Một số vấn đề kỹ thuật khi xử lý tôn cao đập bê-Tông trọng lực, áp dụng cho đập Tân Giang–Ninh Thuận
Có nhiều giải pháp để tôn cao và mở rộng
mặt cắt đập bê tông. Trong thiết kế, tùy theo
mức độ tôn cao cũng như điều kiện cụ thể của
từng đập mà tiến hành phân tích, lựa chọn
phương án hợp lý và thông qua tính toán ổn
định, độ bền của đập để lựa chọn kích thước
hợp lý của phần mở rộng
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề kỹ thuật khi xử lý tôn cao đập bê-Tông trọng lực, áp dụng cho đập Tân Giang–Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 25
BÀI BÁO KHOA HỌC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT KHI XỬ LÝ TÔN CAO ĐẬP BÊ-TÔNG
TRỌNG LỰC, ÁP DỤNG CHO ĐẬP TÂN GIANG – NINH THUẬN
Nguyễn Phương Dung1; Nguyễn Thị Hoàng Vũ2
Tóm tắt: Việc tôn cao đập trong đó có cả đập bê tông để nâng cao năng lực phục vụ của hồ chứa nước
đang là mối quan tâm của các đơn vị sử dụng nước. Bên cạnh các biện pháp và công nghệ tôn cao đập,
các bài toán kỹ thuật đặt ra với phần đập được tôn cao nói riêng và toàn bộ đập bê-tông nói chung đòi
hỏi có những tính toán cụ thể và chi tiết để đảm bảo an toàn cho đập mới. Nội dung của bài báo này là
đề xuất các giải pháp tôn cao đập bê tông và tính toán ổn định, độ bền cho đập bê-tông trọng lực Tân
Giang - Ninh thuận cùng những nhận xét để việc tôn cao, nâng cấp đập đạt hiệu quả tối đa.
Từ khóa: Đập bê-tông trọng lực, giai đoạn thi công, ứng suất, đường đẳng ứng suất, quỹ đạo ứng suất.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đứng trước nhu cầu cấp bách về việc dùng
nước hiện nay và đáp ứng chức năng đa mục
tiêu của hồ chứa nước, việc cải tạo tôn cao và
nâng cao năng lực công trình hồ đập được đặt ra
trên diện rộng. Việc tôn cao đập đất, đá không
gặp phải những vấn đề kỹ thuật quá phức tạp và
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về công
nghệ. Khác với đập đất-đá, đập bê-tông đòi hỏi
những biện pháp, công nghệ xử lý tiếp xúc bề
mặt giữa lớp vật liệu cũ và mới khá phức tạp;
kèm theo đó là các bài toán kỹ thuật của đập bê-
tông sau khi tôn cao (vấn đề an toàn về ổn định,
độ bền, công nghệ xử lý mặt tiếp giáp giữa đập
cũ và mới, xử lý chống thấm nền, năng lực xả lũ
và tiêu năng sau tràn).
Cụ thể với đập bê tông trọng lực không tràn
nước, do bê tông có độ cứng cao nên giải pháp
đánh xờm mặt tiếp giáp giữa lớp bê tông cũ với
lớp bê tông mới là chưa đủ. Để đảm bảo không
có vết nứt xuất hiện trên mặt tiếp xúc hay xảy ra
hiện tượng tách rời giữa phần bê tông cũ và bê
tông mới thì công nghệ xử lý mặt tiếp giáp giữa
phần cũ và phần mới là một khâu không thể
thiếu khi tôn cao đập bê tông trọng lực. Trong
khuôn khổ bài viết ở đây chỉ đề cập đến các tính
toán kỹ thuật khi tôn cao đập bê tông không tràn
nước và đưa ra các kiến nghị kỹ thuật để việc
tôn cao đập Tân Giang – Ninh Thuận đảm bảo
điều kiện an toàn.
2. CÁC GIẢI PHÁP TÔN CAO ĐẬP BÊ-
TÔNG TRỌNG LỰC
Tùy theo yêu cầu nâng chiều cao đập mà có
thể áp dụng các biện pháp tôn cao khác nhau.
