Một số vấn đề đặt ra trong công tác phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

+ Không nên vừa chạy xe vừa nghe điện thoại, kể cả người ngồi phía sau; khi cần dùng điện thoại nên dừng lại, quan sát xung quanh hay di chuyển đến vị trí an toàn mới sử dụng điện thoại nhằm đề phòng cướp giật. Khi sử dụng điện thoại di động thông minh, iPad. cần chú ý kích hoạt các chức năng bảo mật như mật khẩu, định vị, tìm kiếm. để giúp cơ quan chức năng xác định vị trí, thu hồi hoặc vô hiệu hóa thiết bị khi bị cướp giật. + Không nên đi một mình, đi về quá khuya trên các cung đường vắng, thiếu ánh sáng hoặc đi vào những nơi chưa quen đường, những đoạn đường thường xảy ra cướp, cướp giật. Khi rút tiền từ các ngân hàng và ATM, nên có người đi cùng và chú ý quan sát, cảnh giác khi rời khỏi các địa điểm này. + Khi bị cướp giật cần phải nhanh chóng phản xạ, chỉ truy đuổi khi xác định được không có đối tượng cản địa, phải làm chủ được tốc độ và cố gắng hô hoán thật to để người khác hỗ trợ. Trường hợp giao thông đông đúc, tay lái yếu thì không nên bất chấp truy đuổi đối tượng, nhiều nạn nhân vì luyến tiếc tài sản đã tăng ga đuổi theo đối tượng một cách vô thức, việc làm này rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn cho mình và người khác, đồng thời các đối tượng cướp giật sẵn sàng manh động ra tay chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao. + Cần nhanh chóng trấn tĩnh và ghi nhớ đặc điểm đối tượng (số lượng, tầm vóc, độ tuổi, đầu tóc, quần áo, giầy dép, các đặc điểm đặc biệt.) cùng đặc điểm phương tiện của đối tượng gây án (loại xe, biển số xe, màu xe) và hướng tẩu thoát để trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất, điều này có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan công an nhanh chóng định hướng trong việc truy bắt đối tượng theo dấu vết nóng cũng như điều tra làm rõ thủ phạm.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra trong công tác phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM * Công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản (CGTS) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả, tuy nhiên hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, số vụ án xảy ra còn nhiều, có lúc tăng cao và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra đặc điểm của tội phạm này, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội CGTS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Từ khóa: Phòng ngừa, cướp giật tài sản, Thành phố Hồ Chí Minh The act of preventing and combating against the crime of property snatching in Ho Chi Minh city over the past few years has experienced many achievements, yet it is still confronted with complicated difficulties, inadequacies, and the number of cases is getting higher. Hence it is extremely vital to study the characteristics of this crime, at the same time, the author also suggests measures to improve the effectiveness of prevention of property snatching in Ho Chi Minh city. Keywords: Prevention, property snatching, Ho Chi Minh City. Tội phạm cướp giật tài sản là loại tội phạm nguy hiểm, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ. Những năm gần đây, tình hình tội phạm CGTS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) diễn biến phức tạp cả về số vụ lẫn tính chất nghiêm trọng. Theo thống kê, từ năm 2008 đến năm 2017, trên địa bàn Thành phố xảy ra 58.218 vụ phạm pháp hình sự, chỉ riêng tội CGTS đã có tới 12.006 vụ, chiếm đến 20,62%, đứng thứ ba trong nhóm các tội xâm phạm trật tự xã hội (chỉ sau tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích)(1). Một số băng nhóm cướp giật chuyên nghiệp có biểu hiện hoạt 1  Báo cáo tổng kết công tác năm của Công an Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2017 động phức tạp trở lại với phương thức, thủ đoạn hết sức manh động, táo bạo, trắng trợn và liều lĩnh, hoạt động lưu động, liên tục gây án trên nhiều tuyến, địa bàn trọng điểm, thể hiện sự coi thường pháp luật. Nhiều vụ án bên cạnh việc chiếm đoạt tài sản, đối tượng phạm tội còn gây thương tích nghiêm trọng cho người bị hại, thậm chí dẫn đến hậu quả chết người, mất trật tự an toàn giao thông Điều này tạo tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn Thành phố. Qua công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án CGTS cùng kết quả khảo sát 450 bản án hình sự sơ * Thạc sĩ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM 35Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát thẩm về tội CGTS trên địa bàn TP. HCM trong thời gian từ năm 2008- 2017, cho thấy nổi lên một số đặc điểm cần lưu ý như sau: - Số vụ phạm tội, số người phạm tội CGTS trên địa bàn TP. HCM đã được cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian qua chỉ phản ánh một phần tội phạm đã xảy ra, trong thực tế còn một bộ phận các tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý hoặc vì lý do nào đã bị phát hiện nhưng chưa bị xử lý theo quy định pháp luật, chưa có trong thống kê hình sự (còn gọi là tội phạm ẩn, phần ẩn của tội phạm). - Về thực trạng (mức độ) của tình hình tội CGTS trên địa bàn TP.HCM: có thể thấy, tội CGTS chiếm 28,30% trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu và chỉ đứng thứ hai sau tội trộm cắp tài sản (51,05%), số vụ cướp giật tài sản cao gấp 5,44% so với tội cướp tài sản, gấp 19 lần so với tội cưỡng đoạt tài sản. - Về diễn biến (động thái), qua nghiên cứu cho thấy tình hình tội CGTS trên địa bàn TP. HCM có sự giảm sút về mặt số lượng qua từng năm nhưng vẫn còn những diễn biến phức tạp, phương thức và thủ đoạn phạm tội có sự thay đổi theo chiều hướng nguy hiểm, manh động, liều lĩnh hơn, điều này đã phản ánh tính hiệu quả chưa cao trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong thời gian qua. - Về cơ cấu tình hình tội CGTS trên địa bàn TP. HCM, tác giả nghiên cứu theo một số đặc điểm sau: Về phương thức, thủ đoạn gây án: Có thể nói là khá đa đạng, nhưng phổ biến nhất hiện nay là các đối tượng cướp giật hoạt động theo nhóm từ hai người trở lên sử dụng phương tiện là xe gắn máy có phân khối lớn, đã được đôn dên, xoáy nòng, thay đổi kết cấu, thay đổi bản số hoặc làm mờ bản số, liên tục đảo trên các tuyến phố để tìm “con mồi”. Khi phát hiện người đi đường mang theo tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao hoặc những người vừa giao dịch ra khỏi ngân hàng, kho bạc, tiệm vàng, cây ATM chúng liền tổ chức đeo bám, khi có cơ hội thuận lợi sẽ nhanh chóng tiếp cận và giật lấy tài sản phóng xe tẩu thoát. Có trường hợp nhóm đối tượng gồm hai tên, một tên đi bộ vào các cửa hàng hỏi mua các tài sản có giá trị, lợi dụng sự mất cảnh giác của chủ tài sản, đối tượng nhanh chóng giật lấy tài sản chạy ra ngoài lên xe đồng bọn đang nổ máy chờ sẵn tẩu thoát Về thời gian gây án: Các vụ án CGTS thường xảy ra vào buổi sáng hoặc cuối chiều nhưng nhiều nhất rơi vào khung thời gian từ 16 giờ đến 22 giờ, vì đây là lúc tan tầm người dân đi làm về, buổi tối có nhiều người ra đường đi chơi, mua sắm, mang theo nhiều tài sản, tầm nhìn bị hạn chế, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng ra tay thực hiện hành vi phạm tội. Về địa bàn gây án: Các đối tượng thường chọn những khu vực có nhiều khách du lịch thường xuyên lui tới, các địa bàn quận trung tâm, các khu vực đông dân cư, các địa điểm thường xuyên diễn ra các giao dịch liên quan đến tài sản như các tiệm vàng, ngân hàng, trụ ATM... hay những nơi có lễ hội tập trung đông người. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ CGTS xảy MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA... 36 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 ra ở những cung đường vắng vẻ, ít người qua lại, trời tối. Về đặc điểm nhân thân người phạm tội: Đa số các đối tượng cướp giật là nam giới, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, tuổi đời còn rất trẻ khoảng 18 đến 30 tuổi; có trình độ học vấn thấp, chủ yếu từ trung học cơ sở trở xuống, xuất thân trong các gia đình có cấu trúc không hoàn thiện (mất cha, mất mẹ, thậm chí mất cả cha lẫn mẹ, cha mẹ ly hôn, có người thân thường xuyên vi phạm pháp luật...) nên ít được quan tâm, giáo dục tạo ra sự khiếm khuyết trong phát triển nhân cách ngay lúc còn nhỏ. Đáng chú ý số đối tượng chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy, tham gia các tệ nạn xã hội chiếm tỷ lệ khá cao trên 70% trong tổng số đối tượng CGTS. Về đặc điểm người bị hại: Người bị hại trong các vụ CGTS là nam giới có, nữ giới có, nhưng chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, trong đó có cả người nước ngoài đến Việt Nam tham quan, du lịch, học tập. Điều này xuất phát từ việc phụ nữ thường có thể trạng, sức khỏe yếu, khả năng phản ứng chậm, ít bị chống cự hay truy đuổi, hay người nước ngoài không thông thạo về ngôn ngữ, đường xá, không nắm bắt về tình hình an ninh trật tự và tính chất phức tạp của tội phạm CGTS trên địa bàn nên thường được các đối tượng cướp giật chọn làm mục tiêu. Người bị hại thường mang theo nhiều tài sản, đồ trang sức có giá trị nhưng lại có nhiều sơ hở, lơ là, mất cảnh giác trong việc quản lý và bảo vệ tài sản như đeo dây chuyền vàng nhưng mặc áo hở cổ khi ra đường, sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe gắn máy, hay chụp ảnh tại các địa điểm đông người thường xảy ra cướp giật, để túi xách trước xe nhưng không che chắn cẩn thận... Về đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt: Tài sản mà các đối tượng cướp giật thường hướng tới là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao, dễ cất giấu và tiêu thụ như điện thoại di động, máy ảnh, túi xách, dây chuyền, hoa tai, ví cầm tay... Trước tình hình đó, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội và quần chúng nhân dân tổ chức thực hiện quyết liệt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa chuyên biệt đã được tích cực triển khai thực hiện và đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 10 năm (2008-2017), cơ quan Công an đã tiến hành khởi tố 10.674 vụ án trong tổng số 12.006 vụ CGTS xảy ra, chiếm 88,91%; tiến hành điều tra, làm rõ 9.763 vụ (tỷ lệ 81.32%), bắt giữ và đề nghị Viện Kiểm sát hai cấp Thành phố truy tố 12.936 đối tượng(1). Công tác điều tra, xử lý có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình tội phạm CGTS từng bước được kiềm chế và có xu hướng giảm theo từng năm. Viện kiểm sát hai cấp Thành phố đã chú trọng theo dõi, phân công Kiểm sát viên kiểm sát tốt hoạt động điều tra các vụ án CGTS, đảm bảo việc truy tố có căn cứ, đúng pháp luật, đồng thời thực hiện hiệu quả quyền công tố thông qua hoạt động xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa. Tòa án các cấp Thành 1  Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Tp. Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết năm từ 2008 đến 2017 NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM 37Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát phố đã tăng cường xét xử lưu động các vụ án CGTS, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hình phạt áp dụng đối với bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi CGTS mà đối tượng gây ra. Nhiều vụ án CGTS phức tạp, trọng điểm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm đã được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời, góp phần ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng tội phạm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự, tuy nhiên so với yêu cầu thực tế thì hoạt động phòng ngừa tình hình tội CGTS trên địa bàn TP.HCM vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế nhất định như: Chính quyền Thành phố vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết tốt tình trạng thất nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân còn nhiều khó khăn, vất vả; việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa được chú trọng, có nơi còn dàn trải, nặng về phong trào, hình thức; công tác quản lý, giám sát, giáo dục các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao chưa được chặt chẽ; công tác tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng chưa được thường xuyên, liên tục; công tác điều tra khám phá, truy tố, xét xử các vụ án CGTS ở một số quận, huyện chưa được nhanh chóng, kịp thời; ý thức cảnh giác, bảo vệ tài sản của người dân chưa cao, để các đối tượng có cơ hội lợi dụng chiếm đoạt tài sản Tất cả điều này làm cho tình hình tội CGTS trên địa bàn Thành phố ngày càng diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội CGTS trên địa bàn TP.HCM, theo tác giả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: Một là, đối với Cơ quan bảo vệ pháp luật: - Cơ quan Công an: + Với vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, Công an Thành