Khuyến khích tích hợp các nghiên cứu du
lịch vào hệ thống giáo dục quốc gia được để
cải thiện hình ảnh nghèo nàn của ngành. Vì
việc làm trong ngành du lịch chưa được xã
hội đánh giá cao, cần phải nâng cao nhận
thức về ngành du lịch và đánh giá cao giá trị
của nó, và để phát triển văn hóa du lịch trong
dân số, đặc biệt là thế hệ tương lai của đất
nước.
Trên cơ sở các phân tích được mô tả, tác
giả có một số kết luận sau:
Thứ nhất, ngành du lịch ở tỉnh Quảng
Ngãi đã phát triển, nhưng giáo dục và cơ sở
hạ tầng đào tạo chưa được phát triển đầy đủ
để đáp ứng nhu cầu nhân lực. Hơn nữa, sự
tham gia của Nhà nước vào phát triển nguồn
nhân lực ở một tỉnh đang phát triển như
Quảng Ngãi là rất cần thiết. Sự tham gia của
Nhà nước vào phát triển nguồn nhân lực ở
Quảng Ngãi nên chủ động hơn là thụ động.
Do đó, Nhà nước phải đảm nhận vai trò hỗ
trợ để đảm bảo rằng các hoạt động giáo dục
và đào tạo du lịch cơ bản được bắt đầu. Nhà
nước sẽ được yêu cầu tiếp tục hỗ trợ việc
cung cấp nhân sự có tay nghề cho đến khi
kinh nghiệm và sự tự tin của khu vực tư nhân
phát triển.
Nhà nước cần phải thực hiện nhiều hành
động hơn. Nhà nước cần ưu tiên phát triển
nguồn nhân lực trong du lịch thông qua các
chính sách và kế hoạch thực hiện.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng nên
tham gia vào chiến lược phát triển nguồn
nhân lực. Các cơ sở giáo dục nên kết hợp
chặt với các doanh nghiệp và yêu cầu phản
hồi của ngành về chất lượng của sinh viên tốt
nghiệp. Liên lạc thường xuyên giữa các cơ sở
giáo dục và nhà tuyển dụng giúp phát triển
những hiểu biết rõ ràng hơn về một nhu cầu
của doanh nghiệp. Kết luận, không có cam
kết mạnh mẽ và hợp tác giữa ba bên- Nhà
nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp, sự
phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch sẽ
phát triển không đầy đủ và bị trì hoãn.
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
velopment.
1. Giới thiệu
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quảng
Ngãi được xác định nằm trong vùng duyên
hải Nam Trung Bộ. Chiến lược xác định các
sản phẩm đặc trưng của vùng là du lịch nghỉ
dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn
hóa biển, ẩm thực biển. Đặc biệt, đảo Lý Sơn
được lập hồ sơ đề xuất UNESCO công nhận
là công viên địa chất toàn cầu. Đây là một cơ
hội lớn để phát triển kinh tế Quảng Ngãi,
thông qua hình thức phát triển du lịch. Tuy
nhiên, lực lượng lao động ngành du lịch ở
tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế, yêu cầu
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trần Thị Trương, Trường Đại học Tài chính - Kế
toán
Nguyễn Quốc Tuấn, Trường Đại học Kinh tế -
Đại học Đà Nẵng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
90
Vì vậy, để thực hiện được chiến lược phát
triển du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành du lịch Quảng Ngãi trong bối cảnh
hội nhập, phát triển nguồn nhân lực du lịch
được coi là nhiệm vụ cấp bách và là giải
pháp hữu hiệu nhất để phát triển ngành du
lịch tỉnh Quảng Ngãi.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu
2.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm nguồn nhân lực
Trong những năm 1980, nhà nghiên cứu
đầu tiên về lĩnh vục quản trị nguồn nhân lực
là Beer và cộng sự nhấn mạnh rằng khi đối
mặt với ngày càng tăng cạnh tranh quốc tế,
các tổ chức đã phải tập trung vào đầu tư
nguồn nhân lực như là nguồn chính của lợi
thế cạnh tranh (Beer, Spector, Lawrence,
Mills, & Walton, 1984). Nguồn nhân lực là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng
suất của tổ chức. Gần đây sự gia tăng nhu
cầu lao động tri thức đã nhấn mạnh việc tập
trung vào nguồn nhân lực là chìa khóa quan
trọng đối với năng suất tổ chức (Fojt,M.,
1995; Tovstiga, G., 1999). Hiện nay có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm nguồn
nhân lực tùy theo cách tiếp cận của các nhà
khoa học và có thể kết luận, nguồn nhân lực
là lực lượng lao động có đầy đủ tiềm năng để
tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội. Tiềm năng đó được
thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và
cơ cấu nguồn nhân lực.
Khái niệm và các nhóm nguồn nhân lực
ngành du lịch
Theo (Đính, Hòa, 2006), nguồn nhân lực
Du lịch là lực lượng lao động tham gia vào
quá trình phát triển du lịch, bao gồm lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp. Nếu xét
trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp,
nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du
lịch có thể phân thành 3 nhóm sau: Nguồn
nhân lực chức năng quản lý Nhà nước về du
lịch; Nguồn nhân lực chức năng sự nghiệp
ngành du lịch;Nguồn nhân lực chức năng
kinh doanh du lịch.
Vai trò và đặc trưng của nhóm lao
động chức năng quản lý nhà nước về du
lịch
Nhóm lao động này bao gồm những
người làm việc trong các cơ quan quản lý
Nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống
đến địa phương như Tổng cục Du lịch, sở Du
lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch ở các
tỉnh, thành phố, phòng quản lý du lịch ở các
quận, huyện.
Bộ phận lao động này có vai trò rất quan
trọng trong việc xây dựng chiến lược phát
triển du lịch của quốc gia và của từng địa
phương, tham mưu cho các cấp Đảng và
chính quyền trong việc đề ra đường lối và
chính sách phát triển du lịch bền vững và có
hiệu quả. Mặt khác, họ cũng đại diện cho
Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh
doanh có hiệu quả cũng như kiểm tra, giám
sát các hoạt động kinh doanh đó.
Tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ được
phân công, những người làm việc ở cơ quan
quản lý Nhà nước về du lịch có thể đảm trách
các công việc khác nhau như: Xúc tiến,
quảng bá du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch;
tổ chức cán bộ, đào tạo trong du lịch; quản lý
lữ hành, khách sạn; thanh tra du lịch; kế
hoạch đầu tư du lịch v.v...
Bộ phận lao động này chiếm tỷ trọng
không lớn trong toàn bộ nhân lực du lịch,
song đây là bộ phận nhân lực có trình độ cao,
có hiểu biết tương đối toàn diện và có trình
độ chuyên môn về du lịch. Những kiến thức,
hiểu biết của họ là ở tầm vĩ mô thuộc lĩnh
vực quản lý Nhà nước.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019
91
Vai trò và đặc trưng của nhóm lao
động chức năng sự nghiệp ngành du lịch
(đào tạo và nghiên cứu khoa học)
Nhóm lao động này bao gồm những
người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo
như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các
trường đại học, cao đẳng, trung học và cán
bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du
lịch.
Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học
vấn cao và có trình độ chuyên môn sâu trong
toàn bộ nhân lực du lịch, đặc biệt là ở các
trường đại học và viện nghiên cứu, bao gồm
đội ngũ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc
sĩ... Họ có kiến thức và am hiểu khá toàn
diện và sâu sắc lĩnh vực du lịch. Họ có chức
năng là đào tạo và nghiên cứu khoa học về
du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát
triển nguồn nhân lực du lịch. Hay nói cách
khác là họ có một nhiệm vụ hết sức cao cả là
nhiệm vụ "trồng người". Số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực du lịch hiện tại và
tương lai có đáp ứng được yêu cầu của ngành
du lịch hay không có sự tác động lớn của
những người làm công tác đào tạo. Có thể
nói họ như những "cỗ máy cái" trong quá
trình sản xuất. Do vậy, bộ phận lao động này
càng phải được đào tạo cơ bản, lâu dài hướng
tới đạt trình độ khu vực và thế giới. Mặt
khác, họ phải có năng khiếu và đạo đức sư
phạm cũng như khả năng độc lập nghiên cứu
khoa học cao.
Vai trò và đặc trưng của nhóm lao
động chức năng kinh doanh du lịch có thể
phân thành 4 nhóm nhỏ: Bộ phận lao động
chức năng quản lý chung của doanh nghiệp
du lịch; Bộ phận lao động chức năng quản lý
theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh
nghiệp du lịch; Bộ phận lao động chức năng
đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh
nghiệp du lịch; Bộ phận lao động trực tiếp
cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh
nghiệp du lịch.
Nhóm lao động quản lý chung trong lĩnh
vực kinh doanh du lịch được hiểu đó là
những người đứng đầu (người lãnh đạo)
thuộc các đơn vị kinh tế cơ sở: doanh nghiệp
kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch,
vận tải... (đó là Tổng giám đốc, Giám đốc,
Phó giám đốc...). Lao động của người lãnh
đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có
những điểm riêng biệt, bởi đối tượng, công
cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc
thù, cụ thể: đây là loại lao động trí óc đặc
biệt và là loại lao động tổng hợp.
Lao động thuộc các bộ phận chức năng
bao gồm: lao động thuộc phòng kế hoạch đầu
tư và phát triển; lao động thuộc phòng tài
chính - kế toán (hoặc phòng kinh tế); lao
động thuộc phòng vật tư thiết bị, phòng tổng
hợp; lao động thuộc phòng quản lý nhân sự
v.v...Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các
bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh,
tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ
chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh
doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát
triển doanh nghiệp.
Điểm nổi bật trước hết của lao động thuộc
các bộ phận quản lý chức năng là ở chỗ phải
có khả năng phân tích các vấn đề, đang hoặc
sắp xảy ra trong doanh nghiệp của mình,
hoặc các vấn đề đã, đang hoặc sắp xảy ra do
tác động của các biến số vĩ mô của nền kinh
tế ảnh hướng tới nhiệm vụ của mình hoặc
doanh nghiệp. Việc phân tích nghiệp vụ của
mỗi lao động thuộc mỗi phòng ban là khác
nhau, tuy nhiên đều hướng tới điểm chung là
sao cho doanh nghiệp của mình thu hút được
nhiều khách du lịch và phục vụ khách du lịch
tốt nhất. Điểm nổi bật nữa của lao động
thuộc bộ phận quản lý chức năng có khả
năng "tổng hợp" tốt. Mặc dù việc "phân tích"
tình hình và nghiệp vụ của mỗi lao động
không giống nhau, nhưng kết quả cuối cùng
của việc "phân tích" đó phải cung cấp được
"thông tin" cho lãnh đạo xử lý, từ đó mà
người lãnh đạo mới đề ra được quyết định
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
92
quản lý đúng đắn trong kinh doanh. Do đó,
để có được những thông tin này, mỗi lao
động thuộc các bộ phận quản lý chức năng
đồng thời phải có khả năng biết "tổng hợp"
vấn đề. Bản tổng hợp vấn đề đò hỏi phải
chính xác, có giá trị thực tiễn và có thể dùng
để tham mưu cho lãnh đạo.
Lao động thuộc khối bảo đảm điều kiện
kinh doanh du lịch được hiểu đó là những
người không trực tiếp cung cấp sản phẩm và
dịch vụ cho du khách. Nhiệm vụ chính của
họ là cung cấp những nhu yếu phẩm, phương
tiện làm việc cho những lao động thuộc các
bộ phận khác của doanh nghiệp. Lao động
thuộc nhóm này có: nhân viên thường trực
bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trường;
nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện
nước; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhân
viên tạp vụ v.v... trong các công ty, khách
sạn hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch.Bộ phận này có điểm nổi bật: Luôn trong
tình trạng sẵn sàng nhận và hoàn thành
nhiệm vụ; Có những quyết định kịp thời, giải
quyết tốt mọi công việc hàng ngày cũng như
những việc đột xuất; Năng động và linh hoạt
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Lao động trực tiếp kinh doanh du lịch
được hiểu đó là những lao động trực tiếp
tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch,
trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du
khách. Nhóm lao động này tinh thông nghề
nghiệp. Trong khách sạn có: lao động thuộc
nghề lễ tân; nghề buồng, nghề nấu ăn (chế
biến món ăn); nghề bàn và pha chế đồ uống...
trong kinh doanh lữ hành có: lao động làm
công tác điều hành chương trình du lịch,
marketing du lịch và đặc biệt có lao động
thuộc nghề hướng dẫn du lịch v.v...; Trong
ngành vận chuyển khách du lịch có lao động
thuộc nghề điều khiển phương tiện vận
chuyển v.v... Các nghề trên lại được chi tiết
hoá thành từng việc cụ thể phân công cho
từng chức danh nghề nghiệp khác nhau và
tuỳ theo quy mô lớn, nhỏ của các công ty và
doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà có thể
thêm bớt lao động ở vị trí này hoặc vị trí
khác, hoặc bố trí một người kiêm nhiều việc.
Hiện nay, Tổng cục Du lịch đã xây dựng hệ
thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt
Nam-viết tắt là VTOS (Vietnam Tourism
Occupational Skills Standards) - Hệ thống
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam
là những kĩ năng cơ bản mà người lao động
phải có để thực hiện hiệu quả công việc của
mình, là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ
nghiệp vụ của lao động trong ngành du lịch.
Những tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ
sở phân tích và thiết lập những nhiệm vụ mà
người lao động phải thực hiện để đáp ứng các
yêu cầu một công việc nào đó.
Chỉ tiêu đánh giá năng lực nguồn nhân lực
Năng lực nguồn nhân lực là khả năng một
cá nhân có thể hoàn thành công việc được
giao theo tiêu chuẩn nơi làm việc. Năng lực
nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các
chỉ tiêu: kiến thức, kỹ năng cần thiết tại một
nơi làm việc cụ thể và thái độ làm việc.
Thông số năng lực nguồn nhân lực là những
thông số kỹ thuật được quy định để phục vụ
cho công việc cần thực hiện của một cá nhân
tại nơi làm việc. ( Lưu,2014).
Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) du lịch
Theo quan điểm hẹp, PTNNL đã được đề
xuất bởi Watkins, trong đó tập trung vào việc
học tập (Watkins, K.E, 1991), Swanson tập
trung vào hiệu suất (Swanson, R.A., 1995).
Theo (Thomson, R. & C. Mabey, 1994) đã
xác định ba thành phần chính của HRD là:
phát triển tổ chức (OD), phát triển nghề
nghiệp (CD), đào tạo và phát triển (T&D).
Theo Holton (Holton, I.E.F, 2000) đề xuất
rằng mục đích của HRD tập trung vào quan
điểm học tập và hiệu suất, lợi ích cá nhân và
lợi ích của cổ đông. Nói chung, mục đích của
PTNNL theo quan điểm hẹp là để nâng cao
hiệu suất cá nhân và nâng cao hiệu quả tổ
chức (Chalofsky, 1992; McLagan, 1989;
Stewart, McGoldrick, & McGoldrick, 1996).