Sau đây là một số biện pháp điển hình (xem
bảng 1) (Lê Kim Truyền và nnk, 2014):
Bảng 1. Các hình thức tôn cao đập bê-tông
Hình
thức
tôn cao
Làm tường chắn nước
trên đỉnh đập
Tôn cao mặt đập và làm khối
gia tải ở hạ lưu bằng đá đổ
Tôn cao mặt đập và làm
khối gia tải ở mái bằng bê
tông
Hình
Ưu,
nhược
điểm
- giá thành rẻ, dễ thi công;
- không áp dụng được khi
chiều cao tôn cao lớn.
- chiều cao đập cần tôn cao
không quá lớn;
- cần kiểm tra khả năng ổn định
trượt của khối đá hay đất đắp
áp trúc
chiều cao đập cần tôn cao
không quá lớn;
1 Đại học Thủy Lợi.
2 Công ty khai thác Thủy Lợi Ninh Thuận.
2.1 Khi mức tôn cao nhỏ (∆H ≤ 1.2m)
Làm tường chắn nước trên đỉnh đập với
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 26
chiều cao tường bằng chiều cao đập cần tôn cao.
Phương pháp này được áp dụng khi chiều cao
tôn cao đập thấp, hạ lưu có thể kết hợp làm gia
tải (nếu cần). Ưu điểm của phương pháp này là
giá thành rẻ, dễ thi công, nhược điểm là không
áp dụng được khi chiều cao tôn cao lớn.
2.2 Khi mức tôn cao lớn (∆H > 1.2m)
Hình thức được áp dụng ở đây là tôn cao mặt
đập và làm khối gia tải ở hạ lưu bằng đá đổ hoặc
bê-tông (hình 2 và hình 3 ở bảng 1). Ổn định
của đập bê tông được gia tăng nhờ tham gia của
khối đắp trên bề mặt hạ lưu WF cũng như tác
dụng của áp lực ngang Pn lên mặt AB. Phương
án tôn cao mặt đập và làm khối gia tải ở mái
bằng bê tông được áp dụng khi chiều cao tôn
cao đập lớn, khối gia tải trên mái là bê tông, có
gia cường màn chống thấm để giảm áp lực đẩy
ngược lên đáy đập.
Đặc biệt, sau khi tôn cao, mở rộng đập, tải
trọng tác dụng lên khối đập cũ và khối đập mới
gây ra sự phân bố ứng suất khác với trường hợp
mặt cắt đập liền khối được thi công một giai
đoạn. Các mặt tiếp giáp, các vùng nối tiếp dễ
phát sinh ứng suất kéo và ứng suất cắt lớn. Vì
vậy, cần phải gia cường, đảm bảo chất lượng
các khu vực này.
3. VẤN ĐỀ TÍNH TOÁN KIỂM TRA AN
TOÀN ĐẬP KHI TÔN CAO
3.1. Ổn định của đập
Do mực nước thượng lưu hồ được nâng cao
nên áp lực nước thượng lưu và áp lực nước đẩy
ngược dưới đáy đập tác dụng lên công trình
cũng sẽ tăng. Ngoài ra, khi đập càng cao thì ảnh
hưởng của động đất lên công trình cũng sẽ càng
lớn (Ngô Trí Viềng và nnk, 2004).
Những thay đổi của các yếu tố trên sẽ gây bất
lợi cho an toàn của công trình, do đó khi tôn cao
đập bê tông trọng lực cần tính toán kiểm tra ổn
định về trượt, lật và ứng suất nền để đưa ra
phương án làm tăng tính ổn định của đập theo
chiều hướng hợp lý nhất.
3.2. Độ bền của đập và nền
Khi tôn cao đập, các ngoại lực tác dụng lên
đập sẽ thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho
công trình, có thể xuất hiện ứng suất kéo ở mép
biên thượng hạ lưu đập gây phá hoại công trình.
Ngoài ra tải trọng tác dụng lên khối đập cũ và
khối đập mới gây ra sự phân bố ứng suất khác
với trường hợp mặt cắt đập liền khối được thi
công một giai đoạn. Các mặt tiếp giáp, các vùng
nối tiếp dễ phát sinh ứng suất kéo và ứng suất
cắt lớn. Vì vậy, cần phải gia cường, đảm bảo
chất lượng các khu vực này.
