phẩm ĐVT Tồn kho đầu kỳ Thực hiện sản xuất Thực hiện tiêu thụ Tồn kho cuối kỳ 1 gạch samốt A tấn 267 2440 2409 298 2 gạch samốt B tấn 489 1723,9 1805,6 407,3 3 gạch cao nhôm tấn 22 404,5 412,8 13,7 4 gạch zicôn tấn - 25,6 25,6 - 5 gạch xốp tấn - 91 81 10 Tổng 778 4685 4734 729 Qua bảng 2.1.C cho thấy sản xuất tiêu thụ tồn kho tương đối cân bằng. Số lượng tồn kho cuối kỳ giảm so với đầu kỳ, số lượng sản xuất ít hơn tiêu thụ và Nhà máy đã sử dụng lượng tồn kho đầu kỳ cho tiêu thụ trong kỳ và cân đối các loại sản phẩm chi tiết. Sản phẩm samốt A sản xuất 2440 tấn, tiêu thụ 2409 tấn do đó lượng tồn cuối kỳ cao hơn do các hợp đồng đặt hàng đột xuất vào cuối năm lượng sản xuất để tiêu thụ sang đầu năm do vậy lượng tồn cao. Sản phẩm gạch samốt B sản xuất 1723,9 tấn, lượng tiêu thụ 1805,6 tấn. Tuy lượng gạch samốt B tồn kho cuối kỳ cao hơn các sản phẩm khác nhưng so với đầu năm đã giảm, thực hiện tiêu thụ gạch samốt B cao hơn sản xuất vì Nhà máy đã sử dụng lượng tồn kho đầu kỳ. Sản phẩm gạch cao nhôm về số lượng sản xuất và tiêu thụ tương đối đồng đều. Phân tích tình hình cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ta tính hệ số tiêu thụ và hệ số quay kho. STT Sản phẩm Htt Hqk 1 gạch samốt A 0,99 2 gạch samốt B 1,05 3 gạch cao nhôm 1,02 4 gạch zicôn 1 5 gạch xốp 0,89 Tổng 1,01 3,14 Htt = Khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Khối lượng hàng hoá sản xuất trong kỳ Hqk = Khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Khối lượng hàng hoá tồn đầu kỳ và cuối kỳ Qua tính toán ở bảng ta thấy nhìn chung Nhà máy đã cân đối được sản xuất, tiêu thụ, tồn kho tương đối ổn định. Tuy lượng tồn kho của Nhà máy có giảm so với đầu kỳ nhưng giảm chưa nhiều, có ảnh hưởng đến việc ứ đọng vốn. Song do đặc thù của dây chuyền sản xuất kéo dài hàng tháng từ khâu nguyên liệu cho đến ra thành phẩm, do đó Nhà máy luôn có số lượng sản phẩm tiêu chuẩn tồn kho nhiều hơn để đáp ứng cho các hợp đồng tiêu thụ đầu năm sau 6.2.2. Theo kênh phân phối: Trong công tác tiêu thụ, hoạt động phân phối sản phẩm là một nội dung rất quan trọng, thông qua đó sản phẩm được đưa từ sản xuất đến người tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà doanh nghiệp sẽ áp dụng tiêu thụ nào để sao cho hàng hoá được chuyển đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất nhằm đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận của mình. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất riêng của mình, Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên đã chọn phương thức phân phối sản phẩm trực tiếp. Sản phẩm được đưa đến tận tay người tiêu dùng mà không qua khâu trung gian. 6.3. Công tác xúc tiến bán hàng của Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên: Để cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi thì việc thực hiện công tác xúc tiến và hỗ trợ bán hàng là cần thiết. Xúc tiến bán hàng bao gồm các hoạt động marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Chính sách xúc tiến đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Để thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm nhà máy đã tổ chức một đội ngũ nhân viên kinh doanh vật liệu xây dựng đi chào hàng, tiếp thị và bán sản phẩm của nhà máy đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhà máy còn quy định các nhân viên tiếp thị hưởng lương theo doanh số bán hàng của mình. Điều này khuyến khích bắt buộc các nhân viên của mình phải năng động để bán ra nhiều sản phẩm. Bảng quy định tiền lương tiếp thị năm 2001 của Nhà máy Sản phẩm Tiền lương tiếp thị (% doanh thu) Tiền mặt Chịu 15 ngày Chịu 30 ngày Chịu 45 ngày gạch samốt A 5% 4.5% 4% 2% gạch samốt B 5% 4.5% 4% 2% gạch cao nhôm 4% 3.5% 3% 1,5% gạch xốp 5% 4.5% 4% 2% gạch zicôn 5% 4,55% 4% 2% Bên cạnh việc tổ chức chào hàng, tiếp thị nhà máy còn thực hiện một số biện pháp bán hàng như: mở các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, tham