Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế, thương mại quốc tế đồng nghĩa
với việc tham gia ngày càng phổ biến vào các
tranh chấp thương mại quốc tế, xét cả từ phía
DN cũng như từ phía Nhà nước. Trong bối
cảnh đó, với tư cách là vụ kiện đầu tiên Việt
Nam chủ động tiến hành và giành thắng lợi tại
WTO, vụ kiện Tôm có ý nghĩa quan trọng đối
với Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích thương
mại cho DN, lợi thế về ngoại giao kinh tế cho
Nhà nước, vụ kiện Tôm cũng có thể đem lại
những kinh nghiệm hữu ích trong giải quyết
các tranh chấp thương mại quốc tế, ở nước
ngoài cũng như tại WTO trong tương lai.
Vụ kiện Tôm cho thấy, thái độ chủ động
chuẩn bị, tích cực tham gia cả từ phía các DN
lẫn từ phía các cơ quan nhà nước là yếu tố
quan trọng hàng đầu trong giải quyết các tranh
chấp. Điều này cũng nhấn mạnh đến nhu cầu
tạo dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý
phù hợp cho sự liên kết, phối hợp giữa các DN,
sự tham gia tích cực của các DN, hiệp hội DN
nói riêng cũng như của các tổ chức thuộc xã
hội dân sự nói chung cùng với các cơ quan nhà
nước phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp
thương mại quốc tế.
Vụ kiện Tôm cũng cho thấy, để có thể sử
dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
nhằm bảo vệ những chính sách thương mại
quốc gia, đối phó hiệu quả với những chính
sách, biện pháp bảo hộ của nước ngoài, việc
nắm vững và sử dụng linh hoạt các cơ chế tố
tụng tại WTO là điều hết sức quan trọng. Về
điểm này, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu,
vận dụng các án lệ và thực tiễn giải quyết tranh
chấp của Cơ quan phúc thẩm của WTO.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 198
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
N
gày 11/1/2007, Việt Nam chính
thức trở thành Thành viên thứ
150 của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO)1. Tư cách Thành
viên của WTO cho phép Việt Nam tham gia
vào một sân chơi bình đẳng, tiếp cận với thị
trường hàng hoá, dịch vụ của các Thành viên
khác của WTO trên cơ sở nguyên tắc không
phân biệt đối xử, minh bạch và dựa trên luật
lệ. Đặc biệt, tư cách Thành viên cũng đem lại
cho Việt Nam cơ hội sử dụng cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO nhằm chống lại những vi
phạm của các Thành viên khác2.
Không lâu sau thời điểm gia nhập, ngày
1/2/2010, theo thủ tục quy định tại Nghị định
thư về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
(DSU), Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn cho
Hoa Kỳ về một số biện pháp mà nước này áp
dụng đối với các sản phẩm tôm nước ấm đông
lạnh của Việt Nam, mở đầu vụ tranh chấp đầu
tiên của Việt Nam tại WTO3. Ngày 7/4/2010,
sau các cuộc tham vấn bất thành, Việt Nam
đệ trình lên Cơ quan giải quyết tranh chấp
của WTO (DSB) yêu cầu thành lập Ban Hội
thẩm (Panel) giải quyết các khiếu kiện của
mình4. Việt Nam yêu cầu Panel tuyên bố Hoa
Kỳ vi phạm Hiệp định về chống bán phá giá
của WTO ở bảy nội dung khác nhau5. Ngày
19/5/2011, Panel của WTO đã chính thức
công bố Báo cáo giải quyết tranh chấp về vụ
khiếu kiện6.
Căn cứ nội dung của Báo cáo và xét đến
thời điểm hiện tại, có thể coi vụ kiện Tôm là
một thắng lợi của Việt Nam, tuy chưa phải là
NGUYễN TIẾN VINH*
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHÌN Từ GÓC ĐỘ TỐ TỤNG
TRONG VỤ KIỆN ĐầU TIÊN CỦA VIỆT NAM TẠI WTO
(*) Th.S Giảng viên Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội
(1) Xem Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức
thương mại thế giới của nước CHXHCN Việt Nam.
(2) Xem Tờ trình số 150/TTr-CP của Chính phủ ngày 11/11/2006 Về kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và phê
chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới.
(3) United-State – Antidumping measures on certain shrimp from Viet Nam- Request for Consultations by Viet Nam, Doc. WT/DS404/1,
4 February 2010. Sau đây gọi tắt là vụ kiện tôm, theo ký hiệu vụ kiện tại WTO là vụ DS404.
(4) DS404, Request for the Establishment of a Panel by Viet Nam, Doc. WT/DS404/5, 9 April 2010.
(5) Các nội dung này bao gồm: 1) Việc Hoa kỳ sử dụng phương pháp Quy về không (Zeroing as applied) để tính biên độ bán phá giá
đối với các doanh nghiệp bị điều tra bắt buộc; 2) Phương pháp Quy về không của Hoa Kỳ về mặt pháp lý (as such); 3) Việc Hoa Kỳ sử
dụng biên độ bán phá giá theo phương pháp Quy về không để tính mức thuế chung (all others rate); 4) Việc Hoa Kỳ áp dụng mức
thuế suất toàn quốc (country wide rate) cho một số doanh nghiệp không bị điều tra hoặc rà soát riêng rẽ; 5) Việc Hoa Kỳ sử dụng các
dữ liệu có sẵn bất lợi cho việc tính toán mức thuế suất toàn quốc; 6) Việc Hoa Kỳ giới hạn các doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn
để điều tra riêng rẽ (sampling); 7) Việc Hoa Kỳ “tiếp tục sử dụng biện pháp bị khiếu kiện” (continued use of challenged practices).
Xem: DS404, Report of the Panel, Doc. WT/DS404/R, 11 July 2011, para. 3.1, p.3.
(6) DS404, Report of the Panel, Doc. WT/DS404/R, 11 July 2011.
20 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
(7) Xem nhận định của ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch thường trực của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
(VASEP) trên báo điện tử Người lao động ngày 12/7/2011: “Vụ kiện Tôm: mới thắng một nửa”
(8) FRANÇOIS, Joseph, HORN, Henrik and KAUNITZ, Niklas, Trading Profiles and Developing Country Participation in the WTO Dispute
Settlement System, IFN (Research Institute of Industrial Economics) Working Paper No. 730, 2008; BOWN, Chad P., HOEKMAN, Ber-
nard M., Developing Countries and Enforcement of Trade Agreements: Why Dispute Settlement is Not Enough, Journal of World
Trade, Vol. 42, 2008, pp. 177-203.
(9) ROESSLER, Friedder, Special and differential treatment of developing countries under the WTO dispute settlement system: http://
www.scribd.com/doc/17249044/Special-and-Differential-Treatment-of-Developing-Countries-Under-the-Wto
(10) Vòng đàm phán Doha của WTO được khởi động từ năm 2011, sau rất nhiều thay đổi lịch trình, hiện vẫn trong tình trạng bế tắc.