Đối với đập đất hoặc đập đá thì giải pháp xử
lý mặt tiếp giáp giữa đập cũ và phần tôn cao
thường rất đơn giản. Hiện nay, phương án
thường dùng và mang lại hiệu quả cao đó là
đánh xờm mặt tiếp giáp. Tuy nhiên đối với đập
bê tông trọng lực giải pháp đánh xờm mặt tiếp
giáp là chưa đủ. Vì vậy, để đảm bảo không có
vết nứt xuất hiện trên mặt tiếp xúc hay xảy ra
hiện tượng tách rời giữa phần bê tông cũ và bê
tông mới thì việc tính toán ứng suất – kể cả trị
số và phương chiều – trên mặt tiếp giáp giữa
phần cũ và mới cần được chú trọng để có những
xử lý kỹ thuật cần thiết.
Sau đây tiến hành phân tích ứng suất đập Tân
Giang sau khi được tôn cao để đưa ra quỹ đạo
ứng suất trong thân đập, từ đó có những nhận
định về vị trí tiến hành gia cố tăng cường mặt
tiếp giáp giữa đập cũ và mới. Do mặt cắt đập có
dạng hình học khá phức tạp và tồn tại mặt cắt
tiếp giáp giữa bê tông cũ và mới nên đã sử dụng
phương pháp phần tử hữu hạn, cụ thể trên phần
mềm ANSYS để tính toán (Vũ Hoàng Hưng,
Nguyễn Quang Hùng, 2011).
4. ÁP DỤNG CHO ĐẬP TÂN GIANG –
NINH THUẬN
4.1. Giới thiệu công trình
Hồ chứa nước Tân Giang được xây dựng trên
Sông Lu, là một nhánh của hệ thống Sông Cái
Phan Rang, thuộc địa bàn xã Phước Hà, huyện
Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Công trình hồ chứa nước Tân Giang có
nhiệm vụ điều tiết năm để:
- Tạo nguồn tưới tự chảy cho 3000ha diện
tích đất canh tác nông nghiệp thuộc địa phận các
xã thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
- Cấp nước cho dân sinh và phát triển chăn nuôi.
- Làm giảm và chặn lũ sông Lu, cải thiện
điều kiện môi trường.
Hiện trạng công trình
Theo kết quả báo cáo kiểm định an toàn đập
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 27
công trình hồ chứa nước Tân Giang (Viện đào
tạo và Khoa học Ứng dụng Miền Trung, 2009),
hiện trạng công trình đầu mối được đánh giá
như sau:
- Công trình đầu mối bằng quan sát mắt
thường cho thấy đập, tràn, cống vẫn đang ở tình
trạng làm việc tốt.
- Việc kiểm tra cường độ bê tông các cấu
kiện xây đúc bằng máy siêu âm kết hợp súng bật
nẩy cho thấy tất cả các cấu kiện bê tông của
công trình đầu mối được thí nghiệm đều đạt yêu
cầu về cường độ.
- Kết quả tính toán kiểm tra ổn định tổng thể
đập cho thấy đập đảm bảo an toàn và ổn định
trượt và lật với tất cả các mặt cắt tính toán và
trường hợp có thể xảy ra theo tiêu chuẩn quy định.
- Đập đang làm việc ở trạng thái bình thường,
chất lượng bê tông thân đập tốt, các bộ phận của
đập làm việc ổn định, dữ liệu quan trắc cho thấy
phù hợp thiết kế, các kết quả được kiểm định cho
kết quả tốt. Kết quả tính toán đảm bảo theo tiêu
chuẩn hiện hành. Kết quả quan trắc đập bằng
khảo sát đo đạc và mắt thường cho thấy đập
không có vấn đề nào bất thường.
Hình 1. Tôn cao mặt đập và làm khối
gia tải ở hạ lưu bằng bê tông
Bảng 2. Kết quả tính toán
cao trình đỉnh đập mới và cũ
Thông số
Đơn
vị
MNDBT MNLTK MNLKT
Cao trình các mực
nước trong hồ (cũ)
m 118.20 118.98 120.45
Cao trình các mực
nước trong hồ (mới)
m 121.00 121.33 122.75
H (mới) m 36.5 36.83
Cao trình đỉnh đập
(mới) với các mực
nước tương ứng
m 122.41 122.25 122.95
4.2. Phương án tôn cao đập Tân Giang
Trên cơ sở nhu cầu dùng nước, các mực nước
trong hồ đã được tính toán lại. Cụ thể đã nâng
MNDBT từ cao trình 118.20 lên 121.00. Sau khi
xác định được giá trị ΔH cần tôn cao của đập
Tân Giang, các tác giả tính toán bề rộng cần
tăng thêm ΔB để tiến hành lựa chọn phương án
tôn cao đập. Đối với đập Tân Giang, do giá trị
ΔH = 2.5m > 1.2m nên hình thức được lựa chọn
là nâng cao khối đỉnh, kết hợp áp trúc bằng bê-
tông trên mái hạ lưu cũ. Sau khi tính toán lại,
các mực nước trong hồ được ghi trong bảng 2.