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019
93
Theo quan điểm rộng, (Lưu, 2014) đã xác
định: Phát triển nguồn nhân lực ngành du
lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp,
chính sách và biện pháp nhằm tăng quy mô
của nguồn nhân lực du lịch; hoàn thiện và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và điều
chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực du lịch cho phù
hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong từng
giai đoạn phát triển, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội.
Tổng hợp những nội dung trên, phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch có thể phát
biểu:
“Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
là quá trình gia tăng về số lượng nguồn nhân
lực ngành du lịch, nâng cao về chất lượng
nguồn nhân lực ngành du lịch và thay đổi cơ
cấu của nguồn nhân lực du lịch hợp lý”
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên, trong thời gian nghiên cứu tác
giả đã nghiên cứu mô hình về phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch như mô hình
của Baum; Mahesh; Jenkins; Pollock &
Ritchie và xây dựng một mô hình nghiên cứu
trên cơ sở các mô hình này. Mô hình này
được khẳng định thông qua việc thu thập ý
kiến và phỏng vấn các chuyên gia ngành du
lịch (Nghiên cứu định tính)
Mô hình nghiên cứu như sau:
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra
quy trình lập kế hoạch nguồn nhân lực cho
ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi; phân tích
vai trò của khu vực công và tư nhân; phân
tích hệ thống giáo dục và đào tạo NNL ngành
DL. Nghiên cứu định tính trong nghiên cứu
này sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu
trúc với các bên liên quan của ngành du lịch
để thu thập dữ liệu. Ba bên liên quan chính
ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
trong ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi là các
quan chức Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi có liên
quan đến phát triển du lịch, chủ khách sạn và
các nhà giáo dục. Các cuộc phỏng vấn được
sắp xếp như sau:
(1) Các quan chức Nhà nước trong Ủy
Ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội;
(2) Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Sở Nội Vụ; Sở Kế
hoạch và đầu tư;
(3) Khu vực khách sạn, cụ thể các khách
sạn từ 3 sao trở lên;
Các nhà giáo dục từ các cơ sở cung cấp
các khóa học du lịch trong tỉnh Quảng Ngãi
và ngoài tỉnh Quảng Ngãi; Khách sạn ba sao
trở lên ở tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào
phỏng vấn vì các khách sạn này mới có khả
năng có một chương trình đào tạo chính thức
cho nhân viên của họ. Khách sạn một đến hai
sao không được xem xét vì họ thường không
cung cấp đào tạo chính thức cho nhân viên
của họ. 11 khách sạn được đưa vào khảo sát
vì theo thống kê Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, toàn tỉnh có 11 khách sạn từ 3 sao trở
lên.
Bốn bộ câu hỏi phỏng vấn được xây
dựng; một cho các quan chức Nhà nước tỉnh
tham gia phát triển
du lịch; một cho hiệp hội du lịch, một cho
chủ các khách sạn từ 3 sao trở lên; một cho
các nhà giáo dục.
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trên
cơ sở các câu hỏi bao gồm 6 lĩnh vực quan
tâm: (1) lập kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực; (2) vai trò của khu vực công và tư nhân;
Lập kế hoạch nguồn nhân lực ngành du lịch
Phân tích vai trò của khu vực Nhà nước và
tư nhân trong PTNNL ngành DL
Phân tích hệ thống giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực ngành du lịch
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
94
(3) giáo dục và đào tạo trong ngành du lịch;
(4) các vấn đề phát triển nguồn nhân lực
trong ngành du lịch;(5) các chương trình đào
tạo ngành du lịch; (6) các cơ sở đào tạo du
lịch. Các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng
dựa trên việc tổng quan tài liệu và kinh
nghiệm cá nhân. Bốn bộ câu hỏi phỏng vấn
được xây dựng. Để kiểm tra tính hiệu quả
của các câu hỏi phỏng vấn, ba cuộc phỏng
vấn thí điểm được tiến hành tại thành phố
Quảng Ngãi.
Trước khi phỏng vấn được tiến hành,
người được phỏng vấn đã được gọi điện
thoại, được sự đồng ý của họ cho cuộc phỏng
vấn và đã trao đổi về mục đích của cuộc
phỏng vấn và cách thực hiện. Sau khi cuộc
hẹn phỏng vấn thành công, một bức thư được
gửi cho người được phỏng vấn đã chọn, có
kèm theo các câu hỏi phỏng vấn được đề
xuất để họ nghiên cứu với phạm vi, nội dung
của phỏng vấn và thu thập bất kỳ thông tin
hỗ trợ có liên quan.
Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc gặp trực
tiếp được thực hiện chủ yếu ở thành phố
Quảng Ngãi, một số cuộc phỏng vấn không
trực tiếp được thì trả lời qua điện thoại. Tất
cả các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn
thận. Tổng cộng có 34 người được phỏng vấn
gồm 8 quan chức Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi;
16 khách sạn và công ty lữ hành; 10 nhà giáo
dục. Thời gian phỏng vấn trung bình 2 giờ .
Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được ghi chép
lại câu trả lời.
3. Phân tích kết quả nghiên cứu
3.1. Kết quả phỏng vấn từ nhóm cơ quan
quản lý Nhà nước
Ngành du lịch Quảng Ngãi đối mặt với
một số vấn đề quan trọng liên quan đến phát
triển nguồn nhân lực như: thiếu nhân viên
được đào tạo, thiếu giáo viên có trình độ, số
lượng cũng như chất lượng các khóa đào tạo
và đào tạo hiện có. Cả khu vực công và tư
nhân phải có trách nhiệm với nhau để đảm
bảo giáo dục và đào tạo đầy đủ trong ngành
du lịch bởi vì các doanh nghiệp có chuyên
môn và biết trình độ nào là cần thiết cho
ngành. Các cơ sở giáo dục phải chịu trách
nhiệm về giáo dục, trong khi các Sở, ban
ngành, với sự hỗ trợ của Nhà nước, nên chia
sẻ trách nhiệm này. Khu vực tư nhân nên
tham gia mạnh mẽ vào phát triển nguồn nhân
lực bởi vì Nhà nước đã mở ra những cơ hội
mới với các ưu đãi hấp dẫn cho khu vực tư
nhân để đầu tư vào đào tạo.
Cần có đối thoại thường xuyên hơn giữa
các Sở, ban ngành, các cơ sở giáo dục và
doanh nghiệp kinh doanh du lịch để cải thiện
tình hình hiện tại. Sở Văn hóa,Thể thao và
Du lịch phải là cơ quan quản lý tình hình
phát triển nguồn nhân lực du lịch với các
mục tiêu cụ thể:
1) Xây dựng và thực hiện các chính sách,
kế hoạch đào tạo du lịch;
2) Phân tích nhu cầu đào tạo cũng như
cung và cầu lao đông;
3) Đánh giá năng lực của các cơ sở giáo
dục và đào tạo du lịch hiện có;
4) Thảo luận về các vấn đề và hạn chế
của nguồn nhân lực hiện tại;
5) Xậy dựng các giải pháp để phát triển
nguồn nhân lực du lịch
3.2. Kết quả phỏng vấn từ nhóm Hiệp hội
du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch
Hiệp hội du lịch đã tham gia vào lập kế
hoạch nguồn nhân lực, hiệp hội nhận ra sự
thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành du lịch.
Hiệp hội có kết hợp Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tổ chức các lớp đào tạo về nghiệp vụ
du lịch nhưng các khóa học không được tổ
chức thường xuyên. Hiệp hội không thể phát
triển nguồn nhân lực hiệu quả hơn vì không
có nhân viên thường trực để thực hiện do
ngân sách thấp. Tất cả các thành viên điều
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019
95
hành Hiệp hội đều có công việc toàn thời
gian riêng của mình trong ngành, vì vậy họ
không thể dành phần lớn thời gian làm việc
cho Hiệp hội. Ngân sách Hiệp hội du lịch đến
từ phí nộp của các thành viên, thường không
đủ để thực hiện bất kỳ dự án mới nào.