gia vào hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật hàng năm. 6.4. Công tác kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm của nhà máy: Để có thể thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện một số công việc đa dạng hoá trong đó công tác kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm. a. Chính sách sản phẩm của nhà máy: Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh, do vậy việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm cho mình là một việc làm cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa. Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm sẽ giúp nhà máy đưa thị trường những sản phẩm nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Nhà máy cũng thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm đi đôi với tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh của nhà máy mình. Chúng ta có thể thấy sản phẩm của nhà máy qua bảng sau: Bảng về các sản phẩm của Nhà máy Tên sản phẩm Loại Gạch samốt A, samốt B, cao nhôm, xốp, zicôn Bột Sống, xây dựng, si lích Vữa cao nhôm, sa mốt A, sa mốt Bê tông chịu nhiệt CA15, CA14, CA13 Như vậy sản phẩm của nhà máy khá đa dạng, có thể phục vụ cho nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng. b. Chính sách giá cả của Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên: Chính sách giá cả là một bộ phận quan trọng trong công tác kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường giá cả là một công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Việc xác định giá cả sản phẩm phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa. Thông thường, để làm giá sản phẩm, nhà máy sử dụng những số liệu của phòng Kỹ thuật - Công nghệ cung cấp như lượng vật tư hao phí (đất, than, điện) để sản xuất ra sản phẩm, tiền lương công nhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị... Trên cơ sở các số liệu đó, phòng Kế toán - Tài chính sẽ xác định được giá thành sản phẩm của mình theo thị trường. Nhà máy thực hiện chiết khấu bán hàng khi cầu tăng: Bảng chiết khấu bán hàng của Nhà máy năm 2001 Sản phẩm Chiết khấu % Lượng mua gạch samốt A 3 > 1000 viên gạch samốt B 3 > 1000 viên gạch cao nhôm 2 > 1000 viên gạch xốp 3 > 1000 viên gạch zicôn 3 > 1000 viên 6.5. Công tác tổ chức thanh toán của nhà máy: Thanh toán là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, sau khi thanh toán thì quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hiện nay các phương thức thanh toán của nhà máy sử dụng rất đa dạng, khách hàng khi mua sản phẩm có thể mua bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, trả chậm. Khi khách hàng đến mua sản phẩm tại các xí nghiệp qua các cửa hàng, kế toán thanh toán tại các cửa hàng đó sẽ ghi hoá đơn về số lượng hàng, đơn giá, phương thức thanh toán. Kế toán sẽ ghi liên 3, một giao cho khách hàng, một lưu, một để mộp cho phòng kế toán nhà máy. Khách hàng của nhà máy phần lớn là thị trường ngày khi mua hàng đôi khi cũng có khách hàng yêu cầu trả chậm. Đối với những khách hàng yều cầu trả chậm họ phải có giấy giới thiệu có đóng dấu của cơ quan. Để người mua và người bán cùng có lợi, việc lựa chọn hình thức thanh toán nào cho phù hợp là điều rất khó khăn. Trong những năm qua Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên luôn cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất có thể được để cải tiến phương thức thanh toán bằng việc đưa ra các thủ tục thanh toán đơn giản thuận tiện, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. VII. