Một số vấn đề lý luận và xu thế phát triển kinh tế xanh

Kết luận Phát triển kinh tế xanh là phát triển một nền kinh tế thân thiện với môi trường, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái và tăng trưởng bền vững theo chiều sâu, góp phần xóa đói giảm nghèo,. Phát triển kinh tế xanh sẽ mang lại các lợi ích thiết thực trên ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Như vậy, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế xanh đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phát triển kinh tế xanh. Cách thức để phát triển nền kinh tế xanh đối với một quốc gia có thể rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái thì vẫn luôn không thay đổi. Và, phát triển kinh tế xanh là mục tiêu chung mà các quốc gia cần hướng tới.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và xu thế phát triển kinh tế xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 25 Khoa hoïc xaõ hoäi MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Lê Thị Thanh Thủy1, Ngô Thị Thanh Tú1, Đặng Hoàng Cương2 1Khoa KT - QTKD, Trường Đại học Hùng Vương 2Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ TóM TắT Một trong những lý thuyết kinh tế mới xuất hiện gần đây là “kinh tế xanh”. Lý thuyết kinh tế này tập trung trực tiếp vào nghiên cứu việc đáp ứng nhu cầu của con người và môi trường, vì sự phát triển bền vững. Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, nghiên cứu này đã làm rõ khái niệm, nội dung, lợi ích của phát triển kinh tế xanh. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề cập đến các chỉ tiêu đo lường kinh tế xanh và xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Từ khóa: Kinh tế xanh, phát triển bền vững, lý thuyết kinh tế. 1. Mở đầu Hiện nay, kinh tế xanh vẫn là một khái niệm rất mới đối với nhiều người. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thì kinh tế xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người, công bằng cho xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro, tai biến về môi trường và khủng hoảng sinh thái. Đây được xem là mô hình mới, góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,... Trước tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng nhanh chóng phát thải khí nhà kính và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, kinh tế xanh sẽ là xu hướng phát triển tất yếu và là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Phát triển kinh tế xanh khắc phục được những vấn đề toàn cầu hiện tại và hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, kinh tế xanh hiện vẫn là một lý thuyết kinh tế non trẻ, nên lý thuyết này còn nhiều vấn để cần thảo luận. Do đó, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế xanh là cần thiết và rất có ỹ nghĩa. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để xem xét và làm rõ một số vấn đề liên quan phát triển kinh tế xanh. Phương pháp thu thập thông tin: Đây là nghiên cứu tổng quan nên những thông tin trình bày trong nghiên cứu chủ yếu là những thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã được công bố, các ấn phẩm, các tài liệu đăng tải trên internet. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái niệm phát triển kinh tế xanh Lý thuyết về kinh tế xanh là xu hướng mới của lý thuyết kinh tế học hiện đại. Thực tế tồn tại và phát triển hơn hai thế kỷ của kinh tế học truyền thống cho chúng ta thấy lý thuyết này đã đặt sức ép quá lớn lên thế giới tự nhiên và các nguồn lực của nó. Phát triển kinh tế chủ yếu chú trọng vào mặt hiệu quả - lợi ích mang lại từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, mà chưa tính đến các chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu hiện nay đang tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực. Do đó, quá trình phát triển kinh tế này đã đưa thế giới tới suy thoái kinh tế, khủng hoảng sinh thái và biến đổi khí hậu. Nếu nhìn nhận mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thì mô hình phát triển kinh tế hiện tại rõ ràng không còn phù hợp nữa. Nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Herman Daly cho rằng tương lai của nền văn minh loài người phụ thuộc vào một mô hình kinh tế mới và năng động - được biết đến như là nền kinh tế bền vững - bảo vệ và gìn giữ môi trường mà chúng ta đang phụ thuộc vào nó (Tushara Kodikara, 2009). Vì vậy, chúng ta cần định hướng lại kinh tế học của chúng ta để nó quay trở về đúng quỹ đạo và do đó, làm cho cuộc sống Khoa hoïc xaõ hoäi Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä26 trở nên tốt đẹp hơn. Kinh tế học xanh nhìn thấy những khiếm khuyết của kinh tế học đương đại trong thế giới hiện đại, ở đó một phần năm dân số hiện vẫn sống trong cảnh nghèo và trong sự tiếp diễn của khủng hoảng môi trường. Theo đó, lý thuyết kinh tế xanh đưa ra các nguyên tắc và các giải pháp thực tế, tích cực và hiệu quả đối với các vấn đề toàn cầu, vì sự phát triển bền vững, vì sự tồn tại của thế giới tự nhiên mà loài người là một phần trong đó và phụ thuộc vào nó, và vì sự cân bằng tự nhiên giữa loài người và thế giới