Ở Quảng Ngãi, nhiều cơ quan nhà nước
có liên quan đến lập kế hoạch nhân sự, như
Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Sở Nội Vụ,
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Như
vậy, sẽ có một số công việc thừa, khó đồng
nhất. Nhà nước phải chịu trách nhiệm đảm
bảo giáo dục đầy đủ và đào tạo cho nhân viên
du lịch, Hiệp hội du lịch cần hỗ trợ và phản
ánh nhu cầu thực tế của ngành. Các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch cũng đã tham gia
nhiều trong giáo dục chẳng hạn như tạo điều
kiện để sinh viên đến thực tập, hướng dẫn
bán thời gian và các chuyến thăm khách sạn.
Các chương trình đào tạo chung giữa các cơ
sở giáo dục và một số khách sạn lớn đã được
tổ chức. Các khách sạn quy mô nhỏ ít đầu tư
vào đào tạo, các khách sạn nhỏ tự đào tạo
bằng cách sử dụng các nhân viên có kinh
nghiệm tại doanh nghiệp để hướng dẫn cho
các nhân viên khác.
Các chương trình giáo dục lĩnh vực du lịch
do các tổ chức công lập chuẩn bị quá học
thuật. Sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở giáo
dục công lập có 2 vấn đề tồn tại: Kỹ năng
ngoại ngữ kém và thiếu kinh nghiệm thực tế.
Mặc dù một số trường đại học công lập và tư
thục có đào tạo các chuyên ngành quản trị như
Quản trị kinh doanh du lịch, quản trị khách
sạn, quản trị lữ hành nhưng sinh viên tốt
nghiệp chưa bao giờ đáp ứng được yêu cầu
của ngành do thiếu kinh nghiệm thực tế.
Các cơ sở tư nhân cung cấp các khóa học
phù hợp với nền tảng và kỹ năng ngôn ngữ
vững mạnh nhưng chi phí quá đắt đối với
phần lớn lực lượng lao động. Ngoài ra, sinh
viên tốt nghiệp cơ sở tư nhân thường có vấn
đề về thái độ. Nhiều sinh viên quyết định
không làm việc trong khách sạn sau khi xin
việc.
Không có cuôc thảo luận tư vấn thường
xuyên giữa Nhà nước, các cơ sở giáo dục và
khu vực tư nhân về nhu cầu nguồn nhân lực
ngành du lịch. Chỉ có các cuộc họp và hội
thảo được tổ chức bởi Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Hiệp hội du lịch để thảo luận về
một số chủ đề liên quan đến du lịch trong đó
có chủ đề nguồn nhân lực.
Một số vấn đề về đào tạo tại các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch là ngân sách đào
tạo không đủ, thiếu sự quan tâm hỗ trợ đào
tạo trong công việc của nhân viên có kinh
nghiệm, thiếu sự hợp tác của một số nhân
viên. Ngoài ra, còn có vấn đề giữ chân những
nhân viên có kinh nghiệm tại các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch vì họ thường nhận
được ưu đãi tốt hơn từ các doanh nghiệp mới
hoặc nhà tuyển dụng cần nhân viên kinh
nghiệm. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số nhân viên có tay nghề rời
ngành sang các ngành khác vì công việc
trong ngành du lịch bị áp lực cao và thăng
tiến chậm trong con đường sự nghiệp, trả
lương ít hơn.
3.3. Kết quả phỏng vấn từ các nhà giáo dục
Sự tham gia của các nhà giáo dục trong
quá trình lập kế hoạch nguồn nhân lực du
lịch rất hạn chế. Nhiều cơ sở giáo dục công
lập thiếu giáo viên hướng dẫn và phòng thực
hành đủ điều kiện để sinh viên thực hành vì
ngân sách hạn chế. Số lượng các sinh viên tốt
nghiệp mỗi năm từ các cơ sở giáo dục, cả
công lập và tư nhân không phù hợp với nhu
cầu. Các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp nên
thảo luận với nhau về nhu cầu và cung ứng
lao động. Tiếng Anh và đào tạo thực hành
nên được mở rộng trong các khóa học ngành
du lịch. Một số sinh viên chọn ngành không
phù hợp nên không làm việc trong ngành sau
khi tốt nghiệp. Xu hướng “nhảy việc” của
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
96
nhân viên rất cao. Lao động hiện tại trong
các khách sạn không tốt nghiệp trực tiếp từ
lĩnh vực du lịch/khách sạn. Quảng Ngãi cần
có một trường chuyên đào tạo lĩnh vực du
lịch và khách sạn.
Ngân sách dùng cho phát triển nguồn
nhân lực còn ít, các cơ quan quản lý du lịch
chỉ nhằm mục đích tăng số lượng khách du
lịch, nhưng chưa xem xét chất lượng của
nhân viên cung cấp dịch vụ cho những khách
du lịch đó.
Nhà nước đã hỗ trợ giáo dục du lịch và
đào tạo thông qua các cơ sở giáo dục, nhưng
không đủ.
Nhà nước nên phát triển giáo viên hướng
dẫn du lịch bằng cách cung cấp các khoản tài
trợ và học bổng để tiếp tục việc học của họ.
Ngoài ra, cần có sự gia tăng hợp tác giữa
các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp kinh
doanh du lịch để thiết lập một chương trình
đào tạo chung. Cơ sở giáo dục cung cấp lý
thuyết trong khi các doanh nghiệp cung cấp
thực hành.
Hiệp hội du lịch đã cố gắng khuyến khích
giáo dục và đào tạo trong khu vực khách sạn,
nhưng sự hợp tác từ các thành viên là không
đủ. Hiệp hội nên đóng một vai trò quan trọng
trong phát triển nguồn nhân lực.
Một nhà giáo dục chỉ ra rằng mức lương
của nhân viên ở các thành phố có du lịch phát
triển cao hơn ở Quảng Ngãi như Nha Trang,
Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nộinên nhiều sinh
viên tốt nghiệp không về Quảng Ngãi. Điều
này gây ra sự thiếu hụt nhân sự ở Quảng
Ngãi.
Có những cuộc hội thảo thường xuyên
được tổ chức bởi Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch để thảo luận về nhu cầu nhân lực cho
ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Những người
tham gia là từ các cơ quan Nhà nước, các cơ
sở giáo dục và các doanh nghiệp liên quan
đến du lịch. Một nhà giáo dục nói rằng các
doanh nghiệp tư nhân đôi khi liên hệ trực tiếp
với các cơ sở giáo dục để thông báo cho họ
về nhu cầu nhân lực bổ sung trong các khách
sạn hoặc cơ quan du lịch.
Các nhà giáo dục cho rằng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, trực tiếp Tổng cục Du
lịch phải định hướng và đào tạo, dạy nghề du
lịch cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy
nghề du lịch trong nước để họ hiểu đầy đủ về
cấu trúc của khung trình độ và áp dụng đúng
trong thực tiễn, đặc biệt đối với những cơ sở
chưa quen với việc đào tạo, dạy nghề du lịch
dựa trên năng lực. Giáo dục du lịch ở tỉnh
Quảng Ngãi phải theo định hướng đào tạo
của trong nước.
Theo đa số các nhà giáo dục, nói tiếng
Anh kém như là một thiếu hụt lớn trong các
khóa học khách sạn và du lịch, và các ngôn
ngữ nước ngoài khác. Một hạn chế khác là sự
thiếu hụt các giảng viên có trình độ. Một số
khóa học hiện tại không thể cung cấp nhiều
môn học do thiếu giáo viên hướng dẫn.