Xem thêm thông tin tại: www.wto.org/english/tratop_e/dda_e/dda_e.htm
(11) Xem các báo cáo của Chủ tịch các Phiên họp đặc biệt của Cơ quan giải quyết tranh chấp: tài liệu WTO -TN/DS/9 ngày 6/6/2003;
WTO - JOB(08)81 ngày 18/6/ 2008.
một thắng lợi trọn vẹn và chung cuộc7. Một
mặt, bên cạnh việc ủng hộ đa số các nội dung
khiếu kiện của Việt Nam (nội dung 1, 2, 3, 4,
5) trong đó đặc biệt là khiếu kiện về biện pháp
Quy về không, Báo cáo của Panel cũng bác bỏ
hoặc không xem xét 2 nội dung khác (nội dung
6 và 7). Mặt khác, từ thời điểm Báo cáo được
công bố, theo quy định của DSU, cả Hoa Kỳ
và Việt Nam còn có thời hạn 60 ngày để kháng
cáo theo thủ tục phúc thẩm. Trong trường hợp
có kháng cáo như vậy, Báo cáo của Panel sẽ
được xem xét lại bởi Cơ quan phúc thẩm (AB)
và vụ kiện sẽ còn kéo dài cho đến thời điểm
DSB thông qua báo cáo của AB.
Là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam tham gia
một cách chủ động và thắng lợi tại WTO, vụ
kiện Tôm cần được nghiên cứu một cách kịp
thời nhằm rút ra những bài học cần thiết cho
quá trình hội nhập nói chung và sử dụng cơ
chế giải quyết tranh chấp nói riêng của Việt
Nam tại WTO trong thời gian tới. Bên cạnh
việc nghiên cứu các nội dung tranh chấp đã
được đặt ra và được phân xử trong vụ kiện,
việc tìm hiểu các vấn đề có tính chất thủ tục
mà Việt Nam đã gặp phải và giải quyết trong
vụ kiện cũng hết sức cần thiết.
I. Quy chế nước đang phát triển: tham gia
với chế độ đối xử khác biệt và đặc biệt hay
với tư cách chủ động và bình đẳng?
1. Tính kém hiệu quả của chế độ đối xử khác
biệt và đặc biệt dành cho các nước đang
phát triển trong cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO
Giống như hầu hết các Hiệp định khác
của WTO, Nghị định thư về cơ chế giải quyết
tranh chấp cũng có các quy định đối xử đặc
biệt và khác biệt (Special and Defferentiel
Treatment – SDT) dành cho các nước đang
phát triển (CNĐPT). Các quy định này có thể
được tìm thấy trong từng giai đoạn giải quyết
tranh chấp, từ giai đoạn tham vấn, thành lập
Panel đến giai đoạn xem xét bởi Panel, bởi AB
hay trong giai đoạn thông qua và thực thi các
khuyến nghị và quyết định của DSB. Chúng
được xây dựng nhằm giúp CNĐPT khắc phục
hai trở ngại chính khi tham gia cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO: trở ngại về tiềm
lực tài chính, kinh tế và trở ngại về năng lực,
kinh nghiệm tố tụng tại WTO8.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO
cho thấy các quy định SDT của DSU là không
hiệu quả, rất ít được viện dẫn thành công bởi
CNĐPT9. Điều này được giải thích bởi ba
nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, đại đa số các
quy định SDT của DSU chỉ mang tính chất
tuyên bố, thiếu tính chi tiết và không có cơ
chế đảm bảo thực thi. Thứ hai, một số quy
định nếu không có những hạn chế này thì lại
nhằm giải quyết những vấn đề không thực sự
là mối quan tâm, hay những khó khăn thực tế
của CNĐPT. Thứ ba, các quy định SDT không
đề cập đến các quyền, lợi thế về nội dung của
CNĐPT trong vụ tranh chấp. Chúng chỉ nhằm
mang đến một số những thuận lợi, lợi thế về
mặt thủ tục. Vì vậy, việc sử dụng chúng có thể
tạo lên những bất lợi về dư luận cho CNĐPT.
Trong khuôn khổ Vòng đàm phán Doha
hiện thời10, giữa những đề xuất nhằm hoàn
thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,
có khá nhiều đề xuất nhằm tăng cường hiệu
quả của các quy định SDT dành cho CNĐPT11.
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 218
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Tuy nhiên, có rất ít trong chúng đạt được sự
đồng thuận của các nước Thành viên12.
Đứng trước thực tế nêu trên, câu hỏi đặt ra
là làm thế nào để CNĐPT có thể sử dụng một
cách hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO, đặc biệt khi đối mặt với họ trong
một vụ tranh chấp là một nước phát triển
có tiềm lực kinh tế, nhân lực cũng như kinh
nghiệm tố tụng nổi trội hơn hẳn?13. Bên cạnh
những ý kiến nhấn mạnh đến việc phải tăng
cường và sử dụng thường xuyên chế độ SDT,
nhiều ý kiến cho rằng, CNĐPT thay vì tìm
kiếm một sự đối xử ưu đãi và khác biệt, cần
chủ động tham gia một cách bình đẳng trên
cơ sở tận dụng triệt để những cơ hội có được
cả trong và ngoài các quy định của DSU14.
Ủng hộ cho quan điểm này, một số nghiên
cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, có nhiều nước
trong CNĐPT đã sử dụng khá thường xuyên
và thành công cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO, bảo vệ tốt những lợi ích thương
mại của họ ngay cả trong các tranh chấp với
các cường quốc thương mại hàng đầu như:
Hoa Kỳ, EU...15
2. Vụ kiện Tôm của Việt Nam: một ví dụ về
sự tham gia chủ động và bình đẳng vào cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO,
Việt Nam đã yêu cầu và được các Thành viên
coi là “một nước đang phát triển với thu nhập
thấp và nợ nước ngoài cao”16. Với tư cách
này, Việt Nam đã nhận được một số đối xử
“linh hoạt” nhất định. Khi đã trở thành Thành
viên của WTO, Việt Nam cũng có quyền viện
dẫn các quy định SDT trong các hiệp định
của WTO, bao gồm cả Nghị định thư về giải
quyết tranh chấp.
Tại vụ kiện Tôm, trong cả giai đoạn tham
vấn, thành lập Panel lẫn trong quá trình xem
xét bởi Panel, Việt Nam đã không viện dẫn
hay yêu cầu áp dụng bất kỳ một quy định
SDT của DSU. Ngoài ra, rất đáng lưu ý là
trong toàn bộ Báo cáo của Panel, cụm từ
“nước đang phát triển” nhằm chỉ Việt Nam
đã không hề xuất hiện. Từ thực tế này, có thể
nhận định rằng, ngoài việc là nước chủ động
khởi kiện, Việt Nam còn thực hiện vụ kiện
với tư thế hoàn toàn bình đẳng với Hoa Kỳ,
cường quốc thương mại số một của WTO.
Nhận định trên đây không nhằm loại trừ
việc nghiên cứu và tìm kiếm những khả năng
Việt Nam vận dụng chế độ SDT trong tương
lai. Kinh nghiệm của một số nước trong
CNĐPT cho thấy, mặc dù có những hạn chế
cố hữu, các quy định SDT trong DSU vẫn
có thể được áp dụng thành công, đặc biệt
khi nước đang phát triển là bị đơn trong vụ
tranh chấp. Chẳng hạn, trong trường hợp cần
có thêm thời gian thích đáng cho việc chuẩn
bị hồ sơ vụ kiện, CNĐPT có thể yêu cầu áp
dụng điều 10.12 của DSU cho phép khả năng
kéo dài thời hạn thủ tục tham vấn. Tương tự
như vậy, nếu là nước thua kiện có nghĩa vụ
phải thực thi phán quyết, họ cũng có thể viện
dẫn quy định tại điều 21.2 của DSU để yêu
cầu trọng tài hoặc cân nhắc nội dung, mức
độ của biện pháp phải thực thi, hoặc kéo dài
thời hạn được coi là “hợp lý” để thực thi phán
quyết của DSB17.