tự nhiên. Ý tưởng phát triển kinh tế xanh được đưa ra từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Ý tưởng này xuất hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1972- 1973 gây ra những tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới. Tuy đã có một số nghiên cứu bước đầu, song đến đầu những năm 2000, khái niệm kinh tế xanh vẫn chưa thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Thời gian gần đây, khái niệm kinh tế xanh bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý rộng rãi hơn khi mô hình kinh tế nâu (brown economy) chủ yếu dựa vào khai thác và sử dụng nguyên liệu hóa thạch ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, phát triển kinh tế xanh trở thành chủ đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế và được coi là một trong những ưu tiên chính trong chính sách tái cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia cũng như giải quyết các thách thức toàn cầu đang nổi lên như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, Tuy nhiên, phải đến tháng 10/2008, UNEP phối hợp với các nền kinh tế hàng đầu thế giới mới triển khai sáng kiến “kinh tế xanh” (Green Economy). Đây là một hướng tiếp cận mới, được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng. Thuật ngữ này nói đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất và năng lượng, trong đó con người không làm hại môi trường mà ngược lại làm giảm tác hại cho môi trường sống. Nói chung, đó là những hoạt động kinh tế nhằm giảm bớt những độc hại của nền kinh tế cũ và tạo ra những hoạt động mới trong đó không gây hại thêm cho nước và không khí trên trái đất. Kinh tế xanh gồm các ngành thân thiện với môi trường và đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế xanh giúp tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, làm dịu khí hậu và ngăn chặn các tác động tổn hại tài nguyên. Do đó kinh tế xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia. Đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất về “kinh tế xanh”. Tuy nhiên, có thể hiểu theo một cách ngắn gọn “kinh tế xanh” là nền kinh tế mà chính sách phát triển có định hướng thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp giữa kinh tế và môi trường sinh thái. Động lực mới của nền kinh tế xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng bền vững (UNEP, trích bởi Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ ngoại giao, 2009). Theo nhận định của các chuyên gia, chiến lược kinh tế xanh đã trở thành bước ngoặt phát triển cho tiến trình khôi phục kinh tế toàn cầu và cũng là động lực mới cho việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển bền vững. Liên Hiệp Quốc nhận định, chính sách kinh tế xanh còn là con đường phát triển cần thiết cho kinh tế toàn cầu cho tương lai (UNEP, trích bởi Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ ngoại giao, 2009). Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Theo UNEP (2011), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. Ở Việt Nam, trong “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25 tháng 9 năm 2012, đã đưa ra quan điểm: Tăng trưởng Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 27 Khoa hoïc xaõ hoäi xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tóm lại, các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều quy tụ ở 3 nội dung cơ bản, đó là: - Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu. - Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ. - Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. Như vậy, có thể nói kinh tế xanh là mô hình mục tiêu của các quốc gia. Phát triển kinh tế xanh không những tạo thêm của cải, đặc biệt đối với vốn tự nhiên, mà còn gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP. Nền kinh tế xanh còn là trụ cột để giảm nghèo. Trong thời kỳ quá độ sang nền kinh tế xanh, những việc làm mới được tạo ra sẽ dần thay thế việc làm bị mất đi do chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang xanh. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi có giai đoạn tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đòi hỏi sự đầu tư vào công tác tái đào tạo nguồn nhân lực. 3.2. Nội dung của phát triển kinh tế xanh Kinh tế xanh là khoa học kinh tế nghiên cứu về thế giới thực của việc làm, các nhu cầu của con người, các nguồn lực của Trái đất và cách thức kết hợp hài hòa giữa các phạm trù này với nhau. Thế giới thực này trước hết phản ánh giá trị sử dụng chứ không phải giá trị trao đổi hay tiền bạc. Nó thể hiện mặt chất lượng, chứ không phải mặt số lượng, vì lợi ích cuộc sống của các loài. Kinh tế xanh quan tâm tới sự tái tạo của các cá nhân, các cộng đồng và các hệ sinh thái, chứ không phải là sự tích lũy tiền bạc hay vật chất (Brian Milani, 2005). Xuất phát từ khái niệm và luận cứ nêu trên, các nhà kinh tế nêu ra một số nội dung cơ bản của kinh tế xanh là: (1) Kinh tế xanh đề cao giá trị sử dụng, tiền chỉ được xem là phương tiện để đạt đến đích, chứ không phải là giá trị trao đổi của nó;  (2) Kinh tế xanh coi trọng chất