Nhiều cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên
kết với nhau, liên lết với doanh nghiệp, hiệp
hội du lịch và với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Sở Nội Vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để
xây dựng chương trình đào tạo, dạy nghề,
cấp chứng chỉ các trình độ, ngành nghề do
đối tác đặt hàng, tham gia đóng góp xây
dựng và đánh giá chương trình đào tạo, dạy
nghề, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo,
dạy nghề tiếp cận tốt hơn với nhu cầu đào
tạo, khảo sát doanh nghiệp để đánh giá chất
lượng đào tạo và hoàn thiện, đổi mới chương
trình đào tạo cho phù hợp thưc tiễn.
Mặc dù các cơ sở giáo dục đào tạo một
lượng lớn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm,
nhưng nguồn cung vẫn chưa phù hợp nhu cầu
đang tăng. Hầu hết các nhà cung cấp giáo
dục đều cho rằng các khóa học của họ đáp
ứng nhu cầu của ngành. Tuy nhiên, họ vẫn
phải đối mặt với một số vấn đề cản trở chất
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019
97
lượng các khóa học như lương giảng
viên/giáo viên hướng dẫn thấp, không đủ
phòng thực hành và thiết bị, thái độ tiêu cực
của sinh viên với việc làm trong ngành du
lịch và hình ảnh nghề nghiệp du lịch còn
nghèo nàn cũng cần phải khắc phục.
4. Kết luận và giải pháp, kiến nghị
4.1. Kết luận
Từ những phát hiện và kết luận ở trên, đã
xuất hiện 8 vấn đề chính trong phát triển
nguồn nhân lực, đã phản ánh ở cả 3 nhóm
phỏng vấn:
1) Thiếu nhân lực được đào tạo trong
ngành du lịch.
2) Thiếu người hướng dẫn có trình độ.
3) Không đủ tài liệu, thiết bị và phương
tiện giảng dạy
4) Các khóa giáo dục và đào tạo hiện tại
chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của ngành du
lịch
5) Nhiều nhân viên du lịch Quảng Ngãi
không có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
6) Hình ảnh của ngành du lịch chưa được
người lao động đánh giá cao
7) Không có cơ quan duy nhất chịu trách
nhiệm phát triển nguồn nhân lực cho ngành
du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
8) Thiếu sự hợp tác giữa Nhà nước, khu
vực tư nhân và các cơ sở giáo dục trong việc
cung cấp nhân lực có tay nghề cao trong
ngành du lịch.
Tám vấn đề này sẽ được nhóm lại thành
ba nội dung chính. Mỗi nội dung sẽ thảo luận
một số gợi ý liên quan đến vai trò của khu
vực công và tư nhân sẽ được thực hiện như
thế nào để các vấn đề có thể được giải quyết.
4.2. Giải pháp
Những phát hiện của nghiên cứu này đã
xác nhận các vấn đề cố hữu của giáo dục và
đào tạo trong ngành du lịch ở tỉnh Quảng
Ngãi. Những vấn đề này có một số ý nghĩa
đối với ngành du lịch ở Quảng Ngãi. Những
vấn đề này có thể được chia thành ba nội
dung chính: Quản trị nguồn nhân lực; Cấu
trúc hành chính và các vấn đề chung.
4.2.1. Quản trị nguồn nhân lực
Nghiên cứu đã phát hiện ra 5 vấn đề như
sau:
1) Thiếu nhân lực được đào tạo trong
ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi
Bảng1: Nguồn nhân lực du lịch phân theo trình
độ đào tạo năm 2017 (ĐVT: người)
Chỉ tiêu Doanh
nghiệp kinh
doanh du lịch
Cơ quan
quản lý nhà
nước về du
lịch
1759 23
Trên Đại
học
1(0,06%) 0
Đại học 808 (46%) 18(78,26%)
Cao đẳng 318 (18,1%) 5(21,74%)
Trung
cấp/chứng
chỉ
252(14,33%) 0
Không có
bằng cấp
380(21,6%) 0
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng
Ngãi, 2017)
Theo số liệu điều tra điển hình năm 2017
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong
1782 lao động trực tiếp được điều tra, khối
doanh nghiệp có 1759 người trong đó 809
người có trình độ đại học trở lên (chiếm
46,06 %), 318 người (chiếm 18,1%) có trình
độ cao đẳng và 252 người (chiếm14,33%) có
trình độ trung cấp và chứng chỉ nghề và 380
người(chiếm 21,6%) chưa có bằng cấp. Khối
cơ quan quản lý về du lịch có 23 người được
điều tra, trong đó có 18 người trình độ đại
học (chiếm 78,26%), trình độ cao đẳng 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
98
người (chiếm 21,74%). Như vậy lao động
trực tiếp chưa có bằng cấp ở khối doanh
nghiệp khá cao
Ngành du lịch/khách sạn đã có thể đối
phó với vấn đề thiếu hụt bằng cách áp dụng
các chiến lược khác nhau như cung cấp đào
tạo tại chỗ, hoặc tuyển các sinh viên mới ra
trường.
Một cơ quan công lập chịu trách nhiệm về
giáo dục và đào tạo du lịch tỉnh Quảng Ngãi
phải được thành lập, hoặc cả hai khu vực
công và tư đều hợp tác với nhau. Hơn nữa,
Nhà nước nên đóng vai trò xúc tác giữa
ngành và các cơ sở giáo dục và đào tạo trong
phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch
vì khu vực tư nhân không đủ mạnh để hỗ trợ
đầy đủ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không
có quỹ để đào tạo nhân viên, nên Nhà nước
nên ưu tiên hỗ trợ. Các khách sạn từ 4- 5 sao
có thể đào tạo cho nhân viên của họ. Nhà
nước nên đóng vai trò là người hỗ trợ đào
tạo. Điều này có thể được thực hiện trong
một số cách. Ngân sách của Nhà nước nên có
sẵn để cho khu vực tư nhân vay với lãi suất
thấp để xây dựng trung tâm giáo dục và đào
tạo du lịch. Ưu đãi thuế cho các doanh
nghiệp đầu tư vào đào tạo.
Khu vực tư nhân phải có vai trò lớn hơn
trong việc phát triển chiến lược của ngành du
lịch. Khu vực tư nhân phải đóng vai trò hợp
tác với khu vực công ở xây dựng chính sách
và phát triển nhân sự có trình độ cho ngành
du lịch. Giải pháp cho vấn đề này chủ yếu
nằm trong vai trò hỗ trợ của Nhà nước, vì
hiện nay khu vực tư nhân quy mô tương đối
nhỏ. Họ có thể không nhận ra tầm quan trọng
của đào tạo hoặc không có khả năng đào tạo
nhân viên của mình. Để tăng cường đào tạo,
việc cung cấp ngân sách của Nhà nước là
quan trọng. Với một quỹ đào tạo, Nhà nước
yêu cầu tất cả các nhà tuyển dụng phải thực
hiện cam kết tài chính đối với việc đào tạo.
Vấn đề lâu dài này đòi hỏi Nhà nước phải có
hành động quyết định.
2) Thiếu giáo viên hướng dẫn có trình độ.