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên: 7.1. Ưu điểm: Sau khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, như nhiều doanh nghiệp khác, nhà máy cũng gặp không ít những khó khăn bỡ ngỡ. Nhưng bằng sự năng động sáng tạo của mình nhà máy đã vượt qua những khó khăn đứng vững trong cơ chế thị trường và không ngừng phát triển. Trong những năm qua, nhờ sự đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mà năng lực sản xuất của nhà máy được nâng lên đáng kể, sản lượng năm 2001 là 4685 tấn gạch chịu lửa các loại so với năm 2000 sản lượng chỉ có 3990 tấn. Bên cạnh chỉ tiêu sản lượng, các chỉ tiêu khác như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập bình quân qua các năm đểu tăng năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu của nhà máy tăng bình quân qua 2 năm là 31,7%. Đời sống của 454 công nhân viên của nhà máy đã dần được cải thiện. Hơn nữa nhà máy còn có một cơ cấu sản phẩm đa dạng và phong phú với chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng, điều đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nhà máy. 7.2. Nhược điểm: Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, nhà máy còn có nhiều hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm. - Hoạt động nghiên cứu thị trường đã được nhà máy thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. - Mạng lưới kênh phân phối sản phẩm của nhà máy còn nhỏ hẹp. - Các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho công tác bán hàng chưa được quan tâm đúng mức. - Hoạt động thanh toán trong công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy còn nhiều hạn chế, đôi khi còn chiếm dụng vốn và gặp không ít những khó khăn trong việc đòi nợ. 7.3. Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên: a. Nguyên nhân chủ quan: Nhà máy chưa thực sự đi sâu, năng động trong việc tìm hiểu những bí quyết, cách thức để nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm nên sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao. b. Nguyên nhân khách quan: - Nhà máy bị ảnh hưởng của các đối thủ như: Nhà máy VLXD Cầu Đuống, Nhà máy VLCL Tam Tầng - BN, Nhà máy VLCL Trúc Thôn - HD - Tự nhiên cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là đất nên nếu mưa kéo dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. - Trên thị trường hiện nay có nhiều hàng giả, nhái nhãn mác, kiểu dáng gây khó khăn cho nhà máy. - Việc Nhà nước ban hành các chính sách mới cũng gây ra ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy (như việc ban hành các luật thuế mới như luật thuế VAT, luật thuế thu nhập doanh nghiệp... ). Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001 của Nhà máy Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 So sánh Tăng/giảm % Tổng doanh thu 01 9.364.431.557 12.332.321.768 + 2.967.890.011 131,7 Trong đó doanh thu hàng XK 02 Các khoản giảm trừ 03 + Chiết khấu 04 + Giảm giá 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế XK phải nộp 07 1. Doanh thu thuần (01 - 03) 10 9.364.431.557 12.332.321.768 + 2.967.890.011 131,7 2. Giá vốn hàng bán 11 7293047.239 991.8589.230 + 2.625.541.991 136,0 3. Lợi nhuận gộp (10 - 11) 20 2.125.384.518 2.413.732.538 + 288.348.020 113,6 4. Chi phí bán hàng 21 541.908.630 799.093.737 + 257.185.107 147,5 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.387.312.993 1.250.945.917 - 136.367.076 90,2 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (20 - 21 - 22) 30 196.162.895 363.692.884 + 167.529.989 185,2 + Thu nhập hoạt động tài chính 31 23.901.393 30.181.369 + 6.279.976 126,3 + Chi phí hoạt động tài chính 32 7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40 23.901.393 30.181.369 + 6.279.967 126,3 + Các khoản thu nhập bất thường 41 217.243.260 114.245.348 - 102.998.212. 