lượng, chứ không phải số lượng, vì lợi ích cuộc sống của con người, các loài và của chính hành tinh Trái đất này; (3) Kinh tế xanh hướng tới mục tiêu đổi mới và tái tạo của các cá nhân, các cộng đồng và các hệ sinh thái, thay vì tích lũy tiền bạc hay vật chất;  (4) Con người không còn phù hợp với các cơ chế tích lũy tiền bạc và vật chất nữa; (5) Kinh tế xanh chú trọng tới phát triển sinh thái dựa trên việc thúc đẩy phát triển con người và mở rộng dân chủ giữa các loài và các hệ, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các thực thể trên Trái đất;  (6) Khu vực công cộng và khu vực tư nhân được biến đổi sao cho các thị trường có thể thể hiện các giá trị xã hội và sinh thái; (7) Nhà nước được hòa nhập với các mạng lưới đổi mới cộng đồng của dân chúng. Theo Trung tâm công dân toàn cầu (Global Citizens Center), kinh tế xanh là sự kết hợp giữa kinh tế – xã hội – môi trường, là một nền kinh tế gắn liền với 3 vấn đề: (1) Môi trường bền vững: dựa theo quan điểm rằng sinh quyển của chúng ta là một hệ thống khép kín với nguồn tài nguyên hữu hạn và một khả năng nhất định trong việc tự điều chỉnh và tự phục hồi. Chúng ta sống nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất, chính vì thế, con người cần phải tạo ra một hệ thống kinh tế biết tôn trọng sự toàn vẹn của hệ sinh thái và đảm bảo khả năng phục hồi của hệ thống hỗ trợ cuộc sống; (2) Công bằng xã hội: dựa theo quan điểm coi văn hóa và phẩm giá con người, cũng giống như nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tài nguyên quý giá, đòi hỏi quản lý trách nhiệm để chúng không bị mai một. Chúng ta cần thiết lập một nền kinh tế sôi động đảm bảo cho tất cả mọi người một cuộc sống tươm tất và có đủ cơ hội cho việc phát triển cá nhân cũng như xã hội; (3) Bắt nguồn từ địa phương: người ta cho rằng đặt ra một sự kết nối đáng tin cậy là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững và công bằng. Kinh tế xanh là một tổng hợp toàn cầu của mỗi cộng đồng nhằm đáp ứng những nhu cầu của chính các công dân trong cộng đồng ấy, thông qua Khoa hoïc xaõ hoäi Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä28 việc chịu trách nhiệm sản xuất của địa phương và việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. 3.3. Lợi ích của phát triển kinh tế xanh Lợi ích của phát triển kinh tế xanh là rất rõ ràng và bao hàm không chỉ lợi ích đối với môi trường mà còn cả lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế. Cụ thể: Phát triển kinh tế xanh đóng góp vào quá trình phục hồi nền kinh tế thế giới, duy trì và tạo việc làm mới, và bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Phát triển kinh tế xanh giảm thiểu việc sử dụng năng lượng thải khí các-bon và sự xuống cấp của hệ sinh thái, dẫn dắt các nền kinh tế phát triển theo hướng sạch và bền vững. Phát triển kinh tế xanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện, đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và hy vọng giảm thiểu nghèo trước năm 2015. 3.4. Các chỉ tiêu đo lường kinh tế xanh Một loạt các chỉ số có thể giúp đo lường các quá trình chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế xanh. UNEP phối hợp với các đối tác như OECD và World Bank (WB) phát triển một bộ các chỉ tiêu mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của từng quốc gia (Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường - Tổng Cục môi trường, 2012). Các chỉ số đang được phát triển này có thể tạm chia thành ba nhóm chính: Một là, các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ sản lượng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, chẳng hạn như GDP xanh; Hai là, các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (như hệ số sử dụng năng lượng/ GDP, hoặc hệ số sử dụng nước/ GDP); Ba là, các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP trên đầu người. 3.5. Xu thế chuyển dịch sang nền kinh tế xanh Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2013), quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ tuân theo những xu thế đặc thù dưới đây: Nền kinh tế xanh là trụ cột để giảm nghèo.  Tình trạng nghèo kinh niên là hình thức dễ thấy nhất của bất bình đẳng xã hội, cũng như bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế, tín dụng, cơ hội thu nhập. Một đặc tính quan trọng của nền kinh tế xanh là nó tìm cách cung cấp các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo mà không thanh lý hoặc làm xói mòn tài sản tự nhiên của quốc gia. Điều này đặc biệt cần thiết ở các nước có thu nhập thấp, nơi sinh kế chủ yếu của cộng đồng nghèo nông thôn là hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái. Hệ sinh thái và các dịch vụ cung cấp một mạng lưới an sinh chống lại thiên tai và khủng hoảng kinh tế. Nền kinh tế xanh ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên  nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, kết cấu sống của hành tinh. Đa dạng sinh học đóng góp cho phúc lợi của con người và cung cấp cho các nền kinh tế nguồn tài nguyên đầu vào có giá trị cũng như các dịch vụ điều hòa hướng tới một môi trường vận hành an toàn. Tuy nhiên, những “dịch vụ hệ sinh thái” chủ yếu mang bản chất hàng hóa và dịch vụ công cộng nên không được lượng hóa giá trị kinh tế đầy đủ. Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến giá trị của đa dạng sinh học không được đánh giá đúng mức và quản lý yếu kém gây nhiều tổn thất, trong khi giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái là một phần cơ bản của vốn tự nhiên.  Nền kinh tế xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Nguồn cung cấp năng lượng tái tạo ngày càng tăng sẽ giảm những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt được lợi ích giảm phát thải khí nhà kính vì hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay là gốc rễ của hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia, đặc biệt những nước nhập khẩu dầu ròng phải đứng trước thách thức giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao. Chính vì vậy, đầu tư vào các nguồn tái tạo có sẵn có thể cải thiện đáng kể an ninh năng lượng, nói rộng ra là an ninh kinh tế và tài chính. Ngoài ra, năng lượng tái tạo còn mang lại nhiều cơ hội kinh tế lớn.  Nền kinh tế xanh tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội.  Thực tế, các nước tiến tới Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 29 Khoa hoïc xaõ hoäi một nền  kinh tế xanh  đã nhìn thấy khả năng tạo việc làm và tiềm năng có thể được nhân lên khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xanh. Vì vậy, họ đã đưa ra những gói kích thích tài chính tăng cường việc làm với các hợp phần “xanh” quan trọng. Nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông các-bon thấp.  Khu vực thành thị ngày nay là nơi cư trú của hơn 50% dân số thế giới, tiêu thụ 50% - 60% năng lượng và phát thải 75% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Đô thị hóa nhanh chóng đang gia tăng về áp lực cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và y tế cộng đồng, thường gây nên kết cấu hạ tầng nghèo nàn, hoạt động môi trường suy giảm và chi phí chăm sóc sức khỏe công cộng cao. Trong bối cảnh đó, cơ hội duy nhất cho các thành phố tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lượng khí thải cũng như rác thải là nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu thông qua các phương thức giao thông cải tiến, các-bon thấp, giúp tiết kiệm tiền, đồng thời cải thiện năng suất và công bằng xã hội. 4. Kết luận Phát triển kinh tế xanh là phát triển một nền kinh tế thân thiện với môi trường, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái và tăng trưởng bền vững theo chiều sâu, góp phần xóa đói giảm nghèo,... Phát triển kinh tế xanh sẽ mang lại các lợi ích thiết thực trên ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Như vậy, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế xanh đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phát triển kinh tế xanh. Cách thức để phát triển nền kinh tế xanh đối với một quốc gia có thể rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái thì vẫn luôn không thay đổi. Và, phát triển kinh tế xanh là mục tiêu chung mà các quốc gia cần hướng tới. Tài liệu tham khảo 1. Brian Milani (2005), What is Green Economics?, http:// ww.greens.org/s-r/37/37-09. html.  2. Trần Thanh Lâm (2013), Kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững và xóa đói, giảm nghèo, Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á, vn/Home/kinh-te-thi-truong- XHCN/2013/21450/Kinh-te- xanh-huong-toi-phat-trien- ben-vung-va-xoa-doi.aspx. 3. Quyết định số 1393/QĐ- TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. 4. Tushara Kodikara (2009), Green Economics and how it might work, co.nz/stories/HL0907/S00214. htm. 5. Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường - Tổng Cục môi trường (2012), Sổ tay Hành trang kinh tế xanh, Hà Nội. 6. UNEP (2011), Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication - A Synthesis for Policy Makers (Hướng tới nền kinh tế xanh – Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo), Bản dịch của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ ngoại giao (2009), “Phát triển kinh tế xanh trong và sau khủng hoảng kinh tế”, Bản tin Kinh tế, Số 21-tháng 11/2009, tr.33. SUMMARY GREEN ECONOMY: CONCEPTS AND TRENDS OF DEVELOPMENT Le Thi Thanh Thuy1, Ngo Thi Thanh Tu1, Dang Hoang Cuong2 1Faculty of Economics and Business Administration 2Phu Tho Industrial Park Management Board Recently, green econony has been becoming an emerging theory globaly. With a focus on addressing the demands of human beings and environment, this theory has been set for a sustainable development. By systematic approach method, this research has clarified the concepts, content and advantages of developing a green economy. This also has mentioned criteria of measurements and transition trend of green economy recently. Key words: Green economics, sustainable development, economic theory.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_va_xu_the_phat_trien_kinh_te_xanh.pdf
Tài liệu liên quan