phố cần tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền Thành phố trong chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội CGTS, trong đó phải nắm chắc tình hình an ninh trật tự tại địa phương, chủ động dự báo được những yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tình hình tội CGTS trên từng địa bàn, ở từng thời điểm nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phòng ngừa. + Tăng cường đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa tình hình tội CGTS. Lực lượng Cảnh sát Hình sự cùng lực lượng Công an cơ sở trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền đến quần chúng nhân dân các phương thức, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng CGTS, thời gian, địa điểm thường xảy ra cướp giật, cách thức phòng ngừa thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác nhau. Cần xác định được đối tượng tuyên truyền cụ thể, từ đó lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ tuyên truyền sao MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA... 38 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 cho phù hợp với trình độ nhận thức của từng nhóm đối tượng, địa bàn, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm. + Thành lập các tổ liên ngành (gồm lực lượng Cảnh sát Hình sự đặc nhiệm, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh 113, Công an cơ sở) tăng cường tuần tra, kiểm soát, chốt chặn hoặc tổ chức mật phục, đón lõng trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, đặc biệt các tuyến đường, khu vực giáp ranh, những địa bàn đông khu dân cư, có nhiều người nước ngoài đến lưu trú và du lịch, các khu vui chơi, giải trí, các địa điểm diễn ra nhiều giao dịch về tài sản nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản. + Tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng nhằm phát hiện các đối tượng lưu động đến cư trú trên địa bàn có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội CGTS để có biện pháp quản lý, đối sách phù hợp; quản lý chặt chẽ các các đối tượng tù tha, các đối tượng đang quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn, chủ động kiểm soát, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời, không để các đối tượng cướp giật lợi dụng, ẩn náu hoạt động phạm tội. + Tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh có điều kiện như Nhà hàng, khách sạn, phòng cho thuê, cửa hàng kinh doanh vàng bạc, điện thoại di động, cửa hàng mua bán đồ cũ, dịch vụ cầm đồ, dịch vụ cho thuê xe gắn máy... Vận động các chủ cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự thực hiện đúng quy định pháp luật, cam kết không tiếp tay cho tội phạm, kịp thời thông tin, phát hiện các đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã đến ẩn nấu hay tiêu thụ tài sản do phạm tội có được; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ cơ sở vi phạm, đảm bảo tính răn đe, giáo dục đối với các đối tượng này. + Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản nắm tình hình về hoạt động của tội phạm hình sự trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Làm tốt công tác sưu tra, quản lý nghiệp vụ, chú ý các đối tượng, băng nhóm đang có biểu hiện nghi vấn CGTS để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Chú trọng việc xây dựng và sử dụng cộng tác viên bí mật đảm bảo quán xuyến tốt địa bàn, kịp thời cung cấp thông tin có giá trị phục vụ tốt công tác phòng ngừa. Coi trọng công tác xác lập chuyên án triệt phá các ổ nhóm cướp giật hoạt động chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố. + Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác điều tra khám phá tội phạm CGTS, đặc biệt chú ý đấu tranh khai thác mở rộng các vụ án CGTS do các băng nhóm thực hiện, các vụ án có nhiều đồng phạm, kiên quyết làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan, không bỏ lọt tội phạm. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm CGTS và truy quét các đối tượng truy nã kết hợp phòng, chống tệ nạn xã hội vào thời gian hè, giáp tết hay các tháng có tổ chức các sự kiện trọng đại của đất nước. + Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch và các Công ty du lịch lữ hành trên địa bàn Thành phố trong việc duy trì và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là trong hoạt động tuyên truyền NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM 39Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát phổ biến thông tin, tình hình tội CGTS, các quy định pháp luật có liên quan cũng như các biện pháp phòng ngừa đến người dân và khách du lịch nắm được. Khi tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, lễ hội, tôn giáo tập trung đông người, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Công an Thành phố về nội dung, tính chất, quy mô tổ chức, số lượng, thành phần tham gia để chủ động lên phương án phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống trộm cắp, cướp giật đạt hiệu quả cao nhất. - Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp Thành phố: Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp Thành phố cần phân công, quán triệt Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật ngay từ khâu tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm, khởi tố đến xuyên suốt quá trình điều tra chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội nhằm đảm bảo các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong điều tra các vụ án CGTS của cơ quan Công an có căn cứ, kịp thời, đúng pháp luật, hạn chế tới mức thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố thông qua hoạt động xét hỏi và tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án CGTS. Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố cần chỉ ra được những sơ hở trong công tác quản lý nhà nước để kiến nghị với cơ quan hữu quan có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội CGTS. Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tăng cường hoạt động xét xử, làm sáng tỏ bản chất các vụ án CGTS, mức độ lỗi của người phạm tội, không để xảy ra tình trạng xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm, hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung dẫn đến quá trình xét xử kéo dài, tồn đọng án, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động xét xử tội phạm và người phạm tội trên địa bàn TP. HCM. Chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án CGTS, đảm bảo việc giải quyết, xét xử, ra bản án, quyết định có căn cứ, đúng pháp luật. Tăng cường xét xử lưu động các vụ án CGTS nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, đồng thời răn đe những đối tượng có ý định phạm tội CGTS, chú ý bố trí xét xử lưu động ở những địa bàn phức tạp về tình hình tội CGTS và tệ nạn xã hội. Hai là, đối với chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội - Cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng ngừa tình hình tội CGTS trên từng địa bàn, từng cơ quan, ban ngành, đoàn thể, xem đây là một nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm để giữ vững an ninh trật tự, góp phần phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tiếp tục kiện toàn các ban chỉ đạo, các mô hình, lực lượng phòng chống tội phạm cướp giật trên địa bàn Thành phố cả về số lượng, chất lượng, phương tiện, kiện toàn hoạt MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA... 40 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 động, đảm bảo đủ mạnh để tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này có hiệu quả. - Cấp ủy, Chính quyền Thành phố cần có chủ trương, kế hoạch, hành động cụ thể, quyết liệt nhằm tăng cường phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố, lồng ghép thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nhân dân phát triển kinh tế, từng bước ổn định, cải thiện đời sống. Đặc biệt chú trọng công tác dạy nghề, hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, lang thang, các thanh thiếu niên bỏ học, hư hỏng, đối tượng đặc xá, tù tha, số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, số đối tượng sau cai nghiện ma túy giúp họ có ý chí vươn lên, ổn định cuộc sống, tránh vì thiếu thốn vật chất mà phải đi cướp giật để có tiền tiêu xài, đáp ứng nhu cầu bản thân. - Chính quyền Thành phố cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đoàn thể, tổ chức xã hội cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân tự nhận thức được rằng: bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành mục tiêu mà các đối tượng CGTS