(12) BALÁS, P., Chairing the DSU Negotiations: An Overview, in GEORGIEV, D., and VAN DER BORGHT, K. (edited by), Reform and
Development of the WTO Dispute Settlement System , 2006, p.16.
(13) NORDSTROM, Hakan and SHAFFER, Gregory, Access to justice in the wto: a case for a small-claims procedure?, in THOMAS Chantal,
TRACHTMAN, Joel P. (Edited by), Developing countries in the WTO legal system, Oxford University Press, New York, 2009.
(14) Xem QURESHI, Asif H., Participation of developing countries in the WTO dispute settlement system, in ORTINO, Federico and
PERTESMANN, Ernst-Ulrich (edited by), sđd., Chú thích 13, tr. 494.
(15) SHAFFER, Gregory and al., Brazil’s Response to the Judicialized WTO Regime: Strengthening the State through Diffusing Expertise,
ICTSD South America Dialogue on WTO Dispute Settlement and Sustainable Development, Sao Paolo, Brazil 22-23 June 2006.
(16) Xem Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, tài liệu WT/ACC/VNM/48 ngày 27/10/2006, đoạn 6, tr.5.
(17) Năm 1998, theo yêu cầu của Indonesia, Trọng tài được thành lập theo thủ tục quy định tại điều 21.3c đã áp dụng điều 21.1
của DSU để trao cho Indonesia thêm 6 tháng so với “thời hạn hợp lý” nhằm thực thi phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh
chấp. Xem: Indonesia – Certain measures affecting the automobile industry, Arbitration under article 21.3 c) of the DSU, doc. WT/
DS54/15, 7/12/1998, para. 24.
22 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
II. Mối quan hệ Nhà nước - Tư nhân: vai trò
của doanh nghiệp, tiếng nói của chuyên
gia và các tổ chức dân sự
1. Vai trò của doanh nghiệp, các hiệp hội
doanh nghiệp
Trên phương diện pháp lý, các tranh chấp
được giải quyết tại GATT trước đây, cũng như
tại WTO hiện nay là các tranh chấp giữa các
chính phủ. Tuy vậy, trên thực tế đứng sau các
chính phủ trong mỗi vụ tranh chấp lại là những
doanh nghiệp (DN) với những lợi ích thương
mại cụ thể. Xuất phát từ các hoạt động thương
mại mang tính quốc tế của mình, các DN hàng
ngày “sống” với các quy định pháp luật, thực
tiễn hành chính của các chính phủ nước ngoài.
Trong đại đa số các trường hợp, chính họ phát
hiện ra những biện pháp bảo hộ, những hành
vi vi phạm của chính phủ nước ngoài và yêu
cầu chính phủ của họ can thiệp để đối phó với
các vi phạm đó khi cần thiết. Khi vụ tranh
chấp được đưa ra WTO, các DN trở thành đối
tác của chính phủ: họ cung cấp chứng cứ, lập
luận pháp lý cho các cơ quan của chính phủ
để theo đuổi vụ kiện. Đặc biệt, xu hướng ngày
càng nhấn mạnh đến vấn đề cung cấp chứng
cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của thực
tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO một cách
gián tiếp đã làm tăng lên đáng kể vai trò của
các DN18. Riêng đối với CNĐPT, DN còn có
vai trò rõ nét hơn, thể hiện ở việc họ đóng góp
cùng nhà nước nguồn kinh phí, giới thiệu và
cung cấp nguồn nhân lực chuyên gia, tư vấn và
luật sư trong mỗi vụ kiện.
Tại hầu hết các cường quốc thương mại,
từ khá sớm đã hình thành những cơ chế phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của nhà nước
với xã hội dân sự nói chung và khối DN nói
riêng trong giải quyết các tranh chấp quốc tế
về thương mại19. Các nghiên cứu thực nghiệm
tại CNĐPT được coi là thành công nhất trong
việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO cũng đi đến kết luận là cơ chế hợp tác
hiệu quả giữa nhà nước với DN và các hiệp hội
DN là một trong những nhân tố tiên quyết đảm
bảo sự thành công20.
Thực tế trong vụ kiện Tôm của Việt Nam,
vai trò của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam (VASEP) đã được thể hiện một
cách rất tích cực ngay từ giai đoạn các DN chế
biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam phải đối mặt
với các biện pháp điều tra chống bán phá giá
của Hoa Kỳ từ đầu những năm 200021. Chính
VASEP là chủ thể chủ động đề xuất đưa vụ
kiện Tôm ra WTO. Trong quá trình theo đuổi
vụ kiện, vai trò đóng góp tài chính, giới thiệu
chuyên gia và luật sư cho Chính phủ Việt Nam
của VASEP cũng được thể hiện rõ.
Tuy vậy, vụ kiện Tôm cũng đã cung cấp
một bài học đắt giá cho các DN Việt Nam,
cho thấy sự cần thiết tăng cường nhận thức
và tính chủ động của các DN trong việc giải
quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Trong vụ kiện này, tại nội dung khiếu kiện thứ
6 của mình, Việt Nam yêu cầu Panel tuyên bố
Hoa Kỳ đã vi phạm điều 6.10.2 của Hiệp định
chống bán phá giá của WTO khi Hoa Kỳ đã
giới hạn các DN Việt Nam được lựa chọn để
điều tra riêng rẽ.
Trong phần phản bác của mình, Hoa Kỳ lập
luận rằng theo quy định tại điều 6.10.2 Hiệp
định chống bán phá giá, Hoa Kỳ chỉ có nghĩa
vụ điều tra riêng rẽ đối với DN không được lựa
chọn ban đầu nhưng đã tự nguyện cung cấp
thông tin để có thể xem xét điều tra. Theo Hoa
Kỳ, trong quá trình tiến hành các rà soát hành
chính đang bị khiếu kiện, đã không có DN Việt
(18) ALAVI, Amin, On the (Non)-Effectiveness of the World Trade Organization’s Special and Differential Treatments in the Dispute
Settlement Process, Journal of World Trade, Vol. 40, 2007, pp. 319-349.
(19) SHAFFER, Gregory C., What’s new in EU trade dispute settlement? Judicialization, public-private networks and the WTO legal
order, Journal of European Public Policy, Vol. 13, No 6, 2006 , pp. 832-850.
(20) BOHL, Kristin, Problems of developing country access to WTO dispute settlement, Chicago-Kent Journal of International & Com-
parative Law, Vol.9, 2009, p. 175.
(21) Để có thêm thông tin, có thể xem: Bao Anh Thai, An analysis of “lessons learned” from “catfish” and “shrimp” anti-dumping
cases:
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 238
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Nam nào không được lựa chọn nhưng vẫn tự
nguyện cung cấp thông tin như theo quy định
tại điều 6.10.222. Chấp nhận lập luận này của
Hoa Kỳ và sau khi khẳng định Việt Nam không
đưa ra được bằng chứng trái ngược, Panel đã
bác khiếu kiện của Việt Nam23. Như vậy, nội
dung khiếu kiện duy nhất của Việt Nam bị bác
trong vụ kiện Tôm đã được giải thích là xuất
phát từ hành vi thụ động từ các DN Việt Nam.