52,7 + Chi phí bất thường 42 112.985.209 89.641.844 - 23.343.365 79,3 8. Lợi nhuận bất thường (41 - 41) 50 104.258.351 24.603.504 - 79.654.847 23,6 9. Tổng thu nhập trước thuế (30 + 40 + 50) 60 324.322.639 418.477.757 + 94.155.118 129 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 156.672.054 192.908.662 + 36.236.608 123,1 11. Lợi nhuận sau thuế (60- 70) 80 167.650.585 225.269.095 + 57.918.510 134,5 Phần III Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên I. Phương hướng phát triển của nhà máy trong thời gian tới: Qua việc nghiên cứu xem xét và đánh giá tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên, ta thấy rằng nhà máy đã vượt qua những khó khăn và dần thích ứng với sự năng động của cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm thực sự trở thành một hoạt động quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, muốn sản xuất kinh doanh đi lên, nhà máy cần có ý chí quyết tâm, kiên trì và nỗ lực phấn đấu nhằm tìm ra các giải pháp cải thiện tình hình sản xuất nói chung cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Hiện nay, để phát triển nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, có được nhiều sản phẩm chất lượng cao. Đây là cơ hội lớn để mọi doanh nghiệp phát triển, Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên cũng không nằm ngoài cơ may đó, phải biết nắm bắt thời cơ kinh doanh phát triển. Ngoài những nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội, nhà máy cần phải biết làm giàu và tích luỹ, tái sản xuất mở rộng, tích luỹ Tư bản, trở thành nhà máy mạnh, đầy tiềm lực. Để thực hiện được điều này, Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên cần nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Sau khi cơ chế mới mở ra, nhà máy đã sớm nắm bắt và cho ra thị trường những sản phẩm mang tính chất đa dạng, chất lượng cao, nên đã duy trì được vị thế của mình trên thương trường và người tiêu dùng. Xét về tiềm năng và tiềm lực thì nhà máy còn rất lớn. Nhà máy muốn ngày càng phát triển và lớn mạnh, do vậy ngay từ bây giờ nhà máy đã chuẩn bị cho mình bước đi vững chắc, có những biện pháp tạo nguồn vốn, nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn cổ phần. Vốn là yếu tố hàng đầu cho việc đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, khai thác được sự sáng tạo của con người. Từ đó nhà máy mới có được những sản phẩm đa dạng để đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Để hiểu thêm về định hướng phát triển của nhà máy trong thời gian tới, chúng ta xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy năm 2002: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy năm 2002: Chỉ tiêu Đơn vị tính Toàn công ty 1. Doanh thu đồng 15.500.000.000 2. Thu nhập bình quân 1000đ/ng/tháng 900 3. Gạch tổng số các loại tấn 5.800 - Gạch samốt A tấn 2.829 - Gạch samốt B tấn 2.105 - Gạch cao nhôm tấn 731 - Gạch xốp tấn 100 - Gạch zicôn tấn 35 Qua bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002, ta thấy, các chỉ tiêu cơ bản của công ty đều tăng so với năm 2001. Cụ thể: doanh thu dự kiến năm 2002 tăng 125,7% so với năm 2001, thu nhập toàn nhà máy tăng 107,4%, tổng sản lượng dự kiến tăng 123,8%. Để đạt được các mục tiêu đề ra trên, nhà máy cần phải thực hiện nhiều biện pháp cơ bản nhất là nâng cao năng lực sản xuất. Kế hoạch đầu tư của nhà máy năm 2002: nhà máy dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cấp mua sắm máy móc thiết bị như: máy dập 630 tấn, xây lò con thoi... Như vậy định hướng phát triển của công ty đề ra khá rõ ràng. II. Những biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên: 1. Về công tác điều tra nghiên cứu thị trường: Hoạt động trong nền kinh tế mở như hiện nay, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh trở thành một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trở thành một việc hết sức cấp bách và cần thiết đối với doanh nghiệp. Qua công tác nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những thông tin mình cần như quy mô thị trường, các đối thủ cạnh tranh, các yêu cầu của khách hàng... Hiện nay, công tác điều tra nghiên cứu thị trường tại Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên chưa được tiến hành bởi đội ngũ chuyên marketing mà hoạt động này được tiến hành bởi phòng Kế hoạch kết hợp với xí nghiệp kinh doanh VLCL. Do hoạt động nghiên cứu thị trường chỉ là một trong nhiều chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, nên hoạt động còn có nhiều hạn chế và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà máy đề ra. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên cần phải tổ chức một đội ngũ chuyên trách các hoạt động marketing bằng việc thành lập một phòng marketing. Để thành lập một phòng marketing, nhà máy cần tuyển một số chuyên gia marketing là những người có trình độ kinh nghiệm hiểu biết về marketing hiện đại và hiểu biết về thị trường hàng VLCL. Nhà máy cũng có thể cử các nhân viên tại xí nghiệp kinh doanh VLCL đi học các khoa về marketing. Các nhân viên này đã có kinh nghiệm thực tế làm viêc nên kết hợp với được đào tạo chính quy sẽ làm việc rất có hiệu quả. 2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm và chính sách giá cả: a. Hoàn thiện chính sách sản phẩm: * Về nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của chi phí có khả năng thoả mãn được những nhu cầu xác định phù hợp với những công dụng của sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm là vấn đề tổng hợp phụ thuộc nhiều vào nhân tố kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp được tạo nên từ nhiều yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm được tạo nên ngay từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu ban đầu, hay trong quá trình sản xuất thì vấn đề công nghệ máy móc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của chiến lược sản phẩm đối với sự phát triển của mình, nhà máy đã luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nhà máy cần áp dụng những biện pháp: - Đảm bảo sự hoạt động ổn định của các máy móc thiết bị bằng việc làm tốt công tác bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị như thay dầu, mỡ... - Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân cũng như cán bộ kỹ thuật. - Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu bằng việc tuyển chọn kỹ càng nguồn cung cấp. - áp dụng chế độ thưởng phạt thích đáng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân, sử dụng các biện pháp khuyến khích bằng tiền đối với những cá nhân tập thể có những thành tích xuất sắc hay kỷ luật những cá nhân tâpj thể vi phạm kỷ luật, không hoàn thành trách nhiệm. - Tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thường xuyên ở mỗi khâu trong công đoạn sản xuất sản phẩm. * Về đa dạng hoá sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng hợp lý danh mục sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo nên một cơ cấu sản phẩm phong phú. Đây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo sự thắng lợi của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Nó còn giúp cho doanh nghiệp tận dụng được các nguồn lực hiện có, tạo nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay cơ cấu sản phẩm của nhà máy gồm nhiều mặt hàng gạch chịu lửa các loại, phục vụ cho nhiều mục đích tiêu dùng khác nhau. Theo đánh giá, cơ cấu sản phẩm của nhà máy hiện nay khá đa dạng nhưng để có thể phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường nhà máy cần tập trung vốn đầu tư, nghiên cứu sản xuất thêm nhiều mặt hàng nữa như sản phẩm bột xây dựng, các loại bê tông chịu nhiệt b. Hoàn thiện chính sách giá cả: Giá cả là một công cụ marketing quan trọng, nó được xác định dựa theo các quy luật cung cầu trên thị trường. Chính sách giá cả cho sản phẩm mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nó thể hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp theo đuổi như lợi nhuận, thị phần... và ở mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có những biện pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu đó. Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên thực hiện chính sách định giá sản phẩm theo sự thay đổi của cung cầu trên thị trường và nhà máy luôn cố gắng tìm mọi cách để giảm giá thành sản phẩm như việc giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, giảm định mức phế phẩm mộc, nâng cao năng suất lao động... Dưới đây là một số đơn giá của các sản phẩm chính của nhà máy: + Gạch samốt A: 1.750.000 đ/tấn. + Gạch samốt B: 1.446.000 đ/tấn. + Gạch cao nhôm: 2.944.000 đ/tấn. + Gạch xốp: 3.032.340 đ/tấn. + Gạch zicôn: 18.135.705 đ/tấn. + Zicôn (lỗ xả): 33.000 đ/viên. Để hoàn thiện chính sách giá cả, Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên cần hoàn thiện những biện pháp sau: - Tổ chức quản lý bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý, giảm tối thiểu các khoản chi không cần thiết như chiêu đãi, tiếp khách . - Tiết kiệm tốt đa nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất. - Giáo dục ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, làm cho họ hiểu được vai trò quan trọng của tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu dùng trong sản xuất. - Tổ chức đào tạo, đào tạo lại công nhân viên nhằm nâng cao trình độ của người lao động. - Không ngừng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tiến hành sửa chữa tu bổ máy móc đúng định kỳ, đúng kỹ thuật. - Đề ra chính sách khen thưởng, kỷ luật thích đáng nhằm tuyên dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong sản xuất, tiết kiệm chi phí trong sản xuất cũng như kỷ luật những trường hợp vi phạm. 3. Kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ: Qua hệ thống kênh phân phối sản phẩm và mạng lưới bán hàng, sản phẩm của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng và doanh nghiệp thu về được tiền để bù các chi phí sản xuất, ngoài ra doanh nghiệp thu được lợi nhuận để lập ra các quỹ hay tái đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện nay Nhà máy Vật liệu chịu lửa - Công ty Gang Thép Thái Nguyên thực hiện việc phân phối sản phẩm của nhà máy đến tận tay người tiêu dùng bằng kênh trực tiếp nghĩa là không qua trung gian. Để thực hiện tốt hơn nữa hoạt động sản phẩm, nhà máy cần phải cải tiến phương thức tiêu thụ của mình theo các hướng sau: - Kết hợp phương thức tiêu thụ sản phẩm trực tiếp hiện nhà máy đang áp dụng với phương thức tiêu thụ sản phẩm gián tiếp thông qua các trung gian thương mại bằng việc mở đại lý, bán buôn. Qua đó sản phẩm của nhà máy đến tận tay người tiêu dùng dễ dàng hơn do mạng lưới phân phối rộng. - Củng cố mạng lưới bán hàng hiện có và mở thêm các cửa hàng mới, hiện nay mạng lưới bán hàng của nhà máy còn nhỏ lẻ, chỉ có 5 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các xí nghiệp. Để thu hút sự chú ý của khách hàng công ty cần nâng cấp các cửa hàng hiện có cho to, rộng, đẹp hơn. - Bên cạnh việc củng cố mạng lưới bán hàng của mình, nhà máy cần giới thiệu sản phẩm ở các địa điểm thuận lợi khác, nơi có đông dân cư. Làm như thế khách hàng sẽ biết đến hơn về sản phẩm của công ty. - Tăng cường quyền hạn cho các cửa hàng để phát huy hết năng lực cũng như sự nhạy bén của cửa hàng, các cửa hàng được uỷ quyền để bán những số lượng hàng hoá lớn và được chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau của khách hàng. - Các cửa hàng có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Cần luôn luôn quán triệt nguyên tắc mạng lưới tiêu thụ là một tập hợp các điểm bán hàng có liên quan chặt chẽ với nhau chứ không phải là các điểm bán hàng rời rạc. Việc đa dạng hoá các hình thức phân phối sản phẩm có thể được thực hiện dễ dàng trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay song nó đòi hỏi nhà máy phải đầu tư quan tâm đúng mức thì thực hiện mới hiệu quả. 4. Cải tiến phương thức thanh toán: Thanh toán là khâu cuối cùng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, qua đó chuyển quyền sở hữu tiêu thụ sản phẩm được chuyển từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Sau khi thanh toán doanh nghiệp thu được tiền về và dùng tiền đó để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nhà