nhắm tới, để từ đó mọi người dân tự nâng cao tinh thần cảnh giác, tự ý thức bảo vệ tài sản của mình, chủ động khắc phục những nguyên nhân, điều kiện do mình tạo ra, không để bản thân rơi vào những tình huống nguy hiểm hay tạo sơ hở để bọn cướp giật lợi dụng ra tay thực hiện hành vi phạm tội. - Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở Ngoại vụ, Cơ quan Công an chủ động phối hợp với Đại sứ quán các nước có trụ sở đóng trên địa bàn Thành phố tổ chức các hội nghị, các buổi nói chuyện với cộng đồng người nước ngoài như Cộng đồng người Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản để thông báo, trao đổi thông tin, tình hình tội CGTS trên địa bàn Thành phố cũng như hướng dẫn một số cách thức phòng ngừa loại tội phạm này. - Chính quyền địa phương cần phối kết hợp tốt với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức quần chúng cơ sở, phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với nội dung và hình thức phù hợp với từng địa bàn, đối tượng. Tăng cường phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh trong công tác quản lý giáo dục thanh thiếu niên ở địa bàn cơ sở. Duy trì và phát triển các mô hình như Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự, dân quân tự vệ, Đội dân phòng, Tổ dân phố, Tổ tự quản tham gia phòng chống cướp giật, đảm bảo lực lượng này có đủ khả năng, điều kiện phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm, giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự xảy ra trên địa bàn cơ sở. Phát huy tốt vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc đăng tải các bản tin, bài viết, phóng sự có liên quan công tác đấu tranh phòng ngừa tình hình tội CGTS; tuyên truyền, cổ vũ, biểu dương những mô hình, những tấm gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm đến quần chúng nhân dân. Ủy ban nhân dân Thành phố sớm ban hành Quyết định quy định về tổ NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM 41Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát chức, quy chế hoạt động của Câu lạc bộ “Hiệp sĩ đường phố”, tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho quần chúng nhân dân khi tham gia phòng chống tội phạm. Ba là, đối với mỗi người dân Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và hoạt động đấu tranh phòng chống tình hình tội CGTS nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội mà trong đó, vai trò của quần chúng nhân dân là vô cùng to lớn. Công dân là chủ thể phòng ngừa tội phạm thường xuyên, liên tục và hiệu quả nhất, không chỉ đối với các nhóm loại tội phạm nói chung, mà đặc biệt là tội phạm CGTS nói riêng, do đó trong phòng ngừa tình hình tội CGTS mỗi công dân cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau: - Luôn cảnh giác, chủ động tìm hiểu, nhận biết các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm CGTS xảy ra trên địa bàn. Không ngừng nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, đặc biệt ý thức tự bảo vệ tài sản của mình và của người khác; tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm CGTS trên địa bàn mình sinh sống, nhất là những nơi công cộng như các tuyến giao thông đường bộ, các khu vui chơi giải trí hay những địa điểm thường xuyên xảy ra các giao dịch liên quan đến tài sản như ngân hàng, kho bạc, cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý, buôn bán điện thoại di động. - Tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại nơi cư trú, phải tạo ra ý thức tự giác, chủ động phòng ngừa, bịt kín sơ hở mà các đối tượng phạm tội có thể lợi dụng để CGTS; nhanh chóng, chủ động tố giác tội phạm nói chung, tội phạm CGTS nói riêng, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, điều tra, xử lý vụ việc. - Để tránh là nạn nhân trong các vụ CGTS, góp phần đẩy lùi tình hình tội này, mỗi người dân, đặc biệt là phụ nữ, học sinh, sinh viên, khách du lịch, người nước ngoài đến du lịch, học tập, sinh sống, làm việc tại TP. HCM cần lưu ý thực hiện tốt một số nội dung sau: + Khi ra đường hay tham gia giao thông, người dân không nên phô trương tài sản giá trị, hạn chế đeo đồ trang sức khi ra đường, vì đây chính là những “con mồi” mà đối tượng CGTS hướng đến. + Trường hợp khi ra đường đi bộ, nếu cần mang theo túi xách, ví cầm tay