Mặt cắt đập không tràn sau khi tôn cao được thể
hiện trên hình 1.
4.3. Tính toán ổn định
4.3.1. Các trường hợp tính toán
- Trường hợp 1: Ứng với MNDBT = 121m,
màn chống thấm và thiết bị tiêu nước làm việc
bình thường.
- Trường hợp 2: đập làm việc với MNLKT =
122.75m, mực nước hạ lưu = 88.5m.
Trong khuôn khổ của bài viết sẽ nêu kết quả
tính toán ứng với MNDBT, màn chống thấm và
thiết bị tiêu nước làm việc bình thường. Sơ đồ
lực tác dụng được thể hiện trên hình 2.
Hình 2. Sơ đồ lực tác dụng đập đã tôn cao
và gia tải trường hợp 1
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 28
4.3.2. Xác định các lực tác dụng
Trên sơ đồ hình 2 các lực tác dụng lên đập
Tân Giang được đưa vào tính toán bao gồm: áp
lực thủy tĩnh (W1, W2), áp lực bùn cát (W5, W6),
áp lực sóng (Ws), áp lực thấm (Wth), trọng lượng
bản thân đập (G1, G2), trọng lượng khối đất trên
mặt phẳng trượt (Gn) (Ngô Trí Viềng và nnk,
2004). Giá trị của các lực được ghi ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả tính toán ổn định đập tôn cao đã gia tải trường hợp 1
TT
Ký
hiệu
lực
Trị số tiêu chuẩn Hệ số
lệch
tải
Trị số tính toán Tay
đòn với
A (m)
Mô men (T,m)
↓ (T) →(T) ↓ (T) →(T) Mgl (+) Mcl (-)
1 W1 780.13 1 780.125 13.17 10271.65
2 W2 143.18 1 143.18 29.24 4186.58
3 Ws 3.01 1 3.01 18.25 54.94
4 Wth -243.32 1 -243.32 20.53 4996.17
5 W5 30.47 1.2 36.56 3.85 140.65
6 W6 7.41 1.2 8.89 26.22 233.15
7 Gn 83.16 0.9 74.84 17.25 1291.06
8 G1 1475.52 0.95 1401.74 18.60 26072.44
9 G2 53.275 0.95 50.6113 22.75 1151.41
Tổng 1435.95 819.70 15463.40 32934.6
4.3.3. Kiểm tra ổn định
Từ bảng tính toán các lực được thể hiện trong bảng 3 ta có:
21.1
95.0
115.1
42.1
70.819
8.09.373.095.1435
m
nk
K
Q
CAPtg
K cncpt
Đập đảm bảo điều kiện ổn định về trượt phẳng.
- Kiểm tra ổn định về lật:
21.113.2
4.15463
6.32934
cp
gl
cl
t K
M
M
K
Đập đảm bảo điều kiện ổn định về lật.
Kết luận: Ứng với MNDBT = 121m sau khi đã gia tải mái hạ lưu thì đập thỏa mãn điều kiện ổn
định và ứng suất.
4.3.4. Kiểm tra ứng suất biên
+ Độ lệch tâm của hợp lực:
)(23.3
95.1435
23.17471
2
8.30
2
m
P
Mb
e
A
)/(48.743
15.1
90095.0
98.75)
8.30
23.36
1(
18.30
95.1435
1)
6
1( 2max mT
x
K
mRx
x
x
x
b
e
A
P
nn
n
n
cc
026.17)
8.30
23.36
1(
18.30
95.1435
1)
6
1(min
x
x
x
x
b
e
A
P
nn cc
Đập đảm bảo điều kiện về ứng suất.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 29
4.4. Phân tích ứng suất thân đập
Phương pháp tính toán, phần mềm áp dụng
Với mặt cắt đặc trưng của đập dâng sau khi
tôn cao 2.5m, áp trúc bằng khối bêtông, mô hình
tính toán được thực hiện cho một mặt cắt có đáy
chân khay ở cao trình 81.50m, đặt trên nền đá
theo sơ đồ bài toán biến dạng phẳng trong hệ
trục tọa độ XYZ tổng thể (hình 3).