Đa số giáo viên hướng dẫn giáo dục du
lịch có kiến thức chủ yếu là lý thuyết, nhưng
không có đủ kinh nghiệm thực tế. Trình độ
của đội ngũ giảng viên bậc đại học, cao đẳng
còn hạn chế. Cụ thể là, theo số liệu sở Giáo
dục và đào tạo Quảng Ngãi, năm 2017, trong
số 676 cán bộ gảng dạy chỉ có 1 phó giáo sư,
96 giảng viên chính và 30 tiến sĩ. Các trường
đại học ở Quảng Ngãi chủ yếu mới được
thành lập hoặc mới được nâng cấp trong
những năm gần đây nên vẫn chưa có được bộ
giáo trình đầy đủ cho sinh viên, từ đó dẫn
đến việc phải học chay, hoặc học theo giáo
trình của trường khác, trong khi yêu cầu đặc
thù của từng trường lại không giống nhau. Để
phát triển đội ngũ giảng viên/giáo viên có
nhiều cách:
Đầu tiên, giảng viên/giáo viên ngành du
lịch cần phải được phát triển, có thể bằng
cách cung cấp các khoản trợ cấp và học bổng
để tiếp tục nghiên cứu và cho phép họ đạt
được một số kinh nghiệm trong các khách
sạn hoặc cơ quan du lịch trong kỳ nghỉ hè
hoặc kỳ nghỉ lễ. Nhà nước cũng nên hỗ trợ
giảng viên/giáo viên trong việc tìm kiếm một
số học bổng từ các tổ chức quốc tế hoặc
chính phủ nước ngoài. Thứ hai, tiền lương là
vấn đề lớn trong việc sử dụng và giữ lại
giảng viên có trình độ trong các cơ sở giáo
dục công lập. Cuối cùng, tỉnh sẽ tăng số
lượng các kháo đào tạo cho các giảng viên
bằng cách hợp tác với các tổ chức có kinh
nghiệm trong ngành du lịch ở trong nước và
quốc tế.
Mặt khác, trong khu vực tư nhân, người
sử dụng lao động nên khuyến khích và hỗ trợ
người hướng dẫn nội bộ của họ để đóng góp
cho ngành du lịch. Nhà nước có thể thúc đẩy
sử dụng lao động của ngành du lịch bằng
cách thuyết phục họ về giá trị và lợi ích của
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019
99
giáo dục và đào tạo du lịch. Ngoài ra, các
khách sạn lớn nên cung cấp ưu tiên cho
những người chỉ dẫn muốn đạt được một số
kinh nghiệm từ đào tạo tại chỗ trong thời
gian rãnh của họ.
Không thể chắc chắn các cơ sở giáo dục
sử dụng các giảng viên có trình độ thấp mà
đào tạo được nhân viên có trình độ, điều này
rất khó. Tỉnh nên tài trợ cho các giảng viên
về các chương trình phát triển ngắn hạn cũng
như các chương trình cấp cao ở trong nước
và ở nước ngoài.
3) Thiếu tài liệu, thiết bị và phương tiện
giảng dạy.
Giáo dục trong khách sạn và du lịch đắt
đỏ vì chi phí thiết bị, cơ sở vật chất và
nguyên liệu cao. Mặc dù chính phủ đã hỗ trợ
về mặt tài chính số lượng các viện và trường
đại học công lập, nhiều cơ sở giáo dục công
lập vẫn còn đối mặt với vấn đề ngân sách
không đủ để phát triển tài liệu giảng dạy,thiết
bị và phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, một số tài
trợ công đã được thực hiện kém.
Để đáp ứng vấn đề này, các hành động
chiến lược khác nhau cho Nhà nước và tư
nhân và các cơ sở giáo dục cần được xem
xét. (1) Nhà nước, thông qua các cơ sở giáo
dục và đào tạo, nên khuyến khích và hỗ trợ
tài chính cho họ dịch tài liệu nước ngoài, tài
liệu đào tạo cho ngành du lịch. (2) Thư viện
Tỉnh nên bổ sung thêm các đầu sách về
khách sạn và du lịch. (3) Nhà nước nên phân
bổ một cách hiệu quả một số quỹ đầu tư cho
trang thiết bị. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục
phải chịu trách nhiệm về chi phí hoạt động
của chính họ. (4) Nhà nước nên giới thiệu
các khoản tài trợ cho vay, một phần, có lẽ để
nộp học phí. (5) Nhà nước nên hỗ trợ các cơ
sở giáo dục trong việc tìm kiếm một số kinh
phí cho thiết bị và phòng thí nghiệm từ các
công ty lớn hoặc các cơ quan tài trợ quốc tế.
(6) Các cơ sở giáo dục nên hợp tác với nhau
trong việc chia sẻ phòng thực hành và cơ sở
vật chất. Khuyến nghị chung Tỉnh Quảng
Ngãi nên phân bổ kinh phí nhiều hơn cho
trung tâm dạy nghề của tỉnh đầu tư trang thiết
bị, phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất, đội
ngũ giảng viên thông qua trợ cấp và cho vay
4) Một vấn đề về chất lượng của các khóa
giáo dục và đào tạo hiện có.
Hầu hết các nhà cung cấp giáo dục đều
tuyên bố rằng các khóa học khách sạn hoặc
du lịch của họ đáp ứng được nhu cầu ngành,
ngoài một số điểm yếu. Ngược lại, các quan
chức Nhà nước tuyên bố giáo dục và đào tạo
du lịch chưa đạt yêu cầu của ngành du lịch.
Quan trọng hơn, khu vực tư nhân nhận xét
rằng nhiều chương trình giáo dục khách sạn
và du lịch, đặc biệt ở cấp đại học, quá học
thuật. không phải tất cả các khóa học khách
sạn và các khóa học du lịch hiện tại được
công nhận bởi các chủ khách sạn. Các cơ sở
giáo dục đã cố gắng cải thiện các khóa học
hiện có của họ; Tuy nhiên, một số vấn đề cản
trở chất lượng của các khóa học khó giải
quyết, chẳng hạn như không đủ thực hành
của sinh viên, những người hướng dẫn trình
độ thấp, và thái độ của sinh viên không
hướng tới làm việc trong ngành. Hoạt động
khách sạn và du lịch khác với các lĩnh vực
nghiên cứu khác vì chúng đòi hỏi rất nhiều
chuyên môn và nhiều thực hành.
Do sự mất cân bằng cảm nhận giữa lý
thuyết và thực tiễn trong các khóa học quản
lý khách sạn, hầu hết các khách sạn sẽ không
tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học quản
lý khách sạn làm giám sát viên. Sinh viên tốt
nghiệp có thể phải bắt đầu làm việc ở các vị
trí cấp thấp hơn, và sau đó họ sẽ được thăng
chức sau vài năm. Điều này có thể làm nản
lòng sinh viên tốt nghiệp và cho thấy một
điểm yếu lớn trong các khóa học hiện có. Do
đó, các khóa học giáo dục và đào tạo hiện tại
cần được cải thiện rằng họ sẽ đáp ứng các
yêu cầu của ngành. Điều này có thể được
thực hiện trong nhiều cách. Trước hết, cần có
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
100
sự cân bằng giữa lý thuyết và thực hành
trong nội dung khóa học. Các cơ sở giáo dục,
đặc biệt là các trường đại học công lập, nên
kết hợp lớp học với thực hành thực tế. Nếu
các cơ sở không có phòng thí nghiệm, họ nên
đưa sinh viên cho đào tạo tại chỗ tại khách
sạn. Việc đào tạo này nên kéo dài ít nhất 3
tháng trong học kỳ hè. Các cơ sở giáo dục
nên có sự hợp tác chặt chẽ với ngành du lịch.