máy áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, như bán chịu trả chậm, trả ngay, thanh toán bằng séc... có thể nói hình thức thanh toán của nhà máy khá mềm dẻo, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Song đôi khi nhà máy còn bị khách hàng chiếm dụng vốn bằng cách dây dưa không trả nợ. Để có thể nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán, nhà máy cần áp dụng những biện pháp sau: - Khuyến khích khách hàng trả tiền ngay bằng việc cho hưởng ưu đãi nhất định như chiết giá, tặng quà, giảm giá... - Chỉ cho các khách hàng quen biết, có khả năng trả được nợ mua chịu hoặc mua trả chậm. Việc làm này có thể giảm doanh thu của nhà máy song vẫn hơn so với việc đòi nợ và không đòi được nợ. - Đối với những khoản trả chậm của khách hàng mà quá hạn, nhà máy tính lãi suất theo lãi suất của ngân hàng và tính 0,01% phụ phí. Như vậy, mức phụ phí là thấp. Để tránh thiệt hại, nhà máy cần đề ra mức phụ phí cao hơn có thể là 0,05%. 5. Tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng: Hiện nay hoạt động xúc tiến bán hàng được coi như một nghiệp vụ chính và có vai trò quan trọng đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm mục đích tăng khả năng hiểu biết của khách hàng về các loại hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó kích thích và thuyết phục khách hàng hình thành và mở rộng nhu cầu hàng hoá của doanh nghiệp. Để tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng của nhà máy điều trước tiên là nhà máy cần phải đổi mới nhận thức về vai trò của chính sách này. từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch cũng như xác định chi phí một cách hợp lý. Với những điều kiện như hiện nay của mình, Nhà máy có thể áp dụng những biện pháp sau nhằm mục đích thực hiện tốt công tác xúc tiến bán hàng: - Tăng cường hoạt động quảng cáo, tuyên truyền. Hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của nhà máy mình trước công chúng, nhà máy cần xác định mục tiêu của quảng cáo là gì, tăng số lượng bán hàng, giới thiệu hàng hoá mới hay cũng cố uy tín của doanh nghiệp để từ đó xác định, lựa chọn đối tượng quảng cáo, phương tiện quảng cáo. Sau đây là một số hình thức quảng cáo tuyên truyền mà Nhà máy có thể áp dụng: - Quảng cáo trên các báo tạp chí chuyên ngành xây dựng cũng như kinh tế như các báo Lao Động, thời báo kinh tế, Lao Động thủ đô, Đầu tư... Hiện nay có một số báo tiến hành quảng cáo miễn phí, Nhà máy cần tranh thủ quảng cáo về mình. Việc quảng cáo được tiến hành thường xuyên hay định kỳ tuỳ thuộc vào mục tiêu cũng như thời điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Quảng trên Ti Vi: quảng cáo trên Tivi có thể tiến hành vào các thời điểm bắt đầu mùa xây dựng từ thánh 9 dương lịch năm nay tới tháng 4 dương lịch sang năm sau. Tháng 8 khi kết thúc mùa mưu, bắt đầu vào mùa khô, các công trình xây dựng nhà dân bắt đầu thi công nhiều hơn, thời gian quảng cáo mỗi đợt 14 lần, thời lượng mỗi lần 60 giây bằng hình ảnh vào buổi tối từ 17h - 19h xen kẽ các công trình phim, giải trí. Thời điểm này là thời gian xum họp của các gia đình sau một ngày làm việc. Chi phí cho một lần quảng cáo trên truyền hình là 360.000 đ/lần. Chi phí cho đợt một quảng cáo là 12*360.000 = 4.320.000 đ. Đợt 2 lượng phát sóng được tăng lên 14 lần, chi phí là: 14*360.000 = 5.040.000 đ. Tổng chi phí của 2 đợt là 9.360.000 đ. - Quảng cáo băng Panô, apphích: đây là một phương tiện khá hữu ích và rẻ tiền để quảng cáo về sản phẩm của mình. Nhà máy có thể kẻ các biển hiệu đẹp, ấn tượng tại các cửa hàng của mình với địa thế thuận lợi của mình là nằm dọc theo quốc lộ số 3 nhà máy có thể treo apphích, panô dọc theo tuyến đường tại các xí nghiệp của mình. Hình thức quảng cáo này được áp dụng mạnh đối với khách hàng và các thông tin được lâu bền. - Nhà máy có thể in tờ rơi có mẫu mã hình đẹp, hấp dẫn trong đó có đầy đủ các thông tin về nhà máy