Các số liệu tính toán (thông số đầu vào)
Tiếp xúc giữa nền và đập được mô phỏng
thông qua phần tử tiếp xúc với giả thiết giữa đập
và nền có lực ma sát được tính theo công thức:
Fms = f + c
Trong đó:
f – Hệ số ma sát giữa đập và nền (0.72)
C – lực dính giữa đập và nền (3.9 T/m2)
- Không tồn tại lực dính theo phương pháp
tuyến giữa mặt tiếp xúc giữa đập và nền.
- Vật liệu bê tông, cốt thép và đá nền được
coi như là vật liệu đàn hồi tuyến tính. Chỉ tiêu
phục vụ cho việc tính toán được cho trong
bảng 4.
Hình 3. Mô hình tính toán ứng suất
Bảng 4. Chỉ tiêu cơ lý nền và vật liệu đập
TT Tên E (T/m2) G (T/m3)
1 Nền đá 1.80E+05 0.22
2 IIB 1.00E+06 0.22
3 BT M150 2.20E+06 0.2 2.4
4 BT M200 2.40E+06 0.2 2.4
Hình 4. Sơ đồ lực tác dụng
trường hợp 1.
Sơ đồ các lực tác dụng lên đập đã tôn cao và gia
tải phục vụ cho việc tính toán ứng suất đập bê-tông
không tràn nước được thể hiện trên hình 4. Trường
hợp tính toán ứng với MNDBT= 121m, màn chống
thấm và thiết bị tiêu nước làm việc bình thường.
Kết quả tính toán
Kết quả tính toán được thể hiện chi tiết trong
các hình từ 5 đến 7 và bảng 5.
Hình 5. Phổ ứng suất S1 và S3 trong thân đập từ cao trình 84.5 trở lên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 30
Hình 6. Vec tơ S1 trong thân đập không tràn
từ cao trình 84.5 trở lên
Hình 7. Vec tơ S3 trong thân đập không tràn
từ cao trình 84.5 trở lên
Đường quỹ đạo ứng suất trong thân đập mới
cắt với đường viền đập Tân Giang cũ. Đây
chính là nơi cần được lưu tâm xử lý tiếp giáp bề
mặt bên cạnh việc áp dụng biện pháp đánh xờm
trên bề mặt đập cũ.
1 1
2
1 1 5
1 4 1 3
1 2
1 0
3
4 5
6 9
7 8
Hình 8. Minh họa thứ tự các điểm đặt biệt
Bảng 5. Giá trị ứng suất tại các điểm đặt biệt trên
hình 8
Tên
điểm
Ứng suất (T/m2) Tên
điểm
Ứng suất (T/m2)
S1 S3 S1 S3
1 -22.3 -104.5 9 -4.2 -37.3
2 -32.8 -108 10 -0.5 -35.2
3 -16.7 -50.4 11 -79.7 -282.4
4 -7.4 -27.2 12 -32.9 -143.5
5 -32.3 -112.9 13 -14.3 -65.4
6 -5.9 -20.5 14 104 -14.1
7 -0.1 -0.6 15 -20.8 -80.7
8 -0.1 -0.6
Từ kết quả tính toán ta thấy:
Ứng suất nén nhỏ hơn nhiều ứng suất nén
cho phép của bê tông và xuất hiện lớn nhất ở
khu vực hạ lưu. Xuất hiện ứng suất kéo ở
thượng lưu, khu vực chân khay, phạm vi cục bộ
với giá trị nhỏ.
Vectơ S1 và S3 cắt mặt phân cách giữa bê
tông cũ và mới tại những vị trí cách đáy khoảng
một phần ba chiều cao thân đập phía hạ lưu (từ
cao trình 84.5 đến 92.0), chứng tỏ có xuất hiện
ứng suất cắt ở phần tiếp giáp giữa đập cũ và đập
mới, do đó cần có biện pháp gia cố như neo thép
và phụt vữa gắn kết phần bê tông mới và cũ tại
những vị trí vừa nêu để đảm bảo an toàn cho
công trình.