Hơn nữa, kinh nghiệm thực hành là cần thiết
để việc học sinh viên hiệu quả hơn. Các cơ
sở giáo dục và đào tạo nên yêu cầu phản hồi
của ngành về chất lượng của sinh viên tốt
nghiệp và tiếp tục tư vấn cho khu vực tư
nhân trong việc phát triển các khóa học mới
và cải thiện các khóa học hiện có. Điều này
có thể được thực hiện bằng cách mời các nhà
tuyển dụng tham gia vào ban lập kế hoạch
giảng dạy, có cuộc đối thoại thường xuyên
với các nhà tuyển dụng, giữ liên lạc với sinh
viên tốt nghiệp trước đó, quan sát và đánh giá
sinh viên. Cuối cùng, các cơ sở giáo dục và
đào tạo nên đánh giá các khóa học hiện có
của họ thường xuyên và cập nhật các khóa
học theo định kỳ.
Giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng
của các khóa học du lịch hiện có là các cơ sở
giáo dục nên tham khảo kỹ hơn với ngành du
lịch. Thường xuyên tham vấn với ngành sẽ
tạo điều kiện cho việc cải thiện giáo dục du
lịch và các khóa đào tạo để đáp ứng các yêu
cầu của ngành. Đối thoại thường xuyên hơn
giữa các cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng
giúp phát triển những hiểu biết rõ ràng hơn
về nhu cầu của người khác, xác định mọi vấn
đề, giới thiệu các thay đổi khi cần thiết và
thích hợp, mở rộng hợp tác mạnh mẽ hơn.
5) Khả năng nói tiếng nước ngoài kém
Nghiên cứu cho thấy hầu hết nhân viên du
lịch Quảng Ngãi khả năng nói ngoại ngữ rất
kém. Điều này có thể do thiếu các khóa đào
tạo ngôn ngữ và một hệ thống giảng dạy
ngoại ngữ không hiệu quả ở các trường trung
học. Theo khảo sát của ngành giáo dục tỉnh
Quảng Ngãi, Trong kỳ thi trung học phổ
thông quốc gia năm 2015, tiếng Anh là bộ
môn có tỷ lệ học sinh bị điểm yếu, kém cao
nhất. Trong số 13.178 thí sinh dự thi, chỉ có
11,3% thí sinh đạt điểm trung bình trở lên, có
đến hơn 7.400 thí sinh điểm từ 3 trở xuống.
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học
2015-2016, bức tranh dạy và học ngoại ngữ ở
tỉnh cũng không có gì sáng sủa. Trong tổng
số hơn 12.500 thí sinh ở 7 huyện, thành phố
đồng bằng dự thi, thì có đến 80,55% thí sinh
có điểm thi dưới 5. Có nhiều trường trên 90%
thí sinh dự thi có điểm dưới 5. Ngay ở thành
phố Quảng Ngãi được coi là nơi có điều kiện
kinh tế xã hội phát tiển, có điều kiện học tập
tốt nhất tỉnh, trong số gần 2.900 thí sinh dự
thi thì có đến 74,07% thi sính có điểm dưới
5. Trường Trung học cơ sở Nghĩa Dõng
(thành phố Quảng Ngãi) có 92 học sinh dự
thi thì có 87 em có điểm dưới 5(Báo điện tử
Quảng Ngãi 18/11/2015).
Giải pháp đưa ra là đào tạo ngoại ngữ
nhiều hơn cho các khóa học đào tạo nhân
viên du lịch. Nếu có thể, các chương trình
đào tạo chất lượng cao dành cho nhân viên
quản lý cấp trung nên giảng dạy hoàn toàn
bằng tiếng Anh.
4.2.2. Cấu trúc hành chính
Về cấu trúc hành chính nghiên cứu đã
phát hiện những vần đề sau:
1) Không có cơ quan duy nhất chịu trách
nhiệm phát triển nguồn nhân lực cho ngành
du lịch.
Các phát hiện đã xác nhận rằng không có
cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về hoạch
định nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh
Quảng Ngãi. Nhiều cơ quan khác nhau tham
gia lập kế hoạch nguồn nhân lực du lịch và
phát triển ở Quảng ngãi như: Sở Văn hóa, thể
thao và Du lịch; Sở Lao động Thương binh
và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội
vụ; Sở Ngoại vụ. Mặc dù có nhiều đơn vị liên
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019
101
quan đến phát triển nguồn nhân lực, nhưng ít
nỗ lực phối hợp thực hiện công việc giữa các
đơn vị này. Không có đủ sự hợp tác, phối
hợp và hỗ trợ từ các đơn vị với nhau
2) Thiếu sự hợp tác giữa nhà nước, khu
vực tư nhân và cơ sở giáo dục
Phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước,
doanh nghiệp kinh doanh du lịch, giáo dục và
đào tạo là điều cần thiết cho sự phát triển
nhân lực cho du lịch Quảng Ngãi. Nghiên
cứu tiết lộ rằng không có sự sắp xếp tư vấn
thường xuyên giữa Nhà nước, các cơ sở giáo
dục và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nhà
tuyển dụng thường được mời tham gia phát
triển chương trình giảng dạy và giảng dạy.
Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẵn sàng đóng
góp, nhưng họ không có thời gian để chia sẻ
quan điểm của họ. Một số giải pháp cho vấn
đề này. Đầu tiên, có nên đối thoại thường
xuyên hơn giữa Nhà nước, người sử dụng lao
động trong ngành và các cơ sở giáo dục và
đào tạo, để các chương trình giáo dục và đào
tạo có thể phản ánh nhu cầu thực tế của
ngành. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch nên tổ
chức các diễn đàn nơi người sử dụng lao
động có thể giao tiếp với các nhà giáo dục.
Thứ hai, nên cộng tác nhiều hơn giữa
ngành du lịch và các cơ sở giáo dục. Cá nhân
các nhà giáo dục nên liên kết với nhà tuyển
dụng về phát triển chương trình giảng dạy,
phương pháp giảng dạy, vị trí ngành và
chương trình đào tạo chung.
Thứ ba, cũng cần có sự hợp tác mạnh mẽ
hơn giữa các khách sạn để đảm bảo đào tạo
và đào tạo đầy đủ trong ngành khách sạn đã
được thiết lập bởi các khách sạn lớn để hợp
tác, giao tiếp và trao đổi ý tưởng giữa các
khách sạn về phát triển nguồn nhân lực, là
một ví dụ điển hình về hợp tác và cần được
mở rộng.
Thứ tư, để thuyết phục các nhà tuyển
dụng đóng góp nhiều thời gian và năng lượng
hơn để phát triển nguồn nhân lực, nhà tuyển
dụng nên thuyết phục những lợi ích của sự
hợp tác với các nhà giáo dục. Cuối cùng, sự
hợp tác mạnh mẽ hơn giữa khu vực công và
tư nhân có thể được thực hiện thông qua hiệp
hội du lịch. Cần phát triển hiệp hội du lịch,
Hiệp hội du lịch cần tăng ngân sách lên để
hoạt động hiệu quả hơn trong nhiều lĩnh vực,
trong đó có phát triển nguồn nhân lực. Điều
này có thể nỗ lực bằng cách tăng số lượng
thành viên, tăng phí thành viên và tìm sự hỗ
trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế.
Hiệp hội du lịch nên được tăng cường như là
điều phối viên giữa khu vực du lịch/khách
sạn, cơ quan Nhà nước và cơ sở giáo dục.
Nếu hiệp hội du lịch là một đơn vị đại diện
của khu vực du lịch/khách sạn được phát
triển đầy đủ, sự hợp tác giữa ba khu vực sẽ
dễ dàng hơn và mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, vai
trò hoạt động của Nhà nước sẽ giảm và khu
vực tư nhân sẽ chịu trách nhiệm phát triển
đội ngũ nhân viên của mình.