có chứa tài sản giá trị hoặc giấy tờ quan trọng cần đeo chắc chắn trước bụng hoặc bên tay phải theo hướng di chuyển, bỏ vào túi áo khoác... + Khi đi dạo bộ trên phố, đi qua đường luôn cảnh giác bảo vệ tài sản của mình. Cần chú ý những người di chuyển bên cạnh và phía sau, nếu phát hiện dấu hiệu khả nghi cần đi thật nhanh đến chỗ đông người hoặc vào cửa hàng, quán ăn để kẻ xấu không có cơ hội ra tay cướp giật. + Trường hợp di chuyển bằng xe máy, nên bỏ túi xách, ví vào cốp xe; không nên đeo túi xách sau lưng hoặc treo bên trái xe theo hướng di chuyển. Nếu xe không có cốp, cần quấn chặt quai nhiều vòng vào cổ xe và lấy áo khoác đậy lại, tuyệt đối không đeo trên vai, không đặt, treo đồ vật, hành lý hớ hênh tạo sơ hở cho đối tượng cướp giật lợi dụng. + Phải tăng cường cảnh giác khi có người đi sát hỏi đường hoặc khi dừng tại các đèn đỏ giao lộ, nếu phát hiện thấy có đối tượng nghi vấn bám theo sau hoặc có biểu hiện như tăng ga, lạng lách đánh MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA... 42 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 võng cùng chiều với mình thì phải chạy thật chậm, đi sát vào lề đường, tạm thời dừng xe ở địa điểm an toàn hoặc cố gắng đi đến khu vực có nhiều người để tránh bị xâm hại. + Không nên vừa chạy xe vừa nghe điện thoại, kể cả người ngồi phía sau; khi cần dùng điện thoại nên dừng lại, quan sát xung quanh hay di chuyển đến vị trí an toàn mới sử dụng điện thoại nhằm đề phòng cướp giật. Khi sử dụng điện thoại di động thông minh, iPad... cần chú ý kích hoạt các chức năng bảo mật như mật khẩu, định vị, tìm kiếm... để giúp cơ quan chức năng xác định vị trí, thu hồi hoặc vô hiệu hóa thiết bị khi bị cướp giật. + Không nên đi một mình, đi về quá khuya trên các cung đường vắng, thiếu ánh sáng hoặc đi vào những nơi chưa quen đường, những đoạn đường thường xảy ra cướp, cướp giật. Khi rút tiền từ các ngân hàng và ATM, nên có người đi cùng và chú ý quan sát, cảnh giác khi rời khỏi các địa điểm này. + Khi bị cướp giật cần phải nhanh chóng phản xạ, chỉ truy đuổi khi xác định được không có đối tượng cản địa, phải làm chủ được tốc độ và cố gắng hô hoán thật to để người khác hỗ trợ. Trường hợp giao thông đông đúc, tay lái yếu thì không nên bất chấp truy đuổi đối tượng, nhiều nạn nhân vì luyến tiếc tài sản đã tăng ga đuổi theo đối tượng một cách vô thức, việc làm này rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn cho mình và người khác, đồng thời các đối tượng cướp giật sẵn sàng manh động ra tay chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao. + Cần nhanh chóng trấn tĩnh và ghi nhớ đặc điểm đối tượng (số lượng, tầm vóc, độ tuổi, đầu tóc, quần áo, giầy dép, các đặc điểm đặc biệt...) cùng đặc điểm phương tiện của đối tượng gây án (loại xe, biển số xe, màu xe) và hướng tẩu thoát để trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất, điều này có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan công an nhanh chóng định hướng trong việc truy bắt đối tượng theo dấu vết nóng cũng như điều tra làm rõ thủ phạm./. QUY ĐỊNH VỀ DI DÂN TỰ DO (Tiếp theo trang 66) - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người di dân tự do để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong giữ vững an ninh, trật tự Hà Nội, làm cho người di dân tự do thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú... Thông qua các tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và các hình thức sinh hoạt của các đơn vị dân cư, đơn vị sản xuất, để tổ chức, hướng dẫn cho cán bộ và nhân dân tham gia công tác quản lý nhà nước về cư trú. Việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân phải đa dạng dưới nhiều hình thức tuyên truyền, vận động khác nhau. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho người di dân tự do thực hiện tốt quyền tự do cư trú đồng thời phục vụ tốt cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước. Thực hiện đúng, kịp thời, công khai việc xử lý vi phạm của người di dân tự do đến Hà Nội. Nếu việc xử phạt nghiêm minh, kịp thời sẽ có tác dụng răn đe, hạn chế việc vi phạm pháp luật của người di dân tự do./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_dat_ra_trong_cong_tac_phong_ngua_tinh_hinh_toi.pdf
Tài liệu liên quan