5. KẾT LUẬN
Có nhiều giải pháp để tôn cao và mở rộng
mặt cắt đập bê tông. Trong thiết kế, tùy theo
mức độ tôn cao cũng như điều kiện cụ thể của
từng đập mà tiến hành phân tích, lựa chọn
phương án hợp lý và thông qua tính toán ổn
định, độ bền của đập để lựa chọn kích thước
hợp lý của phần mở rộng.
Đối với đập được mở rộng bằng cách áp
trúc lớp bê tông ở mái hạ lưu thì bên cạnh việc
xử lý mặt tiếp giáp tốt để đảm bảo độ bền của
toàn đập nói chung, cần xác định vùng cần
tăng cường gia cố do ứng suất cắt lớn. Ngoài
các tính toán về ổn định thông thường, cần
thiết phải phân tích ứng suất thân đập với các
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 31
trường hợp làm việc khác nhau để kiểm tra
điều kiện bền, trong đó đặc biệt chú ý quan hệ
giữa quỹ đạo ứng suất chính với mặt phân
cách bê tông cũ – mới, nếu các quỹ đạo ứng
suất chính cắt qua mặt phân cách này thì cần
phải tăng cường gia cố mặt phân cách bằng
các giải pháp kỹ thuật khác nhau (cắm neo
thép, phụt vữa cao áp...).
Giải quyết bài toán đáp ứng nhu cầu dùng
nước tổng hợp cho đập Tân Giang – Ninh
Thuận đã được cụ thể hóa bằng các tính toán về
ổn định và độ bền sau khi tôn cao. Cụ thể
phương án tính toán kiến nghị ở đây là là nâng
cao khối đỉnh đập lên 2.5m so với đập hiện tại,
đồng thời áp trúc mái hạ lưu bằng khối bê tông
mới có chiều dày 3m, mái hạ lưu m2=0.7. Kết
quả tính toán ổn định và độ bền cho thấy giải
pháp cải tạo đập nêu trên đảm bảo an toàn. Tuy
nhiên, mặt tiếp giáp bê tông cũ và mới cần được
xử lý tốt bằng đánh xờm, ở những vị trí đặc biệt
cần cắm neo thép và phụt vữa cao áp để gắn kết
sau khi áp trúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Kim Truyền và nnk (2014), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, giảm nhẹ thiệt
hại do thiên tai (lũ, hạn) và đảm bảo an toàn hồ chứa khu vực miền trung trong điều kiện biến đổi
khí hậu, Đề tài cấp Bộ.
Ngô Trí Viềng, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Cảnh Thái (2004),
Giáo trình thủy công - tập 1, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
Vũ Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Hùng (2011), ANSYS - Phân tích kết cấu công trình thủy lợi thủy
điện, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
Quy chuẩn quốc gia (2012), Công trình thủy lợi- Các quy định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-
05:2012/BNNPTNT.
Báo cáo kiểm định an toàn đập công trình hồ chứa nước Tân Giang (2009), Viện đào tạo và Khoa
học Ứng dụng Miền Trung.
Abstract:
TECHNICAL PROBLEMS IN RISING CONCRETE GRAVITY DAM:
A CASE STUDY OF THE “TAN GIANG” DAM IN NINH THUAN PROVINCE
Rising the gravity dams including concrete dams in order to enhance reservoirs’ capacity is the
concern of the water consumers. Beside technical and engineering measures for taking dam higher
many problems posed to the rising part in particular and the whole concrete dam in general are
required detail calculations to ensure the safety of the new dam. In this article technical solutions
for raising the concrete gravity dam are proposed and hence calculate dam’s stability and
durability applied to Tan Giang concrete gravity dam in Ninh Thuan province. Remarks on raising
concrete gravity dams are also included providing maximum efficiency of the project.
Keywords: Concrete gravity dam, stage construction, stress, isostatics, stress trajectory.
BBT nhận bài: 07/7/2015
Phản biện xong: 17/11/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ky_thuat_khi_xu_ly_ton_cao_dap_be_tong_trong_l.pdf