và hàng hoá của nhà máy. - Thực hiện công tác chào hàng tốt hơn nữa, thường xuyên giới thiệu sản phẩm đến khách hàng và gợi mở nhu cầu của khách hàng. Nhà máy cần lập kế hoạch có các cuộc tiếp xúc định kỳ đối với khách hàng, có các chương trình quà biếu, tặng trong các dịp lể tết... đối với các khách hàng truyền thống. - Tiến hành các hội nghị khách hàng có quy mô phù hợp để trao đổi các thông tin với khách hàng. Hội nghị này phải có đầy đủ các khách hàng lớn, quan trọng. Chủ đề của hội nghị luôn hướng tới nhà máy và hàng hoá của nhà máy, các vấn đề nêu ra trong hội nghị phải là các vấn đề nhà máy đang quan tâm. - Tham gia các hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật hàng công nghịêp. Hình thức này đã được Nhà máy áp dụng khá thành công. Các kỳ hội chợ triển lãm qua các năm Nhà máy đều tham gia và tại đó Nhà máy đã ký kết nhiều hợp đồng có giá trị. 6. Một số biện pháp khác nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm qua việc nâng cao năng lực sản xuất của Nhà máy: a. Đầu tư mở rộng sản xuất: Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư để mở rộng sản xuất nhằm nâng cao năng lực của Nhà máy là rất cần thiết. Nhà máy có thể đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hay xây dựng thêm các nhà xưởng, tăng thêm vốn lưu động để mở rộng quy mô hoạt động hiện có. Hiện tại Nhà máy đang tiến hành việc lắp đặt một dây chuyền công nghệ sản xuất tại nhà máy để thay thế hệ thống lò vòng cũ bằng hệ thống lò con thoi. Ngoài việc nâng công suất lên, việc thay thế lò con thoi cho lò vòng còn giúp cho Nhà máy giảm được nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất. Cụ thể, trước đây có thể có 1000 sản phẩm ra lò phải sử dụng 140kg than để đốt và sản phẩm cho ra lò chỉ đạt 80%. Để sản xuất 1000 sản phẩm lò con thoi chỉ cần 90 kg than và sản phẩm ra lò đạt từ 90% đến 94%. Để có vốn phục vụ cho việc nâng cao năng lực sản xuất, Nhà máy cần nỗ lực tìm kiếm, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, vốn vay, liên doanh, liên kết. b.Nâng cao trình độ của đội ngũ lao động: Trình độ của lao động là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của Nhà máy. Chính vì vậy phải luôn chú trọng nâng cao tay nghề cho công nhân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Nhà máy đã nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lao động bằng việc tổ chức thi nâng bậc thợ, thi thợ giỏi hàng năm, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân... Để thực hiện tốt hơn nữa công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của mình, Nhà máy có thể áp dụng thêm các biện pháp sau: - Đào tạo và đào tạo lại cán bộ của Nhà máy bằng việc cấp kinh phí cho đi học (tại chức, văn bằng 2 hoặc cao học). - Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm trong phạm vi các xí nghiệp cũng như toàn Nhà máy. - Bên cạnh những biện pháp trên, nhà máy cần sử dụng tốt các đòn bẩy về tài chính để khuyến khích người lao động, thực hiện hình thức khen thưởng kịp thời các công nhân có nỗ lực phấn đấu hay có sáng kiến trong sản xuất. c. Quản lý hoạt động sản xuất: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo tính liên tục nhằm tiết kiệm được thời gian lao động, tránh những lãng phí không cần thiết, sử dụng hợp lý công suất cân đối và nhịp nhàng. Để thực hiện tính liên tục cho sản xuất, Nhà máy cần thực hiện các biện pháp sau: - Cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất liên tục, theo đúng thời hạn quy định cho các xí nghiệp. - Xây dựng kế hoạch cụ thể về bảo dưỡng và sử dụng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. - Bố trí các ca, kíp làm việc để đào tạo ra hiệu suất làm việc cao nhất và tiết kiệm được chi phí sản xuất. - Nhà máy cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên quản lý cũng như nhân viên kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4578.doc
Tài liệu liên quan