4.2.3. Những vấn đề chung
Ngoài những nội dung chính ở trên,
nghiên cứu còn phát hiện một số vần đề sau:
Việc làm trong ngành du lịch hiện nay
chưa được xã hội đánh giá cao, người dân
thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của du lịch
đối với địa phương. Hình ảnh của ngành
chưa được xã hội đánh giá cao và thái độ của
sinh viên đối với các việc làm trong khách
sạn, đây là vấn đề cần khắc phục. Ngoài ra,
ngành du lịch đang mất nhân sự có tay nghề
cho các ngành công nghiệp khác vì lương
thấp. Một lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận
rằng ngành khách sạn phải điều chỉnh mức
lương phù hợp với các ngành dịch vụ khác
Khu vực công và tư có thể giúp cải thiện
hình ảnh ngành du lịch bằng nhiều cách. Đối
với Nhà nước, các môn học về du lịch cần
tích hợp vào hệ thống giáo dục quốc gia từ
phổ thông trung học để nâng cao nhận thức
của sinh viên và đánh giá cao về du lịch,
chẳng hạn tầm quan trọng của ngành du lịch,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
102
sự đóng góp của du lịch đối với kinh tế, xã
hội và cộng đồng địa phương. Nhà nước nên
nâng cao nhận thức của cộng đồng về đặc
điểm thực tế việc làm trong ngành du lịch và
các lựa chọn cơ hội nghề nghiệp trong ngành
thông qua tư vấn giáo dục nghề nghiệp và
chương trình tiếp thị việc làm. Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi nên công bố
những đóng góp đáng kể của ngành du lịch
cho nền kinh tế và xã hội tỉnh nhà để nâng
cao hiểu biết và thái độ của mọi người, có lẽ
thông qua video, tài liệu quảng cáo, các
chương trình phát thanh và truyền hình.
Khu vực tư nhân có thể cải thiện hình ảnh
của ngành bằng cách cải thiện điều kiện làm
việc, tiền lương và phúc lợi xã hội. Ví dụ:
người sử dụng lao động có thể cải thiện điều
kiện làm việc, chẳng hạn như an toàn trong
công việc, công việc phong phú, thời gian
làm việc linh hoạt và trả công cao.
Khuyến khích tích hợp các nghiên cứu du
lịch vào hệ thống giáo dục quốc gia được để
cải thiện hình ảnh nghèo nàn của ngành. Vì
việc làm trong ngành du lịch chưa được xã
hội đánh giá cao, cần phải nâng cao nhận
thức về ngành du lịch và đánh giá cao giá trị
của nó, và để phát triển văn hóa du lịch trong
dân số, đặc biệt là thế hệ tương lai của đất
nước.
Trên cơ sở các phân tích được mô tả, tác
giả có một số kết luận sau:
Thứ nhất, ngành du lịch ở tỉnh Quảng
Ngãi đã phát triển, nhưng giáo dục và cơ sở
hạ tầng đào tạo chưa được phát triển đầy đủ
để đáp ứng nhu cầu nhân lực. Hơn nữa, sự
tham gia của Nhà nước vào phát triển nguồn
nhân lực ở một tỉnh đang phát triển như
Quảng Ngãi là rất cần thiết. Sự tham gia của
Nhà nước vào phát triển nguồn nhân lực ở
Quảng Ngãi nên chủ động hơn là thụ động.
Do đó, Nhà nước phải đảm nhận vai trò hỗ
trợ để đảm bảo rằng các hoạt động giáo dục
và đào tạo du lịch cơ bản được bắt đầu. Nhà
nước sẽ được yêu cầu tiếp tục hỗ trợ việc
cung cấp nhân sự có tay nghề cho đến khi
kinh nghiệm và sự tự tin của khu vực tư nhân
phát triển.
Nhà nước cần phải thực hiện nhiều hành
động hơn. Nhà nước cần ưu tiên phát triển
nguồn nhân lực trong du lịch thông qua các
chính sách và kế hoạch thực hiện.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng nên
tham gia vào chiến lược phát triển nguồn
nhân lực. Các cơ sở giáo dục nên kết hợp
chặt với các doanh nghiệp và yêu cầu phản
hồi của ngành về chất lượng của sinh viên tốt
nghiệp. Liên lạc thường xuyên giữa các cơ sở
giáo dục và nhà tuyển dụng giúp phát triển
những hiểu biết rõ ràng hơn về một nhu cầu
của doanh nghiệp. Kết luận, không có cam
kết mạnh mẽ và hợp tác giữa ba bên- Nhà
nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp, sự
phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch sẽ
phát triển không đầy đủ và bị trì hoãn.
4.3. Kiến nghị
Để cải thiện tình hình phát triển nguồn
nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Quảng
Ngãi, Nhà nước nên xem xét thiết lập cơ cấu
cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
tỉnh Quảng Ngãi. Nếu không có cơ cấu tổ
chức hành chính phù hợp, chắc chắn phát
triển nguồn nhân lực ngành du lịch sẽ thực
hiện không hiệu quả.
Khu vực tư nhân, đặc biệt là các hiệp hội
du lịch, phải tích cực tham gia; và kết nối
giữa khu vực công và tư nhân là điều cần
thiết. Ngoài ra, Nhà nước cần phải rõ ràng và
các chính sách nhất quán cho ngành, đảm bảo
tính sẵn sàng của tài chính và các nguồn lực
khác, tạo ra một chính sách thống nhất giữa
các cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân để
thực hiện các mục tiêu chung.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Baum, T. (1993a) Human resources in tourism: an introduction. In Baum, T. (Ed) Human
Resource Issues in International Tourism. Oxford: Butterworth-Heinemann, 3-21.
Beer, M., Spector, B., Lawrence, P. R., Mills, D. Q., & Walton, R. E. (1984). Managing
Human Assets. New York : London: The Free Press.
Báo điện tử Quảng Ngãi 18/11/2015
Cholada Chaichana (2004). An Approach to Human Resource Development in Hotel
Business: Cases of the Oriental Bangkok and the Peninsula Bangkok. Master’s thesis,
National Institute of Development Administration.
Fojt,M., (first). (1995). Leading the knowledge of workers of the 1990s. The Journal of
Services Marketing, 9(3), 5–6.
Gourlay, S. N. (2000). Frameworks for knowledge: a contribution towards conceptual
clarity for knowledge management. Retrieved from
JENKINS, C. L. (2009) Manpower planning in tourism. Unpublished lecture presented to
UNDP/WTO Regional Seminar on 'Tourism Training' in Columbo, Sri Lanka
McLagan, P. A. (1989). Models for HRD Practice. Training and Development Journal,
43(9), 49–59.
Mahesh, V. S. (2013) Human resource planning and development: a focus on service
excellence. In Baum, T. (Ed) Human Resource Issues in International Tourism.
Oxford: Butterworth-Heinemann, 22-29.
Nadler, L. (1980). Developing human resources. Houston, Tex: Gulf Pub. Co.
Nadler, L., & Nadler, Z. (Eds.). (1990). The Handbook of Human Resource Development
(2nd Edition edition). New York: John Wiley & Sons.
Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao
động -Xã hội, Hà Nội.
Smith, R. L. (1988). Human Resource Development: An Overview. Retrieved from
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát
triển du lịch giai đoạn 2011-2015 và dự báo 2016-2020.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Thống kê nguồn nhân lực du lịch, năm 2015.
Tovstiga, G. (1999). Profiling the knowledge worker in the knowledge-intensive
organization: Emerging roles. International Journal of Technology Management :
IJTM, 18(5-8), 731–44.
Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Quy hoạch phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Watkins, K. E., & Marsick, V. J. (1992). Building the learning organisation: a new role for
human resource developers. Studies in Continuing Education, 14(2), 115–129.
Weinberger, L. (1998). Commonly Held Theories of Human Resource development. Human
Resource Development International, 1(1), 75–93.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_du_lich_o_tinh.pdf