Nhìn một cách khái quát, sự thụ động của
các DN, vai trò hạn chế của các hiệp hội DN,
ngành hàng Việt Nam có thể được giải thích
bởi hai lý do cơ bản. Một mặt, đại đa số các
DN Việt Nam là DN vừa và nhỏ, sự hiểu biết
và kinh nghiệm giao thương quốc tế, đặc biệt
là kinh nghiệm đối phó với các tranh chấp quốc
tế còn hạn chế. Mặt khác, xét về phương diện
quản lý nhà nước, sự liên kết giữa các DN,
ngành hàng cũng cần một khung pháp luật phù
hợp24. Điều này cho thấy, việc ban hành một
văn bản ở tầm một đạo luật về hội, đặc biệt
có nội dung điều chỉnh về các hiệp hội, ngành
hàng là điều cần thiết.
Vai trò của các DN, các hiệp hội DN, ngành
hàng, đặc biệt mối quan hệ giữa các chủ thể
này với các cơ quan nhà nước trong giải quyết
các tranh chấp thương mại quốc tế hiện được
đề cập chủ yếu trong một Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ năm 200525. Do ban hành
từ trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO,
Chỉ thị đã có những nội dung trở nên lạc hậu.
Chẳng hạn, Chỉ thị mới chỉ nhấn mạnh đến các
tranh chấp thương mại tại nước ngoài, chưa đề
cập hợp lý đến việc giải quyết các tranh chấp
tại các tổ chức quốc tế như WTO. Mặt khác,
Chỉ thị cũng chưa thiết lập được một cơ chế
phối hợp chung giữa các cơ quan nhà nước
với các DN, các hiệp hội DN. Đặc biệt, vì là
một chỉ thị của Thủ tướng, nhiều nội dung của
văn bản chỉ mang tính chất điều hành, giá trị
quy phạm pháp lý thấp. Những hạn chế trên
đây cho thấy, Việt Nam cần có một văn bản có
tính quy phạm, có giá trị pháp lý cao để giải
quyết thích đáng cơ chế phối hợp giữa các DN,
hiệp hội DN, ngành hàng với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc đối phó với các
tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và
các tranh chấp tại WTO nói riêng.
2. Tiếng nói của chuyên gia, các tổ chức dân sự
Khác với các DN, các tổ chức dân sự phi
chính phủ không có lợi ích thương mại trực
tiếp trong các vụ tranh chấp tại GATT 1947
trước đây, cũng như tại WTO hiện nay. Xuất
phát từ tiền đề các tranh chấp này là các tranh
chấp giữa các chính phủ mà trong cả thời kỳ
của GATT 1947 cũng như trong thời gian
đầu của WTO, xã hội dân sự nói chung, các
cá nhân, các tổ chức phi chính phủ nói riêng
đã không hoặc có tiếng nói rất hạn chế, trong
quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này đã và
đang tiếp tục có những thay đổi quan trọng tại
WTO26.
Từ thực tiễn xét xử của mình, AB đã từng
bước dỡ bỏ những hạn chế, thậm chí khuyến
khích sự tham gia tích cực hơn của xã hội dân
sự, đặc biệt của các tổ chức phi chính phủ,
thông qua cơ chế gọi là amicus curiae27.
Động thái trên đây của AB ngày càng gặp
phải sự phản ứng từ các nước thành viên của
WTO, đặc biệt từ CNĐPT. Ngoài việc cho
rằng, amicus curiea không có cơ sở pháp lý
(22) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.182.
(23) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.183.
(24) Chẳng hạn, xem CATBAGAN Aaron, Rights of Action for Private Non-state Actors in the WTO Dispute Settlement System, Denver
Journal of International Law and Policy, Vol. 37, 2009, p. 295.
(25) Chỉ thị số 20/2005/CT-TTg ngày 9/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài.
(26) STERN Brigitte, L’intervention des tiers dans le contentieux de l’OMC, R.G.D.I.P, Tome CVII-2003, pp. 258-259; VAN DEN BOSSCHE,
Peter, NGO involvement in the WTO : A lawyer’s perspective on a glass half-full or half-empty?, Maastricht Faculty of Law Working
Paper 2006/10, Maastricht, 2006.
(27) Amicus curiae là một thuật ngữ La-tinh (Bạn của quan toà) diễn tả trường hợp một bên thứ ba trong một vụ tranh chấp gửi
đến toà án ý kiến của mình về mặt sự việc hay pháp lý nhằm giúp toà án đưa ra phán quyết cho vụ tranh chấp. Xem ZAMBELLI
Mirko, l’AMICUS CURIAE dans le règlement des différends de l’OMC: État des lieux et perspectives, Revue internationale de droit
économique, 2005, pp. 199-200.
24 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
trong DSU, như vậy việc chấp nhận chúng như
diễn giải của AB là một hành vi tiếm quyền
của cơ quan này, CNĐPT cho rằng, việc chấp
nhận rộng rãi amicus curiae đem lại rất nhiều
bất lợi cho họ28. Thứ nhất, việc chấp nhận rộng
rãi amicus curiae có nghĩa là chấp nhận sự can
thiệp tích cực hơn của các tổ chức phi chính
phủ vào quá trình giải quyết tranh chấp của
WTO. Trên thực tế, đa số các tổ chức phi chính
phủ quan trọng đều có nguồn gốc từ các nước
phát triển và hầu như chỉ các tổ chức này mới
có đủ khả năng tài chính, nhân lực để tham
gia. Thứ hai, những vấn đề mà các tổ chức
phi chính phủ thường quan tâm là bảo vệ môi
trường, bảo vệ người lao động hay các tiêu
chuẩn thương mại liên quan đến bảo vệ sức
khỏe con người, động thực vật. Đây lại chính
là những vấn đề mà CNĐPT rơi vào vị thế yếu
và thường bị chỉ trích. Thứ ba, vì những lý do
trên, chấp nhận sự tham gia rộng rãi hơn của
xã hội dân sự vào cơ chế giải quyết tranh chấp
đồng nghĩa với việc tạo thêm sự bất cân xứng
vốn đã sâu sắc trong tương quan giữa CNĐPT
với các nước phát triển. Những tranh cãi về vai
trò của amicus curiae đang tiếp tục diễn ra tại
Vòng đám phán Doha, bất chấp án lệ của AB
vẫn tiếp tục được viện dẫn, áp dụng.
Trong vụ kiện Tôm, tiếng nói của chuyên
gia đã đóng góp một phần đáng kể vào thắng
lợi quan trọng nhất của phía Việt Nam. Trong
vụ kiện này, để chứng minh phương pháp Quy
về không đơn giản (simple zeroing) được sử
dụng bởi USDOC trong cuộc điều tra bán phá
giá ban đầu cũng như các đợt rà soát hành chính
tiếp theo đối với các DN Việt Nam (nội dung 1),
Việt Nam đã trình lên Panel Bản khai có tuyên
thệ của một chuyên gia phân tích thương mại
có tên là Michael Ferrier, người từng làm việc
cho USDOC trong phân tích cơ sở dữ liệu trên
máy tính dùng để áp dụng phương pháp Quy về
không. Bản khai có tuyên thệ của ông Michael
Ferrier đã được Panel chấp nhận như một phần
trong hồ sơ của Việt Nam, được dùng như một
chứng cứ hữu hiệu để Panel đi đến kết luận là
phương pháp Quy về không đơn giản trên thực
tế đã được áp dụng bởi phía Hoa Kỳ29. Tương
tự, liên quan đến nội dung khiếu kiện 2 của
Việt Nam về phương pháp Quy về không về
mặt pháp lý (zeroing “as such”), Bản khai có
tuyên thệ của ông Micheal Ferrier cũng được
Panel sử dụng như một chứng cứ quan trọng,
làm cơ sở cho kết luận về sự vi phạm của Hoa
Kỳ30. Đặc biệt, liên quan đến nội dung này, để
bác bỏ lập luận của Hoa Kỳ cho rằng Bản khai
có tuyên thệ của ông Micheal Ferrier không
được coi là một “ý kiến của chuyên gia” nhằm
chứng mình phương pháp Quy về không “as
such” của Hoa Kỳ, Panel đã trích dẫn các án lệ
của AB, theo đó Panel có quyền sử dụng các
tài liệu trong hồ sơ của các bên trong vụ tranh
chấp bất chấp mục đích ban đầu của người
cung cấp chứng cứ đó31.
Diễn tiến trên của vụ kiện chứng tỏ Việt
Nam đã nhận định và vận dụng có hiệu quả vai
trò của chuyên gia trong vụ tranh chấp, góp
phần quan trọng vào thắng lợi của vụ kiện. Tuy
nhiên, nhìn về dài hạn, Việt Nam cần theo dõi
chặt chẽ diễn biến của Vòng đàm phán Doha
liên quan đến vấn đề amicus curiae. Đặc biệt,
khi các (DN) Việt Nam phải đối mặt với nguy
cơ cao đối với các hàng rào kỹ thuật, các biện
pháp vệ sinh dịch tễ, các biện pháp nhằm bảo
vệ môi trường hay các tiêu chuẩn xã hội ở các
thị trường nước ngoài, Việt Nam cần đứng về
phía quan điểm chung của CNĐPT về vấn đề
này. Một cách chủ động hơn, Việt Nam cần có
những cơ chế hợp tác với các tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức dân sự hoạt động trong lĩnh
vực bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường.
Mặc dù chưa liên quan đến một vụ tranh chấp
thương mại cụ thể, nhưng những sự kiện diễn
ra vừa qua trong quan hệ với Quỹ bảo vệ động
(28) BERGSTROM Amanda, Imbalance of Power: Procedural Inequities within the WTO Dispute Settlement System, Pacific McGeorge
Global Business & Development Law Journal, Vol. 22, 2009, pp. 95-97.
(29) Xem DS404, Báo cáo của Panel, Mục D.2, từ đoạn 7.73 đến đoạn 7.101.
(30) DS404, Báo cáo của Panel, Mục D.3, từ đoạn 7.102 đến đoạn 7.142.
(31) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.114, đặc biệt Chú thích số 170.
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 258
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
vật hoang dã thế giới (WWF) ở Châu Âu là
một kinh nghiệm cho vấn đề này32.
III. Bên thứ ba trong vụ tranh chấp: ý nghĩa
của việc tích cực tham gia và ảnh hưởng từ
sự tham gia của các Thành viên khác
1. Ý nghĩa của việc tích cực tham gia vào các
vụ tranh chấp với tư cách bên thứ ba
Việc một nước tham gia vào quá trình giải
quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên
thứ ba được hình thành từ thực tiễn của GATT
trước đây và hiện được quy định khá chi tiết
trong DSU của WTO33. Theo quy định của
DSU, một nước Thành viên có thể tham gia
vào tiến trình giải quyết tranh chấp giữa các
nước Thành viên khác từ giai đoạn tham vấn34,
trong giai đoạn xem xét bởi Panel35 cũng như
trong giai đoạn phúc thẩm36. Điều kiện để một
nước có thể trở thành bên thứ ba trong một vụ
tranh chấp được quy định khá đơn giản. Trong
giai đoạn tham vấn, nước yêu cầu tham gia với
tư cách bên thứ ba phải có một “lợi ích thương
mại đáng kể” trong vụ tranh chấp và yêu cầu
tham gia phải được bên được yêu cầu tham vấn
chấp thuận. Trong giai đoạn xem xét bởi Panel,
nước yêu cầu tham gia chỉ cần có “lợi ích đáng
kể” trong vụ kiện và không cần phải có sự
chấp thuận của các bên trong vụ tranh chấp.
Một nước đã yêu cầu tham gia với tư cách bên
thứ ba trong giai đoạn xem xét bởi Panel có thể
tiếp tục tham gia với tư cách đó trong giai đoạn
phúc thẩm. Trên thực tế, tuyệt đại đa số các
yêu cầu tham gia với tư cách bên thứ ba đều
được chấp nhận, thậm chí trong nhiều trường
hợp, nước yêu cầu chỉ cần viện lý do “có lợi
ích mang tính hệ thống” trong vụ kiện37.
Với tư cách là bên thứ ba, nước Thành viên
tham gia có quyền thể hiện ý kiến của mình đối
với các vấn đề được đề cập trong vụ tranh chấp
bằng cách gửi văn bản đến Panel, hoặc phát
biểu trực tiếp tại các phiên họp, được nhận các
văn bản đệ trình của các bên tranh chấp cho
phiên họp đầu tiên của Panel. Các ý kiến của
bên thứ ba phải được gửi cho các bên tranh
chấp và phải được phản ảnh trong báo cáo của
Panel38. Trong giai đoạn phúc thẩm, ý kiến của
bên thứ ba cũng phải được lắng nghe bởi AB.
Trong trường hợp bên thứ ba thấy rằng quyền
lợi thương mại của mình bị ảnh hưởng bởi biện
pháp đang là đối tượng của vụ tranh chấp, họ
có quyền khởi động một vụ kiện mới theo trình
tự quy định tại DSU39.
Căn cứ các quy định của DSU, quyền can
thiệp với tư cách bên thứ ba được quy định
nhằm cho phép các nước không phải các bên
trong một vụ tranh chấp có thể bảo vệ được các
lợi ích của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, các
nước thường sử dụng cơ chế can thiệp này với
những mục đích khác nhau.
Thứ nhất, việc một nước tham gia với tư
cách bên thứ ba có thể nhằm theo dõi một cách
có hệ thống quá trình giải thích, áp dụng các
quy định của WTO không những bởi các nước
Thành viên khác, mà còn bởi cả các cơ quan
giải quyết tranh chấp của WTO.
Thứ hai, bằng việc tham gia với tư cách
bên thứ ba, đặc biệt trong giai đoạn Panel và
phúc thẩm, một nước Thành viên có thể hy
vọng ảnh hưởng đến quan điểm và phán quyết
của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
(32) Thông tin về vụ việc, chẳng hạn xem: Chu Khôi, Cá tra Việt Nam lại bị chơi xấu, VnEconomy, 19/4/2011:
(33) FOOTER Mary E., Some aspects of third party intervention in GATT/WTO dispute settlement proceedings, in PETERSMANN Ernst-
Ulrich (Edited by), International trade law and the GATT/WTO dispute settlement system, Kluwer law, London-The Hague-Boston,
1997, pp. 213-245.
(34) DSU, điều 4.11.
(35) DSU, điều 10.
(36) DSU, điều 17.4.
(37) BUSCH Marc L., REINHARDT Eric, With a little help from our friends? Developing country complaints and third-party participation,
in THOMAS Chantal, TRACHTMAN Joel P. (Edited by), Developing countries in the WTO legal system, Oxford University Press, New
York, 2009, pp. 250-251.
(38) DSU, điều 10.2 và 10.3.
(39) DSU, điều 10.4.
26 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Theo quy định của DSU, quan điểm và quyền
lợi của bên thứ ba phải được cân nhắc đầy đủ
trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, cơ chế tham gia với tư cách bên
thứ ba cũng có thể được sử dụng, đặc biệt bởi
CNĐPT, các nước mới gia nhập WTO như
một biện pháp tập dượt, làm quen với các thủ
tục, quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp tại
tổ chức này.
Theo thống kê chính thức tại WTO, cho
đến nay, Việt Nam đã tham gia vào 9 vụ kiện
khác nhau với tư cách là bên thứ ba40. Với
một khoảng thời gian ngắn kể từ thời điểm
trở thành Thành viên của WTO, Việt Nam có
thể được coi là một trong những nước tích cực
nhất tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp
với tư cách là bên thứ ba. Phần lớn các vụ việc
mà Việt Nam tham gia đều liên quan đến việc
sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại như
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp41.
Đặc biệt, trong đó có những vụ việc giải quyết
trực tiếp các khiếu kiện về biện pháp Quy về
không của Hoa Kỳ42. Khi tham gia với tư cách
bên thứ ba vào hàng loạt các vụ việc nêu trên,
Việt Nam đã hầu như không bày tỏ thái độ về
nội dung các vụ tranh chấp thông qua việc đưa
ra các ý kiến bằng văn bản hay phát biểu tại
các phiên tranh tụng trực tiếp. Duy nhất, trong
vụ việc Hoa Kỳ kiện chế độ thuế nhập khẩu
bổ sung của Ấn Độ, Việt Nam đã bày tỏ quan
điểm cả trong giai đoạn xem xét bởi Panel43 và
trong giai đoạn phúc thẩm44.
Ngoài ý nghĩa làm quen với quy trình tố
tụng tại WTO, sử dụng các cơ hội để thể hiện
quan điểm trong các vụ việc mà Việt Nam đánh
giá có “lợi ích đáng kể”, việc tích cực tham gia
của Việt Nam với tư cách bên thứ ba vào các
vụ tranh chấp hẳn đã có những tác dụng tích
cực trong quá trình thực hiện vụ kiện Tôm, đặc
biệt liên quan đến nội dung khiếu kiện phương
pháp Quy về không của Hoa Kỳ. Thực tế,
trong các lập luận của mình, Việt Nam đã viện
dẫn nhiều lần thực tiễn xét xử của WTO về
biện pháp Quy về không. Về phần mình, Panel
cũng thường xuyên sử dụng các án lệ của AB
của WTO để đưa ra các kết luận có lợi cho Việt
Nam liên quan đến nội dung khiếu kiện này45.
Có thể nói, việc nắm bắt và sử dụng những
án lệ phong phú tại WTO về biện pháp Quy về
không của Hoa Kỳ đã đóng góp một phần rất
quan trọng vào một chiến thắng được dự báo
trước của Việt Nam trong vụ kiện Tôm46.
2. Ảnh hưởng từ sự tham gia của các nước
Thành viên thứ ba khác trong vụ tranh
chấp
Vấn đề tham gia với tư cách bên thứ ba cũng
có thể được nhìn nhận từ một góc độ khác trong
vụ kiện Tôm. Thực tế, đã có 7 Thành viên khác
tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ
ba, bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Mê-hi-cô, Thái Lan và EU47.
Liên quan đến các nội dung khiếu kiện 1,
2 và 3 của Việt Nam về việc áp dụng phương
pháp Quy về không của Hoa Kỳ, tất cả những
Thành viên là bên thứ ba có đưa ra ý kiến đều
(40) Xem thống kê tại Mục Dispute cases involving Viet Nam trên tranh Web của WTO:
(41) Xem United States - Use of Zeroing in Anti-Dumping Measures Involving Products from Korea (Report of the Panel), Doc. WT/
DS402/R, 18 january 2011; European Union - Anti-Dumping Measures on Certain Footwear from China (Request for Consultations
by China), Doc. WT/DS405/1, 8 february 2010; China - Countervailing and Anti-Dumping Duties on Grain Oriented Flat-rolled
Electrical Steel from the United States (Request for Consultations by the United States), Doc. WT/DS414/1, 20 september 2010.
(42) Xem vụ DS343, DS402 nêu trên.
(43) India - Additional and Extra-Additional Duties on Imports from the United States (Report of the Panel), Doc. WT/DS360/R, 9 june
2008, paras. 563-567.
(44) India - Additional and Extra-Additional Duties on Imports from the United States (Report of the Appellate body), Doc. WT/DS360/
AB/R, 30 october 2008, paras. 111-112.
(45) Ví dụ, xem DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.112, chú thích số 136; đoạn 7.119.
(46) Về dự báo thắng lợi của Việt Nam trong vụ kiện Tôm, chẳng hạn xem bài viết “Việt Nam kiện Mỹ ra WTO: khả năng thắng rất cao”,
Báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 27/3/2010, tại địa chỉ:
(47) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 1.7.
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 278
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ủng hộ quan điểm của Việt Nam và đề nghị
Panel đi theo những án lệ đã có của AB có lợi
cho quan điểm của Việt Nam. Như đã thấy,
Panel đã xét cho Việt Nam thắng kiện trong cả
ba nội dung này.
Tuy nhiên, liên quan đến nội dung khiếu
kiện thứ 4, về việc Hoa Kỳ áp dụng thuế suất
toàn quốc (country wide rate), trừ Trung Quốc
ủng hộ quan điểm của Việt Nam, tất cả các bên
thứ ba có ý kiến đều ủng hộ quan điểm của Hoa
Kỳ48. Tại nội dung này, Panel đã kết luận ủng
hộ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc.
Những diễn tiến trên đây của vụ kiện cho
phép đi đến một số nhận định sau:
Thứ nhất, đối với các nội dung khiếu kiện
về phương pháp Quy về không của Hoa Kỳ,
mặc dù kết luận của Panel có cơ sở vững chắc
từ án lệ của AB, sự ủng hộ rộng rãi của các bên
thứ ba trong vụ kiện hiển nhiên là một lợi thế
đối với Việt Nam. Một sự ủng hộ như vậy về
nguyên tắc cũng sẽ có lợi trong quá trình giám
sát, đảm bảo thực thi phán quyết giải quyết
tranh chấp sau này.
Thứ hai, sự ủng hộ rộng rãi của các bên thứ
ba đối với các nội dung khiếu kiện về phương
pháp Quy về không của Hoa Kỳ là điều hoàn
toàn dễ hiểu: hầu hết các Thành viên của WTO
đều đã hoặc sẽ có thể tiếp tục là đối tượng bị
thiệt hại từ phương pháp này trong lĩnh vực
điều tra chống bán phá giá. Tuy nhiên, đối với
nội dung khiếu kiện thứ 4 của Việt Nam, vì
vấn đề thuế suất toàn quốc (country wide rate)
trong chống bán phá giá chỉ được đặt ra đối
với những nước bị đối xử là nền kinh tế phi thị
trường, tiêu biểu nhất là Trung Quốc và Việt
Nam, do vậy, các nước không những không
có lợi ích khi phản đối biện pháp của Hoa Kỳ,
mà thậm chí họ còn có lợi ích để ủng hộ biện
pháp đó. Trên thực tế bản thân họ cũng có thể
đang đối xử với Việt Nam (và Trung Quốc)
một cách tương tự như Hoa Kỳ đang làm. Như
vậy, sự tham gia của bên thứ ba vào vụ tranh
chấp là có tác động hai mặt, tuỳ thuộc vào
việc các bên thứ ba đó có quan điểm ủng hộ
hay phản bác đối với mỗi bên trong vụ kiện.
Thứ ba, nếu nhìn từ lợi ích của nguyên
đơn, sự tham gia của bên thứ ba trong vụ kiện,
ngay cả khi có được sự ủng hộ của họ, cũng
có thể đem lại bất lợi cho việc giải quyết vụ
việc. Sự ủng hộ rộng rãi của nhiều bên thứ ba
đứng về quan điểm của nguyên đơn sẽ tạo nên
sức ép lớn đối với bị đơn, tạo nguy cơ họ phải
nhượng bộ nhiều hơn so với trường hợp nếu
họ chỉ phải nhượng bộ riêng với nguyên đơn.
Do vậy, trong giai đoạn tham vấn, bị đơn sẽ
khó chấp nhận một giải pháp dựa trên thương
lượng như mục đích ưu tiên của DSU49 và vụ
việc có khả năng lớn hơn phải được giải quyết
bằng thủ tục tố tụng kéo dài. Trong giai đoạn
thông qua báo cáo giải quyết tranh chấp, sức
ép từ việc phải nhượng bộ lớn hơn cũng đưa
đến khả năng bị đơn sẽ kháng cáo cao hơn.
Tương tự, trong giai đoạn thực thi phán quyết
giải quyết tranh chấp, khả năng bên bị đơn
thua kiện sửa đổi luật lệ, tuân thủ với quyết
định giải quyết tranh chấp sẽ thấp hơn, xuất
phát từ việc họ phải tính toán lợi ích mà họ
phải từ bỏ cả trong với quan hệ của bên thứ
ba tham gia vào vụ việc, đặc biệt nếu bên thứ
ba đó chiếm một vị trí quan trọng trong chính
sách thương mại quốc tế của họ.
Nhận định thứ ba trên đây có thể có ý nghĩa
quan trọng trong việc đánh giá diễn tiến tiếp
theo của vụ kiện Tôm. Chẳng hạn, từ nhận
định này, có thể đi đến giả định rằng nếu Hoa
Kỳ kháng cáo báo cáo của Panel, thì kết luận
của Panel về nội dung khiếu kiện thứ 4 của
Việt Nam sẽ là vấn đề được ưu tiên trong đơn
kháng cáo. Hơn nữa, ngay cả khi Hoa Kỳ
không kháng cáo, khả năng Hoa Kỳ chấp nhận
sửa đổi luật lệ, từ bỏ việc áp dụng thuế suất
chung toàn quốc trong điều tra bán phá giá đối
với các DN từ nền kinh tế phi thị trường là rất
thấp, xét những hệ quả đối với Hoa Kỳ trong
mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
IV. Xác định phạm vi và thời điểm khởi
(48) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.243.
(49) Điều 3.7 của DSU có đoạn: “Một giải pháp thoả thuận mà các bên cùng chấp nhận và phù hợp với các hiệp định có liên quan
được biệt ưu tiên”
28 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
kiện: bài học quan trọng từ vụ kiện Tôm
Việc xác định phạm vi của vụ kiện và thời
điểm khởi kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với mỗi vụ kiện tại WTO. Đây chính là hai
trong số những nhân tố làm thắng lợi của Việt
Nam tại vụ kiện Tôm chưa trọn vẹn.
Trên thực tế, các nội dung mà Việt Nam
khiếu kiện liên quan các biện pháp của Hoa
Kỳ trong đợt điều tra lần đầu, trong các đợt
rà soát hành chính và rà soát cuối kỳ của vụ
kiện chống bán phá giá tôm của Việt Nam tại
Hoa Kỳ. Vì đợt điều tra lần đầu và đợt rà soát
hành chính thứ nhất đã hoàn toàn diễn ra trước
khi Việt Nam gia nhập WTO50, các biện pháp
do Hoa Kỳ thực hiện vào thời gian đó không
thể bị khiếu kiện và xem xét bởi Panel. Đối
với đợt rà soát hành chính lần 451 và 552 cũng
như đợt rà soát cuối kỳ53, vì vào thời điểm Việt
Nam khởi kiện ra WTO đều chưa có kết quả
cuối cùng, về nguyên tắc cũng không thuộc
thẩm quyền xem xét của Panel. Với những lý
do này, phạm vi khiếu kiện cũng như các kết
luận của Panel chỉ liên quan đến các đợt rà soát
hành chính lần 2 và 3 của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, việc có được phán quyết của
WTO đối với cả các đợt rà soát thứ 4, 5 và đợt
rà soát cuối kỳ mới thực sự có ý nghĩa đối với
các DN Việt Nam. Một mặt, vì các quyết định
giải quyết tranh chấp của WTO chỉ có giá trị
hiệu lực cho tương lai, việc các DN Việt Nam
được giảm hoặc dỡ bỏ thuế bán phá giá trên cơ
sở thực thi quyết định giải quyết tranh chấp chỉ
có thể được thực hiện từ đợt rà soát lần 4. Mặt
khác, theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, các
DN Việt Nam sẽ được dỡ bỏ lệnh áp dụng thuế
bán phá giá và thoát khỏi vụ kiện nếu trong
ba lần rà soát hành chính liên tiếp biên độ bán
phá giá của họ được xác định bằng không (0)54.
Điều này chỉ có thể đạt được khi tính cả đợt rà
soát hành chính lần 4.
Có lẽ xuất phát từ bối cảnh trên, Việt Nam
đã xác định “việc tiếp tục sử dụng các biện
pháp bị khiếu kiện” của Hoa Kỳ là một trong
những nội dung khiếu kiện, yêu cầu Panel
giải quyết. Nếu có được thắng lợi về nội dung
khiếu kiện này, thì các kết luận của Panel sẽ
được áp dụng cả với các đợt rà soát hành chính
lần 4, 5 cho dù vào thời điểm xem xét, kết quả
cuối cùng của các đợt rà soát này chưa được
công bố.
Đối mặt với nội dung khiếu kiện này của
Việt Nam, Hoa Kỳ cho rằng Panel không có
thẩm quyền, với hai lập luận cơ bản: thứ nhất,
Việt Nam đã không nêu trong văn bản yêu cầu
thành lập Panel “việc tiếp tục sử dụng biện
pháp bị khiếu kiện” là biện pháp mà Việt Nam
khiếu kiện55; thứ hai, “việc tiếp tục sử dụng
biện pháp bị khiếu kiện” không thể được coi
là biện pháp có thể bị khiếu kiện và được giải
quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO bởi nó đề cập đến những biện pháp trong
tương lai56. Liên quan đến lập luận thứ nhất,
Hoa Kỳ viện dẫn điều 6.2 của DSU, theo đó,
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Panel
chỉ được hình thành khi: 1) các nội dung khiếu
kiện đã được đề cập đến trong các cuộc tham
vấn giữa các bên; 2) văn bản yêu cầu thành lập
Panel đã nêu rõ các biện pháp bị khiếu kiện; 3)
(50) Điều tra lần đầu được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) khởi động vào ngày 20/1/2004, kết luận vào ngày 8/12/2004. Ngày
1/1/2005 USDOC chính thức công bố quyết định áp thuế bán phá giá. Đợt rà soát hành chính lần 1 áp dụng cho giai đoạn từ
16/7/2004 đến 31/1/2006, kết luận cho đợt rà soát này được đưa ra vào ngày 12/12/2007. Xem DS404, Báo cáo của Panel, đoạn
7.24 và 7.25.
(51) Được áp dụng cho giai đoạn từ 1/2/2008 đến 31/1/2009, kết luận cho đợt rà soát này được công bố ngày 9/8/2010. Xem DS404,
Báo cáo của Panel, đoạn 7.28.
(52) Được áp dụng cho giai đoạn từ 1/2/2009 đến 31/1/2010. Trong thời gian vụ kiện Tom được xem xét bởi Panel, đợt rà soát này vấn
đang được tiến hành. Xem DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.29.
(53) Được bắt đầu từ 4/1/2010, 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế bán phá giá. Ngày 7/12/2011, USDOC chính thức công bố kết
quả rà soát cuối kỳ, theo đó nếu lệnh áp thuế bán phá giá được dỡ bỏ, hiện tượng bán phá giá vẫn tồn tại hoặc tái diễn với biên
độ bán phá giá được xác định từ 4,30 đến 25,76%, không thay đổi so với kết quả có được từ lần điều tra ban đầu năm 2004. Xem
DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.30.
(54) Điều 351.222 Mục 19 của Bộ luật Liên bang (19 CFR 351.222) của Hoa Kỳ.
(55) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.39.
(56) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 7.39.
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 298
2011
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
trong văn bản yêu cầu thành lập Panel đã trình
bày một cách ngắn gọn cơ sở pháp lý của các
khiếu kiện.
Xem xét lập luận thứ nhất của Hoa Kỳ, Panel
nhận định rằng trong văn bản yêu cầu thành
lập Panel của Việt Nam, không có dữ kiện nào
chứng tỏ Việt Nam đã nêu “việc tiếp tục sử dụng
các biện pháp bị khiếu kiện” là một trong những
nội dung khiếu kiện57. Từ nhận định này, Panel
đã từ chối giải quyết nội dung khiếu kiện thứ
7 của Việt Nam về “việc tiếp tục sử dụng biện
pháp bị khiếu kiện”, mà không cần xem xét lập
luận thứ hai của Hoa Kỳ58.
Như vậy, liên quan đến nội dung khiếu kiện
thứ 7, bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện
Tôm là việc xác định phạm vi vụ kiện và thời
điểm khởi kiện. Vụ kiện rất có thể đã có kết
quả trọn vẹn hơn đối với Việt Nam nếu thời
điểm khởi kiện được thực hiện sau đợt rà soát
hành chính lần 4 của Hoa Kỳ, hoặc đơn yêu
cầu thành lập Panel đã nêu rõ “việc tiếp tục sử
dụng các biện pháp bị khiếu kiện” là một trong
những nội dung khiếu kiện.
*
Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế, thương mại quốc tế đồng nghĩa
với việc tham gia ngày càng phổ biến vào các
tranh chấp thương mại quốc tế, xét cả từ phía
DN cũng như từ phía Nhà nước. Trong bối
cảnh đó, với tư cách là vụ kiện đầu tiên Việt
Nam chủ động tiến hành và giành thắng lợi tại
WTO, vụ kiện Tôm có ý nghĩa quan trọng đối
với Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích thương
mại cho DN, lợi thế về ngoại giao kinh tế cho
Nhà nước, vụ kiện Tôm cũng có thể đem lại
những kinh nghiệm hữu ích trong giải quyết
các tranh chấp thương mại quốc tế, ở nước
ngoài cũng như tại WTO trong tương lai.
Vụ kiện Tôm cho thấy, thái độ chủ động
chuẩn bị, tích cực tham gia cả từ phía các DN
lẫn từ phía các cơ quan nhà nước là yếu tố
quan trọng hàng đầu trong giải quyết các tranh
chấp. Điều này cũng nhấn mạnh đến nhu cầu
tạo dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý
phù hợp cho sự liên kết, phối hợp giữa các DN,
sự tham gia tích cực của các DN, hiệp hội DN
nói riêng cũng như của các tổ chức thuộc xã
hội dân sự nói chung cùng với các cơ quan nhà
nước phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp
thương mại quốc tế.
Vụ kiện Tôm cũng cho thấy, để có thể sử
dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
nhằm bảo vệ những chính sách thương mại
quốc gia, đối phó hiệu quả với những chính
sách, biện pháp bảo hộ của nước ngoài, việc
nắm vững và sử dụng linh hoạt các cơ chế tố
tụng tại WTO là điều hết sức quan trọng. Về
điểm này, chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu,
vận dụng các án lệ và thực tiễn giải quyết tranh
chấp của Cơ quan phúc thẩm của WTO.
Cuối cùng, những phân tích từ góc độ lợi
ích của DN cho thấy, để có thể đạt được tất cả
những lợi ích từ vụ kiện Tôm, việc khởi động
một vụ kiện mới tại WTO nhằm vào các đợt rà
soát hành chính lần 4, 5 và đợt rà soát cuối kỳ
của Hoa Kỳ nên sớm được xem xét. Về điểm
này, có hai khả năng cần được nghiên cứu một
cách thấu đáo: hoặc vụ kiện mới sẽ là một vụ
kiện tương tự như vụ kiện hiện tại, trên cơ sở
tiếp tục sử dụng những yêu cầu và lập luận
pháp lý của vụ kiện hiện tại nhưng áp dụng
cho các đợt rà soát hành chính lần 4, 5 và đợt
rà soát cuối kỳ của Hoa Kỳ; hoặc vụ kiện mới
sẽ là một sự kéo dài của vụ kiện hiện tại trên cơ
sở đưa ra khiếu kiện về “việc tiếp tục sử dụng
biện pháp bị khiếu kiện” của Hoa Kỳ, với các
lập luận pháp lý tương ứng59.
(57) Theo Panel, Việt Nam chỉ đề cập đến “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp khiếu kiện” như biện pháp khiếu kiện trong các văn bản
gửi Panel sau văn bản yêu cầu thành lập Panel.
(58) DS404, Báo cáo của Panel, đoạn 769-770.
(59) Trong vụ kiện Tôm, Việt Nam đã viện dẫn khá nhiều thành công của EU trong một vụ kiện có nội dung tương tự như nội dung khiếu
kiện thứ 7 của Việt Nam. Xem vụ United-States – Continued existence and application of zeroing methodology, Report of the Ap-
pellate Body, Doc. WT/DS350/AB/R, 4 february 2009. Một vụ kiện tương tự khác do Brazil khởi động và giành thắng lợi ngay trước
vụ kiện Tôm của Việt Nam, xem United States - Anti-Dumping Administrative Reviews and Other Measures Related to Imports of
Certain Orange Juice from Brazil - Report of the Panel, doc. WT/DS382/R, 25/5/2011.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_nhin_tu_goc_do_to_tung_trong_vu_kien_dau_tien.pdf